3. GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.2. Giới thiệu về Cục thuế tỉnh Hải Dương
3.1.2.1. Tổ chức bộ máy Cục thuế tỉnh Hải Dương
- Cục thuế tỉnh Hải Dương là cơ quan chấp hành và điều hành thực hiện chính sách thuế trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cơ cấu tổ chức của Cục thuế gồm: lãnh đạo Cục thuế (01 Cục trưởng, 02 Phó cục trưởng), 15 Phòng tham mưu, thực hiện theo chức năng quản lý thuế thuộc văn phòng Cục thuế và 12 đơn vị Chi cục Thuế trực thuộc (sơ đồ đính kèm phụ lục số 02), cụ thể.
1. Phòng Tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế. 2. Phòng Kê khai và kế toán thuế.
3. Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. 4. 02 Phòng Thanh tra thuế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 5. 02 phòng Kiểm tra thuế.
6. Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân. 7. Phòng Tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán. 8. Phòng quản lý các khoản thu từ đất. 9. Phòng Kiểm tra nội bộ.
10. Phòng Tổ chức cán bộ.
11. Phòng Hành chính – quản trị - tài vụ - ấn chỉ. 12. Tổ cải cách hiện đại ngành thuế.
13. Phòng Tin học.
14. 12 Chi cục thuế trực thuộc.
3.1.2.2. Tình hình lao động của Cục thuế tỉnh Hải Dương
Bảng 3.2. Tình hình lao động của Cục thuế tỉnh Hải Dương
ĐVT: Người, % ST T Loại hình Năm (người) So sánh (%) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tổng số lao động 718 743 758 105,0 102,0 I Chia theo giới tính 1 Nam 373 393 394 105,0 100,25 2 Nữ 345 350 364 101,0 104,0 II Chia theo trình độ 1 Trên đại học 17 18 18 106,0 100,0 2 Đại học 580 602 611 104,0 101,5 3 Cao đẳng 75 78 82 104,0 105,13 4 Trung cấp 29 28 30 96,55 107,14 5 Khác 17 17 17 100,0 100,0
(Nguồn: Cục thuế Hải Dương)
* Cơ cấu công chức: Tổng số công chức, viên chức có mặt đến 31/12/2013 tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục thuế là: 758 người.
* Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41
o Đại học: 611 người (80,6%)
o Trung cấp, cao đẳng: 112 người (14,8%).
o Khác: 17 người (bao gồm tạp vụ, bảo vệ chiếm 2,24%).
Cục thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật quản lý thuế, các Luật thuế, các qui định pháp luật có liên quan khác và những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể chủ yếu theo quy định tại Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm:
1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố;
2. Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;
3. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế; Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố;
4. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế; trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế theo qui định của pháp luật và các qui định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế;
5. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế;
6. Trực tiếp thanh tra thuế, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế; tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 7. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động của Cục thuế; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục thuế theo qui định của Nhà nước và của ngành;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43