1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hướng dẫn học sinh có thói quen bảo vệ cơ thể trong chương trình sinh học 8

20 69 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 6,77 MB
File đính kèm baovecothe.rar (5 MB)

Nội dung

Thói quen sống khoa học những thói quen trong cuộc sống giúp con người không bị bệnh hoặc bị một tật nào đó, góp phần giúp cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối. Qua quá trình dạy học của bản thân tôi nhận thấy các em học sinh chưa quan tâm đến các thói quen sống và thói quen học tập trên lớp của mình chẳng hạn như: Trong quá trình ngồi học các em học sinh ngồi gần tường thường có xu hướng quay lưng dựa vào tường, ngồi không ngay thẳng điều này nếu diễn ra lâu ngày có khả năng gây công vẹo cột sống của học sinh sau này. Khi viết bài học sinh lại cúi gò lưng rất sâu làm công lưng điều này cũng ảnh hưởng đến cột sống, Khi dạy bài vệ sinh mắt tôi có hỏi đến trước khi ngủ các em lên giường, tắt đèn rồi có sử dụng điện thoại xem tin tức, vào mạng xã hội hay chơi game gì không thì đa số các em trả lời là có. Nếu thói quen này kéo dài sẽ dẫn đến mắt dễ bị tật cận thị do ánh sáng mạnh chiếu vào mắt. Hình ảnh học sinh có tư thế ngồi học chưa đúng Qua từng bài học tôi càng hỏi đến những thông tin liên quan đến những thói quen sống thì các em càng bộc lộ những thói quen sống chưa tốt, ảnh hưởng đến cơ thể sau này. Từ những thông tin đó tôi bất đầu có động lực hỏi các em về thói quen sống khoa học để bảo vệ cơ thể, trong quá trình giảng dạy đó tôi đã nhận ra rất nhiều học sinh đều không biết những thói quen sống của mình là thiếu khoa học, ảnh hưởng đến cơ thể trong tương lai. Vậy học sinh có những thói quen sống không khoa học, ảnh hưởng đến cơ thể là do gia đình chưa hướng dẫn cụ thể, chưa nhận thấy những thói quen đó ảnh hưởng đến cơ thể, đời sống của con em mình sau này. Giáo viên giảng dạy chưa nhấn mạnh, giáo dục học sinh các thói quen sống khoa học để bảo vệ cơ thể mà phần lớn tập trung vào giáo dục kiến thức, kĩ năng giao tiếp, bảo vệ môi trường…theo yêu cầu của bộ môn..............

Trang 1

PHÒNG GD – ĐT TRI TÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TT Tri Tôn Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

An Giang, ngày 03 tháng 01 năm 2020

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN “HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁC THÓI QUEN SỐNG KHOA HỌC ĐỂ BẢO VỆ CƠ THỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 8”

I Sơ lược lý lịch tác giả

- Họ và tên: Phạm Minh Phước Nam, nữ: Nam

- Ngày tháng năm sinh: 1989

- Nơi thường trú: Khóm 3, TT Tri Tôn, Huyện Tri Tôn, An Giang

- Đơn vị công tác: Trường THCS TT Tri Tôn

- Chức vụ hiện nay: GV

- Trình độ chuyên môn: ĐHSP Sinh

- Lĩnh vực công tác: Giảng dạy

II Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị

1 Thuận lợi

Được sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn của BGH trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy

và tham gia nghiên cứu viết sáng kiến

Nhà trường có cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị dạy học mới và phòng bộ môn sinh đạt chuẩn, có đầy đủ dụng cụ dạy học, có tivi trang bị trên các phòng học tạo nhiều sự thuận lợi trong giảng dạy

Đa số học sinh có gia đình tại thị trấn, có điều kiện tốt để học tập, được sự quan tâm, chăm sóc của gia đình vì thế đa số các em đều ngoan, có ý thức học tập cao, vâng lời thầy cô…

2 Khó khăn

Tuy nhà trường có cơ sở vật chất đầy đủ tuy nhiên phòng học chưa đủ rộng để bố trí các bàn học, đặc biệt là các dãy bìa các bàn luôn dựa sát tường, bàn ghế chưa đủ tiêu chuẩn, phù hợp với tình trạng của từng đối tượng học sinh

Một bộ phận nhỏ học sinh chưa được gia đình quan tâm trong việc học nên chưa ngoan, học tập yếu… một số học sinh người dân tộc khmer chưa thành thạo chữ viết, tiếng nói nên gặp nhiều khó khăn trong học tập, giảng dạy

- Tên sáng kiến: “Hướng dẫn học sinh những thói quen sống khoa học để bảo vệ cơ thể trong

chương trình sinh học 8”

- Lĩnh vực: Chuyên môn sinh học

III Mục đích, yêu cầu của đề tài sáng kiến

1 Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến

Thói quen sống khoa học những thói quen trong cuộc sống giúp con người không bị bệnh hoặc bị một tật nào đó, góp phần giúp cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối

Trang 2

Qua quá trình dạy học của bản thân tôi nhận

thấy các em học sinh chưa quan tâm đến các thói

quen sống và thói quen học tập trên lớp của mình

chẳng hạn như: Trong quá trình ngồi học các em học

sinh ngồi gần tường thường có xu hướng quay lưng

dựa vào tường, ngồi không ngay thẳng điều này nếu

diễn ra lâu ngày có khả năng gây công vẹo cột sống

của học sinh sau này Khi viết bài học sinh lại cúi gò

lưng rất sâu làm công lưng điều này cũng ảnh hưởng

đến cột sống, Khi dạy bài vệ sinh mắt tôi có hỏi đến

trước khi ngủ các em lên giường, tắt đèn rồi có sử

dụng điện thoại xem tin tức, vào mạng xã hội hay

chơi game gì không thì đa số các em trả lời là có

Nếu thói quen này kéo dài sẽ dẫn đến mắt dễ bị tật

cận thị do ánh sáng mạnh chiếu vào mắt

Hình ảnh học sinh có tư thế ngồi học chưa đúng

Qua từng bài học tôi càng hỏi đến những thông tin liên quan đến những thói quen sống thì các em càng bộc lộ những thói quen sống chưa tốt, ảnh hưởng đến cơ thể sau này

Từ những thông tin đó tôi bất đầu có động lực hỏi các em về thói quen sống khoa học để bảo vệ cơ thể, trong quá trình giảng dạy đó tôi đã nhận ra rất nhiều học sinh đều không biết những thói quen sống của mình là thiếu khoa học, ảnh hưởng đến cơ thể trong tương lai

Vậy học sinh có những thói quen sống không khoa học, ảnh hưởng đến cơ thể là do gia đình chưa hướng dẫn cụ thể, chưa nhận thấy những thói quen đó ảnh hưởng đến cơ thể, đời sống của con em mình sau này Giáo viên giảng dạy chưa nhấn mạnh, giáo dục học sinh các thói quen sống khoa học để bảo vệ cơ thể mà phần lớn tập trung vào giáo dục kiến thức, kĩ năng giao tiếp, bảo vệ môi trường…theo yêu cầu của bộ môn

2 Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

Từ những thực trạng trên tôi nhận thấy học sinh cần phải hiểu rõ những thói quen sống nào là khoa học để thực hiện, những thói quen nào là chưa tốt ảnh hưởng đến cơ thể thì loại bỏ

Vì thế tôi quyết định hệ thống lại tất cả các hoạt động sống khoa học trong chương trình sinh học 8 để hình thành nên sáng kiến “hướng dẫn học sinh những thói quen sống khoa học đề bảo vệ cơ thể trong chương trình sinh học 8” với hy vọng sẽ giúp đỡ được học sinh hình thành nên những thói quen sống khoa học để bảo vệ cơ thể và dần dần từ bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến cơ thể, góp phần công sức nhỏ bé của mình vào xây dựng thế hệ trẻ tương lai khỏe mạnh về thể chất, không bị tật, bệnh do những thói quen hàng ngày gây ra

