CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG GẠO CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG TỪ

Một phần của tài liệu định hướng phát triển xuất khẩu gạo (Trang 30)

CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY

2.1. Tình hình xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Đông từ năm 2007 đến nay

2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Đông còn ở mức thấp chưa tương xứng với tiềm năng thương mại giữa hai bên.

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Trung Đông

Đơn vị: nghìn USD

Nguồn: Cơ sở dữ liệu của UNcomtrade, www.uncomtrade.org

Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng gạo Việt Nam vào thị trường Trung Đông tăng giảm bất thường trung bình đạt 94.795 nghìn USD trong giai đoạn từ 2007 đến 2011, trong đó tăng mạnh nhất vào năm 2008 (tăng gấp 6,35 lần so với năm 2007). Kim ngạch xuất khẩu cao nhất là vào năm 2010 (đạt 152.064 nghìn USD) và giảm hơn 60% trong năm 2011 xuống còn 60.100 nghìn USD do sự cạnh tranh ngày càng lớn của các nước xuất khẩu gạo trên thế giới tại khu vực này. Dù kim ngạch gạo xuất khẩu vào Trung Đông tăng giảm bất thường nhưng nhìn chung đã có sự cải thiện đáng kể so với năm 2007, bình quân từ mức rất thấp 19.260 nghìn USD tăng lên đạt mức bình quân 113.679 nghìn USD trong giai đoạn 2008-2011.

2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là gạo trắng, hạt dài. Căn cứ vào tỷ lệ tấm, gạo xuất khẩu của Việt Nam có thể chia thành 3 cấp là: gạo cấp thấp (25% tấm trở lên), gạo cấp trung (15%, 20% tấm), gạo cấp cao (5% và 10% tấm). Do thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông là I-rắc, Syria..đây là những nước có mức sống và thu nhập bình quân đầu người chưa cao nên chủ yếu NK loại gạo chất lượng cấp thấp và trung bình.

Bảng 2.1: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Đông theo mã HS

Mã HS của sản phẩm

Tên NK nămGiá trị 2007 Giá trị NK năm 2008 Giá trị NK năm 2009 Giá trị NK năm 2010 Giá trị NK năm 2011 10063 0 Gạo đã xát toàn bộ/sơ bộ đã hoặc chưa đánh bóng 19.204 139.021 97.870 151.677 60.003 10064 0 Tấm 31 3 107 41 97 10061 0 Thóc 24 8 0 0 0 10062 0 Gạo lứt 1 2.465 3.079 346 0

Nguồn: số liệu từ ITC

Bảng số liệu trên cho thấy khu vực Trung Đông chủ yếu NK loại gạo thành phẩm đã qua sơ chế (mã HS 100630) chiếm tỷ trọng bình quân 98,9%. Các loại gạo khác chiếm tỷ trọng rất thấp chưa tới 2%. Do thị trường Trung Đông chủ yếu NK gạo dùng làm lương thực cho người dân, rất ít hay không sử dụng vào các mục đích khác.

2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các nước khu vực Trung Đông Đơn vị : USD Quốc gia 2007 2008 2009 2010 I-rắc 89.336.070 68.947.000 129.823.150 Syria 32.514 9.296.199 12.009.731 3.257.800 Ả rập xê út 243.502 1.882.879 3.050.835 2.927.633 UAE 1.525.849 6.315.364 3.739.820 2.708.173 Yemen 1.847.620 8.960.105 3.541.682 2.599.250 Ixrael 6.285.000 3.954.000 3.561.000 2.326.000 Liban 112.845 2.510.215 1.465.180 Jordan - 530.530 355.765 606.820 Ai Cập - 2.275.901 320.000 Iran 9.315.515 20.099.542 147.872 132.886 Ba ranh 7.825 41.980 88.483 79.803 Ca-ta 145.301 - 24.840 Cô-oét 15.125 - - Ô man 366.950 - -

