1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

V07 rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi ngữ văn

82 185 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 113,17 KB

Nội dung

Để giải quyết tốt các yêucầu của kiểu bài này, học sinh cần được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng vềphương pháp làm bài, cách tư duy xác định vấn đề đúng và trúng, kĩ năng xâydựng hệ

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ HỘI THẢO KHOA HỌC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

LẦN XII NĂM 2019

Tên chuyên đề:

“RÈN KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG

TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO

HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN”

Trang 2

Mục lục:

A.MỞ ĐẦU……… 4

I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4

II.NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5

1.Nhiệm vụ……… 5

2.Phạm vi nghiên cứu……… 6

III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………6

IV.CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ………6

B.NỘI DUNG……… 7

I.VAI TRÒ CỦA DẪN CHỨNG TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC…7 1.Đặc điểm kiểu bài nghị luận văn học……… 7

2.Vai trò của dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học……… 8

3.Các lỗi thường gặp khi lựa chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học của học sinh giỏi……… 10

3.1.Lỗi khi chọn dẫn chứng……….10

3.2.Lỗi khi phân tích dẫn chứng……… 13

II.KĨ NĂNG CHỌN DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI………16

1.Tích lũy dẫn chứng……… 17

Trang 3

2.Chuẩn hóa dẫn

chứng……… 18

3.Chọn lọc dẫn chứng………19

3.1.Tiêu biểu………19

3.2.Tính mới………20

3.3.Sở trường……… 22

4.Lập sơ đồ dẫn chứng……… 24

II.KĨ NĂNG PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CỦA HỌC SINH GIỎI ………

27 1.Giải mã dẫn chứng……… 28

2.Hệ thống hóa dẫn chứng……… 32

3.Xác định kim chỉ nam……….34

3.1.Yêu cầu của đề………

……….34

3.2.Chỉnh thể của tác phẩm………

……… 36

3.3.Kiến thức khoa học………

38 4.Sử dụng linh hoạt các thao tác phân tích……….39

4.1.Thao tác bình giảng……… …

41

Trang 4

4.2.Thao tác so sánh

……… 43

III.BÀI TẬP VẬN DỤNG……… 48

BÀI TẬP 1……… 48

BÀI TẬP 2……… 60

BÀI TẬP 3……… 68

C.KẾT LUẬN……….78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….80

A.MỞ ĐẦU I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Việc rèn kĩ năng làm văn cho học sinh là một trong những đòi hỏi tiên quyết của quá trình dạy-học, nhất là trong bối cảnh Bộ GD&ĐT chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá các môn khoa học xã hội (trong

đó có Ngữ văn) theo tinh thần “ nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học

Trang 5

sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội” [Theo công văn Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH, năm 2013]

Với học sinh giỏi văn, yêu cầu được trang bị hệ thống kĩ năng cơ bản đối vớicác kiểu bài lại càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn Để viết được những bàivăn hay, ấn tượng, có kiến thức sâu rộng và phong phú thôi chưa đủ mà còn cầnthành thạo về kĩ năng Thiếu kĩ năng, các em sẽ không thể phát huy được kiến thứclĩnh hội từ thầy cô để tạo nên những bài văn gây ấn tượng sâu đậm với người đọc

Trong đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn cấp Tỉnh, cấp Quốc gia, kiểu bàiNghị luận văn học chiếm vị trí rất quan trọng (chiếm 12 điểm trên tổng số 20 điểmcủa toàn bài) Đây là kiểu bài đắc dụng trong việc phân hóa, tuyển lựa và bồidưỡng học sinh giỏi Kĩ năng làm kiểu bài nghị luận văn học trở thành một tiêu chíquan trọng để đánh giá năng lực của học sinh giỏi văn Để giải quyết tốt các yêucầu của kiểu bài này, học sinh cần được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng vềphương pháp làm bài, cách tư duy xác định vấn đề đúng và trúng, kĩ năng xâydựng hệ thống luận điểm luận cứ rõ ràng và khoa học, kĩ năng giải thích, bình luậnvấn đề chặt chẽ, kĩ năng hành văn sao cho trong sáng giàu hình ảnh cảm xúc Trong đó, kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng có vai trò vô cùng quan trọng trongquyết định sự thành công của bài nghị luận văn học Vì thế, rèn kĩ năng chọn vàphân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học là một nhiệm vụ cơ bản và cầnthiết trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn

Kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng thực sự đóng vai trò quan trọng trongbài nghị luận văn học Dẫn chứng cùng với lí lẽ góp phần cùng nhau làm sáng tỏvấn đề nghị luận, thuyết phục người đọc hiểu và tin Tuy nhiên thực tế trong bàilàm của học sinh giỏi văn hiện nay, nhiều em còn lúng túng trong khâu chọn vàphân tích dẫn chứng Bài viết chỉ có lí lẽ (hoặc dẫn chứng quá ít) sẽ trở nên khôkhan tạo cảm giác nặng nề cho người đọc Trái lại, nếu bài nghị luận văn học chỉ

Trang 6

toàn dẫn chứng (lí lẽ quá ít) sẽ trở nên hời hợt và nhạt nhẽo gây cho người đọc cảmgiác bài viết rỗng, thiếu sâu sắc

Trong thực tế quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi văn, nhiều giáo viên vẫnchưa chú trọng rèn luyện cho các em kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trongkiểu bài nghị luận văn học; hoặc có hướng dẫn nhưng chung chung, chưa đi vàonhững vấn đề cụ thể khiến cho học sinh rất khó hình dung Trong các sách và tàiliệu tham khảo dành cho học sinh giỏi văn, phần hướng dẫn về cách chọn phân tíchdẫn chứng cũng chỉ được nêu một cách rất khái quát sơ lược, chưa có tính hệthống, thiên về lí thuyết hàn lâm, chưa có nhiều ví dụ minh họa cụ thể

Chính vì tầm quan trọng và thực tế đó mà người viết đã xây dựng chuyên đề:

“Rèn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi Ngữ Văn” với hi vọng đóng góp một vài kinh nghiệm nhỏ có

tính ứng dụng cụ thể đối với giáo viên và học sinh; cùng nhau trao đổi, chia sẻ,thảo luận để hoàn thiện nâng cao hơn nữa phương pháp giảng dạy trong quá trìnhbồi dưỡng cho học sinh giỏi văn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài vănnghị luận văn học

II.NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

1.Nhiệm vụ

Chuyên đề nhằm hệ thống hóa những kĩ năng cơ bản cần bồi dưỡng cho họcsinh giỏi trong việc chọn, phân tích dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học, thểhiện qua các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là, rèn luyện bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng chọn dẫn chứng sao chochính xác, tiêu biểu, sáng tạo (thông qua ví dụ cụ thể)

Hai là, rèn luyện bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng phân tích dẫn chứng saocho bám sát vấn đề, có trọng tâm (thông qua các ví dụ cụ thể)

Ba là, hệ thống một số đề vận dụng để giúp học sinh nắm chắc kiến thức líthuyết và nâng cao kĩ năng trong việc chọn và phân tích dẫn chứng

Trang 7

2.Phạm vi nghiên cứu

Kiểu bài nghị luận văn học bao gồm nhiều dạng bài khác nhau Ở phạm

vi một chuyên đề nhỏ, chúng tôi tập trung khảo sát và nghiên cứu về kĩ năngchọn và phân tích dẫn chứng trong các dạng bài nghị luận văn học cơ bản,thường xuất hiện trong đề thi học sinh giỏi các cấp

III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chuyên đề này, chúng tôi lựa chọn và sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm

Trong đó, phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phântích tổng kết kinh nghiệm thực tiễn (thực tiễn dạy và học) là hai phương phápquan trọng nhất giúp chúng tôi hoàn thành được nhiệm vụ của đề tài

IV.CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ

Chuyên đề gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận

Phần nội dung chuyên đề có cấu trúc như sau:

I.Vai trò của dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học của học sinh giỏi II.Kĩ năng chọn dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi

III.Bài tập vận dụng

B.NỘI DUNGI.VAI TRÒ CỦA DẪN CHỨNG TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 1.Đặc điểm kiểu bài nghị luận văn học

Văn nghị luận là một thể văn ra đời từ rất lâu Tại Trung Hoa, văn nghị luận

có từ thời Khổng Tử (551-479 TCN) Ở Việt Nam, văn nghị luận cũng là một thể

Trang 8

loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức trường kỳ trong lịch sử,trong công cuộc dựng nước và giữ nước Ngày nay, văn nghị luận càng phát triểnmạnh mẽ, trở nên đa dạng và phong phú hơn Trong nhà trường, ngoài việc đượctiếp cận với các văn bản nghị luận, học sinh cần phải xác lập năng lực viết văn nghịluận – một kiểu bài văn quen thuộc, phổ biến của mọi đề thi môn Ngữ văn dànhcho học sinh cấp THCS và THPT Có hai loại văn nghị luận : Nghị luận xã hội vàNghị luận văn học Trong phạm vi của chuyên đề này, chúng tôi chỉ đi vào tìmhiểu kiểu bài Nghị luận văn học.

Nghị luận văn học là kiểu bài nghị luận dùng những lí lẽ, lập luận, dẫnchứng của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề liên quan đếnvăn học Nghị luận văn học là để thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ýkiến cá nhân của mình và từ đó nhận ra những vấn đề nào là đúng và vấn đề nào làsai Trong văn nghị luận ta sẽ gọi thái độ là tình, còn ý kiến là lý Để thuyết phụcđược ý kiến của mình thì chúng ta cần có phải có cả tình và lí, tức là có lập luậnsắc bén, dẫn chứng đắc địa, có cảm xúc lay động tâm tư người đọc, có như vậyngười đọc mới cảm thấy bị chinh phục và hoàn toàn đồng ý với quan điểm củamình

Dựa trên đối tượng cần nghị luận có các kiểu bài nghị luận văn học như sau:Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm vănxuôi (tình huống, nhân vật, chi tiết…); Nghị luận so sánh, đối chiếu; Nghị luận về

ý kiến bàn về văn học; Nghị luận tổng hợp (tích hợp nghị luận xã hội)… Bài nghịluận xã hội của học sinh giỏi thường xoay quanh các vấn đề lí luận văn học, đượcđẩy lên ở một cấp độ cao hơn, đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức phong phú

mà còn phải có kĩ năng sắc bén, thuần thục Luận điểm trong bài văn nghị luận vănhọc của học sinh giỏi cần phải thể hiện rõ tư tưởng, quan điểm, được diễn đạt dễhiểu, sáng tỏ và nhất quán Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó phải thống nhấtcác đoạn văn thành một khối Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn,

Trang 9

chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế Trong một bài nghị luận văn học, luận điểm

có thể có các cấp độ khác nhau Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của ngườiviết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luậnđiểm phụ Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản làmột yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề và kỹ năng tưduy logic của người viết Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu trong bài vănnghị luận văn học của học sinh giỏi Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sởcho luận điểm Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí

lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra Lí lẽ là những đạo lí,

lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình Trong luận cứ, dẫn chứng đóngvai trò vô cùng quan trọng, đó là những sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứngvăn học để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm Bởi vậy linh hồn củabài viết có sáng, có sâu sắc hay không phụ thuộc rất lớn vào dẫn chứng và việcphân tích dẫn chứng

Để viết được một bài văn nghị luận hay là rất khó, vì tạo nên một bài vănnghị luận cần nhiều yếu tố phối kết hợp chặt chẽ như vậy Luận điểm, luận cứ vàlập luận đều là những yếu tố không thể thiếu tạo nên xương sống của văn nghịluận, quyết định hàng đầu đến chất lượng bài văn Thiếu các yếu tố này không thểtạo nên một bài văn nghị luận đích thực Bởi vậy, là học sinh giỏi, các em cần “nắnnót” trong từng thao tác, đặc biệt là thao tác chọn và phân tích dẫn chứng, để bàiviết của các em vừa là một công trình khoa học thuyết phục, vừa là một sản phẩmtâm hồn đẹp đẽ

2.Vai trò của dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học

Dẫn chứng là những sự vật, sự việc, số liệu, ý kiến được đưa ra để chứngminh, làm cơ sở cho điều nói ra, viết ra Đối với bộ môn ngữ văn, quá trình làm bàicần thiết phải có dẫn chứng để bài viết tăng sức thuyết phục, tạo nên văn phong

Trang 10

hấp dẫn, sinh động Dẫn chứng đưa vào bài nhằm khẳng định, củng cố phần đãphân tích, cảm nhận Vì vậy, dẫn chứng phải được chọn lọc, tiêu biểu, chính xác,đảm nhiệm được chức năng làm ngọn đuốc, đốm lửa của nó trong bài văn nghịluận.

Mục đích của văn nghị luận là tác động, thuyết phục người đọc, người nghe

Để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận thì cần đến lí lẽ và dẫn chứng Nếu như lí lẽ lànhững giải thích, cắt nghĩa để hiểu vấn đề thì dẫn chứng là đưa ra chứng cứ đểchứng minh cho vấn đề Một bài văn nghị luận mà không hoặc thiếu dẫn chứng thì

sẽ không hoặc thiếu sức thuyết phục, người đọc sẽ không tin vào lí lẽ suông vìthiếu minh chứng

Trong bài văn nghị luận văn học, dẫn chứng là những tác phẩm văn học,những yếu tố trong tác phẩm văn học hoặc những ý kiến về văn học được đưa ranhằm làm sáng tỏ vấn đề văn học đang bàn luận. Dựa trên yêu cầu của bài nghị

luận văn học, có ba loại dẫn chứng cơ bản: Dẫn chứng bắt buộc (là loại dẫn chứng

mà đề yêu cầu), dẫn chứng tự chọn (là những dẫn chứng người viết được phépchọn lọc trong phạm vi yêu cầu của đề), dẫn chứng mở rộng (là những dẫn chứngnằm ngoài phạm vi yêu cầu của đề mà người viết đưa vào bài để liên hệ, so sánh,đối chiếu nhằm làm sáng tỏ thêm ý đang được bàn bạc)

VD: Đề bài “Có ý kiến cho rằng: Phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá ở giọng điệu riêng biệt của tác giả Bằng việc phân tích tùy bút Người lái đò Sông Đà, hãy chứng minh nhận định

trên”

=> Dẫn chứng bắt buộc: Tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” Dẫn chứng mở rộng:Các tác phẩm khác của Nguyễn Tuân hoặc của các tác giả khác có cùng phươngdiện để liên hệ, so sánh

Trang 11

VD: Đề bài “Có ý kiến cho rằng: Với Thơ mới, thi ca Việt Nam bước vào một thời đại mới Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ điều làm nên

dấu ấn của “thời đại mới” qua một số bài Thơ mới giai đoạn 1930 - 1945

=> Dẫn chứng bắt buộc: Các tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới giai đoạn 1930 –

1945 Dẫn chứng tự chọn: Nằm trong phạm vi bắt buộc nêu trên, người viết có thể

tự chọn một vài tác phẩm mình tâm đắc, cho là tiêu biểu

Dẫn chứng có vai trò vô cùng quan trọng đối với bài nghị luận văn học Dẫnchứng thể hiện vốn kiến văn phong phú, mới mẻ, sâu rộng, khả năng tích lũy kiếnthức văn học của người viết Đối với học sinh giỏi, kho tàng dẫn chứng càng giàu

có, phong phú thì sự lựa chọn dẫn chứng cho bài viết càng dễ dàng, chuẩn xác.Trong bài văn nghị luận, dẫn chứng và lí lẽ là hai bộ phận cấu thành luận điểm vàlàm tăng thêm tính thuyết phục, hấp dẫn cho hệ thống lập luận Nếu không có dẫnchứng, những lí lẽ được đưa ra dù hay và sắc sảo đến đâu thì vẫn không đủ sứcthuyết phục và không thể tác động mạnh mẽ đến người đọc, người nghe Bài vănnghị luận sẽ trở thành những lời bàn luận mang tính chất là những khái niệm, líthuyết suông Không có dẫn chứng bài văn sẽ thiếu “chất sống”, thiếu sự sinhđộng, hấp dẫn Như vậy, cái hay, cái đẹp của bài văn nghị luận phụ thuộc rất nhiềuvào dẫn chứng được đưa vào trong bài Do đó, một học sinh giỏi văn cần rèn luyệntốt kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong các bài văn nghị luận văn học

3.Các lỗi thường gặp khi lựa chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học của học sinh giỏi

3.1.Lỗi khi chọn dẫn chứng

Dẫn chứng và lí lẽ là hai yếu tố quan trọng tạo nên luận cứ trong bài vănnghị luận Tuy nhiên, học sinh thường mắc một số lỗi không đáng có trong quátrình chọn lọc dẫn chứng trong văn nghị luận:

Trang 12

- Dẫn chứng sai: Lỗi này làm ảnh hưởng đến tính xác thực của văn bản Bài

viết không có dẫn chứng thì không có sức thuyết phục, dẫn chứng không chính xácthì cũng không có tác dụng gì Không ít bài viết trích dẫn chứng không chính xác,chẳng hạn như trích sai từ ngữ, sai dấu câu, sai kết cấu, sai nhân vật, nhầm lẫn têntác giả như một vài ví dụ nhỏ được gạch chân dưới đây:

“Sông không hiểu nổi mình Sông tìm ra tận bể”

đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn”

(Đàn ghi-ta của Lor-ca – Thanh Thảo)

“Nhưng nói như thế không có nghĩa là Thạch Lam hoàn toàn chối bỏ các biến cố, sự kiện, hành động, xung đột Trái lại, nhà văn rất chú ý săn sóc đến những hành động, sự kiện khi chúng có thể trở thành tình huống khơi mở hoặc phô diễn những trạng thái sống mơ hồ của con người Yếu tố nghệ thuật này đã phát huy được hiệu quả lớn trong rất nhiều truyện ngắn Thạch Lam như: Đứa con đầu lòng, Nhà mẹ Lê, Cô hàng xén, Hai lần chết, Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng tường lan…”

“Trong hệ thống những bài thơ mang chứa tâm sự của Hồ Quỳnh Hương,

“Tự tình” là một trong những bài thơ hay nhất Bài thơ thể hiện nỗi buồn, nỗi cô

Trang 13

đơn thấm thía của người yêu đời, tràn đầy sức sống nhưng gặp cảnh ngộ éo le, một con người luôn khao khát tình yêu nhưng chỉ gặp toàn dang dở, bất hạnh Đó còn là sự bất hạnh của một mơ ước không thành”

Đây là những lỗi thường xuyên bắt gặp trong bài viết của các em, do sự bấtcẩn, lơ đễnh; do chưa có sự chú ý, tinh tế trong quan sát, nhìn nhận văn bản

- Dẫn chứng mờ nhạt: Dẫn chứng không đặc sắc, không tiêu biểu sẽ không

làm sáng rõ được vấn đề cần nghị luận Với những đề bài mà phạm vi dẫn chứngrộng mở, học sinh càng phải tinh trong khâu chọn dẫn chứng, để dẫn chứng khôngvụn vặt, làm giảm sự thuyết phục của tất cả những lập luận, lí lẽ đi kèm

- Dẫn chứng không có tính mới: Dẫn chứng đã quá quen thuộc, đã nhàm,

không mới mẻ làm giảm đi tính hấp dẫn của văn bản nghị luận Ví dụ trong rấtnhiều bài viết của học sinh mà chúng tôi chấm, mỗi khi cần lấy dẫn chứng về thơ,

học sinh chỉ biết đến những Vội vàng (Xuân Diệu), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Tràng giang (Huy Cận); hay Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu)…; hay trong văn xuôi, học sinh chỉ khai thác những Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người

tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)… Phần lớn các em chỉ dám chọn

những tác phẩm có trong chương trình mà ít khi dám thử sức ở những tác phẩmngoài chương trình, nhất là những tác phẩm mang hơi thở đương đại

- Tỉ lệ, sắp xếp dẫn chứng không hợp lí: Trong bài có quá ít dẫn chứng dẫn

đến không đủ sức thuyết phục cho luận điểm Hoặc đưa quá nhiều dẫn chứng vàobài khiến bài văn lan man, sáo rỗng và không sâu sắc Một số em lại quá ôm đồmkhi đưa ra rất nhiều dẫn chứng nhưng chỉ phân tích qua loa, sơ sài, dẫn tới việckhông làm nổi bật được yêu cầu nghị luận

VD: Với những đề bài chỉ đưa ra nhận định bàn về vấn đề lí luận văn học,không giới hạn phạm vi dẫn chứng, nhiều học sinh chỉ chọn một, hai dẫn chứngvăn học Việt Nam mà bỏ qua văn học nước ngoài, hoặc chỉ chọn dẫn chứng thơ mà

Trang 14

không chọn dẫn chứng văn xuôi, hoặc chỉ lấy tác phẩm trung đại mà không lấy tácphẩm hiện đại…

3.2.Lỗi khi phân tích dẫn chứng

- Phân tích lan man: không rõ ràng, dài dòng, lan man, không chính xác,

không bám vào văn bản, chỉ diễn xuôi dẫn chứng mà không bám vào vấn đề nghịluận mà đề bài yêu cầu

VD, đề bài: “Giống như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong” (R Ta-go) Anh/chị hiểu như thế nào về ý

kiến trên? Hãy làm rõ qua bài thơ “Cáo tật thị chúng” (Mãn Giác) và “Đây thôn VĩDạ” của Hàn Mặc Tử (*)

Bài viết học sinh có đoạn: “Trong cái hiện thực mơ màng của Vĩ Dạ, ta thấy

Hàn đau đớn đến quằn quại: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Có chăng còn là lời

thi nhân tự nói với mình, tự mình tưởng tượng ra, để rồi lại tự mình xát muối vàotất cả những vết thương từ tâm hồn đến thể xác? Rồi:

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Có phải không, là hình ảnh Hàn đứng bên rìa cuộc sống mà lặng nhìn, màthơ thẩn mà mặc cảm, không dám đến gần?

Quá nhiều câu hỏi, quá nhiều lời dội vào tâm trí thi nhân… Nhưng đến khinỗi đau đẩy lùi cả hiện thực, thi sĩ trở lại với nỗi đau khắc khoải không thôi:

Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Mặc cảm chia lìa, tan tác nhuốm kín cả khổ thơ Gió mây không còn đi cùng

nhau nữa Gió – lối gió, mây – đường mây, giống như thôn Vĩ, Huế, Hoàng Cúc và Hàn Mặc Tử lúc này không còn là một thể Nỗi đau đậm đặc cả thiên nhiên – dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Dòng nước buồn hay chính tâm trạng nhà thơ đang

Trang 15

đau đớn, bàng hoàng Hoa bắp lay vỗ về mà bất lực Hay hoa bắp cũng không nằmngoài quy luật của tình cảm thi nhân? “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”(Nguyễn Du) Nỗi buồn của Hàn đến cả cây cỏ cũng sầu theo…”.

=> Nhận xét: Ở phần bài làm trên, học sinh phân tích lan man, rời rạc, không bámvào các tín hiệu nghệ thuật của văn bản, đơn thuần chỉ là diễn xuôi ý thơ, thậm chícòn suy diễn, phân tích dẫn chứng mà không gắn với vấn đề lí luận

- Phân tích kiểu diễn xuôi, không thẩm bình: chỉ kể lại dẫn chứng, nêu lại

dẫn chứng, hoặc đưa dẫn chứng ra rồi bỏ đấy, không cho người đọc thấy lí do xuấthiện của dẫn chứng ấy trong bài là gì Không có sự thẩm bình, dẫn chứng sẽ chỉnhư một sự kể, khiến bài văn không có màu sắc, không giá trị

VD, cũng ở đề bài (*), một em học sinh khác lại viết:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Ngay từ mở đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng một câu hỏi tu từ: “Sao anhkhông về chơi thôn Vĩ? Vừa như một lời mời gọi, tha thiết hãy về chơi với mảnhđất thôn Vĩ Dạ, vừa như một lời trách móc nhẹ nhàng: đã lâu anh không về chơithôn Vĩ rồi đấy, như trách cứ chính bản thân Hàn Mặc Tử Vĩ Dạ là một mảnh đấtnằm bên bờ sông Hương thơ mộng của xứ Huế trữ tình, nơi mang nhiều kí ức, tìnhcảm của Hàn Mặc Tử Chính nhà thơ như đang hoài niệm tất cả về hình dáng yêukiều của vùng quê ấy: có nắng mới lên tinh khôi, trong trẻo trên những hàng caudài thẳng tắp lên trời; có khu vườn “mướt quá xanh như ngọc” – một màu xanhquý phái, sang trọng rất đỗi trong trẻo tinh khôi; có lá trúc và khuôn mặt phúc hậucủa những con người ở đó Thi nhân hồi tưởng lại tất cả, cảnh đẹp và tình người,dường như hối thúc thi sĩ họ Hàn phải về ngay với mảnh đất ấy Tình yêu với mảnh

Trang 16

đất, con người nơi đây là một phần xúc cảm “bên trong” được Hàn Mặc Tử bộc lộtrong “Đây thôn Vĩ Dạ”.

=>Nhận xét: Bài viết mới chỉ dừng lại ở phân tích chung chung đơn thuần, chưa cóthẩm bình, chưa có trọng tâm, điểm nhấn, do đó bài viết nhạt nhòa, không có điểmsáng

- Thẩm bình “chưa tới”: Cũng có nhiều học sinh có ý thức bình giảng,

phân tích dẫn chứng đưa ra những sự phân tích, bình giá lại nông, sơ sài, hời hợt,hoặc chưa chỉ ra được giá trị, ý nghĩa thực sự của dẫn chứng ấy, chẳng khác nào

“gãi gần chỗ ngứa” Kiểu phân tích ấy cũng sẽ không làm rõ cho lí lẽ và lập luậnđưa ra

VD: đề bài “Đối tượng mà anh muốn nói đến dù là cái gì cũng chỉ có một từ

để biểu hiện nó” (Mô-pát-xăng) Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làmsáng tỏ bằng một số tác phẩm trong chương trình ngữ văn 10

Bài viết học sinh có đoạn: “Nhắc đến bậc thầy ngôn ngữ thì không thể bỏqua Đỗ Phủ Từ ngữ ông dùng chính xác đến tột cùng của cái đẹp trong nghệ thuật,đến độ Thẩm Đức Tiềm phải thốt lên: “Người xưa không bỏ phép luyện chữ nhưnglấy cái hơn về ý, không lấy cái hơn về lời Cho nên chữ bình dị mà thấy lạ, chữthường mà thấy hiếm, chữ cũ mà thấy mới, chữ mộc mạc mà thấy màu sắc” Ta cóthể lấy ví dụ trong thi phẩm “Thu hứng”, khi ông đang ôm ấp nỗi nhớ về quêhương:

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

Cô chu nhất hệ cố viên tâm

Hai câu thơ trên được xem là danh cú xét về mặt tiêu biểu cho thi phápĐường thi Ở đây, tác giả đã đồng nhất nhiều sự vật, hiện tượng, giữa tình và cảnh,hiện tại và quá khứ, sự vật và con người Chữ “tha nhật” được một số người hiểu là

“ngày sau”, những ngày sắp tới song hầu hết đều cho là chỉ ngày trước, nhữngngày đã qua Trước cảnh thu buồn, hồi ức về những nỗi đau trong quá khứ đã kết

Trang 17

tụ lại, đọng trên những nhành cúc, bưởi vậy dòng lệ với hiện tại cũng chỉ là sự lặplại, chồng lên những dòng lệ cũ Nỗi đau vì thế mà càng thêm tê tái Từ “cô” (mộtmình) được đảo lên đầu câu thơ cho thấy sự bơ vơ! Chữ “hệ” (buộc, nối, bó) khôngđơn giản, nó được viết ra từ chính hoàn cảnh thực tế của nhà thơ, phải sống trênthuyền và chết cũng trên thuyền! Nỗi nhớ quê càng bội phần day dứt, dai dẳng vàcùng chính nỗi nhớ đó, khát vọng trở về càng được bộc lộ mãnh liệt hơn bao giờhết, tình yêu, sự gắn bó với quê hương càng đáng được trân trọng, tôn vinh”.

=>Nhận xét: Hành văn lưu loát, nắm chắc văn bản, tuy nhiên khai thác dẫn chứngchưa tới, chưa có độ sâu và tinh Đây là hai câu thơ rất hay của Đỗ Phủ song họcsinh chưa làm rõ được hết cái hay, cái đẹp của những từ ngữ mà Đỗ Phủ sử dụng

như ba từ: “tha nhật”, “cô”, “hệ” Học sinh chỉ bình chữ “cô” trong một câu (Từ

“cô” (một mình) được đảo lên đầu câu thơ cho thấy sự bơ vơ!) Bên cạnh đó còn

bỏ qua cụm từ “cố viên tâm” vốn rất giàu sức gợi của câu thơ (**)

- Dẫn chứng một đằng, kết luận một nẻo:

Ở đoạn trích văn (**), rõ ràng, sau khi phân tích ba chữ dùng đặc sắc tronghai câu thơ của Đỗ Phủ, phần kết luận của học sinh lại không hướng về lập luậnban đầu đó là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Đỗ Phủ, dẫn tới lập luậnchưa chặt chẽ và thuyết phục

Từ một vài thực trạng nêu trên, ta thấy việc chọn và phân tích dẫn chứngtrong bài văn nghị luận của học sinh vẫn còn rất nhiều vấn đề cần rèn luyện, khắcphục Bởi vậy, rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng là một việc làm quantrọng, cần thiết trong việc dạy và học văn, nhất là với học sinh giỏi

II.KĨ NĂNG CHỌN DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI

Mục đích của văn nghị luận là tác động, thuyết phục người đọc, người nghe

Để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận thì cần đến lí lẽ và dẫn chứng Nếu như lí lẽ lànhững giải thích, cắt nghĩa để hiểu vấn đề thì dẫn chứng là đưa ra chứng cứ để

Trang 18

chứng minh cho vấn đề Một bài văn nghị luận mà không có hoặc thiếu dẫn chứngthì sẽ không có hoặc thiếu sức thuyết phục, người đọc sẽ không tin vào lí lẽ suông

vì thiếu minh chứng Để bài viết có những dẫn chứng tốt thì yêu cầu quan trọngcủa việc trích dẫn chứng phải: đúng, đủ, khoa học, sáng tạo Để đạt được nhữngyêu cầu đó, học sinh cần rèn luyện những kĩ năng sau:

1.Tích lũy dẫn chứng

Kho tàng dẫn chứng càng phong phú người viết càng có nhiều vốn cho bàiviết của mình Sự tích lũy này không có cách thức nào khác ngoài việc đọc nhiều,ghi chép lưu giữ, rồi thực hành vận dụng để nhớ và hiểu GS Nguyễn Đăng Mạnhtrong cuốn “Muốn viết được bài văn hay” cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của

sự tích lũy này đối với học trò: “Người viết văn nghị luận cần có một gia tài dẫnchứng giàu có, phong phú, đa dạng Phải đọc nhiều, nhớ nhiều, như vậy khi viếtmới lựa chọn được những dẫn chứng tiêu biểu “đích đáng” Phải có trong đầu hàngtrăm câu thơ thì may ra mới trích trong một bài viết nào đó được vài ba câu phùhợp, “đúng” và “trúng” với vấn đề đang bàn bạc”

=> Để sự tích lũy của học sinh trở nên bài bản, phát huy tác dụng khi cần,các em nên có phương pháp ghi nhớ để khi chạm đến vấn đề cần giải quyết, các em

có thể hình dung ngay những dẫn chứng nào mình có thể lấy ra, khai triển Giáoviên nên rèn cho học sinh thói quen sắp xếp sách vở, tài liệu theo bố cụ nhất định

để ngay từ khâu trực quan các em cũng đã hệ thống được kiến thức của mình Các

em có thể sắp xếp sách vở, những tài liệu ghi chép, tích lũy của mình theo các mụcnhư: Lí luận văn học, Văn học dân gian, Văn học trung đại, Văn học hiện đại, Vănhọc nước ngoài, với mỗi mục lại chia ra các phần nhỏ theo kiến thức giai đoạn, thểloại, học phần Khi đó, sự sắp xếp trong não bộ của các em cũng sẽ có hệ thống, có

sự “đánh dấu” vấn đề để lấy dẫn chứng ra một cách chính xác, hợp lí, không bị lộnxộn, rối rắm, bỏ sót Theo tôi, với mỗi tác phẩm mà các em tâm đắc, các em nên tựmình làm thành một tài liệu về tác phẩm ấy theo các vấn đề lí luận cơ bản như:

Trang 19

+ Quan niệm, phong cách tác giả+ Đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm+ Nhân vật và tính cách

+ Cốt truyện và kết cấu+ Ngôn ngữ, hình ảnh+ Nhạc tính

+ Phương pháp sáng tác…

Khi các em “ghim” được dẫn chứng trên bàn học của mình và trong đầumình theo những mục nhất định như thế, sự tích lũy của các em mới thực sự khoahọc và có tính ứng dụng, vận dụng cao

2.Chuẩn hóa dẫn chứng

Bài viết không có dẫn chứng thì không có sức thuyết phục, dẫn chứng khôngchính xác, không chuẩn thì cũng chẳng có tác dụng gì Nhiều học sinh đã ghi nhớkhông tường tận văn bản hoặc các thông tin liên quan nên trích dẫn sai lệch, làmmất đi cả giá trị của những phân tích phía sau Đây là một điều tối kị đối với họcsinh giỏi

Chất liệu của văn chương nghệ thuật là ngôn từ Mà ngôn từ vẫn là mộttrong những phạm trù khó nắm bắt, luôn vận động, phát triển, thậm chí có nhiềubiến đổi qua thời gian; văn bản tác phẩm lại lưu truyền trong quá trình lâu dài, cóthể có những sửa chữa, bổ sung Bởi vậy người đọc, người viết cần nắm bắt đượcchuẩn xác văn bản, nguồn trích dẫn

Dẫn chứng chính xác đảm bảo tính khoa học của sự biện luận, làm sáng tỏ lí

lẽ, tăng hiệu quả, tăng độ tin cậy và sức thuyết phục của những lập luận Luậnchứng sai sót, mơ hồ hoặc mâu thuẫn sẽ làm giảm độ tin cậy của lí lẽ, lập luận,khiến cho vấn đề đang giải quyết kém tính chân thực, minh xác, thiếu sức mạnhthuyết phục Do đó kĩ năng cần phải rèn luyện đầu tiên trong thao tác chọn và đưadẫn chứng vào bài nghị luận văn học là kĩ năng chuẩn hóa kiến thức

Trang 20

=> Để rèn luyện kĩ năng này, học sinh cần phải đọc thật kĩ văn bản tácphẩm, đối với thơ phải học thuộc lòng, với văn xuôi phải tóm tắt chi tiết cốt truyện,nắm được những chi tiết hay, đặc sắc, những câu văn đặc biệt, có giá trị của tácphẩm; tập trung chú ý, không được lơ đễnh dẫn đến những lỗi sai không đáng có

về từ ngữ, dấu câu, kết cấu, tên nhân vật, tên tác giả, tác phẩm… Giáo viên cần cóbiện pháp kiểm tra, rà soát chuẩn kiến thức của học sinh bằng nhiều hình thức nhưkiểm tra miệng, chép văn bản theo trí nhớ, chỉ rõ ra lỗi sai kiến thức trong bài vănnghị luận và nhắc nhở học sinh khắc phục Để phân tích dẫn chứng được hay,trước hết dẫn chứng đó phải đúng

3.1.Tiêu biểu

Từ vốn dẫn chứng phong phú của mình, học sinh cần biết định lượng dẫnchứng cho bài viết, biết lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng để phục vụ mộtcách tốt nhất cho yêu cầu đề ra Dẫn chứng tiêu biểu là thường là những ý kiến/nhận định/ chi tiết/ hình ảnh… đắt giá từ các nhà văn, các tác phẩm văn học, đượcnhiều người biết đến, giá trị đã được khẳng định, đề cao Dẫn chứng tiêu biểu chomột đề bài nghị luận văn học là những dẫn chứng “đo ni đóng giày” cho vấn đề đặt

ra, mà có lẽ khi vấn đề được đưa ra, ai cũng nghĩ phải lấy những dẫn chứng nàymới làm sáng tỏ được vấn đề

Trang 21

VD: “Bàn về văn học, Leptonxtoi cho rằng: “Tôi không thể nào phân biệtđược thơ và truyện ngắn”, còn Pauxtopxki lại nói: “Truyện hay đến mức nào đó thìthành thơ” Bàn luận về những ý kiến trên bằng những trải nghiệm văn học củaanh/chị” Với đề bài này, dẫn chứng tiêu biểu sẽ là những truyện ngắn của ThạchLam, của Pauxtopxki… bởi tác phẩm của hai nhà văn này nổi tiếng với nghệ thuậtphi cốt truyện, mờ hóa biến cố, sự kiện, chỉ mải miết chảy trôi theo những tìnhcảm, tâm trạng của các nhân vật trữ tình, đến cả giọng điệu, ngôn ngữ cũng mượt

mà, êm dịu, đầy nhạc tính giống như những câu thơ

=> Để chọn được dẫn chứng tiêu biểu, học sinh cần nắm rõ đặc trưng, thànhtựu nổi bật của mỗi nhà văn và tác phẩm của họ Xác định được dẫn chứng tiêubiểu, học sinh như có trong tay những nguyên liệu vững chắc nhất để xây dựng bàiviết của mình

3.2.Tính mới

Học sinh thường lấy loanh quanh những dẫn chứng quen thuộc, kinh điển

như Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chí Phèo (Nam Cao), Vội vàng (Xuân Diệu), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân)… Những dẫn

chứng đã được nhiều người biết đến, được khẳng định, ca tụng nhiều, và không chỉđược học ở trên lớp các em còn có nhiều tài liệu phân tích, bình giảng về những tác

phẩm này Đó là những lựa chọn có tính an toàn Điều đó là đúng song chưa thể

hiện được sự phát hiện, khám phá, bài viết sẽ không được đánh giá cao Tất nhiên

là không phải tất cả những dẫn chứng đều phải mới mẻ, độc lạ, nhưng trong cả bàiviết có lấy hai, ba dẫn chứng đặc biệt thì chất lượng bài viết chắc chắn được khẳngđịnh hơn Văn viết đúng có thể chỉ là sự phát biểu chân lý muôn thuở nhiều khi đãthành quá quen, khiến người đọc cảm thấy mòn mỏi Bài văn hay xét về nội dung,phải có được một số chi tiết mới lạ, độc đáo Tuy nhiên không nên đòi hỏi quá cao

kĩ năng này từ học sinh Bởi kiến thức của các em trong nhà trường phổ thông cònhạn hẹp, sự cập nhật thời sự văn học trong nước và quốc tế không cao

Trang 22

=> Để có những dẫn chứng có tính mới, theo tôi, các em nên chú ý một vàibiện pháp như sau:

- Tích cực tiếp cận những vấn đề thời sự của văn học: các em phải có cả

một quá trình tích lũy, phải có vốn hiểu biết sâu rộng, thông tin cập nhật về thịtrường văn học, về đời sống xã hội Với sự phát triển phổ rộng của công nghệthông tin trong đời sống như hiện nay, việc thu thập tin tức văn học với các emkhông hề khó khăn, bên cạnh đó các em còn có thể cập nhật từ những sản phẩmbáo chí quen thuộc trong ngành như Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, báo Văn nghệ, tạpchí Nghiên cứu văn học… Chú ý đón nhận thông tin từ những diễn đàn lớn để biếtthành tựu văn học trong nước và thế giới những năm gần đây, tiếp xúc với nhữngthành tựu ấy để lấy vốn sống, vốn văn chương mới mẻ cho mình, VD như các tácphẩm đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam ("Làn gió chảy qua" của nhà văn

Lê Minh Khuê, "Mưa đỏ" của nhà văn Chu Lai, "Tổ Quốc nhìn từ biển" của nhàthơ Nguyễn Việt Chiến, tập thơ song ngữ Việt-Tày "Vũ khúc Tày" của YPhương…), tác phẩm của tác giả đạt giải Nobel văn học (Mạc Ngôn, Alice AnnMunro, Svetlana Alexievich…)

- Tích cực tìm tòi, phát hiện để tích lũy kiến thức mới cho những dẫn chứng quen thuộc: Nếu chọn những tác giả, tác phẩm kinh điển làm dẫn chứng mà

các em không nêu được điều gì mới mẻ thì dẫn chứng của các em sẽ hiện lên rất tẻnhạt, nhàm chán, để rồi sự phân tích của các em sau đó chỉ như một lối mòn, dẫmlại bước chân mà nhiều người đã đi trong hành trình khám phá thế giới nghệ thuậtcủa tác phẩm ấy Bởi vậy, khi lựa chọn những dẫn chứng quen thuộc, kinh điển,các em cần nêu lên được những phát hiện thú vị, mới mẻ, làm mới lạ hơn dẫnchứng ấy đối với người đọc Tất nhiên, ở tầm của học sinh phổ thông, các em chưathể có những kiến giải như các nhà lí luận, phê bình, bởi vậy những phát hiện củacác em thường đến từ công trình nghiên cứu của những nhà phê bình tên tuổi Điềuquan trọng là các em tự mình chiêm nghiệm, nghiền ngẫm, vận dụng kiến thức

Trang 23

nghiên cứu đó một cách thông minh, sáng tạo trong xử lí vấn đề văn học mà mình

đang gặp phải VD, khi đọc được bài viết “Một cách giải mã bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du” của tác giả Bùi Minh Ngọc (Theo trang

vanhoanghean.com.vn ngày 17/11/2011), học sinh của tôi đã tích lũy được một vấn

đề rất hay để vận dụng “làm mới” được dẫn chứng “Độc Tiểu Thanh kí” ở phầnphân tích sau này:

“Còn nhớ Hêghen, nhà triết học Đức thế kỉ XIX có nhận xét rằng : trong văn học hiện tượng định mệnh là hiện tượng bi kịch của người tốt Với Nguyễn Du, những bậc kì tài tuyệt sắc luôn luôn phải chịu cái gọi là cổ kim hận sự, phong vận

kì oan mà ông không tìm thấy lời giải đáp hữu hiệu trong triết lí thiên mệnh của Nho giáo, duyên nghiệp quả báo của Phật giáo, tướng số của Đạo giáo triết lí ở hiền gặp lành trong dân gian Dường như, nhà thơ của chúng ta đã linh cảm được giải tần mờ của cuộc đời đầy bí ẩn Lịch sử có những sự trùng hợp lạ kì Năm 1965, khi cả thế giới long trọng kỉ niệm 200 năm ngày sinh đại thi hào danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du, cũng chính là năm nhà toán học người Mĩ Lôtfi Zadeh công bố lí thuyết lôgic mờ trong một bài báo có tên Các tập mờ Điều kì lạ hơn nữa là mãi đến đầu thế kỉ XX Fran Kapka (1833_1924), một nhà văn gốc Do Thái nói tiếng Đức sống ở Tiệp Khắc cũ dưới ách đô hộ Áo - Hung, được Phương Tây suy tôn là một trong ba ông tổ của văn học hiện đại chủ nghĩa, mới phát hiện

ra điều mà Nguyễn Du đã nói trước đó hơn một trăm năm”.

Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng dám có những lựa chọn mới mẻtrong bài viết của mình Những tác phẩm kinh điển các em được học nhiều trênlớp, có nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu phê bình, đánh giá, các em sẽ cảmthấy tự tin hơn khi viết về những dẫn chứng đó Bởi vậy điều quan trọng là họcsinh phải có sự đào luyện, nghiền ngẫm, làm chủ được những cái mới và dám thểhiện cái mới trong bài viết, nhất là với những tác phẩm văn học không có trongchương trình, văn học nước ngoài, nhất là các tác phẩm đương đại, những tác phẩm

Trang 24

đạt giải Nobel… Thế nên, tính mới trong khâu chọn lọc dẫn chứng trên bài viết củahọc sinh giỏi cũng là một phần thể hiện bản lĩnh, cá tính của các em.

3.3.Sở trường

Để khâu chọn dẫn chứng được tốt nhất, đòi hỏi người viết bài phải có khokiến thức phong phú Những kiến thức này không chỉ có ở chương trình học củacác em ở nhà trường mà nên có cả ở những trải nghiệm văn học ngoài chươngtrình Trải nghiệm của các em càng nhiều, sự tích lũy của các em càng lớn Các emnên phân loại tư liệu, sách vở của mình thành các chương mục theo từng vấn đềvăn học để có thể học, đọc, ghi nhớ tốt hơn Ngay cả trong trí nhớ, sự tích tụ củamình, các em cũng nên có tư duy phân loại những kiến thức mình “nạp” vào nhưthế, để khi cần sẽ “lấy” ra dễ dàng Điều này sẽ khiến các em không bị rơi vào tìnhthế bí dẫn chứng trước bất kì một yêu cầu nào của đề bài

Tuy nhiên, dẫn chứng mà các em chọn để phân tích trong bài văn nghị luận

sẽ không bao giờ là tất cả, cũng không nên ồ ạt, tràn lan như trên đã nói Nhữngdẫn chứng được lựa chọn ngoài việc đáp ứng các yêu cầu đúng, đủ, có tính mới, thìnên thêm một tiêu chí nữa, đó là dẫn chứng sở trường Tức là những dẫn chứng màcác em có sự say mê, đã tìm hiểu về nó một cách sâu sắc, có thể viết về nó haynhất, thấu đáo nhất Bởi vậy, bên cạnh nền tảng kiến thức chung, các em nên chuẩn

bị cho bản thân mình những dẫn chứng “đinh”, những dẫn chứng “mũi nhọn” nhưthế, triển khai phân tích dẫn chứng ấy ở tất cả các bình diện lí luận, để khi làm bài,chạm đến vấn đề lí luận nào các em cũng tự tin lấy dẫn chứng đó ra để hăng saythể hiện quan điểm của mình

Trước một đề văn, lựa chọn giữa dẫn chứng tiêu biểu và dẫn chứng sởtrường cũng là một thách thức đối với học sinh Dẫn chứng tiêu biểu là những dẫnchứng phù hợp nhất đối với đề bài đó, mà khi đọc đề người ta có thể nghĩ đếnnhững dẫn chứng này đầu tiên để minh chứng cho vấn đề Dẫn chứng tiêu biểu này

có khi không trùng khớp với dẫn chứng sở trường Khi đó, nếu như xác định được

Trang 25

dẫn chứng sở trường của mình hoàn toàn có khả năng làm minh chứng cho yêu cầucủa đề thì học sinh nên chọn dẫn chứng sở trường hơn là dẫn chứng tiêu biểu

VD: Với đề bài “Có ý kiến cho rằng: Với thơ mới thi ca Việt Nam bước vào giai đoạn mới, thơ mới đã làm nên một cuộc cách mạng thơ ca, nó đã thay đổi từ

“xác” đến “hồn” Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Chọn phân tích

một bài thơ mới để làm rõ quan điểm của mình về vấn đề này”, dẫn chứng tiêubiểu mà chúng ta nghĩ ngay tới sau khi đọc đề bài có thể là “Vội vàng”, “Thơduyên”, “Đây mùa thu tới”, “Tràng giang”, “Đây thôn Vĩ Dạ”… Nhưng dẫn chứng

sở trường của học sinh có thể là một thi phẩm thơ mới không nằm trong những thiphẩm tiêu biểu ấy, như “Những giọt lệ”, “Màu thời gian”, “Thu rừng”… Khi đócác em nên chọn dẫn chứng sở trường để thực hiện bài viết hơn là dẫn chứng tiêubiểu, các em sẽ thăng hoa hơn với một tác phẩm mà mình thực sự yêu thích, thấuđáo

4.Lập sơ đồ dẫn chứng

Để đáp ứng được tiêu chí đủ về cả lượng và chất của dẫn chứng cho một bàivăn, học sinh nên lập sơ đồ dẫn chứng cùng với việc lập dàn ý cho bài viết Đây làkhâu cuối cùng của kĩ năng chọn dẫn chứng cho bài văn nghị luận

Lập sơ đồ dẫn chứng để học sinh tránh được một vài “tai nạn” trong quátrình làm bài như bỏ sót dẫn chứng quan trọng, ôm đồm quá nhiều dẫn chứng…Bài văn nghị luận văn học của học sinh giỏi luôn cần có nhiều hơn một dẫn chứng.Bởi vậy lấy quá ít dẫn chứng thì vấn đề nghị luận sẽ không được làm sáng tỏ Bêncạnh những dẫn chứng mang tính chất bản lề và bắt buộc, người viết cần liên hệthêm những dẫn chứng để có sự liên hệ, so sánh Tuy nhiên, nếu đưa quá nhiều dẫnchứng vào bài sẽ khiến bài văn nghị luận bị loãng Bởi vậy, khi đưa dẫn chứng vàobài cần lưu ý yếu tố cần và đủ, không thiếu dẫn chứng nhưng cũng không có quánhiều dẫn chứng Việc đưa dẫn chứng tùy thuộc vào việc có bao nhiêu vấn đề được

Trang 26

nêu ra trong luận điểm Thông thường, với mỗi một lí lẽ, người viết cần đưa ra ítnhất một dẫn chứng đi kèm.

Lập sơ đồ dẫn chứng để đảm bảo đủ dẫn chứng trong phạm vi yêu cầu của

đề về tư liệu Có loại dẫn chứng bắt buộc nằm ngay trong yêu cầu của đề Chẳng

hạn đề bài: “Bàn về thơ, Xuân Diệu có nói: Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc phân tích chùm thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên”, thì phạm vi

tư liệu mà người viết phải trích dẫn là chùm thơ Tự tình Bên cạnh việc người viết

phải trích dẫn đủ dẫn chứng bắt buộc, bài viết cần phải có những dẫn chứng khác

để liên hệ, so sánh, đối chiếu, mở rộng thêm ý được bàn bạc Ví như với đề bàitrên, ngoài ra người viết có thể lấy dẫn chứng mở rộng khác như các bài thơ kháccủa Hồ Xuân Hương, thơ Xuân Quỳnh Lưu ý khi lấy dẫn chứng mở rộng cónghĩa đã khai thác hết dẫn chứng bắt buộc tránh trường hợp ngược lại Đồng thờikhi trích dẫn hai loại dẫn chứng này phải đặt trong mối quan hệ bổ sung cho nhau,soi sáng vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, tránh trường hợp so sánh tuyệt đốihóa dẫn đến cực đoan Tất cả những tác phẩm trích dẫn ngoài yêu cầu của đề bàiđều là những dẫn chứng mở rộng

Ngoài việc xác lập hai loại dẫn chứng như trên, có những đề văn mang tính

mở, yêu cầu người viết phải tự xác định lấy dẫn chứng, ví dụ: “Bàn về sáng tác

truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Minh Châu khẳng định: Chỉ cần một số ít trang văn xuôi mà họ (các bậc thầy về truyện ngắn) có thể làm nổ tung trong tình cảm và ý nghĩ người đọc những điều rất sâu xa và da diết của con người, khiến người đọc phải nhớ mãi, suy nghĩ mãi, đọc đi đọc lại vẫn không thấy chán Anh (chị) hiểu ý

kiến trên như thế nào?” Với những dạng đề này, dẫn chứng cụ thể hoàn toàn dongười viết lựa chọn, khi đó việc lựa chọn dẫn chứng sao cho đủ để vừa thể hiệnđược tầm kiến văn rộng rãi của người viết vừa phải có trọng tâm để làm nổi bật

Trang 27

điều cần làm sáng tỏ ở đề bài Lúc này người viết cần có thao tác dàn ý hóa nhữngdẫn chứng của mình trước khi bắt tay vào bài viết.

Như vậy, dẫn chứng trong bài nghị luận văn học của học sinh giỏi cần phảirộng, nhưng không có nghĩa là lan man, dàn trải Cần vừa phải, đảm bảo độ đủ,biết tập trung vào những điểm chủ chốt quan trọng, không nên dàn trải, liệt kê, phôdiễn Dẫn chứng của người viết có phong phú đến đâu đi chăng nữa cũng chỉ nênchọn lọc xúc tích mà đủ sáng rõ, hấp dẫn Do vậy, cần quan tâm khâu lập sơ đồ dẫnchứng giống như khâu khâu lập ý cho bài văn Nếu như lập ý để người viết baoquát được những nội dung chủ yếu cần triển khai, chủ động được phạm vi, mức độnghị luận, thì việc sơ đồ hóa dẫn chứng trước khi viết bài cũng sẽ giúp người viếtđịnh hướng, định lượng được dẫn chứng trong bài viết của mình một cách tốt nhất

Do đó, học sinh nên rèn luyện kĩ năng sơ đồ hóa dẫn chứng của mình cùng với kĩnăng lập dàn ý cho bài văn nghị luận, để không chỉ lập luận, lí lẽ, mà cả việc chọndẫn chứng cũng là những nước cờ có tính toán, có chiến lược

VD: Đề bài “Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Một bài thơ hay là hay ở tình ý, hay ở chữ tiếng, hay ở sự việc, hay ở nhạc điệu Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế

nào? Hãy làm rõ cách hiểu của mình qua một vài bài thơ mới đã học, đã đọc

Lập ý và sơ đồ hóa dẫn chứng:

*Giải thích:

- Hay của thơ trước hết là hay ở tình cảm, cảm xúc của con người (tình ý), là

sự rung động của trái tim trước cuộc sống

- Hay ở tiếng là cái hay trong ngôn ngữ, có sự tinh tế, gợi cảm, khả năngbiểu đạt tuyệt diệu

- Hay ở sự việc là hay ở những điều mà nhà thơ miêu tả, là những sự vật,hiện tượng của đời sống khiến nhà thơ rung động

- Hay ở nhạc điệu là cái hay do tính nhạc, âm điệu của thơ

Trang 28

=> Ý kiến nhận định thơ phải hay trên cả bình diện nội dung tư tưởng và đặc sắcnghệ thuật, là sự tổng hòa của cả tình, lời, ý, điệu.

D/c 1: Nhận định thơ của Lê Quý Đôn, Tố Hữu, Chế Lan Viên, RaxunGamzatov, Puskin

*Chứng minh:

- Thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thôngqua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm…

D/c 2: Huyền diệu, Màu thời gian

- Câu thơ hay bao giờ cũng là câu thơ giàu sức gợi Gợi ý và gợi tình Đọcthơ hay, người ta thấy được cả sự rung động của thi sĩ

D/c: Nguyệt cầm, Tống biệt hành

- Từ ngữ trong thơ vô cùng quan trọng vì nó là linh hồn của câu thơ, bài thơ.Trong quan niệm của thơ Đường thì từ ngữ là “nhãn tự”, trong quan niệm hiện đại,Mai-a-cop-ki cho rằng đó là “quặng chữ” và “Làm thơ là cân một phần nghìnmiligram quặng chữ”

D/c 3: Đây mùa thu tới

- Nhạc điệu trong thơ cũng rất quan trọng vì nó tạo nên giai điệu cho bài thơ.Bởi vậy, nhiều nhà thơ đã sử dụng rất nhiều những hình thức nghệ thuật để tạo nêngiai điệu cho riêng mình Lâu dần, giai điệu quen thuộc sẽ thành phong cách củanhà thơ

Trang 29

Chọn được dẫn chứng đã khó, phân tích dẫn chứng còn khó hơn, đòi hỏingười viết phải dụng tâm hơn rất nhiều, có kĩ năng phân tích để dẫn chứng pháthuy tốt nhất vai trò của nó trong bài văn nghị luận văn học Trích dẫn chứng luôn

đi liền với việc phân tích dẫn chứng Một bài viết quá thiên về lí lẽ sẽ trở nên khôkhan nhưng nếu chỉ trích dẫn chứng không thôi thỉ sẽ trở nên hời hợt, sáo rỗng,không sâu sắc Khi đưa dẫn chứng vào bài, cần kết hợp với việc phân tích, đánh giádẫn chứng Thao tác này sẽ khiến cho dẫn chứng phát huy hết vai trò, hiệu quả Đểlàm được điều này, người viết cần hiểu đúng, đánh giá đúng và cảm thụ đúng vềgiá trị của dẫn chứng

Phân tích cốt làm tôn dẫn chứng lên, phục vụ đúng mục tiêu chứng minh,như có người đã ví phân tích dẫn chứng giống như nghệ thuật tập trung ánh sáng

để làm nổi rõ nhân vật trên sân khấu trong khi biểu diễn Bởi vậy cần tránh nhữngsai lầm phổ thông như liệt kê khô khan, lan man, dài dòng, cầu kì, không nói đượcđiều cần nói Phân tích dẫn chứng trong bài văn cần cô đọng, súc tích và sâu sắc,nêu được đúng, đủ bản chất mà không làm loãng ý nội dung, ý nghĩa của dẫnchứng Sau đây là một vài kĩ năng phân tích dẫn chứng theo người viết chuyên đề

là cần thiết để học sinh làm tốt được công việc này trong bài văn nghị luận vănhọc

1.Giải mã dẫn chứng

Các dẫn chứng trong bài nghị luận văn học chủ yếu là các nhận định, ý kiến,chi tiết, hình ảnh, từ ngữ, nhân vật, đoạn văn, đoạn thơ… Để sử dụng được nhữngdẫn chứng này trong bài nhằm làm sáng tỏ cho luận điểm của mình, người viếtphải nắm được dẫn chứng, có sự hiểu biết thực sự về dẫn chứng chứ không thể dẫn

ra một cách nông nổi khi chưa có sự kiến giải về nó Do đó, để phân tích dẫnchứng trong bài văn nghị luận văn học, học sinh phải làm được kĩ năng này đầutiên: giải mã dẫn chứng văn học Thực chất những phân tích, giảng giải của cácthầy cô giáo ở trên lớp cũng chính là những định hướng giải mã một tác phẩm văn

Trang 30

học cho các em, nhưng để phân tích được thấu đáo dẫn chứng trong một bài vănnghị luận học sinh giỏi, thì những gợi mở đó chưa đủ, các em cần tự mình tìm tòi,nghiên cứu, giải mã tác phẩm Các em không thể phân tích tốt một dẫn chứng vănhọc nếu như các em chỉ hiểu biết về nó một cách chung chung, mơ hồ Khi đi vàogiải mã từng thành tố, các em sẽ nắm chắc dẫn chứng ấy và biết cách sử dụng nóvào mục đích nào là hợp lí nhất Bởi vậy, để phân tích được dẫn chứng trong bàivăn, khâu đầu tiên học sinh cần rèn luyện là trang bị cho mình kiến thức sâu sắc,cặn kẽ, khám phá, cắt nghĩa được dẫn chứng

Nhất là với những dẫn chứng văn học có tính chất phức tạp, đa chiều, họcsinh càng cần tự mình giải mã thật tốt dẫn chứng trước khi đưa vào làm minh họacho lập luận trong bài viết của mình Sau khi giải mã được ngữ liệu, sự phân tíchcủa các em đối với dẫn chứng sẽ chuẩn xác, mạch lạc, không chung chung mơ hồ,rối rắm

VD: Khi tiếp cận với tác phẩm “Và khi tro bụi” của Đoàn Minh Phượng –

tác phẩm đoạt giải thưởng văn xuôi duy nhất của Hội Nhà văn Việt Nam năm

2007 Đây là một tác phẩm mang đậm tư duy tiểu thuyết đương đại Toàn bộ câuchuyện luôn ẩn hiện trong một màn sương mờ ảo, hoang mang, đôi lúc rất khó nắmbắt Bởi vậy, để phân tích được một dẫn chứng như thế này trong bài viết củamình, đòi hỏi người viết phải phần nào lần mò được con đường đi vào thế giớinghệ thuật của tác phẩm giữa màn sương mờ ảo, hoang mang ấy Tác phẩm là cảmột hành trình kiếm tìm từ đầu đến cuối Nhân vật An My trong tác phẩm thựchiện hai cuộc kiếm tìm: tìm cái chết và tìm sự thật Cuộc hành trình tìm cái chếtđược tiến hành trong tâm trạng tuyệt vọng của An My sau cái chết đột ngột củangười chồng Cô muốn tìm ra mình là ai trước khi chết để cái chết có một ý nghĩa.Nhưng trong hành trình ấy, An My lại vô tình có trong tay quyển sổ của một người

xa lạ, nó khiến cô lao vào một cuộc tìm kiếm khác không thuộc về mình – tìm ra sự

Trang 31

thật về gia đình Michael Kempf Và An My đã tìm được gì? Đó là những sự thậtrất khác nhau:

Chủ thể Những sự thật

Về ngườicha

mẹ, giấu xácdưới hồ

Người mẹcãi nhau vớicha và bịgiết

Biết việc chagiết mẹ vàgiấu xácdưới hồ vàothời gian sauđó

Nhìn thấycha mẹ cãinhau, sợ, bỏchạy rangoài khôngbao giờ trởvề

Michaelrằng mọiviệc khôngphải vậy

Người

cha

Giết vợ vànói vợ dắtMarcus đi

Bị người chagiết vì muốn

bỏ gia đình

ra đi

Biết chuyệncha giết mẹ

và đến nóivới cô giáo

Không chắc

là con đẻcủa ngườicha và cóthể đã bịchết vì lạnh

Giúp ngườicha tìm lại

sự an lành,giúp diệtkhổ từ bêntrong Michael

kẻ giết người

Người mẹ bỏnhà ra đi

Không ai bỏrơi Marcus,người mẹdẫn Marcus

đi theo

Người thân– một thứthiêngliêng trênđời

Trang 32

Sophie Người cha

không giếtngười mẹ

Người mẹ ra

đi và dẫnMarcus theo

Tưởng tượng

chuyện chagiết mẹ chỉ

vì sự ganh tịtrẻ nhỏ

Đã đi ranước ngoàisống vớingười mẹ

Người mẹnghiện rượu,lăng loàn, bỏnhà đi

Mong ngườicha mau chết

để khỏi bánnhà trả tiềnviện cho cha

Bị người

mẹ dắt đilênh đênh

-Chồng:Sophie làngười tốt.-Vợ:

Sophie làngười xấuNhững sự thật rất khác nhau đó đã đem lại cho nhân vật An My những gì?Đây là điều tiếp theo mà học sinh cần lí giải, cắt nghĩa Có lẽ khi mà hạnh phúc làtấm chăn quá hẹp, mỗi người đều cố gắng tìm cách sống an toàn bằng cách chọnlấy một sự thật cho riêng mình An My đã sống hai năm, đã tìm kiếm cái củangười khác, để rồi trên hành trình đầy sương mù ấy, cô lại nhận ra một sự thật củamình – sự thật về sự chối bỏ quá khứ Cô chợt bừng tỉnh và lý giải cho mình vềtiếng gọi “An ơi, chạy đi” văng vẳng bên tai lúc bom nổ Lúc đó mọi thứ ùa về, vàkhi “tro bụi rơi về”, “trong thinh lặng đó cận kề quê hương” Nỗi khát khao sốngtrào dâng mãnh liệt, để cho chị một lần trở lại với nơi sinh ra chị, để một lần nhìnthấy đứa em bé bỏng mắc kẹt trong đống đổ nát Mọi thứ lúc đó mới rõ ràng, chị đãhiểu chị đã làm gì, và chị là ai Vậy là những cuộc kiếm tìm cái chết, tìm ra một sựthật không thuộc về mình, để rồi cuối cùng là tìm ra cội nguồn sự tha hương củachính mình, tìm trở về với quê hương trong xót xa, tiếc nuối Như vậy, hệ thống

Trang 33

hóa được dẫn chứng là điều vô cùng quan trọng => Khi giải mã, cắt nghĩa được tácphẩm văn học, màn sương mờ ảo sẽ tan biến, chân lí đời sống của tác phẩm hiện

ra, sự phân tích lí giải của học sinh sẽ chính xác, logic

Huy động được nhiều dẫn chứng phong phú rồi lại phải biết chọn lọc vàphân bố luận chứng cho sát hợp, ăn khớp với lí luận mới là sử dụng dẫn chứng một

Trang 34

cách hiệu quả nhất, có sức thuyết phục lớn Trong những dẫn chứng phong phú, cónhững dẫn chứng cùng một ý nghĩa, có giá trị tương đương nhau, phải chọn lọc để

có được những dẫn chứng tiêu biểu, có ý nghĩa mang tính khái quát, đại diện chứkhông phải là những dẫn chứng vụn vặt, lẻ tẻ, dù đó là những dẫn chứng hay

Nêu dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm, luận cứ cần chú ý tới cả sựcân đối, hài hòa của toàn bộ bài văn, tránh chất dồn vào phần này để phần khác sơsài, nghèo nàn, thiếu hụt

Theo tôi, khi sắp xếp dẫn chứng trong bài văn nghị luận, ngoài các trình tựthông thường nêu trên (trình tự thời gian, không gian, logic…), giáo viên nênhướng dẫn học sinh chú ý đến một số thủ pháp để việc sắp xếp trình tự dẫn chứngcũng tạo nên sức mạnh cho bài viết Sau đây là một vài cách thức sắp xếp dẫnchứng học sinh nên luyện tập để triển khai trong các bài viết:

- Diện – Điểm: Đưa dẫn chứng theo quy trình từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ

thể, từ diện rộng đến cá thể đặc biệt Những dẫn chứng “diện” được nêu ra trướctheo tính chất liệt kê, kiểm diện, làm căn cứ, cơ sở, phông nền nhận thức, gợi mở

để dẫn chứng “điểm” – dẫn chứng mấu chốt, trọng tâm xuất hiện Cách sắp xếpdẫn chứng như thế này tạo nên một bài viết phong phú mà linh hoạt, có lướt, cónhấn, tăng hứng thú cho người đọc

- Đòn bẩy: Là cách thức sắp xếp dẫn chứng theo xu hướng dẫn chứng thứ nhất

được đưa ra làm đòn bẩy có nội dung gần giống hoặc trái với nội dung, ý tưởngcủa dẫn chứng thứ hai, tạo thành điểm tựa, làm cơ sở để phân tích sâu sắc dẫnchứng thứ hai Cách phân tích dẫn chứng theo thủ pháp này sẽ khiến cho dẫnchứng chính được chọn phân tích trở nên nổi bật, tỏa sáng hơn

- Tiệm tiến (hay sự tăng cấp): Là một nguyên tắc tâm lí trong việc trình bày luận

chứng nhằm thu hút sự chú ý, duy trì hứng thú của người đọc Theo nguyên tắcnày, người viết khéo léo bài trí để những dẫn chứng hiệu quả cao hơn đặt saunhững sự kiện ít hiệu quả, luận chứng lạnh đặt sau luận chứng yếu, luận chứng

Trang 35

càng về sau càng phải sáng rõ, nổi bật để có thể tạo ra tác dụng khêu gợi và sứcthuyết phục mạnh mẽ Đây là một thủ thuật, hay hơn thế, một nghệ thuật nêu dẫnchứng Dường như người viết mở ra trước mắt người đọc một chân trời ngày càngrộng trước vấn đề cần giải quyết.

VD: “Viết về tình yêu, từ thuở hồng hoang với những câu ca dao, dân ca chođến thơ ca hiện đại đã không còn là một “mảnh đất” lạ Người xua có cả chùm cadao giao duyên lưu giữ lại những câu hát ý nhị của trai gái xưa kia Trong nhữngcâu ca ấy, người con gái thường hiện lên với những vẻ đẹp muôn thuở của nữ giớitrong tình yêu – e ấp, thẹn thùng, ý nhị:

“Thấy anh như thấy mặt trời Chói chang khó ngó, trao lời khó trao”

(Ca dao)Đến ông hoàng thơ tình Xuân Diệu cũng hóa thân vào con sóng biển đểkhẳng định sự chủ động, mãnh liệt của những "anh" trong tình yêu:

“Anh xin làm sóng biếcHôn mãi cát vàng em”

(Biển) Nhưng đúng như một bông hoa “quỳnh” phá cách nở vào mùa “xuân”,

nữ sĩ Xuân Quỳnh lần đầu tiên phủ nhận vị trí “bến” của người con gái để làm

“sóng” – luôn chủ động tìm kiếm người mình yêu, bến bờ hạnh phúc của tình yêu”(Bài viết của em N.H.H.M)

3.Xác định kim chỉ nam

Nếu như việc đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận văn học đòi hỏi sự chuẩnxác về mặt thông tin, văn bản, thì việc phân tích dẫn chứng đòi hỏi sự chuẩn xác vềnhận thức của người viết Để đảm bảo được việc phân tích đúng đắn ngữ liệu,người viết cần chú ý đến các kim chỉ nam trong quá trình phân tích: yêu cầu của

đề, chỉnh thể tác phẩm, kiến thức khoa học

Trang 36

3.1.Yêu cầu của đề.

Cần tìm hiểu, phân tích để nhận diện chính xác yêu cầu của đề bài Đó làđiều kiện trước tiên và cũng là điều kiện quan trọng nhất Vì chỉ khi đã biết phải

viết cái gì, viết để làm gì thì người viết mới xác định được mình phải viết như thế

nào, phải làm sáng tỏ vấn đề gì trong phạm vi dẫn chứng đã lựa chọn, phải sử dụngthao tác lập luận nào là chính và phải diễn đạt, hành văn thế nào cho phù hợp vớimục đích, tính chất của bài làm Dĩ nhiên không phải cứ nhận thức đúng đề bài là

sự phân tích dẫn chứng sẽ đúng Nhưng khi đã nhận thức đề bài không đúng thì sựphân tích chắc chắn sẽ đi chệch mục tiêu Bởi mỗi dẫn chứng văn học đưa ra đều

có rất nhiều khía cạnh, nên chọn được dẫn chứng phù hợp rồi thì sự phân tích dẫnchứng cũng phải bám sát yêu cầu của đề, lấy yêu cầu của đề làm kim chỉ nam đểphân tích dẫn chứng một cách chính xác, phù hợp nhất

Không bao giờ nên phân tích và bình mọi chi tiết, mọi câu, mọi chữ, mọihình ảnh, mọi vần nhịp, mọi tình tiết, mọi nhân vật của tác phẩm Phải chọn chotinh, cho trúng những gì quan trọng nhất, hay nhất, có giá trị tư tưởng và nghệthuật cao nhất ở từng bộ phận của tác phẩm mà phân tích, bình giảng Cũng khôngphân tích bình quân, dàn đều như nhau Có chi tiết lớn, có chi tiết nhỏ, tầm quantrọng khác nhau Nhưng có chi tiết nhỏ cần bình giảng, chi tiết lớn lại bỏ qua….vìkim chỉ nam là yêu cầu của đề

VD: Với đề bài “Bàn về ngôn ngữ nghệ thuật, có người cho rằng lựa chọnngôn từ là yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công của một tác phẩm

thơ ca Bằng việc phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong bài Tây Tiến của

Quang Dũng, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên”, phạm vi ngữ liệu phân tích đã đượcquy định rõ là bài thơ “Tây Tiến”, yêu cầu cụ thể của đề bài là “phân tích nghệthuật sử dụng ngôn từ” Bởi vậy học sinh cần bám sát định hướng phân tích này,chỉ tập trung đi vào khám phá, miêu tả vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong thi

Trang 37

phẩm như lựa chọn từ ngữ, nhạc điệu, nhịp điệu, giọng điệu… không phân tích tácphẩm chung chung hay lan man, chệch hướng, làm loãng bài viết.

Như vậy học sinh cần khắc sâu cho mình vai trò quan trọng của việc tìmhiểu đề, lấy yêu cầu của đề bài làm kim chi nam cho cả bài viết, đặc biệt là khâuphân tích dẫn chứng, để dẫn chứng được chọn phát huy hết sự “đắc địa” của nó đốivới vấn đề đề bài đặt ra

3.2.Chỉnh thể của tác phẩm

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thẩm mỹ của nền văn học Ở tác phẩmvăn học có sự thống nhất của các yếu tố từ chủ đề, nhân vật, cốt truyện , kết cấungôn ngữ, không gian màu sắc, nhịp điệu để tạo nên một thực thể sinh động, toànvẹn, có sức sống hoàn chỉnh, nội tại Bởi vậy, khi một tác phẩm văn học được dùnglàm dẫn chứng phân tích minh họa cho một bài văn nghị luận, cần chú ý tới nguyêntắc chỉnh thể này để sự phân tích, bởi chỉ có thể dựa vào tính chỉnh thể của tácphẩm mới có cơ sở để đánh giá đúng chân giá trị và phong cách nghệ thuật của tácphẩm Nếu thoát li tính chỉnh thể sẽ có nguy cơ dẫn đến việc đối chiếu trực tiếp,giản đơn các yếu tố tác phẩm với nguyên mẫu ở ngoài đời thường để đánh giá mức

độ chân thật, điều đó dẫn đến những phân tích hết sức chủ quan của người viết.Nhất là khi phân tích dẫn chứng, dẫn chứng ấy thường chỉ là một chi tiết, một đoạncủa tác phẩm, học sinh càng có nguy cơ tách chi tiết ấy ra khỏi mạch của văn bản

để đối chiếu một cách cơ học với đời sống, với các hiện tượng văn học khác

VD: Khi phân tích truyện cổ tích Tấm Cám, học sinh có thể có những phân

tích ngộ nhận: Tấm đã bị tha hóa Bởi mỗi lần hóa thân là mỗi lần Tấm trở nênđanh đá, cay nghiệt hơn: Thách thức Cám khi Cám đang giặt quần áo cho vua,nguyền rủa Cám khi Cám dệt cửi… Lừa Cám, đào hố, dội nước sôi cho Cám chếtrồi làm mắm cho dì ghẻ ăn Mẹ con Cám thì lại có dấu hiệu hoàn lương Bởi đangđộc ác, xảo quyệt lại trở nên nghe lời Tấm Ông vua thì là một ông chồng ngungốc, tệ bạc

Trang 38

Đó đều là những phân tích mang tính chủ quan, “bứt” toàn bộ nhân vật, chitiết ra khỏi chỉnh thể của tác phẩm Nhân vật cổ tích là loại nhân vật chức năng,các chi tiết trong truyện cổ tích đều chỉ mang tính ước lệ những Nhân vật đượcxây dựng chỉ để thực hiện chức năng của mình: Tấm làm điều thiện, mẹ con Cámlàm điều ác, Vua làm phần thưởng của Tấm Bởi vậy mà các nhân vật đều mờ tính

lý trí: Nhà vua không nghi ngờ về cái chết của Tấm và lấy Cám như chẳng cóchuyện gì xảy ra Cám sẵn sàng nghe Tấm dội nước sôi để làm trắng da cũngkhông cần nghĩ nước sôi làm bỏng da Mẹ Cám cứ việc ăn mắm làm từ xác conkhông cần tìm hiểu Những nhân vật này thực hiện chức năng “mặt nạ” để tác giảsai khiến Muốn mẹ con Cám thắng (Ác thắng), Tấm buộc phải cả tin Đến khimuốn Tấm thắng (Thiện thắng) mẹ con Cám lại phải trở nên cả tin Các âm mưu,thủ đoạn không có gì “nham hiểm” nhưng các nhân vật vẫn tự nguyện đi vào chỗchết để thực hiện vai trò “Nhân vật chức năng” Tấm giết mẹ con Cám một cách dãman Kết cục này là dân gian “điều động” cô Tấm thực hiện chức năng diệt ác theothi pháp “tận cùng” (trả thù đến tận cùng), để cái thiện có môi trường sống yênbình

Các chi tiết của mỗi tác phẩm văn học chỉ cho thấy được giá trị thực sự của

nó nếu người viết luôn đặt chi tiết ấy trong chỉnh thể tác phẩm văn học để phântích, bình giá Học sinh sẽ chỉ hiểu được cái o bức, ngột ngạt của “căn buồng Mịnằm” mà Tô Hoài muốn tố cáo khi đặt nó trong sự đối sánh với chính chỉnh thể tácphẩm, đối sánh với không gian Tây Bắc bao la, hùng vĩ, khoáng đạt là thế, để thấy

sự đối lập nghịch lí, để chúng ta nhận ra rằng “căn buồng Mị nằm” chẳng khác gìmột nhà tù giữa mênh mông rừng núi; chi tiết Mị ngồi thẫn thờ trong căn phòng ấy,

trông ra qua một ô cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là

nắng đặt cạnh chi tiết trước đó của tác phẩm: mùa xuân đến, Mị từng gỡ vách theongười yêu ra rừng chơi, để đủ thấy Mị lúc này tha nhân, vô cảm, mất sức sống biếtchừng nào Hay với tác phẩm “Vợ nhặt”, học sinh chỉ phân tích đúng bản chất của

Trang 39

các cặp chi tiết đầy biến hóa của nhân vật thị: sầm sập, xưng xỉa, ngồi sà xuống, ăn một chập bốn bát bánh đúc (liều lĩnh, chao chát) - cúi xuống, rón rén, e thẹn (dịu dàng, nữ tính) - quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt, điềm nhiên và vào miệng (tự tin, tự chủ), và nhận ra logic của những sự biến hóa ấy khi đặt các

chi tiết vào chỉnh thể của văn bản để tìm hiểu, phát hiện

Đối chiếu tác phẩm văn học với tác phẩm văn học khác, hay với hiện thựccuộc sống không hề sai, nếu làm tốt sẽ nhận ra thêm nhiều giá trị, ý nghĩa mới mẻ,nhưng cần phải tôn trọng chỉnh thể của tác phẩm đầu tiên; đặt mỗi chi tiết đượcphân tích trong mối quan hệ chặt chẽ với nội dung tư tưởng, các thủ pháp nghệthuật, thời đại sáng tác, quan niệm nghệ thuật của nhà văn, trào lưu, trường phái…

sẽ giúp người viết nhận ra được chân giá trị của chi tiết, của tác phẩm văn học

3.3.Kiến thức khoa học

Là học sinh giỏi, các em không chỉ có những kiến thức khái quát, cơ bản vềtác giả, tác phẩm văn học mà cần trang bị cả những kiến thức chuyên sâu, phongphú xung quanh tác giả, tác phẩm ấy để nâng cao tầm nhìn, tầm lí luận đối với mộttác phẩm văn học Sự phân tích ngữ liệu của các em để đúng đắn, chính xác, thuyếtphục nhất cũng nên dựa trên các cơ sở khoa học như: phương châm, quan niệmtrong sáng tác của nhà văn; các học thuyết về vấn đề đặt ra trong tác phẩm; nhậnđịnh, đánh giá của các nhà phê bình mang tính chất thành tựu; kiến thức về vănhóa, lịch sử, xã hội có liên quan đến dẫn chứng phân tích… Soi chiếu dẫn chứngvào những cơ sở khoa học ấy để phân tích, đánh giá, thì sự phân tích của các em sẽ

có một điểm tựa vững chắc, giống như con tàu cứ lao thẳng trên đường ray vậy Do

đó, khi làm việc với một tác phẩm văn học, cần có sự đọc rộng, hiểu nhiều, thuthập và xác minh kiến thức để tích lũy những cơ sở khoa học cần thiết cho việcphân tích

VD, việc phân tích câu ca dao: “Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn

Vũ canh gà Thọ Xương”, nếu người viết không nắm được kiến thức văn hóa của

Trang 40

chi tiết “canh gà Thọ Xương” sẽ dễ nhầm lẫn rằng “canh gà Thọ Xương là món

canh gà ở hồ Tây”

Để “chỗ dựa” của mình trở nên vững chắc hơn, các em có thể lấy ý kiến củamột nhà phê bình, nghiên cứu nào đó làm cơ sở cho sự triển khai phân tích dẫnchứng của mình GS Nguyễn Đăng Mạnh đã nói về việc trích dẫn này trong cuốn

“Muốn viết được bài văn hay”: “Theo tôi câu trích dẫn nên chia làm hai loại: Một là loại ý kiến nổi tiếng, giới văn học ai cũng biết cả - loại này, dù có biết đíchxác xuất xứ cũng không nên nói rõ ra làm gì Nói rõ những điều ai cũng biết, là sựcẩn thận của văn học trò, của luận án nghiên cứu sinh… - Tuy nhiên có những ýkiến chẳng những phải trích dẫn đầy đủ mà còn phải nói rõ xuất xứ nữa Ấy lànhững ý kiến ít người biết và nhằm làm luận cứ cho một luận điểm nào đó củariêng mình – một luận điểm mới mẻ, chưa dễ được chấp nhận ngay trong giới khoahọc” Những viện dẫn này sẽ khiến cho bài viết của các em thêm chiều sâu, sựphân tích dẫn chứng cũng được triển khai một cách có căn cứ, minh định rõ ràng

-Không chỉ dựa vào các ý kiến của những nhà phê bình, nghiên cứu, học sinhgiỏi nên nắm vững cả những học thuyết liên quan đến học phần của mình Nhữnghọc thuyết này cũng chính là cơ sở khoa học của những khẳng định về giá trị củacác thành tựu các tác phẩm Nắm được những học thuyết này trong tay, các em coinhư có được chiếc chìa khóa để công phá dẫn chứng của mình VD: Bàn về đa

thanh trong truyện ngắn của Nam Cao nên nắm được nguyên lí Lời văn hai giọng của M.Backhtin; Nói về thành tựu của tiểu thuyết đương đại, có thể soi chiếu vào học thuyết Bốn tiếng gọi của tiểu thuyết hiện đại của Milan Kundera…

4.Sử dụng linh hoạt các thao tác phân tích

Học sinh giỏi không thể diễn xuôi dẫn chứng, mà phải phân tích “đến”, “tới”được dẫn chứng ấy, bởi vậy cần sử dụng linh hoạt các kĩ năng phân tích như dẫngiải, bình giảng, so sánh một cách hiệu quả để phân tích dẫn chứng trở nên triệt đểnhất Nêu dẫn chứng để minh họa, chứng minh cho luận điểm, luận cứ, tức là đem

Ngày đăng: 09/03/2020, 11:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Tài liệu chuyên văn (ba tập), Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu chuyên văn
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
2.Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, NXB Giáo dục, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục
3.Muốn viết bài văn hay, Nguyễn Đăng Mạnh, NXB Giáo dục, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Muốn viết bài văn hay
Nhà XB: NXB Giáo dục
4.Rèn kỹ năng làm văn nghị luận, Đoàn Thị Kim Nhung, Phạm Thị Nga, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn kỹ năng làm văn nghị luận
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
5.Tuyển chọn những bài văn đoạt giải quốc gia học sinh giỏi trung học phổ thông 2004 – 2014, Nguyễn Duy Kha, Hoàng Văn Quyết, NXB Giáo dục Việt Nam 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn những bài văn đoạt giải quốc gia học sinh giỏi trung học phổ thông 2004 – 2014
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam 2016
6.Những bài văn đạt giải quốc gia - Bồi dưỡng học sinh giỏi văn, luyện thi tú tài- đại học, Nguyễn Đức Quyền, Nhà xuất bản Giáo dục 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài văn đạt giải quốc gia - Bồi dưỡng học sinh giỏi văn, luyện thi tú tài- đại học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục 2000
7.Những bài văn đoạt giải quốc gia - Học sinh giỏi Trung học phổ thông, Hà Bình Trị, Nhà xuất bản Giáo dục 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài văn đoạt giải quốc gia - Học sinh giỏi Trung học phổ thông
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục 2004
8.Phương pháp dạy học Văn, Phan Trọng Luận, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Văn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2008
9.Từ điển thuật ngữ Văn học, Nhiều tác giả, NXB Giáo dục Việt Nam 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ Văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam 2007
10.Lý luận và phê bình văn học,Trần Đình Sử, NXB Giáo dục 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phê bình văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục 2008
11.Luyện thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 môn Văn, Đỗ Ngọc Thống, NXB Giáo dục Việt Nam 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luyện thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 môn Văn
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam 2016
12.Một số bài viết của học sinh trong nhà trường Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w