Vì vậy, việc chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận có một vaitrò quan trọng trong bài văn nghị luận.. Để phát huy sự sáng tạo, năng lựccảm thụ, cá tính của học sinh ng
Trang 1CHUYÊN ĐỀ
RÈN KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG
TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO
HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU……… 1
I Lý do chọn đề tài……… 1
II Mục đích của đề tài……… 2
PHẦN NỘI DUNG……… 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN……… 3
1 Cơ sở lí luận ……… 3
1.1 Văn nghị luận……… 3
1.2 Nghị luận văn học……… 3
1.3 Các thao tác làm văn nghị luận……… 4
1.4 Dẫn chứng trong văn nghị luận……… 4
2 Cơ sở thực tiễn……… 8
2.1 Người dạy……… 8
2.2 Người học……… 9
CHƯƠNG II: MỘT SỐ KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG 10 1 Kĩ năng chọn dẫn chứng ……… 10
1.1 Lựa chọn dẫn chứng phù hợp với vấn đề nghị luận……… 10
1.2 Lựa chọn dẫn chứng dựa theo phạm vi, yêu cầu của đề……… 12
1.3.Lựa chọn ngữ liệu dựa theo hiểu biết, sở trường của người viết……… 14
1.4 Lựa chọn dẫn chứng mới mẻ phát huy tính sáng tạo……… 14
2 Kĩ năng phân tích dẫn chứng ………. 15
2.1 Dẫn dắt, giới thiệu dẫn chứng……… 15
2.2 Phân tích dẫn chứng……… 16
2.3 Bình luận đánh giá dẫn chứng……… … 23
CHƯƠNG III: VÂN DỤNG KIẾN THỨC……… 25
PHẦN KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 2CHUYÊN ĐỀ RÈN KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU
I Lí do chọn đề tài
1 Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người đọc, người nghemột tư tưởng, quan điểm nào đó Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghịluận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt trong cuộc sống mới có ý nghĩa Muốn thuyết phục người đọc, người nghe hiểu, tin và đồng tình với quan điểm,
tư tưởng được nêu, một bài nghị luận không chỉ cần có hệ thống luận điểm rõ ràng,lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén mà còn phải có những dẫn chứng xác đáng, hùng hồn
Vì vậy, việc chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận có một vaitrò quan trọng trong bài văn nghị luận
2 Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi văn cần có
sự kết hợp đồng bộ của nhiều giải pháp Vể phía người dạy, cần xác định việc cungcấp kiến thức văn học và rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh đều có vai trò quantrọng và có tác động qua lại với nhau Từ những kiến thức mà học sinh tiếp nhậnqua quá trình học tập, nghiên cứu đến một bài nghị luận văn học hoàn chỉnh, chấtlượng đòi hỏi học sinh cần có kĩ năng làm bài Vì vậy, việc rèn kĩ năng làm văn chohọc sinh là một công việc quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn cao
3 Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn trong khoảng 10 năm gần đây từ cấp Tỉnh,Khu vực đến cấp Quốc gia thường có cấu trúc 2 phần Phần 1 là nghị luận xã hội.Phần 2 là nghị luận văn học Thường là kiểu bài nghị luận về một ý kiến bàn về vănhọc Đó là vấn đề có tính lí luận sâu sắc yêu cầu học sinh thông qua những trảinghiệm văn học để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận Để phát huy sự sáng tạo, năng lựccảm thụ, cá tính của học sinh người viết, trong đề thi thường không giới hạn ngữliệu cần phân tích, hoặc chỉ có những định hướng mở đòi hỏi học sinh cần tinhnhạy, bản lĩnh trong việc lựa chọn, phân tích dẫn chứng làm nên bản sắc riêng chobài văn của mình
Trang 34 Không chỉ thể hiện năng lực và cái tôi của người viết, phần phân tích dẫn
chứng làm sáng tỏ vấn đề chiếm một dung lượng lớn về kiến thức trong bài và cóvai trò định hướng quan trọng đối với việc triển khai và giải quyết vấn đề ở phầnbình luận, chứng minh Như vậy, nếu chọn dẫn chứng, ngữ liệu phân tích, chứngminh không đủ, không đúng yêu cầu của đề, không tiêu biểu bài viết sẽ dẫn đếnlạc đề, xa đề hoặc sơ sài, không thuyết phục Như vậy, vận dụng tốt thao tác chọndẫn chứng ở phần đầu tiên của phần phân tích chứng minh sẽ giúp bài văn triển khaiđúng hướng, bàn luận vấn đề một cách toàn diện, đóng vai trò quan trọng cho thànhcông của bài viết
Từ bốn lí do trên, có thể thấy Rèn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi ngữ văn là một vấn đề có ý
nghĩa thực tiễn quan trọng, góp phần củng cố và nâng cao kĩ năng viết phần phântích, chứng minh trong bài làm của học sinh, đáp ứng yêu cầu của kì thi học sinhgiỏi các cấp Vì vậy, chúng tôi lựa chọn chuyên đề này góp phần đem đến cho cácgiáo viên và học sinh chuyên văn một phương pháp rèn kĩ năng làm văn, từ đó vậndụng chuyên đề vào thực tế dạy, học và làm văn sao cho có hiệu quả
II Mục đích của đề tài:
1 Đưa ra một số giải pháp rèn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bàinghị luận văn học dành cho học sinh giỏi Văn
2 Vận dụng lí thuyết, hình thành và định hướng hệ thống đề luyện tập, thựchành viết, sửa lỗi phần chọn và phân tích dẫn chứng trong đề văn đáp ứng yêu cầuthi học sinh giỏi các cấp
Trang 4PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận
1.1 Văn nghị luận
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Nghị luận: Bàn và đánh giá cho rõ về một vấn đề nào đó Văn nghị luận là thể văn dùng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích giải quyết một vấn đề”.
Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 2 (nâng cao) tr96 cũng viết: Văn nghị luận là bài văn trình bày tư tưởng, quan điểm của người viết về một vấn đề.
Đặc trưng của văn nghị luận đó là người viết sử dụng các luận điểm, luận cứ vàlập luận để thể hiện quan điểm, chính kiến của bản thân, đồng thời thuyết phụcngười đọc, người nghe đồng tình với quan điểm của mình
Như vậy, có thể hiểu: Văn nghị luận là một loại văn bản nhằm phát biểu tưtưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về các vấn đềvăn học, chính trị, đạo đức, lối sống và được trình bày bằng những lập luận chặtchẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục Đây là loại văn phổ biến trong nhà trường,thường được lấy làm yêu cầu của phần làm văn trong các đề thi hiện nay Vì vănnghị luận thể hiện năng lực tư duy, lo-gic của người viết; vừa cho thấy khả năngdiễn đạt, trình bày quan điểm riêng một cách thuyết phục Nội dung và cấu trúc của
một văn bản nghị luận được hình thành từ các yếu tố cơ bản là: Vấn đề cần nghị luận (luận đề), luận điểm, luận cứ (dẫn chứng, lí lẽ) và lập luận.
Căn cứ vào nội dung nghị luận, có thể chia văn nghị luận thành hai loại: nghị
luận văn học và nghị luận xã hội Theo đó: Nghị luận văn học có nội dung bàn luận
về một vấn đề văn học, còn Nghị luận xã hội lại hướng tới bàn luận về một vấn đề
tư tưởng, đạo đức, lối sống, môi trường…nảy sinh trong xã hội
1.2 Nghị luận văn học
Nghị luận văn học là loại đề yêu cầu người viết bàn bạc, phân tích, thuyết phụcngười đọc về một vấn đề, một hiện tượng văn học Có thể là: một bài thơ, đoạn thơ;một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi hoặc một ý kiến bàn về văn học Dù ở kiểu
Trang 5đề nào thì người viết cũng cần vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận để làm sáng
tỏ vấn đề
Đề thi học sinh giỏi các cấp những năm gần đây đều tập trung vào kiểu đề nghịluận về một vấn đề lí luận văn học Đây là kiểu đề đòi hỏi học sinh phải có kiến thức
lý luận sâu sắc, kiến thức tác phẩm văn học phong phú và kĩ năng làm bài tốt
1.3 Các thao tác làm văn nghị luận
Các thao tác lập luận cơ bản trong làm văn nghị luận là: Giải thích, phân tích,chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ Khi viết bài, học sinh cần sử dụng kết hợpcác thao tác này một cách linh hoạt, hiệu quả
Trong đó, thao tác lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộphận để xem xét nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoàicủa chúng, rồi khái quát, phát hiện ra bản chất của đối tượng Phân tích bao giờcũng gắn liền với tổng hợp Đó là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghịluận
Yêu cầu của một lập luận phân tích:
+ Xác định vấn đề phân tích
+ Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ
+ Khái quát tổng hợp
Mục đích của thao tác lập luận phân tích:
+ Phân tích để làm rõ đối tượng
+ Phân tích để chứng minh
1.4 Dẫn chứng trong văn nghị luận
a Khái niệm
Dẫn chứng là “Đưa tài liệu, sự kiện ra làm bằng cớ” (Từ điển Tiếng Việt).
Trong nghị luận văn học, dẫn chứng là những tác giả, tác phẩm, hiện tượng văn học
cụ thể được đưa ra nhằm làm sáng tỏ vấn đề, giúp bài nghị luận có sức thuyết phục hơn
b Yêu cầu của dẫn chứng
Dẫn chứng có vai trò quan trọng Tuy nhiên khi đưa dẫn chứng vào bài vănnghị luận, học sinh cần lưu ý những vấn đề sau:
Trang 6Thứ nhất: Dẫn chứng phải chính xác
Nếu không đảm bảo được yếu tố chính xác, dẫn chứng sẽ không làm sáng rõđược luận điểm Đối với dẫn chứng là thơ, người viết cần trích dẫn đúng nguyênvăn Đối với văn xuôi thì tóm lược ý nhưng cần đảm bảo tính chính xác về nội dung,tác giả, tác phẩm Có không ít trường hợp trích dẫn sai dẫn chứng, chẳng hạn như
trường hợp trích dẫn ngữ liệu từ bài thơ “Tây Tiến” của tác giả Quang Dũng: Trôi dòng nước lũ hoa đung đưa (Đúng phải là Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa); hoặc
trích dẫn thiếu chi tiết quan trọng dẫn tới hiểu sai vấn đề như trong “Hai đứa trẻ”
của nhà văn Thạch Lam Lý do An và Liên cố thức để đợi tàu là vì An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng vẫn gượng thức đến khi tàu xuống để bán hàng theo lời
mẹ dặn ( Đúng phải là Liên không trông mong còn ai đến mua nữa và em cố thức là
vì cớ khác, vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya)
Những sai sót này ảnh hưởng không nhỏ đến tính thuyết phục của bài văn nghịluận Do đó, lấy dẫn chứng trong văn nghị luận phải đảm bảo sự chính xác
Thứ hai: Dẫn chứng phải cần và đủ
Trước hết, người viết cần xác định dẫn chứng bắt buộc cần phải có căn cứ vào
giới hạn phạm vi tư liệu trong đề bài Bên cạnh những dẫn chứng mang tính chất bắtbuộc người viết cần đưa thêm những dẫn chứng để có sự liên hệ, so sánh
Bài văn nghị luận cần có đủ dẫn chứng Lấy quá ít dẫn chứng thì vấn đề nghị
luận sẽ không được làm sáng tỏ Tuy nhiên, nếu đưa quá nhiều dẫn chứng vào bài sẽkhiến bài văn nghị luận bị loãng Bởi vậy, khi đưa dẫn chứng vào bài cần lưu ý yếu
tố cần và đủ, không thiếu dẫn chứng nhưng cũng không có quá nhiều dẫn chứng.Việc đưa dẫn chứng tùy thuộc vào việc có bao nhiêu vấn đề được nêu ra trong luậnđiểm Thông thường, với mỗi một lí lẽ, người viết cần đưa ra ít nhất một dẫn chứng
đi kèm
