Các yếu tổ ảnh hưởng đến sinh khả dụng của dạng thuốc kết dính niêm mạc miệng.... Nhờ khả năng linh động mềm mại và lưu giữ lâu ở vị trí sử dụng, màng dính niêm mạc miệng rất thích hợp v
Trang 1B ờ Y T ÉsTRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI • • • •
NGHIÊN CỨU BÀO CHế MÀNG MỎNG ACYCLOVIR DÍNH NIÊM MẠC MIỆNG
(KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP D ư ợ c s ĩ KH ÓA 2003 - 2008)
Người hướng dẫn : TS Phạm Thị Minh Huệ
Nơi thực hiện : Bộ môn bào chế Thời gian thực hiện : 07/2007 đến 05/2008
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành khóa luận này tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tói:
TS Phạm Thị Minh Huệ • • •
Người thầy đã hết lòng giúp đỡ động viên và hướng dẫn tôi, cho tôi những chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình làm thực nghiệm và viết khóa luận
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS Võ Xuân Minh, người thầy đã có những chỉ bảo và giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận
Nhân đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong
bộ môn Bào chế cũng như các anh chị kỹ thuật viên, các thầy cô trong Ban giám hiệu, Phòng đào tạo và toàn thể các thầy cô giáo cán bộ trong trường đại học Dược Hà Nội đã dìu dắt và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn
bè, những người đã luôn ở bên cạnh quan tâm, động viên giúp tôi vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống
Hà N ội ngày 21 thảng 5 năm 2008
Sinh viên Nguyễn Thị Thảo
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đ ề 1
Phần 1: Tổng quan 2
1.1 Acylovir 2
1.1.1 Công thức hoá học 2
1.1.2 Tính chất lý hoả 2
1.1.3 Dược động h ọ c 2
1.1.4 Tác dụng dược lý 3
1.1.5 Chỉ định 3
1.1.6 Liều dùng 3
1.1.7 Một sổ chế phẩm trên thị trường 3
1.2 Sơ lược về dạng thuốc kết dính niêm mạc miệng 4
1.2.1 Khái niệm và phân lo ạ i 4
1.2.2 Các dạng bào chế kết dính niêm mạc miệng 5
1.2.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến sinh khả dụng của dạng thuốc kết dính niêm mạc miệng 9
1.2.4 Phương pháp đánh giá hệ kết dính niêm mạc m iệng 11
1.3 Một sổ nghiên cứu về bào chế màng film kết dính niêm mạc m iệng 12
1.3.1 Màng film tác dụng tại chỗ 12
1.3.2 Màng film hấp thu vào tuần hoà n 16
Phần 2: Thực nghiệm và kết quả 17
2.1 Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm 17
2.1.1 Nguyên vật liệu 17
2.1.2 Thiết bị và máy móc 17
2.1.3 Phương pháp nghiên c ứ u 17
2.2 Kết quả thực nghiệm và nhận x é t 21 2.2.1 Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ acyclovir và mật độ quang 21
Trang 42.2.3 Lựa chọn phương pháp đánh giả giải phóng dược chất 23
2.2.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của polyme tới khă năng giải phóng dược chất từ film 25
2.2.5 Nghiên cứu đánh giả giải phỏng dược chất từ một số film qua màng sinh học 37
2.3 Bàn lu ận 39
P hần 3: K ết luận và đề x u ấ t 41
3.1 Kết lu ậ n 41
3.2 Đề x u ấ t 41
Trang 5KLPT : Khối lượng phân tử
MIC : Nồng độ ức chế tối thiểu
NaCMC : Natri carboxymethyl cellulose
NE : Công thức film với natri alginat và HPMC PVA : Polyvinylalcol
Trang 6SCE : Màng film với Carbopol và HPMC
được thử giải phóng qua màng sinh học
scs : Màng film với chitosan và carbopol được
thử giải phóng qua màng sinh học
SKD : Sinh khả dụng
SNE : Màng film với natri algiant và HPMC được
thử giải phóng qua màng sinh học
ss : Màng film với chitosan được thử giải
phóng qua màng sinh học
TEA : Triethanolamin
USP : United State Pharmacopoeia
Trang 7ĐẶT VẲN ĐỀ
Niêm mạc miệng là một khoảng cơ phẳng tương đổi bất động, có tính thấm khá tốt và có thời gian hồi phục ngắn sau khi bị tổn thương Những đặc điểm đó đã giúp niêm mạc miệng trở thành vị trí sử dụng thuốc tại chỗ hiệu quả điều trị các bệnh trong khoang miệng như nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và các bệnh do virus Vì thế mà so với các đường dùng quy ước khác dạng thuốc kết dính niêm mạc miệng đang ngày càng có nhiều tiềm năng phát triển Trong đó màng mỏng lại thể hiện được nhiều ưu điểm hơn so với viên nén kết dính, miếng dán hay các gel bôi miệng Nhờ khả năng linh động mềm mại và lưu giữ lâu ở vị trí sử dụng, màng dính niêm mạc miệng rất thích hợp với dược chất như acyclovir- một thuốc có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh do virus Herpes hay gây ra ở miệng nhưng lại đòi hỏi phải dùng nhiều lần trong ngày Vì những lý do trên và nhận thấy đây là dạng bào chế mới chưa được nghiên cứu và sản xuất ở Việt Nam chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu bào chế màng mỏng acyclovir dính niêm mạc m iệng” với các
mục tiêu sau:
- Bào chế được màng mỏng dính niêm mạc miệng bằng phương pháp trảng film.
- Khảo sát ảnh hưởng của các loại polyme khác nhau tới khả năng giải phóng dược chất từ dạng bào chế.
- Sơ bộ đánh giá khả năng giải phóng dược chất từ một sổ film dính niêm mạc miệng qua màng sinh học.
