Trong thời gian qua, công ty nghiên cứu nhu cầu thị trường, thiết lập những vùng chuyên canh, ứng dụng tốt các hệ thống quản lý chất lượng, nâng cấp dây chuyền sản xuất hiện đại, xây dựn
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
- -
BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN
ĐẦU TƯ KHO LẠNH, KHO CẤP ĐÔNG BẢO QUẢN NÔNG SẢN
Chủ đầu tư:
Địa điểm: Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A – giai đoạn 1, Thị trấn Mái Dầm,
huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
_ Tháng 02/ 2019 _
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
- -
BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN
ĐẦU TƯ KHO LẠNH, KHO CẤP ĐÔNG BẢO QUẢN NÔNG SẢN
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 6
I Giới thiệu về chủ đầu tư 6
II Mô tả sơ bộ thông tin dự án 6
III Sự cần thiết xây dựng dự án 6
IV Các căn cứ pháp lý 7
V Mục tiêu dự án 8
V.1 Mục tiêu chung 8
V.2 Mục tiêu cụ thể 8
CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN 9
I Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án 9
I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án 9
I.2 Điều kiện xã hội vùng dự án 11
II Quy mô sản xuất của dự án 17
II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường- Định hướng chiến lược tiêu thụ 18
II.2 Quy mô đầu tư của dự án 19
III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án 20
III.1 Địa điểm xây dựng 20
III.2 Hình thức đầu tư 20
IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án 20
IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án 20
IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 21
CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 22
I Phân tích qui mô đầu tư 22
II Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ 22
Trang 4CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 24
I Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng 24
I.1 Đường giao thông 24
I.2 Hiện trạng thông tin liên lạc 24
I.3 Hiện trạng cấp điện 24
I.4 Cấp –Thoát nước 24
II Các phương án xây dựng công trình 24
III Phương án tổ chức thực hiện 25
III.1 Phương án quản lý, khai thác 25
III.2 Phương án nhân sự dự kiến (ĐVT: 1.000 đồng) 26
IV Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án 26
CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG 28
I Đánh giá tác động môi trường 28
I.1 Giới thiệu chung 28
I.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 28
I.3 Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án 29
II Tác động của dự án tới môi trường 29
II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm 29
II.2 Mức độ ảnh hưởng tới môi trường 31
II.3 Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường 32
II.4 Kết luận: 34
CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 35
I Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án 35
III Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án 40
III.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 40
Trang 5III.2 Phương án vay 40
III.3.Các thông số tài chính của dự án 41
CHƯƠNG V KẾT LUẬN 43
I Kết luận 43
II Đề xuất và kiến nghị 43
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 44
1 Bảng tổng mức đầu tư – Nguồn vốn của dự ánError! Bookmark not defined.
2 Bảng khấu hao hàng năm của dự án Error! Bookmark not defined.
3 Bảng doanh thu và dòng tiền của dự án Error! Bookmark not defined.
4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án Error! Bookmark not defined.
5 Bảng Mức trả nợ hàng năm theo dự án Error! Bookmark not defined.
6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án.Error! Bookmark not defined.
8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án (1000
đồng) Error! Bookmark not defined.
9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án Error!
Bookmark not defined.
