CHUYÊN ĐỀ THAM GIA HỘI THẢO NĂM 2019ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN... Dạng đề NLVHtrong đề thi học sinh giỏi t
Trang 1CHUYÊN ĐỀ THAM GIA HỘI THẢO NĂM 2019
ĐỀ TÀI:
RÈN KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
I Lí do chọn đề tài
1 Môn Ngữ văn trong chương trình phổ thông chính là bộ môn quan trọng hìnhthành năng lực ngôn ngữ, bên cạnh bồi dưỡng khả năng cảm thụ nghệ thuật cho họcsinh Học sinh sẽ có đầy đủ kỹ năng, kiến thức để tạo lập các văn bản nói hoặc viết
sử dụng trong học thuật, làm việc và cuộc sống Để làm được điều đó,dạy và rèn kĩnăng làm văn là một khâu quan trọng có ý nghĩa thực tiễn không thể phủ nhậnbêncạnh việc giảng dạy và cung cấp kiến thức văn học cho học sinh Từ kiến thức họcsinh lĩnh hội qua bài giảng của thầy cô, qua các tài liệu tham khảo mà các em tựhọc đến một bài văn nghị luận hoàn chỉnh là cả một quá trình rèn luyện công phu,nghiêm túc đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của cả thầy lẫn trò Đối với học sinh chuyênvăn, việc rèn kĩ năng làm văn càng quan trọng, đòi hỏi sự dày công của mỗi mộtgiáo viên dạy chuyên
2 Xuất phát từ cấu trúc của đề thi học sinh giỏi tỉnh, quốc gia môn Ngữ văn, câunghị luận văn học chiếm tỉ trọng lớn về thời gian và điểm đánh giá Dạng đề NLVHtrong đề thi học sinh giỏi thường là nghị luận ý kiến bàn về văn học, vấn đề đượcđưa ra có tính lí luận văn học sâu sắc.Để làm sáng tỏ các nhận định trên học sinhcần có ngữ liệu phân tích là các tác phẩm văn học Chúng tôi thấy rằng xu hướng ra
đề nhằm giúp phát huy sự sáng tạo, năng lực cảm thụ của học sinh người viếtthường không giới hạn ngữ liệu cần phân tích, hoặc định hướng có tính chất mở đòihỏi học sinh cần tinh nhạy trong việc chọn ngữ liệu phân tích làm nên màu sắc chobài văn của mình Chọn dẫn chứng thế nào giữa vô vàn tác phẩm văn học Việt Nam
và nước ngoài, văn học dân gian và văn học viết, văn học trung đại và hiện đại ,
Trang 3phân tích khía cạnh gì của dẫn chứng được chọn tất cả đòi hỏi học sinh giải quyếtyêu cầu một cách có ý thức chứ không chỉ là cảm tính.
3 Nội dung bài văn nghị luận được tạo nên bởi những lí lẽ và dẫn chứng Nếu như
lí lẽ nghiêng về việc làm cho người đọc hiểu, thì dẫn chứng thiên về phía làm chongười đọc tin Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng sẽ thành lập luậnthuyết phục Như vậy, lí lẽ hay dẫn chứng, phân tích hay chứng minh đều có tầmquan trọng như nhau.Để giải quyết yêu cầu của các đề thi chọn học sinh giỏi quốcgia môn ngữ văn, học sinh phải vận dụng rất nhiều các thao tác lập luận trong vănnghị luận, trong đó không thể không sử dụng thao tác phân tích, chứng minh đểđảm bảo tốt điều này cần có sự lựa chọn ngữ liệu phân tích tốt Đây là một phầnchiếm dung lượng lớn về kiến thức trong bài, có vai trò định hướng quan trọng đốivới việc triển khai và giải quyết vấn đề ở phần bình luận Nói cách khác, nếu chọndẫn chứng, ngữ liệu phân tích, chứng minh không đúng yêu cầu của đề, không tiêubiểu bài viết sẽ dẫn đến lạc đề, xa đề hoặc sơ sài, không thuyết phục Như vậy, thựchiện tốt thao tác chọn ngữ liệu, phân tích chứng minh thuyết phục sẽ giúp bài văntriển khai đúng hướng, bàn luận vấn đề một cách toàn diện
4 Qua thực tế giảng dạy và quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT
chuyên, chúng tôi nhận thấy vấn đề Rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi Ngữ vănlà một vấn đề có ý
nghĩa thực tiễn quan trọng, góp phần củng cố và nâng cao kĩ năng viết phần phântích, chứng minh trong bài làm của học sinh, đáp ứng yêu cầu của kì thi học sinhgiỏi các cấp Đề tài này góp phần đem đến cho các giáo viên và học sinh chuyênvăn một định hướng về phương pháp rèn kĩ năng làm văn, từ đó vận dụng chuyên
đề vào thực tế dạy, học và làm văn sao cho có hiệu quả
Trang 4II Mục đích nghiên cứu.
1 Xây dựng cách thức rèn kĩ năng chọn dẫn chứng, phân tích dẫn chứngcho bàivăn nghị luận văn họccho học sinh giỏi văn
2 Vận dụng lí thuyết, hình thành và định hướng hệ thống đề luyện tập, thựchành viết và sửa lỗi phần chọn ngữ liệu phân tích trong đề văn đáp ứng yêu cầu bàivăn học sinh giỏi
III Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bàinghị luận văn học dành cho học sinh ở các lớp chuyên văn
IV Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung vào vấn đề rèn luyện cho học sinh giỏi văn ở các lớpchuyên và học sinh đội tuyển quốc gia kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trongcác bài nghị luận văn học Đây được coi là yêu cầu không thể thiếu trong kĩ nănglàm văn nghị luận
Trang 5B PHẦN NỘI DUNG
Phần I: Giới thuyết chung
I.1.Đặc trưng dạy và học của HS chuyên Văn
Học sinh chuyên là những học sinh giỏi được tuyển chọn qua kỳ thi tuyển vàotrường THPT chuyên để đào tạo chuyên sâu ở một môn học nào đó (mônchuyên).Vì vậy, học sinh học các lớp chuyên Văn trước hết phải đạt được nhữngyêu cầu về kiến thức và kĩ năng chung của môn Ngữ Văn Quan trọng hơn hết, họcsinh các lớp chuyên Văn cần phải đáp ứng thêm một số yêu cầu khác cao hơn, sâuhơn về môn học này so với học sinh phổ thông Bởi vì theo quan niệm chung củamột số nước phát triển “học sinh giỏi” (gifted student) là những học sinh chứngminh được trí tuệ ở trình độ cao, có khả năng sáng tạo, thể hiện một động cơ họctập mãnh liệt, đạt thành tích xuất sắc trong lĩnh vực lí thuyết/ khoa học; nhữngngười cần một sự giáo dục đặc biệt hoặc sự phục vụ đặc biệt để đạt được trình độtương ứng với năng lực của họ (Đỗ Ngọc Thống, Tài liệu chuyên Văn, NXB Giáodục)
Vì những yêu cầu đó, học sinh chuyên Văn không chỉ đáp ứng những yêu cầu
cơ bản của môn Ngữ Văn mà còn phải có khả năng cảm thụ văn học sâu sắc,phương pháp nghiên cứu văn học khoa học, đặc biệt có năng khiếu văn chương,chất văn riêng của mình
Trong quá trình học tập môn Văn chuyên, học sinh phải thể hiện được khảnăng thẩm mĩ, cảm thụ văn chương; quá trình học văn - viết văn cũng chính là cáchrèn luyện, bày tỏ thế giới quan của mình về cuộc đời, con người, về mục đích, lốisống… Những điều đó không có trong sách vở mà cần phải có sự trải nghiệm của
Trang 6chủ thể, sự rèn luyện, trau dồi thường xuyên, liên tục bằng nhiều con đường: tựhọc, tự đọc sách, luyện viết, kết hợp với công tác bồi dưỡng của giáo viên
Ở học sinh chuyên Văn, để viết được bài văn hay, có chất văn, đáp ứng nhữngyêu cầu của kì thi học sinh giỏi tỉnh, khu vực, quốc gia, … đòi hỏi kiến thức và kĩnăng của học sinh chuyên Vănphát triển mức độ cao về kiến thức lí luận văn học,kinh nghiệm sống, vốn tích lũy văn chương, kĩ năng làm bài, năng lực thẩm mĩ…Qua quá trình giảng dạy, có thể thấy học sinh chuyên Văn thường có đức tínhsay mê tự học: miệt mài tự học, tự đọc; số lượng sách văn học, sách lí luận cần đọctương đối nhiều và khó, đòi hỏi các em phải vận dụng nhiều mức độ đọc, dànhnhiều thời gian cho quá trình đọc – ghi chép tích lũy – thẩm thấu – vận dụng linhhoạt các kiến thức đã đọc khi làm văn
Giáo viên dạy học Ngữ Văn ở các lớp chuyên là một bộ phận ưu tú của các địaphương - những người cần đi trước một bước trong nhận thức và thực hiện các tưtưởng đổi mới trong văn học; cũng đồng thời là những người rất cần phải quan tâmđến xu hướng chung của quốc tế, nắm bắt được những thay đổi theo chiều hướngtích cực để điều chỉnh, vận dụng vào công việc nghiên cứu và dạy học hằng ngàycủa chính mình
Với một đối tượng học sinh như trên, rõ ràng cần có một nội dung và phươngpháp dạy học đặc biệt tương ứng mới có thể phát huy được hết khả năng tiềm ẩn ởđối tượng ấy Đòi hỏi phải đảm bảo cho học sinh chuyên Văn hệ thống kiến thức cơbản, chính xác về tác phẩm văn học, kiến thức về văn học sử, lí luận văn học…,Hướng dẫn, bồi dưỡng học sinh có năng lực tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bảnđàm bảo tính khoa học, sâu sắc, có chất văn, lập luận sắc sảo, chặt chẽ
Ngoài ra, quá trình bồi dưỡng, dạy học môn Văn chuyên còn là quá trình thắplửa, truyền cảm hứng, khơi gợi sự tò mò thưởng thức cái đẹp, cảm thụ cái đẹp vàđánh giá cái đẹp cho học sinh Khi đó, người học sẽ sống cùng tác phẩm văn
Trang 7chương và chuyển hóa cái đẹp của tác phẩm thành cái đẹp trong lòng mình, thànhtài sản tinh thần của mình Đó là quá trình “ đồng sáng tạo” cùng tác giả để tạo ranhững bài văn hay giàu “chất văn” của học sinh chuyên Văn.
Như vậy, trong quá trình dạy – học môn Văn chuyên, giáo viên cần nỗ lực tìmtòi, vận dụng các phương pháp dạy học để rèn luyện cho học sinh chuyên năng lựcthẩm mĩ Trong đó có cả yếu tố cảm xúc (rung động thẩm mĩ) và yếu tố lí trí (nhậnxét, đánh giá,…); hai yếu tố này thường gắn bó, hòa quyện với nhau trong quá trìnhngười học tiếp xúc với vẻ đẹp của văn chương và tiếng Việt
Dạy học môn Văn chuyên chính là công việc phát triển năng lực thẩm mĩ chohọc sinh - ở đây chính là bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về cả hai mặt cảm xúc và lí tríqua các khâu phát hiện cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, đánh giá cái đẹp,… Để phát triểntốt năng lực thẩm mĩ, cần hướng vào người học là chủ yếu chứ không phải hướngvào tác phẩm hay văn bản như cách dạy truyền thống trước đây; từ đó có thể mở ra
cơ hội và tạo điều kiện thuận lợi để người học khám phá và thưởng thức vẻ đẹp củatác phẩm văn chương
I.2.Đặc trưng của kiểu bài nghị luận văn học
I.2.1 Khái niệm văn nghị luận văn học
“Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ đểbàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạođức) Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ Luận là bàn vềđúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân
lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình Sức mạnh của vănnghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suynghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận Vận dụng các thao tác như giảithích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh…” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập2)
Trang 8Như vậy, nghị luận là bàn bạc đánh giá một vấn đề Văn nghị luận là dạng bàivăn người viết bàn bạc, trao đổi ý kiến, trình bày quan điểm, thái độ của mình vềmột vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe chấp nhận, đồng tình vớiquan điểm của mình Để thực hiện điều này, người viết phải vận dụng hợp lí, nhuầnnhuyễn các thao tác lập luận như giải thích, chứng minh, lập luận, bác bỏ, sosánh… Văn nghị luận có tính khoa học, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp bêncạnh khả năng diễn đạt, cảm thụ Nhìn từ đề tài, đối tượng nghị luận, có thể chiavăn nghị luận thành hai loại lớn: nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Trong đó, nghị luận văn học là những bài văn về các vấn đề văn chương –nghệ thuật Đây là dạng đề phổ biến và cơ bản trong chương trình Ngữ Văn THPT.Đối tượng của dạng bài này là một vấn đề văn học hoặc lí luận văn học Đó có thể
là một nhân vật văn học, giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm; đặc điểmnổi bật của một khuynh hướng, trào lưu, giai đoạn văn học; cũng có thể là một vấn
đề lí luận về nhà văn, quá trình sáng tác, phong cách tác giả, tiếp nhận văn học…
I.2.2 Đặc điểm của vănnghị luận văn học
- Kiểu bài nghị luận văn học hai dạng đề cơ bản: Nghị luận về một tác phẩmvăn học và nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Nghị luận về tác phẩm văn học Dạng đề này nhằm kiểm tra năng lực cảm
thụ văn học (hiểu, phân tích, lí giải, bình giá…) của người viết Đối tượng cảm thụ
có thể là bài thơ/đoạn thơ, khía cạnh của bài thơ/đoạn thơ, truyện, kịch hoặc vănnghị luận; có thể là toàn bộ tác phẩm, nhưng cũng có thể là một đoạn trích
Ví dụ:
-“Cái tôi” của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng
-Cảm hứng vũ trụ và nỗi sầu nhân thế trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.-Nghệ thuật Thơ mới qua những câu thơ sau:
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trang 9Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá…
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
(Xuân Diệu, Đây mùa thu tới)
- Cảm nhận của anh (chị) về đoạn văn sau:
Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn sayrất dài Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồbuồn Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc Hay là đói rượu? Nghĩ đếnrượu, hắn hơi rùng mình Ruột gan nôn nao lên một tí Hắn sợ rượu cũng nhưnhững người ốm thường sợ cơm Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếngcười nói của những người đi chợ.Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá Nhữngtiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi
là buồn!
(Nam Cao, Chí Phèo)
Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Đối tượng bàn luận ở đây có thể là
một nhận định về văn học sử, về nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm; hoặc một ýkiến về lí luận văn học
Trang 10-Bàn về sự nghiệp của Xuân Diệu, Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “Nhìnmột cách tổng quát, toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu, thấy có một tưtưởng chi phối tất cả, ấy là niềm khát khao giao cảm với đời – cuộc đời hiểu theonghĩa chân thật và trần thế nhất”.
-Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Xuân Diệu viết:
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
(Cảm xúc)Sau Cách mạng ông viết:
Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi,Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu, Tôi sống với cuộc đời chiến đấuCủa triệu người yêu dấu gian lao
(Những đêm hành quân)Anh (chị) hãy bình luận sự thay đổi quan niệm của Xuân Diệu về mối quan hệgiữa nhà thơ và hiện thực cuộc sống
- Nhà phê bình Belinsky viết: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả
cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hoặc lời ca tụnghân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc không trả lời những câu hỏi đó”.(Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 1993, trang 62)
Trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT, đặc biệt là giảng dạy mônchuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi, ngoài việc trang bị kiến thức thì việc rèn kĩnăng nghị luận văn học có vai trò vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định chấtlượng và hiệu quả của công tác giảng dạy Việc hình thành và rèn luyện kỹ năngnghị luận văn học cho học sinh là phương pháp giúp học sinh có khả năng vận
Trang 11dụng tri thức, hiểu biết về các vấn đề của văn học và đời sống vào giải quyết cácyêu cầu thực tế của các dạng đề nghị luận.
- Những yêu cầu của một bài nghị luận văn học
Để tạo lập được một văn bản nghị luận, cần lưu ý tới những yêu cầu cơ bản vềnội dung và hình thức:
+ Về nội dung tư tưởng, bài văn nghị luận cần nêu được vấn đề mới mẻ, sâusắc, có ý nghĩa, thể hiện những tư tưởng, lí tưởng nhân văn cao đẹp của conngười Văn nghị luận cần có tình cảm lớn làm thành mạch chìm của văn bản,thiếu tình cảm lớn thì văn nghị luận trở nên khô khan, dù lí lẽ có sắc bén cũngkhó đi đến được với trái tim con người
+ Văn nghị luận đòi hỏi sự chặt chẽ của lập luận, sự xác đáng của luận cứ, sựchính xác, tinh tế của lời văn; đạt tới yêu cầu thấu lí đạt tình, không chỉ thuyết phụcngười ta bằng cách nêu vấn đề, cách luận giải sắc sảo, chặt chẽ mà còn tác động cảtới tình cảm của người đọc (người nghe)
+ Đảm bảo kiến thức mang màu sắc chính trị - xã hội: những hiểu biết vềchính trị, xã hội: những hiểu biết về chính trị - pháp luật, những kiến thức cơ bản
về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, tâm lí - xã hội
+Đảm bảo sự trong sáng trong diễn đạt Lời văn nghị luận cần tự nhiên, linhhoạt, giản dị, tối kị dùng những từ ngữ xa lạ, những từ ngữ mình không hiểu, hoặcđưa từ ngữ bằng tiếng nước ngoài vào bài văn một cách không cần thiết
+ Có kĩ năng lựa chọn và sử dụng dẫn chứng : là việchuy động dẫn chứng,chọn dẫn chứng cho phong phú, đa dạng và sử dụng hiệu quả Kĩ năng trích dẫndẫn chứng :yêu cầu dẫn chứng phải chính xác; dẫn chứng phải đủ trong phạm viyêu cầu của đề về tư tiệu; dẫn chứng phải tiêu biểu, xác đáng, có tính mới Khi lấydẫn chứng cần chú ý đến tính hệ thống, sắp xếp theo trục thời gian tuyến tính,không gian từ xa đến gần
Trang 12- Những lỗi thường gặp khi làm bài nghị luận văn học:
Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy khi làm bài nghị luận văn học, họcsinh hay mắc phải những lỗi sau đây:
Xác định sai vấn đề nghị luận/ dạng đề nghị luận dẫn đến hệ thống luận điểmsai, không đi vào trọng tâm đề bài yêu cầu
Kĩ năng, thao tác làm bài còn yếu, chưa biết cách phân bố thời gian dẫn đếnbài văn “đầu voi đuôi chuột”, không cân đối độ dài các phần
Trong bài làm còn ôm đồm kiến thức, hệ thống dẫn chứng chưa thuyết phục,tiêu biểu
Lỗi về kiến thức văn học sử: lẫn lộn thời kì sáng tác và các tác phẩm của cáctác gia, lẫn lộn các giai đoạn, các thời kì trong tiến trình phát triển của lịch sử vănhọc dân tộc, không nắm được đặc điểm, nguồn gốc và hoàn cảnh ra đời của mộttrào lưu văn học, một xu hướng văn học, không nắm được hoàn cảnh ra đời và tácđộng của hoàn cảnh đó đối với tác phẩm
Lỗi về kiến thức lí luận văn học: không nắm chắc nội dung khái niệm và thuậtngữ lí luận văn học nên sử dụng thiếu chính xác, khả năng vận dụng kiến thức líluận văn học vào bài kém hiệu quả, vụng về, thiếu sức thuyết phục
I.3 Dẫn chứng trong bài văn nghị luận
Đối với bất cứ dạng văn nghị luận nào, dù nghị luận văn học hay nghị luận xãhội, dẫn chứng có vai trò vô cùng quan trọng Trong bài văn nghị luận, dẫn chứng
và lí lẽ là hai bộ phận cấu thành luận điểm và làm tăng thêm tính thuyết phục, hấpdẫn cho hệ thống lập luận
Nếu không có dẫn chứng, những lí lẽ được đưa ra dù hay và sắc sảo đến đâu thìvẫn không đủ sức thuyết phục và không thể tác động mạnh mẽ đến người đọc,người nghe Bài văn nghị luận sẽ trở thành những lời bàn luận mang tính chất lànhững khái niệm, lí thuyết suông
Trang 13Dẫn chứng và lí lẽ là hai yếu tố quan trọng tạo nên luận cứ trong bài văn nghịluận Tuy nhiên, học sinh thường mắc một số lỗi không đáng có trong quá trìnhchọn lọc dẫn chứng trong văn nghị luận:
– Thường trích dẫn sai dẫn chứng, làm ảnh hưởng đến tính xác thực của văn bảnnghị luận
– Đưa dẫn chứng không kết hợp với việc phân tích dẫn chứng, khiến lí lẽ đưa ra trởnên hời hợt và không sâu sắc
– Chọn lọc dẫn chứng không tiêu biểu nên không làm sáng rõ được vấn đề cần nghịluận
– Đưa những dẫn chứng quá quen thuộc, không mới mẻ làm giảm đi tính hấp dẫncủa văn bản nghị luận
– Trong bài có quá ít dẫn chứng dẫn đến không đủ sức thuyết phục cho luận điểm.Hoặc đưa quá nhiều dẫn chứng vào bài khiến bài văn lan man, sáo rỗng và khôngsâu sắc
Những lưu ý khi đưa dẫn chứng trong văn nghị luận
Dẫn chứng có vai trò quan trọng Tuy nhiên khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghịluận, học sinh cần lưu ý những vấn đề sau:
– Thứ nhất, khi chọn lọc dẫn chứng trong văn nghị luận phải đảm bảo sự chính xácNếu không đảm bảo được yếu tố chính xác, dẫn chứng sẽ không làm sáng rõ đượcluận điểm Đối với dẫn chứng là thơ, người viết cần trích dẫn đúng nguyên văn.Đối với văn xuôi thì tóm lược ý nhưng cần đảm bảo tính chính xác về nội dung, tácgiả, tác phẩm Có không ít trường hợp trích dẫn sai dẫn chứng, chẳng hạn nhưtrường hợp trích dẫn ngữ liệu từ bài thơ “Tràng giang” của tác giả Huy Cận: Nắngxuống, trời lên cao chót vót (Đúng phải là Nắng xuống, trời lên sâu chót vót); hoặcnhầm lẫn về chi tiết, cốt truyện trong “Vợ chồng A Phủ”: Mị vốn là người yêu của
A Phủ nhưng bị A Sử bắt về làm vợ
Trang 14Những sai sót này ảnh hưởng không nhỏ đến tính thuyết phục của bài văn nghịluận Do đó, chúng ta cần nắm dẫn chứng một cách chính xác, rõ ràng.
Lấy dẫn chứng trong văn nghị luận phải đảm bảo sự chính xác
– Thứ hai, khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận phải đảm bảo yếu tố cần và đủBài văn nghị luận cần có nhiều hơn một dẫn chứng Lấy quá ít dẫn chứng thì vấn đềnghị luận sẽ không được làm sáng tỏ Bên cạnh những dẫn chứng mang tính chấtbản lề và bắt buộc, người viết cần liên hệ thêm những dẫn chứng để có sự liên hệ,
so sánh Tuy nhiên, nếu đưa quá nhiều dẫn chứng vào bài sẽ khiến bài văn nghịluận bị loãng Bởi vậy, khi đưa dẫn chứng vào bài cần lưu ý yếu tố cần và đủ,không thiếu dẫn chứng nhưng cũng không có quá nhiều dẫn chứng Việc đưa dẫnchứng tùy thuộc vào việc có bao nhiêu vấn đề được nêu ra trong luận điểm Thôngthường, với mỗi một lí lẽ, người viết cần đưa ra ít nhất một dẫn chứng đi kèm.– Thứ ba, khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận phải đảm bảo tính điển hình,tiêu biểu
Ngoài việc đưa dẫn chứng phong phú, người viết còn cần biết chọn lọc dẫn chứng,
ưu tiên những dẫn chứng điển hình và tiêu biểu Thông thường, học sinh thườngchọn những dẫn chứng quen thuộc Chẳng hạn như khi bàn luận về vấn đề “Nghịlực sống vượt lên trên hoàn cảnh”, học sinh thường lấy những dẫn chứng về thầygiáo Nguyễn Ngọc Kí kiên trì luyện viết chữ bằng chân Hay Mạc Đĩnh Chi bắtđom đóm cho vào vỏ trứng, lấy ánh sáng học bài Rõ ràng, những dẫn chứng nàyđều đúng Nhưng vì đã quá quen thuộc nên sẽ không tạo ra được tính hấp dẫn chobài văn
Người viết nên sử dụng những dẫn chứng mới mẻ hơn Chẳng hạn như câu chuyện
về Nic Vujicic- tấm gương vượt khó, dù sinh ra không có tay chân nhưng vẫn mạnh
mẽ vượt lên để trở thành diễn giả nổi tiếng Rõ ràng dẫn chứng này sẽ truyền thêmcảm hứng cho rất nhiều người Như vậy, chúng ta nên chọn lọc những dẫn chứng
Trang 15mới mẻ thông qua việc thường xuyên tìm hiểu và cập nhật các thông tin về đờisống văn hóa- xã hội.
– Thứ tư, khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận phải kết hợp với việc phân tíchdẫn chứng
Khi đưa dẫn chứng vào bài, cần kết hợp với việc phân tích, đánh giá dẫn chứng.Thao tác này sẽ khiến cho dẫn chứng phát huy hết vai trò, hiệu quả Nếu khôngphân tích, đánh giá, bài văn sẽ trở nên hời hợt, sáo rỗng Không sâu sắc và đủ sứctác động đến người đọc Để làm được điều này, người viết cần hiểu đúng, đánh giáđúng và cảm thụ đúng về giá trị của dẫn chứng
– Thứ năm, khi đưa dẫn chứng trong văn nghị luận cần đảm bảo tính logic và hệthống
Khi đưa dẫn chứng trong văn nghị luận, người viết cần đảm bảo tính hệ thống.Nghĩa là các dẫn chứng phải được sắp xếp theo một trình tự, quy luật nhất định Ví
dụ như việc sắp xếp dẫn chứng theo trục thời gian tuyến tính (từ lịch sử, quá khứđến thời điểm hiện tại) Hoặc theo chiều không gian (từ rộng đến hẹp, từ xa đếngần,… hoặc ngược lại) Tính hệ thống sẽ giúp cho người viết tránh được tình trạngđưa dẫn chứng một cách tràn lan và mất kiểm soát
Phần II: Một số phương pháp tổ chức dạy học
II.1 Một số hình thức, phương pháp dạy học hỗ trợ rèn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong kiểu bài NLVH
II.1.1 Phương pháp thảo luận nhóm kết hợp các kĩ thuật DH tích cực
Như đã biết: “Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó
HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giớihạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và
Trang 16hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giátrước toàn lớp.” [1].
Trong học tập, không phải mọi kiến thức, tài năng, thái độ hoài nghi đềuđược hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môi trường tiếpxúc với nhau giữa thầy – trò , trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cánhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung Thông qua học hỏi, đàm luận, tranh luậntrong tập thể, quan điểm mỗi cá nhân được bộc lộ, người học tự tin tuyên bố haybác bỏ, qua đó nâng mình lên một trình độ mới
Trước tiên, cùng lí giải vì sao phương pháp thảo luận nhóm lại có thể hỗ trợrèn luyện kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong kiểu bài NLVH:
“Đọc sai” là một hiện tượng quy luật trong quá trình tiếp nhận văn bản nghệthuật Nguyên nhân căn cốt của vấn đề “đọc sai” là ở chỗ chất liệu của văn chương
là ngôn ngữ, mà bản chất của ngôn ngữ chính là đa âm và đa nghĩa Sự đa nghĩacủa ngôn ngữ đã dẫn người đọc đi theo những con đường khác nhau, vì vậy ngườiđọc dễ đi đến kết quả sai Vì lẽ đó, tùy năng lực, tùy tư duy của từng người đọc, họ
sẽ tìm cách tái tạo bức tranh ngôn ngữ để từ đó xây dựng bức tranh thế giới theonhững cách khác nhau Nguyên nhân thứ hai nằm ở tính hình tượng hóa sinh động,không ít lần đã khiến độc giả đồng nhất hình tượng trong tác phẩm với các hiệntượng ngoài đời sống Vì vậy mới có chuyện, khi Cánh đồng bất tận của NguyễnNgọc Tư ra đời, có một anh cán bộ ở Cà Mau phát biểu rằng mình không thích tácphẩm vì câu chuyện về mối quan hệ gia đình, cha con trong truyện này phản ánhkhông đúng cuộc sống, tâm tư của người dân Cà Mau…Nhưng một vấn đề quantrọng không kém cũng có thể dẫn đến hiện tượng đọc sai là do yếu tố ngữcảnh Yếu tố ngữ cảnh xuất phát từ các vấn đề tâm lí, sinh lí, giới tính, lứa tuổi, xãhội, thời đại… Bởi chính hiện tượng “đọc sai” tồn tại như một quy luật tất yếu, thế
Trang 17nên trong quá trình HS đọc tác phẩm trong SGK và hệ thống văn bản mở rộng,người GV cần lưu ý sự chi phối của quá trình “đọc sai” đến việc chọn lựa và phântích dẫn chứng của HS Việc tổ chức thảo luận nhóm theo các kĩ thuật DH tích cực,hiện đại sẽ góp phần tạo ra môi trường tương tác ý tưởng và giúp các HS tiếp cậnđược trường tiếp nhận riêng từ bạn học Phương pháp thảo luận nhóm suy cho cùng
là một cách thức học tập phát huy được tiềm năng và ưu điểm của phương thức
“đọc sai”, cũng như tạo ra môi trường thích hợp để HS rèn luyện kĩ năng chọn lựadẫn chứng trọng tâm, kĩ năng so sánh đối chiếu các phương thức phân tích khácnhau
Có rất nhiều hình thức làm nhóm phối hợp với kĩ thuật dạy học tích cực mànhững nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhằm dạy học sinh không chỉ tiếp thukiến thức tốt mà còn phát triển năng lực Điều quan trọng là giáo viên linh hoạt tuỳtheo bài học để chọn kĩ thuật phù hợp
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên
và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quátrình dạy học Các kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạyhọc Một số kĩ thuật DH hiện đại được sử dụng phổ biến là: Kĩ thuật mảnh ghép,
KT khăn trải bàn, KT ổ bi, KT tia chớp, KT bể cá, KT phòng tranh, KT chia sẻnhóm đôi, KT Kipling (Phát huy hiệu quả đặc biệt ở thao tác đọc lấy thông tintrong quá trình đọc hiểu văn bản văn học), KT KWL, KT đọc tích cực, KT/Phươngpháp đóng vai,v.v…
Ví dụ minh họa: Chuyên đề Kĩ năng So sánh văn học – Chương trình Ngữ
văn Chuyên lớp 10 HK 2
-Hình thức: HS làm việc nhóm
Trang 18-Kĩ thuật DH:Nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm.
-Mục tiêu của bài học là HS tiến hành So sánh để nhận ra những điểm khácnhau giữa nghị luận so sánh và các dạng nghị luận khác.Từ việc chỉ ra điểm giống
và khác nhau của đối tượng so sánh, đi đến lí giải nguyên nhân sự khác nhau củacác hiện tượng văn học
-Trong phần hoạt động Thực hành hoạt động so sánh, HS cần chọn và phân
tích ngữ liệu làm sao để giải quyết yêu cầu: Phân tích điểm giống và khác nhau giữa sử thi Ô đi xê và sử thi Đăm Săn.
-Nhiệm vụ của các nhóm
+ Nhóm 1, Nhóm 2:Làm rõ điểm giống nhau (kết hợp lí giải)+ Nhóm 3, Nhóm 4: Làm rõ điểm khác nhau (kết hợp lí giải)
-Cách thức thực hiện:
+ Hai hoặc ba dãy tạo thành một nhóm
+Thời gian thảo luận và ghi lên giấy là 6 phút Sau khi hết giờ, HSlần lượt dán kết quả lên bảng và trình bày
-Kết quả tập hợp dẫn chứng của HS:
*Giống nhau:
+Đều là anh hùng sử thi: hội tụ phẩm chất tốt đẹp và ước mơ của cộng đồng
• Đăm Săn: Sức mạnh phi thường, nhân cách cao đẹp ; Thể hiện ước
mơ cuộc sống thịnh vượng
• Uy lít xơ: mạnh mẽ, tài trí ; ước vọng cuộc sống ổn định, khám phávùng đất mới, ước mơ trở về quê hương của những kẻ tha phương
+Xây dựng nhân vật: hành động, đối thoại => Dựng cảnh: màn kịch đầy căngthẳng, hấp dẫn
+Con người sánh ngang thần linh => Tự chủ (Tư duy thần thoại >Sử thi)
+Biểu tượng tượng trưng tình yêu: Miếng trầu của Hơ nhị; Chiếc giường của Uy
Trang 19=>khát vọng khám phá, mởmang bờ cõi
thuộc và tôn trọng tự nhiên (tư
duy đặc trưng của văn hóa nông
nghiệp)
Chống lại những vị thần tối cao
=>Muốn chinh phục và cải tạothiên nhiên (tư duy đặc trưngvăn hóa du mục)
-Chặt cây sinh mệnh của vợ và
cầu hôn nữ thần mặt trời =>
muốn chiến thắng tập tục (vươn
-Cuộc hôn nhân chung thủy=>
Sự tiến bộ (XH nguyên
thủy >văn minh)-Chiếc giường: tượng trưng tìnhyêu, sự chung thủy, thử tháchcần thiết
-Cảnh đoàn tụ: Không gianriêng tư, ấm cúng =>Con người
cá nhân, đời tư
Trang 20Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm có thể trong một thời gian ngắn tạo
ra hiệu quả cao, HS huy động dẫn chứng đồng thời và hỗ trợ cho nhau để giải quyếtvấn đề Các dẫn chứng vừa thuộc ngữ liệu trong tác phẩm vừa huy động đến kiếnthức văn hóa phương Đông – Phương Tây (Biểu tượng, phong tục, tâm lí), đặctrưng thi pháp sử thi mang tính chất đặc thù dân tộc, v.v
Vì giới hạn của chuyên đề, chúng tôi chỉ đề xuất, trình bày hai kĩ thuật DHtích cực như những ví dụ thực tiễn có giá trị chứng minh:
* Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời”
Đây là KTDH giúp cho HS có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức đã họcthông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau: GVnêu chủ đề GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một
HS khác trả lời câu hỏi đó HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếpmột câu hỏi nữa và yêu cầu một HS khác trả lời HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lờivàđặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp, Cứ như vậy cho đến khi GV quyết định dừnghoạt động này lại
Mục đích: Kích thích, dẫn dắt học sinh suy nghĩ, khám phá ngữ liệu có sẵn
và nguồn kiến thức cá nhân
Yêu cầu câu hỏi: Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với thời gian thực
tế GV Không ghép nhiều câu hỏi cùng thành một câu hỏi móc xích, không hỏinhiều vấn đề cùng một lúc
Kĩ thuật này một số GV thường áp dụng khi day các tiết tự chọn về các tácphẩm văn học, khi cần hệ thống lại, ôn lại kiến thức cả tác phẩm Tùy theo tính chấtbài mà GVcó thể giao cho HS tự chuẩn bị câu hỏi, hoặc GV biên soạn sẵn, ghi ra
Trang 21nhiều phiếu nhỏ, gấp lại và sau câu trả lời của HS thì chính em đó tự đặt câu hỏihoặc lại gắp thăm câu hỏi cho bạn kế tiếp.
Ví dụ minh họa:Bài “Ông già và biển cả” (E Hemingway) – CT Ngữ văn
12 tập 2
Hệ thống câu hỏi để dẫn dắt HS tiếp cận với hình ảnh cá kiếm và mối quan
hệ ông lão – cá kiếm
Hệ thống câu hỏi có vấn đề:
? Em hãy tìm đoạn văn khắc họa khoảnh khắc kề cận cái chết của cá kiếm
? Em cảm nhận lần xuất hiện cuối cùng này của cá kiếm như thế nào? Qua
đó, ta có kết luận gì về thái độ của tác giả dành cho cá kiếm
? Qua hình ảnh cá kiếm, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ởđây là gì
? Theo em, tại sao một ước mơ giản dị, đời thường của ông lão đánh cá lạimang tầm vóc lí tưởng
? Sau khi đã tìm hiểu về hình tượng ông lão và cá kiếm, các em hãy chỉ ramối quan hệ giữa hai hình tượng này
? Thông qua sự cảm thông xuất hiện trong cuộc đấu giữa ông lão và con cá,đồng thời liên hệ thực tế, theo em, có lúc nào chúng ta phải tự phá hủy những thứmình yêu quý không?
? Con cá là sức mạnh của thiên nhiên, một sinh vật của tự nhiên Vậy cầnứng xử như thế nào khi phải chinh phục thiên nhiên, phải khai thác thế giới tựnhiên để phục vụ con người?
Trang 22Qua việc áp dụng kĩ thuật này trong việc dạy kiểu bài Nghị luận văn học,GV
có thể kiểm tra nhanh khả năng khai thác ngữ liệu trên văn bản của HS, đồng thờiyêu cầu HS nhanh trí xử lí các yêu cầu được đặt ra xâu chuối theo mạch giải quyếtcác chi tiết trong tác phẩm, chủ đề thông điệp và cái lí của sự phát triển tâm lí, hànhđộng nhân vật
*Kĩ thuật Viết tích cực
Kĩ thuật này có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội dung đã học, có thể sửdụng trong các tiết luyện tập kĩ năng viết để HS phản hồi cho GV về việc nắm kiếnthức của các em và những chỗ HS còn hiểu sai
Cách thực hiện :
- GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời GV cũng cóthể yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trongkhoảng thời gian nhất định
- GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp Vớinhiệm vụ viết nhằm chứng minh luận điểm, HS sẽ có nhiều cơ hội thể hiện khảnăng thu thập và phân tích dẫn chứng trong giới hạn thời gian Việc trình bày trướclớp kết quả viết tích cực cũng là một cách thức hiệu quả để GV và các HS khácquan sát cách lấy dẫn chứng cũng như những lỗi lựa chọn dẫn chứng của HS
Ví dụ minh họa : Bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận – Chương trình
Ngữ văn Nâng cao lớp 10 HK 2
-Hình thức HĐ: Làm việc cá nhân
-Kĩ thuật DH: Nêu vấn đề, gợi mở, KT viết tích cực
Trang 23-Hoạt động Luyện tập – Vận dụng – Mở rộng, GV hướng dẫn và kiểm trả HSviết đoạn văn NL văn học.
GV giao nhiệm vụ: Nhà thơ nổi tiếng người Đức Hai – nơ cho rằng: Cuộc
đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ không nên tìm ở đâu khác mà phải chính trongtác phẩm của họ.Từ việc cảm nhận một số bài thơ trong chương trình Ngữ văn 10THPT, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên
-Kết quả thu nhận: Kiểm tra 5 đoạn văn nghị luận của HS GV không chỉ tậptrung đánh giá, nhận xét về câu chủ đề, sự phù hợp của cách lập luận, tính liên kếttrong đoạn văn mà còn cần tập trung vào việc triển khai dẫn chứng có làm rõ được
vấn đề không Có thể liệt kê ở đây hai luận điểm chính mà HS tập trung khai triển,
phân tích dẫn chứng nhằm làm rõ:
+Đặc trưng của thơ là sự tự thể hiện, bộc lộ trực tiếp thế giới tinh thần nhàthơ => qua tác phẩm, người đọc nhận ra bóng dáng cuộc đời, hiểu cách nhìn, cáchcảm, lắng nghe được điệu hồn riêng của nhà thơ
+Mỗi bài thơ là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật đầy khổ hạnh vànghiêm túc tìm tòi, sáng tạo =>Tác phẩm là căn cứ đánh giá tài năng, tâm huyếtcủa nhà thơ
Nói tóm lại, phương pháp làm nhóm và việc phối kết hợp các kĩ thuật DHtích cực sẽ tạo nên môi trường thích hợp để HS rèn luyện kĩ năng chọn và phân tíchdẫn chứng trong kiểu bài nghị luận văn học
II.1.2.Phương pháp dạy học nghiên cứu tình huống và Giải quyết vấn đề
Như chúng ta đã biết, trong bối cảnh giáo dục hiện đại, giáo viên phải từngbước chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thụ kiến thức một chiều sangphương pháp dạy học mới, trong đó học sinh dưới sự tổ chức, gợi mở, dẫn dắt của
Trang 24giáo viên tự mình chiếm lĩnh bài văn, tự rút ra những kết luận, những bài học cầnthiết cho mình với sự chủ động tối đa Có như vậy, học sinh mới thấy hứng thú vàcảm thấy mình cũng là người “đồng sáng tạo” với tác giả Đối với vấn đề khai thácdẫn chứng cũng vậy, GV không liệt kê dẫn chứng có sẵn, cũng như không bắt buộc
HS chỉ khoanh vùng phạm vi tài liệu nhất định, mà GV cần gợi ý, dẫn dắt HS đếncác tình huống thực sự có vấn đề, lúc ấy, HS mới có nhu cầu phát hiện tối đa tiềmnăng ngữ liệu, vận dụng dẫn chứng làm sao để giải quyết được vấn đề (GQVĐ)
Không những vậy PPDH GQVĐ trong môn Ngữ văn còn hướng đến thựchiện hiệu quả ba phương diện của trình độ đọc (trong năng lực đọc hiểu): Thu thậpthông tin, giải thích văn bản, phân tích và đánh giá Dạy học GQVĐ không hề mâuthuẫn với thuộc tính nghệ thuật của môn ngữ văn mà vô cùng cần thiết cho phươngpháp học văn hiệu quả
Vậy vì sao việc tổ chức giải quyết các tình huống có vấn đề lại hỗ trợ hiệuquả cho quá trình HS giỏi văn rèn luyện kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng?Cũng như GV cần chú ý điều gì khi triển khai PP DH giải quyết vấn đề ?
Thứ nhất,Chương trình tiếp cận năng lực hướng đến chia văn bản theo
phương án: VB hư cấu (văn xuôi hư cấu, truyện thơ và kịch); Văn bản văn xuôi phi
hư cấu (bao gồm văn bản các thể văn phi hư cấu và văn nhật dụng); văn bản thơ(bao gồm thơ trữ tình, trào phúng và thơ văn xuôi)
Với hệ thống văn bản hư cấu, việc hướng dẫn HS phân tích dẫn chứng đểtiếp nhận sâu sắc có một số khác biệt nhất định đối với văn bản phi hư cấu Trongvăn bản hư cấu, HS cần hiểu và tiếp cận với những vấn đề liên quan đến năng lựctưởng tượng của người nghệ sĩ Tưởng tượng là sự tự do vượt lên trên hiện tại, thựctại và trở về đó một cách sâu sắc hơn, chính xác hơn, bản chất hơn Để phản ánh
Trang 25chân thực và xúc động về cuộc sống, người nghệ sĩ không chỉ “nhập thân” bằngtưởng tượng đối với nhân vật của mình mà còn phát xem xét mạch vận động logiccủa đối tượng trong bối cảnh xã hội cụ thể Chính những hiểu lầm của HS về sự hưcấu có dụng ý trong các văn bản văn học và cách HS xa rời dẫn chứng là lí do cảntrở các em nhìn nhận vấn đề trong mối liên hệ với thông điệp tác phẩm cũng nhưthực tiễn được phản ánh GV cần giúp HS gỡ bỏ những hiểu nhầm liên quan đếnnăng lực tưởng tượng của người nghệ sĩ
Ví dụ minh họa: Khi tiếp nhận phần kết thúc truyện “Chí Phèo” (Nam Cao)
– CT Ngữ văn 11 HK 1
GV đặt ra vấn đề: Tại sao Chí Phèo không thỏa hiệp với Bá Kiến để tránh cáichết bi phẫn ? , có HS cho rằng: cái kết đau đớn là sự áp đặt của một trí tưởngtượng tùy tiện, để nhân vật sống thì có mất gì đâu GV cần hướng dẫn HS giảiquyết vấn đề thông qua việc bám sát đặc điểm của một tác phẩm hiện thực nhânđạo: điển hình hóa và quy luật phát triển tâm lí nhân vật GV cần kiểm tra khả nănggợi ra dẫn chứng (ngữ liệu, kiến thức lí luận VH) của HS để chứng minh Cụ thểtrong trường hợp trên là:
+Điển hình hóa: cái “lạ” trong xây dựng Chí Phèo là ở chỗ Chí không thểthỏa hiệp với Bá Kiến như Binh Chức hay Năm Thọ, vì chúng còn vợ con, kế sinhnhai và thật ra chúng chỉ cần tiền – thứ bị bóc lột mà thôi Còn cuộc đời Chí, hoàntoàn cô độc, chẳng còn gì để mất (Ngữ liệu về ngôn ngữ đối thoại xen độc thoạicủa Chí)
+Quy luật phát triển tâm lí: Cuộc gặp gỡ với Thị đã nhen nhóm ngọn lửalương thiện trong Chí Thế nhưng, hắn không thể tiếp tục sống cuộc sống như
Trang 26trước, khi bị bỏ rơi và khi ý thức chính mình trở về (HS cần phát hiện được sựkhác nhau trong miêu tả tâm lí Chí Phèo ở từng giai đoạn).
Như vậy, để HS có thể giải quyết những vấn đề nảy sinh từ yếu tố tưởngtượng của văn bản hư cấu, thì GV cần hỗ trợ, hướng dẫn HS khai phá mạch logiccủa vấn đề (ví dụ minh họa cụ thể : phép biện chứng tâm hồn, dụng ý của biện phápphóng đại trong tác phẩm hiện thực trào phúng, ), đó là những dẫn chứng đắt giánhất
Thứ hai, trong công tác thiết kế giáo án, GV phải dự trù các tình huống có
vấn đề (cách giải quyết và cách tổ chức, hướng dẫn HS giải quyết) nhằm đánh vàokhả năng khai thác ngữ liệu cũng như kĩ năng phân tích sâu ngữ liệu của HS GVcần lưu ý rằng:
-Tình huống có vấn đề ở đây có thể là tình huống chuyên môn hoặc tìnhhuống nảy sinh từ thực tiễn; có thể giải quyết trên lớp hoặc hướng dẫn về nhà, tựhọc
-Lồng ghép các tình huống sao cho hợp logic và hỗ trợ việc nắm bắt thôngtin thẩm mỹ, thông tin xã hội và các tri thức liên quan Các tình huống có vấn đềphải liên kết với nội dung trước và sau đó
-Khi xây dựng tình huống, GV cần chú trọng kĩ năng xử lí văn bản của HS
Trang 27tráp dựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn” có thể coi chiến thắng lịch
sử gắn với mê tín dị đoan không?; Ứng xử của Trần Quốc Tuấn trước lời cha dặn
dò “Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng khôngnhắm mắt được” có mâu thuẫn với lòng trung ông dành cho vua không? Bài học từcách giải quyết mâu thuẫn của Trần Quốc Tuấn,…
-Mối quan hệ của các tình huống với tri thức trước đó (sức thuyết phục tronglời tâu trình lên vua ) và tri thức sau (nền tảng để giải quyết nội dung kiến thức sauđó: Đặc điểm nhân vật Trần Quốc Tuấn qua các tình huống và mối quan hệ)
-Dự tính khả năng HS thực hiệnyêu cầu đó, đồng thời xác định với tìnhhuống (nội dung) xyz thì cần sử dụng, phát huy kĩ năng nào (tìm hiểu vấn đề, thiếtlập không gian vấn đề, nhận diện lời thoại nhân vật…), từ đó định hướng HS cầnlàm, trình bày gì và mẫu công việc cần đưa ra (Dạng câu hỏi, phiếu học tập)
+Câu hỏi chứa vấn đề: Ứng xử của Trần Quốc Tuấn trước lời cha dặn dò cócho thấy ông bất hiếu hay không? Cách giải quyết mâu thuẫn của ông như thế nào?
+Kĩ năng khai thác các ngữ liệu cần thiết:
Tìm hiểu vấn đề: Ngữ liệu về lời cha dặn; Vấn đề nảy sinh là gì? (Phép thử
“lời cha dặn” cho thấy mâu thuẫn giữa “báo hiếu” và “tận trung” , Trần Quốc Tuấn
vì sao dùng phép thử này lại có thể thuyết phục người khác về chữ “Trung”)
Thiết lập không gian vấn đề: Thu thập thông tin cho thấy phản ứng của cácnhân vật khác trước phép thử, xác định kiến thức trước đó để tạo liên hệ (lời tâutrình của Trần Quốc Tuấn lên vua cho thấy một tình yêu tha thiết với đất nước), đềxuất chiến lược giải quyết (Vì sao Trần Quốc Tuấn làm vậy, tác dụng của phép thử,đặt giả thuyết bản thân mình cũng “nắm vận nước trong tay” như ông thì mình cólàm phản không?)
Trang 28Hình 1 Thu thập thông tin về phản ứng của các nhân vật khác trước phép thử
Ví dụ minh họa: Bài “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) – CT Ngữ văn
lớp 12 tập 2
-GV đặt ra nhiệm vụ học tập có tính vấn đề: Lắng nghe bài hát phổ từ bài thơ
“Đàn ghi ta của Lorca” Bài thơ này không phải văn vần, vậy vì sao lại có thể dễ
dàng đem ý thơ lồng vào nốt nhạc như vậy?
-Yêu cầu HS căn cứ vào dấu hiệu ngôn ngữ và phân tích
-Như vậy, GV có thể kiểm tra được ở HS:
+Đánh giá vềtính nhạc trong thơ
+Nguyên nhân hành động của TQT: giải quyết mâu thuẫn âm ỉ
trong nội bộ thân tín =>Tránh hậu họa về sau.
28
Trang 29+Cách HS nhận diện dấu hiệu ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) và dấucâu, ngắt dòng để tạo tính nhạc; Dấu ấn cảm xúc đặc thù của nhà văn qua yếu tốngôn ngữ.
+Vận dụng những kĩ năng phân tích trên để làm rõ tính nhạc trong các bàithơ khác
II.1.3 Hướng dẫn HS phương pháp tự học hiệu quả
Trong giáo dục học nói chung, chúng ta đều thừa nhận tầm quan trọng to lớncủa phương pháp học tập chủ động và sự tự học của bản thân để tạo ra hiệu quả họctốt nhất Tinh thần tự giác của học sinh là rất cần thiết Đặc biệt, sự tự giác ấy sẽđến từ việc HS đọc những trang sách hay tài liệu được dặn trước khi đến lớp vàchuẩn bị sẵn trong đầu những câu hỏi hoặc đánh dấu lại những phần làm HS cảmthấy khó hiểu
Trong học văn, mỗi giáo viên bồi dưỡng và người tìm hiểu văn học đều cógóc nhìn và cảm nhận riêng Đọc-Nghe-Nói-Viết là một vòng tròn khép kín của quátrình bồi dưỡng, trong đó học sinh luôn đóng vai trò tích cực-chủ động-sáng tạo.Còn giáo viên chỉ là người khơi gợi- hướng dẫn-sửa chữa
Giáo viên cung cấp tài liệu photocopy cho học sinh và những tên sách, danhmục sách, lọai sách Yêu cầu học sinh tìm đọc ở thư viện và các nguồn khác.Đồng thời, thường xuyên nhắc nhở HS khai thác kho tài liệu vô tận trên internet vớitinh thần tự học, tự vận động là chính trong thời gian bồi dưỡng Ngoài ra, học sinhcần có thói quen Lập sổ tay ghi chép cá nhân; thói quen đọc sách văn học để tiếpxúc với các tác giả, tác phẩm không được đưa vào học trong chương trình, mở rộngtri thức văn học sử, lý luận văn học Đây chính là cơ sở, nền tảng kiến thức để HSsẵn sàng vận dụng nguồn dẫn chứng có sẵn, đa dạng phong phú.Dẫu vậy, điều cốt
Trang 30yêu nhất trong quá trình hướng dẫn HS tự học chính là hướng dẫn về mặt kĩ năngthay vì chỉ giới hạn về mặt tài liệu Bởi vì GV cũng có phần nào đó giống như họctrò Bản thân GV khi đọc những tài liệu hướng dẫn quá chi tiết sẽ mất đi sự sángtạo, sẽ bị lệ thuộc vào các tài liệu đó Ở nước ngoài họ cũng có sách tham khảo,nhưng khi kiểm tra đánh giá, họ xem trọng kỹ năng Vì thế, khi dạy học, GV khôngchú trọng nhiều đến cung cấp kiến thức cụ thể của văn bản mà phải chú trọng dạycho HS những kỹ năng khai thác văn bản đó, để HS có thể áp dụng những kỹ năngnày vào khai thác những văn bản khác.
Dẫn chứng và lí lẽ là hai yếu tố quan trọng tạo nên luận cứ trong bài vănnghị luận nói chung và kiểu bài nghị luận văn học nói riêng Tuy nhiên, dù là họcsinh giỏi văn cũng mắc một số lỗi không đáng có trong quá trình chọn lọc dẫnchứng như:
– Trích dẫn sai dẫn chứng, làm ảnh hưởng đến tính xác thực của văn bảnnghị luận
–Đưa dẫn chứng không kết hợp với việc phân tích dẫn chứng, khiến lí lẽ đưa
ra trở nên hời hợt và không sâu sắc
– Chọn lọc dẫn chứng không tiêu biểu nên không làm sáng rõđược vấn đềcần nghị luận
–Đưa những dẫn chứng quá quen thuộc, không mới mẻ làm giảm đi tính hấpdẫn của văn bản nghị luận
– Trong bài có quáít dẫn chứng dẫn đến không đủ sức thuyết phục cho luậnđiểm Hoặc đưa quá nhiều dẫn chứng vào bài khiến bài văn lan man, sáo rỗng vàkhông sâu sắc
Trang 31Một điều đáng tiếc là thời lượng trên lớp có hạn nên GV không thể hỗ trợ HSđiều chỉnh tất cả những lỗi trên, vì vậy GV có thể đặt ra nhiệm vụ học tập về nhà đểthúc đẩy quá trình tự học và tăng tính rèn luyện cho HS nhằm hạn chế những lỗinêu trên.Chẳng hạn, trong quá trình tự học với nguồn tài liệu tra cứu có sẵn, HSđảm bảo được tính chính xác khi chọn lọc dẫn chứng Đặc biệt, đối với dẫn chứng
là thơ, người viết cần trích dẫn đúng nguyên văn Đối với văn xuôi thì tóm lược ýnhưng cần đảm bảo tính chính xác về nội dung, tác giả, tác phẩm Trong thời điểmrèn luyện ở nhà, HS có điều kiện thời gian và tâm thế thoải mái để lựa chọn nhữngdẫn chứng đảm bảo tính điển hình, tiêu biểu
II.2 Đề xuất một số dạng bài tập rèn luyện
II.2.1 Rèn kỹ năng chọn dẫn chứng
* Qua dạng bài tập xác định phạm vi tư liệu cho đề văn.
Đây là dạng bài tập cơ bản, là một thao tác của yêu cầu nhận diện, phân tích đềvăn trước khi học sinh lập dàn ý và viết bài Thời gian xác định phạm vi dẫn chứngchỉ trong vòng 3-5 phút, nhưng trong khoảng thời gian ngắn đó, học sinh phải huyđộng một khối lượng kiến thức và trải nghiệm văn học để khoanh vùng, thậm chílựa chọn ngay dẫn chứng Thành công của bài văn nghị luận văn học khởi phát từnhững viên gạch như thế này Trên lớp, giáo viên có thể đưa những bài tập nhanh,gọn để yêu cầu học sinh phản xạ tốt với đề văn và phạm vi tư liệu, đồng thời rènluyện sự tinh tế, nhạy bén trong lựa chọn dẫn chứng để viết thuyết phục và độc đáonhất Dưới đây là dạng bài tập với những đề văn khác nhau, yêu cầu học sinh chỉ rõphạm vi dẫn chứng, bao gồm dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng mở rộng
Bài tập 1: Thực hiện phân tích đề cho đề văn sau Với phần phạm vi dẫn
chứng, hãy ghi ra giấy dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng mở rộng mà em chọn
Trang 32Đề bài:Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người quanhững hình thức nghệ thuật độc đáo.
Bằng việc phân tích một tác phẩm đã học, anh/chị hãy bình luận nhận định trên
(Đề thi HSG QG năm 2011)Yêu cầu bài tập cần đạt:
- HS chọn ra dẫn chứng bắt buộc là 1 tác phẩm văn học Mỗi HS sẽ có sự lựachọn khác nhau, tuy nhiên giáo viên cần nắm bắt được lí do tại sao HS lại chọn tácphẩm đó mà không phải tác phẩm khác Tác phẩm HS chọn đã phù hợp và chínhxác để làm rõ luận đề, đã đạt được tính tiêu biểu, độc đáo chưa để tạo cái hay vẻ lạcho bài văn chưa
- HS cần liên tưởng, huy động vốn liếng trải nghiệm văn học để chọn dẫnchứng mở rộng trải dọc các luận điểm của bài viết Ở việc liệt kê dẫn chứng mởrộng, giáo viên có thể nắm bắt được độ rộng và sâu về kiến thức văn học của HS,góp ý cho các em cách đọc và lựa chọn dẫn chứng, làm mới hệ thống dẫn chứng,tránh việc lặp lại những dẫn chứng quá quen thuộc, ko gây được ấn tượng
Bài tập 2: Thực hiện phân tích đề cho đề văn sau Với phần phạm vi dẫn chứng,
hãy ghi ra giấy dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng mở rộng mà em chọn
Đề bài:Các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn thường gửi vào sáng tác một cách nhìnsâu sắc về con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc
Bằng việc phân tích một vài tác phẩm trung đại và hiện đại đã học, anh (chị)hãy bình luận ý kiến trên
(Đề thi HSG QG năm 2013)
Yêu cầu bài tập cần đạt:
Trang 33- HS lựa chọn, liệt kê dẫn chứng bắt buộc ở hai thời kỳ văn học là trung đại
và hiện đại Nhìn vào sự liệt kê của học sinh, giáo viên có thể chỉ rõ lỗi các emthường gặp phải: sự cân đối dẫn chứng giữa hai thời kỳ văn học, sự cân đối dẫnchứng giữa các thể loại thơ – truyện – kịch – ký… Cách sắp xếp và phân bố dẫnchứng phù hợp tiến trình thời gian, sự vận động và phát triển của văn học
- HS lựa chọn, liệt kê dẫn chứng mở rộng: Với dạng đề tổng hợp, dẫn chứngbắt buộc trải rộng ra các thời kỳ văn học, thì dẫn chứng mở rộng cần tập trung ởphần giải thích và mở rộng, nâng cao vấn đề Giáo viên cần định hướng HS chọndẫn chứng mở rộng để làm sâu sắc vấn đề và tạo ấn tượng về sự dày dặn trong trảinghiệm văn học của học sinh
* Qua dạng bài tập nhận biết lỗi chọn dẫn chứng
Đây là dạng bài tập nhận biết, thời gian 5-15 phút, giúp HS phát hiện lỗi vàsửa lỗi trong chọn lựa dẫn chứng
Bài tập: Đọc các đoạn văn dưới đây, và phát hiện lỗi, sửa lỗi
Đoạn 1:Sự xuất hiện của người vợ nhặt trong cuộc đời anh cu Tràng đã khiếntính nết của anh thay đổi Từ một con người ngộc nghệch, anh trở thành một người
có trách nhiệm, biết chăm lo cho gia đình Anh đã giới thiệu với bà cụ Tứ một cáchđầy đủ về cái duyên, cái số của mình với người vợ nhặt: “Nhà tôi nó mới về làmbạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải kiếp với nhau…Chẳng qua nó cũng là cái sốcả” Sự kiện thị theo không Tràng về khiến anh “ngỡ ngàng như không phải”.Nhưng chính sự kiện hệ trọng ấy lại khiến lòng anh tràn ngập một nguồn vuisướng, phấn chấn Anh cu Tràng thấy mình “nên người” và “có bổn phận phải lolắng cho vợ con sau này” Hạnh phúc đến với anh hết sức éo le, bất ngờ nhưngcũng vô cùng thiêng liêng
Trang 34Đoạn 2:Có thể nói “ Thơ văn là sự thể hiện con người và thời đại một cáchcao đẹp” Thơ văn cách mạng đã làm được điều đó Các nghệ sĩ đã làm nên mộttượng đài bất tử về người anh hùng giải phóng quân trong thơ ca kháng chiếnchống Mỹ - những người lính làm nên huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâmcủa đất nước ta:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo…”
(Lên Tây Bắc-Tố Hữu)
Ở đoạn 1, luận điểm là sự thay đổi tính nết của anh cu Tràng khi cướingười vợ nhặt Thế nhưng dẫn chứng đưa ra là lời giới thiệu người vợ với bà cụ Tứcủa Tràng Dẫn chứng không phù hợp khiến luận điểm chưa được phân tích rõ,đoạn văn không có sự thuyết phục
Ở đoạn 2, ý được nêu là thơ ca chống Mỹ, nhưng dẫn chứng là đoạn thơ của
Tố Hữu thuộc giai đoạn thơ ca chống Pháp Dẫn chứng sai về thời gian khiến lậpluận không thuyết phục
II.2.2 Rèn kỹ năng phân tích dẫn chứng làm rõ luận điểm, luận cứ.
Dạng bài tập này phù hợp với thời gian 1 tiết học Tùy vào dàn ý, mức độchính hay phụ của luận điểm, luận cứ mà học sinh có thể viết những đoạn phântích dẫn chứng ngắn tầm 15-30 phút Yêu cầu bài tập cũng đa dạng, có thể rèn kỹnăng chọn và phân tích dẫn chứng bắt buộc, kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng
mở rộng, rèn kỹ năng sử dụng các thao tác nghị luận như phân tích dân chứng kếthợp so sánh, phân tích kết hợp bác bỏ… Dưới đây là một số bài tập đề xuất
Trang 35Bài tập 1: Viết đoạn văn phân tích một chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn
Vợ nhặt (Kim Lân) gợi những rung động thẩm mỹ cho người đọc
Yêu cầu bài tập cần đạt:
- HS chọn lựa được một chi tiết nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ về phươngdiện cảm xúc
- Phân tích vẻ đẹp chi tiết nghệ thuật đó cùng với những rung động mà chitiết đem lại cho người đọc Dưới hình thức một đoạn văn, giáo viên có thể giúphọc sinh sửa lỗi nhiều kỹ năng khác nhau như nêu luận điểm, diễn đạt, thao tác lậpluận phân tích, chứng minh…
Bài tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
(Trích Tràng giang – Huy Cận)
1 Viết một đoạn văn cảm nhận vẻ đẹp tràng giang trong khổ thơ trên
2 Viết một đoạn văn phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn thơtrên
3 Viết đoạn văn phân tích làm rõ vẻ đẹp ngôn ngữ của khổ thơ trên
Bài tập này rèn kỹ năng phân tích dẫn chứng Dẫn chứng bắt buộc nêu rõ ở
đề bài Với các yêu cầu khác nhau, học sinh sẽ phải đáp ứng yêu cầu phân tíchcùng 1 dẫn chứng cho những luận điểm khác nhau, và vì vậy các đoạn văn có lậpluận cũng khác nhau Bài tập trên giúp học sinh khắc phục lỗi phổ biến: phân tíchdẫn chứng xa rời luận điểm, luận cứ hay thậm chí là luận đề, dẫn đến bài viếtkhông thuyết phục, không giải quyết được vấn đề nghị luận