Những triệu chứng thường gặp: sốt cao, rét run, nhiệt độ tăng đến 39 -
40°c kéo dài mấy ngày đầu sau đó hạ xuống rồi lại vọt tăng tạo thành hình
nhiệt độ V cúm. Kèm theo sốt là đau đầu, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đau cơ xương khớp, da khô nóng, chảy nước mũi, ngạt mũi, đau rát họng, ho tức ngực, miệng đắng, buồn nôn, táo bón... [8].
Khi nhiễm cúm, bên cạnh việc điều trị bằng những thuốc kháng virus cúm thì việc điều trị triệu chứng do cúm cũng rất quan trọng làm giảm phần nào những cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Các triệu chứng cúm có thể giảm khi nằm nghỉ ngơi, giữ nước tốt và đảm bảo dinh dưỡng tốt. Có thể dùng những thuốc điều trị triệu chứng sau:
Thuốc ho, long đờm.
Dung dịch sát khuẩn dùng để súc miệng.
Điều trị sổ mũi: nhỏ thuốc sulfarin naphazolin 0,01% 2 - 3 lần/ngày ở
người lớn và nhỏ dung dịch argyron 1% cho trẻ em. Điều trị mất ngủ: thuốc an thần.
Kháng sinh: dùng chống vi khuẩn bội nhiễm. Chỉ nên dùng kháng sinh khi biết chắc là có nhiễm khuẩn và lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm về những vi khuẩn thường gây bệnh đường hô hấp, về mức độ nhạy cảm với kháng sinh tại khu vực đó [8], [13].
♦♦♦ Chữa cúm bằng đông y: có một số phương pháp điều trị thay thế có thể giúp chống lại virus cúm và phục hồi do bệnh cúm, để làm giảm nhẹ các triệu chứng cúm.
- Châm cứu và giác hút: cả hai phương pháp trên dùng để kích thích đề kháng tự nhiên, làm giảm xung huyết mũi và đau đầu, sốt cao và giảm ho, tuỳ thuộc vào các huyệt đạo châm cứu và giác hút được sử dụng. Các huyệt đạo thường dùng là: Không trì, Đại chủng, Ngoại quan, Hợp cốc, Khúc trì, Thiếu thương (nặn chích máu), A thi (đau đầu), Nghinh hương (ngạt mũi)
[8].
- Xoa bóp dầu thơm: các thầy thuốc giói thiệu nên súc miệng và họng hàng ngày với một giọt tinh dầu của cây chè (Melaleuca spp) và chanh pha trong một cốc nước ấm. Nếu đã bị cúm, hai giọt tinh dầu chè pha trong bồn tắm nước nóng có thể giúp bạn làm giảm triệu chứng. Các tinh dầu thiết yếu của cây khuynh diệp (Eucalyptus globulus) hoặc bạc hà (Mentha piperita) được dùng trong xông hơi có thể giúp dễ thở và nghẹt mũi [17].
- Thảo dược: thảo dược có thể được dùng để kích thích hệ miễn dịch để chống virus. Tỏi (Allium sativum) có khả năng chống virus khi có các triệu chứng của bệnh cúm. Truyền boneset (Eupatroium perfoliatum) có thể làm
giảm đau đầu và sốt. Hoa cây cơm cháy (Elderflower) có thể chống lại ớn lạnh. Viên Bạch địa căn, viên Khung chỉ có thể dùng để hạ sốt [8], [17].
- Thuỷ liệu pháp: Tắm sẽ làm cho sốt do cúm hồi phục nhanh bởi việc tạo ra một môi trường trong cơ thể mà virus cúm không thể sống được.
Bệnh nhân nên tắm bằng nước nóng ở mức có thể chịu đựơc và duy trì trong phòng tắm từ 20 - 30 phút. Trong khi tại phòng tắm, bệnh nhân uống một cốc nước cỏ thi hoặc chè làm từ hoa cây cơm cháy để làm toát mồ hôi. Trong khi tắm, một chiếc khăn lạnh được đặt trên trán hoặc nách để làm hạ nhiệt độ trung tâm. Bệnh nhân được hỗ trợ khi ra khỏi phòng tắm (do họ có thể cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt) và sau đó trở lại giường đắp một lớp chăn mỏng để gây toát mồ hôi nhiều hơn [17].
PHẦN 4: BÀN LUẬN, KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT