1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Liệt mặt sau phẫu thuật cắt một phần thùy nông tuyến mang tai

5 90 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 264,44 KB

Nội dung

Nội dung bài viết với mục tiêu xác định tỉ lệ liệt mặt sau phẫu thuật cắt một phần thùy nông tuyến mang tai. Nghiên cứu tiến hành trên 132 bệnh nhân có bướu hỗn hợp tuyến mang tai, kích thước bướu nhỏ hơn 4cm được phẫu thuật tại khoa ngoại 3, bệnh viện Ung Bướu từ tháng 4/2010 đến tháng 1/2014.

Trang 1

LIỆT MẶT SAU PHẪU THUẬT CẮT MỘT PHẦN THÙY NÔNG

TUYẾN MANG TAI

Nguyễn Hữu Phúc*

TÓM TẮT

Mục đích: Xác định tỉ lệ liệt mặt sau phẫu thuật cắt một phần thùy nông tuyến mang tai

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 132 bệnh nhân có bướu hỗn hợp tuyến mang tai, kích thước bướu

nhỏ hơn 4cm được phẫu thuật tại Khoa Ngoại 3, Bệnh Viện Ung Bướu từ tháng 4/2010 đến tháng 1/2014 Chỉ

định cắt một phần thùy nông tuyến mang tai cho các bướu có kích thước nhỏ hơn 4cm

Kết quả: Với thời gian theo dõi ít nhất 6 tháng, tỉ lệ liệt thần kinh mặt tạm thời sau phẫu thuật chiếm 34,8%

Tỉ lệ liệt thần kinh mặt theo kích thước bướu là 20%(bướu ≤ 2cm) so với 37,9%(bướu > 2cm), p=0,005; theo số nhánh thần kinh mặt bóc tách là 19,1%(2 nhánh), 30%(3 nhánh), 60% (4 nhánh), p=0,007

Kết luận: Khoảng 1/3 trường hợp phẫu thuật cắt một phần thùy nông tuyến mang tai có liệt thần kinh mặt

tạm thời sau phẫu thuật Tỉ lệ liệt thần kinh mặt sau phẫu thuật có liên quan đến kích thước bướu và việc bóc tách nhiều nhánh thần kinh mặt trong lúc phẫu thuật

Từ khóa: Liệt thần kinh mặt, cắt một phần thùy nông tuyến mang tai

ABSTRACT

TRANSIENT FACIAL NERVE DYSFUNCTION AFTER PARTIAL SUPERFICIAL PAROTIDECTOMY

Nguyễn Hữu Phúc* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 19 - Supplement of No 1 - 2015: 143 - 147

Objective: To determine facial nerve dysfunction rate after partial superficial parotidectomy

Material and Method: A case series prospective study of 132 operations for pleomorphic adenoma of the

parotid gland treated at Surgery Deparment N 0 3, HCM City Oncology Center from April, 2010 to Jan, 2014 The partial superficial parotidectomy was indicated for tumor size <4cm

Results: The transient facial nerve dysfunction was detected in 34.8% after partial superficial parotidectomy

Transient facial nerve dysfunction rate according to tumour size were 20% (tumour size ≤2cm) compared with 37.9%(tumour size >2cm), p=0.005; according to the number of branches of facial nerve were 19.1%(2 branches), 30%(3 branches), 60%(4 branches), p=0.007

Conclusion: One-third of patients undergoing partial superficial parotidectomy had transient facial nerve

dysfunction after surgery The transient facial nerve dysfunction related in tumour size and dissection many branches of facial nerve

Keywords: Facial nerve dysfunction, partial superficial parotidectomy

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bướu hỗn hợp là bướu lành của tuyến nước

bọt, phát triển chậm thường gặp ở tuyến mang

tai Phần lớn bướu có kích thước dưới 4cm, ở

thùy nông tuyến mang tai Bướu không có vỏ

bao thật, có nhiều chồi giống như ngón tay thâm

nhập vào mô tuyến nước bọt bình thường xung quanh Trong những năm gần đây, điều trị bướu hỗn hợp tuyến mang tai đã thay đổi từ cắt tuyến mang tai toàn phần, cắt thùy nông tuyến mang tai thành cắt một phần thùy nông tuyến mang tai Mục đích của phẫu thuật này là làm giảm tỉ

lệ thần kinh mặt sau mổ nhằm nâng cao chất

* Bộ môn Ung thư, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Hữu Phúc ĐT: 0905821998 Email: phucquyen76@yahoo.com

Trang 2

lượng cuộc sống cho bệnh nhân

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định tình trạng liệt mặt sau phẫu thuật

cắt một phần thùy nông tuyến mang tai trong

điều trị bướu hỗn hợp

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Các trường hợp cắt một phần tuyến mang tai

lần đầu được thực hiện phẫu thuật tại Khoa

Ngoại 3 Bệnh viện Ung Bướu có giải phẫu bệnh

sau mổ là bướu hỗn hợp từ tháng 4/2010-01/2014

Phương pháp nghiên cứu

Mô tả loạt ca

Tiêu chuẩn chọn bệnh

Các bệnh nhân có bướu tuyến mang tai có

kích thước nhỏ hơn 4cm

Bướu tuyến mang tai được thăm khám lâm

sàng, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA), quan

sát đại thể trong lúc phẫu thuật và có kết quả giải

phẫu bệnh sau mổ là bướu hỗn hợp được lựa

chọn vào lô nghiên cứu

Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cửu

Tiêu chuẩn loại trừ

Bệnh nhân có bướu tuyến mang tai đã được

phẫu thuật trước đó

Bướu tuyến mang tai có giải phẫu bệnh

không phải là bướu hỗn hợp

Quy trình nghiên cứu

Chọn đường rạch da: Đường căng da mặt,

đường Blair tùy thuộc vị trí, kích thước của

bướu, độ tuổi, giới tính của bệnh nhân

Bóc tách thân chính thần kinh mặt

Xác định vị trí bướu: Trên nhánh thái dương

mặt, giữa nhánh thái dương mặt và cổ mặt, dưới

nhánh cổ mặt

Thực hiện phẫu thuật cắt một phần tuyến

mang tai với diện cắt bên cách bướu 1cm

Cắt lạnh bờ diện cắt

Tái tạo khuyết hổng sau phẫu thuật bằng vạt

cơ ức đòn chủm, hệ thống cân nông vùng cổ hoặc kết hợp vạt cơ ức đòn chủm và hệ thống cân nông vùng cổ

Theo dõi sự hồi phục của tình trạng liệt mặt tạm thời sau phẫu thuật

Đánh giá mức độ liệt mặt theo thang điểm House-Brackmann gồm 6 mức độ:

I Bình thường

II Liệt mặt nhẹ III Liệt mặt trung bình

IV Liệt mặt trung bình-nặng

V Liệt mặt mức độ nặng

VI Liệt hoàn toàn nửa mặt

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

132 trường hợp phẫu thuật cắt một phần tuyến mang tai được thực hiện lần đầu tại Bệnh viện Ung Bướu từ tháng 04/2010-01/2014

Bảng 1: Đặc điểm nhóm nghiên cứu

Tuổi trung bình 44,5 tuổi (14-75 tuổi) Giới Nữ: 97 ca (73,5%)

Nam: 35 ca (26,5%)

Vị trí bướu Phải: 68ca (51,6%)

Trái: 64 ca (48,4%) Thời gian có bướu 32,4 tháng (1-120 tháng) Kích thước bướu 2,3 cm (1-3,8cm)

Vị trí bướu lúc phâu thuật Trên nhánh thái dương mặt 6 ca (2,6%) Giữa nhánh thái dương mặt và

cổ mật

42 ca (31,8%) Dưới nhánh cổ mặt 84 ca (63,6%) Thời gian phẫu thuật 64 phút (40-140 phút) Đường rạch da

Đường căng da mặt 10 ca (7,6%) Đường Blair 122 ca (92,4%) Tạo hình khuyết hồng sau phẫu

thuật Không tạo hình 4 ca (3%) Vạt cơ ức đòn chủm 9 ca (6,8%) Vạt hệ thống cân nông vùng cổ 7 ca (5,3%) Vạt cơ ức đòn chủm+ hệ thống

cân nông vùng cổ

112 ca (84,8%) Thời gian theo dõi Ít nhất 6 tháng Cắt lạnh 100% trường hợp có kết quả diện cắt không có tế bào bướu

Trang 3

Bảng 2: Phân độ liệt mặt theo tiêu chuẩn House –

Brackmann

Bình thường 86 ca (65,2%)

Liệt mặt trung bình 33 ca (25%)

Liệt mặt trung bình-nặng 9 ca (6,8%)

Liệt mặt mức độ nặng 4 ca (3%)

Liệt hoàn toàn nửa mặt 0

Bảng 3: Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến liệt mặt

sau phẫu thuật

Biến số Liệt mặt tạm thời Trị số p

Tuổi

< 60 tuổi 44 (35,5%) 80 (64,5%) 0,386

> 60 tuổi 2 (25%) 6 (75%)

Giới

Nữ 34 (35,1%) 63 (64,9%) 0,74

Nam 11 (31,4%) 24 (68,6 %)

Thời gian khởi bệnh

< 2 năm 25 (30,1%) 58 (69,9%) 0,214

> 2 năm 20 (40,8%) 29(59,2%)

Kích thước bướu

≤ 2 cm 9 (20%) 36 (80%) 0,005

> 2 cm 33 (37,9%) 52 (59,7%)

Thời gian phẫu thuật

< 90 phút 25(30,9%) 56 (69,1%) 0,341

> 90 phút 21(41,2%) 30 (58,8%)

Số nhánh thần kinh mặt bóc tách

2 nhánh thần kinh

mặt

9 (19,1%) 38(80,9%) 0,007

3 nhánh thần kinh

mặt

15 (30%) 35 (70%)

4 nhánh thần kinh

mặt

21 (60%) 14(40%)

Thời gian hồi phục liệt mặt trung bình 11

tuần (4 tuần -24 tuần)

BÀN LUẬN

Bướu hỗn hợp là loại bướu lành thường gặp

chiếm 45-60% trong tất cả các loại bướu của

tuyến nước bọt (2,14,18) Khoảng 80% các bướu hỗn

hợp xuất phát từ tuyến mang tai (2) Bướu hỗn

hợp tuyến mang tai được chẩn đoán ở mọi nhóm

tuổi và có khuynh hướng tiến triển chậm kéo dài

nhiều năm Tuổi trung bình lúc chẩn đoán

thường là 46-51tuổi (12,6) Phụ nữ thường bị nhiều

hơn nam giới(2,19) Bướu tuyến hỗn hợp thường là

một khối bướu di động, giới hạn rõ nằm ở thùy

nông khoảng 80-87%(1,21) Khoảng 80% bướu hỗn

hợp thùy nông nằm ở cực dưới của tuyến mang

tai, ít thấy ở thuỳ sâu và mô tuyến mang tai phụ(5,1) Ở thời điểm phẫu thuật, phần lớn bướu hỗn hợp có kích thước nhỏ hơn 4cm Trong một loạt nghiên cứu 280 trường hợp bướu chỉ khoảng 6% bướu có kích thước lớn hơn 4cm(21) Bướu có khuynh hướng tái phát nếu điều trị không đầy đủ và có thể chuyển dạng ác tính Bướu hỗn hợp tuyến mang tai trong nghiên cửu chúng tôi có đặc điểm tương tự với các nghiên cứu khác về giới, tuổi Tuổi trung bình 44,5 tuổi, đa phần là nữ giới Phần lớn bướu thường gặp ở thùy nông tuyến mang tai có kích thước bướu trung bình 2,3cm

Về diện cắt phẫu thuật trong điều trị bướu hỗn hợp, tác giả Iizuka và Ishikawa(3) khuyên nên cắt cách vỏ bao bướu 2cm ngoại trừ ở những chỗ bướu nằm gần thần kinh mặt Năm

1999, tác giả Witt đề nghị diện cắt đối với bướu hỗn hợp là 2cm Năm 2005, trong công trinh nghiên cứu(17), tác giả so sánh diện cắt bướu 2cm và diện cắt cách bướu 1cm, tác giả