Trang 6II Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án : Đầu Tư Kho Lạnh, Kho Cấp Đông Bảo Quản Nông Sản
Địa điểm xây dựng : Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A – giai đoạn 1, Thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Diện tích đầu tư : 20.000 m2 ( trên tổng diện tích 104.905,3 m2)
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai và thực hiện dự
III Sự cần thiết xây dựng dự án
Ở nước ta, tính trung bình, tổn thất do không có phương pháp bảo quản đúng sau thu hoạch đối với cây có hạt khoảng 10%, đối với cây củ là 10-30% Chính vì thế mà các công nghệ bảo quản, hệ thống kho lạnh bảo quản nên được đầu tư và phân phối rộng khắp các nông trường Kho lạnh bảo quản nông sản sẽ giúp giảm được tổn thất về số lượng, cũng như chất lượng, đồng thời đóng góp tích cực trong việc duy trì chất lượng nông sản, dự trữ nông sản cho những năm bị mất mùa Kho lạnh bảo quản là kho được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm, nông sản, rau quả, các sản phẩm của công nghiệp hoá chất, công nghiệp thực
Trang 7Ngày nay khi điều kiện thời tiết biến đổi thất thường, rau củ từ Trung Quốc tràn sang sức ép lên sản phẩm rau sạch cho thị trường Việt Nam Lắp đặt hệ thống kho lạnh bảo quản nông sản giúp cho hoa quả sau khi thu hoạch luôn được tươi ngon đến tay người tiêu dùng trong nước và nước ngoài Bên cạnh đó còn giảm được tổn thất của hiện tượng “mất mùa trong nhà” sau khi thu hoạch rau quả
Ở các quốc gia phát triển, việc sơ chế nông sản ngay sau khi thu hoạch là một thực hành phổ biến với mục đích loại bỏ những phần không sử dụng trước khi nông sản được đưa vào vận tải Điều này cho phép giảm khối lượng hàng hóa cần chuyên chở giúp giảm tỷ lệ hư hỏng Thời điểm tối ưu nhất để thực hiện sơ chế là ngay sau khi thu hoạch Tuy nhiên tại Việt Nam thì việc sơ chế sau thu hoạch vẫn còn khá thủ công và chưa thực hiện rộng rãi vì đa phần sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ
Công ty TNHH MTV Nông Sản Hạnh Nguyên là một trong những đơn vị tiên phong trong quá trình đóng góp và làm mới lại ngành rau quả Việt Nam nhiều hứa hẹn Trong thời gian qua, công ty nghiên cứu nhu cầu thị trường, thiết lập những vùng chuyên canh, ứng dụng tốt các hệ thống quản lý chất lượng, nâng cấp dây chuyền sản xuất hiện đại, xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi, tận tâm, chu đáo,
kết nối thị trường thế giới và nông dân Việt Nam Theo đó, Công ty đã phối hợp
với Công ty CP Tư vấn Đầu tư tiến hành nghiên cứu và lập dự án " Đầu Tư
sản hoa quả được tươi ngon và mang lại giá trị kinh tế cao hơn
Trang 8Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
V Mục tiêu dự án
V.1 Mục tiêu chung
Từ nhu cầu của thị trường cần cũng như sự đòi hỏi chất lượng hàng hóa ngày càng cao và mẫu mã, chủng loại của sản phẩm đa dạng, đồng thời đáp ứng tốt về sản phẩm theo chuổi An Toàn và thực hiện chương trình bình ổn thị trường nên việc đầu tư nhằm giải quyết các vấn đề sau:
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Đảm bảo vệ sinh ATTP
Giảm giá thành cho nhu cầu bình ổn hàng hóa, tăng sức cạnh tranh
Giải quyết thêm nhiều lao động cho địa phương,góp phần phát triển kinh
tế xã hội huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
V.2 Mục tiêu cụ thể
Dự án đầu tư xây dựng kho cấp đông trái cây đã qua sơ chế với công suất
100 tấn/ ngày đêm: mãng cầu, thanh long, chanh dây
Kho lạnh âm 18 độ C với sức chứa 12.000 tấn thành phẩm
Trang 9CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án
I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long Tọa độ địa lý:
Từ 9030'35'' đến 10019'17'' vĩ độ Bắc và từ 105014'03'' đến 106017'57'' kinh độ Đông Diện tích tự nhiên là 160.058,69 ha, chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước Việt Nam Địa giới hành chính tiếp giáp 5 tỉnh: thành phố Vị Thanh trung tâm tỉnh lị cách thành phố
Hồ Chí Minh 240 km về phía Tây Nam; phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ; phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây
giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu
Hình: Bản đồ hành chính Hậu Giang
Huyện Châu Thành là cửa ngõ phía đông tỉnh Hậu Giang, giáp với nhiều tỉnh, thành khác:
Bắc giáp quận Cái Răng của thành phố Cần Thơ
Nam giáp thị xã Ngã Bảy
Trang 10 Tây giáp huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp
Đông bắc giáp sông Hậu, ngăn cách với huyện Trà Ôn của
tỉnh Vĩnh Long
Đông nam giáp huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
Huyện Châu Thành nằm giữa thành phố Cần Thơ và thị xã Ngã Bảy, đồng thời phía đông là sông Hậu nên thuận lợi về mặt giao thông Quốc lộ 1A bao bọc phần phía tây nối liền Cần Thơ và thị xã Ngã Bảy qua xã Đông Phước A, còn phía đông là đường Nam Sông Hậuchạy qua địa bàn huyện và dọc theo sông Hậu Trong khi đó tỉnh lộ 925 chạy từ quốc lộ 1A nối trực tiếp với trung tâm huyện tại thị trấn Ngã Sáu
Phía đông nam là Kênh Xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp, tuyến giao thông thủy
từ sông Hậu kéo dài đến Cà Mau
Thủy văn
Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa
Trang 11Hình : sông Hậu tỉnh Hậu Giang
I.2 Điều kiện xã hội vùng dự án
1 Sản xuất nông nghiệp
Vụ lúa Đông Xuân xuống giống được 77.863ha, giảm 2% so cùng kỳ, vượt 1,1% so kế hoạch Do một số nơi chuyển sang trồng cây lâu năm như thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp và huyện Châu Thành.Diện tích lúa đông xuân đã thu hoạch được 54.185 ha/77.863 ha, đạt 69,5% diện tích xuống giống, năng suất ước đạt 6,6 tấn/ha, giảm 5,6% (0,39 tấn/ha) so cùng kỳ Sản lượng lúa đông xuân toàn tỉnh năm nay ước đạt514.269 tấn, giảm 7,53% (41.866 tấn) so cùng kỳ, vì thời tiết không thuận lợi nên năng suất thu hoạch lúa đạt không cao
Vụ lúa Hè Thu đã xuống giống được 21.833 ha/75.980 ha, đạt 28,7% kế hoạch, lúa đang ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh, tập trung ở huyện Châu Thành A, Vị Thủy, thị xã Ngã Bảy và thành phố Vị Thanh
Niên vụ mía năm 2017 toàn tỉnh trồng được 10.607 ha, vượt 01% kế hoạch, mía đang ở giai đoạn từ 1-4 tháng tuổi tập trung ở huyện Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy và thành phố Vị Thanh Diện tích rau màu xuống giống là 8.469 ha trong đó cây rau đậu là 7.033,5 ha, cây bắp là 992 ha, cây có chất bột là 443,5 ha Thu hoạch được 5.634 ha (cây bắp 618 ha) Tổng diện tích cây ăn trái là 38.517 ha (tăng 607,3 ha tập trung ở Huyện Châu Thành A), trong đó: cây có múi 17.216 ha (Bưởi: 2.313 ha, Cam: 12.086 ha, Quýt: 1.286 ha, Chanh: 1.531 ha); cây khóm 1.822 ha; cây nhãn 677 ha; xoài 3.138ha; mít 580ha; cây ăn trái khác 15.084 ha
Trang 12Chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng khá: đàn heo 143.768con, tăng 9,68% (12.685 con)so cùng kỳ, đạt 95,8% kế hoạch; đàn gia cầm 3.705 ngàn con, tăng 0,38% (14 ngàn con)so cùng kỳ, đạt 88,2% kế hoạch; đàn trâu có1.542 con, giảm 7,4% so cùng kỳ (124 con), đạt 99,5% kế hoạch; đàn bò 3.385con, tăng 18,6% (531 con) so cùng kỳ, vượt 35,4% kế hoạch Tỉnh đang tập trung tiêm phòng và giám sát tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm
Nhìn chung, tình hình sản xuất quí I năm 2017 về nông nghiệp có khókhăn hơn so với năm trước,do tình hình sản xuất gieo trồng cây hàng năm vụ đông xuân năm nay thời tiết bất thường như nắng nóng kéo dài không thuận lợi cho sự phát triển các loại cây.Tuy nhiên do giá lúa tăng so với cùng kỳ; giá lúa dài thường (lúa tươi) 5.200đ/kg đến 5.800 đ/kg nên lợi nhuận người trồng lúa được đảm bảo.Ngành thú y thực hiện tốt công tác tiêm phòng, quản lý, giám sát dịch bệnh, dịch cúm gia cầm không xảy ra trên địa bàn tỉnh