Trang 8PHẦN 1 - TỎNG QUAN 1.1 Acyclovir
1.1.1 Công thức hoả học
0
* C 8H u N50 3
* Khối lượng phân tử: 225,2
* Tên khoa học: 2-amino-9-[(2-hydroxyethoxy)methyl]-l,9-dihydro-6//-purin-6-on
* Nhiệt độ nóng chảy khoảng 230°c, sau đó bị phân huỷ [4]
* Các hằng số phân tích: acyclovir có 2 hàng số phân ly:
pKai= 2,41±0,27 ; pKa2= 9,06±0,88
1.1.3 Dược động học
* Sinh khả dụng theo đường uống thấp, khoảng 20% (15-30%) Thức ăn không ảnh hưởng đến hấp thu [1], [20]
* Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống là 1,5-2 giờ [1]
* Phân bố: acyclovir phân bố rộng rãi vào dịch cơ thể và các cơ quan như: não, thận, phổi, ruột, gan, lách, cơ, tử cung, niêm mạc, dịch âm đạo, nước mắt, thuỷ dịch, tinh dịch, dịch não tuỷ Nồng độ trong dịch não tủy đạt tới 50% nồng độ huyết tương Liên kểt protein huyết tương thấp (9-33%) Thuốc qua được rau thai và phân
bố trong sữa với nồng độ gấp 3 lần trong huyết thanh mẹ [1], [6], [20]
* Chuyển hoá và thải trừ:
- Phần lớn thuốc được đào thải qua thận dưới dạng biến đổi 9-carboxy methoxy methyl guanine là chất chuyển hoá đáng kể duy nhất của acyclovir chiếm khoảng 14% tổng lượng thuốc thấy trong nước tiểu [20]
Trang 9- Thời gian bán thải:
Người lớn khoảng 3 giờ Trẻ em 2-3 giờ Trẻ sơ sinh 4 giờ
Ở bệnh nhân suy thận mãn ti/2=19,5 giờ [1], [3], [20]
1.1.4 Tác dụng dược lý
* Acyclovir là một chất tương tự nucleosid, có tác dụng chọn lọc trên tế bào nhiễmvirus Herpes Tác dụng của acyclovir mạnh nhất trên virus Herpes simplex týp 1(HSV-1) và kém hơn ở Herpes simplex týp 2 (HSV-2), virus Varicella-zoster(VZV) [1], [6], [20],
* Để có tác dụng acyclovir phải được phosphoryl hoá, lần 1 do thymidinkynase đặc hiệu của virus HSV tạo thành dẫn xuất monophosphat, làn thứ 2 và thứ 3 do các enzym của tế bào vật chủ để tạo thành dẫn xuất diphosphat và triphosphat Ái lực của HSV thimidinkynase mạnh gấp hơn 200 lần so với enzyme của tế bào vật chủ nên acyclovir được hoạt hoá hầu như chọn lọc trong các tế bào nhiễm HSV Acyclovir triphosphat ức chế tổng hợp ADN virus và sự nhân lên của virus mà không ảnh hưởng đến chuyển hoá của tể bào bình thường [1], [6], [20]
1.1.5 Chỉ định
* Dự phòng và điều trị các bệnh do nhiễm virus HSV-1 và HSV-2 ở da và niêm
mạc
* Điều trị nhiễm Herpes zoster cấp tính ở mắt, phổi, thần kinh
* Điều trị khởi đầu và tái phát nhiễm Herpes sinh dục
* Dự phòng và điều trị nhiễm virus ở người suy giảm miễn dịch, bệnh thuỷ đậu [1],
[6],
1.1.6 Liều dùng
* Thông thường người lớn: 200mg/lần X 5 lần/ngày (người suy giảm miễn dịch 400mg/lần) Đợt điều trị 5-7 ngày
* Trẻ em dưới 2 tuổi: Nửa liều người lớn [1], [3]
1.1.7 Một số chế phẩm acyclovir trên thị trường
- Cream bôi ngoài da: Cream Acyclovir Stada 5%.
- Thuốc mỡ dùng ngoài: Zovirax 5%
- Lọ bột pha tiêm: Zovirax 200 mg/5ml
- Viên nén: Apo-Acyclovir, Cyclovir, Zovirax 200mg, 400mg, 800mg [8],
Trang 101.2 Sơ lược về dạng thuốc kết dính niêm mạc miệng
1.2.1 Khái niệm và phân loại
Một số năm gần đây niêm mạc khoang miệng đã trở thành một vị trí sử dụng thuốc có nhiều tiềm năng phát triển Trong khoang miệng, sự hấp thu thuốc có thể phân chia vào ba con đường chính: qua niêm mạc dưới lưỡi, qua niêm mạc miệng
và tác dụng tại chỗ Việc lựa chọn đường nào phụ thuộc vào cấu tạo giải phẫu và tính thấm khác nhau ở từng vị trí trong khoang miệng Cụ thể niêm mạc dưới lưỡi
có khả năng thấm tốt đem lại sự hấp thu nhanh nhiều DC Còn niêm mạc miệng có tính thấm kém hơn, không đem lại sự hấp thu nhanh và sinh khả dụng cao bàng niêm mạc dưới lưỡi Thuốc tác dụng tại chỗ chủ yếu là nhờ các mô trong khoang miệng, áp dụng cho một số thuốc điều trị các bệnh về răng miệng, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm [13]
Các dạng bào chế kiểm soát giải phóng thuốc có thể xếp thành hai nhóm: hệ kết dính (adhesive systems) và kẹo nhai cao su (chewing gums) Đó là những hệ phân phối qua niêm mạc miệng với ý định giải phóng thuốc trong một thời gian xác định
Hệ kết dính mang lại sự liên kết chặt giữa dạng bào chế và mô hấp thu dẫn đến nồng độ thuốc tại vị trí dán tăng cao, tạo ra dòng thuốc lớn xuyên qua mô hấp thu [13]
Theo cách phân loại về bào chế thì các dạng thuốc dính qua niêm mạc miệng có thể là viên nén dạng cổt, màng film mỏng, băng dán nhiều lớp, vi cầu, thuốc mỡ, gel Các chế phẩm khác nhau có thể ảnh hưởng tới đặc tính và khả năng giải phóng
DC từ hệ phân phổi Các chế phẩm dính sinh học thiết kế cho niêm mạc khoang miệng cần sử dụng dễ dàng, thể hiện khả năng lưu biến và đặc tính cơ học thích họp, độ bao phủ tốt, độ cứng phù hợp, thời gian lưu trong khoang miệng kéo dài (khoảng vài giờ) Cụ thể một hệ dính niêm mạc tốt phải đảm bảo các đặc điểm sau: -Nên dính tại vị trí điều trị vài giờ
-Nên giải phóng thuốc có kiểm soát
-Chứa được lượng thuốc đáp ứng yêu cầu điều trị và chỉ nên giải phóng thuốc theo một hướng về phía niêm mạc tiếp xúc
-Có mức độ và tốc độ hẩp thu thuốc họp lý
Trang 11-Nên đủ nhỏ và mềm dẻo, bề mặt mềm mại để không gây bất tiện cho bệnh nhân cũng như không gây kích ứng.
-Không cản trở các chức năng bình thường như nói chuyện, uống [28]
Theo cách phân loại khác, dạng bào chế dính niêm mạc miệng có thể chia thành
ba loại tuỳ vào hình dạng của chúng Loại I là dạng đơn lớp và thuổc được giải phóng đa hướng trong khoang miệng Dạng này sẽ làm mất một lượng đáng kể thuốc do sự nuốt trôi Loại II là loại có một lớp nền không thấm chồng lên bề mặt lớp nền dính chứa thuốc tạo ra dạng hai lớp giúp ngăn cản thuốc mất đi từ bề mặt đối diện vào khoang miệng Loại III là dạng chỉ giải phóng đơn hướng nên sự mất mát thuốc là tối thiểu Với dạng này thuốc chỉ giải phóng từ bề mặt dính với niêm mạc miệng Điều này có thể đạt được bằng cách bao tất cả các cạnh của dạng bào chế trừ cạnh tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng [23]
Cũng có thể phân chia dạng bào chế theo kiểu “bình chứa” hoặc “cốt” Ở dạng
“bình chứa” một lượng lớn thuốc sẽ tích trữ trong kho được bao quanh bởi lớp màng polyme kiểm soát tỷ lệ giải phóng Ở dạng “cốt” thuốc được phân tán đồng nhất vào cốt polyme và thuốc được kiểm soát giải phóng nhờ sự khuếch tán qua mạng lưới polyme [23]
Các dạng bào chế dính niêm mạc miệng còn được phân loại theo kiểu tác dụng tại chỗ hoặc hấp thu vào tuần hoàn Sau đây là một sổ dạng bào chế được phân loại theo ba dạng: rắn, bán rắn và lỏng
1.2.2 Các dạng bào chế kết dính niêm mạc miệng
1.2.2.1 Dạng rắn: Các chế phẩm rắn trở nên dính được là nhờ hút nước từ bề mặt
niêm mạc tại chỗ
• Viên nén kết dính
Dạng thuốc này được bào chế với mục đích cải thiện sinh khả dụng của đường dùng thuốc qua khoang miệng Viên có thể được sử dụng ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòm miệng, niêm mạc má, giữa môi trên và lợi Vị trí đặt viên trong miệng có thể ảnh hưởng đến thời gian lưu và khả năng dung nạp thuốc (ở vòm miệng hay ở niêm mạc dưới lưỡi thì thời gian lưu có thể thay đổi từ 4-12h) [13] Viên thường mềm và dính vào vị trí hấp thu (hay còn gọi là chất nền), duy trì ở vị trí đó cho đến khi tan hoặc giải phóng hoàn toàn DC Sau một thời gian ngắn thì nó không còn gây
Trang 12sự chú ý cho bệnh nhân nữa [11] Viên nén dính được vào niêm mạc miệng là nhờ
sự có mặt của nước bọt [28] Chúng được thiết kế để giải phóng thuổc theo cả dạng đơn hướng chỉ vào niêm mạc miệng hoặc đa hướng trong môi trường nước bọt.Hạn chế của dạng bào chế này là tính linh động cơ học thấp dẫn đến làm giảm sự chấp nhận của bệnh nhân khi điều trị dài và cần dùng nhiều lần [13] Điều quan trọng là việc lựa chọn tá dược trong viên nén kết dính, chúng không nên kích thích tuyến nước bọt cũng như có khối lượng vừa phải để đảm bảo kích cỡ của viên thích hợp [28]
Hiện nay các nghiên cứu về viên nén kết dính tập trung vào các chất có phân tử lượng lớn (như peptid, protein), những chất có sinh khả dụng đường uống thấp Ngoài ra việc sử dụng các chất làm tăng tính thấm, các biện pháp tác động tới sinh
lý khoang miệng cũng đang được nghiên cứu để tăng SKD cho dạng thuốc Sự bất tiện có thể xảy ra do các nguyên liệu dính vào niêm mạc hoặc khả năng dạng bào chế bị rời ra khỏi niêm mạc, bị nuốt và dính vào thành thực quản cũng cần được xem xét [13]
• Viên đổ khuôn (Lozenges)
Dạng bào chế này thường chứa các DC điều trị tại chỗ trong miệng như chất kháng khuẩn, kháng sinh, gây tê tại chỗ, kháng nấm, corticosteroid
Các viên đổ khuôn quy ước thường giải phóng thuốc lúc đầu cao trong khoang miệng, mức điều trị giảm nhanh vì vậy cần dùng nhiều lần trong ngày Viên đố khuôn dính sinh học giải phóng chậm đem đến khả năng kéo dài giải phóng để cải thiện những bất tiện cho bệnh nhân [2], [28]
• Miếng dán:
Niêm mạc khoang miệng là một dải cơ mềm lớn và mô bất động vì vậy bề mặt niêm mạc là một vị trí tiềm năng cho những hệ phân phối thuốc từ từ như miếng dán
Miếng dán là những lớp mỏng gồm lóp nền không thấm và lớp kho chứa thuốc là nơi thuốc giải phóng một cách có kiểm soát Miếng dán niêm mạc miệng có nhiều thiết kế khác nhau tuỳ theo mục đích điều trị và đặc tính lý hoá, dược động học của
DC Liên quan đến mục đích điều trị, miếng dán có thể thiết kế theo hai mục đích:
Trang 13miếng dán thiết kế để phân phối thuốc đến hệ tuần hoàn hoặc miếng dán được thiết
