CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG GẠO VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG

Một phần của tài liệu định hướng phát triển xuất khẩu gạo (Trang 59)

HÀNG GẠO VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG TỪ NAY ĐẾN 2020

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1. Dự báo về nhu cầu, mức độ cạnh tranh trong việc xuất khẩu mặt hàng gạo vào thị trường Trung Đông

3.1.1.1. Dự báo về nhu cầu

Về số lượng: dự báo của tổ chức lương thực thế giới (FAO) thì trong những năm tới, lượng gạo tiêu thụ bình quân đầu người của khu vực Trung Đông sẽ tiếp tục tăng. Thêm vào đó với tốc độ dân số hiện đang cao ở khu vực (trung bình là 2%/ năm cao hơn mức trung bình 1,2% của thế giới) sẽ làm cho nhu cầu lương thực tại Trung Đông tăng và ở mức cao. Hai thị trường Iran và I-rắc sẽ vẫn là thị trường tiêu thụ và NK gạo quan trọng tại khu vực này.

Thành phần dân số ở khu vực Trung Đông có ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng tiêu dùng ở khu vực này. Đặc biệt trong nhóm GCC có hơn 50% dân số là người nước ngoài. Thêm vào đó là sự phát triển của ngành du lịch sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng gạo ở khu vực này do một số du khách nước ngoài đặc biệt là khách du lịch đến từ châu Á có thói quen tiêu dùng gạo là thức ăn chính hàng ngày.

Chất lượng gạo và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm ở các quốc gia khu vực Trung Đông. Nhu cầu về các loại gạo chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng và có thương hiệu ngày càng tăng.

3.1.1.2. Dự báo về mức độ cạnh tranh

Hiện nay, các quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới đang cạnh tranh nhau gay gắt. Các nhà xuất khẩu gạo lớn trên thế giới bao gồm các quốc gia: Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan và Mỹ. Trong những năm gần đây, với sự vươn lên mạnh mẽ của gạo Ấn Độ và các nước đang phát triển, thị trường xuất khẩu thế giới đã có những thay đổi đáng kể cùng áp lực cạnh tranh ngày càng lớn giữa các nhà xuất khẩu gạo. Xu hướng toàn cầu hóa, mở rộng kinh tế quốc tế, các qui định của WTO trong việc cắt giảm và tiến tới xóa bỏ các rào cản thương mại giữa các quốc gia đã góp phần tạo nên thị trường xuất khẩu gạo ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn. Tại thị trường Trung Đông, thị trường NK gạo lớn của thế giới với nhu cầu hàng năm trên 5 tỉ tấn gạo NK và khả năng thanh toán cao nhờ vào lượng dầu xuất khẩu là thị trường mục tiêu hướng tới của các quốc gia xuất khẩu gạo trong bối

cảnh lượng gạo tiêu thụ ở các thị trường truyền thống như Philipine, Malaysia và châu Á nói chung đang có dấu hiệu sụt giảm. Cơ chế NK ở các quốc gia Trung Đông đang dần được cải thiện do nhu cầu NK cao cũng với cơ chế thị trường tự do của WTO đã góp phần tạo tính cạnh tranh tăng cao ở khu vực này. Hiện lượng gạo ở Trung Đông chủ yếu NK từ Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Mỹ. Tuy nhiên, các quốc gia xuất khẩu khác đang có những nổ lực xúc tiến thương mại vào khu vực này và sự mở rộng hợp tác quốc tế của khu vực hứa hẹn sẽ tạo nên một thị trường xuất khẩu gạo năng động của các nước trên thế giới

3.1.2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng nâng cao NLCT mặt hàng gạo của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông

3.1.2.1. Quan điểm

Quán triệt đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng, trên tinh thần tiếp tục và đẩy nhanh công cuộc đổi mới của đất nước, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra trong giai đoạn 2011-2020, lấy kinh tế là trung tâm, là động lực phát triển kinh tế xã hội của đất nước, quan điểm nâng cao NLCT của mặt hàng gạo Việt Nam nói chung và tại thị trường Trung Đông nói riêng bao gồm những điểm chính như sau:

- Nâng cao NLCT XK của mặt hàng gạo là biện pháp thiết yếu nhằm giúp gạo Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung hội nhập vững vàng vào nền kinh tế của khu vực và thế giới.

- Xuất khẩu gạo phải gắn với nhu cầu của thị trường, thúc đẩy sản xuất lúa gạo, tăng NLCT; đảm bảo tính chủ động và hiệu quả trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. - Phát triển xuất khẩu và nâng cao NLCT XK đòi hỏi phải đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu và chuyển giao nhanh công nghệ mới vào sản xuất, đồng thời tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, thực hiện đa dạng hóa đi đôi với tăng giá trị gia tăng của sản phẩm gạo XK - Nâng cao NLCT XK của mặt hàng gạo phải phù hợp với qui hoạch chuyển đổi cơ

cấu sản xuất và cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn; phù hợp với nguồn lực và lợi thế của từng vùng, từng địa phương trong từng thời kỳ, hình thành mối liên kết nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên từng địa bàn.

- Nâng cao NLCT XK cần dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài. Khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân, các DN nhỏ và vừa đầu tư phát triển, trở thành lực lượng nòng cốt trong lĩnh vực này, tạo nhiều việc làm trong khu vực nông thôn.

- Phát triển xuất khẩu, nâng cao NLCT mặt hàng gạo phải gắn với các mô hình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và hộ gia đình; vệ sinh an toàn thực phẩm; đảm bảo phát triển bền vững, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

3.1.2.2. Mục tiêu

Theo Quyết định số 950/QĐ-TTg ban hành ngày 25 tháng 07 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, toàn ngành nông nghiệp phấn đấu đạt tăng trưởng xuất khẩu khoảng 8-10%/năm, triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi mới, áp dụng quy trình canh tác tốt cho năng suất, chất lượng cao và bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; nâng cao trình độ, công nghệ trong thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản, thúc đẩy thực hiện thí điểm các mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và phục vụ xuất khẩu đồng thời liên kết về lực lượng, tư liệu sản xuất, theo dõi, tổng kết các mô hình tốt để phổ biến, triển khai mở rộng trên cả nước.

Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại cũng là nhiệm vụ được Bộ NN&PTNT chú trọng, trên cơ sở phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng phương án đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA- Tree Trade Area) đến năm 2020 về nông sản trong Chiến lược đàm phán các hiệp định thương mại tự do đến năm 2020 của cả nước. Bên cạnh đó, ngành từng bước nâng cao năng lực cho các đơn vị cung cấp thông tin chuyên nghiệp nhằm thu thập, phân tích, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán của các thị trường để giúp DN có nguồn thông tin chuyên sâu, chính xác, kịp thời, nâng cao khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường hiệu quả…đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại (kho tàng, bến bãi, trạm kiểm dịch động, thực vật, các phòng kiểm nghiệm chất lượng,…), ưu tiên đầu tư tại các cửa khẩu, cảng biển, các khu tập trung nông sản lớn và các địa điểm thông quan hàng hóa phù hợp với nhu cầu, đặc tính của hàng nông sản. Đầu tư nâng cao năng lực, hiệu quả cung cấp và phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản.

Riêng đối với xuất khẩu gạo vào thị trường Trung Đông, Bộ Công thương đặt mục tiêu tăng cường hoạt động xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới.

3.1.2.3. Định hướng

Dự báo trong giai đoạn ngắn sắp tới, tình hình bất ổn tại khu vực sẽ vẫn tiếp diễn do một số nước chưa giải quyết được khủng hoảng chính trị, tôn giáo, sắc tộc, vấn đề hạt nhân. Tuy nhiên, về dài hạn, tính đến năm 2015, Trung Đông sẽ dần đi vào ổn định hơn do một số nước sẽ thay đổi chính phủ, tập trung phát triển kinh tế, đa dạng hóa nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ, tiếp tục cải cách hệ thống chính trị-xã hội theo hướng trao thêm quyền tự do dân chủ cho người dân.