đi đến kết luận không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về tỉ lệ tái phát, tình trạng liệt thần kinh tạm thời, hội chứng Frey giữa 2 nhóm, tác giả Witt đề nghị nên cắt cách vỏ bao bướu 1cm Tác giả Roh(13) năm 2007 trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, tác giả đề nghị nên căt cách bướu từ 0,5- 1cm Tác giả Nicolao(8) đề nghị cắt cách bướu 5mm đối với tất cả trường hợp bướu lành tuyến mang tai Tác giả Orita(10)

nghiên cứu mô học 108 trường hợp bướu hỗn hợp trong 10 năm, tác giả nhận định hầu hết sang thương vệ tinh nằm gần sát bướu có kích thước trung bình 5mm, khoảng cách từ bướu đến sang thương vệ tinh là 4mm Như vậy việc chọn lựa diện cắt bên cách bướu 1cm là

an toàn và được coi là tiêu chuẩn trong các nghiên cứu hiện nay trong việc chọn lựa cắt một phần thùy nông tuyến mang tai trong điều trị bướu hỗn hợp

Việc bóc tách cắt một phần tuyến mang tai, nhu mô tuyến mang tai ít được bóc tách hơn, chỉ bóc tách các nhánh thần kinh đi cùng với

mô bướu làm giảm tỉ lệ liệt thần kinh mặt tạm

Trang 4

thời thời sau mổ Kết quả phân tích gộp của

tác giả Witt(15) nhận thấy tỉ lệ liệt thần kinh tạm

thời của cắt thùy nông tuyến mang tai là 25,6%

(1553 bệnh nhân từ 13 nghiên cứu, liệt thần

kinh mặt vĩnh viễn chiếm 1,9% (2165 bệnh

nhản từ 21 nghiên cứu) Kết quả phân tích gộp

cũng ghi nhận tỉ lệ liệt thần kinh mặt tạm thời

sau phẫu thuật cắt một phần thùy nông tuyến

mang tai là 17,9% (793 bệnh nhân từ 8 nghiên

cứu), tỉ lệ liệt thần kinh mặt vĩnh viễn sau

phẫu thuật cắt một phần thùy nông tuyến

mang tai là 0,2% Trong nghiên cứu của chúng

tôi, tỉ lệ liệt thần kinh mặt tạm thời chiếm

34,8% sau phẫu thuật cắt một phần thùy nông

tuyến mang tai, chủ yếu liệt mặt ở mức độ

nhẹ Phần lớn các trường hợp liệt thần kinh

tạm thời ở mức độ nhẹ và mức độ trung bình

theo thang điểm của House- Brackmann

Khoảng 25% bệnh nhân có liệt mặt theo thang

điểm House-Brackmann độ II, 6,8% bệnh nhân

có House-Brackmann độ III và 3% bệnh nhân

có House-Brackmann độ IV Tác giả Roh(13) ghi

nhận trong nghiên cứu phần lớn các trường

hợp liệt thần kinh mặt tạm thời sau mổ ảnh

hưởng chủ yếu đến nhánh bờ hàm dưới, theo

thang điểm House- Brackmann độ II và độ III

Trong 59 trường hợp cắt một phần tuyến

mang tai, tác giả Witt ghi nhận 50 trường hợp

có House-Brackmann độ I, 5 trường hợp có

House-Brackmann độ II, 3 trường hợp House-

Brackmann độ III và 1 trường hợp House-

Brackmann độ IV Năm 2009, chúng tôi tổng

kết các trường hợp cắt thùy nông tuyến mang

tai ghi nhận tỉ lệ liệt thần kinh mặt chiếm

74,1% Như vậy so với phẫu thuật cắt thùy

nông tuyến mang tai, tỉ lệ liệt thần kinh mặt

tạm thời sau phẫu thuật cắt một phần thùy

nông có giảm đi Nghiên cứu của tác giả

O'Brien(9) tỉ lệ liệt thần kinh mặt tạm thời sau

sau cắt thùy nông giới hạn là 27% Theo tác giả

Roh(13) tỉ lệ liệt mặt sau cắt một phần thùy

nông tuyến mang tai là 11,5%, tác giả

Nicolaos(8), tỉ lệ liệt mặt sau phẫu thuật này là

2,9% Tác giả Garcia- Purrinos(7), nghiên cứu

trên 57 trường hợp phẫu tích cắt một phần thùy nông tuyến mang tai có thời gian theo dõi từ 3 đến 13 năm, tỉ lệ liệt thần kinh mặt tạm thời chiếm 24,5%

Với thời gian hồi phục trung bình của liệt mặt tạm thời là 11 tuần, đa phần các trường hợp

bị liệt nhánh bờ hàm dưới, về mặt giải phẫu học, đây là nhánh thần kinh nhỏ nhất trong 5 nhánh thần kinh mặt do đó dễ có nguy cơ tổn thương nhất khi bóc tách Thời gian hồi phục liệt mặt tạm thời sau phẫu thuật cắt một phần tuyến mang tai nhanh hơn so với thời gian hồi phục sau phẫu thuật cắt tuyến mang tai toàn phần có bảo tồn thần kinh mặt Các yếu tố liên quan đến liệt thần kinh mặt sau phẫu thuật vẫn còn tranh cải, chưa có sự thống nhất Các yếu tố này bao gồm độ rộng của phẫu thuật, liên quan đến bướu ác tính, kích thước sang thương, tuổi bệnh nhân, phẫu thuật tuyến mang tai trước đó, lứa tuổi bệnh nhân, thời gian phẫu thuật, tình trạng bệnh lý kèm theo như tiểu đường(10) Trong nghiên cứu của Ikoma(4) nhận thấy tỉ lệ liệt thần kinh mặt tạm thời là 18,9%, thời gian thần kinh mặt hồi phục chức năng là 2,7 tháng Khi phân tích đa biến tác giả nhận thấy liên quan giữa tỉ lệ liệt thần kinh mặt tạm thời và vị trí bướu: trên > dưới (OR= 4,93, p<0,001), trước > sau (OR= 2,91, p=0,021) và thùy sâu > thùy nông (OR= 2,76, p=0,033) Tác giả cũng nhận thấy có đến 75,8% trường hợp liệt thần kinh mặt liên quan đến nhánh bờ hàm dưới Tổn thương nhánh bờ hàm dưới dễ gây liệt mặt vì nhánh này ít có các nhánh nối với các nhánh khác, đường kính nhỏ

và đường đi dài Trong các yếu tố dẫn đến liệt thần kinh mặt sau phẫu thuật tuyến mang tai hầu hết các tác giả đều đồng ý rằng cắt một phần tuyến mang tai so với các phẫu thuật cắt thùy nông tuyến mang tai hay cắt tuyến mang tai toàn phần có bảo tồn thần kinh mặt ít gây ra liệt mặt hơn Điều này có ý nghĩa thống kê Độ rộng bóc tách thần kinh mặt có liên quan đến sang chấn thần kinh mặt và gây ra liệt mặt Theo tác giả Witt(16), liệt thần kinh mặt vĩnh viễn tăng gấp 3 lần, liệt thần kinh mặt tạm thời tăng gấp 2 lần ở

Trang 5

bệnh nhân phẫu thuật cắt tuyến mang tai toàn

phần có bảo tồn thần kinh mặt so với phẫu thuật

cắt một phần thùy nông tuyến mang tai Tác giả

Yuan(20) cũng ghi nhận nguy cơ bệnh nhân có

bệnh lý tiểu đường phẫu thuật tuyến mang tai

cũng có nguy cơ gây liệt mặt cao hơn so với bệnh

nhân không có tiểu đường Trên bệnh nhân tiểu

đường, tế bào Schwann, sợi myelin của thần

kinh dễ bị tổn thương hơn so với bệnh nhân

không có tiểu đường Trong nghiên cứu này, khi

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ liệt

mặt sau mổ chúng tôi cũng nhận thấy bướu có

kích thước nhỏ, bóc tách càng ít nhánh thần kinh

ít có nguy cơ liệt thần kinh mặt tạm thời sau mổ

KẾT LUẬN

Với thời gian theo dõi ít nhất 6 tháng, tỉ lệ liệt

thần kinh mặt vĩnh viễn không xảy ra Tỉ lệ liệt

thần kinh mặt tạm thời chiếm tỉ lệ 34,8% Tỉ lệ

liệt thần kinh mặt có liên quan đến kích thước

bướu, bóc tách nhiều nhánh thần kinh mặt trong

lúc phẫu thuật

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Batsakis JG (1984) “Deep-lobe parotid gland tumor” Ann Otol

Rhinol Laryngol 1984: 93:415-6

2 Eveson JW, Cawson RA(1985) “Salivary gland tumours A

review of 2410 cases with particular reference to histological

types, site, age and sex distribution, J Pathol;146:51–8

3 Iizuka K, Ishikawa K (1998) “Surgical techniques for benign

parotid tumors: segmental resection vs extracapsular

lumpectomy” Acta Otolaryngol Suppl (Stockh); 537:75–81

4 Ikoma R, et al (2014) “Temporary facial nerve dysfunction after

parotidectomy correlates with tumor location”.Auris Nasus

Larynx,41:479-484

5 Lin DT, Coppit GL, Burkey BB, et al (2004) “Tumors of the

accessory lobe of the parotid gland: a 10-year experience”

Laryngoscope;114:1652–1655

6 McGregor AD, Burgoyne M, Tan KC “Recurrent pleomorphic

salivary adenoma: the relevance of age at first presentation” Br

J Plast Surg1988;41:177–181

7 Mra Z, Komisar A, Blaugrund SM (1993) “Functional facial nerve weakness after surgery for benign parotid tumors: a multivariate statistical analysis” Head Neck;15:147–152

8 Nikolaos P, et al (2004) "Superticial parotidectomy: technical medications based on tumour characteristics" Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery; 32, 350-353

9 O’Brien CJ (2003) Current management of benign parotid tumors—the role of limited superficial parotidectomy Head Neck ;25:946–952

10 Orita Y, Hamaya K, Miki K, et al (2010) “Satellite tumors surrounding primary pleomorphic adenomas of the parotid gland” Eur Arch Otorhinolaryngol, 267:801–806

11 Rea JL (2000) "Partial parotidectomies: morbidity and benign tumor recurrence rates in a series of 94 cases" laryngoscope, 110: 924-927

12 Renehan A, Gleave EN, McGurk M (1996) An analysis of the treatment of 114 patients with recurrent pleomorphic adenomas of the parotid gland Am J Surg;172:710–4

13 Roh JL, Kim HS, Park CI (2007): “Randomized clinical trial comparing partial parotidectomy versus superficial or total parotidectomy” Br J Surg 94:1081-1087

14 Spiro RH (1986) “Salivary neoplasms: overview of a 35-year experience with 2,807 patients”, Head Neck Surg;8:177–84

15 Witt RL (2002) "The significance of the margin in parotid surgery for pleomorphic adenoma", Laryngoscope, 112: 2141

-2154

16 Witt RL (2005) "Facial nerve function after partial superficial parotidectomy: an 11-year revievv", Otolaryngol Head Neck Surg, 121: 210-213

17 Witt RL (2005) "Minimally invasive surgery for parotid pleomorphic adenoma" ENT Journal 84(5): 308-311

18 Woods JE, Chong GC, Beahrs OH(1975) Experience with 1,360 primary parotid tumors Am J Surg;130:460-2

19 Yamashita T, Tomoda K, Kumazawa T(1993) “The usefulness

of partial parotidectomy for benign parotid gland tumors” A retrospective study of 306 cases Acta Otolaryngol Suppl

;500:113–6

20 Yuan X (2009) "Predictors of facial palsy after surgery for benign parotid disease: multivariate analysis of 626 operations" Head and Neck, 31:1588-1592

21 Zbaren P, Stauffer E (2007) “Pleomorphic adenoma of the parotid gland: histopa-thologic analysis of the capsular characteristics of 218 tumors” Head Neck ;29:751–757

Ngày nhận bài báo: 27/10/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/10/2014 Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015

Ngày đăng: 22/01/2020, 04:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w