3 Nội dung sáng kiến

a Tiến trình thực hiện

Bước 1: Hệ thống lại tất cả các thói quen sống khoa học trong chương trình sinh học 8

01 Bài 10: Hoạt động của cơ Sau khi tham gia thể dục thể thao mệt không nên

Trang 3

ngồi xuống ngay mà cần đợi một thời gian để hô hấp và tuần hoàn dần dần trở lại bình thường ta mới ngồi xuống để giảm áp lực máu lên thành mạch tránh bị vỡ mạch máu, nhồi máu cơ tim

02 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động

Vệ sinh hệ vận động

Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn để chống công vẹo cột sống

03 Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hôhấp

Đeo khẩu trang ở những nơi có nhiều bụi, vi sinh vật gây hại để bảo vệ cơ thể tránh bị viêm nhiễm liên quan đến đường hô hấp

04 Bài 22: Vệ sinh hô hấp Không hút thuốc lá để bảo vệ hệ hô hấp tránh các

bệnh như: ung thư đường hô hấp

05 Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng

Khi ăn uống không nên nói chuyện, cười đùa vì thức ăn có thể rơi vào đường hô hấp gây viêm nhiễm đường hô hấp

06 Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân

Không nên lạm dụng rượu, bia để bảo vệ cơ thể tránh các bệnh về gan như: tăng men gan, ngộ độc gan…

07 Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa

Ăn đúng giờ đúng bữa để tránh đau dạ dày, sử dụng tăm răng đúng cách để bảo vệ răng miệng

08 Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống và

nguyên tắc lập khẩu phần

Không giảm cân bằng phương pháp uống thuốc giảm cân, mà lập được khẩu phần ăn phù hợp với người cần giảm cân để bảo vệ sức khỏe

09 Bài 39: Bài tiết nước tiểu Nên đi tiểu trước khi đi tàu xe đường dài để bảo vệhệ bài tiết nước tiểu.

10 Bài 46: Trụ não, tiểu não, não

trung gian

Không nên lái xe sau khi uống rượu, bia… vì chúng làm ức chế tiểu não khiến tiểu não không thực hiện được chức năng, dễ dẫn đến tai nạn giao thông

11 Bài 50: Vệ sinh mắt Không nên để mắt hoạt động quá sức, điều tiết nhiều để tránh tật cận thị.

12 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác

Khi bị ngứa tai không nên dùng vật sắc nhọn để ngoáy tai giúp bảo vệ tai tránh bị tổn thương hoặc viêm nhiễm do vi khuẩn từ các vật dụng trên gây nên

13 Bài 52: Phản xạ không điều kiện

và phản xạ có điều kiện

Hình thành phản xạ có điều kiện có lợi trong học tập như: ngồi đúng tư thế, nghiêm túc trong học

Trang 4

tập, tập trung nghe giảng bài, xung phong phát biểu thường xuyên…

14 Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp

cao ở người

Hình thành các phản xạ có điều kiện ở người để tạo các thói quen sống khoa học như: Giữ vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi, sống có văn hóa không nói tục, chửi thề…

15 Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp Nên sử dụng muối iôt hàng ngày để phòng chống bệnh bướu cổ.

16 Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai

Nên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, không

sử dụng các chất kích thích có hại cho thai nhi như: Rượu, bia, thuốc lá… để bảo vệ và giúp thai nhi phát triển tốt

17 Bài 63: Cơ sở khoa học của các

biện pháp tránh thai

Xây dựng lối sống lành mạnh để không mang thai

ở tuổi vị thành niên

Bước 2: Trong quá trình giảng dạy hướng dẫn các thói quen sống khoa học cho học sinh

để học sinh nhận biết mà thực hiện theo hoặc hình thành thói quen mới có lợi, từ bỏ các thói quen cũ có hại cho cơ thể bằng phương pháp đưa ra tình huống thực tế hoặc những câu hỏi gợi

mở để học sinh nhận định và giải viết vấn đề

STT Tên bài Thói quen sống khoa học cần

giáo dục

Tình huống thực tế

01 Bài 10: Hoạt động của cơ

Sau khi tham gia thể dục thể thao mệt không nên ngồi xuống ngay mà cần đợi một thời gian

để hô hấp và tuần hoàn dần dần trở lại bình thường ta mới ngồi xuống để giảm áp lực máu lên thành mạch tránh bị vỡ mạch máu, nhồi máu cơ tim

Sau khi tham gia thể dục thể thao hoặc hoạt động mạnh em có nên ngồi xuống ngay hay không?

Vì sao?

02

Bài 11: Tiến hóa của hệ

vận động

Vệ sinh hệ vận động

Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn để chống công vẹo cột sống

Một bạn trong quá trình học thường dựa lưng vào tường em nghĩ điều có có lợi không? Hãy nói cho người bạn đó biết vì sao không nên dựa lưng vào tường trong quá trình học?

03 Bài 20: Hô hấp và các cơ

quan hô hấp

Đeo khẩu trang ở những nơi có nhiều bụi, vi sinh vật gây hại để

Khi đến những nơi có nhiều bụi, nơi môi

Trang 5

bảo vệ cơ thể tránh bị viêm nhiễm liên quan đến đường hô hấp

trường ô nhiễm, bệnh viện em cần đeo những loại khẩu trang nào để phù hợp với từng loại môi trường?

04 Bài 22: Vệ sinh hô hấp

Không hút thuốc lá để bảo vệ hệ

hô hấp tránh các bệnh như: ung thư đường hô hấp

Hút thuốc lá gây ra nhựng tác hại nào? Em

có nên hút thuốc lá hay không?

05 Bài 25: Tiêu hóa ở

khoang miệng

Khi ăn uống không nên nói chuyện, cười đùa vì thức ăn có thể rơi vào đường hô hấp gây viêm nhiễm đường hô hấp

Tại sao không nên cười đùa trong quá trình ăn uống?

06 Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân

Không nên lạm dụng rượu, bia

để bảo vệ cơ thể tránh các bệnh

về gan như: tăng men gan, ngộ độc gan…

Một người có suy nghĩ gan có khả năng khử độc nên các chất độc có trong rượu, bia không thể gây hại cho gan được, em nhận thấy suy nghĩ đó là đúng hay sai? Vì sao?

07 Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa

Ăn đúng giờ đúng bữa để tránh đau dạ dày, sử dụng tăm răng đúng cách để bảo vệ răng miệng

Bác sĩ thường khuyên ta điều gì để tránh đau dạ dày?

08 Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống và nguyên tắc lập

khẩu phần

Không giảm cân bằng phương pháp uống thuốc giảm cân, mà lập được khẩu phần ăn phù hợp với người cần giảm cân để bảo

vệ sức khỏe

Một người muốn giảm cân và sử dụng biện pháp hút mỡ, theo em việc làm

đó có hại gì cho cơ thể? Hãy chỉ cho người đó có biện pháp giảm cân an toàn hơn?

09 Bài 39: Bài tiết nước tiểu

Nên đi tiểu trước khi đi tàu xe đường dài để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu

Trước khi đi xe đường dài ta nên đi tiểu trước cho dù không mất tiểu, đều đó đem lại lợi ích gì?

10 Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian

Không nên lái xe sau khi uống rượu, bia… vì chúng làm ức chế tiểu não khiến tiểu não không thực hiện được chức năng, dễ dẫn đến tai nạn giao thông

Theo luật Việt Nam hiện hành thì người tham gia giao thông chỉ cần uống rượu, bia là được tham gia giao thông nêu không

sẽ bị phạt rất nặng em hãy giải thích tại sao luật

ra như vậy?

11 Bài 50: Vệ sinh mắt Không nên để mắt hoạt động

quá sức, điều tiết nhiều để tránh Một bạn trong lớp đã bị cận thị em thấy bạn đó

Trang 6

tật cận thị.

gặp những vấn đề gì khó khăn trong cuộc sống hàng ngày? em cần làm

gì để không bị tật cận thị?

12 Bài 51: Cơ quan phân tích

thính giác

Khi bị ngứa tai không nên dùng vật sắc nhọn để ngoáy tai giúp bảo vệ tai tránh bị tổn thương hoặc viêm nhiễm do vi khuẩn từ các vật dụng trên gây nên

Có một người hay dùng chìa khóa xe ngoáy tai khi bị ngứa em hãy nêu

ra những tác hại của hành động trên?

13

Bài 52: Phản xạ không

điều kiện và phản xạ có

điều kiện

Hình thành phản xạ có điều kiện

có lợi trong học tập như: ngồi đúng tư thế, nghiêm túc trong học tập, tập trung nghe giảng bài, xung phong phát biểu thường xuyên…

Em cần hình thành những thói quen nào để

có kết quả học tập tốt?

14 Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người

Hình thành các phản xạ có điều kiện ở người để tạo các thói quen sống khoa học như: Giữ vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi, sống có văn hóa không nói tục, chửi thề…

Kể lại một số thói quen sống tốt, có văn hóa của con người mà em đã học được?

15 Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp Nên sử dụng muối iôt hàng ngàyđể phòng chống bệnh bướu cổ.

Bướu cổ là một căn bệnh gây hậu quả như: Trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển, người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém Vậy em cần làm gì để tránh bệnh bướu cổ?

16 Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai

Nên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, không sử dụng các chất kích thích có hại cho thai nhi như: Rượu, bia, thuốc lá…

để bảo vệ và giúp thai nhi phát triển tốt

Bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá… Để bảo vệ thai nhi Em hãy cho biết tại sao?

17

Bài 63: Cơ sở khoa học

của các biện pháp tránh

thai

Xây dựng lối sống lành mạnh để không mang thai ở tuổi vị thành niên

Em hãy kể những lối sống lành mạnh nào để không mang thai ở tuổi

vị thành niên?

Bước 3: Trong quá trình giảng dạy luôn quan sát học sinh, nếu phát hiện học sinh có thói quen xấu ảnh hưởng đến cơ thể thì nhắc nhở ngay để học sinh sửa chữa

b Thời gian thực hiện: Năm học 2017 – 2018 đến nay.

Trang 7

c Biện pháp tổ chức:

Sau khi dạy xong một hoạt động nào có liên quan đến các thói quen sống khoa học thì tôi

đưa ra một tình huống hoặc một câu hỏi có tính gợi mở để học sinh trả lời bằng cách tự lực suy

nghĩ hoặc thảo luận với các bạn xung quanh để trả lời câu hỏi, tình huống do giáo viên nêu ra

Từ những thông tin học sinh trả lời đó tôi sẽ hướng học sinh theo những thói quen sống khoa học và nêu ra những tác hại nếu chúng ta sống không khoa học, không biết cách sống bảo

vệ cơ thể

Học sinh nhận biết và hiểu được thói quen nào tốt thì tiếp tục phát huy, thói quen nào xấu

từ dần dần từ bỏ để bảo vệ bản thân mình

Khi chưa áp dụng sáng kiến tôi dạy hoạt động 3 bài 11 tiến hóa của hệ vận động, vệ sinh hệ vận động như sau

Hoạt động 3: Vệ sinh hệ vận động

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 11.5 để trả lời các

câu hỏi

Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần

làm gì?

Để chống cong vẹo cột sống, trong lao động và

học tập phải chú ý những điểm gì?

GV: Nhận xét, hướng thêm thông tin, để học sinh

hiểu rõ nội dung

GV: Hoàn thiện kiến thức sau đó cho HS ghi bài

HS: quan sát hình 11.5, dựa vào những kiến thức đã học để trả lời

HS: Lắng nghe, nêu VD HS: Lắng nghe, ghi nhớ sau đó ghi bài

* Tiểu kết

- Để có xương chắc khỏe và hệ cơ phát triển cân đối cần

+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý

+ Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng

+ Rèn luyện thân thể, lao động vừa sức

- Để chống cong vẹo cột sống cần chú ý

+ Mang vác điều ở hai vai

+ Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn, không nghiên vẹo, cúi gò lưng

* Khi dạy như trên thì học sinh chỉ nhận thức được vấn đề là nếu ngồi học không ngay ngắn có thể dẫn đến tật cộng vẹo cột sống

Khi áp dụng sáng kiến tôi dạy hoạt động 3 bài 11 tiến hóa của hệ vận động, vệ sinh hệ vận động như sau

Trang 8

Hoạt động 3: Vệ sinh hệ vận động

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 11.5 để trả lời

các câu hỏi

Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta

cần làm gì?

Để chống cong vẹo cột sống, trong lao động

và học tập phải chú ý những điểm gì?

GV: Nhận xét, hướng thêm thông tin, để học

sinh hiểu rõ nội dung

GV: Hoàn thiện kiến thức sau đó cho HS ghi bài

Một bạn trong quá trình học thường dựa

lưng vào tường em nghĩ điều có có lợi không?

Hãy nói cho người bạn đó biết vì sao không

nên dựa lưng vào tường trong quá trình học?

Từ những thông tin trên giáo viên rút ra

nhận xét, giáo dục học sinh thói quen sống

khoa học để bảo vệ cơ thể cho học sinh quan

sát hình.

Cho HS xem hình công vẹo cột sống

Công vẹo cột sống

HS: quan sát hình 11.5, dựa vào những kiến thức đã học để trả lời

HS: Lắng nghe, nêu VD HS: Lắng nghe, ghi nhớ sau đó ghi bài

Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi

Học sinh dễ dàng trả lời được là việc dựa lưng vào tường trong quá trình học tập là không có lợi nên ngồi học ngay ngắn để tránh công vẹo cột sống ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cơ thể

HS: Lắng nghe, ghi nhớ

Tư thế ngồi học

* Tiểu kết

- Để có xương chắc khỏe và hệ cơ phát triển cân đối cần

+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý

+ Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng

+ Rèn luyện thân thể, lao động vừa sức

- Để chống cong vẹo cột sống cần chú ý

+ Mang vác điều ở hai vai

+ Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn, không nghiên vẹo, cúi gò lưng

* Qua bài dạy tôi nhận thấy học sinh hiểu rõ hơn về tật công vẹo cột sống, chủ động ngồi thẳng lưng, không quay lưng dựa tường nữa.

Trang 9

Học sinh ngồi học, viết bài Học sinh ngồi học, viết bài trước khi học bài vệ sinh hệ vận động sau khi học bài vệ sinh hệ vận động Sau đây tôi xin trình bày ngắn gọn hơn như sau: phần nào tôi áp dụng vào sáng kiến tôi sẽ

tô đen để dễ nhận biết

Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân

Hoạt động 2: Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan

GV: Mạng lưới mao mạch máu và mạch bạch huyết

giúp hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng

vậy quá trình này diễn ra như thế nào? Chúng ta

sang phần II con đường vận chuyển và hấp thụ các

chất dinh dưỡng và vai trò của gan

GV: Cho HS quan sát hình 29.3, hoạt động nhóm để

trả lời các câu hỏi sau

- Chất dinh dưỡng trong ruột non được hấp thụ qua

thành ruột sẽ đi theo những con đường nào?