Công tác bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp tiếp tục được quan tâm Theo dõi khai thác rừng tràm tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân 27 ha/32,2 ha, đạt 83,8% Nghiệm thu khai thác của Công ty TNHH Việt - Úc Hậu Giang 17,1 ha; theo dõi tình hình thực hiện chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng 49,35 ha rừng của Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng để di dời 120 hộ dân đang sinh sống canh tác trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Kiểm tra việc triển khai thực hiện phương
án PCCCR năm 2017 của các đơn vị chủ rừng và đôn đốc chủ rừng xây dựng phương án PCCCR; kiểm tra các công trình công trình phòng cháy, phương tiện chữa cháy, tổ chức tập huấn những kiến thức cơ bản về công tác công tác phòng chống cháy rừngcủa các chủ rừng chuẩn bị cho công tác công tác phòng chống cháy rừng mùa khô năm 2017.Trong quý I diện tích rừng trồng mới ước được 39,36 ha tăng 3,35% (bằng 1,28 ha), khai thác gỗ 3.123 m3 tăng 0,63% (bằng 20
m3), sản lượng củi khai thác được 32.519 Ster tăng 0,34% (bằng 110 Ster)
Trong quý I năm 2017, diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh được 1.754 ha, giảm 0,13% (3 ha) so cùng kỳ Trong đó, diện tích cá tra nuôi thâm canh là 2,44
ha, tăng 1,16% (0,4 ha) so cùng kỳ Tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh ước được 15.134 tấn, tăng 1,82% (271 tấn) so với cùng kỳ năm trước Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng được 14.343 tấn, tăng 1,98% (278 tấn) so cùng kỳ (cá tra được 13.974 tấn, tăng 1,49% so cùng kỳ.); sản lượng thủy sản khai thác được 791 tấn, giảm 0,86% (7 tấn) so cùng kỳ
Trang 13Đề án 1000 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016 và định hướng đến 2020, đến nay đã thực hiện 56,9
tỷ đồng, đạt 19,4% tổng kinh phí Đề án, trong đó vốn vay: 39,1 tỷ đồng/722 hộ; tổng kinh phí hỗ trợ lãi vay 8 kỳ với số tiền 1,6 tỷ đồng Tỉnh đã ban hành văn bản số 134/UBND-KT ngày 07/02/2017 V/v chủ trương tiếp tục thực hiện 02 Đề án: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn
2014 - 2016 và định hướng đến năm 2020; Nâng cao chất lượng hoạt động của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 – 2016và định hướng đến năm 2020
Tình hình sản xuất tiêu thụ, thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị: Thực hiện Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn Trong vụ Đông Xuân 2016-2017,có trên 08 công ty, doanh nghiệp thực hiện hợp đồng bao tiêu lúa tại các huyện, thị xã, thành phố với tổng diện tích 7.429,3 ha Các nhà máy đường đang chuẩn bị hợp đồng thu mua mía tại các vùng nguyên liệu cho niên vụ mía mới đã xuống giống 10.607
ha Trong quí, các địa phương tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp thủy sản tham gia liên kết, hợp tác sản xuất gắn với tiêu thụ đối với diện tích cá tra treo ao, đã
có 02 doanh nghiệp vào khảo sát vùng nuôi cá tra, chuẩn bị cho bao tiêu trong tỉnh 2017
2 Về công nghiệp, đầu tư, xây dựng
Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện quý I năm 2017 tính theo giá so sánh 2010, đạt 4.844,5 tỷ đồng, tăng 6,1% so cùng kỳ và đạt 21,6% kế hoạch Chỉ
số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,45% so với cùng kỳ
Về phát triển doanh nghiệp, trong quý I có 142 doanh nghiệp khởi nghiệp, tổng vốn: 1.434 tỷ đồng, lũy kế từ trước đến nay cấp 4.057doanh nghiệp, tổng vốn: 45.119tỷ đồng Trong quí có 29 doanh nghiệp giải thể, tổng vốn 11,2 tỷ đồng; lũy kế từ trước đến nay 429 doanh nghiệp, tổng vốn 1.187 tỷ đồng Trong quý I
có 28 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động; lũy kế từ trước đến nay có 104 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tổng vốn 899,2 tỷ đồng
Về cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong quý Icấp 01 dự án đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn đăng ký là 2 tỷ đồng (88.000 USD); lũy kế từ trước đến nay, trên địa bàn tỉnh có 517 dự án, trong đó 489 dự án đầu tư trong nước, với tổng số vốn là: 122.620,6 tỷ đồng (05 dự án xác nhận ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực
Trang 14nông nghiệp, tổng vốn 1.030 tỷ đồng) và 28 dự án vốn nước ngoài với tổng vốn đăng ký 807,736triệu USD
Theo Thông cáo báo chí chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2017 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố vào sáng ngày 14/3/2017 tại Hà Nội, thì chỉ số PCI của tỉnh Hậu Giang đứng vị trí thứ 37/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, so với năm
2015 chỉ số PCI giảm 01 bậc (năm 2015 chỉ số PCI đứng thứ 36/63 tỉnh), nhưng vẫn còn nằm trong nhóm hạng khá, đứng vị trí 8/13 của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, tăng 01 bậc so với năm 2016
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý I đạt 4.100,4 tỷ đồng, tăng 3,9% so cùng
kỳ, đạt 25,7% kế hoạch
Tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2017 giao đầu năm là 1.287,68 tỷ đồng, đến nay là 1.449,522 tỷ đồng, tăng 161,842 tỷ đồng, tổng nguồn vốn thực tế để phân bổ 1.074,404 tỷ đồng, khối lượng thực hiện là 359 tỷ đồng, đạt 33,4% kế hoạch, cao hơn 6,8% so cùng kỳ; giá trị giải ngân 331,6 tỷ đồng, đạt 30,8% kế hoạch, cao hơn 3,8% so cùng kỳ
3 Về thương mại, giá cả, dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thực hiện quý I đạt 8.210,5
tỷ đồng, tăng 2,2% so cùng kỳ và đạt 25,5% kế hoạch
Vận chuyển hàng hóa thực hiện trong quý I đạt 2.400 ngàn tấn, trong đó đường sông thực hiện đạt 1.922 ngàn tấn, tăng 3,8% so cùng kỳ.Vận chuyển hành khách thực hiện trong quý I đạt 28.010 ngàn lượt hành khách, trong đó, vận chuyển đường bộ đạt 24.188 ngàn lượt hành khách, tăng 1,8% so cùng kỳ Tổng lượt khách đến tỉnh Hậu Giang là 89.362 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 2.680 lượt, khách nội địa 86.682 lượt, doanh thu đạt 32,5 tỷ đồng, tăng gấp đôi so cùng kỳ
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện được quý I đạt 158,382 triệu USD, tăng 32,1% so cùng kỳ và đạt 22,7%kế hoạch, trong đó, xuất khẩu thực hiện đạt 112,172 triệu USD, tăng 28,6% so cùng kỳ và đạt 22,5% kế hoạch; nhập khẩu thực hiện đạt 30 triệu USD, tăng 69,2% so cùng kỳ và đạt 25,1% kế hoạch
4.Về tài chính – tiền tệ
Tổng thu NSNN quý I đạt 2.898,654 tỷ đồng, đạt 55,16% dự toán Trung ương giao, đạt 54,65% dự toán HĐND tỉnh giao Nếu loại trừ tồn quỹ Ngân sách
Trang 15năm 2016 mang sang 1.431,808 tỷ đồng, thì tổng thu NSNN quý I là 1.466,846 tỷ đồng, đạt 27,91% dự toán Trung ương giao, đạt 27,65% dự toán HĐND tỉnh giao, trong đó, thu nội địa: 735,9 tỷ đồng, đạt 26,57% dự toán Trung ương và dự toán HĐND tỉnh giao; thu trợ cấp từ Trung ương: 624,270 tỷ đồng, đạt 25,12% dự toán Trung ương giao, đạt 16,67% dự toán HĐND tỉnh giao; thu nguồn xổ số kiến thiết: 119,419 tỷ đồng, đạt 20,95% dự toán Trung ương giao và dự toán HĐND tỉnh giao
Tổng chi NSĐP đạt 931,352 tỷ đồng, đạt 19,25% dự toán Trung ương giao, đạt 19,05% dự toán HĐND tỉnh giao, trong đó, chi XDCB: 246,232 tỷ đồng, đạt 16,97% dự toán Trung ương giao, đạt 18,29% dự toán HĐND tỉnh giao; chi thường xuyên: 685,12 tỷ đồng, đạt 20,91% dự toán Trung ương giao, đạt 20,6%
dự toán HĐND tỉnh giao
Tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên toàn địa bàn quí I năm
2017 là 8.962 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cuối năm 2016 Tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn là 18.446 tỷ đồng, tăng 3,46% so với 31/12/2016 Nợ quá hạn đến ngày 28/02/2017 là 1.115 tỷ đồng, chiếm 6,14%/tổng dư nợ, trong đó, nợ cần chú
ý là 811 tỷ đồng, chiếm 4,46%/tổng dư nợ; nợ xấu là 304 tỷ đồng, chiếm 1,67%/tổng dư nợ
5 Về văn hóa - xã hội
Các địa phương trong tỉnh tập tập trung chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ phục vụ tuyên truyền ý nghĩa các ngày lễ, kỷ niệm của đất nước,
nhiệm vụ chính trị của địa phương như:“Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tuyên truyền các hoạt động chào mừng năm
mới 2017 và mừng Đảng quang vinh – mừng Xuân Đinh Dậu 2017; kỷ niệm 87
năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2017; kỷ niệm
Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2; Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3,
Tổ chức Lễ phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Bà Mẹ Việt Nam anh hùng và nghiệm thu công trình nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Tổ chức chấm điểm Cuộc thi “Mô hình có cảnh quan, môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp” lần thứ
V giai đoạn 2015 - 2016 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Tổ chức thành công Hội thi Các câu lạc bộ Văn hóa nghệ thuật tiêu biểu tỉnh Hậu Giang năm 2017 Tổ chức các hoạt động trong Hội báo Xuân - Triển lãm ảnh Xuân Đinh Dậu 2017 như: Triển lãm 400 loại báo xuân của các báo Trung ương và ấn phẩm xuân của 63 tỉnh, thành phố cả nước; Ấn phẩm xuân của các sở, ban ngành, địa phương, đơn
vị của tỉnh Hậu Giang tham gia Cuộc thi bình chọn ấn phẩm xuân 2017; Triển lãm
Trang 16300 quyển sách chuyên đề về Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh
và 100 quyển sách địa chí Hậu Giang Triển lãm 200 loại báo Xuân nhân dịp đêm thơ Việt Nam lần thứ XV năm 2017 tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang (ngày 10/02/2017), thu hút 700 lượt người đọc, tham quan Tổ chức các giải mừng Đảng - mừng Xuân Đinh Dậu 2017:Giải Bóng chuyền nữ tứ hùng mở rộng tỉnh Hậu Giang năm 2017; Giải Đua Xe đạp tỉnh Hậu Giang năm 2017; Hội thi múa Lân tỉnh Hậu Giang năm 2017; Hội thi biểu diễn Võ thuật tỉnh Hậu Giang năm
2017 Thể thao quần chúng: Tham dự giải Lân - Sư - Rồng toàn quốc năm 2017 tại Cần Thơ, kết quả đoạt 01 HCĐ đồng đội Thể thao thành tích cao: Trong số 07 giải đoạt 09 huy chương các loại
Trong quý I, ngành giáo dục đã hực hiện tốt công tác tham mưu các chính sách, quyết định phù hợp đối với nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo đối với địa phương, đơn vị Phối hợp tốt với các ban ngành có liên quan trong việc tổ chức các phong trào, hội thi theo kế hoạch.Chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thông qua việc tăng tiết, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi; triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá giữa học kỳ đối với cấp học phổ thông.Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên
đề về chuyên môn thuộc các ngành học, cấp học; tổ chức Họp hội đồng bộ môn, họp tổ mạng lưới để đánh giá và đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.Tổ chức nắm tình hình, kiểm tra thực tế các hoạt động dạy - học nhằm đảm bảo thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 đã đề ra, đồng thời kịp thời bổ sung, điều chỉnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện của các cơ sở giáo dục
Một số hoạt động tiêu biểu của ngành giáo dục: Tổ chức thành công Hội thi Cán bộ quản lý chuyên môn giỏi Tổ chức Hội nghị giao ban Giáo dục mầm non cho các đơn vị trực thuộc; sơ kết học kỳ I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm học
kỳ II năm học 2016-2017; tổ chức Hội thi “Bé vui khỏe” cho các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Tổ chức Hội thi viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học cấp tỉnh Tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phổ cập giáo dục-xóa mù chữ năm 2016; tổ chức Hội nghị giao lưu tìm hiểu kĩ năng tham gia giao thông an toàn cấp tỉnh cho lực lượng cộng tác viên thuộc các trường tiểu học Tổ chức Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh, Cuộc thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp tỉnh hệ phổ thông
