Nguyên tắc quản lý thuế đối với DN có vốn ĐTNN

Một phần của tài liệu Quản lý quy trình thu thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh hải dương (Trang 36)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ QU

2.1.6.Nguyên tắc quản lý thuế đối với DN có vốn ĐTNN

* Quản lý thuế đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài dựa trên nguyên tắc - Tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đó có các DN có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.

- Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các pháp luật có liên quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 - Việc quản lý thuế phải đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

Ngoài ra Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 16/9/2013 quy định cụ thể một số nguyên tắc trong quy trình quản lý thu thuế như:

Nguyên tắc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế: Quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc áp dụng có hệ thống các quy định pháp luật, các quy trình nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế, làm cơ sở để cơ quan quản lý thuế phân bổ nguồn lực hợp lý, áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả

a) Việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm: thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý thuế;

b) Cơ quan quản lý thuế quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra về thuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế;

Nguyên tắc áp dụng APA (Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế gọi tắt là APA) trong quản lý thuế

1. APA được áp dụng trên nguyên tắc cơ quan thuế và người nộp thuế (là đối tượng áp dụng của APA) hoặc cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế là đối tác ký kết Hiệp định thuế và người nộp thuế cùng hợp tác trao đổi, đàm phán về việc áp dụng các quy định pháp luật về thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các giao dịch liên kết trên cơ sở áp dụng nguyên tắc giao dịch độc lập theo giá thị trường.

2. Việc áp dụng APA nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, giảm chi phí tuân thủ pháp luật thuế, xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết phù hợp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 với bản chất hoạt động kinh doanh làm phát sinh mức lợi nhuận thích hợp để thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập và ngăn ngừa việc đánh thuế trùng và trốn lậu thuế, giảm thiểu tranh chấp về xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết. Trong thời gian đàm phán APA, người nộp thuế thực hiện khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. [7]

3. Các phương pháp xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết thuộc phạm vi áp dụng của APA được thực hiện theo văn bản pháp quy hướng dẫn về xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.

Một phần của tài liệu Quản lý quy trình thu thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh hải dương (Trang 36)