1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt một phần thanh quản trên nhẫn và tạo hình nhẫn móng thanh thiệt

82 520 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

cấu trúc giải phẫu thanh quản một cách tối đa, vừa đảm bảo chức năng sinh lýcủa thanh quản.Từ năm 2005 đến nay, Khoa ung bướu Bệnh viện TMH trung ương đãtiến hành phẫu thuật cắt thanh qu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM MINH TUẤN

§¸NH GI¸ KÕT QU¶ PHÉU THUËT

C¾T MéT PHÇN THANH QU¶N TR£N NHÉN

Vµ T¹O H×NH NHÉN - MãNG - THANH THIÖT

Chuyên ngành : Tai Mũi Họng

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Phòng Quản Lý Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Tai Mũi Họng trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để học tập và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Đảng uỷ, Ban giám đốc, các khoa phòng của bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu tại bệnh viện.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn

chân thành tới PGS.TS Lê Minh Kỳ - người thầy, nhà khoa học đã tận tình

truyền đạt kiến thức cho tôi và trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Những người thầy, nhà khoa học đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn cho tôi nhiều ý kiến quý báu.

Vô cùng biết ơn sự chăm sóc, động viên của gia đình và những người thân yêu, sự quan tâm giúp đỡ và những tình cảm quý báu của người thân, bạn bè đã dành cho tôi.

Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 2015

Tác giả luận văn

Phạm Minh Tuấn

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Phạm Minh Tuấn, học viên cao học khóa 22, chuyên ngành Tai

Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:

1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn

của thầy PGS.TS Lê Minh Kỳ

2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đãđược công bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sởnơi nghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này

Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 2015

Người viết cam đoan

Phạm Minh Tuấn

Trang 4

TMH TW : Tai mũi họng trung ương

TNM : T (khối u), N (hạch cổ), M (di căn xa)

UICC : Union for International Cancer ControlUTTQ : Ung thư thanh quản

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

6,20,22,23,36,37,47,48

Trang 9

1-5,7-19,21,24-35,38-46,49-ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư thanh quản (UTTQ) là một bệnh ác tính thường gặp của đường

hô hấp Khối u thường xuất phát chủ yếu từ lớp biểu mô thanh quản Đây làloại ung thư đứng hàng thứ 8 trong các ung thư ác tính hay gặp nhất và đứnghàng thứ hai trong các khối u ác tính đường hô hấp, sau ung thư phổi Ở ViệtNam, trong số các ung thư vùng đầu cổ, ung thư thanh quản đứng hàng thứ 2sau ung thư vòm mũi họng [1], [2],[3]

Ung thư thanh quản gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới với tỉ lệ khác nhau

ở từng nước Ở Việt Nam tỉ lệ nam/nữ khoảng 10/1 [4], [5], đa phần ung thưthanh quản có xuất phát từ vùng thanh môn (90%) Nhóm tuổi hay gặp nhất từ

40 tuổi đến 70 tuổi Thuốc lá và rượu được xem như là yếu tố nguy cơ chínhcủa ung thư thanh quản [6], [7] Tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương hàngnăm có khoảng 150 trường hợp mắc mới đến khám và điều trị

Điều trị ung thư thanh quản hiện nay chủ yếu là phẫu thuật và tia xạ,trong đó phẫu thuật vẫn giữ vai trò quan trọng

Đối với ung thư thanh quản giai đoạn sớm hiện nay ở Việt Nam, điều trịchủ yếu là phẫu thuật với xu hướng phẫu thuật bảo tồn chức năng của thanhquản Bao gồm chức năng phát âm và chức năng nuốt [8] Tuy nhiên, việcđiều trị phẫu thuật luôn gặp mâu thuẫn giữa mục tiêu lấy hết bệnh tích và khảnăng giữ được chức năng của thanh quản Vì vậy có nhiều phương pháp phẫuthuật bảo tồn thanh quản khác nhau đã được nghiên cứu và phát triển

Trong những năm gần đây, phẫu thuật cắt bán phần thanh quản trên nhẫn(C.H.E.P) [9] đã được áp dụng trên một số bệnh nhân và đạt kết quả khá tốt.Đây là phẫu thuật nhằm giữ chức năng thanh quản sau cắt gần toàn bộ thanhquản là một phẫu thuật hợp lý, vừa đảm bảo lấy hết bệnh tích vừa phục hồi lại

Trang 10

cấu trúc giải phẫu thanh quản một cách tối đa, vừa đảm bảo chức năng sinh lýcủa thanh quản.

Từ năm 2005 đến nay, Khoa ung bướu Bệnh viện TMH trung ương đãtiến hành phẫu thuật cắt thanh quản bán phần trên nhẫn, tạo hình bằng phươngpháp chỉnh hình nhẫn - móng - thanh thiệt cho nhiều bệnh nhân đã mang lạimột số kết quả khả quan về bảo tồn chức năng thanh quản, giảm tái phát, ít taibiến và biến chứng

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có đánh giá đầy đủ về kết quả ung thưhọc của phương pháp điều trị trên như tỷ lệ sống bệnh (Disease-specificsurvival), tỷ lệ sống không phải cắt bỏ thanh quản (laryngectomy-freesurvival), tái phát tại chỗ (local control), tỷ lệ sống thô (Overall Survival), tỷ

lệ sống không bệnh (disease free survival) sau 3 năm, sau 5 năm…, các taibiến, di chứng do phẫu thuật…

Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt một phần thanh quản trên nhẫn và tạo hình Nhẫn-Móng-Thanh Thiệt” với 2 mục tiêu sau:

1 Mô tả đặc điểm lâm sàng, nội soi của ung thư thanh quản có chỉ

định phẫu thuật cắt thanh quản bán phần trên nhẫn và tạo hình Nhẫn-Móng-Thanh Thiệt.

2 Đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt thanh quản bán phần trên nhẫn trong điều trị ung thư thanh quản tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương.

Trang 11

Năm 1871 Van Luschka đã mô tả khá chi tiết đặc điểm giải phẫu củathanh quản là cơ sở cho điều trị phẫu thuật các bệnh lý của thanh quản saunày Sau đó Alfred Kirstein đã giới thiệu phương pháp nội soi thanh quản trựctiếp cho phép quan sát trực tiếp toàn bộ vùng hầu họng, thanh quản và khíquản [11] Đây được coi là những người đặt nền móng cho phẫu thuật thanhquản sau này.