- Hoàn thành bảng 29

- Nêu vai trò của gan?

GV: Gọi nhóm trình bày

GV: Nhận xét, dựa vào hình hướng dẫn học sinh

hoàn thiện kiến thức sau đó cho HS ghi bài

Sau đó giáo viên hỏi tiếp

Một người có suy nghĩ gan có khả năng khử

độc nên các chất độc có trong rượu, bia không

thể gây hại cho gan được, em nhận thấy suy nghĩ

đó là đúng hay sai? Vì sao?

GV: Hướng học sinh biết khả năng khử độc của

gan có giới hạn nếu lượng chất độc lớn có khả

năng gây ngộ độc gan dẫn đến tử vong.

Từ đó giáo viên có thể giáo dục thói quen sống

không nên uống quá nhiều rượu bia vì: Các chất

độc như rượu, bia… cũng gây ảnh hưởng đến

gan nếu chúng ta lạm dụng uống nhiều rượu, bia

sẽ gây hại đến gan gây một số bệnh như tăng

men gan, ngộ độc gan, ung thư gan….

Chiếu hình xơ gan, ung thư gan cho học sinh

quan sát

HS: Lắng nghe, ghi nhớ HS: quan sát hình 29.3, hoạt động nhóm

để trả lời các câu hỏi

- Đường máu và đường bạch huyết

- Hoàn thành bảng 29

- Khử độc, điều hòa nồng độ các chất, tiết mật

HS: Cử đại diện nhóm trỉnh bày, nhóm khác bổ sung

HS: Lắng nghe, ghi nhớ sau đó ghi bài HS: Lắng nghe, ghi nhớ

HS: Trở lời tùy theo nhận biết của học sinh

Hs: Lắng nghe, ghi nhớ

Trang 10

* Qua bài học học sinh biết cách bảo vệ gan, cẩn thận hơn trong ăn uống đặc biệt là những thực phẩm có sử dụng hóa chất, chất bảo quản….

Bài 39: Bài tiết nước tiểu Hoạt động 2: Thải nước tiểu

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK để trả lời câu

hỏi

- Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào?

- Trả lời câu hỏi phần tam giác ngược SGK/127

GV: Nhận xét, hoàn thiện kiến thức sau đó cho

HS ghi bài

Sau đó giáo viên nêu tình huống thực tế:

Trước khi đi xe đường dài ta nên đi tiểu trước

cho dù không mất tiểu, đều đó đem lại lợi ích

gì?

Từ đó giáo viến giáo dục học sinh thói quen

nên đi tiểu trước khi chúng ta cần làm một

việc gì đó lâu như: đi xe đường dài, vào tiết

học, vào thời gian thi… Để không bị rơi vào

trường hợp nhịn tiểu ảnh hưởng đến tinh

thần, sức khỏe (bệnh sỏi thận)

Chiếu hình sỏi thận cho học sinh quan sát

HS: nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi

- Học sinh mô tả đường đi của nước tiểu chính thức

- Máu tuần hoàn liên tục qua thận dẫn đến nước tiểu hình thành liên tục

- Nước tiểu được tích lũy ở bóng đáy tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn tiểu thì bài tiết ra ngoài

HS: Lắng nghe, ghi nhớ sau đó ghi bài

HS: có thể trả lời để không buồn tiểu khi di chuyển lâu trên xe

HS: Lắng nghe, ghi nhớ

* Qua bài học học sinh không còn thường xuyên nhịn tiểu đặc biệt là trong các trường hợp như giờ thi, kiểm tra hoặc tham gia các hoạt động vui chơi khác nhất là không còn mãi mê sử dụng điện thoại di động mà quên đi tiểu nữa để không bị sỏi thận.

Ngày đăng: 20/02/2020, 16:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w