1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bài tiểu luận qtri hành chính văn phòng

32 158 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 185,12 KB

Nội dung

Một số kiến nghị của bản thân em về việc nâng cao hiệu quả công tác văn thư - lưu trữ tại Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam...25 2.. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1 Những vấn đề chung của công tác văn thư 4

2 Những vấn đề chung của công tác lưu trữ 9

Phần II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG & CẤP THOÁT NƯỚC QUẢNG NAM 13

1 Khái quát chung về Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam 13

2 Thực trạng công tác văn thư tại công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam 16

3 Công tác lưu trữ tại Công ty Xây dựng & cấp thoát nước Quảng Nam 20

4 Đánh giá ưu điểm, nhược điểm việc thực hiện công tác văn thư lưu trữ tại Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam 23

PHẦN 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, NÂNG CAO CÔNG TÁC VĂN THƯ - LƯU TRỮ TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ CẤP THOÁT NƯỚC QUẢNG NAM 25

1 Một số kiến nghị của bản thân em về việc nâng cao hiệu quả công tác văn thư - lưu trữ tại Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam 25

2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác văn thư - lưu trữ tại Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam 25

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.

Trang 2

lý điều hành.

Hiệu quả hoạt động quản lý cơ quan, tổ chức cao hay thấp phụ thuộc vào một phần của công tác này

có được làm tốt hay không Vì đây là một công tác vừa mang tính chính trị vừa mang tính nghiệp vụ,

kỹ thuật và liên quan nhiều cán bộ, công chức Làm tốt công tác văn thư lưu trữ sẽ góp phần giảiquyết công việc của cơ quan nhanh chóng, chính xác năng suất, chất lượng, đúng chế độ, giữ bí mậtcho Công ty Nắm bắt được những tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta nhiều năm qua đã khôngngừng cải cách nền Hành chính quốc gia trong đó công tác văn thư - lưu trữ được tập trung đổi mớisáng tạo hơn

Vì vậy, để làm tốt công tác văn thư - lưu trữ đòi hỏi phải nắm vững kiến thức lý luận và phương pháptiến hành các chuyên môn nghiệp vụ như soạn thảo văn bản, quản lý văn bản, lập hồ sơ hiện hành…Công ty Xây dựng và Cấp thoát nước Quảng Nam là Doanh nghiệp Nhà nước hạng 1 đổi tên từ Công

ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Quảng Nam; được thành lập theo Quyết định số 568/QĐ-UB ngày06/05/1997 của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Quảng Nam Trong những năm qua, cùng với sự phát triển củanền kinh tế thị trường, Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định trong sản xuất kinh doanh, nhất

là trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Bên cạnh nhữngthành tựu đạt được, Công ty cũng luôn xác định công tác tổ chức bộ máy nhân sự cũng như công tácvăn thư - lưu trữ là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh Song,trong quá trình thực hiện, công tác văn thư - lưu trữ tại cơ quan cũng không tránh khỏi những thiếu sót

nhất định Là một nhân viên thuộc Phòng Ban Nhân chính của Công ty tôi chọn đề tài “Thực trạng công tác văn thư lưu trữ tại Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam” để nghiên cứu nhằm

tiếp tục phát triển những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm tồn tại để công tác văn thư - lưu

Trang 3

trữ ở Công ty trong thời gian đến hiệu quả hơn, xứng với vai trò của nó Do vậy, đề tài này là rất cầnthiết để nghiên cứu.

Vấn đề “Thực trạng công tác văn thư lưu trữ tại Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam”nhằm mục đích :

- Về lý luận : Bản thân khái quát những khái niệm về công tác Văn thư - lưu trữ

-Về thực trạng : Công tác văn thư- lưu trữ tại Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam diễn

ra ở Công ty thông qua khảo sát, phân tích, chứng minh, đánh giá ưu khuyết điểm trong 3 năm qua Ởphần này, bản thân sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra, thống kê, đánh giá thực trạng theo quanđiểm khách quan, lịch sử, cụ thể để chứng minh, lý giải đề tài

Từ những lý luận và thực trạng trên bản thân rút ra những kiến nghị , các giải pháp đề xuất tham mưugiúp cho lãnh đạo Công ty xem xét vận dụng

Vấn đề này rất rộng lớn, nhưng do trình độ, năng lực và kinh nghiệm của bản thân có hạn nên em chỉnghiên cứu những nội dung cơ bản về công tác văn thư - lưu trữ Ngoài phần mở đầu, kết luận chungkèm theo nguồn tư liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm ba phần:

Phần I : Cơ sở lý luận

Phần II : Thực trạng công tác văn thư - lưu trữ tại Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam.Phần III : Kết luận

Trang 4

PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Những vấn đề chung của công tác văn thư

1.1 Khái niệm công tác văn thư

- Công tác văn thư là toàn bộ các công việc về xây dựng, ban hành văn bản, tổ chức giải quyết vàquản lý văn bản trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp

1.2 Yêu cầu của công tác văn thư

- Nhanh chóng

- Chính xác

- Bảo mật

- Đúng pháp luật

1.3 Ý nghĩa của công tác văn thư

- Giải quyết công việc của cơ quan đúng chế độ, nguyên tắc

- Góp phần tiết kiệm công sức, tiền của

- Góp phần giữ bí mật

- Giữ gìn được những tài liệu, thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý, lưu trữ văn bản

1.4 Quản văn bản đến

a khái niệm văn bản đến

- Tất cả các văn bản từ cơ quan ngoài gửi đến hình con đường trực tiếp hay những tài liệu quan trọng

do cá nhân mang từ hội nghị về hoặc con đường bưu điện… được gọi chung là văn bản đến

b Nguyên tắc quản lý văn bản đến

- Các văn bản đến phải qua văn thư đăng ký

- Trước khi văn bản được giao giải quyết phải qua Thủ trưởng cơ quan hoặc chánh văn phòng xemxét

Trang 5

- Người nhận văn bản đến phải ký vào sổ.

- Văn bản đến phải được tổ chức, giải quyết kịp thời

c Quy trình quản văn bản đến

Bước 1 : Nhận, sơ bộ phân loại, bóc bì văn bản

Bước 2 : Đóng dấu đến

Bước 3 : Đăng ký vào sổ công văn đến

Bước 4 : Trình công văn đến

Bước 5 : Giao trách nhiệm giải quyết

Bước 6 : Chuyển đến đơn vị giải quyết

Bước 7 : Tìm phương án giải quyết

Bước 8 : Theo dõi giải quyết

Bảng 1 : Mẫu đóng dấu ngày giờ và số công văn đến ( kích thước 30 50 mm )

TÊN CƠ QUAN

ĐẾN Số :

Ngày :

Chuyển :

Bảng 2 : Mẫu số công văn đến

Số TT Ngày đến Nơi gửi

công văn

Số và kýhiệu côngvăn

Ngàytháng của

CV

Trích yếunội dungCV

NgườiNhận

Ký nhận

Trang 6

Bảng 3 : Phiếu chuyển tài liệu

Xin vui lòng đọc tài liệu đính kèm này và chuyển nó cho người kế tiếp

a Khái niệm văn bản đi

- Tất cả các loại văn bản do cơ quan làm ra để quản lý, điều hành công việc theo chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của mình được gửi đến các đối tượng có liên quan gọi là văn bản đi

- Thứ nhất là nhóm văn bản quy phạm dưới luật như : Nghị định, Nghị quyết của chính phủ ; Chỉ thị,quyết định, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ ;Chỉ thị, Quyết định của Ủy Ban Nhân Dân…

- Thứ hai là nhóm văn bản thông thường như : Đề án, kế hoạch, thông báo, báo cáo, công văn…

b Nguyên tắc quản lý văn bản đi

Bảng 4 : Mẫu vào sổ công văn đi

Số và ký hiệu

CV

Ngày thángCv

Trích yếu nộidung Vc

Nơi nhận CV Đơn vị hoặc

người nhận

Ghi chú Cv

Trang 7

1 2 3 4 5 6

c Quy trình quản lý văn bản đi

Bước 1 : Kiểm tra hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày, ghi số, ký hiệu và ngày, tháng của vănbản

Bước 2 : Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật ( nếu có )

Bước 3 : Đăng ký văn bản đi

Bước 4 : Làm các thủ tục chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi

Bước 5 : Lưu văn bản đi

d Trường hợp gửi văn bản đi qua bưu điện

Gửi văn bản qua bưu điện, trách nhiệm của bạn phải kiểm tra kỹ công văn, theo tiến trình 4 bước : Bước 1 : Kiểm tra, trước khi bỏ văn thư vào phong bì phải kiểm tra kỹ những điểm :

- Văn thư đã đề ngày tháng chưa ?

- Địa điểm có chính xác không ?

- Địa chỉ bên trong có phù hợp với địa chỉ bên ngoài không ?

- Văn thư đã ký tên chưa ?

- Phần đính kèm có bỏ vào bao thư chưa ?

Bước 2 : Gấp và bỏ vào bao thư

Bước 3 : Cân và dán tem

Bước 4 : Vào sổ công văn đi

e Quản lý văn bản nội bộ

- Văn bản nội bộ được tổ chức, giải quyết như đối với văn bản đi và văn bản đến

f Quản lý văn bản mật

- Các văn bản mật được quản lý theo quy định của Nhà nước Cụ thể :

Trang 8

+ Xác định đúng đắn mức độ “ Mật “, “ Tối mật “, “ Tuyệt Mật “, trong các văn bản.

+ Thực hiện đúng quy định phổ biến, lưu hành, tìm hiểu, sử dụng, vận chuyển, giao nhận, tiêu hủy tàiliệu mật

+ Thực hiện đúng các quy định về báo cáo, thống kê, kiểm tra và việc quản lý tài liệu mật

+ Chọn nhân viên, cán bộ quản lý tài liệu mật theo quy định của Nhà nước

g Văn thư điện tử

Văn thư điện tử là phương tiện truyền thông hình điện tử các loại văn bản, sự kiện, hình ảnh, tiếngnói…

Thư điện tử là một hệ thống gửi thông tin qua đường dây điện thoại trực tiếp từ một máy computernày sang máy computer khác

1.6 Quản lý và sử dụng con dấu

a Các loại con dấu

- Dấu cơ quan gồm dấu ướt, dấu nổi, dấu thu gọn

- Dấu văn phòng, dấu công văn đến

- Các con dấu chỉ độ mật, độ khẩn

- Các con dấu chức danh, dấu họ, tên người có thẩm quyền ký văn bản

- Dấu tên cơ quan

b Nguyên tắc đóng dấu

- Kiểm tra văn bản

- Chỉ đóng dấu văn bản đúng thể thức, yêu cầu

- Văn thư tự tay đóng dấu

- Dấu đóng trùm ⅓ chữ ký lệch về bên trái

- Có thể đóng dấu treo

c Quản lý con dấu

- Mỗi cơ quan chỉ được dùng một con dấu pháp lý

Trang 9

- Khắc con dấu phải do Bộ công an quản lý.

- Mực dấu sử dụng đúng quy định

- Con dấu được cho người có trách nhiệm giữ

- Người giữ con dấu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu

- Con dấu phải được giữ cẩn thận Mất phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm

- Phải có giá để con dấu, không để dấu bẩn

2 Những vấn đề chung của công tác lưu trữ

- Tổ chức bảo quản hoàn chỉnh phông lưu trữ quốc gia, phông lưu trữ cơ quan

- Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ có hiệu quả

c Nguyên tắc quản lý

- Theo nguyên tắc tập trung thống nhất

2.2 Tổ chức tài liệu lưu trữ

a Các loại tài liệu lưu trữ

Tiêu chí phân loại Các loại tài liệu lưu trữNội dung tài liệu đề cập đến - Tài liệu của các cơ quan, tổ chức của Đảng

- Tài liệu quản lý hành chính

- Tài liệu của các doanh nghiệp

- Tài liệu nghe, nhìn

- Tài liệu khoa học, kỹ thuật

Trang 10

Tác giả tài liệu - Tài liệu của Chính phủ.

- Tài liệu của các Bộ

- Tài liệu của UBND tỉnh, thành phố

- Tài liệu của HĐND tỉnh, thành phố

2.3 Công tác lưu trữ

- Lưu trữ hiện hành : Là tổ chức lưu trữ tài liệu chủ yếu phục vụ cho hoạt động của cơ quan, đơn vị

Tổ chức và bảo quản sử dụng theo phông

- Lưu trữ lịch sử : Là tổ chức lưu trữ tài liệu phục vụ cho hoạt động chung của Nhà nước, toàn xã hội,cộng đồng

2.4 Các khâu nghiệp vụ lưu trữ

a Phân loại tài liệu lưu trữ

- Các giai đoạn phân đoạn tài liệu lưu trữ :

+ Phân loại tài liệu phông lưu trữ quốc gia

+ Phân loại tài liệu trong các kho lưu trữ

+ Phân loại tài liệu trong các phông lưu trữ cụ thể

b Xác định giá trị tài liệu lưu trữ

+ Tiêu chuẩn ý nghĩa, nội dung của tài liệu

+ Tiêu chuẩn tác giả tài liệu

+ Tiêu chuẩn ý nghĩa cơ quan hình thành phông

+ Tiêu chuẩn sự lặp lại thông tin trong tài liệu

+ Tiêu chuẩn thời gian và địa điểm hình thành tài liệu

Trang 11

+ Tiêu chuẩn mức độ hoàn chuẩn và khối lượng của phông lưu trữ.

+ Tiêu chuẩn hiệu lực pháp lý của tài liệu

+ Tiêu chuẩn tình trạng vật lý của tài liệu

c Bổ sung tài liệu lưu trữ

- Nguồn lưu trữ :

+ Tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế.+ Tài liệu do các cơ quan thuộc chính quyền cũ để lại

+ Tài liệu đang được bảo quản trong thư viện, viện bảo tàng

+ Tài liệu của cá nhân gia đình họ hàng

+ Tài liệu đang được bảo quản ở các viện lưu trữ nước ngoài

d Chỉnh lý tài liệu lưu trữ

- Nội dung :

+ Nghiên cứu biên soạn tóm tắt lịch sử cơ quan hình thành phông và lịch sử phông

+ Hoàn thiện hồ sơ

+ Chọn các phương án phân loại

Trang 12

+ Bảo quản tài liệu để sử dụng hiện tại và lưu lại cho đời sau.

- Nội dung bảo quản :

+ Tạo điều kiện tối ưu kéo dài tuổi thọ

+ Bảo đảm giữ gìn toàn vẹn trạng thái vật lý, hóa học của tài liệu

+ Sắp xếp tài liệu trong kho một cách khoa học

+ Kiểm tra thường xuyên

- Yêu cầu cơ sở vật chất :

+ Nhà kho

+ Trang thiết bị thông thương

+ Trang thiết bị chuyên dụng

f Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ

- Nội dung bảo quản :

Trang 13

Phần II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI CÔNG TY XÂY

DỰNG & CẤP THOÁT NƯỚC QUẢNG NAM

1 Khái quát chung về Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam

- Công ty Xây dựng và Cấp thoát nước Quảng Nam là Doanh nghiệp Nhà nước hạng 1 đổi tên từCông ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Quảng Nam ; được thành lập theo Quyết định số 658/QĐ-UBngày 06/05/1997 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam dưới sự quản lý của UBND tỉnh mà trực tiếp

là Sở Xây dựng Quảng Nam Trụ sở chính của Công ty đặt tại Lô 6 – đường Phan Bội Châu – thànhphố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam, ngoài ra Công ty còn có 11 đơn vị trực thuộc có trụ sở tại các huyệntrên địa bàn tỉnh, bao gồm 07 đơn vị cấp nước, 02 Ban quản lý các Dự án đầu tư & Xây dựng, 01 Xínghiệp quản lý Chợ và 01 khách sạn

- Qua quá trình sản xuất kinh doanh từ khi thành lập đến năm 2005, Công ty được UBND Tỉnh và Sở

Kế hoạch Đầu tư Tỉnh Quảng Nam bổ sung các hoạt động kinh doanh theo hướng đa ngành nghề,trong đó ngành nghề mang tính chiến lược đầu tư của tỉnh được xác định là: Cung cấp nước sạch chonhân dân trong tỉnh và các Khu công nghiệp, các Nhà máy, Bệnh viện, Trường học và Khu kinh tế mởChu Lai, chủ động xúc tiến các nguồn vốn ODA để đầu tư nâng cấp, mở rộng hoàn chỉnh các hệthống cấp nước và xử lý nước thải, đặc biệt đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng nước sạch cho cáchuyện Trung du, miền núi hiện nay chưa có nước sạch

- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam :

+ Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

2005 và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty được Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấpGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh DNNN số 111619 ngày 17/6/1997 và thay đổi bổ sung ngày21/4/2005 với sơ đồ tổ chức và hoạt động như sau :

Hình 1 : Sơ đồ tổ chức Công ty Xây dựng và Cấp thoát nước Quảng Nam.

Trang 15

- Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban nghiệp vụ Công ty và các đơn vị trực thuộc được quy địnhtrong Điều lệ tổ chức và hoạt động và Quy chế làm việc của Công ty, cụ thể như sau :

1.1 Các phòng, ban Công ty

- Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật Công ty : Là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu,giúp việc cho Giám đốc Công ty về các lĩnh vực : Quy hoạch, kế hoạch kinh doanh, thi công xây lắp,

an toàn lao động, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hằng năm trình Giám đốc Công

ty phê duyệt Tham mưu để Giám đốc Công ty quyết định giao kế hoạch sản lượng hằng năm các đơn

vị trực thuộc Công ty Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất - kinh doanh của Công

ty theo định kỳ và theo yêu cầu của Giám đốc Công ty

- Phòng Quản lý Cấp thoát nước : Là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việccho Giám đốc Công ty về các lĩnh vực : Cấp thoát nước ; môi trường nước, có nhiệm vụ xây dựng quyhoạch, kế hoạch phát triển cấp thoát nước – môi trường dài hạn và hằng năm trong phạm vi quản lýcủa Công ty trình Giám đốc Công ty phê duyệt

- Phòng Tài chính – Kế toán : Là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việccho Giám đốc Công ty về các lĩnh vực : Tài chính, tín dụng, thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu củaCông ty, đầu tư tài chính ; đầu tư dự án ; kế toán, kiểm toán, giá cả và hoạt động dịch vụ tài chínhtheo quy định của pháp luật Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tytheo Luật Kế toán, Luật thống kê và các quy định của pháp luật Tổng hợp kết quả kinh doanh, lậpbáo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất - kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm trathực hiện kế hoạch của Công ty

- Phòng Nhân sự - Tổng hợp : Là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việccho Giám đốc Công ty về các lĩnh vực : Tổ chức cán bộ, thi đua, khen thưởng, kỷ luật ; nội chính ; cácthủ tục liên quan đến hoạt động ở các liên doanh và các công ty có vốn góp Hướng dẫn, kiểm tra việcthực hiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị trực thuộc và văn phòng Công ty ; tổnghợp, báo cáo Giám đốc Công ty quyết định về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị trựcthuộc và văn phòng Công ty Tham mưu trình Giám đốc Công ty quyết định về : tuyển dụng, sử dụnglao động, nâng lương, nâng ngạch, chuyển ngạch ; đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luânchuyển, từ chức, miễn nhiệm, biệt phái ; kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu và các chế độ, chính sách khácđối với người lao động khối văn phòng Công ty và các đơn vị trực thuộc Thực hiện các chế độ, chínhsách cho người lao động như : BHXH, BHYT cho người lao động tại văn phòng Công ty và cácđơn vị trực thuộc

- Phòng Ban Nhân chính : Là phòng chuyên môn có chức năng giúp việc cho Giám đốc Công ty vềcác lĩnh vực : bảo đảm thông tin, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Công ty và bảođảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Giám đốc Công ty và các phòng chuyên môn,nghiệp vụ Công ty Thực hiện việc sử dụng con dấu và quản lý, sử dụng con dấu theo quy định củaCông ty và pháp luật hiện hành ; thực hiện các quy định về quản lý công tác văn thư - lưu trữ theo quyđịnh ; thực hiện việc lưu trữ và sao gửi các văn bản đã được Giám đốc duyệt ký đến nơi nhận mộtcách kịp thời, chính xác, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trang phục, đồng phục nơi công sở theoquy định Công ty nhằm tạo môi trường văn hóa, lịch sự trong doanh nghiệp ; quản lý toàn bộ cơ sởvật chất của Công ty;

Trang 16

- Ban quản lý các Dự án Đầu tư và Xây dựng : Là đơn vị thuộc Công ty Xây dựng & Cấp thoát nướcQuảng Nam được thành lập theo Quyết định số : 3425/QĐ-UB ngày 15/8/2003 của UBND tỉnhQuảng Nam.

- Chức năng Ban Quản lý các dự án Đầu tư và Xây dựng là quản lý các dự án đầu tư do Công ty Xâydựng và Cấp thoát nước Quảng Nam làm chủ đầu tư ; thực hiện các thủ tục về giải tỏa, đền bù, giaonhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng (nếu có), chuẩn bị mặt hình xây dựng và các công việc khácphục vụ cho việc xây dựng công trình kiểm tra hồ sơ dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế, dự toán công trìnhtrình chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt hoặc tham mưu cho Giám đốc Công ty trình cấp thẩm quyềnphê duyệt theo quy định

1.2 Các đơn vị trực thuộc Công ty

- Các đơn vị trực thuộc Công ty là những đơn vị do Công ty Xây dựng và Cấp thoát nước Quảng Namthành lập, được đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch đầu tư và hoạt động theo quy chế của Công tyban hành

- Hiện tại Công ty Xây dựng và Cấp thoát nước Quảng Nam có các đơn vị trực thuộc sau :

+ Công ty Cấp thoát nước Tam Kỳ ;

+ Công ty Du lịch - Thương mại Hội An ;

+ Công ty Xây dựng Quảng Đà ;

+ Xí nghiệp Xây dựng & Cấp thoát nước Hội An ;

+ Xí nghiệp Xây dựng & Cấp thoát nước Điện Bàn ;

+ Xí nghiệp Xây dựng & Cấp thoát nước Thăng Bình ;

+ Xí nghiệp Cấp thoát nước Núi Thành ;

+ Xí nghiệp Cấp thoát nước Duy Xuyên ;

+ Xí nghiệp Cấp thoát nước Khâm Đức ;

+Xí nghiệp quản lý & khai thác Chợ Điện Ngọc ;

- Các Công ty, Xí nghiệp trực thuộc Công ty có tư cách pháp nhân không đầy đủ là đơn vị hoạt độngsản xuất kinh doanh, hạch toán trực thuộc, được sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật và được

mở tài khoản tại ngân hàng

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh của các Công ty, Xí nghiệp trực thuộc trên cơ sở ngành nghề kinhdoanh của Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam và được Giám đốc Công ty quyết định

- Với cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ như trên, Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Namchọn hình thức văn thư hỗn hợp, một số khâu nghiệp vụ văn thư như nhận, gửi, nhân bản, đăng ký vănbản được làm tập trung ở bộ phận văn thư, phần việc còn lại được tiến hành ở các phòng ban

Ngày đăng: 18/03/2020, 23:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w