Thứ ba: dẫn chứng phải điển hình, tiêu biểu,có tính mới
Ngoài việc đưa dẫn chứng phong phú, người viết còn cần biết chọn lọc dẫnchứng, ưu tiên những dẫn chứng điển hình và tiêu biểu cho thời kì, giai đoạn, tràolưu văn học Những tác phẩm văn học được lựa chọn cũng cần tiêu biểu cho phong
Trang 7cách, sự nghiệp của tác giả Đồng thời cũng cần chú ý tới các tác phẩm mới (ngoàichương trình SGK) để tạo nên sức hấp dẫn riêng trong bài làm, thể hiện được vốnkiến thức phong phú, cập nhật của người viết
Ví dụ: khi viết về phong trào Thơ mới không thể không nhắc tới các tác phẩmcủa những đại diện tiêu biểu như: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Nguyễn
Bính ; trào lưu hiện thực phê phán của Việt Nam giai đoạn 1930-1945 có các đại
diện như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên
Hồng…văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa có Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu,
Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Nguyễn Quang Sáng…
Thứ tư: dẫn chứng phải logic và hệ thống
Khi đưa dẫn chứng trong văn nghị luận, người viết cần đảm bảo tính hệ thống.Nghĩa là các dẫn chứng phải được sắp xếp theo một trình tự, quy luật nhất định Ví
dụ như việc sắp xếp dẫn chứng theo trục thời gian tuyến tính (từ lịch sử, quá khứđến thời điểm hiện tại) Hoặc theo chiều không gian (từ rộng đến hẹp, từ xa đến gần,
… hoặc ngược lại) Tính hệ thống sẽ giúp cho người viết tránh được tình trạng đưadẫn chứng một cách tràn lan và mất kiểm soát
Thứ năm: dẫn chứng phải được phân tích.
Khi đưa dẫn chứng vào bài, cần kết hợp với việc phân tích, đánh giá dẫnchứng Thao tác này sẽ khiến cho dẫn chứng phát huy hết vai trò, hiệu quả Nếukhông phân tích, đánh giá, bài văn sẽ trở nên hời hợt, sáo rỗng, không sâu sắc vàkhông đủ sức thuyết phục người đọc Để làm được điều này, người viết cần hiểuđúng, đánh giá đúng và cảm thụ đúng về giá trị của dẫn chứng Khi phân tích, chỉlựa chọn nội dung phù hợp, có tác dụng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận chứ khôngphân tích tỉ mỉ, chi tiết toàn bộ dẫn chứng ở tất cả các phương diện
c Phân loại dẫn chứng
Dẫn chứng có vai trò quan trọng trong văn nghị luận Trong bài văn nghị luận
có hai loại dẫn chứng là dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng mở rộng.
Dẫn chứng bắt buộc là dẫn chứng nằm trong phạm vi giới hạn yêu cầu của đề.Còn dẫn chứng mở rộng là loại dẫn chứng nằm ngoài phạm vi trên do người viếtđưa ra để liên hệ, đối chiếu, so sánh nhằm làm sáng tỏ thêm vấn đề nghị luận
Trang 8Ví dụ 1: Có ý kiến cho rằng: cảm xúc trong thơ trữ tình vừa tươi mới vừa đầy
tính chiêm nghiệm
Anh, chị hãy bình luận ý kiến trên và làm sáng tỏ ý kiến đó qua bài thơ Vội
vàng của Xuân Diệu
Ở đề này, bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu là dẫn chứng bắt buộc mà người
viết phải trích dẫn, phân tích
Nhưng trong quá trình viết bài, người viết có thể so sánh với các bài thơ khác
của Xuân Diệu, của nhiều nhà thơ cùng thời khác để làm nổi bật sự tươi mới và tính chiêm nghiệm trong cảm xúc của Xuân Diệu trong Vội vàng Tất cả những tác phẩm trích dẫn ngoài bài thơ Vội vàng đều là những dẫn chứng mở rộng.
Ví dụ 2: Trả lời phỏng vấn của báo Văn Nghệ số Tết Bính Dần (1986) Nguyễn
Tuân nói: “ Tôi quan niệm đã viết văn phải cố viết cho hay và viết đúng cái tạng của riêng mình Văn chương cần sự độc đáo hơn trong bất kì lĩnh vực nào khác”.
Bằng hiểu biết về các tác phẩm tiêu biểu của một trong số các nhà văn ThạchLam, Nam Cao, hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên
Với đề này, trước hết học sinh phải lựa chọn một trong số hai tác giả Thạch
Lam, Nam Cao Chọn và phân tích các tác phẩm tiêu biểu nhất để làm rõ cái tạng
của nhà văn Đó là các dẫn chứng bắt buộc Ví dụ như viết về tác giả Thạch Lam thì
có thể chọn các tác phẩm như: Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê, Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hoàng lan ; tác giả Nam Cao thì có thể chọn: Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa, Sống mòn
Đồng thời, người viết cần so sánh, đối chiếu với các tác giả khác như: Nguyễn
Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Nguyễn Minh Châu để làm nổi bật cái tạng riêng của Thạch Lam hoặc Nam Cao Đây chính là các dẫn chứng mở rộng.
Khi xác định rõ ràng hai loại dẫn chứng, người viết cần tập trung phân tíchkhai thác dẫn chứng bắt buộc một cách triệt để và sâu sắc Tránh tình trạng dẫnchứng mở rộng lại nhiều hơn, khai thác sâu hơn dẫn tới việc lấn át cả dẫn chứng bắtbuộc Nghĩa là dẫn chứng mở rộng chỉ được đưa ra để góp phần liên hệ, so sánhnhằm làm nổi bật vấn đề, thể hiện tầm hiều biết rộng rãi của người viết
Trang 9Trong những năm gần đây, đề văn đòi hỏi người viết tự lựa chọn dẫn chứngdựa trên những trải nghiệm văn học của bản thân
Ví dụ 3: Nhà thơ Huy Cận khi bàn về sự giao thoa giữa các phương pháp sáng
tác, trào lưu, thể loại đã khẳng định: Tác phẩm cao đẹp thì bất chấp sự chia ô hoặc nói đúng hơn là cái hay, cái đẹp đó nó tràn ngập các ô mà chúng ta đã ngăn sẵn.
Anh( chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của anh chị về văn học,hãy chọn những tác phẩm anh chị cho là thể hiện rõ nhất sự giao thoa để làm sáng tỏnhận định trên
Để làm sáng tỏ vấn đề trong đề bài trên thì người viết phải tự mình xác định vàlựa chọn dẫn chứng cho phù hợp, tiêu biểu Học sinh có thể triển khai trên nhiềutrục giao thoa như phương pháp sáng tác, thể loại, tư tưởng trên những tác giả tiêubiểu trong chương trình là Tú Xương (trào phúng – trữ tình); Thạch Lam, QuangDũng (hiện thực – lãng mạn); Xuân Diệu (truyện – thơ); Thanh Thảo (tượng trưng –siêu thực) Học sinh có thể dùng dẫn chứng ngoài chương trình, văn học nướcngoài miễn sao phân tích được giá trị của sự giao thoa ấy tạo nên cái hay, cái đẹpcho tác phẩm
Ở kiểu đề này, không yêu cầu quá nặng về kiến thức lí luận mà đánh giá cao
sự thông minh và sắc sảo của học sinh trong việc lựa chọn và phân tích dẫn chứng
Sở dĩ, giáo viên ngại dạy kĩ năng làm văn vì đây là một công việc khó, đòi hỏingười dạy phải kiên trì, đầu tư nhiều thời gian, công sức Giờ dạy kĩ năng viết
không có những giây phút thăng hoa trong cảm xúc văn chương, khô khan nên khó
tạo hứng thú cho học sinh
Trang 102.2 Người học
Đa số học sinh không có nhiều hứng thú trong giờ học viết vì khô khan, thựchành nhiều, khổ công luyện rèn, thay đổi kết quả không tức thì Lười viết, ngại chữabài là tâm lí chung của các em Chính vì thế, nhiều em thích học văn, kiến thức vănchương có nhưng bài viết nhiều lỗi, kết quả không cao Và một trong những hạn chế
đó là thiếu kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng
Sai lầm thường gặp khi chọn và phân tích dẫn chứng trong văn nghị luận củahọc sinh thường là:
- Chọn dẫn chứng theo cảm tính: chọn cái mình thích, mình học tủ, không sáthợp với vấn đề, không tiêu biểu nên khiên cưỡng, thiếu thuyết phục
- Trích dẫn sai, làm ảnh hưởng đến tính xác thực của văn bản nghị luận
- Đưa dẫn chứng không kết hợp với việc phân tích dẫn chứng, khiến lí lẽ đưa
ra trở nên hời hợt và không sâu sắc Phân tích dẫn chứng chung chung, không bámsát, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận Có khi phân tích dẫn chứng rất hay, rất sâu sắcnhưng bỏ lửng, không chốt vấn đề, không hướng về vấn đề nghị luận Phân tíchkhông hướng về vấn đề cần làm sáng tỏ, thiếu nhuần nhuyễn khiến cho bài viết là sựlắp ghép cơ học giữa phần kiến thức lí luận và phần kiến thức tác phẩm
- Đưa những dẫn chứng quá quen thuộc làm giảm đi tính hấp dẫn của bài viết
- Dẫn chứng quá ít, không đủ sức thuyết phục cho luận điểm Hoặc đưa quánhiều dẫn chứng vào bài khiến bài văn lan man, sáo rỗng và không sâu sắc
Những nguyên nhân trên khiến cho bài viết rời rạc, không thuyết phục, khôngthể hiện được vốn kiến thức phong phú, hoặc ngược lại, người viết không đủ thời gianhoàn thành bài viết
Trang 11CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất một số giải pháp rèn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng như sau:
1 Kĩ năng chọn dẫn chứng
1.1 Lựa chọn dẫn chứng phù hợp với vấn đề nghị luận.
Vấn đề nghị luận được đặt ra trong một đề thi học sinh giỏi thường là nhữngđánh giá về một hay vài mảng nội dung liên quan đến vấn đề lí luận văn học như:Đặc trưng; chức năng văn học, thể loại (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch); phongcách nghệ thuật; nhà văn và quá trình sáng tác; tiếp nhận văn học … Học sinh phảixác định chính xác vấn đề nghị luận, phạm vi giới hạn kiến thức để lựa chọn, phântích dẫn chứng nhằmm làm sáng tỏ vấn đề
Ví dụ: một số đề thi Học sinh giỏi Quốc gia những năm gần đây
1 Mỗi hình tượng nhân vật phụ nữ thực sự thành công bao giờ cũng là kết quả của sự phát hiện sâu sắc về nữ tính Bằng việc phân tích một số nhân vật phụ nữ
tiêu biểu trong các tác phẩm đã học từ văn học dân gian đến văn học hiện đại,anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên (Năm 2011)
2 Văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên (Năm 2014)
3 Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình,
bạn hãy bình luận ý kiến trên (Năm 2015)
4 Marcel Proust quan niệm: “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập” Tô Hoài cho rằng: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời” Bằng trải
nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy bình luận những nhận định trên (Năm2016)
Yêu cầu đặt ra với phần giải thích của dạng đề này là học sinh phải khám phánhững từ ngữ quan trọng trong nhận định, để từ đó nhận ra vấn đề cần nghị luận
Trang 12- Với đề thi năm 2011:
Học sinh cần nhận thức về đề như sau: Nhận định nêu trong đề bài nhấn mạnhviệc phát hiện phương diện nữ tính của người phụ nữ trong quá trình sáng tạo lànhân tố có ý nghĩa quyết định sự thành công của hình tượng nhân vật phụ nữ trongtác phẩm Đồng thời thấy được, nhận định cũng gián tiếp đề cập đến một yêu cầukhông thể thiếu đối với người nghệ sĩ chân chính: gắn bó với đời sống, hiểu biết kĩlưỡng về cuộc sống, về con người; trong đó, có việc nhận thức thực sự sâu sắc vềgiới Cần chỉ rõ: đây là một nhận định đúng đắn, sâu sắc đề cập đến một trongnhững yêu cầu cao về chất lượng đối với sáng tạo nghệ thuật
Sau khi xác định đúng vấn đề nghị luận, người viết cần lựa chọn được một sốhình tượng nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác phẩm từ văn học dân gian chođến văn học hiện đại đã học, không hạn định về thể loại, về tác phẩm trong nước
hay nước ngoài Có thể chọn các bài ca dao có mô típ mở đầu là Thân em, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Xuân Quỳnh, nhân vật Phăng-tin (Những người khốn khổ)…
- Với đề thi năm 2014:
Học sinh cần tập trung vào các từ ngữ Văn học chân chính ; cái xấu, cái ác; cái đẹp, cái thiện để xác định vấn đề nghị luận là một quy luật của văn học nói riêng
và nghệ thuật nói chung: luôn luôn hướng đến cái đẹp Ngay cả khi nói về cái xấu,
cái ác cũng phải là tạo “cớ” để thể hiện khát vọng vươn tới cái cao cả và đẹp đẽ, để
bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ của con người Đó cũng chính là giá trị thẩm mỹ củavăn học
Như vậy, có thể chọn lựa các tác phẩm như: Tấm Cám, Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chí Phèo (Nam Cao), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Nhà thờ Đức Bà Paris (Victor - Hugo)…
- Với đề thi năm 2915:
Ý kiến trên đã khẳng định: Hình tượng nhân vật trong tác phẩm bao giờ cũngmang dấu ấn mạnh mẽ của chủ quan nhà văn, bộc lộ tiếng nói riêng, phong cách độcđáo của người nghệ sĩ Mỗi hình tượng nhân vật điển hình lại tỏa chiếu ra một ánhsáng riêng Nhà văn phải chăng cũng là người thổi linh hồn mình vào trong hình
Trang 13tượng nhân vật để dù mang những phẩm chất đặc trưng, phổ quát của thế giới hiện
thực, nó vẫn có một sức sống riêng, một cuộc đời cá biệt trong “tâm trí của người đọc” tầm quan trọng và giá trị biểu hiện của hình tượng nhân vật trong tác phẩm Đó
cũng là cơ sở để đánh giá tư tưởng nhà văn và giá trị của toàn bộ tác phẩm
Ở đề này, người viết có thể chọn các hình tượng Từ Hải (Truyện Kiều), Huấn Cao (Chữ người tử tù), Mị (Vợ chồng A Phủ)…Trương Ba (Hồn Trương Ba, da hàng thịt)
- Đề thi năm 2016:
Có hai ý kiến khác nhau nhưng cùng bàn về sự sáng tạo của người nghệ sĩ vừamang dấu ấn cá nhân độc đáo, lại vừa in dấu ấn của thời đại Đó là quy luật của sángtạo nghệ thuật
Các dẫn chứng có thể lựa chọn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Tây Tiến (Quang Dũng), Vợ nhặt (Kim Lân), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)…
Phần giải thích trong nghị luận văn học đòi hỏi người viết phải nắm vữngnhững kiến thức lí luận văn học, bởi nó là nền tảng cho mọi sự giải thích, cắt nghĩa,
lí giải Tất cả các nhận định được đưa ra bàn bạc trong đề thi đều hướng đến mộtvấn đề nào đó của lí luận văn học Để xác định đúng vấn đề nghị luận, thông thườngngười viết cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Giải thích khái niệm, từ khóa, các vế câu (nếu có) trong nhận định Bước 2: Khái quát nội dung nhận định, rút ra vấn đề cần bàn luận
Bước 3: Vận dụng cơ sở lí luận để lí giải vấn đề
Trên cơ sở đó, lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu và phân tích dẫn chứng
để làm sáng tỏ vấn đề
1.2 Lựa chọn dẫn chứng dựa theo phạm vi, yêu cầu của đề
Mỗi đề thi sẽ có một yêu cầu về phạm vi tư liệu riêng Có đề thi có phạm vi
hẹp: về một tác phẩm, tác giả cụ thể Có đề thi rộng hơn, yêu cầu dẫn chứng trongchương trình Ngữ văn THPT Kiểu đề thi có giới hạn phạm vi rộng nhất là bằng trảinghiệm văn học của bản thân hoặc không có giới hạn… Người viết cần đọc kĩ vàtuân thủ những yêu cầu này
Trang 14Ví dụ 1: ‘‘Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính
người cho con người’’ (Nguyên Ngọc - Báo Văn nghệ số 31/10/1987)
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày suy nghĩ của mình dựa
trên hiểu biết về truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân ) và Đời thừa (Nam Cao) Như vậy dẫn chứng bắt buộc cần lựa chọn là truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân ) và Đời thừa (Nam Cao)
Ví dụ 2: Nhà văn Pautôpxki quan niệm: “Sáng tác của nhà văn là để cho cái
đẹp của trái đất, cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, cho niềm vui và tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn, cho sức mạnh của trí tuệ sẽ chiến thắng bóng tối, để chúng vĩnh viễn rực rỡ như một mặt trời không bao giờ tắt”.
(Trích Bông hồng vàng và bình minh mưa, Nxb Văn học, 2010)
Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm trên? Hãy làm sáng tỏ qua một vài tácphẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 11 THPT
Dẫn chứng cần lựa chọn: tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 11
THPT như: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chí Phèo (Nam Cao), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Vội vàng (Xuân Diệu), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) Từ ấy (Tố Hữu), Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (U.Sếch-xpia), Những người khốn khổ (Victor - Hugo)…Lưu ý: Nên chọn các tác phẩm đại diện
cho các thể loại khác nhau: Thơ, truyện, kịch
Ví dụ 3: Alice Munro, bậc thầy truyện ngắn đương đại được trao giải Nobel
năm 2013, từng chia sẻ: "Khi viết truyện ngắn, bạn phải cẩn thận để không làm nó giống thơ ca".
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một tác phẩmtruyện ngắn trong giai đoạn 1930-1945
Dẫn chứng cần lựa chọn: truyện ngắn giai đoạn: 1930 - 1945 Có thể lựa chọn
một trong số các tác phẩm tiêu biểu sau: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chí Phèo (Nam Cao), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)…
Ví dụ 4: “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do
đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng…Thơ ca chân chính phải là
Trang 15nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại…” (Phương Lựu)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một số bài thơtrong phong trào Thơ Mới
Học sinh tự lựa chọn một số bài Thơ Mới (trong hoặc ngoài chương trình) đểchứng minh song yêu cầu tác phẩm phải tiêu biểu, phù hợp vấn đề lý luận và biếtthông qua tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề lý luận
Ví dụ 5: Người vẫn còn mang vết thương đã toan đi chữa vết thương cho
người khác Tôi nghĩ nghề viết và người viết cũng đơn giản vậy, chữa lành, an ủi những vết thương của người đời để làm dịu vết thương của chính mình (Nguyễn
Ngọc Tư)
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên
Học sinh có thể lựa chọn một số những tác phẩm tiêu biểu, phù hợp với năng
lực, sở thích của bản thân để làm dẫn chứng Gợi ý: Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du, Đời thừa của Nam Cao, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử…
1.3 Lựa chọn ngữ liệu dựa theo hiểu biết, sở trường của bản thân người viết
Sau khi đã liệt kê tất cả các ngữ liệu đảm bảo các yêu cầu về kiến thức LLVH,hạn định của đề, học sinh lựa chọn những ngữ liệu dựa theo năng lực văn chươngcủa bản thân Lựa chọn các tác phẩm, các tác giả, vấn đề mà mình hiểu biết nhất,tâm đắc nhất, mới mẻ nhất Điều đó giúp học sinh thể hiện hết hiểu biết, khả năngcảm thụ và tạo được sự sáng tạo nhất
1.4 Lựa chọn dẫn chứng mới mẻ phát huy tính sáng tạo.
Với những đề mở, để “đất” cho học sinh chọn dẫn chứng, các em có thể chọnnhững ngữ liệu nằm ngoài chương trình Điều này giúp bài viết có tính mới, tránhnhàm chán, thể hiện vốn kiến thức phong phú của học sinh
Ví dụ: “Rồi đây, có thể xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ Lúc
đó, sáng tạo văn học có còn là độc quyền của con người"? (Đề thi HSG Quốc gia
2019)
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình
Trang 16Ngoài các tác phẩm trong chương trình, học sinh có thể lựa chọn các tác phẩm
văn học giá trị như: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, các tác phẩm thơ của Anh Ngọc,
Nguyễn Đức Mậu, Hữu Thỉnh, Trần Mạnh Hảo, Lê Thị Mây, Thanh Thảo, NguyễnDuy, Vương Trọng, Y Phương…Thơ tình yêu của Đoàn Thị Lam Luyến, Dư ThịHoàn, Vi Thùy Linh…
2 Kĩ năng phân tích dẫn chứng
2.1 Dẫn dắt, giới thiệu dẫn chứng
Đưa dẫn chứng trong bài văn nghị luận đòi hỏi người viết cần có bước dẫn dắt
và giới thiệu Cần lưu ý đảm bảo lời giới thiệu ngắn gọn, ấn tượng và hướng tới vấn
Giới thiệu tác giả Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng:
Thơ trữ tình là thể loại văn học lưu trữ nhiều nhất tình cảm, cảm xúc của conngười Và có tâm trạng của con người chỉ có thể diễn tả bằng thơ Vì vậy, thơ làtiếng nói của trái tim, của tâm hồn Bằng tâm hồn tinh tế của người nghệ sĩ, cùngvới phong cách thơ độc đáo, Xuân Diệu đã rất thành công khi diễn tả những cung
bậc cảm xúc và gửi gắm những tâm tư tình cảm của mình vào thi phẩm Vội vàng.
Thơ ca Việt Nam đầu những năm 1930 đã diễn ra một cuộc đổi mới mạnh mẽghi danh những nhà thơ mới với những cá tính mạnh mẽ Thơ mới là một nhánh rẽđầy ngoạn mục của thơ ca Việt Nam - đây là thời điểm thơ ca chính là mảnh đấtmàu mỡ vun trồng những hồn thơ tài ba Trên mảnh đất nghệ thuật ấy, các nhà thơ
thỏa sức gieo trồng và đã gặt hái được một mùa bội thu Vội vàng mang vẻ đẹp của
sự tươi mới của mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu đồng thời mang một quan niệm sốngđúng đắn và tích cực
Ví dụ 2: Giới thiệu bức thư pháp trong Chữ người tử tù (đề 2013)
Trang 17Người Việt ta từ xưa đã có câu “nét chữ, nết người” để khẳng định việc viết
chữ đẹp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng, hình thành nhân cách conngười Với Nguyễn Tuân - con người tài hoa uyên bác, mọi thứ đều có thể hóathành nghệ thuật, đều mang cái đẹp và hướng theo tiêu chuẩn của cái đẹp Ông say
mê sáng tạo để tìm tòi, khám phá những nét đẹp trong đời sống Trong Chữ người
tử tù, Nguyễn Tuân hướng ngòi bút của mình vào hình tượng một bức thư pháp đẹp
và quý Và qua bức thư pháp ấy, độc giả ngộ ra bao giá trị đích thực của nghệ thuật,của nhân cách con người
Ví dụ 3:
Nhà thơ Huy Cận khi bàn về sự giao thoa giữa các phương pháp sáng tác, trào
lưu, thể loại đã khẳng định: Tác phẩm cao đẹp thì bất chấp sự chia ô hoặc nói đúng hơn là cái hay cái đẹp đó nó tràn ngập các ô mà chúng ta đã ngăn sẵn.
Anh( chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của anh chị về văn học,hãy chọn những tác phẩm anh chị cho là thể hiện rõ nhất sự giao thoa để làm sáng tỏnhận định trên
Giới thiệu về sự giao thoa giữa chất tự sự và trữ tình trong thơ Tú Xương: Tú
Xương xuất hiện trên văn đàn Việt Nam với hai tư cách: nhà thơ trữ tình và nhà thơtrào phúng Lẽ dĩ nhiên, thật khó để phân định rạch ròi phần đóng góp của ông ởmảng thơ nào là nhiều hơn Sinh thời, nhà văn Nguyễn Tuân đã từng khẳng định:
“… Thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình…” Bài thơ Thương vợ
của Tú Xương là một minh chứng khá đầy đủ cho điều này
2.2 Phân tích dẫn chứng
2.2.1 Phân tích theo diện
Phân tích theo diện là cách phân tích bao quát các tác phẩm, vấn đề văn học
tiêu biểu nhất có thể làm sáng tỏ cho vấn đề, nhắc lướt qua theo kiểu liệt kê, hoặcmỗi dẫn chứng viết phân tích 1 đến 2 câu văn
Ví dụ 1: Với Đề HSG Quốc gia năm 2019,
Đoạn phân tích diện, có thể viết:
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, trong tương lai không xa, có thể một
cỗ máy hay người máy, robot sẽ thay thế nhà văn viết một tác phẩm văn chương
Trang 18hoàn chỉnh Nhưng robot có thể miêu tả phong cảnh thiên nhiên, nhưng chỉ có ngòi
bút của nhà văn mới lột tả được cảnh mang niềm vui hay cảnh đeo sầu Và cũng chỉ
ngòi bút nhà văn mới ghi lại được thế giới cảm xúc lúc mãnh liệt tuôn trào, lúc dịudàng, đằm thắm, lúc mơ hồ mong manh, lúc day dứt khôn nguôi…của con người
Cỗ máy có thể chứng kiến, miêu tả cảnh Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vânnhưng chỉ có Nguyễn Du mới ghi lại đến tận cùng sự đau khổ đến chết đi sống lại
của nàng Duyên này thì giữ, vật này của chung…Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây Hay như robot thì có thể miêu tả cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục trong trại
giam tỉnh Sơn nhưng chỉ có nhà văn Nguyễn Tuân mới diễn tả được sự tỏa sáng củathiên lương; sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao cả trong chốn tù ngục ấy…
Ví dụ 2: Nhà phê bình Nga Bêlinxki viết: "Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó
miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó."
Bằng sự hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.Đoạn phân tích diện, có thể viết:
Các nhà văn, nhà thơ nhờ sự soi sáng của lí tưởng Đảng, nhờ giác ngộ cáchmạng đã giải quyết những câu hỏi về con người, cuộc đời trực tiếp hơn Nhà văn
Kim Lân khi viết Vợ nhặt đã hé mở một khe cửa duy nhất cho những người nông
dân đang đứng bên bờ vực của cái chết là tham gia cách mạng với những người
cùng khổ Tô Hoài qua Vợ chồng A Phủ đã chỉ rõ con đường mà những số phận trâu
ngựa, những kiếp sống nô lệ cần phải đi chính là tìm đến với cách mạng Nhà thơ Tố
Hữu qua bài Tiếng hát sông Hương đã chỉ ra tương lai tươi sáng cho những kiếp kĩ
nữ tủi nhục, ê chề nhờ nhận thức về sự đổi thay biện chứng của cuộc đời, nhờ nhânsinh quan cách mạng khỏe khoắn
Ví dụ 3: Một nhà văn từng viết: Tôi không thể tưởng tượng nổi một nhà văn
mà lại không mang nặng trong mình một tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là niềm hân hoan, say mê vừa là một nỗi đau đớn khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của con người chung quanh mình.
Anh, chị hãy bình luận ý kiến trên
Trang 19Đoạn phân tích diện, có thể viết:
Ta bắt gặp những cung bậc phong phú trong bản nhạc tâm hồn của những nhàvăn trong các tác phẩm của mình Đó là niềm hân hoan của các tác giả dân gian khicái ác bị trừng trị thích đáng, người tốt bụng, hiền lành có cuộc sống ấm no, hạnh
phúc trong Thạch Sanh, Tấm Cám, Sọ Dừa ; niềm đau đớn khắc khoải của Nam
Cao trước tình trạng danh dự nhân phẩm của con người bị xói mòn, đè nặng vì gánh
nặng áo cơm trong các tác phẩm Đời thừa, Sống mòn, Giăng sáng…; nỗi quan hoài
về số phận, hạnh phúc của con người đời thường, nhỏ bé của Nguyễn Minh Châu
trong Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa…; nỗi trăn trở đến đau đớn xót xa của Vương
Trọng, Hữu Thỉnh, Lê Đình Cánh về những mất mát bởi chiến tranh mà cả dân tộcphải chịu đựng, gồng gánh hằng bao thập kỉ tàn khốc
Ví dụ 4: Với đề văn: Cuộc bể dâu mà con người nhìn thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong trái tim của người nghệ sĩ (Tố Hữu)
Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua các sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du.Đoạn phân tích diện, có thể viết:
Sống trong giai đoạn lịch sử đầy biến động của thế kỉ XVII, Nguyễn Du đãnếm trải cơn dâu bể cuộc đời Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quý tộcnhưng sớm mồ côi cha mẹ Cơn lốc lịch sử đã hất đổ hết lầu son gác tía, đẩyNguyễn Du vào cuộc sống lay lắt, tha hương, tận cùng khổ cực của dân đen Conngười đã từng khao khát một sự nghiệp vẫy vùng cho phỉ chí ấy rút cục phải chấpnhận cuộc đời triền miên buồn chán, không có lấy một hoạt động say sưa và nhấtquán vì lí tưởng nào cả Tố Như đã sống như một người dân thường giữa thế gian,nhìn đời bằng con mắt của người đứng giữa dông tố cuộc đời Từ chính những điềutrông thấy mà đau đớn lòng, nhà thơ đã cầm bút viết lên những vần thơ huyết lệ,thấm quyện nỗi đau của Người, và của mình; khóc cho người và cho mình Chínhđiều đó khiến các tác phẩm của ông hàm chứa chiều sâu chưa từng có trong thơ văndân tộc Hiện thực bể dâu cuộc đời được phản chiếu chân thực, cụ thể qua từng phậnngười nhỏ nhoi mà nỗi đau đớn, oan khuất đã lay động đến tận trời xanh Đó là
những hài nhi Lỗi giờ sinh lìa mẹ, lìa cha; những người buôn thúng bán bưng Đòn
gánh tre chín rạn hai vai; những người đàn bà màn lan trướng huệ Gặp cơn thay đổi
Trang 20sơn hà/ mảnh thân chiếc lá biết là về đâu (Văn tế thập loại chúng sinh); những
khách má hồng truân chuyên như Thúy Kiều (Đoạn trường tân thanh); người ca nữ đất Long Thành (Long Thành cầm giả ca) hay nàng Tiểu Thanh trong bài thơ Độc
Tiểu Thanh kí
Ví dụ 5: Với đề văn: Có ý kiến cho rằng: cảm xúc trong thơ trữ tình vừa tươi
mới vừa đầy tính chiêm nghiệm
Anh, chị hãy bình luận ý kiến trên và làm sáng tỏ ý kiến đó qua bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Đoạn phân tích diện, có thể viết:
Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu vẫn được khám phá, cảm nhận theo một cách
riêng và đặc biệt tươi mới Nó không là cảnh sông dài, trời rộng ảo não trong thơ Huy Cận; nó cũng không phải là giậu mồng tơi, hoa xoan, giàn giầu, cây cau như trong thơ Nguyễn Bính hay nó cũng không đầy bóng trăng ma quái trong thơ của
Hàn Mặc Tử…
2.2.2 Phân tích theo điểm
Phân tích theo điểm nghĩa là dừng lại ở 2 đến 3 dẫn chứng mà mình thấy tâmđắc nhất hoặc đề giới hạn để phân tích sâu để làm rõ vấn đề Cần chú ý tới việc tưduy lại tác phẩm theo định hướng của đề, làm sáng tỏ vấn đề được nhắc tới trong đềchứ không phân tích lại tất cả những gì mình biết về nó
Ví dụ 1: Đoạn phân tích dẫn chứng điểm cho đề văn: Cuộc bể dâu mà con người nhìn thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong trái tim của người nghệ sĩ (Tố
Trang 21những điều mắt thấy tai nghe của một nhân chứng sống, mà còn bằng nỗi đau lớn,ngấm sâu vào lòng, ám ảnh, day dứt của một người trong cuộc Vì thế, ông hiểuthẳm sâu trong con người, trước ranh giới sự sống và cái chết là niềm khát khao
được sống “Miễn là không ngỏm trong mùa khô”; là sự cật vấn lương tâm: Con
người học được gì về lòng nhân ái, về nhân tính trong chiến tranh, qua những cuộc
bắn giết đồng loại? Ông nhìn thấy: Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt…
Bên cạnh việc hiểu, đồng cảm với những gì bình thường nhất, thậm chí hèn yếu
nhất của con người, Bảo Ninh nhờ máu trong tim đã hiểu được giá trị tình yêu – thứ
mà không cuộc dâu bể nào có thể nhấn chìm Dù không nhiều, dù bị nỗi sợ, nỗi locủa chiến tranh lấn át, sức mạnh tình yêu vẫn len lỏi đâu đó, nở thành đóa hoaxương rồng giữa sa mạc nhuốm máu Từ Hạnh, người đã cho Kiên những rối loạncảm xúc đầu đời; đến Hòa, người giao liên hi sinh trên chiến trường để đồng độiđược sống sót; rồi Hiền, người chiến binh tàn tật sống vội vã với Kiên một đêm dư
âm cuối cùng, dư âm muộn màng của những ngày giã từ cuộc chiến; đến người đàn
bà câm là hầm trú ẩn của Kiên trong giây phút hoang mang, cô độc nhất của tâmhồn thời hậu chiến Và sau cùng là Phương, người đàn bà hữu hình hay vô hình đã
lôi Kiên khỏi bàn tay thần chết và trói anh mãi mãi với tình yêu Những người phụ
nữ đó đã không nắm vận mệnh một ai, họ là vận mệnh, họ là định mệnh.
Ví dụ 2: Với đề văn: Có ý kiến cho rằng: cảm xúc trong thơ trữ tình vừa tươi
mới vừa đầy tính chiêm nghiệm
Anh, chị hãy bình luận ý kiến trên và làm sáng tỏ ý kiến đó qua bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Khu vườn xuân trong Vội vàng quả thực đã được nhìn bằng cảm xúc tươi mới.
Vì vậy, cái thiên đường ấy lên hương, lên nhạc, lên sắc và lên cả tình nữa Toàn bộcảnh vật như một bàn tiệc của tạo hóa, tươi mới, hấp dẫn và quyến rũ như một người
tình khêu gợi, đắm say Và thi sĩ của chúng ta cũng hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình, yêu thiên nhiên hay thực chất là tình tự với thiên nhiên (Nguyễn Đăng Mạnh) Có lẽ trước Xuân Diệu và trong thơ Việt Nam sau này, người yêu thơ chưa bao giờ được biết đến cảm giác Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.