2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ QU
2.1.4. Quản lý quy trình thu thuế đối với các DN có vốn ĐTNN
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17
a) Chính sách thuế áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN * Thuế giá trị gia tăng (GTGT):
- Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
- Đối tượng đánh thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ở Việt Nam, kể cả hàng hóa dịch vụ sản xuất trong nước và hàng hóa dịch vụ nhập khẩu, tiêu dùng nội bộ.
- Đối tượng nộp thuế GTGT là tất cả các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh mọi ngành nghề sản xuất, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ mọi thành phần kinh tế, hoạt động các ngành hàng, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT.
- Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
- Thuế GTGT ở Việt Nam đang áp dụng 2 phương pháp tính thuế: khấu trừ và trực tiếp trên giá trị tăng thêm hoặc doanh thu. [6]
* Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):
- Đối tượng đánh thuế TNDN là thu nhập chịu thuế phát sinh trong năm kinh doanh của doanh nghiệp, từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khoản thu nhập khác, kể cả các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở ngoài và chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
- Đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập chịu thuế.
- Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN là hộ gia đình, cá nhân, tổ chức hợp tác, hợp tác xã sản xuất người có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản (trừ hộ gia đình, cá nhân, nông dân sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao theo qui định của Chính phủ). Ngoài ra, đối với Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Chính phủ Việt Nam ký kết có qui định khác thì thực hiện theo qui định đó.
- Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập chịu thuế và thuế suất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 - Thuế xuất khẩu là một loại thuế gián thu và là công cụ để can thiệp vào các hoạt động ngoại thương, với các mục đích:
+ Giảm cung và cải thiện tỷ lệ ngoại thương.
+ Tạo nguồn thu cho ngân sách, thay thế cho thuế thu nhập. Ổn định giá cả trong nước.
Do thuế xuất khẩu dẫn đến hiệu ứng là gây tổn thất cho nhà sản xuất trong nước, đồng thời gây thiệt hại phụ trội cho nền kinh tế, nên để khuyến khích các ngành sản xuất trong nước phát triển thì Chính phủ không đánh thuế xuất khẩu.
- Thuế nhập khẩu cũng là một loại thuế gián thu và là một yếu tố cấu thành nên giá cả hàng hóa nhập khẩu. Thuế nhập khẩu dẫn đến kết quả là làm tăng chi phí của việc đưa hàng hóa vào một nước. Tuy cũng là một loại thuế tiêu dùng, nhưng mục tiêu của thuế nhập khẩu có phần khác với thuế GTGT ở chỗ ngoài việc cung cấp nguồn thu thì thuế nhập khẩu còn nhằm vào việc bảo hộ các ngành sản xuất cụ thể trong nước. Về nguyên tắc, thuế nhập khẩu đối với một mặt hàng sẽ làm tăng giá của mặt hàng đó ở nước nhập khẩu, và làm giảm giá mặt hàng đó ở nước xuất khẩu. [10]
* Thuế nhà thầu:
Các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài ngành nghề độc lập kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.
* Thuế tiêu thụđặc biệt (TTĐB):
- Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là một loại thuế gián thu nhằm điều tiết thu nhập, hướng dẫn tiêu dùng hàng hóa.
- Các cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB mà tiêu thụ trên thị trường Việt Nam đều phải nộp thuế. - Đối tượng của thuế là giá tính thuế đối với hàng hóa bán ra. Giá tính thuế của mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng của cơ sở sản xuất trong đó đã có thuế TTĐB.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 - Thuế TNCN là một loại thuế trực thu, thu vào một số thu nhập cao chính đáng của cá nhân nhằm động viên một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư vào ngân sách Nhà nước.
- Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài và cá nhân khác định cư tại Việt Nam có thu nhập, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập theo qui định tại pháp lệnh này.
- Đối tượng của thuế là thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên.
b) Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài * Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):
Đối với thuế TNDN, theo các qui định về thuế trước đây, giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN và doanh nghiệp trong nước có sự phân biệt về thuế suất. Trừ những trường hợp được khuyến khích đầu tư, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được hưởng mức thuế suất thuế TNDN là 25%, trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước luôn phải chịu mức thuế này với thuế suất là 32%. Tuy nhiên để đẩy mạnh khuyến khích đầu tư trong nước và xóa bỏ dần khoảng cách giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Nghị định 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN đã khẳng định việc áp dụng chung một mức thuế suất thuế TNDN là 25%, không phân biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và ĐTNN. Việc áp dụng mức thuế này bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2009.
(Xem phụ lục chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN đối với các DN ĐTNT).
* Các ưu đãi liên quan đến chính sách sử dụng đất, mặt nước, mặt biển
- Nhà đầu tư đầu tư vào các dự án thuộc các lĩnh vực khuyến khích đầu tư hoặc đầu tư tại địa bàn được khuyến khích đầu tư sẽ được hưởng một số điểm ưu đãi liên quan đến việc sử dụng đất theo các văn bản pháp luật có liên quan.
Chính phủ ban hành khung giá thuê đất chung, ổn định và rõ ràng cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các mức giá áp dụng với với đất đô thị, đất của các xã tiếp giáp đô thị, đất các vùng còn lại (QĐ số 189/2000/QĐ-BTC ngày 24/11/2000 của Bộ Tài chính). Những ưu đãi về giá tiền thuê đất được qui định
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 theo Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005, Nghị định số 121/2010/NĐ- CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ, và Thông tư số 141/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 142/2005/NĐ-CP.
- Đối với việc sử dụng mặt nước, mặt biển, Chính phủ Việt Nam cũng ban hành những khung giá tương đối ổn định và có những ưu đãi cụ thể, đặc biệt là với những dự án thuộc đối tượng đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc khuyến khích đầu tư. Đồng thời Chính phủ cũng có chế độ ưu đãi theo hướng miễn giảm tiền thuê mặt nước, mặt biển đối với những dự án gặp khó khăn trong xây dựng cơ bản để đưa dự án vào hoạt động hoặc những dự án gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. [4]
* Một sốưu đãi tài chính khác
Ngoài những ưu đãi trong nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam kể trên, dự án có vốn ĐTNN còn nhận được một số ưu đãi khác liên quan đến vấn đề về chuyển lỗ kinh doanh, khấu hao tài sản.
Trong quá trình hoạt động, nhà đầu tư sau khi đã quyết toán thuế đối với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ sang những năm sau; số lỗ này được chuyển liên tiếp vào thu nhập chịu thuế TNDN các năm sau, tối dã không quá 5 năm.
Đối với vấn đề trích khấu hao tài sản cố định, Nhà nước Việt Nam cho phép các nhà đầu tư được chủ động qui định tỷ lệ khấu hao tài sản cố định (là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền khấu hao hàng năm so với nguyên giá tài sản cố định) nhưng không vượt qúa khung tỷ lệ tối đa theo qui định của Bộ Tài chính. Trong quá trình trích khấu hao tài sản cố định, do những yếu tố khách quan cần thực hiện tỷ lệ khấu hao vượt khung tối đa nêu trên, các nhà đầu tư cần báo cáo Bộ Tài chính, nếu xem xét thấy hợp lý Bộ Tài chính sẽ chấp nhận tỷ lệ trích khấu hao này. Như vậy, trong vấn đề trích khấu hao tài sản cố định, Nhà nước Việt Nam cũng đã giành những ưu đãi nhất định cho các dự án có vốn ĐTNN nhằm mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đầu tư ở Việt Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 Nhằm mục tiêu xây dựng một hệ thống quy trình thực hiện các nghiệp vụ quản lý thu thuế hợp lý, nhằm rõ ràng phù hợp với tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng để nâng cao hiệu quả quản lý của từng bộ phận và trong toàn bộ hệ thống thuế của cơ quan thuế, góp phần thực hiện tốt qui định của các Luật thuế, các thủ tục quản lý thuế, xóa bỏ các thủ tục phiền hà và cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho các ĐTNT, giảm chi phí quản lý thuế của cơ quan thuế, góp phần thực hiện cải cách hành chính thuế, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, các quy trình nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Đơn giản, rõ ràng, giảm thiểu các bước luân chuyển xử lý công việc nếu không cần thiết hoặc kém hiệu quả.
- Phân định rõ trách nhiệm của các bộ phận trong cơ quan thuế, tránh chồng chéo. Mỗi một bước trong quy trình chỉ do một bộ phận thực hiện và chịu trách nhiệm;
- Đảm bảo đánh giá được chất lượng và hiệu quả quản lý của cơ quan thuế; - Phải qui định đầy đủ đối với tất cả các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế; - Phải phù hợp với từng mô hình tổ chức bộ máy quản lý, cơ chế quản lý, phương pháp quản lý của cơ quan thuế đối với từng đối tượng, từng chức năng quản lý thuế;
- Phải thể hiện kỹ thuật quản lý thuế theo rủi ro; - Phải có sự hỗ trợ cao của tin học;
- Phải được hướng dẫn đầy đủ đến từng cán bộ thuế theo chức năng, nhiệm vụ được phân công theo nội dung nghiệp vụ được qui định và với sự trợ giúp của các sổ tay nghiệp vụ. [6]
2.1.4.3. Nội dung của quy trình Quản lý thu thuế
Quy trình quản lý thu thuế được xây dựng bao gồm một hệ thống các quy trình theo từng chức năng quản lý thuế, trong mỗi quy trình đó, có thể có các quy trình nhỏ hơn để thực hiện từng công việc cụ thể của một chức năng quản lý thuế:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 Bộ phận quản lý khâu tuyên truyền Pháp luật thuế và hỗ trợ người nộp thuế tại cơ quan Thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ thuế và tiến hành các thủ tục hướng dẫn, trả lời, giải đáp các vướng mắc của đối tượng nộp thuế. Quá trình thực hiện các quy định hiện hành về chính sách thuế, phí và lệ phí thông qua các hình thức trả lời tại cơ quan Thuế, qua điện thoại hoặc bằng văn bản theo đúng hướng dẫn về nghiệp vụ tại các quy trình do Tổng cục Thuế ban hành về việc hướng dẫn thực hiện công tác hỗ trợ đối tượng nộp thuế trong thẩm quyền. Nội dung chủ yếu của quy trình:
- Khảo sát, điều tra, phân tích nhu cầu của ĐTNT; - Lập kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT;
- Tuyên truyền pháp luật thuế;
- Hỗ trợ ĐTNT với các hình thức khác nhau;
- Xây dựng các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT; - Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ ĐTNT.
* Quy trình Quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế (Ban hành kèm theo Quyết định số 422/QĐ-TCT ngày 22 tháng 04 năm 2008, Quyết định số 1864/QĐ- TCT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
Quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế nhằm đảm bảo theo dõi, quản lý người nộp thuế thực hiện các thủ tục hành chính thuế về khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế đầy đủ, đúng quy định và đảm bảo công chức thuế, cơ quan thuế thực thi đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế hiện hànhvà các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Nội dung chủ yếu của quy trình:
- Nhận và xử lý các hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế nhanh chóng, chính xác với sự trợ giúp hiệu quả của công nghệ thông tin, đảm bảo chi phí nguồn lực thấp nhất, không gây phiền hà cho người nộp thuế. Phát hiện các lỗi kê khai và hướng dẫn người nộp thuế sửa lỗi kịp thời.
- Căn cứ vào số liệu kê khai thuế của đối tượng nộp thuế tiến hành các bước theo quy trình xử lý thông tin về số thuế phát sinh nhằm mục đích quản trị dữ liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 thuế theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ (Nhưng không tác động vào việc kê khai của đối tượng nộp thuế).
- Tiến hành theo dõi tình hình thực hiện kê khai của người nộp thuế và cung cấp thông tin này cho các khâu quản lý tiếp theo (qua theo dõi được tờ khai thuế của người nộp thuế từ tờ khai đầu tiên, qua các tờ khai điều chỉnh (nếu có) đến tờ khai cuối cùng, các lỗi người nộp thuế đã mắc, đánh giá việc tuân thủ của người nộp thuế ở khâu kê khai. Các khâu quản lý tiếp theo như hỗ trợ, thu nợ, thanh tra, kiểm tra... có biện pháp xử lý phù hợp như: hướng dẫn người nộp thuế để tránh các lỗi đã mắc trong kê khai nếu việc mắc lỗi là do chưa hiểu rõ; hoặc xem xét sửa đổi mẫu tờ khai nếu tờ khai chưa phù hợp; hoặc đó là một dấu hiệu để xem xét, lựa chọn các trường hợp thanh tra nếu việc mắc lỗi mang tính lặp đi, lặp lại một cách cố ý).
- Hạch toán đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, theo dõi thanh toán thuế, đảm bảo tính đúng nợ thuế của người nộp thuế theo từng khoản thuế phải nộp nhằm đôn đốc người nộp thuế nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN. Từ đó bộ phận Quản trị, tổng hợp đã lưu trữ thông tin về thuế của từng đối tượng nộp thuế trong phạm vi phân cấp theo qua trình hoạt động của đối tượng nộp thuế. Thực hiện các chế độ về đánh giá, phân tích, báo cáo với các cấp theo quy định.
- Quản lý chức năng kê khai kế toán thuế - Phòng Kê khai và Kế toán thuế ở cấp Cục: Tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ kê khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói