1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Thảo luận Dân sự buổi 1

22 285 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 37,9 KB

Nội dung

Bài Thảo luận Dân sự 1 , Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Phân tích CHỦ THỂ PHÁP LUẬT DÂN SỰ 1, Năng lực hành vi dân sự 2,Tư cách pháp nhân và hệ quả pháp lý 3, Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

Trang 1

BÀI THẢO LUẬN 1: CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ

I) Năng lực hành vi dân sự:

1 Cho biết những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005 về quy định mất năng lực hành vi dân sự.

Trả lời:

- Điểm mới 1: Bổ sung trường hợp loại trừ NLHVDS đầy đủ

+ BLDS 2005: chỉ có 2 trường hợp là mất năng lực hành vi dân

sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 22 và điều 23 BLDS 2005)

+ BLDS 2015: bổ sung thêm trường hợp người có khó khăntrong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23 BLDS 2015)

 Theo đó, người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không

đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất nănglực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợiích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luậngiám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này làngười có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định ngườigiám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ Việc quy định này

đã giải quyết được trường hợp thực tế những người “lửng lơ” giữa có vàmất năng lực hành vi dân sự mà BLDS 2005 đã để lại khoảng trống

- Điểm mới 2: Không còn người không có năng lực hành vi dân sự

+ BLDS 2005: “Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.” (Điều 21 BLDS 2005).

+ BLDS 2015: Người chưa đủ 6 tuổi được xếp vào chungnhóm người chưa thành niên, và vẫn giữ nguyên quy định về giao dịch dân

sự đối với đối tượng này (Khoản 2 Điều 21 BLDS 2015)

Trang 2

 Quy định này là hoàn toàn phù hợp Bởi lẽ, không thể từ khi một đứa trẻsinh ra cho đến khi chưa đủ sáu tuổi lại không có khả năng bằng hành vicủa mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự nào đó Bên cạnh đó,quy định này cũng đã khắc phục được bất cập trên thực tế khi áp dụngBLDS 2005, theo đó, đối với những giao dịch của trẻ chưa đủ sáu tuổinếu không được bố, mẹ đồng ý thì đều bị tuyên là vô hiệu mà không cầnphải tính đến lợi ích của đứa trẻ, điều này là chưa phù hợp, vì thực tế cónhững giao dịch dù không thuộc trường hợp nhằm phục vụ nhu cầu sinhhoạt hàng ngày, phù hợp với lứa tuổi, nhưng lại rất cần thiết, cấp thiết đốivới lợi ích của đứa trẻ lúc đó thì trường hợp này có thể xem xét để khôngtuyên giao dịch vô hiệu.

- Điểm mới 3: Sửa đổi về quy định giao dịch dân sự đối với người từ đủ 15tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

+ BLDS 2005: “Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì

có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” (Khoản 2 Điều 20 BLDS 2005).

+ BLDS 2015: “ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

(Khoản 4 điều 21 BLDS 2015)

 BLDS 2005 chỉ nêu điều khoản loại trừ một cách chung chung, nhưngtheo BLDS 2015 thì việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của đốitượng này được quy định cụ thể, linh hoạt hơn

Trang 3

- Điểm mới 4: BLDS 2015 thêm các cụm từ “cơ quan, tổ chức hữu quan”,

“pháp y tâm thần” vào quy định mất năng lực hành vi dân sự

+ BLDS 2005: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên

bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.”

(Khoản 1 Điều 22 BLDS 2005)

+ BLDS 2015: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân

sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.” (Khoản 1 Điều 22 BLDS

sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.”.

Căn cứ Khoản 1 Điều 23 BLDS 2015 “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở

Trang 4

kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.”.

 Ông P vẫn có khả năng nhận thức được Theo kết luận của Trung tâmPháp y, về mặt y học ông P đã có dấu hiệu thuyên giảm bệnh tình Ngoài

ra ông P còn yêu cầu Tòa án chỉ định bà Huỳnh Thị T làm người giám hộcho mình Nên ông P chưa đến mức mất hoàn toàn khả năng nhận thứcnên không thể thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

3 Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự.

