Virus cúm type A H5N1

Một phần của tài liệu Tổng quan các vấn hóa sinh liên quan đến bệnh cúm và thuốc điều trị (Trang 41 - 44)

Đây là chủng virus cúm độc tính nhất từ trước đến nay [35].

Hình 2.12: Virus cúm H5N1.

Đối với virus cúm người thường chỉ gặp ba dạng HA là HI, H2 và H3 và hai dạng NA là Nl, N2. Còn virus cúm gà, cúm chim có thể gặp cả 16 loại HA và 9 loại NA [14]. Thường cúm gà rất khó chuyển thành cúm người do sự khác nhau ở vị trí gắn receptor (ở gia cầm HA 226 là gln gắn với acid sialic bằng dây nối ot 2 - 3 ketosidic trong khi đó HA 226 người là leu gắn vói acid sialic bằng dây nối a 2 - 6 ketosidic), trên thực tế H5N1 cũng mới chỉ

có khả năng lây nhiễm từ gia cầm sang người chứ chưa lây nhiễm từ người sang người, tức là chưa trở thành cúm người. Nhưng điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Khi virus cúm tồn tại ở chim, lợn, bộ gen của chúng có thể bị thay đổi theo hai cơ chế sau [14]:

- Đột biến gen tại một điểm (Drift): ARN polymerase là một enzyme không thật chuẩn xác do đó có thể gây lỗi trong quá trình sao chép ARN gây ra đột biến. Sự thay đổi này có thể diễn ra thầm lặng, tức là không làm thay đổi aa mã hoá, cũng có thể làm thay đổi cấu trúc KN bề mặt.

- Đột biến do thay đổi cả đoạn gen (Shift): hay còn gọi là xáo trộn gen làm thay đổi hoàn toàn một KN bề mặt. Ví dụ khi lợn nhiễm đồng thời cúm H2N2 người và cúm H3 vịt trời thì đoạn gen mã hoá H2 người được thay thế bằng gen mã hoá H3 vịt trời tạo ra subtype mới H3N2.

Đột biến gen có lợi cho virus nhân lên và gây dịch. Ngày 20/8/2004 đã phát hiện H5N1 lợn, lợn hoàn toàn có thể là cầu trung gian biến cúm gà thành cúm người. Hoặc người có thể nhiễm cả cúm thông thường và cúm gà tạo thành thể virus mới lây nhiễm được cho người khác. Do vậy chúng ta không thể lơ là, chủ quan cho rằng đại dịch cúm H5N1 không thể xảy ra [14], [19].

Trên thế giói hiện nay, số người nhiễm cúm gà vẫn tiếp tục gia tăng. Đáng lo ngại nhất là chủng H5N1 phân lập những bệnh nhân trong thời gian gần đây có độc tính cao hơn rất nhiều so với chủng H5N1 phân lập lần đầu tiên HongKong năm 1997. Nó còn có thể tồn tại lâu hơn (6 ngày 37°c so với 2 ngày ở chủng virus HongKong năm 1997). Người ta cũng đã phân lập được H5N1 chó, mèo-những vật nuôi trong gia đình có gia cầm bị bệnh [35]. Điều này cho thấy H5N1 có khả năng thích nghi cao ở các loài động vật có vú. Sự lây truyền có thể qua hai con đường hô hấp và tiêu hoá vì gia cầm virus kí sinh trên đường tiêu hoá. H5N1 càng ngày càng trở nên thích hợp với người và nguy cơ đại dịch vẫn đang và sẽ là một điều vô cùng tệ hại, ảnh

hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. Người ta đã ước tính rằng một khi đại dịch xảy ra, 10 - 25% dân số sẽ bị nhiễm bệnh với tỷ lệ chết là 30 - 40%, có nghĩa là sẽ có khoảng 500 triệu người sẽ chết vì H5N1 [24]. Kèm theo thiệt hại về người là thiệt hại về kinh tế, lực lượng lao động sẽ giảm trầm trọng, chi phí phòng và điều trị cho những người bị nhiễm sẽ tăng cao. Đại dịch cúm H5N1 có xảy ra hay không chỉ có tương lai mới có câu trả lời chính xác. Việc của chúng ta hiện nay là phải chuẩn bị dự phòng tốt nhất cho đại dịch nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại khi đại dịch bùng phát.

:j*c

virus cúm gã vis virus củm agưbi ctiQg lây ahiêm Ti&a heo^đột biếa thành siẽu vi gây ahiỉm cho 0 ogubi.

© virus củm gò lây sang bao độx biếathành si&u vi gây ah£m cho agưbi

®F

virus củm gà kếĩ bợp vòi

virus ctim agưbi ĩtếa agutù

ISO ihèab sit u vi gfty nhiễm

ho agưbi

virus củm gà biếa V đói thành siêu vi ? gôy abiỄm cho

^agưbi

9'

Hình 2.13: Các con đường có thể xảy ra để biến cúm gà thành cúm người.

PHẦN 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỂU TRỊ

Một phần của tài liệu Tổng quan các vấn hóa sinh liên quan đến bệnh cúm và thuốc điều trị (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)