kế theo mục đích điều trị tại chỗ ở niêm mạc miệng
Hệ phân phối thuốc dán phù hợp cần linh động, mềm dẻo, có độ bền cơ học thích họp và trương nở tới một mức độ nhất định khi đặt trong môi trường thân nước Chúng cũng đảm bảo liều dùng chính xác khi so với dạng gel và thuốc mỡ Miếng dán không thích họp với việc phân phối các thuốc kháng khuẩn vào chân răng Dạng bào chế này sử dụng polyme không phân huỷ sinh học, cần tháo bỏ hệ ở cuối liệu trình điều trị
• Màng mỏng
Màng film dùng cho niêm mạc miệng đã được phát triển trong một số năm gần đây Màng mỏng được ưa thích hơn miếng dán hoặc viên kết dính ở khả năng linh động thoải mái, dễ sử dụng, nhất là điều trị viêm chân răng Thêm nữa chúng còn khắc phục thời gian lưu tương đối ngắn của dạng gel bôi niêm mạc Dạng gel rất dễ
bị rửa trôi và bong ra do nước bọt Ngoài ra, màng polyme có khả năng bảo vệ bề mặt bị tổn thương do vậy giúp giảm đau và điều trị các bệnh ở miệng hiệu quả hơn.Phương pháp chính để tạo ra film cũng giống như miếng dán đó là phương pháp bốc hơi dung môi trong đó tá dược polyme (có thể có hoặc không có chất hoá dẻo) được hoà tan trong dung môi hoặc hỗn hợp dung môi sau đó hoà tan hoặc phân tán
DC vào dung dịch polyme Dung môi bay hơi sẽ tạo ra màng mỏng Màng film sau
đó có thể gắn vào lớp màng nền hoặc lớp lót [19] Lớp màng nền này sẽ giúp làm chậm lại sự khuếch tán của nước bọt vào lớp thuốc do vậy đẩy mạnh thời gian dính
và giảm sự hao hụt thuốc vào khoang miệng Phương pháp bốc hơi dung môi có những bất lợi là thời gian bào chế dài, giá thành cao, chịu sự ảnh hưởng của môi trường do phải để bay hơi dung môi Những hạn chế này có thể được khắc phục bằng công nghệ đùn nóng chảy (hot-melt extrusion technology) Đây được coi là công nghệ cải tiến để chế tạo film, kết quả là làm thời gian bào chế sản phẩm cuối cùng được rút ngắn Công nghệ này đã được chứng minh là có thể được dùng để tạo cốt film dính dùng cho khoang miệng chứa clotrimazol để điều trị nhiễm Candida
miệng [13]
Một màng film lý tưởng nên linh động, mềm dẻo, mềm mại nhưng vẫn đủ chắc
để chống lại những nứt vỡ do áp lực từ sự chuyển động của miệng giúp giữ lại trong
Trang 14khoang miệng một thời gian như mong muốn Nó cũng cần có khả năng dính tốt đế
có thể duy trì trong khoang miệng một thời gian nhất định như mong đợi Tuy nhiên khả năng trương nở của polyme cũng cần phải xem xét Nếu có polyme trương nở quá nhiều có thể gây bất tiện cho bệnh nhân Ngoài việc dùng màng film đế hấp thu thuốc vào tuần hoàn, màng film còn thích hợp cho điều trị tại chỗ các bệnh răng miệng chứa kháng sinh hoặc các chất kháng khuẩn Hệ phân phối thuốc được tạo ra nhờ sự gắn kết các DC với chất mang để cung cấp giải phóng thuốc có kiểm soát tại chỗ
Việc sử dụng màng film dính niêm mạc miệng dùng cho vaccine cũng đã được nghiên cứu Niêm mạc miệng là một vị trí lý tưởng cho các thuốc miễn dịch như vaccine vì niêm mạc chứa ít các tế bào Langerhans làm cho nó có khả năng chịu được những dị nguyên “mạnh” Do vậy đường dùng này cho phép sử dụng các vaccine có hiệu quả cao mà không cần dùng kim tiêm [13]
1.2.2.2 Dạng bản ran:
Hệ dính bán rắn có thể bào chế dựa trên các gel thân nước Gel được hydrat hoá trong môi trường thân nước mà không cần hoà tan, hoạt động như là một hệ phân phối thuốc từ từ bằng cơ chế khuếch tán hoặc xói mòn Hệ bán rắn có thuận lợi đó
là có thể dùng xilanh để phân phối chế phẩm một cách dễ dàng vào các túi quanh răng và thông qua niêm mạc khoang miệng Điều cản trở chính đối với các hệ phân phối thuốc dạng gel là khả năng lưu lại tại vị trí sử dụng kém khi mà polyme hydrogel đã không còn đặc tính dính Có thể cải thiện bằng cách phối hợp một polyme dính sinh học vào công thức
Polyme dính thường dùng là acid polyacrylic liên kết chéo, chúng được sử dụng
để dính vào bề mặt niêm mạc miệng giúp kéo dài thời gian tác dụng và kiểm soát sự giải phóng thuốc Hạn chế của chế phẩm gel là nó không có khả năng cung cấp liều chính xác tới vị trí sử dụng như viên nén, miếng dán, màng film Vì vậy không nên
sử dụng nó cho các thuốc có phạm vi điều trị hẹp
Trang 15NaCMC Dung dịch nước bọt nhân tạo giúp bôi trơn bề mặt niêm mạc miệng có thể được dùng để điều trị miệng khô.