Trả lời:

* Mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 22 BLDS 2015 như sau:

“1 Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2 Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”

* Hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 24 BLDS 2015:

Trang 5

“1 Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

2 Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người

bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

3 Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.”

 Điểm giống nhau:

- Họ là những người từng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

- Việc chủ thể bị hạn chế hay bị mất năng lực hành vi dân sự dựa trênquyết định của Tòa án trên cở sở yêu cầu của người có quyền, lợi ích liênquan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan

- Họ không thể tự mình tham gia tất cả các giao dịch dân sự mà pháp luậtcho phép

- Khi không còn căn cứ cho rằng chủ thể bị mất năng lực hành vi dân sựhoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ có quyền được khôi phụclại năng lực hành vi dân sự của mình

Trang 6

 Điểm khác nhau:

- Về nguyên nhân: người mất năng lực hành vi dân sự là do họ mắc bệnh

tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành

vi của mình Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì do họnghiện ma túy, nghiện các chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản của giađình

- Về hệ quả pháp lí: Người mất năng lực hành vi dân sự sẽ không còn

năng lực hành vi dân sự, không thể tham gia bất kì một giao dịch dân sựnào, các giao dịch dân sự của họ sẽ do người đại diện của họ xác lập vàthực hiện Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ không

bị mất hết năng lực hành vi dân sự mà họ vẫn có thể tự mình tham giađược một số giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt củahọ

4 Trong Quyết định được bình luận, ông P có thuộc trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?

Trả lời: Ông P không thuộc trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Vì: Theo Khoản 1 Điều 24 BLDS 2015 “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.”

Ông P theo giám định pháp y tâm thần số: 286/KLGĐTC ngày 22/5/2017 kết luận:

Trang 7

- Về mặt y học: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm (F13.7).

- Về mặt pháp luật: Khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi

 Không thuộc trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự

5 Điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.

Trả lời: Căn cứ Điều 23,24 BLDS 2015

Hạn chế năng lực hành vi dân sự Khó khăn trong nhận thức

- Người người thành niên có năng lực

hành vi dân sự nghiện ma túy, nghiện

các chất kích thích khác dẫn đến phá

tán tài sản của gia đình

- Yêu cầu tuyên bố một người bị hạn

chế năng lực hành vi dân sự chỉ được

thực hiện bởi người có quyền, lợi ích

liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan

có mối quan hệ với người đó, Tòa án

có thể ra quyết định tuyên bố người

này là người bị hạn chế năng lực hành

vi dân sự

- Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự.

- theo yêu cầu của người này, người

có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa

án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

6 Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có thuyết phục không Vì sao?

Trang 8

Trả lời: Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi là thuyết phục.

Vì: Trường hợp của ông P đã đủ các yếu tố quy định theo Khoản 1 Điều 23BLDS 2015 và Tòa án đã kết luận dựa trên bản giám định pháp y của Trung tâmGiám định pháp y Miền Trung là văn bản kết luận có giá trị pháp lý đối với nhữngngười bị tâm thần, hạn chế năng lực… Do đó, Tòa án kết luận là vô cùng thuyếtphục

7 Việc Tòa án không đề nghị bà H là người giám hộ cho ông P có thuyết phục không? Vì sao?

Trả lời: Việc Tòa án không đề nghị bà H là người giám hộ cho ông P là thuyếtphục

Vì: Sau khi bà H bỏ đi thì bà T là người nuôi dưỡng ông P từ nhỏ đến lớn.Mặt khác, bà H đã bỏ đi hơn 20 năm nay, và không về địa phương lần nào, hiệnnay không biết bà H đang ở đâu, làm gì, còn sống hay đã chết Nên không có cơ sở

để chỉ định bà H là người giám hộ cho ông P Vì vậy, Tòa án kết luận là vô cùngthuyết phục

8 Việc Tòa án để bà T là người giám hộ cho ông P có thuyết phục không? Vì sao?

Trả lời: Việc Tòa án để bà T là người giám hộ cho ông P là thuyết phục

Vì: - Theo Điều 53, 57 BLDS 2015 ba chủ thể là vợ ông P (bà Vủ Thị H),cha mẹ ông P (ông Lê Văn H, bà Lê Thị H) không đủ điều kiện làm người giám hộcho ông P Cụ thể:

+ Bà Vủ Thị H đã yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án ly hôn với ông P

mà Tòa án đã thụ lý, nên không đủ điều kiện làm người giám hộ cho ông P

Trang 9

+ Ông Lê Văn H đã chết năm 2007.

+ Bà Lê Thị H đã bỏ đi hơn 20 năm nay, và không về địa phương lầnnào, hiện nay không biết bà H đang ở đâu, làm gì, còn sống hay đã chết Nênkhông có cơ sở để chỉ định là người giám hộ cho ông P

- Theo Điều 49 BLDS 2015, bà Huỳnh Thị T đủ điều kiện làm người giám

hộ cho ông P Vì bà T có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và là người nuôi dưỡngông P từ nhỏ đến khi trưởng thành

- Theo Khoản 2 Điều 46 BLDS 2015, ông P yêu cầu Tòa án chỉ định bà T làngười giám hộ cho mình

9 Với vai trò của người giám hộ bà T được đại diện ông P trong những giao dịch nào? Vì sao?

Trả lời: Theo Điều 58,59 BLDS 2015, bà T được đại diện cho ông P trong nhữnggiao dịch dân sự liên quan đến tài sản của ông P vì lợi ích của ông P

“a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;

b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự

và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi

2, Bài tập tư cách pháp nhân và hệ quả pháp lý

Trang 10

Câu 1: Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu rõ từng điều kiện).

Trả lời:

- Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 74 BLDS 2015 và Điều 83 BLDS 2015.Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

1 Pháp nhân phải có cơ quan điều hành Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

2 Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.”

Cụ thể là:

Thứ nhất, pháp nhân phải được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự

2015, luật khác có liên quan, tức là phải được thành lập theo đúng trình tự, thủ tụctương ứng do luật định cho pháp nhân, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnthành lập, cho phép hoặc công nhận thành lập

 Ví dụ: khi thành lập doanh nghiệp, công ty cổ phần hay công ty TNHH (cácpháp nhân) đều phải được thành lập hợp pháp Tức là phải đăng ký và được

Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố mà nơi công ty đóng trụ sở cấp Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trang 11

Thứ hai, pháp nhân có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật

Dân sự 2015 như sau: 1 Pháp nhân phải có cơ quan điều hành Tổ chức, nhiệm vụ

và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân; 2 Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Như vậy một tổ chức muốn trở thành pháp nhân phải có điều lệ hoặc quyếtđịnh thành lập pháp nhân Trong điều lệ và quyết định thành lập phải có quy định

cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành pháp nhân

Thứ ba, pháp nhân phải có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tựchịu trách nhiệm bằng tài sản của mình Tài sản độc lập là tài sản của pháp nhânhoặc tài sản do nhà nước giao cho quản lý Pháp nhân là chủ sở hữu và có đầy đủquyền của người chủ sở hữu Pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đókhông thể bắt buộc bất kì chủ thể nào thực hiện thay mình kể cả các thành viêntrong tổ chức pháp nhân đó (trừ khi có thỏa thuận)

 Ví dụ: Khi mở công ty cổ phần, các cổ đông mua cổ phần, góp vốn vào công

ty Thì tài sản này phải độc lập với tài sản của các cổ đông Công ty chịutrách nhiệm với tài sản của công ty Hoặc một trường hợp tổ chức không có

tư cách pháp nhân dù được thành lập hợp pháp là Doanh nghiệp tư nhân Vìtài sản của doanh nghiệp tư nhân không tách biệt với tài sản cá nhân – chủdoanh nghiệp tư nhân đó

Thứ tư, pháp nhân nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độclập Vì pháp nhân là một tổ chức độc lập, được quyền giao dịch, xác lập quyền vànghĩa vụ nên bắt buộc nó có thể tự nhân danh chính mình Pháp nhân có quyềnnhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người đại diện theopháp luật Theo đó, pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự một cách

Ngày đăng: 21/02/2020, 09:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w