Các quốc gia tại khu vực Trung Đông đang tiếp tục thực hiện xu hướng tự do hóa thương mại, một số nước đang trong quá trình đàm phán ký FTA với các nước để phát triển ngoại thương, thúc đẩy kinh tế phát triển. Xác định được những thuận lợi đó, trong thời gian tới, chính phủ đã có những định hướng cụ thể như sau trong việc xuất khẩu mặt hàng gạo nói chung và tại thị trường Trung Đông nói riêng.

Thứ nhất, trong những năm tới, ngành xuất khẩu gạo tăng cường xuất khẩu những mặt hàng gạo chất lượng cao, giảm dần tỉ trọng các loại gạo phẩm chất thấp, gia tăng giá xuất khẩu, tăng NLCT của ngành gạo xuất khẩu Việt Nam để có thể ngang bằng với Thái Lan về giá trị xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu.

Thứ hai, bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu cần phải luôn luôn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, phát triển ngành lúa gạo theo hướng toàn diện, hiệu quả và bền vững dựa trên nền tảng tăng năng suất và tăng chất lượng sản phẩm, cải thiện đời sống nông dân trồng lúa, phát triển nông nghiệp nông thôn.

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông

3.2.1. Giải pháp về phía các cơ quan quản lý

3.2.1.1. Tăng cường công tác nghiên cứu, lai tạo và chuyển đổi cơ cấu giống

Hiện nay, tỉ lệ gieo trồng các giống lúa chất lượng thấp ở Việt Nam còn cao và không có dấu hiệu sụt giảm. Điển hình là vào vụ Đông Xuân năm 2012 giống lúa IR50404 chiếm tới 27,6% dù bộ NN&PTNT đã có những khuyến cáo nên giảm diện tích trồng các giống lúa chất lượng thấp dưới 10%. Do đó, để làm giảm đi vấn đề này, bộ NN&PTNT mà điển hình là cục Trồng trọt cần liên kết chặt chẽ với HHLT VN tuyên truyền và khuyến cáo nông dân rộng rãi hơn nữa để người nông dân chủ động chuyển đổi giống lúa theo hướng tăng các giống lúa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không dừng lại ở việc nâng cao ý thức cải tạo cơ cấu giống trong nông dân, Bộ NN&PTNT cần có những việc làm thiết thực hơn để đưa giống tốt tới tận tay người nông dân. Trước tiên, Bộ NN&PTNT phối hợp với HHLT VN cần tổ chức quy hoạch, cơ cấu lại mạng lưới các cơ sở nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng công nghệ kĩ thuật trong nông nghiệp để cải thiện tình trạng hoạt động chưa thật sự hiệu quả các cơ sở nghiên cứu giống lúa ở nước ta. Từ đó, xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học để tạo ra các giống lúa mới, năng suất cao, chất lượng tốt và thích hợp cho từng vùng miền. Bộ cần phối hợp với HHLT VN đầu tư xây dựng các trung tâm cung ứng giống lúa đúng chuẩn và sạch cho nông dân. Bên cạnh đó, các giống lúa mới trước khi đưa vào sản xuất đại trà, Bộ NN&PTNT cùng với HHLT VN cần tiến hành khảo nghiệm giống lúa thật cẩn thận để tránh những rủi ro cho nông dân. Giống lúa sau khi đã kiểm nghiệm cần được phân phối tới từng địa phương cho nông dân sản xuất. Tránh tình trạng phân phối giống lúa theo kiểu hình chóp và hình thức như hiện nay. Bộ cần kiểm tra gắt gao việc phân phối giống lúa ở các địa phương. Để giúp người dân mạnh dạn áp dụng giống lúa mới, Bộ cần có những chính sách khuyến khích người nông dân như đảm bảo đầu ra cho nông dân, giảm giá mua giống lúa mới cho nông dân. Sau khi gieo trồng, nếu giống lúa thật sự hiệu quả, cho năng suất và thị trường tiêu thụ ổn định, người dân sẽ tự gieo trồng mà không cần những chính sách khuyến khích hay hỗ trợ của chính phủ.

Cải thiện được giống lúa sẽ giúp cho gạo Việt Nam có thể khắc phục được nhược điểm về chất lượng hạt gạo đồng thời có thể tăng năng suất cao hơn nữa, duy trì và tăng sản lượng gạo xuất khẩu trước tình trạng diện tích gieo trồng lúa ngày càng bị thu hẹp như hiện nay.

3.2.1.2. Qui hoạch vùng sản xuất lúa xuất khẩu

Hiện nay, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam còn tương đối thấp, không đồng đều. Một phần nguyên nhân cho vấn đề trên là do chúng ta chưa có quy hoạch vùng sản xuất lúa chuyên biệt dùng cho xuất khẩu. Hiện nay, công tác tổ chức quản lý nhà nước về sản xuất lúa gạo xuất khẩu còn chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa nhà nước, DN và nhà nông. Nếu chúng ta tổ chức tốt công tác quy hoạch vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu sẽ giúp cho các địa phương có thể chủ động và định hướng tốt hơn cho địa phương mình trên cơ sở phát huy lợi thế điều

kiện tự nhiên của từng vùng, đồng thời sản xuất ra những loại gạo chất lượng cao và ổn định phục vụ cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, quy hoạch vùng sản xuất lúa xuất khẩu còn góp phần đảm bảo lợi ích cho DN xuất khẩu và nông dân trồng lúa. Đối với DN xuất khẩu, DN có được nguồn cung ứng lúa gạo chất lượng tốt và ổn định, từ đó DN có thể chủ động chào giá lúa gạo xuất khẩu, đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng gạo cung ứng ra thị trường thế giới, tạo được uy tín và hình ảnh cho DN xuất khẩu. Đối với hộ nông dân trồng lúa có thể cải thiện thu nhập của mình, có đầu ra tin cậy cho sản phẩm lúa gạo mình sản xuất.

Như vậy, có thể thấy rằng việc quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo là một giải pháp rất tốt cho việc tạo thêm giá trị gia tăng cho hạt gạo Việt Nam, góp phần nâng cao NLCT XK của mặt hàng gạo trên thị trường thế giới cũng như riêng tại thị trường Trung Đông. Để làm được điều này, Cục Trồng trọt cần phối hợp với các địa phương tiến hành qui hoạch và thực hiện. Các địa phương trọng điểm của quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu bao gồm hai vùng đồng bằng trọng điểm là ĐBSCL, đồng bằng sông Hồng và một số khu vực khác.

 Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Được xem như “vựa lúa” của Việt Nam, sản lượng lúa của khu vực ĐBSCL hàng năm giúp đảm bảo lương thực cho 40% dân số và cung cấp đến 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước. Tuy vậy, do quy mô nhỏ lẻ và thiếu sức cạnh tranh nên sản xuất lúa gạo vẫn chưa mang lại hiệu quả cao cho chính người nông dân ở khu vực này. Nhờ vào lợi thế diện tích đất trồng lúa lớn nhất cả nước (khoảng 1,5 triệu ha), chủng loại đất đa dạng, hàm lượng dinh dưỡng cao cũng như khí hậu nóng ẩm lượng mưa nhiều và hệ thống kênh rạch chằng chịt nên vùng này phù hợp cho sản xuất nhiều loại giống lúa khác nhau. Tuy nhiên, để tăng chất lượng lúa gạo xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao ngày càng tăng trên thị trường, vùng này nên tập trung chuyên canh các giống lúa chất lượng cao có khối lượng xuất khẩu lớn.

Để tiến hành xây dựng những vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao xuất khẩu, cục Trồng trọt cần phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các tỉnh thành trong khu vực qui hoạch thành từng vùng có điều kiện đất đai đặc thù để chọn ra những

Một phần của tài liệu định hướng phát triển xuất khẩu gạo (Trang 59)