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến SKD của dạng thuốc kết dinh niêm mạc miệng 1.2.3.1 Sinh lý
Niêm mạc miệng có bề mặt mịn màng và tương đối bất động, có tính thấm tốt, được cung cấp máu dồi dào Thuốc được hấp thu trực tiếp, tránh được sự chuyển hóa lần đầu qua gan và là một đường dùng thuốc rất an toàn Tuy nhiên niêm mạc miệng cũng gây ra những hạn chế nhất định Dòng chảy của nước bọt, sự di động của lớp mô gắn kết, thời gian lưu thuốc ngắn (thông thường <10 phút), diện tích hấp thu nhỏ và hàng rào ngăn cản tính thấm là một thách thức đổi với hệ phân phối thuốc qua khoang miệng Do vậy yêu cầu của dạng thuốc cần phải hạn chế tối đa sự mất mát thuốc, duy trì nồng độ tại chỗ cao, giữ được ở vị trí hấp thu một thời gian tương đối Sự kết dính thuốc phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tổ:
* Nước bọt
Nước bọt là dịch bảo vệ toàn bộ khoang miệng Nó bảo vệ các mô mềm khỏi sự chày xước bởi các nguyên liệu thô ráp và hoá chất Nước bọt là một dịch nước chứa 1% thành phần hữu cơ và các thành phần vô cơ Nước bọt còn chứa các enzym như: a-amylase, lysozym và lipase và các enzym khác với tỷ lệ thấp nên có thế làm phân huỷ một sổ thuốc pH nước bọt khoảng 5,5-7 (phụ thuộc vào tốc độ chảy) Độ pH của môi trường có thể làm thay đổi trạng thái ion của polyme do đó có thế làm thay đổi khả năng bám dính của chất trùng họp Thể tích nước bọt hàng ngày khoảng 0,5-2 lít Khối lượng dịch này phù hợp cho sự hydrat hoá dạng thuốc qua niêm mạc miệng Vì vậy cốt polyme thân nước thường được lựa chọn cho hệ phân phối thuốc Mặc dù việc tiết nước bọt rất thuận lợi cho việc hoà tan thuốc nhưng sự vô tình nuốt nước bọt sẽ làm ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc
* Ngoài ra sự chuyến động của các mô miệng khi ăn uổng và nói chuyện, trong quá trình ngủ có thể làm bong dạng thuốc [26]
1.2.3.2 Bệnh lỷ
Một số bệnh hoặc sự điều trị bệnh có thể ảnh hưởng đến bề dày của lớp tế bào biểu mô làm biến đổi đặc tính của niêm mạc, sự bài tiết của nước bọt, đặc tính của lớp màng nhày Sự thay đổi ở bề mặt niêm mạc do điều kiện bệnh lý có thể làm
Trang 16phức tạp đường dùng và sự lưu giữ của dạng bào chế và làm ảnh hưởng đến SKD
Vì vậy sự hiểu biết về cấu trúc niêm mạc khi bị bệnh là rất cần để thiết kế một dạng bào chế hiệu quả Một số thuốc có khả năng làm thay đổi điều kiện sinh lý của khoang miệng cũng không thích họp để bào chế dạng này
1.2.3.3 Dược lý
Dạng bào chế cho niêm mạc miệng có thể được thiết kế để điều trị tại chỗ hoặc toàn thân Lựa chọn dạng nào tùy thuộc vào dạng dùng dự định, vị trí tác dụng mục tiêu, vị trí điều trị (chân răng, răng, lợi, niêm mạc má hay toàn thân), đặc tính của thuốc (hệ số phân bố dầu nước, sự ion hóa, pH, tính thấm của thuốc ) [27]
1.2.3.4 Tả dược
• Đặc tính chung
Các chế phẩm dính sinh học sử dụng polyme như một thành phần dính Những chế phẩm này thường tan trong nước và khi tồn tại ở dạng khô nó sẽ hút nước từ bề mặt sinh học và sự di chuyển của nước sẽ dẫn đến một tương tác mạnh Những polyme này cũng có thể ở dạng sền sệt khi hydrat hoá với nước nên làm tăng thời gian lưu ở bề mặt niêm mạc và dẫn đến tương tác dính Những đặc tính lý tưởng của polyme là:
-Polyme và các sản phẩm phân hủy của nó không độc, không kích ứng, khônghấp thu qua màng nhày niêm mạc và không chứa tạp chất
-Có khả năng bao phủ, thấm ẩm, trương nở, độ tan và phân huỷ sinh học tốt.-Có khối lượng phân tử tối ưu và pH thích hợp
-Nên gắn nhanh vào niêm mạc và có đủ độ bền cơ học
-Nên có đặc tính trượt, kéo dãn, bong tróc tốt ở mức độ dính sinh học
-Polyme cần sử dụng dễ dàng và có giá thành không quá cao, thời gian sử dụng
có thể chấp nhận được, không bị phân hủy khi bảo quản
• Một sổ polyme thường dùng bào chế màng film kết dính niêm mạc miệng
• Chitosan:
Chitosan là một polyme cation đa chức năng, ngoài khả năng kết dính còn hạn chế tác dụng của các enzyme, tăng tính thấm của DC qua niêm mạc, có khả năng tạo film tốt, đặc biệt là một chất mang tiềm năng đối với dạng thuốc giải phóng kéo dài Là một polysaccharide, sản phẩm deacetyl hóa một phần của chitin- chất có
Trang 17nguồn gốc thiên nhiên vì vậy chitosan có độc tính thấp, tương tác sinh học tốt và có khả năng phân hủy sinh học Chitosan ít tan trong nước, ethanol 95% và dung môi hữu cơ khác Tan nhanh trong các dung dịch đặc hoặc loãng của hầu hết các acid hữu cơ và một số các acid vô cơ (trừ H2SO4 và H3PO4) Vì các nhóm amin của polyme sẽ bị proton hóa tạo RNH3+ nên dạng muối sẽ tan trong nước Độ tan của chitosan phụ thuộc vào mức độ deacetyl hoá và chịu ảnh hưởng lớn của việc thêm các chất điện ly vào dung dịch Muối ion hoá càng nhiều thì độ tan càng càng thấp
do “hiệu ứng muối ngoài” dẫn đến sự kết tủa của chitosan Độ nhớt của chitosan sẽ tăng lên khi tăng nồng độ, giảm nhiệt độ, tăng mức độ deacetyl hoá Nhiều nghiên cứu đã cho thấy dạng muối (acetat, citrat), khối lượng phân tử, mức độ deacetyl hóa, pH, các dẫn chất của chitosan sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng polyme sao cho
có hiệu quả trong dạng bào chế [31] Trong ngành Dược chitosan được ứng dụng rộng rãi, thích hợp cho nhiều dạng bào chế như các chế phẩm kiểm soát giải phóng, thuốc dính niêm mạc, màng mỏng [15], [28]
* Carbopol:
Carbopol là một thành phần phổ biến của dạng thuốc dính sinh học vì giúp gây
ra tác dụng dính cho chế phẩm Carbopol tương đối bền không bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi của nhiệt độ, độ ẩm, chất oxy hoá, có thể kháng lại sự phát triển của vi khuẩn Nó có thể che giấu mùi vị khó chịu trong chế phẩm [15], [28]
* Ngoài ra còn có các polyme tạo film khác như HPMC, natri alginat
Thuộc nhóm hydrogel hay còn gọi là chất kết dính ẩm ướt vì chúng cần độ ẩm mới dính được Ổn định khi khô, trương nở trong môi trường thân nước, các sợi liên kết chéo trong phân tử tạo thành cốt lưu giữ thuốc [15], [28]
1.2.4 Phương pháp đánh giá hệ kết dính niêm mạc miệng:
Trang 18+Đo lực kéo giãn đàn hồi (tensile strength)-là lực kéo căng tối đa mà chế phẩm có thể chịu được mà không bị rách.