Khi các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng trong y học, đãnhanh chóng hỗ trợ cho phẫu thuật thanh quản bảo đảm độ tin cậy cao hơn, antoàn hơn cho người bệnh Năm 1981, Archer sử dụng kỹ thuật chụp CLVT đểphân chia giai đoạn UTTQ Charlin B và cộng sự thì so sánh hình ảnh tổnthương của ung thư thanh quản giữa nội soi và chụp CLVT Thabet và cộng sựlại so sánh độ chính xác khi đánh giá tổn thương trên lâm sàng và chụp CLVTvới sau phẫu thuật [12], [13], [14]

Điều trị phẫu thuật bảo tồn thanh quản được thực hiện lần đầu tiên năm

1851 bởi Gordon Buck ở Mỹ trên một bệnh nhân nữ 51 tuổi, tuy nhiên thờigian sống thêm của bệnh nhân chỉ là 15 tháng sau phẫu thuật [15]

Trang 12

Năm 1867, Silva Solis - Cohen, có thể là người đầu tiên điều trị UTTQgiai đoạn sớm bằng phương pháp cắt thanh quản bán phần và năm 1892 tác giả

đã báo cáo kết ban đầu điều trị ung thư thanh quản với thời gian sống thêm là

20 năm sau mổ mà không có sự tái phát của bệnh xảy ra [16], [17]

Đầu thế kỷ 20, chúng ta chứng kiến một bước tiến đáng kể trong điềutrị ung thư thanh quản bằng phương pháp phẫu thuật cắt bán phần đứng thanhquản Themistokles Gluck đã hoàn thiện phương pháp cắt thanh quản bánphần vào năm 1903, tuy nhiên phương pháp này vẫn không được phổ biến và

tỷ lệ tái phát bệnh cao, đặc biệt là nuốt sặc gây các biến chứng hô hấp

Sau chiến tranh thế giới thứ hai cùng với sự phát triển của phương phápgây mê hồi sức, truyền máu và sự ra đời của kháng sinh cũng như sự hiểu biếtchi tiết hơn về giải phẫu của thanh quản thì điều trị bằng phương pháp cắt bánphần trong ung thư thanh quản được mô tả bởi các tác giả như Alonso năm

1947 [18], Ogura năm 1958 [19] đã cải thiện đáng kể không những giúp kéodài thời gian sống thêm mà còn giúp bảo tồn chức năng hô hấp, giọng nói vàkhả năng nuốt của bệnh nhân

Năm 1959, Majer - Rieder [20] đã đề cập đến một kỹ thuật mới cắtthanh quản, cho phép duy trì đường thở tự nhiên Đó là kỹ thuật cố định nhẫn

- móng - thanh thiệt (C.H.P), nguyên tắc cơ bản là lấy bỏ toàn bộ tầng thanhmôn Phía dưới có thể tới một phần sụn nhẫn, phía trên tới phần sụn thanhthiệt dưới xương móng

Majer nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc bảo vệ sụn thanh thiệt đốivới chức năng nuốt sau mổ Đặc biệt tác giả đã tạo hình phần mất tổ chứcbằng cách cố định xương móng với sụn nhẫn, lúc đó cách tạo hình này hoàntoàn mới mẻ Tác giả giới thiệu một nghiên cứu trên sáu bệnh nhân, có babệnh nhân đã được cố định nửa thanh quản, nhưng tiếc rằng cả sáu bệnh nhânđều không được theo dõi nên không rõ kết quả

Trang 13

Đến 15 năm sau, vào năm 1974, nguyên tắc cắt gần toàn bộ thanhquản của Majer mới được J.J Piquet [20] hoàn chỉnh và hệ thống hóa thànhmột kỹ thuật hoàn chỉnh: kỹ thuật cắt một phần thanh quản trên nhẫn tạohình kiểu cố định nhẫn - móng - thanh thiệt hay còn gọi là kỹ thuật cắt gầntoàn bộ thanh quản có tạo hình bằng cố định nhẫn - móng - thanh thiệt haycòn được gọi tắt là C.H.E.P Ngày nay C.H.E.P được chấp nhận và áp dụngrộng rãi ở các nước châu Âu, trong khi đó mãi tới năm 1990 mới được côngnhận và áp dụng ở Mỹ.

1.1.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, năm 1962 Giáo Sư Trần Hữu Tước đã thực hiện ca cắtthanh quản toàn phần đầu tiên Từ đó về sau phẫu thuật được áp dụng chủ yếu

để điều trị UTTQ tại viện TMH Trung ương

Năm 2007, Nguyễn Vĩnh Toàn nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chụpCLVT của tổn thương ung thư thanh quản đối chiếu với phẫu thuật [3]

Năm 2008, Tống Xuân Thắng nghiên cứu cắt bán phần thanh quản trênnhẫn có tạo hình kiểu chỉnh hình nhẫn - móng - thanh thiệt [21]

1.2 GIẢI PHẪU THANH QUẢN

- Thanh quản là một phần quan trọng của đường dẫn khí đi từ họngmiệng đến khí quản, đồng thời là cơ quan phát âm chính [22]

- Thanh quản có cấu trúc khung sụn nằm ở giữa vùng cổ, ngang mức từđốt sống cổ 3 đến đốt sống cổ 6 Khung sụn thanh quản được liên kết vớinhau bởi hệ thống dây chằng và cân cơ

Trang 14

Hình 1.1 Thanh quản nhìn từ trước và sau [22]

1.2.1 Phân vùng và ứng dụng

1.2.1.1 Theo giải phẫu

Ổ thanh quản được bắt đầu từ lỗ vào của thanh quản, chỗ thanh quảntiếp giáp với hầu và kết thúc ở bờ dưới sụn nhẫn

Có hai nếp niêm mạc: nếp tiền đình hay còn gọi là băng thanh thất haydây thanh giả và nếp thanh âm hay còn gọi là dây thanh chia thanh quản ralàm 3 phần: phần trên, phần giữa và phần dưới [22]

Phần trên

Còn được gọi là tiền đình thanh quản, đi từ lỗ vào thanh quản đến nếp tiền đình

Lỗ vào thanh quản có hình bầu dục, nằm chếch lên trên và ra sau, giớihạn trước bởi bờ tự do của sụn thanh thiệt, hai bên là nếp phễu - thanh thiệt,phía sau là sụn phễu và vùng liên phễu

Nếp tiền đình được tạo bởi dây chằng giáp phễu đội niêm mạc lên, mộtkhe hẹp được tạo lên giữa hai nếp tiền đình gọi là khe tiền đình Nếp tiền đình

có chức năng bảo vệ thanh quản và đường thở trong động tác nuốt

Giữa nếp tiền đình và nếp thanh âm còn có một khoang hẹp đó là thanhthất Morgagni, nơi đây có thể tạo thành thoát vị thanh quản tạo nên túi khí(Laryngocele)

Trang 15

nữ thì hẹp hơn nam giới.

Phần dưới

Có cấu trúc hình phễu ngược, đi từ khe thanh môn đến bờ dưới sụn nhẫn Niêm mạc lót ổ dưới thanh môn lỏng lẻo, dễ bóc tách và nhiều tuyếnchế tiết nên dễ bị phù nề do viêm hoặc sang chấn

Trang 16

Tầng thượng thanh môn

Được tính từ bờ trên của sụn thanh thiệt cho tới mặt phẳng nằm ngangqua mặt trên của bờ tự do dây thanh, tầng thượng thanh môn được phân thành

Thượng thanh môn bao gồm:

- Nắp thanh thiệt trên móng

- Nắp thanh thiệt dưới móng

- Khoang trước thanh thiệt

- Mặt thanh quản của nếp phễu thanh thiệt

- Hai sụn phễu

- Băng thanh thất

Tầng thanh môn

Được tính tiếp tục từ trên cho tới hết mặt phẳng nằm ngang qua mặt dưới

bờ tự do của dây thanh, phía trước là chỗ bám của cân giáp - phễu (cân dâythanh); phía sau là sụn phễu

Thanh môn bao gồm:

- Dây thanh: mặt trên, mặt dưới, bờ tự do

- Mép trước

Trang 17

- Mép sau

Tầng hạ thanh môn

Được tính tiếp tục từ bờ dưới của thanh môn đến bờ dưới sụn nhẫn.Đây là vị trí hiếm gặp ung thư thanh quản tiên phát mà hay gặp do sự lanxuống của ung thư thanh môn

1.2.2 Các khoang của thanh quản

Hình 1.3 Sơ đồ cấu trúc của các khoang thanh quản [24]

Khoang trước thanh thiệt (khoang giáp móng thanh thiệt)

- Khoang này được Orton gọi là khoang của Boyer Về giới hạn thì phíatrên là dây chằng móng thanh thiệt, phía trước là màng giáp móng và sụngiáp, phía sau là sụn nếp và dây chằng giáp - nắp thanh thiệt

- Khoang này được lấp đầy bởi tổ chức mỡ, mô lỏng lẻo phía trước,phía ngoài chứa các tiểu nang

- Ung thư mặt thanh quản, sụn nắp và ung thư mép trước thường haylan vào khoang này

Khoang cạnh thanh môn

Vùng dưới niêm mạc của băng thanh thất liên tục với khoang cạnhthanh môn được giới hạn bởi nón đàn hồi phía dưới và sụn giáp phía ngoài.Phía trên là tiền đình thanh quản khoang cạnh thanh môn được phân chia với

Trang 18

khoang thượng thanh môn bởi màng tứ giác, giới hạn sau của khoang là niêmmạc xoang lê Phía dưới ngoài liên tiếp với khoảng nhẫn giáp

1.2.3 Mạch máu của thanh quản

1.2.3.1 Động mạch

Cấp máu cho thanh quản từ 3 nguồn chính

- Động mạch thanh quản trên xuất phát từ động mạch giáp trên, chuiqua màng giáp thanh thiệt và cấp máu cho tầng trên của thanh quản

- Động mạch thanh quản trước dưới từ nhánh tận của động mạch giáptrên chui qua màng nhẫn giáp cung cấp máu cho tầng dưới của thanh quản

- Động mạch thanh quản sau dưới là nhánh của động mạch giápdưới nhánh này cung cấp máu cho hệ thống cơ và niêm mạc của thànhsau thanh quản

1.2.3.2 Tĩnh mạch

- Mỗi động mạch thường có một tĩnh mạch vệ tinh đi kèm

- Tĩnh mạch thanh quản trên và trước dưới thì đổ về tĩnh mạch giáp trên,tĩnh mạch thanh quản sau dưới đổ về tĩnh mạch giáp dưới

1.2.4 Dẫn lưu bạch huyết thanh quản

- Dẫn lưu bạch huyết thanh quản theo 2 hệ thống nông và sâu, hệ thốngsâu không có sự thông thương với nhau,

ngược lại hệ thống nông ở niêm mạc có

sự thông thương và dẫn lưu bạch huyết

về cả 2 bên Hiểu về dẫn lưu bạch huyết

cú vai trò căn bản trong điều trị ung thư

thanh quản

- Bạch huyết vùng thượng thanh

môn đổ vào nhóm dưới cơ nhị thân 2 bên

(cảnh trên) và nhóm cảnh giữa cùng bên

Hình

Trang 19

1.2.5 Thần kinh chi phối thanh quản

Chi phối thần kinh vận động và cảm giác của thanh quản đều xuất phát

từ dây thần kinh phế vị hay dây X qua 2 nhánh:

- Thần kinh thanh quản trên: là dây hỗn hợp chủ yếu là cảm giác Xuấtphát từ sừng trên của hạch (Flesciferime) chạy chếch xuống dưới và ra trướctrong thành hạ họng tới phía sau của sừng xương móng và chia làm 2 nhánh:

+ Nhánh giữa (nhánh trên): đi cùng với động mạch thanh quản trên tạothành bó mạch- thần kinh, chi phối cảm giác cho tầng trên của thanh quản, hạhọng và một phần đáy lưỡi

+ Nhánh bên (nhánh dưới): đi cùng động nách nhẫn - giáp, chi phốivận động cho cơ nhẫn giáp và chui qua màng nhẫn giáp, chi phối cảm giáccủa tầng giữa, tầng duới của thanh quản

Dây thần kinh thanh quản trên chi phối chủ yếu cảm giác, nếu bị tổnthương thường có biểu hiện nuốt sặc nhất là với chất lỏng

-Thần kinh thanh quản dưới (thần kinh thanh quản quặt ngược) là dâythần kinh vận động cho tất cả cả cơ nội thanh quản (trừ cơ nhẫn - giáp) Xuấtphát của dây thần kinh thanh quản dưới 2 bên khác nhau:

+ Bên trái: Từ dây X vòng qua quai động mạch chủ rồi vòng lêntrên chui vào rãnh khí - thực quản, như vậy nó có một đoạn liên quanđến trung thất trên

Trang 20

+ Bên phải: dây quặt ngược vòng qua động mạch dưới đòn sau đóchui vào rãnh khí - thực quản như vậy bên phải không có đoạn liên quanđến trung thất Tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược sẽ dẫnđến khàn tiếng, nếu tổn thương cả 2 bên dẫn đến liệt sụn phễu 2 bên vàgây khó thở thanh quản Trong các phẫu thuật tuyến giáp và vùng cổ nóichung việc chủ động tìm dây quặt ngược sẽ tránh được tai biến cắt phải nótrong quá trình bóc tách.

1.3 SINH LÝ THANH QUẢN

Thanh quản có 4 chức năng chính là: Phát âm, thở, nuốt và bảo vệ [26]

1.3.1 Chức năng phát âm

Giọng nói của con người được hình thành do sự phối hợp của miệng,họng, thanh quản, phổi, cơ hoành, các cơ bụng và cơ vùng cổ Có 4 hoạt độngtrong quá trình phát âm:

- Cơ chế luồng hơi: đây là động lực cho quá trình tạo thanh

- Tạo thanh: là quá trình tạo âm thanh do sự rung của âm thanh

- Cộng hưởng: là sự tăng hay giảm của một số âm và lọc âm

- Cấu âm: là sự sắp xếp của các âm để tạo thành từ

1.3.2 Chức năng thở

Thanh quản dẫn không khí từ họng vào khí quản hoặc từ khí quản lênhọng Trong độc tác hít vào thanh môn mở ra tối đa, trái lại khi thở ra thanhmôn chỉ mở vừa phải

1.3.3 Chức năng bảo vệ

Được thực hiện bởi phản xạ đóng thanh môn và ho tống ra mỗi khi có

di vật hay hơi cay vào đến thanh quản

1.3.4 Chức năng nuốt [21]

* Thì môi miệng

Thì môi miệng là thì hoàn toàn chủ động bao gồm hai khoảng thời gian

Trang 21

căn bản đó là khoảng thời gian thức ăn được chuẩn bị trong miệng để tạo thànhviên nuốt và sau đó là viên nuốt này được đẩy vào trong họng miệng.

* Thì họng

Thì họng diễn ra hoàn toàn thụ động, nó được bắt đầu khi viên thức ăntrượt tới trụ sau của amidan Có hai hiện tượng xảy ra trong thì này đó là: Sựđóng của thanh quản và hoạt động nuốt của họng

Sự đóng của thanh quản

Có ba động tác quan trọng diễn ra trong quá trình này:

- Sự ngả ra sau của sụn thanh thiệt: Thanh thiệt ngả ra sau bịt đườngvào thanh quản Hoạt động này được thực hiện nhờ sự co của các cơ đáylưỡi và cơ móng - thanh thiệt, kết quả là thức ăn thì bị đẩy xuống và đồngthời thanh quản được nâng lên Sự ngả ra sau của sụn thanh thiệt có vai tròbảo vệ phụ do hai cơ chế: Một là hướng viên thức ăn đi về phía xoang lê,hai là giúp tạo thành một rãnh nhỏ để hướng dòng chảy của nước bọt vàchất lỏng xuống miệng thực quản

- Sự nâng lên của thanh quản: Thanh quản được nâng lên phía trên vàhướng ra phía trước, có xu hướng tỳ vào đáy lưỡi Động tác này được thựchiện nhờ sự co của các cơ trên móng cùng với sự cố định của xương hàm dưới

và sự tham gia của các cơ sàn miệng

Động tác nâng lên của thanh quản hoàn chỉnh nhờ sự co của cơ giáp móng và đồng thời có sự giãn của cơ ức giáp Kết quả là sụn giáp được kéolên trên và ra trước, khoảng giáp - móng ép vào khoang giáp - móng - thanhthiệt, vùng rìa của sụn thanh thiệt bị bẻ cong

-Sự nâng lên của thanh quản sẽ đẩy bộ khung thanh quản ra khỏi luồngthức ăn và làm cho đoạn hạ họng bị dài thêm ra và nó làm cho miệng thựcquản mở ra

Như vậy giữa sụn giáp và xương móng luôn luôn tồn tại một khoảngcách giúp thanh quản nâng lên, hạ xuống được nhịp nhàng Trong các can

Trang 22

thiệp phẫu thuật vào vùng họng - thanh quản, khoảng cách tự nhiên này càngđược tôn trọng bao nhiêu thì cơ chế nuốt càng ít bị rối loạn bấy nhiêu.

- Sự khép lại của thanh môn:

Sự khép lại của thanh môn nhờ vào sự khép của hai dây thanh do các

cơ giáp - phễu, cơ nhẫn - phễu và cơ liên phễu co lại, nhờ đó hai sụn phễuđược nâng lên trên và đưa ra trước, động tác căng của băng thanh thất phủthêm lên trên bình diện hai dây thanh

Quá trình đóng lại của thanh quản rất phức tạp, nó được bắt đầu từ bìnhdiện hai dây thanh sau đó đến sự đóng lại của hai băng thanh thất rồi đến sụnthanh thiệt và sau cùng là nẹp phễu - thanh thiệt

Hoạt động nuốt của hạ họng

Hoạt động này đảm bảo cho viên thức ăn đi từ đáy lưỡi xuống quaxoang lê tới miệng thực quản

Hiện tượng thanh quản được kéo lên trên và ra trước đã làm tăng khẩukính trước - sau của họng miệng và phần trên của hạ họng: Hạ họng đượcgiãn ra theo trục đứng dọc và trục ngang dẫn đến sự giãn ra tiếp tục của phầndưới hạ họng và làm cho thức ăn được rơi xuống Hơn nữa, lúc này xuất hiện mộtsóng nhu động lan truyền từ họng mũi xuống và đẩy thức ăn xuống hai xoang lê.Sóng nhu động làm cho cơ co thắt theo kiểu lan truyền: Khi cơ siết họng trên colại thì cơ xiết họng dưới giãn ra nhờ thêm trọng lực mà thức ăn được rơi xuống

Như vậy, có ba yếu tố chính giúp cho sự vận.chuyển thức ăn trong ốnghọng: lực đẩy ban đầu của đáy lưỡi, sự nhu động của các cơ siết họng vàchính bản thân trọng lực của thức ăn Lực đẩy ban đầu của đáy lưỡi rất quantrọng, đóng vai trò như một chiếc piston cực mạnh tạo cho viên thức ăn cómột lực quán tính Cũng cần lưu ý rằng dù vậy nhưng đôi khi hoạt động nuốt

Trang 23

vẫn chưa được hoàn thiện, có thể vẫn còn một ít thức ăn đọng lại trong xoang

lê để dọn sạch nó, cần đến động tác nuốt thứ phát

* Thì thực quản

Sự trôi viên thức ăn qua miệng thực quản

Miệng thực quản là chỗ thắt thứ tư trên đường đi của thức ăn, nó

được mở ra nhờ cơ chế giãn các cơ co bình thường thì miệng thực quản

luôn luôn đóng, nó chỉ được mở ra ngay khi thanh quản được kéo lên phía trên

do phản xạ của dây X

Sự vận chuyển thức ăn từ thực quản xuống dạ dày

Thức ăn sau khi được đẩy từ họng qua miệng thực quản thì sẽ được vậnchuyển từ thực quản xuống dạ dày nhờ ba yếu tố:

- Trọng lực của thức ăn cùng với quán tính của nó

- Nhu động của ống thực quản

- Mở cơ thắt thực quản - dạ dày

Trong ba yếu tố trên thì nhu động thực quản đóng vai trò quan trọng vìtrong thực tế người ta vẫn thực hiện được động tác nuốt ở các tư thế khác tưthế đứng

1.3.5 Ảnh hưởng của một số cấu trúc giải phẫu tới cơ chế nuốt

* Vai trò của xương móng

- Xương móng là hòn đá tảng của hệ thống co giãn của thanh quản

- Xương móng là nơi bám của hầu hết các cơ đáy lưỡi và các cơ ngoạithanh quản

* Vai trò của sụn thanh thiệt

- Phần sụn thanh thiệt trên xương móng có nhiệm vụ hướng dòng nướcbọt xuống phía miệng thực quản Ở những người bình thường, phần nàykhông có vai trò bảo vệ đường thở

- Phần sụn thanh thiệt dưới xương móng, ngược lại, có vai trò quan trọng

Trang 24

trong quá trình bảo vệ thanh quản; trong động tác nuốt, dưới tác động của các

cơ siết họng thì chân sụn thanh thiệt được kéo về phía sụn phễu để tạo thànhmột chốt chặn thức ăn khỏi rơi vào thanh quản

Như vậy phần trên của sụn thanh thiệt đóng vai trò như một kênh dẫnchất lỏng về phía thực quản còn phần dưới như một chiếc khóa chặn đườngvào thanh quản

* Vai trò của các cơ siết họng

Có ba cơ siết họng: trên, giữa và dưới, ba cơ này bó sát vào với cân hạhọng, các thớ cơ sếp lên nhau như kiểu ngói lợp Cơ siết họng giữa và cơ siếthọng dưới có tác dụng kéo thanh quản lên trên, cơ siết họng dưới tạo nên cơnhẫn - họng - chính là miệng thực quản (miệng Kilian) Cả ba cơ này đóng vaitrò khởi động cho chuyển động co thắt của thực quản

* Sụn bảo vệ của đường thở và khái niệm các chốt chặn

Trong những năm 1930, Hue thực hiện phẫu thuật cắt bỏ sụn thanh thiệtnhưng không gây ra rối loạn nuốt sặc, điều đó khiến các nhà phẫu thuật thời đócho rằng sụn thanh thiệt không có vai trò gì trong cơ chế bảo vệ đường thở.Trong phẫu thuật cắt gần toàn bộ thanh quản, cố định nhẫn - móng củaLABAYLE thì nuốt sặc rất nghiêm trọng và đôi khi phải hy sinh cả thanhquản để tránh nuốt sặc Phẫu thuật này lấy bỏ cả tầng thanh môn và sụn thanhthiệt Ngược lại, trong phẫu thuật cắt gần toàn bộ thanh quản, cố định nhẫn-móng - thanh thiệt PIQUET chỉ thay đổi, giữ lại sụn thanh thiệt thì chức năngnuốt được cải thiện rất nhiều Vì vậy chắc chắn sụn thanh thiệt đóng vai trònhất định trong quá trình bảo vệ đường thở

Chúng ta dều biết đến vai trò bảo vệ đường thở của tầng thanh mônnhưng trong phẫu thuật cắt bỏ đáy lưỡi - xương móng và sụn thanh thiệt, mặc

dù thanh môn còn nguyên vẹn nhưng di chứng nuốt sặc đôi khi cũng rấtnghiêm trọng Vì vậy không một cấu trúc giải phẫu riêng biệt nào đóng vai tròquyết định trong cơ chế bảo vệ đường thở Các cấu trúc giải phẫu cùng nhautạo thành "các chốt chặn" để bảo vệ thanh quản Vùng họng và thanh quản có

Trang 25

Vậy trong phẫu thuật chức năng vùng họng - thanh quản, để tránh dichứng nuốt sặc thì việc bảo vệ được hai trong bốn chốt chặn là lý tưởng.

* Vai trò của dây thần kinh thanh quản trên

Đây là dây chi phối cảm giác cho vùng thanh quản và hạ họng, dây thanhquản trên là điểm khởi phát của rất nhiều các phản xạ, đặc biệt là phản xạ bảo vệ.Cần giữ lại tối thiểu dây thanh quản trên của một bên để tránh nuốt sặc

* Khoảng cách giữa sụn nhẫn - xương móng

Giữa sụn nhẫn và xương móng luôn luôn tồn tại một khoảng cách giúpthanh quản nâng lên, hạ xuống được nhịp nhàng Trong các can thiệp phẫuthuật vào vùng họng - thanh quản, khoảng cách này càng được tôn trọng baonhiêu thì cơ chế nuốt càng ít bị rối loạn bấy nhiêu

1.4 UNG THƯ THANH QUẢN

1.4.1 Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ

Trang 26

lệ phụ nữ hút thuốc, uống rượu trong những năm gần đây tăng lên [27] TheoSnehal tỉ lệ này đã giảm từ 9/1 xuống còn 5/1 trong 2 thập kỷ gần đây [28].Tại Mỹ năm 2012, ước tính có 12.360 bệnh nhân mới được chẩn đoán ung thưthanh quản và 3.650 người bị chết do ung thư thanh quản [29], với độ tuổi gặpnhiều nhất là 40 - 70 tuổi, nhiều nhất ở nhóm 50 - 60 tuổi [3], [4], [30].

Tại Việt Nam ước tính đến năm 2000 tỷ lệ mắc bệnh UTTQ là3/100.000 mỗi năm [30], tỷ lệ nam/nữ = 10/1 [3]

1.4.1.2 Các yếu tố nguy cơ

- Hút thuốc lá (Tobaco) là yếu tố nguy cơ chính trong ung thư thanhquản Người ta xác định chất Hydrocarbon vòng và hắc tín (tars) trong thuốc

lá là chất gây ung thư mạnh trong ung thư thanh quản [31] Nguy cơ UTTQtăng ở người có thói quen hút thuốc từ lúc trẻ, số năm hút thuốc lá, số lượngthuốt hút tăng dần

- Rượu (Alcohol) cũng là yếu tố nguy cơ trong UTTQ, đặc biệt ngườivừa hút thuốc vừa uống rượu thi nguy cơ UTTQ tăng gấp 25 - 50 lần [31]

- Các yếu tố nguy cơ khác như: Trào ngược dạ dày- thực quản, tiếp xúclâu dài với bụi gỗ, bụi đá…

- Yếu tố nghề nghiệp: Thợ sơn, thợ cơ khí, sản xuất đồ nhựa, tiếp xúcthường xuyên với diesel, khói dầu khí

- Thiếu hụt trong chế độ dinh dưỡng: Thiếu hụt Vitamin B, vitaminA,Beta - carotene, retinoids được xem như là đóng một vai trò trong sự pháttriển ung thư biểu mô vẩy nói chung

- Các bệnh lý tiền ung thư như: Bạch sản thanh quản Leukoplasia, unhú (papilloma) thanh quản nhất là thể đảo ngược

- Tình trạng viêm thanh quản mạn tính ở người già

Trang 27

- Ngoài ra các bất thường về giải phẫu như: Lanyngoccelle, rãnh dâythanh Có mối liên quan với UTTQ.

1.4.2 Lâm sàng

1.4.2.1 Triệu chứng cơ năng

- Khàn tiếng: Xuất hiện sớm, liên tục, khàn tiếng kéo dài, khàn đặc, tăngdần, mất hết âm sắc, khàn cứng nặng như tiếng nạo gỗ nên gọi là giọng gỗ

- Khó thở: Giai đoạn đầu không khó thở, về sau khối u to che lấp dầnthanh môn bệnh nhân xuất hiện khó thở tăng dần giai đoạn muộn khó thởtrầm trọng cần mở khí quản cấp cứu UTTQ giai đoạn sớm chưa khó thởhoặc khó thở nhẹ

- Ho: Lúc đầu thỉnh thoảng có ho khan, từng cơn ngắn 2-3 tiếng về sau

ho có thể có đờm hay lẫn máu

- Đau họng, nuốt vướng, nuốt khó: Trong ưng thư thượng thanh môn(nhất là vùng rìa) các dấu hiệu này có sớm, còn ung thư thanh môn thì dấuhiệu này xuất hiện muộn hơn Có thể đau nhói lên tai do phản xạ

- Hơi thở hôi: Thường có ở giai đoạn muộn

- Trong ung thư thanh quản giai đoạn sớm khàn tiếng là dấu hiệu đầutiên và gần như là duy nhất, các dấu hiệu khác như khó thở, đau họng,ho hầu như không gặp

Trang 28

buồng Morgani Ngoài ra soi thanh quản trực tiếp bằng ống cứng cũng cho phépbấm sinh thiết để giúp chẩn đoán.

Hình 1.5 Khối u sùi dây thanh qua

Optic70°

Hình 1.6 U sùi toàn bộ dây thanh

qua soi trực tiếp

- Một số tổn thương hay gặp trong ung thư thanh quản giai đoạn sớm như:

Một mảng bạch sản tăng sừng có thể kèm thâm nhiễm

U sùi như súp lơ

Một vùng dây thanh thâm nhiễm không rõ ranh giới

Một vết loét: nông hoặc sâu, dễ chảy máu

- Trong giai đoạn sớm thì di động hai dây còn tốt, sau đó dần bị hạn chế

di động (giai đoạn T2) và cố định hoàn toàn ở giai đoạn muộn

- Khám sụn giáp và khoang giáp móng thanh thiệt để đánh giá sự lan tràncủa u ra những vùng này Ở giai đoạn muộn u có thể thâm nhiễm qua sụn giáp và

ra vùng trước thanh quản Có hình ảnh mu rùa, da thâm nhiễm cứng chắc, có thểmất dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột sống (u lan ra khoảng sau nhẫn phễu).Trong ung thư thanh quản giai đoạn sớm các dấu hiệu này không thấy

- Khám hạch cổ: Tỉ mỉ từng bên, đánh giá các đặc tình về vị trí, sốlượng, kích thước, mật độ, độ di động của hạch Ung thư thanh quản; nhất làkhối u tầng thanh môn giai đoạn sớm chưa có di căn hạch

Trang 29

- Nội soi đường hô hấp, tiêu hóa trên: tìm vị trí ung thư thứ hai

- Sinh thiết: Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán

- Chụp cắt lớp vi tính: giúp đánh giá vị trí, kích thước khối u, độ lanrộng sang các cơ quan kế cận (theo cả 3 chiều không gian), nhất là 1 số vùng

mà trên lâm sàng không thể đánh giá được như khoang giáp móng thanh thiệt,khoang cạnh thanh môn, sụn giáp

Đánh giá sự di căn hạch: Vị trí, số lượng, kích thước của hạch Tiêu chí

để đánh giá sự lan tràn về hạch trên CLVT là kích thước là >1.5 cm ở lát cắttrục, có giảm tỷ trọng ở trung tâm hạch [3]

- Ngoài ra có thể: Chụp XQ, siêu âm ổ bụng, để xác định sự di căncủa ung thư

1.4.4 Mô bệnh học của ung thư thanh quản

- Về vi thể, đa số (90-95%) UTTQ thuộc type ung thư biểu mô tế bàovảy Những thể khác như: ưng thư biểu mô không biệt hóa, ung thư mô liênkết rất hiếm gặp [1]

Trang 30

Hình 1.7 Mô bệnh học Tế Bào Vẩy Ung Thư Thanh Quản

1.4.5 Hướng lan truyền trong ung thư thanh quản

* Thượng thanh môn

Hình 1.8 Các hướng lan tràn của khối u thượng thanh môn [28]

1 Hướng lan tràn của khối u mặt thanh quản của sụn nắp thanh thiệt.

2 Hướng lan tràn của khối u buồng Morgani.

3 Hướng xâm lấn vào khoang trước thanh thiệt.

Trang 31

* Thanh môn

Các khối u bờ tự do của dây thanh thường lan theo các hướng sau: + Ra phía trước có thể thâm nhiễm sâu vào mép trước để vào sụngiáp (T4), nhưng đa số các trường hợp u chỉ lướt qua mép trước mà sangbên đối diện (T1b)

+ Ra phía sau để xâm lấn vào mấu thanh

+ Lan sang bên vào thanh thất Morgagni

+ Xuống hạ thanh môn, nhưng chỉ ở bề mặt

Hình 1.9 Hướng lan tràn của khối u thanh môn [28]

* Hạ thanh môn

Khối u có vị trí xuất phát từ tầng hạ thanh môn rất hiếm Chúng thường

có xu hướng lan tràn xuống phía dưới xuống khí quản hoặc ra trước qua màngnhẫn giáp vào vùng cổ Nguy cơ lan tràn theo mạch bạch huyết ít hơn khối uvùng thượng thanh môn nhưng cao hơn khối u tầng thanh môn

1.4.6 Phân giai đoạn TNM theo UICC 2002 [32]

Trang 32

* Khối u thượng thanh môn

- T1: U giới hạn tại 1 vị trí ở thượng thanh môn, dây thanh di độngbình thường

- T2: Khối u xuất phát từ vùng thượng thanh môn lan tràn tới thanhmôn hoặc niêm mạc các vị trí khác (niêm mạc đáy lưỡi, hố lưỡi thanh thiệt,thành trong xoang lê), dây thanh không bị cố định

- T3: Khối u khu trú trong thanh quản làm cố định dây thanh và/hoặclan tràn ra các vùng lân cận: vùng sau nhẫn phễu, khoang giáp móng thanhthiệt, khoang cạnh thanh môn và/hoặc mặt trong sụn giáp

- T4:

+ T4a: U xâm lấn qua sụn giáp và/hoặc mô ngoài thanh quản (khí quản,

mô mềm vùng cổ bao gồm cơ sâu ngoại lai của lưỡi, cơ dưới móng, tuyếngiáp hay thực quản

+ T4b: U xâm lấn tới khoang trước sống, vỏ của động mạch cảnh hoặctrung thất

* Khối u thanh môn

- T1: Khối u giới hạn ở dây thanh, có thể xâm lấn mép trước hoặc sauvới di động dây thanh bình thường:

+ T1a: Khối u giới hạn ở 1 dây thanh

+ T1b: Khối u lan tràn ra hai dây thanh

- T2: Khối u giới hạn ở thanh quản với sự phát triển lên trên hoặc xuốngdưới thanh môn nhưng <0,5 cm, và/hoặc làm giảm sự di động của dây thanh

- T3: Khối u giới hạn ở thanh quản với sự cố định dây thanh và/hoặc xâm nhập khoang cạnh thanh môn và/hoặc mặt trong sụn giáp

Trang 33

- T4:

+ T4a: U xâm lấn qua sụn giáp và/hoặc mô ngoài thanh quản (khí quản,

mô mềm vùng cổ bao gồm các cơ sâu ngoại lai của lưỡi, các cơ dưới móng,tuyến giáp hay thực quản

+ T4b: U xâm lấn tới khoang trước sống, vỏ của động mạch cảnh hoặctrung thất

* Khối u hạ thanh môn

- T1: Khối u giới hạn tại vùng hạ thanh môn

- T2: Khối u lan tới dây thanh, dây thanh di động bình thường hoặc giảm

- T3: U giới hạn trong thanh quản, làm cố định dây thanh

- T4:

+ T4a: U xâm lấn qua nhẫn hoặc sụn giáp và/ hoặc mô ngoài thanhquản (khí quản, mô mềm vùng cổ bao gồm cơ sâu ngoại lai của lưỡi, cơ dướimóng, tuyến giáp hay thực quản)

+ T4b: U xâm lấn tới khoang trước sống, vỏ của động mạch cảnh hoặctrung thất

1.4.6.2 Hạch cổ (N)

- Nx: Không thể đánh giá được hạch vùng cổ

- No: không có dấu hiệu lan tràn hạch

- N1: Di căn một hạch cùng bên kích thước: hạch < 3cm

- N2: Di căn một hạch cùng bên kích thước: 3cm < Hạch <6cm, hoặc dicăn nhiều hạch nhưng chưa vượt quá 6cm

+ N2a: Di căn chỉ một hạch cùng bên kích thước: 3cm < hạch < 6cm+ N2b: Di căn nhiều hạch cùng bên kích thước: hạch < 6cm

+ N2c: Di căn hạch đối bên hoặc hai bên, kích thước: hạch < 6cm

- N3: Di căn hạch kích thước: hạch > 6cm

Trang 34

1.4.6.3 Di căn xa (M)

- Mo: Không di căn

- M1: có di căn

1.4.6.4 Phân chia giai đoạn (S)

- Giai đoạn S1: T1NoMo

- Giai đoạn S2: T2NoMo

- Giai đoạn S3: T3NoMo, hoặc T1-3N1Mo

- Giai đoạn S4: T4No-1Mo hoặc mọi T N2-3Mo hoặc mọi T mọi N M1

1.4.7 Chẩn đoán

1.4.7.1 Chẩn đoán ung thư tầng thanh môn giai đoạn sớm

- Cơ năng: Dựa vào dấu hiệu khàn tiếng kéo dài là chính, khàn mất hết

âm sắc, đau họng, đôi lúc đau lên tai, ho khan đôi lúc có đờm lẫn máu

- Thực thể: Soi thanh quản gián tiếp, trực tiếp thấy có tổn thương: Nụsùi, vết loét bờ nham nhở, thâm nhiễm, ở 1 hoặc 2 bên dây thanh, lan ra méptrước, buồng Morgani, chớm lan xuống hạ thanh môn Dây thanh, sụn phễu diđộng bình thường hoặc hạn chế di động

- Chụp CLVT: Khối u thường ở vị trí 1 bên dây thanh lan ra mép trước,hai bên dây thanh, băng thanh thất, buồng morgani Khối u có thể chiếm hết

bề dày dây thanh, có xu hướng lan vào khoang cạnh thanh môn

- Mô bệnh học: Là tiêu chuẩn chẩn đoán xác định

1.4.7.2 Chẩn đoán phân biệt.

- Lao thanh quản

- Papillome

- Polyp thanh quản

- Viêm thanh quản

Trang 35

1.4.8 Về điều trị

UTTQ giai đoạn sớm trong đó ung thư tầng thanh môn chiếm tỷ lệ caonhất do đó điều trị bảo tồn thanh quản được đặt lên hàng đầu Vì vậy việc lựachọn phương pháp điều trị là hết sức quan trọng

1.4.8.2 Soi treo vi phẫu bằng Laser

Phẫu thuật này có độ chính xác cao, tổn thương ít, tỷ lệ phải mở khíquản thấp, bệnh nhân hồi phục nhanh, chất giọng tốt Tuy vậy phẫu thuậtbằng laser CO2 còn nhiều hạn chế như:

- Tia đi thẳng nên khó phẫu thuật các khối u ở ngách thanh quản, nhất

là vùng mép trước

- Tác dụng cầm máu kém nên khó khăn trong phẫu thuật

- Đánh giá vùng phẫu thuật an toàn khó khăn hơn phẫu thuật mở

1.4.8.3 Phẫu thuật mở cắt bảo tồn thanh quản

Có rất nhiều kỹ thuật cắt thanh quản bảo tồn được thực hiện, sự lựachọn kỹ thuật tùy thuộc vào độ xâm lấn tại chỗ:

* Mở sụn giáp cắt dây thanh: Mở sụn giáp theo đường giữa, cắt dây

thanh bị tổn thương, khâu phục hồi niêm mạc, khâu phục hồi lại sụn giáp

* Cắt bán phần đứng thanh quản: Bao gồm các kỹ thuật cắt trán bên,

trán trước thanh quản Tuy vậy ngày nay ít được thực hiện do không lấy bỏ antoàn khối u (nhất là u ở khoang cạnh thanh môn) và nguy cơ hẹp thanh mônsau phẫu thuật cao

Trang 36

* Cắt thanh quản bán phần trên nhẫn tạo hình kiểu CHEP (tái tạo bằng

cố định nhẫn - móng - thanh thiệt).

Phẫu thuật được Majer - Rieder thực hiện năm 1959, sau đó được Piquet

hoàn thiện báo cáo lần đầu vào năm 1974

- Bộc lộ thanh quản từ xương móng đến sụn nhẫn

- Thanh quản được mở từ phía trên của sụn giáp, ngay phía chân sụnthanh thiệt

- Cắt toàn bộ sụn giáp, dây thanh, băng thanh thất 2 bên (có thể kèmtheo cắt sụn phễu 1 bên)

- Tạo hình thanh quản bằng cố định xương móng, sụn thanh thiệtxuống sụn nhẫn

Phẫu thuật này cho phép giữ được các chức năng của thanh quản: phát

âm, thở và nuốt

- Nhược điểm:

+ Lấy bỏ u quá mức (của phẫu thuật bảo tồn)

+ Chiều cao thanh quản ngắn lại, mất chức năng của sụn nắp gây ra nuốt sặc kéo dài

Hình 1.10 Tạo hình thanh quản theo Piquet [20]

Trang 37

* Phẫu thuật cắt thanh quản bán phần trên nhẫn chỉnh hình nhẫn móng thanh thiệt (CHEP) kiểu Pignat [21] và kiểu Tucker.

Phẫu thuật này cắt thanh quản gần như phẫu thuật Piquet, nhưng đểlại phần sau cánh sụn giáp, tạo hình lại phần trước thanh quản bằng lưới chỉ

và phủ cơ lên trên Sự gắn kết giữa sụn nhẫn và xương móng nhờ vào ba sợichỉ Chromic 1.0 các sợi chỉ này đi vòng từ sụn nhẫn tới chân sụn thanh thiệtrồi vòng lên qua xương móng (kiểu Pignat) Hoặc sử kéo trượt sụn thanh thiệtxuống, khâu cố định chân sụn thanh thiệt vào sụn nhẫn, tạo hình phần trướcsụn thanh quản (kiểu Tucker)

Hình 1.11 Tạo hình thanh quản theo Pignat [21] và Tucker

Sự gắn kết này giữ cho thanh quản và hạ họng có được chiều cao nhưban đầu Đây là điểm khác biệt về tạo hình so với kỹ thuật kinh điển phẫuthuật đảm bảo lấy hết khối u và đảm bảo chức năng của thanh quản

Phẫu thuật này đã và đang được áp dụng tại Khoa ung bướu Bệnh việnTMH trung ương, cho đến nay tất cả trường hợp được phẫu thuật thành công,

ít tai biến

Phẫu thuật vừa đảm bảo lấy hết khối u vừa đảm bảo bảo tồn được chức năngcủa thanh quản Có thể lấy bỏ tối đa phần sụn thanh quản nếu bị tổn thương,khung sụn thanh quản được tạo hình vững chắc, ít nguy cơ sẹo hẹp sau mổ

Trang 38

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân được chẩn đoán xác định UTTQ,được điều trị phẫu thuật cắt bán phần thanh quản trên nhẫn từ 01/2005 đếntháng 09/2012, khám và theo dõi diễn biến tại Trung Tâm ung bướu - Bệnhviện TMH trung ương

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Được chẩn đoán UTTQ tầng thanh môn giai đoạn T1b, T2 (qua lâmsàng, nội soi), phù hợp chỉ định phẫu thuật cắt một phần thanh quản trênnhẫn và tạo hình Nhẫn-Móng-Thanh thiệt

- Các kết quả giải phẫu bệnh là ung thư trước và sau phẫu thuật

- Các hồ sơ bệnh án lưu trữ, ghi chép đầy đủ các phần trong bệnh ántheo nội dung nghiên cứu

- Được điều trị và theo dõi tại khoa ung bướu - Bệnh viện TMHtrung ương

- Trường hợp bệnh nhân không khám định kỳ do các nguyên nhânkhác nhau sẽ được mời khám lại trong thời gian tiến hành nghiên cứuhoặc trả lời thư,hoặc gọi điện thoại theo mẫu đã in sẵn đầy đủ các thôngtin và sẽ được xếp vào nhóm được đánh giá kết quả điều trị

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

Chúng tôi loại trừ tất cả các bệnh nhân thuộc các nhóm sau:

Trang 39

- Ung thư thanh quản được phẫu thuật cắt thanh quản bán phần bằngphẫu thuật khác.

- Các trường hợp ung thư thanh quản nhưng hồ sơ bệnh án thất lạc hoặckhông đầy đủ,bỏ dở điều trị

- Các bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu và mô tả từng trường hợp

- Cỡ mẫu: 115

2.2.1 Các bước tiến hành

2.2.1.1 Nghiên cứu hồi cứu

- Tập hợp hồ sơ bệnh án lưu trữ, thu thập số liệu cần nghiên cứu điền vàobệnh án mẫu, gửi thư,hoặc gọi điên thoại mời bệnh nhân đến khám lại,hoặctrả lời đầy đủ các thông tin trong thư thăm dò kết quả điều trị

- Cách thức tiến hành:

• Nguyên cứu về bệnh học:

Khai thác hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân UTTQ đạt đủ tiêu chuẩn đãnêu trên tại phòng lưu trữ hồ sơ của bệnh viện Tai-Mũi-Họng Trung Ương cácthông tin về:

+ Hành chính: tên,tuổi, giới,nghề nghiệp,địa chỉ.Ngày vào viện,ngày raviện được coi là mốc thời gian chẩn đoán,điều trị bệnh và phân tích thời giansống thêm

+ Nhận định sự liên quan giữa tuổi và giới với UTTQ

+ Nhận xét sự liên quan giữa UTTQ với một số yếu tố nguy cơ (hútthuốc,uống rượu,các viêm mạn tính đường họng)

Trang 40

* Xác định vị trí tổn thương thực thể đầu tiên (vị trí khởi đầu) theotừng phần giải phẫu thanh quản, theo từng vị trí của từng tầng bằngkết quả soi gián tiếp, trực tiếp và nhận xét vị trí khởi đầu hay gặp.

* Đánh giá sự di động của dây thanh trong sự lan tràn của khối u đểsắp xếp giai đoạn bệnh, nhận xét về phương pháp điều trị dựa vào

độ di động của dây thanh theo 3 mức độ: di động bình thường, hạnchế, cố định Nhận xét giá trị tiên lượng của di động dây thanh

* Các hình thái tổn thương lâm sàng nguyên phát được tính theo phầntrăm nhờ kết quả soi trực tiếp, gián tiếp Từ đó rút ra kết luận về cáchình thái tổn thương hay gặp cần lưu ý khi thăm khám lâm sàng

* Các triệu chứng về hạch vùng (N) được đánh giá qua kết quả thămkhám lâm sàng và được sắp xếp lại theo tiêu chuẩn xếp loại TNM củaUICC 2002 [33]

* Liên quan giữa T và N theo tổn thương khởi đầu từ thượng thanhmôn và thanh môn để nhận xét khả năng di căn theo tầng giải phẫuthanh quản

+ Các triệu chứng cận lâm sàng:

* Phân loại mô bệnh học tổn thương dựa vào kết quả giải phẫu bệnhqua hồi cứu trên các hồ sơ bệnh án đối với kết quả điều trị để nhậnxét yếu tố tiên lượng

Ngày đăng: 21/06/2017, 02:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Anthony J., Andrew B. (1996), "A short history of laryngoscopy", Log Phon Vocol. 21, p. 181-185 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A short history of laryngoscopy
Tác giả: Anthony J., Andrew B
Năm: 1996
12. Archer CR, Sagel SS, Yeager VL, Martin S, Friedman WH (1981),"Staging of carcinoma of the larynx: comparative accuracy of ct and laryngography", AJR am J Roentgenol. 136(3), p. 571-575 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Staging of carcinoma of the larynx: comparative accuracy of ct andlaryngography
Tác giả: Archer CR, Sagel SS, Yeager VL, Martin S, Friedman WH
Năm: 1981
13. Charlin B (1989), "Asessment of laryngeal cancer: CTScan versus endoscopy”J Otolaryngol. 18(6), p. 283-288 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Asessment of laryngeal cancer: CTScan versusendoscopy
Tác giả: Charlin B
Năm: 1989
14. Thabet H.M., Sessions D.G. et al (1996), "Comparison of clinical valuation and computed tomographic diagnostic accuracy for tumors of the larynx and hypopharynx”, Laryngoscope. 106(5), p. 589-594 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Comparison of clinicalvaluation and computed tomographic diagnostic accuracy for tumors ofthe larynx and hypopharynx
Tác giả: Thabet H.M., Sessions D.G. et al
Năm: 1996
15. Buck G. On the surgical treatment of morbid growths within the larynx.Trans Am Med Assoc 1853;6:509-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trans Am Med Assoc
17. Solis-Cohen J. Two cases of laryngectomy for adenocarcinoma of the larynx.Trans Am Laryngol Assoc 1892;14:60-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trans Am Laryngol Assoc
18. Alonso JM. Conservative surgery of cancer of the larynx.Trans Am Acad Ophthalmol Otolaryngol 1947;51:633-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trans AmAcad Ophthalmol Otolaryngol
19. Ogura JH. Supraglottic subtotal laryngectomy and radical neck dissection for carcinoma of the epiglottis. Laryngoscope 1958;68:983-1003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Laryngoscope
20. Piquet J.J. La crico-hyoido-epigottopexie. Technique operatoire et résultats fonctionelles. Ann. Oto Laryng, 1974, 91, n 12, 681- 686 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oto Laryng
22. Trịnh Văn Minh, Hoàng Văn Cúc (1999), Giải phẫu người. NXB Y học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu người
Tác giả: Trịnh Văn Minh, Hoàng Văn Cúc
Nhà XB: NXB Y họcHà Nội
Năm: 1999
23. Ngô Quang Quyền (1997), “Giải phẫu thanh học”. Giải phẫu người.NXB Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu thanh học”
Tác giả: Ngô Quang Quyền
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1997
24. Carl E.Silver.MD(1981), “Surgical anatomy of the larynx”.In “Surgery for cancer of the larynx” vol2.p13-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Surgical anatomy of the larynx”."In “Surgeryfor cancer of the larynx
Tác giả: Carl E.Silver.MD
Năm: 1981
25. Greene F.L, Compton C.C,Fritz D.A (2006), “Larynx”.In “AJCC cancer staging atlas”.2006 Springer Science+Business Media, Inc.p41-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “Larynx”."In “AJCC cancerstaging atlas
Tác giả: Greene F.L, Compton C.C,Fritz D.A
Năm: 2006
26. Võ Tấn (1989), “Ung thư thanh quản và ung thư hạ họng”. Tai mũi họng thực hành tập III. NXB Y học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ung thư thanh quản và ung thư hạ họng”
Tác giả: Võ Tấn
Nhà XB: NXB Y học Hà Nội
Năm: 1989
27. Parkin D.Max, Bray Freddie, J. Ferlay, Paola Pisani (2005), "Global Cancer Satitstics”, 2002, CA: A Cancer Journal for Clinician. 55(2), p.74-108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: GlobalCancer Satitstics
Tác giả: Parkin D.Max, Bray Freddie, J. Ferlay, Paola Pisani
Năm: 2005
28. Snehal G.P., Peter R.E., Paul Q.M. (2006), "Tumours of the larynx", Head and Neck oncology, tr. 483-533.15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tumours of the larynx
Tác giả: Snehal G.P., Peter R.E., Paul Q.M
Năm: 2006
29. Society American Cancer (2012), Cancer Facts &amp; Figures 2012, American Cancer Society, Atlanta Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cancer Facts & Figures 2012
Tác giả: Society American Cancer
Năm: 2012
30. Bùi Viết Linh (2002), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị ung thư thanh quản bằng phẫu thuật và xạ trị , Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng,kết quả điều trị ung thư thanh quản bằng phẫu thuật và xạ trị
Tác giả: Bùi Viết Linh
Năm: 2002
31. Weusman R.A,Moe K.S, Orloff L.A (2003). “Neoplams of the larynx and laryngopharynx”. In “Ballenger’s Otorhinolaryngology Head and Neck Sugery”. Edited by James B.Snow Jr,MD and John Jacob Ballenger MD. 2003 BC Decker inc. Chapter 54.p1270-1313 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Neoplams of the larynxand laryngopharynx"”. In “Ballenger’s Otorhinolaryngology Head andNeck Sugery
Tác giả: Weusman R.A,Moe K.S, Orloff L.A
Năm: 2003
32. Edge S.B., Byrd D.R., Compton C.C., et al, chủ biên (2010), AJCC Cancer Staging Manual, 7th ed., Springer, New York, 57-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: AJCCCancer Staging Manual
Tác giả: Edge S.B., Byrd D.R., Compton C.C., et al, chủ biên
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w