Nguồn: số liệu từ UNcomtrade

Bảng số liệu cho thấy thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Đông chủ yếu tập trung ở các thị trường như I-rắc, Syria, UAE, Ả Rập Xê út và Ixrael.. các thị trường như Ca-ta, Ô man, Cô-Oét lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam còn rất thấp. Năm 2011, I-rắc dẫn đầu các nước Trung Đông về kim ngạch NK gạo của Việt Nam, đạt 129.823.150 nghìn USD tăng lên đáng kể so với năm 2009 trong khi xu hướng NK gạo chung của khu vực từ Việt Nam là giảm. So với năm 2007 Việt Nam đã mở rộng xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực dù kim ngạch NK ở các nước này còn thấp. Nếu như năm 2007 chúng ta mới chỉ xuất khẩu sang Iran, UAE, Ixrael, Ai Cập thì năm 2010 chúng ta đã mở rộng xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực. Thị trường chủ chốt của gạo Việt Nam tại Trung Đông là Iran, I-rắc, UAE..Tuy nhiên, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường này ngày

càng giảm do sự cạnh tranh về giá quá mạnh các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ vì Ấn Độ có ưu thế về vị trí địa lý hơn so với Việt Nam.

2.1.4. Giá xuất khẩu

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông biến động bất thường, phụ thuộc rất lớn vào cung cầu gạo trên thị trường thế giới.

Biểu đồ 2.2: Giá xuất khẩu bình quân của gạo Việt Nam vào thị trường Trung Đông (giá FOB)

Đơn vị: USD/tấn

Nguồn: tổng hợp và tính toán của tác giả.

Biểu đồ trên cho thấy giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam vào thị trường Trung Đông biến động qua từng năm. Cụ thể, năm 2008 giá gạo tăng nhiều nhất từ 309,05 USD/tấn tăng lên 569,13USD/tấn, nghĩa là tăng 84,2%. Nguyên nhân cho sự tăng đột biến của giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới mà Trung Đông lại là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng này do phần lớn lương thực tại khu vực Trung Đông là dựa vào NK. Sang năm 2009, cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới đã dịu lại, giá gạo giảm trở lại nhưng vẫn ở mức cao hơn trước khủng hoảng, đạt trung bình 407,1 USD/ tấn. Từ năm 2009 đến 2011 giá gạo Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trung bình tăng 9%/năm trong năm 2010 và 2011. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu so sánh giá gạo xuất khẩu của Việt Nam so với các nước xuất khẩu lớn khác, điển hình là Thái Lan, có thể nhận thấy giá gạo của Việt Nam còn thấp. Trong năm 2009 chênh lệch giữa giá gạo Việt Nam so với Thái Lan đối với các loại gạo dao động từ 15-30 USD một tấn. Năm 2008 nhờ tác động tích cực đến cầu gạo của cuộc khủng hoảng lương thực thế giới, giá gạo Việt Nam ở thời điểm đó đã được tăng lên ngang bằng và thậm chí cao hơn giá gạo Thái Lan. Nhưng khi khủng hoảng lương thực qua đi, giá gạo của Việt Nam lại bị bỏ xa so với gạo Thái. Không chỉ riêng so với Thái Lan, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam nói chung và giá gạo Việt Nam nói riêng tại thị trường Trung Đông thấp hơn so với hầu hết các nước xuất khẩu lớn khác như Pakistan, Ấn Độ…Cải thiện giá gạo xuất khẩu luôn là một thách thức đặt ra đối với việc xuất khẩu gạo của Việt Nam từ nhiều năm qua.

2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông từ năm 2007 đến nay

Chất lượng gạo của Việt Nam hiện còn ở mức thấp hơn so với gạo Thái Lan. Chất lượng gạo của Việt Nam thường không ổn định, cùng một đặc sản gạo nhưng lại có chất lượng khác nhau, độ đồng đều của hạt gạo không có, vụ đông xuân có chất lượng khác với vụ hè thu. Tình trạng chất lượng gạo của Việt Nam còn thấp là do các nguyên nhân sau

- Thứ nhất là công tác chọn giống. Hiện nay, sản xuất gạo ở nước ta còn nhỏ lẻ và chủ yếu là do các hộ nông dân tự gieo trồng. Vùng ĐBSCL nơi chiếm diện tích trồng lúa lớn nhất của cả nước nhưng hiện nay việc gieo trồng còn manh mún, nông dân phải tự tính toán gieo sạ giống lúa nào thu hoạch nhanh nhất, chi phí thấp nhất, nên trên cùng cánh đồng có nhiều giống lúa khác nhau. Thêm vào đó là chất lượng của giống lúa. Trước đây, Việt Nam chủ yếu sản xuất các loại gạo có chất lượng thấp do các loại gạo này cho năng suất cao và phù hợp với khí hậu và tập quán canh tác của người dân. Hiện nay, các giống lúa chất lượng thấp vẫn chiếm một tỉ trọng khá cao diện tích gieo trồng ở Việt Nam. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu và đầu tư cho giống lúa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Điều này giúp cho chất lượng gạo Việt Nam đã cải thiện nhiều so với trước. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong việc đầu tư giống lúa của nhà nước. Điển hình là khâu phân phối giống. Nhà nước đầu tư từ trên xuống dưới, thay vì từ dưới lên trên. Theo cách phân phối giống này, giống lúa được chia làm 4 cấp, giống tác giả, giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng rồi mới đến giống thương phẩm bán ra cho nông dân. Hiện nay, Nhà nước chỉ đầu tư cho các viện nghiên cứu giống, sau đó lượng giống được đưa đến các công ty quốc doanh sản xuất giống, sau cùng mới đến tay nông dân. Kết quả là các giống lúa mới không được gieo trồng rộng rãi. Trong khi đó, khi mua gạo xuất khẩu, hầu như DN lại mua tràn lan, không phân biệt giống tốt hay xấu, chất lượng lúa khi thu hoạch cũng không phân biệt được tốt - xấu, mọi phẩm cấp đều cùng một giá. Do đó, người nông dân không đầu tư mua lúa giống tốt mà vẫn lấy lúa thịt ra gieo trồng cho vụ lúa sau. - Thứ hai là trong công tác gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Do sản xuất còn cá

thể, riêng rẽ nên người nông dân chưa sử dụng các loại phân thuốc một cách đúng mức và khoa học. Bên cạnh đó, khâu thu hoạch còn nhiều bất cập. Trước đây, thu hoạch lúa ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện bằng tay nên không thể tránh khỏi lấm bùn, gặp điều kiện thời tiết bất lợi nên chất lượng gạo bị ảnh hưởng rất lớn.

Những năm gần đây do áp dụng các biện pháp thu hoạch tiến bộ với các phương tiện hiện đại như máy gặt đập liên hợp, máy cắt... đã giúp cải thiện phần nào chất lượng hạt gạo của Việt Nam.

- Bên cạnh đó công tác thu mua cũng phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Việc thu mua gạo ở Việt Nam chủ yếu do các thương lái nhỏ đảm nhận khâu mua trực tiếp từ người nông dân sau khi thu hoạch đến bán tập trung tại các công ty XNK. Vì sản xuất ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, nên thương lái phải tập trung lúa từ các hộ gia đình khác nhau. Điều đó dẫn đến nhiều giống lúa khác nhau được trộn lẫn vào nhau gây nên tình trạng chất lượng gạo của Việt Nam không ổn định và không đồng đều.

- Khâu bảo quản hạt gạo cũng chưa thật sự đảm bảo được chất lượng gạo xuất khẩu của ta. Hiện chúng ta chưa có hệ thống kho bãi thích hợp cho bảo quản hạt gạo. Một số DN xuất khẩu đầu mối vừa và nhỏ tại Việt Nam chưa có hệ thống kho bãi đảm bảo tiêu chuẩn, chủ yếu là lưu kho tạm thời tại các hệ thống kho bãi cho thuê dùng chung cho nhiều loại hàng. Tuy nhiên, việc lưu kho như vậy không thể nào duy trì được chất lượng gạo vì hạt gạo là mặt hàng nông sản dễ bị ẩm móc, mối mọt nếu lưu kho chưa thích hợp.

Tuy vậy, trong những năm gần đây, nhờ có sự chú trọng trong khâu quản lý chất lượng mà chất lượng gạo của Việt Nam đã dần được cải thiện. Việt Nam ứng dụng nhiều giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất đại trà, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Nhờ vào đó, cơ cấu xuất khẩu gạo đã được cải thiện. Hiện nay, sản lượng gạo cao cấp và gạo thơm của Việt Nam đã tăng lên đáng kể bên cạnh các mặt hàng gạo cấp thấp và trung bình. Cơ cấu mặt hàng gạo ngày càng đa dạng về chất lượng là một thuận lợi cho Việt Nam trong việc xâm nhập vào thị trường Trung Đông do việc phân hóa nhu cầu đa dạng ở các nước trong khu vực này. Tuy nhiên, theo xu hướng chung của thế giới, gạo chất lượng cao ngày càng tăng lên về nhu cầu ở các nước, do đó, Việt Nam cần nhanh chóng cải thiện chất lượng mặt hàng gạo cao hơn nữa để có thể đáp ứng nhu cầu gạo tốt hơn và nâng cao NLCT của mặt hàng gạo tại thị trường khu vực Trung Đông, xâm nhập vào các thị trường Dubai, Ca ta…

2.2.2. Giá

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam qua các năm có sự biến động tăng giảm một cách đột biến. Vào năm 2008, giá gạo VN tăng cao do ảnh hưởng của cuộc khủng

hoảng lương thực trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, chúng ta đã không tận dụng được cơ hội này. Chính phủ đã tạm ngừng xuất khẩu gạo trong thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng. Năm 2009, khi cơn sốt khủng hoảng qua đi, nguồn cung trở nên dư thừa, giá gạo trên thế giới giảm. Khi đó, giá gạo bình quân của Việt Nam đã giảm mạnh. Điều đó cho thấy gạo Việt Nam hoàn toàn bị động về giá, giá gạo Việt Nam bị chi phối mạnh mẽ bởi cung và cầu thế giới.

Dù Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhì trên thế giới, tuy nhiên, giá gạo của ta còn rất thấp, có lúc thấp nhất trong các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Điều đó một phần do chất lượng gạo của Việt Nam chưa cao, hạt gạo chưa có thương hiệu chung chưa tạo được lòng tin ở người tiêu dùng thế giới.

Tại khu vực Trung Đông, gần đây, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam bị sụt giảm. Một phần nguyên nhân là từ giá gạo. Dù giá gạo của Việt Nam vẫn ở mức thấp, tuy nhiên, chi phí vận chuyển và bảo hiểm là khá cao. Điều này đã làm giảm tính cạnh tranh của gạo Việt Nam trước gạo Ấn Độ, một quốc gia xuất khẩu gạo giá rẻ và có vị trí địa lý rất thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa vào khu vực Trung Đông.

2.2.3. Kênh phân phối

Hệ thống thu mua xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam hiện còn khá phức tạp thông qua nhiều trung gian với các đối tác khác nhau như nông dân, thương lái thu mua lúa, cơ sở xay xát, người bán lẻ, người bán buôn, các công ty xuất khẩu lương thực. Nhìn chung quy mô kinh doanh của các đối tượng trên đều nhỏ lẻ. Kể từ năm 1980, Việt Nam đổi mới cơ chế chính sách tạo điều kiện cho sự phát triển của một hệ thống lưu thông lúa gạo tự do. Việc xuất khẩu lúa gạo cũng hoàn toàn tự do. Việt Nam cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu gạo. Năm 2011 chúng ta mở cửa thị trường phân phối gạo, cho phép thương nhân nước ngoài được phép thu mua lúa gạo trực tiếp từ nông dân. Cơ chế này thể hiện bước tiến trong mở cửa thị trường lúa gạo ở Việt Nam, góp phần điều tiết giá mặt hàng lúa gạo Việt Nam tiệm cận hơn với thị trường lúa gạo thế giới. Hiện cả nước ta có khoảng hơn 150 đầu mối xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới. Có thể thấy, số lượng đầu mối xuất khẩu gạo như thế là khá nhiều. Điều đó tạo ra tình trạng chưa đồng nhất về giá cả và chất lượng hạt gạo. Nhà nước đang có chính sách giảm số lượng đầu mối xuất khẩu của Việt Nam xuống để góp phần tăng chất lượng hạt gạo xuất khẩu, tăng NLCT của mặt hàng gạo cũng như xu thế chung tại các nước xuất khẩu lớn trên thế giới.

Tại thị trường Trung Đông, các DN xuất khẩu của ta chủ yếu cung cấp gạo cho các DN NK gạo nội địa. Điều này dẫn đến tính phụ thuộc rất lớn vào các DN NK này. Chúng ta chưa chủ động trong việc tìm kiếm những đối tác NK mới và chưa chủ động trong khâu phân phối gạo xuất khẩu của ta tại khu vực thị trường này. Riêng tại thị trường I-rắc, thị trường NK lớn nhất gạo Việt Nam tại khu vực Trung Đông, gạo Việt Nam đa phần được phân phối qua hệ thống phân phối lương thực

Một phần của tài liệu định hướng phát triển xuất khẩu gạo (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w