TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài luận văn: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gọi xe công nghệ của người tiêu dùng tại Hà Nội” được tác giả trình bày theo bố cục như sau: Phần mở đầu, t
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI GỌI XE CÔNG NGHỆ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
NGUYỄN HUY HOÀNG HẢI
Hà Nội, năm 2019
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI GỌI XE CÔNG NGHỆ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI HÀ NỘI
Ngành: Kinh Doanh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã Số: 8340101
Họ và tên học viên: Nguyễn Huy Hoàng Hải Người hướng dẫn: TS Nguyễn Hải Ninh
Hà Nội, năm 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Hải Ninh Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo
Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Huy Hoàng Hải
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện về tinh thần và thời gian cho học viên; tới Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đại học và toàn bộ đội ngũ cán bộ Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Ngoại Thương vì những hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết cho học viên trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn
Xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Hải Ninh, người
đã dành rất nhiều tâm huyết để hướng dẫn học viên trong suốt thời gian qua, động viên
và khích lệ học viên rất nhiều trong những lúc tưởng như gặp bế tắc khi tiến hành nghiên cứu Xin cảm ơn vì tất cả những kiến thức và kinh nghiệm thầy đã truyền đạt để học viên
có thể hoàn thành luận văn đúng thời hạn và đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra
Cuối cùng, học viên xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cạnh để động viên và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn này
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Huy Hoàng Hải
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vii
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Tình hình nghiên cứu 4
5 Phương pháp và câu hỏi nghiên cứu 6
6 Kết cấu của luận văn 7
CHƯƠNG I: HỆ THỐNG LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI GỌI XE CÔNG NGHỆ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI HÀ NỘI 8
1.1 Lý thuyết về hành vi gọi xe công nghệ của người tiêu dùng 8
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 8
1.1.2 Quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng 11
1.2 Tổng quan về dịch vụ gọi xe công nghệ 14
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của dịch vụ gọi xe công nghệ 14
1.2.2 Quy mô thị trường gọi xe công nghệ hiện nay 16
1.2.3 Thị trường gọi xe công nghệ tại Hà Nội 17
1.2.4 Quy trình gọi xe công nghệ 20
1.2.5 Một số điểm khác biệt giữa gọi xe công nghệ và gọi xe truyền thống 22
1.2.6 Tác động của gọi xe công nghệ đến nền kinh tế 23
1.2.7 Sự cạnh tranh gay gắt giữa gọi xe công nghệ và gọi xe truyền thống 25
1.2.8 Các quy định và chính sách của nhà nước đối với dịch vụ gọi xe công nghệ 26
Trang 61.3 Một số mô hình lý thuyết nền tảng 28
1.3.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) 28
1.3.2 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng – Armstrong and Kotler (2003) 30
1.3.3 Mô hình nghiên cứu của Tarinee Chaipradermsak (2007) 30
1.3.4 Mô hình nghiên cứu của Rose Lwitiko Mwambusi (2015) 31
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI GỌI XE CÔNG NGHỆ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI HÀ NỘI 33
2.1 Phương pháp nghiên cứu 33
2.1.1 Thiết kế nghiên cứu 33
2.1.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 34
2.1.3 Thiết kế bảng hỏi và thang đo 38
2.1.4 Chọn mẫu 42
2.1.5 Các bước xử lý số liệu 42
2.2 Kết quả nghiên cứu 46
2.2.1 Thống kê nhân khẩu học 46
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gọi xe công nghệ của người dân Hà Nội 48 2.2.3 Tổng hợp kết quả phân tích 70
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY HÀNH VI GỌI XE CÔNG NGHỆ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI HÀ NỘI 72
3.1 Tổng kết và trả lời câu hỏi nghiên cứu 72
3.2 Đề xuất và kiến nghị 72
3.2.1 Đề xuất 73
3.2.2 Kiến nghị 79
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 85
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh sự khác biệt giữa hai mô hình gọi xe 22
Bảng 2.1 Thang đo về Dịch vụ 39
Bảng 2.2 Thang đo về Giá, chính sách giá 39
Bảng 2.3 Thang đo về Địa điểm 39
Bảng 2.4 Thang đo về Quảng cáo, khuyến mãi 40
Bảng 2.5 Thang đo về Cơ sở vật chất 40
Bảng 2.6 Thang đo về Quy trình 40
Bảng 2.7 Thang đo về Con người 41
Bảng 2.8 Thang đo về Hình ảnh thương hiệu 41
Bảng 2.9 Thang đo về Ứng dụng di động 41
Bảng 2.10 Thang đo về Hành vi gọi xe công nghệ 41
Bảng 2.11 Kết quả thống kê đối tượng điều tra 47
Bảng 2.12 Hệ số tin cậy của thang đo “Dịch vụ” 49
Bảng 2.13 Hệ số tin cậy của thang đo “Giá, chính sách giá” (mới) 50
Bảng 2.14 Hệ số tin cậy của thang đo “Địa điểm” 50
Bảng 2.15 Hệ số tin cậy của thang đo “Quảng cáo, khuyến mãi” 51
Bảng 2.16 Hệ số tin cậy của thang đo “Cơ sở vật chất” 52
Bảng 2.17 Hệ số tin cậy của thang đo “Quy trình” 52
Bảng 2.18 Hệ số tin cậy của thang đo “Con người” 53
Bảng 2.19 Hệ số tin cậy của thang đo “Hình ảnh thương hiệu” 54
Bảng 2.20 Hệ số tin cậy của thang đo “Ứng dụng di động” 54
Bảng 2.21 Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo 55
Bảng 2.22 Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập lần thứ nhất 56
Bảng 2.23 Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập lần thứ hai 59
Bảng 2.24 Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc 62
Trang 8Bảng 2.25 Bảng tổng hợp kết quả gộp biến sau đánh giá thang đo 63
Bảng 2.26 Kết quả kiểm định hệ số Durbin-Watson và hệ số R2 hiệu chỉnh 64
Bảng 2.27 Kết quả phân tích hồi quy 65
Bảng 2.28 Kết quả T-Test nhóm giới tính 67
Bảng 2.29 Kết quả ANOVA nhóm độ tuổi 68
Bảng 2.30 Kết quả ANOVA nhóm nghề nghiệp 69
Bảng 2.31 Kết quả ANOVA nhóm thu nhập 70
Bảng 2.32 Tổng hợp kết quả phân tích 70
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình hành vi của người tiêu dùng 12
Hình 1.2 Các thương hiệu gọi xe hàng đầu thế giới 16
Hình 1.3 Các thương hiệu gọi xe tại Việt Nam 17
Hình 1.4 Quy trình gọi xe công nghệ 20
Hình 1.5 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) 29
Hình 1.6 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng 30
Hình 1.7 Mô hình nghiên cứu của Tarinee Chaipradermsak 31
Hình 1.8 Mô hình nghiên cứu của Rose Lwitiko Mwambusi 32
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 34
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 35
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 61
Trang 10TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài luận văn: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gọi xe công nghệ của người tiêu dùng tại Hà Nội” được tác giả trình bày theo bố cục như sau:
Phần mở đầu, tác giả đề cập đến tính cấp thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tình hình nghiên cứu, phương pháp và câu hỏi nghiên cứu, cuối cùng là kết cấu của luận văn
Trong chương 1, tác giả đã đưa ra một số khái niệm cơ bản về người tiêu dùng, hành vi của người tiêu dùng và định nghĩa về khái niệm “gọi xe công nghệ” Ngoài ra chương 1 còn đề cập đến quy trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng, tổng quan về thị trường gọi xe công nghệ trên thế giới và tại Hà Nội Phần cuối cùng của Chương 1, tác giả đề cập đến các mô hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về dịch vụ gọi xe công nghệ cũng như về hành vi mua của người tiêu dùng Các tìm hiểu của tác giả về mô hình và khái niệm tại chương này là tiền đề để tác giả tiến hành quá trình nghiên cứu thực tế và là căn cứ để tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu của bản thân
Chương 2 có nội dung chủ yếu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gọi
xe công nghệ của người tiêu dùng Trong chương này tác giả đề cập đến phương pháp tiến hành nghiên cứu, mô hình nghiên cứu đề xuất, bảng hỏi và thang đo cũng như các giả thuyết nghiên cứu Sau khi có kết quả nghiên cứu thực tế, tác giả tiến hành phân tích
và xử lý số liệu theo các bước đề cập trong chương này để loại bỏ dần các biến quan sát không phù hợp đồng thời kết luận về các giả thuyết được tác giả đưa ra phần đầu chương Nội dung chương 3 xoay quanh các đề xuất mà tác giả đưa ra với mục đích thúc đẩy hành vi gọi xe công nghệ của người tiêu dùng Đề xuất này được gửi đến hai đối tượng chính là các doanh nghiệp khai thác hình thức gọi xe công nghệ cũng như các cơ quan quản lý về việc đưa ra các quy định phù hợp thúc đẩy sự phát triển của hình thức này
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, thuật ngữ “nền kinh tế chia sẻ” đang ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trên thế giới cũng như tại Việt Nam Đây là một mô hình kinh tế mới mà ở đó tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ dùng chung giữa các cá nhân, kết hợp với các nền tảng trung gian ứng dụng công nghệ 4.0 để kết nối các tài sản hoặc dịch vụ này lại với nhau, tạo thành một mạng lưới chia sẻ rộng khắp, không bị giới hạn ở khoảng cách địa lý Mô hình này tận dụng được giá trị của những tài sản, dịch vụ cá nhân một cách tối đa, giảm bớt sự lãng phí khi các tài sản này không được
sử dụng đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí cho các cá nhân đang có nhu cầu sử dụng Từ những ưu điểm mà không mô hình kinh tế nào có thể đạt được, xu hướng phát triển của nền kinh tế chia sẻ đang ngày càng được mở rộng cả về phạm vi khi lan tỏa trên toàn thế giới cũng như về lĩnh vực khi càng ngày càng nhiều các ngành nghề ứng dụng mô hình này vào trong hoạt động kinh doanh của mình
Một trong những lĩnh vực ứng dụng mô hình này sớm nhất trên thế giới là lĩnh vực dịch vụ vận tải khi tận dụng được các phương tiện đi lại cá nhân để tạo ra một nguồn tài sản vô tận đáp ứng nhu cầu vận chuyển của cá nhân bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu Mô hình này giảm thiểu chi phí mà các doanh nghiệp vận tải phải bỏ ra khi không phải mua sắm phương tiện vận chuyển, tiết kiệm chi phí quản lý, vận hành, giúp giảm giá dịch vụ vận chuyển, tạo được nguồn thu nhập ổn định cho một số lượng không nhỏ các cá nhân có phương tiện vận chuyển và thời gian
Là một trong những nước có nền kinh tế đang phát triển cũng như trình độ tiếp thu các nền tảng kỹ thuật và công nghệ 4.0 nhanh, Việt Nam không nằm ngoài xu hướng phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ này Thời gian gần đây, các hình thức kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ dựa trên nền tảng công nghệ như Uber, Grab, Airbnb… đã tạo được những thay đổi không nhỏ trong đời sống của người dân Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ vận tải Mô hình này cạnh tranh trực tiếp với các hình thức vận tải truyền thống như xe ôm, taxi… giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn cũng như yên tâm hơn khi di chuyển Ngoài ra sự thuận tiện cũng như mức
Trang 12giá cạnh tranh hơn nhiều so với dịch vụ vận tải truyền thống đã giúp cho các doanh nghiệp vận tải ứng dụng mô hình chia sẻ này phát triển một cách nhanh chóng tại thị trường Việt Nam Một khái niệm mới được sinh ra trong lĩnh vực vận tải và bắt đầu phổ biến trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng Việt Nam là khái niệm “gọi
xe công nghệ”, hiểu theo nghĩa đơn giản là hành vi người tiêu dùng sử dụng các ứng dụng công nghệ để đặt xe cho nhu cầu di chuyển của mình
Là một thị trường tiềm năng nên việc có nhiều hãng công nghệ tham gia vào lĩnh vực vận tải này là điều tất yếu Tại Việt Nam, ngoài các hãng công nghệ nổi tiếng thế giới như Grab, Uber, Go-jek… tham gia vào thị trường và đạt được những kết quả không nhỏ thì các thương hiệu nội địa khác cũng đang nổi lên như Be, FastGo, VATO… để cạnh trạnh và khai thác thị trường tiềm năng này
Xuất phát từ nhận định rằng với sự cạnh tranh ngày càng lớn giữa các thương hiệu vận tải công nghệ trong và ngoài nước cũng như khi quy mô thị trường đạt đến một mức độ nhất định, có sự bão hòa, các doanh nghiệp trong ngành này sẽ cần tập trung để nghiên cứu sâu hơn về hành vi gọi xe công nghệ của người tiêu dùng cũng
như sự lựa chọn thương hiệu để sử dụng, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gọi xe công nghệ của người tiêu dùng tại Hà Nội”
làm đề tài luận văn của mình Luận văn này sẽ tập trung vào việc tìm ra các yếu tố và
đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tới quyết định lựa chọn ứng dụng gọi
xe công nghệ của người tiêu dùng tại Hà Nội, qua đó sẽ cung cấp cái nhìn mang tính khoa học về tâm lý và xu hướng hành vi của người tiêu dùng Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra những khuyến nghị cho các doanh nghiệp vận tải công nghệ trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, qua đó thúc đẩy sự phát triển của ngành vận tải công nghệ nói riêng và sự phát triển các mô hình kinh tế chia sẻ nói chung
2 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích chính: Mục đích chính của luận văn là tập trung vào phát hiện, đo
lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi gọi xe công nghệ
Mục đích chi tiết: Nội dung của luận văn sẽ tập trung vào các mục đích cụ thể
Trang 13như sau:
- Hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về gọi xe công nghệ;
- Tổng kết, so sánh, đánh giá, phân tích các mô hình lý thuyết có trước về hành vi người tiêu dùng và các nhân tố ảnh hưởng tới chúng, từ đó lựa chọn mô hình lý thuyết nền tảng phù hợp nhất cho nghiên cứu;
- Xây dựng mô hình nghiên cứu hành vi và các nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội đối với ứng dụng gọi xe công nghệ;
- Đưa ra các đề xuất, kiến nghị để thúc đẩy sự phát triển của mô hình gọi xe công nghệ tại thị trường Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng:Căn cứ trên mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn xác định
đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm ba đối tượng cụ thể là:(1) Hoạt động gọi
xe công nghệ tại khu vực nội thành Hà Nội, (2) Hành vi của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội đối với ứng dụng gọi xe công nghệ và (3) Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội đối với hoạt động gọi xe công nghệ Việc nghiên cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi gọi xe công nghệ có thể giúp các hãng xe công nghệ đưa ra những chính sách đúng đắn trong việc phát triển chất lượng dịch vụ và thu hút khách hàng
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt nội dung: luận văn xác định phạm vi nghiên cứu tập trung vào các vấn đề liên quan đến hành vi của người tiêu dùng cá nhân đối với hoạt động gọi xe công nghệ như: thái độ, hành vi và các nhân tố ảnh hưởng đến thái
độ, hành vi của họ
- Về mặt thời gian: Toàn bộ nghiên cứu bao gồm cả nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tế được thực hiện trong 7 tháng từ tháng 11/2018 đến tháng 5/2019 Tuy nhiên, hoạt động điều tra xã hội học đối với người tiêu dùng được thực hiện trong vòng 2 tháng từ tháng 2/2019 đến tháng 4/2019
Trang 144 Tình hình nghiên cứu:
Là một trong những mô hình kinh doanh mới được phát triển tại Việt Nam nên các công trình nghiên cứu về hành vi gọi xe công nghệ tại Việt Nam chưa thực sự được quan tâm Các nghiên cứu chuyên sâu về hành vi gọi xe công nghệ mới chỉ dừng lại ở các bài báo trên các trang web hoặc các bài tiểu luận, bài tập lớn của sinh viên
Do vậy, để có thể hoàn thành nghiên cứu này, tác giả chủ yếu nghiên cứu các tài liệu nước ngoài kết hợp với một số luận văn tại Việt Nam có liên quan đến hành vi của người tiêu dùng Cụ thể là:
Trong nước:
- Nghiên cứu của Nguyễn Lưu Như Thụy (2012): “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định mua xe gắn máy tay ga của người dân TP.HCM”: Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2012 thông qua 220 người
tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh Mục đích nghiên cứu là đi sâu phân tích 6 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe gắn máy
- Nghiên cứu của Đinh Thị Thúy Hồng (2018): “Nghiên cứu các nhân tố
tác động đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp điện thoại di động của sinh viên tại thị trường TP HCM”: Nghiên cứu được thực hiện năm 2018 tại 4
trường đại học: Kinh tế, Huflit, Hùng Vương, Lạc Hồng Luận văn tìm hiểu
về các nhân tố tác động đến việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ điện thoại
di động
Nước ngoài:
- Nghiên cứu của Tarinee Chaipradermsak (2007): “The Infuential
Factors on Consumer Purchasing Decision in Bangkok Pet Retailing Business”: Nghiên cứu được thưc hiện vào năm 2007 thông qua việc điều
tra 400 người tiêu dùng đang sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm từ các nhà bán lẻ thú cưng tại Băng Cốc Mục đích của nghiên cứu là đi sâu vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố về nhân khẩu học, hành vi mua
của người tiêu dùng và các yếu tố về Marketing Mix ảnh hưởng đến quyết
định mua hàng trong kinh doanh bán lẻ thú cưng ở Băng Cốc
Trang 15- Nghiên cứu của Lisa Rayle (2014): “App-Based, On-Demand Ride
Services: Comparing Taxi and Ridesourcing Trips and User Characteristics in San Francisco”: Nghiên cứu này được thực hiện năm
2014 tại San Francisco, California với quy mô điều tra là 380 người Mục đích của nghiên cứu là so sánh giữa taxi và dịch vụ thuê xe theo yêu cầu thông qua ứng dụng Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt rõ rệt trong trải nghiệm người dùng giữa hai hình thức gọi xe Ngoài ra nghiên cứu cũng phân tích sự ảnh hưởng của hai hình thức gọi xe đối với thị trường lao động, các mối quan hệ xã hội, môi trường và chính sách công
- Nghiên cứu của Worapong Archarworarit (2015): “The Study of
Consumer Behavior and Selection criteria on Alternative taxi service in Bangkok”: Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 thông qua phỏng vấn
126 người tại Băng Cốc về việc lựa chọn dịch vụ thay thế taxi truyền thống
và các yếu tố quan trọng nhất mà khách hàng quan tâm, so sánh mức độ hài lòng của khách hàng đối với 2 thương hiệu Uber và Grab Kết quả của nghiên cứu là chọn lọc được 7 trong 10 yếu tố nghiên cứu ảnh hưởng đến
sự hài lòng và lựa chọn thương hiệu gọi xe của người tiêu dùng tại Băng Cốc, qua đó giúp cho các hãng xe hiểu khách hàng của họ hơn và có những chiến lược kinh doanh mới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của họ
- Nghiên cứu của Rose Lwitiko Mwambusi (2015): “The Influence of
Branding on Consumer Buying Behavior: A case of Kinondoni Municipality”: Nghiên cứu của Rose Lwitiko Mwambusi được thực hiện
vào năm 2015 thông qua tổng hợp 106 phiếu khảo sát trong thời gian 1 tháng Mục đích của nghiên cứu là tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của thương hiệu đối với hành vi mua của người tiêu dùng Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thương hiệu có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ đến hành vi mua của người tiêu dùng
- Nghiên cứu của Watchareebhorn Sakunlertvattana (2016): “Factors
Influencing Consumer Brand choice of top 3 Taxi Booking Mobile applications in Bangkok: Uber, Grabtaxi and Easy Taxi”: nghiên cứu này
Trang 16được thực hiện thông qua việc điều tra 400 người ngẫu nhiên tại Băng Cốc, Thái lan trong khoảng thời gian từ tháng 10/2015 đến tháng 1/2016 về việc lựa chọn thương hiệu gọi xe tại đất nước này Nghiên cứu tập trung vào phân tích sự liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và hành vi lựa chọn thương hiệu của người tiêu dùng đối với top 3 thương hiệu gọi xe phổ biến nhất tại Thái Lan là Uber, Grabtaxi và Easy Taxi Kết quả của nghiên cứu giúp tác giả xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gọi xe
công nghệ áp dụng tại thị trường Việt Nam
- Nghiên cứu của Ibrahim Bin Hamzah (2017): “The Influence of
Customer Satisfaction on Ride-sharing service in Malaysia”: Nghiên cứu
này được thực hiện năm 2017 tại Malaysia với phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc thu thập 156 phiếu khảo sát Mục đích nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ chia sẻ đi xe tại Malaysia Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố như độ tin cậy, giá cả, khuyến mãi, phiếu giảm giá, sự thoải mái có
ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của khách hàng
5 Phương pháp và câu hỏi nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu:
- Khi tiến hành hoạt động nghiên cứu của luận văn, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu kinh tế như phương pháp phân tích, tổng hợp, các phương pháp kỹ thuật như thống kê, mô tả, so sánh, đánh giá, và phỏng vấn chuyên gia, điều tra xã hội học
- Dữ liệu sử dụng trong các phân tích bao gồm cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được đúc rút, trích dẫn từ các báo cáo, công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước và các tổ chức, đơn vị nghiên cứu trong lĩnh vực vận tải hành khách Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua các điều tra, khảo sát thực tế thông qua bảng câu hỏi điều tra và các cuộc phỏng vấn
- Việc thu thập kết quả điều tra qua bảng hỏi được thực hiện thông qua: điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp, điều tra qua bảng hỏi trên Internet,
Trang 17Facebook Phương pháp chọn mẫu khoa học, đảm bảo tính đại diện cho đối tượng nghiên cứu Dữ liệu điều tra sẽ được xử lý bằng chương trình phân tích, thống kê SPSS 20.0
Câu hỏi nghiên cứu: luận văn có 5 câu hỏi nghiên cứu chính là:
- Thực trạng hoạt động gọi xe công nghệ tại khu vực nội thành Hà Nội như thế nào?
- Người tiêu dùng ở khu vực nội thành Hà Nội có những hành vi như thế nào đối với hoạt động gọi xe công nghệ?
- Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới thái độ và hành vi của người tiêu dùng tại khu vực nội thành Hà Nội đối với hoạt động gọi xe công nghệ và mức
6 Kết cấu của luận văn:
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, cùng với các bảng biểu, đồ thị, nội dung chính gồm ba phần như sau:
- Chương I: Cơ sở lý thuyết về hành vi gọi xe công nghệ của người tiêu dùng tại Hà Nội
- Chương II: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi gọi xe công nghệ của người tiêu dùng tại Hà Nội
- Chương III: Một số đề xuất, giải pháp thúc đẩy hành vi gọi xe công nghệ của người tiêu dùng tại Hà Nội
Trang 18CHƯƠNG I: HỆ THỐNG LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI GỌI
XE CÔNG NGHỆ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI HÀ NỘI
1.1 Lý thuyết về hành vi gọi xe công nghệ của người tiêu dùng:
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản :
Người tiêu dùng:
Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng có một vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển lâu dài đều cần có một tập hợp người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó Hiện nay, có rất nhiều cách định nghĩa về “người tiêu dùng” Nghiên cứu này xin giới thiệu một số định nghĩa phổ biến như sau:
Theo quan niệm của Liên minh Châu Âu về khái niệm người tiêu dùng: “người
tiêu dùng là bất cứ tự nhiên nhân nào tham gia vào các hợp đồng điều chỉnh trong Chỉ thị này… vì mục đích không liên quan đến hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của mình”
Quan điểm này của Liên minh Châu Âu tương đối đồng nhất với quan điểm của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Đức, Nhật Bản, Trung Quốc…
Tại Việt Nam, khái niệm người tiêu dùng lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại điều 1, Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng của Ủy ban thường vụ Quốc hội vào năm 1999:
“Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu
dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức”
Trong định nghĩa này, có hai hành vi nổi bật của người tiêu dùng được đề cập đến là hành vi mua và hành vi sử dung Với tư cách là người mua, họ quan tâm đến phương thức mua hàng, giá cả hàng hóa và giới hạn ngân sách dành cho hàng hóa đó Với tư cách là người sử dụng, họ quan tâm đến đặc tính, chất lượng của sản phẩm và chính sách bảo hành của sản phẩm đó
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, “người tiêu dùng bao gồm các đối tượng
không chỉ là cá nhân tiêu dùng riêng lẻ mà còn là các tổ chức (như doanh nghiệp, cơ
Trang 19quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội…) tiến hành mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình hoặc
tổ chức đó”
Tuy vậy, nếu xuất phát từ mục đích ra đời của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
là để nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên yếu thế bằng cách trao cho người tiêu dùng những ưu tiên đặc biệt thì cách tiếp cận này lại không hợp lý và bên cạnh đó cũng không phù hợp với thông lệ của quốc tế Bởi nếu như thừa nhận các tổ chức cũng có thể trở thành người tiêu dùng thì rất có thể những chủ thể này sẽ lợi dụng vị trí được
ưu tiên để giành những lợi thế bất hợp lý đối với bên kia, trong khi đó, bản thân những chủ thể này không phải là bên bị hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin và khả năng tài chính so với bên kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Qua định nghĩa về người tiêu dùng được thể hiện trong pháp lệnh và Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có thể thấy, quan niệm của pháp luật Việt Nam về người tiêu dùng khá đồng nhất với quan niệm hiện nay của các nước trên thế giới Theo đó, người được hiểu chỉ bao gồm cá nhân tham gia vào các giao dịch dân sự không nhằm mục đích thương mại Cách tiếp cận như trên là hợp lý và đảm bảo được sự thống nhất cũng như ý nghĩa của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Hành vi người tiêu dùng:
Theo Philip Kotler, hành vi người tiêu dùng được định nghĩa là: “Một tổng thể
những hành động diễn biến trong suốt quá trình kể từ khi nhận biết nhu cầu cho tới khi mua và sau khi mua sản phẩm" Nói cách khác, hành vi của người tiêu dùng là
cách thức các cá nhân ra quyết định sẽ sử dụng các nguồn lực sẵn có của họ (thời gian, tiền bạc, nỗ lực) như thế nào cho các sản phẩm tiêu dùng
Ngoài ra, trong công trình nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng (Consumer behavior: Concepts and Applications), David L Loudon & Albert J Della đã định
nghĩa về hành vi người tiêu dùng là: “quá trình ra quyết định và hành động thực tế
của các cá nhân khi đánh giá, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ những hàng hoá và dịch vụ” Tương tự, hành vi người tiêu dùng là “toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm, bao gồm: điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá và xử lý thải bỏ sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của họ”
Trang 20theo Leon G Schiffman & Leslie Lazar Kanuk trong cuốn “Hành vi người tiêu dùng” (Consumer behavior)
Hai định nghĩa trên đã mở rộng hơn cách hiểu về hành vi người tiêu dùng, không chỉ tập trung vào những biểu hiện bên ngoài của người tiêu dùng khi mua sản phẩm
mà còn đề cập đến quá trình tư duy, cân nhắc của người tiêu dùng trước khi quyết định mua sản phẩm và phản ứng của người tiêu dùng sau khi mua sản phẩm
Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về khái niệm Hành vi người tiêu dùng, chúng ta cũng
cần phân biệt hai thuật ngữ khách hàng (Customer) và người tiêu dùng (Consumer)
Khách hàng (Customer) là “người thực tế mua hay có tiềm năng mua sản phẩm và dịch vụ” Còn thuật ngữ người tiêu dùng (Consumer) là một khái niệm chung, nó được dùng để chỉ bất cứ người nào là chủ thể của quá trình ra quyết định và hành động thực tế đã được nhắc đến ở trên Như vậy, một khách hàng được xác định đối với một hãng cụ thể trong khi một người tiêu dùng thì không
Khái niệm về gọi xe công nghệ:
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, cùng với sự phát triển của mô hình nền kinh tế chia sẻ, nhiều khái niệm và thuật ngữ mới được ra đời để thay thế cho các thuật ngữ trước đây không còn truyền tải được đầy đủ thông điệp của các mô hình kinh doanh mới Trên thế giới, một mô hình kinh doanh mới trong ngành vận tải hành khách, ứng dụng từ nền tảng nền kinh tế chia sẻ được ra đời và được định nghĩa bởi
nhiều thuật ngữ khác nhau như: ride-sharing, ride-hailing, app-based transportation, taxi hailing app… Dù khác nhau về tên gọi nhưng các khái niệm đó
đều có điểm tương đồng về bản chất Là một trong những nước có trình độ phát triển công nghệ nhanh, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển của mô hình kinh doanh này, từ đó một khái niệm mới được ra đời trong ngành vận tải hành khách
với thuật ngữ “Gọi xe công nghệ”
Để phân tích khái niệm này, tác giả sẽ phân tích ở hai yếu tố tạo lên khái niệm
là Gọi xe và Công nghệ:
- Gọi xe là một khái niệm chỉ hành động khách hàng lựa chọn phương tiện
di chuyển thông qua hình thức liên hệ trực tiếp với các người cung cấp dịch
vụ đó hoặc qua điện thoại, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu di chuyển của
Trang 21bản thân Các phương tiện di chuyển có thể là xe máy, xe taxi hoặc một số loại xe theo yêu cầu khác Đây là phương thức di chuyển truyền thống của người dân trước đây, tùy thuộc vào khả năng chi trả và một số yếu tố khác,
họ có thể lựa chọn sử dụng một trong các phương tiện di chuyển phù hợp
- Công nghệ là: sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các
công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể Công nghệ cũng
có thể chỉ là một tập hợp những công cụ như vậy, bao gồm máy móc, những
sự sắp xếp, hay những quy trình Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình Như vậy, công nghệ có thể được định nghĩa là những sự cải tiến, phát minh để nhằm cải thiện đời sống của con người ngày càng tốt hơn
Sau khi kết hợp ý nghĩa của hai khái niệm trên, ý nghĩa của khái niệm “Gọi xe công nghệ” có thể được hiểu là: “Hình thức khách hàng lựa chọn phương tiện di
chuyển thông qua công nghệ, giúp cải thiện đáng kể quá trình đi lại của khách hàng, giảm bớt các bất cập phát sinh khi sử dụng gọi xe truyền thống”
1.1.2 Quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng :
Quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng là một chuỗi các hành động mà thông qua đó người tiêu dùng thu thập, phân tích thông tin và đưa ra các lựa chọn giữa các sản phẩm hoặc dịch vụ Theo Philip Kotler, quá trình ra quyết định này bao gồm năm giai đoạn cơ bản bao gồm: (1) Nhận thức nhu cầu; (2) Tìm kiếm thông tin; (3) Đánh giá các phương án; (4) Quyết định mua; (5) Hành vi sau mua
Trang 22Hình 1.1 Mô hình hành vi của người tiêu dùng
Nguồn: Philip kotler (2003)
Trong đó:
Bước 1: Nhận thức nhu cầu
Bước đầu tiên trong quá trình đưa ra quyết định của người tiêu dùng là nhận ra rằng họ có một vấn đề, hoặc một nhu cầu chưa được thỏa mãn, và đó là khi hành vi mua hàng cần được thực hiện để giải quyết vấn đề hoặc thỏa mãn nhu cầu đó Việc chúng ta có quyết định hành động để giải quyết một vấn đề cụ thể hay không phụ thuộc vào hai yếu tố: (1) mức độ chênh lệch giữa những gì chúng ta sẵn có và những
gì chúng ta cần, và (2) tầm quan trọng của vấn đề Một người đàn ông có thể khao khát một chiếc Lexus mới và trong khi đó, sở hữu một chiếc Ford Focus năm năm tuổi Sự khác biệt giữa hai chiếc xe có thể khá lớn nhưng tương đối nhỏ bé so với các vấn đề khác mà anh ta gặp phải Ngược lại, một người phụ nữ có thể sở hữu một chiếc
xe hai năm tuổi nhưng đang chạy tốt, nhưng vì nhiều lý do, cô ấy cho rằng việc mua một chiếc xe khác trong năm nay là vô cùng quan trọng Người tiêu dùng không chuyển sang bước tiếp theo cho đến khi họ xác nhận rằng nhu cầu cụ thể của họ đủ quan trọng để hành động
Trang 23Bước 2: Tìm kiếm thông tin
Sau khi nhận ra nhu cầu, người tiêu dùng tiềm năng sẽ tìm kiếm thông tin để giúp xác định và đánh giá các sản phẩm, dịch vụ, kinh nghiệm và cửa hàng sẽ đáp ứng nhu cầu đó Thông tin có thể đến từ bất kỳ nguồn nào: gia đình và bạn bè, công
cụ tìm kiếm, quan sát cá nhân, Báo cáo người tiêu dùng, nhân viên bán hàng, mẫu sản phẩm, v.v Mức độ quan trọng của nguồn thông tin phụ thuộc vào từng cá nhân
và loại hàng mà bản thân anh ấy hoặc cô ấy đang cân nhắc
Số lượng tương đối và ảnh hưởng của những nguồn thông tin này thay đổi tuỳ theo loại sản phẩm và đặc điểm của người mua Nói chung, người tiêu dùng nhận được nhiều thông tin nhất về sản phẩm từ những nguồn thông tin thương mại, nghĩa
là những nguồn thông tin mà người làm Marketing khống chế Tuy nhiên, những nguồn thông tin cá nhân lại là những nguồn tác động mạnh nhất đến quyết định mua hàng của họ
Quá trình tìm kiếm thông tin cũng có thể là quá trình nhu cầu mới được phát hiện Khi một người mua lốp xe tiến hành tìm kiếm thông tin, cô ấy có thể nhận ra rằng vấn đề thực sự không nằm ở chiếc lốp xe, thay vào đó cô ấy cần một chiếc xe mới Tại thời điểm này, nhu cầu mới được nhận thức của cô ấy có thể kích hoạt một quá trình tìm kiếm thông tin sản phẩm mới
Bước 3: Đánh giá các phương án
Ở giai đoạn này người tiêu dùng đã có đủ những thông tin cần thiết để đánh giá các phương án khác nhau trong việc lựa chọn sản phẩm Bước đánh giá phương án này diễn ra không hề đơn giản và ở mỗi người tiêu dùng lại có sự khác biệt Tuy nhiên hành vi đánh giá này của người tiêu dùng có một điểm chung, đó là dựa trên những
cơ sở về ý thức và hợp lý: Họ xem các sản phẩm như một tập hợp các thuộc tính với khả năng đem lại mức thỏa mãn khác nhau, và sẽ chọn sản phẩm nào mà họ cho là đem lại mức thỏa mãn cao nhất tính trên một đồng tiền họ bỏ ra
Bước 4: Quyết định mua hàng:
Sau khi đã lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và mong muốn của mình, người tiêu dùng sẽ ra quyết định mua Quyết định mua thường bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của sản phẩm và những khích lệ của người bán tại điểm mua Có ba yếu
Trang 24tố có thể ảnh hưởng đến hành động mua, đó là nơi mua hàng, hình thức thanh toán
và sự hiện hữu của sản phẩm được lựa chọn
Sau bước đánh giá các phương án, người tiêu dùng đã hình thành ý định mua sản phẩm mang nhãn hiệu nào đó Tuy nhiên có những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định mua cuối cùng, đó là thái độ của những người khác và những yếu tố tình huống bất ngờ
Bưóc 5: Hành vi sau mua
Hành vi sau mua là bước cuối cùng của quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng Hành vi sau mua được thể hiện trước tiên ở thái độ của người tiêu dùng sau khi sử dụng sản phẩm: Hài lòng hoặc không hài lòng
Thái độ hài lòng của người tiêu dùng với sản phẩm thường biểu hiện thông qua một số hành đông như: họ sẽ cảm thấy gắn bó hơn với sản phẩm đó, hoặc giới thiệu cho bạn bè, người thân Tuy nhiên, thái độ không hài lòng lại biểu hiện phức tạp hơn:
Có thể chỉ là cảm giác bực bội khi không nhu cầu của họ không được đáp ứng một cách tốt nhất, kể lại kinh nghiệm với bạn bè, người thân kèm theo lời khuyên nên tránh xa sản phẩm hoặc họ có thể thể hiện thái độ không hài lòng bằng các hành động vứt bỏ hay đem trả lại sản phẩm đó, thậm chí người tiêu dùng còn có thể kiện các nhà sản xuất khi họ cho rằng sản phẩm đã gây ra thiệt hại đáng kể cho mình
1.2 Tổng quan về dịch vụ gọi xe công nghệ:
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của dịch vụ gọi xe công nghệ:
Lịch sử của ứng dụng gọi xe công nghệ không phải quá dài nhưng có thể nói nó
là sự lặp lại của giai đoạn taxi truyền thống, quay trở lại những năm 1605 khi chiếc taxi đầu tiên bằng ngựa và xe ngựa bắt đầu được dùng để chuyên chở hành khách Đến năm 2009, Uber lần đầu tiên xuất hiện với tên gọi “UberCab” do Garrett Camp khởi xướng
Sau khi ra mắt phiên bản beta vào tháng 5/2010, các dịch vụ của Uber cùng ứng dụng di động của họ chính thức ra mắt tại San Francisco vào năm sau Tuy nhiên trong những ngày đầu, Uber được xây dựng xung quanh giá trị cốt lõi là những chiếc
Trang 25xe màu đen sang trọng và tài xế riêng với giá dịch vụ cao gấp 1,5 lần so với một chiếc taxi truyền thống
Mùa xuân năm 2012, Uber đã ra mắt một dịch vụ ở Chicago cho phép khách hàng yêu cầu một chiếc taxi thông thường hoặc một tài xế Uber trên ứng dụng di động Đến mùa hè năm 2012, UberX được giới thiệu, cho phép mọi người trở thành lái xe cho Uber bằng chính phương tiện của họ, đáp ứng các tiêu chuẩn lái xe nhất định
Cũng trong năm 2012, đối thủ lớn nhất của Uber đã xuất hiện với cái tên Lyft Ban đầu Lyft được định vị là một dịch vụ của Zimride, một công ty hoạt động từ năm
2007, tập trung vào việc cung cấp các chuyến đi chung cho hành khách và liên kết hành khách với tài xế thông qua Facebook Vào mùa xuân năm 2014, Lyft hoạt động trên 60 thành phố của Mỹ, cạnh tranh mạnh mẽ với Uber Đến mùa hè 2014, Lyft Line được giới thiệu cho phép hành khách chia sẻ tiền vé trên các chuyến xe chung DiDi, công ty gọi xe lớn thứ hai trên thế giới được thành lập vào tháng 6/2012 với cái tên Didi Dache, một ứng dụng cho phép người tiêu dùng có thể yêu cầu đón taxi ngay và sau đó cho phép họ đặt xe vào ngày hôm sau Ngày nay, Didi là một trong những ứng dụng taxi lớn ở Trung quốc với hơn 100 triệu người dùng tại hơn
Trang 261.2.2 Quy mô thị trường gọi xe công nghệ hiện nay:
Ngày nay, Bắc Mỹ là quốc gia đóng góp cao nhất cho thị trường gọi xe toàn cầu, tiếp theo là khu vực Châu Á, Thái Bình Dương Năm 2017, thị trường gọi xe công nghệ toàn cầu được định giá 36 tỷ $, dự kiến tăng lên 126 tỷ $ vào năm 2025 với mức tăng trưởng hàng năm dự kiến là 16,5%
Hình 1.2 Các thương hiệu gọi xe hàng đầu thế giới
Trang 27phương tiện vận chuyển truyền thống Để các ứng dụng này có thể phổ biến trên phạm
vi toàn cầu cần sự nỗ lực từ phía chính quyền các nước sở tại cũng như sự cố gắng hoàn thiện dịch vụ của các doanh nghiệp gọi xe, kết nối được lợi ích của mô hình gọi
xe truyền thống với mô hình gọi xe công nghệ này
1.2.3 Thị trường gọi xe công nghệ tại Hà Nội:
Năm 2018, Uber rút lui đã tạo ra một khoảng trống cho thị trường và cũng là cơ hội cho các ứng dụng gọi xe mới phát triển Hàng loạt ứng dụng gọi xe ra mắt thị trường Việt Nam như Fastgo, ABer, Vato, Be hay đối thủ ngoại Go-Jek (Go-Việt) đã tạo nên một thị trường đầy sôi động
Thâu tóm hoạt động của Uber, Grab thành công chiếm lĩnh thị phần ứng dụng gọi xe tại thị trường Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng Dù vậy, Grab đang gặp phải áp lực cạnh tranh không nhỏ từ các ứng dụng gọi xe công nghệ của các doanh nghiệp nội Trong đó, FastGo và Go-Viet được xem là hai đối thủ lớn nhất hiện nay tại Việt Nam khi liên tục mở rộng hoạt động nhằm giành được thị phần gọi
Trang 28đầu hoạt động với xe ôtô giống Uber tại Malaysia và Singapore, để phù hợp với tình trạng kẹt xe ở nhiều thành phố, Grab đã triển khai thêm dịch vụ GrabBike với phương tiện là xe gắn máy tại Việt Nam, Thái Lan và Indonesia
