3. GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẢI DƯƠNG
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một trong những cái nôi của nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Vùng đất này gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của đại danh y Tuệ Tĩnh.
3.1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Với diện tích 1.662 km2, Hải Dương là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tiếp giáp với các vùng sau:
- Phía Đông giáp Thành phố Hải Phòng; - Phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên;
- Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; - Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang.
* Khí hậu
Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,3°C, nhiệt độ cao nhất ở mùa hè không quá 24°C, giờ nắng trung bình hàng năm là 1.524 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm, độ ẩm trung bình là 85 - 87%.
* Địa hình
Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều cuộc trong năm.
3.1.1.2 . Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Dân số và lao động
Dân số hơn 1.718.895 người (theo điều tra dân số năm 2012).
Bảng 3.1. Tình hình dân số tỉnh Hải Dương
(Theo điều tra năm 2012)
Diễn giải Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1. Tổng dân số 1.718.895 100
- Dân số thành thị 376.438 21,9
- Dân số nông thôn 1.342.457 78,1
2. Giới tính
- Nam 842.430 49
- Nữ 876.465 51
3. Mật độ dân số trung bình (người/km2) 1.039
(Nguồn Tổng cục Thống kê) * Tình hình phát triển kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2011, đạt 30.732 tỷ đồng (theo giá thực tế) và 13.436 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), tăng 10,1% so với năm trước. Giá trị tăng thêm của khu vực nông thôn, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,2%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,5%; khu vực dịch vụ tăng 12,3%.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu của Hải Dương đã có bước chuyển biến rất cơ bản cả về chất và lượng, đạt tốc độ tăng trưởng khá. Quy mô xuất khẩu ngày càng lớn, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng; hệ thống doanh nghiệp và các đơn vị tham gia xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, phong phú hơn về chủng loại, chất lượng được nâng cao; thị trường xuất khẩu không ngừng mở rộng. Năm 2011, tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 942,742 triệu USD, vượt 14,3% kế hoạch năm 2010 và tăng 40,4% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu đều tăng như: Dây điện ô tô tăng 43,6%; dệt may tăng 56,2%; điện tử tăng 27,7%; giầy dép tăng 11,2%; thực phẩm chế biến tăng 3,2%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 Riêng nhóm hàng rau quả giảm 52,4%.
Bên cạnh đó hoạt động thương mại nội tỉnh cũng tiếp tục duy trì được nhịp độ phát triển khá cao. Hàng hóa, dịch cuộc phong phú, đa dạng về chủng loại, nâng cao về chất lượng; cân đối cung - cầu hàng hóa được bảo đảm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng xã hội. Năm 2011 tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 12.072 tỷ đồng, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế dân doanh chiếm tỷ trọng khá lớn; kinh tế cá thể đạt 8.071 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66,9%; khu vực kinh tế tư nhân đạt 3.029 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,1%.
Đặc biệt trong thu hút đầu tư, Hải Dương đã có nhiều bứt phá đi lên, là địa phương tiêu biểu đi đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà. Những năm qua, tỉnh đã triển khai xây dựng được nhiều cơ chế, chính sách, hình thức phù hợp để huy động các nguồn vốn trong dân, các tổ chức kinh tế cũng như của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 5.166 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký trên 37 nghìn tỷ đồng, trong đó có 684 dự án được chấp thuận cho thuê đất với tổng diện tích gần 2.000 ha. Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tính đến 31/12/2013 trên địa bàn tỉnh đã có 254 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký là
5.811,7 triệu USD (ngoài KCN là 125 dự án với số vốn 3.255,2 triệu USD, trong KCN là 129 dự án với số vốn 2.556,5 triệu USD). Trong đó có 200 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút 180.298 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp.
Phát huy những kết quả đã đạt được, những năm tới, Hải Dương tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm cho công nghiệp, thương mại có sự tăng trưởng ổn định, vững chắc.
* Giao thông và cơ sở hạ tầng
Tỉnh Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh.
- Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện;
- Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh;
Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh.
- Đường thuỷ: với 400 km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn /năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi.
Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi cả nước và nước ngoài rất thuận lợi.
* Đơn vị hành chính sự nghiệp
Hải Dương có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện: Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng và Bình Giang.
Trung tâm hành chính: Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả tỉnh.