+Đo lực gây bong tróc (peel strength)-là lực cần để bóc tách chế phẩm ra khỏi chất nền, thường là giá trị lực cần để phá vỡ liên kết dính giữa chất nền và chế phẩm.+Đo áp lực nén gây ra sự dịch chuyển, trượt (shear strength)-là lực tác dụng ở dạng tiếp tuyến với bề mặt phân cách, là lực cần để chế phẩm trượt về phía niêm mạc theo hướng song song với mặt phẳng tiếp xúc
Chất nền ở đây có thể là các mô được lấy từ niêm mạc đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, ruột) hoặc niêm mạc má của chuột, lợn, thỏ
* Độ bền cơ học
Đặc tính cơ học của các chể phẩm dính niêm mạc miệng gồm: độ cứng, độ mềm dẻo, khả năng chịu nén ép, khả năng dính kết Ngày nay thường dùng thiết bị texture profile analyzer (TPA)-thiểt bị phân tích kết cấu (độ cứng, độ mịn, độ dai )
để đo các thông sổ trên Ngoài ra còn có phương pháp thăm dò huỳnh quang (fluorescence probe method), soi kinh hiển vi nguyên tử ( atomic force microscopy)
để đánh giá chất lượng chể phẩm dính niêm mạc
* SKD in vitro
Các tiêu chí để đánh giá SKD in vitro của chế phẩm dính niêm mạc chủ yếu gồm xác định thời gian lưu, khả năng hút nước, lượng thuốc bị mất do rửa trôi, đánh giá tính thấm và khả năng giải phóng thuốc Phương pháp đánh giá thường sử dụng các thiết bị đặc biệt để phù hợp với dạng thuốc Tuy nhiên đây là dạng bào chế mới lại
có đặc điểm riêng nên phương pháp dễ mắc sai số, chưa có bộ dụng cụ thống nhất
[ 10].
* SKD in vivo
Đánh giá SKD in vivo là đánh giá khả năng hấp thu DC qua niêm mạc vào máu hoặc giải phóng thuốc tại chỗ, đo lực bám dính, thời gian lưu chế phẩm tại vị trí
sử dụng trên niêm mạc các loài động vật như chuột, thỏ, lợn, chó
1.3 Một số nghiên cứu về bào chế màng film kết dính niêm mạc miệng
1.3.1 M àng film tác dụng tại chỗ
Silvia Rossi và cộng sự đã nghiên cứu hệ phân phối ACV qua màng film dán niêm mạc miệng chứa chitosan (HCS) và poly acrylic acid (PAA) bằng phương
Trang 19pháp bốc hơi dung môi, sử dụng glycerin là chất hóa dẻo với hàm lượng ACV là
lm g/lcm 2 Film tạo ra được so sánh với cream ACV 5% (w/w) và hỗn dịch nước ACV trên thị trường Màng film được xác định khả năng bám dính, khả năng hydrat hóa, tính chất lưu biến, lượng thuốc bị mất do rửa trôi (“wash away”), sự giải phóng thuốc và tính thấm thuốc qua niêm mạc má lọn Kết quả cho thấy việc thêm PAA vào HCS làm tăng độ bám dính trên niêm mạc, giảm khả năng hydrat hóa Đo đặc tính lưu biển cho thấy thêm PAA ở tỷ lệ 1:0,25 và 1:0,75 là các giá trị gần với giá trị tương tác giữa HCS và PAA thì độ nhớt tăng lên nhưng khi tiếp tục tăng thì độ nhớt lại giảm Sự giải phóng thuốc cũng giảm khi tăng dần lượng PAA, cao nhất ở màng chỉ có HCS và thấp nhất ở tỷ lệ HCS/PAA là 1/1,3 Màng film có tỷ lệ HCS/PAA là 1/1,3 có tính thấm cao nhất, ở tỷ lệ này đặc tính lưu giữ trên niêm mạc cũng tốt nhất [24],
Amal Hassan và cộng sự đã nghiên cứu màng film dính niêm mạc miệng dạng vi cốt điều trị tại chỗ các bệnh viêm chân răng chứa Metronidazole benzoate (MET) Màng film chỉ chứa chitosan (CH) với KLPT khác nhau từ thấp (LCH), trung bình (MCH) đến cao (HCH) và chứa hỗn hợp chitosan/e-caprolacton (CH/PCL) với các
tỷ lệ khác nhau được bào chế bằng phương pháp tráng film vi nhũ tương và bốc hơi dung môi, dùng glycerin làm chất hóa dẻo Màng film 2 lóp có lớp thứ nhất là MCH:PCL và lớp thứ 2 chỉ chứa MCH Mỗi công thức đều chứa 0,24g MET trong mỗi đĩa Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nhiệt đến màng film bằng phép đo nhiệt vi sai DSC, xem xét đặc điểm hình thái học và kích cỡ tiểu phân, khả năng hấp thụ nước, khả năng bám dính in vitro, đặc tính cơ học, và khả năng giải phóng thuốc của màng film Việc quét phổ DSC cho thấy MET tồn tại chủ yếu ở dạng vô định hình Soi kính hiển vi cho thấy các tiểu phân PCL được phân tán một cách đồng nhất trong màng film Các loại CH khác nhau và các tỷ lệ khác nhau của MCH:PCL có ảnh hưởng đến kích thước các tiểu phân trong cốt Thêm PCL làm
giảm đáng kể % hấp thụ nước và khả năng dính khi so sánh với màng chỉ có CH
Liên quan đến đặc tính cơ học, màng film 2 lớp có đặc tính dẻo dai nhất nhưng khả năng giải phóng thuốc là thấp nhất Loại CH có KLPT càng cao thì tốc độ giải phóng DC từ film càng giảm Đánh giá SKD in vivo các màng film cho thấy nồng
Trang 20độ DC trong nước bọt đạt được từ 5-15|ig/ml nằm ở mức cao nhất trong khoảng nồng độ ức chế tối thiểu của MET [16].
J.M Llabot và cộng sự tiến hành thiết kế màng film dính niêm mạc miệng chống nấm với DC là Nystatin Qua khảo sát sơ bộ, đã đưa ra công thức sử dụng polyme dính niêm mạc là carbomer và CMC tỷ lệ 1:1, chất hoá dẻo là PEG400 để cải thiện đặc tính cơ học (tăng độ bền độ dẻo dai, giảm tính giòn), chất diện hoạt là ascorbyl palmitate (ASC16) Phương pháp bào chể là phương pháp bốc hơi dung môi từ chế phẩm gel sử dụng dung môi nước Các thành phàn được phân tán trong nước rồi để nguội đến nhiệt độ phòng để tạo gel Sau đó gel được bay hơi trong tủ sấy ở 60°c
để tạo film Nghiên cứu đánh giá sự thay đổi về hình thái học và đặc tính lưu biến của màng film để tìm hiểu sự sắp xếp cấu trúc trong quá trình bốc hơi dung môi Khi PEG400 được thêm vào như một chất hoá dẻo sự rối loạn đã xuất hiện trong mạng cấu trúc, do đó làm giảm độ nhớt của gel Thêm ASC16 đã cải thiện độ tan của Nystatin và làm giảm độ nhớt của gel Tuy nhiên khi nước bị mất đi trong quá trình bổc hơi dung môi, ASC16 làm tăng đáng kể độ nhớt Sự tăng độ nhớt này dẫn đến làm tăng độ cứng của màng film [18]
Yukinao Kohda và cộng sự tiến hành kiểm soát giải phóng Lidocain từ màng film phân tán rắn dính niêm mạc miệng Hệ phân tán rắn được bào chế gồm EC, HPC và DC là lidocaine hydrochloride (LDC) Bằng phương pháp bố trí thí nghiệm
đã đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ tá dược tới tốc độ giải phóng DC từ hệ phân tán rắn Nghiên cứu tiến hành xem xét cơ chế giải phóng DC trong hệ LDC-EC-HPC,
đo sự giải phóng LDC từ màng film với thành phần khác nhau LDC trong màng film tồn tại dưới dạng bình chứa thuốc Cơ chế kiểm soát giải phóng kiểu này đã được nghiên cứu và cho thấy có một tỷ lệ nhỏ HPC giải phóng cùng với LDC, lượng HPC còn lại sẽ được trương nở trong film nhờ thấm ẩm Sau đó LDC được giải phóng thông qua khuếch tán vào pha HPC đã trương nở đã dẫn đến sự giảm đáng kể tỷ lệ giải phóng DC DC giải phóng được kiểm soát tốt nhất từ tỷ lệ thành phần EC/HPC là 5/5 Màng film chứa 30% LDC khi sử dụng trên lâm sàng dính được hầu như hoàn toàn trên niêm mạc má Vì vậy công thức tối ưu để bào chế màng film phân tán rắn LDC-EC-HPC có tỷ lệ là 30/35/35 [17]
Trang 21S.Senel và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu màng film và gel chitosan (HCS) chứa chlorhexidine gluconate (Chx) dùng cho niêm mạc miệng Chitosan ngoài vai trò là một polyme sinh học an toàn, giúp kéo dài thời gian dính và sự giải phóng
thuốc của các gel dùng cho miệng còn ức chế sự gắn kết Candida albicans vào tế
bào niêm mạc miệng và có hoạt tính chống nấm Gel ở nồng độ 1% và 2% và film HCS chứa 0,1 và 0,2% Chx có bổ sung thêm glycerin và natri penta tripolyphosphat được nghiên cứu Màng film và gel được đo dung lượng hấp thu nước, độ nhớt, đặc điểm hình thái học, khả năng giải phóng DC in vitro Hoạt tính chổng nấm của bản thân HCS cũng như các công thức chứa Chx được kiểm tra Chx không ảnh hưởng đến khả năng hút nước và độ nhớt của mẫu thử Film hút một lượng nước lớn (180±10%) và độ nhớt tăng đáng kể khi tăng nồng độ HCS Sự giải phóng Chx từ gel duy trì được 3h Sự giải phóng kéo dài hơn ở dạng film Suốt thời gian giải phóng film được duy trì nguyên vẹn Nồng độ Chx không ảnh hưởng đáng kể đến % giải phóng thuốc Khi tăng nồng độ HCS làm tăng giải phóng Chx Ở nồng độ Chx 0,1% gel 1% giải phóng được 88±5% còn gel 2% là 93±2% Lượng Chx giải phóng giảm xuống khi có liên kết chéo Hoạt tính chống nấm cao nhất đạt được ở dạng gel chitosan 2% chứa 0,1% Chx với MIC=0,25mg/cm3[25]
P.Tallury và cộng sự đã sử dụng sản phẩm đồng polyme Poly(ethylene-co-vinyl acetat) (EVA) để bào chế màng film dạng cốt chứa hỗn hợp chlorhexidine (CDA)
và ACV dùng cho khoang miệng Ảnh hưởng của sự phối hợp thuốc, thành phần của đồng polyme (EVA với các tỷ lệ vinylacetat(VA) khác nhau) lên tỷ lệ giải phóng thuổc đã được nghiên cứu Sử dụng phương pháp bốc hơi dung môi với tỷ lệ thành phần DC thay đổi Màng film được cắt ra với kích thước 3 x3x0,7cm, bao màng film bằng dung dịch EVA (VA 32%) Kết quả cho thấy khi chưa phối hợp
DC, tỷ lệ giải phóng ACV luôn cao hơn CDA Khi phối hợp ở tỷ lệ 50/50 ACV giải phóng cao hơn CDA 30% Ở các tỷ lệ khác, sự giải phóng của từng thuốc tỷ lệ tương ứng với nồng độ của chúng trong hỗn hợp Tăng lượng VA trong cốt EVA làm tăng tỷ ỉệ giải phóng thuốc (nồng độ VA tăng từ 28% lên 40% thì tốc độ giải phóng ACV tăng từ 0,1 lên 2,87^ig/cm2) trong khi việc bao làm giảm tỷ lệ giải phóng thuốc (tỷ lệ giải phóng ACV và CDA chưa bao lần lượt là 2,87 và 2,58|ug/cm2 còn khi bao là 0,29 và 0,94|ag/cm2) [29]
Trang 221.3.2 Màng film hấp thu vào tuần hoàn
R.C.Mashru và cộng sự đã phát triển và đánh giá màng film giải phóng nhanh chứa Salbutamol sulphat đặt dưới lưỡi Mục tiêu của nghiên cứu là bào chế và tối