và GDTX; tổ chức Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và Cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp năm học 2016-2017; tổ chức hội nghị Tổng kết công tác thi THPT quốc gia năm 2016 và những giải pháp
Trang 17nâng cao chất lượng thi THPT quốc gia năm 2017; tổ chức thi học sinh giỏi các môn thực hành Lý, Hóa, Sinh cấp THPT năm học 2016-2017; tổ chức Lễ Tổng kết Giáo viên dạy giỏi THCS, THPT, GDTX câp tỉnh năm học 2016-2017; tổ chức các cuộc thi qua mạng Internet: Vật lý, Tiếng Anh, Toán cho học sinh khối 5, khối
9 thuộc phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố; tổ chức Đoàn học sinh tham gia
kỳ thi Khoa học – Kỹ thuật cấp quốc gia học sinh THPT năm học 2016-2017 khu vực phía Nam Tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập, đánh giá cộng đồng học tập và đề án Xóa mù chữ đến năm 2020
Trong quý I, tỉnh đã giải quyết việc làm và tạo việc làm mới cho 6.112 lao động, tăng 13,46% so với cùng kỳ, đạt 40,74% kế hoạch Tư vấn việc làm cho 2.891 lao động; có 1.070 lao động; giới thiệu việc làm cho 542 lao động Tiếp nhận và ký kết thỏa thuận hợp đồng cung ứng lao động với 45 doanh nghiệp, số lượng lao động được đề nghị cung ứng là 3.692 lao động Nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, toàn tỉnh đã tổ chức họp mặt, thăm và tặng 253.157 phần quà cho người có công với cách mạng, hộ nghèo và các đối tượng xã hội khác với tổng kinh phí 93.727.204.000 đồng (so với Tết Nguyên đán năm 2016, tăng hơn
33 tỷ đồng) Mức quà cơ bản tăng từ 300.000 đồng/phần (năm 2016) lên 500.000 đồng/phần (năm 2017); bình quân mỗi đối tượng thụ hưởng được tặng quà trị giá
khoảng 1.100.000 đồng, tăng gấp 3,5 lần so với mức quà cơ bản năm 2016.Trợ cấp thường xuyên cho 79.725 đối tượng bảo trợ xã hội với số tiền hơn 28,8 tỷ đồng Hỗ trợ mai táng phí cho 304 trường hợp với số tiền 1,2tỷđồng; trợ cấp đột xuất cho 48 trường hợp với số tiền 0,4 tỷ đồng.Kiểm tra việc cấp phát tiền Tết cho đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo; cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo; tổ chức hoạt động của 02 mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau
Công tác phòng chống dịch trên người được tăng cường, trong quý I tổng số
ca mắc sốt xuất huyết là 88 ca, tăng 22 ca so cùng kỳ Bệnh tay - chân - miệng trong quý phát sinh 132 ca, giảm 30 ca so cùng kỳ Toàn tỉnh có 62.965/72.649 người áp dụng các biện pháp tránh thai mới, đạt 92% kế hoạch Công tác khám và điều trị bệnh được quan tâm, tổng số lượt khám bệnh trong quý là 504.005 lượt, tăng 15,82% so cùng kỳ, đạt 25,71% kế hoạch
Về lĩnh vực khoa học và công nghệ, trong quý I đã xét duyệt 08 đề tài, dự án; nghiệm thu 05 đề tài, dự án (04 đề tài cấp tỉnh, 01 dự án cấp bộ).Kiểm định định kỳ 1.996 lượt phương tiện đo
II Quy mô sản xuất của dự án
Trang 18II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường- Định hướng chiến lược tiêu thụ
1.1 Đánh giá nhu cầu thị trường sơ chế trái cây
Báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (Ipsard) tại hội thảo “Ngành hàng rau quả - Xúc tiến đầu tư và xây dựng thương hiệu” tổ chức ngày 24/5 tại Hà Nội cho biết, thị trường rau quả có tỷ trọng lớn nhất trong nhóm thực phẩm tươi sống toàn cầu.Theo một số nghiên cứu về tình hình tiêu thụ các loại rau quả của Việt Nam trong thời gian qua, các loại rau quả được tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), cà chua (88%)
và chuối (87%) Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tiêu thụ trái cây có nhiều thuận lợi, số lượng, chủng loại, thị trường và kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng nhanh Nhiều thị trường mới, khó tính có giá cả cao được mở mới đã khích lệ, thúc đẩy ngành hàng trái cây phát triển trong những năm gần đây như thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài đã vào thị trường Mỹ, Châu
Âu, Nhật Bản
Cụ thể, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu rau quả đang có chiều hướng tăng nhanh: Năm 2005, nước ta xuất khẩu đến 36 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với trên 235 triệu USD; đến năm 2015, đã xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch đạt 1,838 tỷ USD, tăng 123% so với năm 2014, và tăng 782,13% so với năm 2005 (2005- 2015); trong đó trái cây chiếm trên 70% Năm
2015 cũng là năm có kim ngạch xuất khẩu rau quả cao nhất từ trước đến nay Top 10 thị trường xuất khẩu rau quả trong năm 2017 của Việt Nam gồm: Trung Quốc chiếm 75,6%, Nhật Bản (3,64%) Hoa Kỳ (2,94%), Hàn Quốc (2,59%), Hà Lan (1,81%), Malaysia (1,43%), Đài Bắc - Trung Hoa (1,33%), Thái Lan (1,03%), UAE (1,01%), Nga (0,85%) Còn lại các thị trường khác chiếm 7,77%
Năm 2017, rau quả nhập khẩu về Việt Nam ước đạt hơn 1,555 tỷ USD tăng 68,12% so với cùng kỳ 2016 Như vậy, năm 2017, rau quả xuất siêu khoảng 1,959
tỷ USD
Nhận định về bức tranh xuất khẩu rau quả năm 2017, ông Nguyễn Hữu Đạt
- Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho hay, nối tiếp đà tăng trưởng của những năm gần đây, xuất khẩu rau quả của Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn với tốc
độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đứng đầu trong tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu và đã vượt lúa gạo, dầu khí
Trang 19Thị trường tiêu thụ trái cây ở trong nước là chính, chiếm 85- 90% tổng sản lượng sản xuất, xuất khẩu mới chiếm 10- 15% Xuất khẩu trái tươi đối với thanh long, nhãn, chôm chôm, dứa, bưởi, chanh, chuối, xoài…; xuất khẩu dưới dạng chế biến đối với dứa, xoài ở dạng đông lạnh, nước quả…
Vì vậy, theo Cục Trồng trọt, nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu trái cây hơn nữa, thời gian tới cần nâng cao chất lượng, tăng cường sản xuất nhiều sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ để thâm nhập sâu hơn vào các thị trường có nhiều tiềm năng
1.2 Định hướng chiến lược tiêu thụ - phát triển sản phẩm của công ty
II.2 Quy mô đầu tư của dự án
Trang 201 Sang lắp mặt bằng
2 Nhà kho ngang 40x dài 160 x cao 12m m2 6.400 3 Nhà bảo vệ m2 70
4 Tường rào và cổng chính, cổng sau cái 1
5 Sân đường BTCT m2 3.000 6 Hệ thống cấp nước và xử lý nước cấp hệ 1
7 Hệ thống thoát nước thải, xử lý nước thải hệ 1
8 Nhà vệ sinh m2 50
9 Nhà để xe m2 80
III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án
III.1 Địa điểm xây dựng
Dự án Kho Lạnh, Kho Cấp Đông Bảo Quản Nông Sản được đầu tư Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A – giai đoạn 1, Thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Vị trí đầu tư có ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp sông Hậu
- Phía Nam giáp quốc lộ 91C đi Sóc Trăng ( đường Nam sông Hậu )
III.2 Hình thức đầu tư
Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới
IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án
IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất của dự án
1 Nhà kho ngang 40x dài 160 x cao 12m 6.400 6,10
Trang 21IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các vật tư đầu vào như: vật tư xây dựng và trang thiết bị đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án
Trang 22CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I Phân tích qui mô đầu tư
Bảng tổng hợp danh mục đầu tư của dự án
II Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ
Tiếp nhận nguyên liệu
Bảo quản ở nhiệt độ
- 180C Đưa vào hầm cấp đông (-350C trong 24h)