Grab ứng dụng vận chuyển đặt trên điện thoại di động, người gọi xe có thể dùng ứng dụng này để đặt xe (xe máy, ô tô, taxi, giao hàng, thức ăn) Người dùng nhập điểm đón và điểm đến, ứng dụng sẽ hiện cước phí Tiếp đó là đặt xe và đợi tài xế đến đón
Ứng dụng Grab sẽ giúp kết nối các tài xế có xe rảnh, muốn kiếm thêm thu nhập với khách hàng muốn sử dụng dịch vụ từ đó tạo ra lợi nhuận cho 2 bên và giải quyết được vấn đề giao thông tại Việt Nam khi càng ngày càng nhiều phượng tiện tham gia Vào ngày 27/02/2014, ứng dụng đã có mặt tại Việt Nam với tên gọi GrabTaxi
Và sau gần 2 năm hoạt động tại Việt Nam với hàng loạt dịch vụ, như: GrabTaxi, GrabBike, GrabCar, GrabExpress và rất nhiều dịch vụ khác ra đời phục vụ cho mọi nhu cầu di chuyển của người dân Việt Nam
1.2.3.2 Go-Viet:
Đối thủ lớn nhất của Grab ở thị trường khu vực là Go-Jek tham chiến ở thị trường ứng dụng gọi xe Việt thông qua đối tác nội Go-Viet Với sự hậu thuẫn tài chính và công nghệ của Go-Jek, Go-Viet tỏ rõ tham vọng muốn chiếm lĩnh thị trường Việt Nam Đồng thời, ứng dụng này được xem là một đối thủ xứng tầm nhất với Grab Ứng dụng này ra mắt rầm rộ hồi tháng 8 và cùng Grab tạo nên một cuộc chiến khốc liệt ở thị trường gọi xe khi liên tục chạy đua đốt tiền khuyến mại cho khách
Trang 29hàng, thưởng chuyến để thu hút tài xế với hàng loạt chuyến đi đồng giá Và Go-Viet
đã thu hút một lượng lớn tài xế cũng như khách hàng của đối thủ CEO Go-Jek từng cho hay chỉ sau 6 tuần ra mắt, Go-Viet đã có 1,5 triệu lượt tải và đạt 35% thị phần tại
TP HCM
Hiện Go-Viet cung cấp 3 dịch vụ là Go-Bike, Go-Send và Go-Food ở cả Hà Nội
và TP HCM với lực lượng tài xế và người dùng khá đông đảo
Chưa đầy 1 tháng sau khi ra mắt, Go-Viet cũng tấn công thị trường Hà Nội Đồng thời cho biết sẽ phát triển thêm Go-Car (nền tảng gọi xe ô tô), Go-Food (giao đồ ăn)
và Go-Pay (ví điện tử) hay loạt dịch vụ khác như gọi phục vụ làm đẹp tại nhà, gọi nhân viên massage, đi chợ hộ, dọn nhà…
Dù trong chặng đường đốt tiền để cạnh tranh với Grab, đã có nhiều lúc Go-Viet
tỏ ra đuối sức Nhưng tương quan thị trường cho thấy Go-Viet đã thu hút được một lượng khách hàng, tài xế nhất định và rõ ràng là một đối thủ mà Grab phải dè chừng
1.2.3.3 FastGo:
Ứng dụng gọi xe FastGo chính thức ra mắt thị trường tháng 6/2018, không lâu sau thời điểm Uber rút khỏi Việt Nam FastGo không giấu tham vọng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và có thể đối đầu với Grab
Nằm trong hệ sinh thái NextTech và nhận được nguồn vốn đầu tư ngay khi vừa hoạt động, FastGo có cả tiềm lực kinh tế và nền tảng công nghệ Hiện ứng dụng này
đã có mặt tại 7 tỉnh, thành với các dịch vụ gồm: FastCar, JustGo, FastTaxi, FastBike Cuối năm 2018, FastGo đã đánh dấu bước tiến ra thị trường quốc tế khi ra mắt sản phẩm ở Myanmar
Tuyên bố không thu chiết khấu, không tăng giá và tính đến thời điểm này, FastGo
là một trong những ứng dụng gọi xe ổn định nhất trên thị trường và được nhiều tài xế đánh giá cao Dù vậy, lượng khách hàng biết đến FastGo lại chưa nhiều Thêm đó, ứng dụng này cung cấp chủ yếu các dịch vụ gọi xe thuần túy, chưa có dịch vụ khác như giao hàng hay giao đồ ăn
Trong số các ứng dụng gọi xe do doanh nghiệp Việt phát triển, FastGo được đánh giá là đủ tiềm năng và cũng có nhiều lợi thế trong cuộc đối đầu với hai ứng dụng ngoại
Trang 30Chỉ sau 3 tháng chính thức hoạt động, FastGo đã ghi nhận gần 15.000 đối tác lái
xe đăng ký tham gia và hơn 50.000 khách hàng đăng ký ứng dụng tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP HCM FastGo cũng gây ấn tượng khi chia sẻ tham vọng sẽ chiếm lĩnh thị phần và trở thành 1 trong 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu khu vực Đông Nam Á với 50 triệu khách hàng, 1 triệu đối tác, đạt doanh thu tỷ USD vào năm 2021
1.2.4 Quy trình gọi xe công nghệ:
Khác với phương thức gọi xe truyền thống, quy trình gọi xe công nghệ trải qua
8 bước cơ bản như sau:
Hình 1.4: Quy trình gọi xe công nghệ
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Trang 31Bước 1: Tải xuống ứng dụng gọi xe: Bước đầu tiên để có thể sử dụng dịch
vụ gọi xe công nghệ, người tiêu dùng cần tải xuống cài đặt ứng dụng của dịch vụ này trên smartphone Hiện nay các hãng xe công nghệ đều cung cấp các ứng dụng gọi xe trên cả 2 nền tảng IOS và Android để tiếp cận được tối đa người dùng sử dụng các thiết bị di động của 2 nền tảng này
Bước 2: Đăng nhập vào ứng dụng: Tiếp theo, người dùng cần đăng ký thông
tin cá nhân và đăng nhập vào ứng dụng Hiện nay để không làm mất thời gian của người dùng, các ứng dụng cho phép đăng nhập thông qua các tài khoản facebook
hoặc google có sẵn trên điện thoại của người dùng
Bước 3: Lựa chọn loại hình vận chuyển: Sau khi đăng nhập vào ứng dụng,
người dùng bắt đầu lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp với nhu cầu của bản thân Phương thức vận chuyển chủ yếu mà người dùng lựa chọn là chở người với hai phương tiện di chuyển chính là xe máy hoặc ô tô Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có
thể lựa chọn phương thức vận chuyển hàng hóa hoặc thức ăn trên ứng dụng này
Bước 4: Lựa chọn điểm đi và đến: Người dùng bắt đầu lựa chọn điểm đi và
đến thông qua việc nhập địa điểm trên thanh công cụ tìm kiếm, một địa điểm phù hợp
sẽ hiện ra để người dùng lựa chọn Sau khi chọn xong điểm đi và đến, ứng dụng tự động tính toán mức chi phí khách hàng phải bỏ ra để sử dụng dịch vụ vận chuyển này Ngoài ra ứng dụng cũng sẽ liệt kê ra mức chi phí cho từng phương tiện vận chuyển như xe máy hoặc ô tô để người dùng cân nhắc và lựa chọn loại hình di chuyển
phù hợp với bản thân
Bước 5: Lựa chọn phương thức thanh toán: Hiện nay các ứng dụng gọi xe
cho phép khách hàng có thể thanh toán qua nhiều hình thức khác nhau như: thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng thẻ tín dụng, thanh toán thông qua các ngân hàng liên kết hoặc thanh toán bằng cách sử dụng các ví điện tử Điều này cho phép người dùng có thể linh hoạt và chủ động trong việc đặt xe, không cần thiết phải có tiền mặt trong người hoặc có thẻ ngân hàng mới có thể sử dụng dịch vụ, giúp ứng dụng tiếp cận được tối đa những người có nhu cầu
Bước 6: Đặt xe: Sau khi lựa chọn điểm đi, đến, phương tiện vận chuyển cũng
như phương thức thanh toán phù hợp, người dùng bắt đầu lựa chọn chức năng Đặt
Trang 32xe Khi đó ứng dụng sẽ bắt đầu tìm kiếm những phương tiện vận chuyển phù hợp gần nhất với người dùng và thông báo đến các phương tiện đó về nhu cầu di chuyển của người dùng Lái xe được thông báo sẽ lựa chọn có chấp nhận yêu cầu di chuyển này của khách hay không, nếu có hệ thống sẽ thông báo đến người dùng về thông tin lái
xe sẽ phụ trách đón và đưa người dùng đến địa điểm mong muốn Thông tin của lái
xe bao gồm: Họ tên, biển số xe, loại xe, số điện thoại liên hệ và vị trí hiện tại của lái
xe trên bản đồ để người dùng nắm được
Bước 7: Liên hệ với tài xế: Người dùng sử dụng thông tin được ứng dụng
cung cấp để liên hệ với lái xe, thống nhất thời gian và địa điểm đón cho phù hợp với
cả hai bên Ngoài ra trong trường hợp người dùng đợi mãi nhưng chưa thấy lái xe đến, người dùng có thể chủ động gọi điện để nắm bắt được tình hình di chuyển của
lái xe khi đi trên đường
Bước 8: Bắt đầu chuyến đi: Sau khi lái xe đến đón tại địa điểm đã thống nhất,
người dùng bắt đầu lên xe và di chuyển tới địa điểm mong muốn Ứng dụng bắt đầu thông báo về tình hình di chuyển của khách hàng và tiến hành tính phí, khoản phí dịch vụ này sẽ được thanh toán bằng tiền mặt cho tài xế hoặc qua các phương thức thanh toán online khi khách hàng kết thúc chuyến đi
1.2.5 Một số điểm khác biệt giữa gọi xe công nghệ và gọi xe truyền thống:
Bảng 1.1: So sánh sự khác biệt giữa hai mô hình gọi xe
Đặc điểm Gọi xe truyền thống Gọi xe công nghệ
Quy trình gọi
xe
Người dùng có nhu cầu sẽ tìm kiếm các phương tiện vận chuyển đang di chuyển trên đường để đưa ra yêu cầu
di chuyển Nếu hai bên thống nhất địa điểm và người dùng đồng ý sử dụng dịch vụ, các phương tiện này sẽ đưa người dùng đến địa điểm chỉ định
Người dùng có nhu cầu sẽ chủ động đặt xe thông qua các ứng dụng gọi xe, lựa chọn điểm đi và đến, loại phương tiện muốn sử dung, các ứng dụng sẽ lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp và thông báo cho người dùng về thời gian cần thiết để bắt được xe Thanh toán
Hầu hết là bằng tiền mặt, trừ một số hãng xe taxi có trang bị thiết bị quẹt thẻ
Linh hoạt với nhiều hình thức thanh toán như tiền mặt, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, ví điện tử
Trang 33Phương thức
tính phí
Với loại hình taxi, mức phí dựa vào quãng đường thực tế người dùng đi được nhân với giá tiền cho từng đơn
vị di chuyển Chỉ khi đến nơi người dùng mới biết được mức phí mình cần bỏ ra là bao nhiêu Về hình thức
xe ôm truyền thống, hai bên đã có sự thỏa thuận trước khi lên xe về giá tiền tuy nhiên không có căn cứ chính xác
để tính toán mức phí này nên giá tiền thường cao hơn nhiều so với quãng đường người dùng di chuyển
Người dùng được biết số tiền mình sẽ
bỏ ra trước khi bắt đầu đặt xe Số tiền này không thay đổi sau khi người dùng bắt đầu chuyến đi dù quãng đường đi
có thể thay đổi do một vài yếu tố khách quan
Thông tin lái
xe
Hầu hết các phương tiện vận chuyển truyền thống không đưa ra thông tin của lái xe nên khi có vấn đề cần liên lạc lại thì không thể
Thông tin lái xe được thể hiện ngay trên màn hình ứng dụng gọi xe để khách hàng có thể chủ động liên hệ thống nhất địa điểm đón cũng như liên lạc lại sau chuyến đi nếu có vấn đề phát sinh như quên đồ, hành lý trên xe
Phản hồi sau
chuyến đi
Không có cơ chế tiếp nhận phản hồi
từ khách hàng sau khi họ trải nghiệm dịch vụ trừ một số hãng xe có hotline liên hệ Tuy vậy, mặc dù có hotline nhưng việc xử lý các vấn đề phát sinh của khách hàng rất khó khăn và gần như là không thể do không thể kiểm soát chính xác tài xế phụ trách vận chuyển
Cơ chế tiếp nhận phản hồi từ khách hàng ngay trên ứng dụng di động đồng thời vote sao vừa giúp doanh nghiệp nắm bắt nhanh chóng các phản hồi của khách hàng vừa giúp cho các lái xe có trách nhiệm hơn trong việc cung cấp dịch vụ vận chuyển, tạo một trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ
1.2.6 Tác động của gọi xe công nghệ đến nền kinh tế:
Grab và Uber cho ra mắt ứng dụng gọi xe GrabCar và UberX ngay trong bối cảnh công nghệ 4.0 phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng Với phương thức đặt xe hiện đại, 100% quản lý cuốc xe qua phần mềm góp
Trang 34phần hỗ trợ tài xế và hành khách mọi lúc, mọi nơi Điều này giúp giải quyết nhu cầu
di chuyển nhanh, an toàn và văn minh cũng đã gắn kết được ngày càng nhiều người dùng hơn
Chỉ trong thời gian ngắn, các hãng xe công nghệ cũng thu hút lượng lớn tài xế
"đầu quân", nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường vận tải khiến các hãng taxi truyền thống lao đao
Một trong số đó phải kể tới ứng dụng gọi xe Grab đã dần trở thành một "siêu App" với lượng thành viên rất lớn Không chỉ vậy, ứng dụng của Grab đã tích hợp nhiều tiện ích như Grab Car, Grab Bike, Grab Food…Thậm chí, giờ đây, người dùng cũng có thể nạp thẻ điện thoại, mua sắm thông qua ứng dụng này Đặc biệt, trước sự phát triển của loại hình này, thị trường ngành giao thông nói chung, vận tải hành khách nói riêng đã có biến chuyển
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, khi dịch vụ công nghệ hỗ trợ vận tải như Grab, Uber, Go - Việt … du nhập vào Việt Nam, taxi truyền thống đã bộc lộ hết những bất cập tồn tại bấy lâu nay như cước di chuyển cao, thái độ phục vụ hành khách kém, lái xe chạy vòng vèo để mua đường, đặc biệt là tỉ lệ xe chạy rỗng trên đường tìm khách khá cao
PGS.TS Nguyễn Lê Ninh - Ủy viên Mặt trận Tổ quốc TP.HCM - nhìn nhận sự xuất hiện của ứng dụng gọi xe công nghệ đã giúp các hãng taxi truyền thống phải nhanh chóng nhìn nhận lại những hạn chế trong vận hành, hoạt động Các hãng này buộc phải thay đổi để bắt nhịp với xã hội 4.0 Một số hãng taxi lớn như Mai Linh, Vinasun, Thành Công… đều đã xây dựng ứng dụng gọi xe của hãng, thêm tương tác với tổng đài Một số doanh nghiệp vận tải và nhà đầu tư Việt bắt đầu nhảy vào thị trường, đầu tư "app" đặt xe riêng để cạnh tranh
Không chỉ vậy, nhờ vào đó, do tính cạnh tranh thị trường, tất cả các hãng tham gia hoạt động vận tải hành khách đều tự thay đổi cung cách, thái độ phục vụ hành khách, tổ chức đào tạo hành vi, thái độ nhân viên với khách hàng bài bản Thậm chí, một số hãng còn ra mắt ứng dụng ước lượng tiền cước cho mỗi cuộc di chuyển nhằm giúp hành khách biết trước được số tiền mình sẽ phải trả cho chuyến đi nhưng điều
Trang 35cốt lõi quan trọng là chất lượng tài xế và giá thành thì dường như vẫn… giậm chân tại chỗ
Từ đó, khách hàng được đi xe với giá thành phù hợp, chất lượng cao, góp phần nâng cao đời sống người dân Khách hàng được nắm rõ, minh bạch giá cước, quãng đường, giảm chi phí, tạo thuận lợi hơn cho người dùng Tâm lý chung của người dùng
là cái nào tiện lợi, chất lượng, giá thành phù hợp thì ưu tiên sử dụng
Hiện nay, hầu hết các phần mềm gọi xe đều đảm bảo an toàn, tiện lợi với chi phí tiết kiệm, tạo thói quen di chuyển mới cho người dùng với độ phủ cao hệ thống dịch vụ đa dạng, hỗ trợ nhiều tiện ích trong cuộc sống của người tiêu dùng Chính nhờ vậy mà các TP giảm được lượng xe chạy rỗng Từ đó giảm bớt gánh nặng giao thông cũng như lượng khí thải ra môi trường
1.2.7 Sự cạnh tranh gay gắt giữa gọi xe công nghệ và gọi xe truyền thống:
Trong lúc các ứng dụng vẫn đang cạnh khốc liệt để giành thị phần trong mảng
xe 2 bánh thì tại mặt trận xe 4 bánh, Grab và Vinasun cũng ở hai đầu chiến tuyến trong một vụ kiện mang tính thời cuộc: một bên đại diện cho hình thức kinh doanh
cũ và một bên là kết quả của nền kinh tế chia sẻ
Vụ kiện được Vinasun đệ đơn từ tháng 6/2017 Theo đó, Vinasun kiện Grab "vi phạm Đề án 24 của Bộ GTVT, gây náo loạn thị trường" Theo nguyên đơn, Grab chỉ đăng ký cung cấp ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải, nhưng thực tế hoạt động như doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi – lĩnh vực cùng ngành nghề với Vinasun
Vụ kiện tụng này kéo dài hơn 1 năm trời với năm lần bảy lượt đưa ra xét xử, phía Vinasun luôn khẳng định Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi – lĩnh vực cùng ngành nghề với Vinasun, nhưng chỉ đăng ký hoạt động như đơn vị công nghệ Vinasun cho rằng hoạt động vi phạm pháp luật của Grab đã gây nhiều hệ lụy cho công ty này Cụ thể, trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017 Vinasun bị thiệt hại gần 76 tỷ đồng, trong đó do Grab gây ra là hơn 41 tỷ đồng nên yêu cầu đơn vị này bồi thường
Về phần mình, Grab nhấn mạnh Grab là đơn vị công nghệ, được Chính phủ công nhận thông qua việc đồng ý kéo dài thời gian thực hiện Đề án thí điểm "Grab
Trang 36không thể chịu trách nhiệm cho năng lực cạnh tranh kém của ứng dụng Vinasun và dịch vụ V.Car trên thị trường"
Cuộc chiến tưởng chừng duy trì thế giằng co thì đến 30/11, sau 5 lần được đưa
ra xét xử, hai bên bất ngờ đề nghị hội đồng xét xử tạm ngưng phiên tòa để cùng ngồi lại với nhau, nhằm đưa ra phương án hòa giải Vụ kiện được tạm dừng không quá 1 tháng và lịch xét xử sẽ thông báo sau
Bên cạnh vụ kiện tụng tốn nhiều giấy mực giữa Vinasun và Grab, thị trường taxi năm nay cũng ghi nhận diễn biến bất ngờ khi lần đầu tiên, các hãng taxi truyền thống liên kết với nhau để tạo đối trọng với các hãng "taxi công nghệ" như Grab, thay
vì chỉ treo băng rôn phản đối như trước
Tại thị trường Hà Nội, liên minh taxi truyền thống với tên gọi G7, dưới sự hợp nhất của 3 hãng lớn là Thành Công, Ba Sao và Sao Hà Nội, đã chính thức ra mắt trong tháng 10 Xác định liên kết để chống lại sự áp đảo của taxi công nghệ mà điển hình là Grab, G7 đưa ra mức giá không chênh lệch quá nhiều so với ông lớn Singapore, thậm chí phần chiết khấu thu từ tài xế chỉ 20%, thấp hơn mức 28,6% của Grab
Đến giữa tháng 12, một liên minh khác với tên gọi Liên minh Taxi Việt cũng xuất hiện dưới sự bảo trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
So với G7, Liên minh Taxi Việt hoạt động không chỉ ở Hà Nội mà mở rộng ra các tỉnh thành khác của Việt Nam Quy mô cũng lớn hơn với 17 hãng taxi tham gia, quy
tụ gần 12.000 đầu xe trên cả nước
Tuy có nhiều khác biệt nhưng điểm chung của cả hai liên minh là đã tích hợp phần mềm công nghệ để tối ưu hóa quá trình gọi xe dù con đường đi có khác nhau: G7 tự xây dựng ứng dụng của riêng mình, còn Taxi Việt hợp tác với nền tảng Emddi
1.2.8 Các quy định và chính sách của nhà nước đối với dịch vụ gọi xe công nghệ
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Đáng chú ý, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, dù đã trải qua 4 lần sửa đổi nhưng các quy định tại dự thảo vẫn mang tính “hạn chế” sự phát triển của các loại
Trang 37hình công nghệ mới xuất hiện Theo đó, về xe taxi công nghệ là xe hợp đồng hay taxi
và có gắn mào, hiện Bộ GTVT đã trình Chính phủ hai phương án
Trong đó, Phương án 1 là xe hợp đồng điện tử như Grab phải có phù hiệu xe
hợp đồng điện tử, không phải là xe taxi và không phải gắn mào như xe taxi truyền
thống Phương án 2, theo đề xuất của Hiệp hội taxi Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, quy
định toàn bộ các phương tiện kinh doanh vận tải có sức chứa dưới 9 chỗ ứng dụng phần mềm tính tiền, phải là xe taxi
Tuy nhiên, đáng nói là nếu quy định các công ty cung cấp dịch vụ ứng dụng kết nối như Grab hay Uber là đơn vị kinh doanh vận tải sẽ đi ngược lại với xu thế của thế giới Trong nền kinh tế 4.0, các doanh nghiệp có xu hướng chuyên môn hóa, tập trung đầu tư vào một hoặc một số công đoạn trong chuỗi giá trị, nhằm tìm cách tối đa hóa hiệu quả kinh doanh
Vì vậy, Uber, Grab là đơn vị cung cấp phần mềm, họ không trực tiếp thực hiện hoạt động vận chuyển Thế mạnh của họ là phát triển công nghệ phần mềm phục vụ kết nối với hành khách và quản lý hoạt động kinh doanh vận tải Việc buộc các doanh nghiệp công nghệ phải đáp ứng điều kiện của toàn bộ quá trình kinh doanh vận tải là ngược với xu hướng chuyên môn hóa
Hơn thế nữa, ở dự thảo Nghị định lần này, người tiêu dùng có thể thấy một cách
tư duy vẫn cũ, đó là “không quản được thì cấm” và thậm chí nếu rắc rối, phức tạp thì cũng cấm luôn Nói như TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM, Uber, Grab chỉ
là hiện tượng của một xu thế, chúng ta có thể “quản” được hiện tượng chứ không thể
Trang 38Có thể thấy, câu chuyện của Uber hay Grab chỉ là một ví dụ của việc phát triển nền kinh tế chia sẻ mà chưa có hành lang pháp lý bảo vệ những cá thể trong nền kinh
tế ấy Cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ và sự kêu gọi của Chính phủ gây dựng một cộng đồng đổi mới sáng tạo, chắc chắn mô hình này sẽ trở nên mở rộng hơn trong tương lai
Tuy nhiên, việc vẫn chưa có các quy định về luật pháp nào để đảm bảo hoạt động cho các doanh nghiệp dưới mô hình trên sẽ làm cản trở Việt Nam tiếp cận với nền kinh tế chia sẻ, đồng thời, những câu chuyện "đơn thương độc mã" sẽ diễn ra không chỉ với các tài xế Grab, Uber mà còn với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác
Từ góc nhìn của mình, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng đã đến lúc các nhà lập chính sách phải nhận ra
và chấp nhận sự hình thành và tồn tại của nền kinh tế chia sẻ
Tương tự, TS Nguyễn Đình Cung, lúc này, các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải suy nghĩ theo thị trường, sự phát triển của công nghệ và phương thức kinh doanh mới, chứ không phải dùng thủ tục hành chính can thiệp
Các doanh nghiệp, hiệp hội và nhà quản lý cần thay đổi tư duy Những phương thức kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ mới có thể chưa được khuyến khích, phải chịu rào cản kỹ thuật, nhưng không có nghĩa là triệt tiêu phương thức kinh doanh này Vì vậy, lúc này, các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải suy nghĩ theo thị trường,
sự phát triển của công nghệ và phương thức kinh doanh mới, chứ không phải dùng thủ tục hành chính can thiệp
1.3 Một số mô hình lý thuyết nền tảng:
Trong nghiên cứu về các nhân tố tác động tới thái độ và hành vi của người tiêu dùng đối với hoạt động gọi xe công nghệ, tác giả dựa trên bốn mô hình lý thuyết nền tảng bao gồm: (1) Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model - TAM) của Davis và cộng sự (1989), (2) Mô hình về hành vi mua của người tiêu dùng (Model of Buyer Behavior) của Armstrong và Kotler (2003), (3) Mô hình nghiên cứu của Tarinee Chaipradermsak (2007) và (4) Mô hình nghiên cứu của Rose Lwitiko Mwambusi (2015)
Trang 39Bốn mô hình lý thuyết trên được xây dựng và phát triển mang tính kế thừa lẫn nhau cả về mặt thời gian lẫn nội hàm khoa học Vì thế, trong phần này tác giả sẽ trình bày, tổng hợp, so sánh và phân tích những nội dung cơ bản và đặc trưng nhất của từng mô hình, từ đó rút ra những nội dung, mô hình phù hợp nhất cho mô hình nghiên cứu
1.3.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM):
Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM) được phát triển bởi Davis và cộng sự năm 1986, sau đó được hiệu chỉnh và bổ sung năm
1989 Đến năm 1993, sau khi tiến hành các nghiên cứu kiểm nghiệm thực tế cũng như tiếp thu đề xuất của Thompson, Davis đã đưa ra mô hình TAM2 với một số điều chỉnh
Hình 1.5: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
(Nguồn: Davis 1989)
Mô hình TAM (Davis 1989) mô tả mối quan hệ nhân quả giữa tính hữu dụng,
sự dễ dàng sử dụng của công nghệ và thái độ của người sử dụng đối với công nghệ
đó Trong đó, thái độ của người sử dụng công nghệ chịu sự ảnh hưởng của hai nhân
tố là: (1) cảm nhận về tính hữu dụng (Percieved Usefulness - PU) và (2) cảm nhận về
sự dễ dàng sử dụng (Percieved Ease of Use - PEoU) Ngoài ra, trong mô hình TAM, nhận thức, cảm nhận của người sử dụng công nghệ lại chịu sự tác động của các biến môi trường như kinh nghiệm, kiến thức, trình độ đào tạo, quy trình công nghệ Đây vừa là đặc trưng lại vừa là điểm khác biệt chính của mô hình
Trang 401.3.2 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng – Armstrong and Kotler (2003):
Mô hình kinh điển về hành vi mua của người tiêu dùng do Armstrong và Philip Kotler xây dựng vào năm 2003 Mô hình này chỉ ra rằng hành vi mua của người tiêu dùng (hay hành vi lựa chọn sản phẩm, thương hiệu cụ thể) chịu ảnh hưởng bởi 2 lớp nhân tố chính
Hình 1.6: Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng
(Nguồn: Armstrong and Kotler 2003)
Các nhân tố về Marketing Mix được đề cập trong mô hình bao gồm: Sản phẩm, Giá, Địa điểm và Truyền thông, quảng cáo sẽ ảnh hưởng đến Hộp đen của người tiêu
dùng (Buyer’s Black Box) Trong hộp đen này, người mua chịu ảnh hưởng bởi các
yếu tố nhân khẩu học như yếu tố về văn hóa, xã hội, cá tính, tâm lý… kết hợp tiến trình ra quyết định mua để người tiêu dùng đưa ra lựa chọn về Sản phẩm, thương hiệu, thời điểm mua, số lượng mua và địa điểm mua
Ngoài ra, trong mô hình còn đề cập đến các nhân tố khác cũng tác động đến hộp đen của người tiêu dùng đó là các yếu tố vĩ mô như ảnh hưởng của nền kinh tế, sự phát triển của công nghệ, tác động từ chính trị và văn hóa của nước sở tại Các yếu tố này đều có vai trò không nhỏ trong quyết định mua của người tiêu dùng
1.3.3 Mô hình nghiên cứu của Tarinee Chaipradermsak (2007):
Mô hình nghiên cứu của Tarinee Chaipradermsak được đưa ra vào năm 2007 khi tác giả tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng thông qua khảo sát 400 người tiêu dùng tại Băng Cốc Mô hình này chỉ ra