ưu hóa công thức film Film bào chế bằng phương pháp bốc hơi dung môi chứa polyme là PVA, chất hóa dẻo là glycerin và chất độn là mannitol Thiết kế đầy đủ 33 thừa số để tối ưu hóa sự ảnh hưởng của các biến độc lập là lượng PVA, lượng glycerin, lượng mannitol tới các biến phụ thuộc như đặc tính cơ học và % thuốc giải phóng Nồng độ của polyme, chất hóa dẻo và chất độn có ảnh hưởng phức tạp tới đặc tính cơ học của film và % giải phóng thuốc Các đặc tính của film như lực kéo căng, % giãn, suất đàn hồi cũng được xem xét để lựa chọn ra công thức tốt nhất trong 27 công thức Kết quả từ thiết kế thí nghiệm đã lựa chọn công thức tối ưu với các thành phần là glycerin 3mg, PVA 20mg và mannitol 6mg Màng bào chế trong suổt và có bề mặt mịn màng, đặc tính cơ học tốt Trong dung dịch pH 1.2 tỷ lệ thuốc giải phóng sau 2 phút ở mức độ cao là 92.11% Hệ số tương quan s d cho thấy
có sự tương ứng khi hòa tan film trong môi trường nước cất và môi trường nước bọt nhân tạo (pH 6.8) hoặc dung dịch pH 1.2 [21]
Trang 23PHẦN 2: THựC NGHIỆM VÀ KÉT QUẢ 2.1 Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm
2.1.1 Nguyên vật liệu
Bảng 2.1 Nguyên vật liệu
2.1.2 Thiết bị và máy móc
- Cân phân tích, cân kỹ thuật SATORIƯS
- Hệ thống đánh giá giải phóng qua màng HANSON RESEARCH
- Hệ thống thử hoà tan VANKEL-VARIAN
- Máy đo quang UV-VIS HITACHI U-1800
- Máy khuấy từ IKA WERKE
- Các dụng cụ thủy tinh dùng để bào chế và phân tích
2.1.3 Phương pháp nghiên cứu
2.1.3.1 Phương pháp xây dựng đường chuấn
Xây dựng đường chuẩn biểu thị mối quan hệ tuyến tính giữa nồng độ dung dịch ACV trong nước cất và mật độ quang Cân chính xác lOOmg ACV, thêm khoảng 70ml nước cất rồi siêu âm trong 1 giờ, thêm nước cất vừa đủ 100ml dung dịch Sau
đó pha loãng thành các dung dịch có nồng độ lần lượt 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14|ig/ml
Đo mật độ quang các dung dịch này ở bước sóng Ầ-=250nm
Trang 24Từ kết quả thu được xây dựng phương trình hồi quy thực nghiệm, vẽ đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ dung dịch ACV và mật độ quang.
• Bào chế film ACV với HPMC
- Ngâm HPMC trong nước cho trương nở hoàn toàn được dung dịch 10%
- Nghiền mịn ACV trong cối và tạo bột nhão với glycerin
- Cho hỗn họp trên vào dung dịch polyme HPMC, khuấy trộn cho ACV phân tán đồng nhất
- Đổ ra đĩa petri đường kính 8cm và để khô trong tủ sấy ở 40°c trong 12h
• Bào chế film ACV với HPMC và carbopol 940
- Ngâm carbopol trong nước cho trương nở hoàn toàn để được nồng độ 1%
- Thêm TEA với tỷ lệ 0,1% so với dung dịch carbopol, khuấy trộn thành gel đặc và trong
- Phối hợp vào dung dịch HPMC với các tỷ lệ khác nhau Tiếp tục trộn với ACV tương tự như đối với màng film HPMC
• Bào chế film ACV với chitosan
- Hoà tan ACV trong khoảng 60g dung dịch HC1 0,1N
- c s được phối hợp kèm khuấy trộn vào dung dịch trên
- Thêm HC1 0,1N cho vừa đủ lOOg, để khoảng 10 phút cho c s tan hoàn toàn
- Thêm glycerin, khuấy trộn cho đồng nhất
- Đổ ra đĩa petri và sấy trong tủ sấy ở 40°c trong 12h
• Bào chế film ACV với chỉtosan và carbopol
Trang 25Bào chế tương tự như film chitosan, sau khi thêm glycerin phối hợp với carbopol
940 đã được ngâm trương nở hoàn toàn ở nồng độ 1%, đun cách thủy cho đồng nhất rồi đổ ra đĩa petri và sấy ở 40°c trong 12h
• Bào chế film ACV với natri alginat và HPMC
- Ngâm natri alginat trong nước cất cho trương nở hoàn toàn được dung dịch 1,5%
- Dung dịch HPMC với các tỷ lệ khác nhau được phối hợp vào dung dịch trên Tiếp tục trộn với ACV tương tự như màng film HPMC
2.1.3.3 Phương pháp định lượng AC V trong màng film
Tiến hành bằng phương pháp đo quang ở bước sóng x,=250nm theo các bước sau:
- Mầu thử: màng film 50cm2 được nghiền kỹ và siêu âm khoảng 60 phút với 30ml dung dịch NaOH 0,1N để hòa tan hết ACV Chuyển vào bình định mức 50ml, thêm dung dịch NaOH 0,1N đến vạch lắc kỹ, lọc Bỏ lOml dịch lọc đầu, lấy chính xác
lm l dịch lọc cho vào bình định mức 100ml, thêm nước đến vạch lắc kỹ Đem đo quang ở bước sóng 250nm Song song tiến hành mẫu chuẩn và mẫu trắng
- Mầu chuẩn: cân chính xác khoảng 50mg ACV siêu âm khoảng 60 phút với 30ml dung dịch NaOH 0,1N sau đó tiến hành tương tự thu được dung dịch chuẩn có nồng
độ khoảng 10ng/ml
Lượng ACV trong film được tính theo công thức:
Dt X mc
m t = — Trong đó :
-mt: khối lượng ACV trong màng film mc: khối lượng ACV trong mẫu chuẩn Dt: Mật độ quang của dung dịch thử Dc: Mật độ quang của dung dịch chuẩn
2.1.3.4 Phương pháp đánh giá khả năng giải phóng dược chất
* Phương pháp đánh giả khả năng giải phóng DC qua màng
• Sử dụng hệ thống đánh giá giải phóng qua màng Hanson Research
- Điều kiện cụ thể như sau: