Mục tiêu nghiên cứu trình bày kinh nghiệm bước đầu trong chẩn đoán và xử trí nhiễm trùng ổ bụng sau cắt ruột thừa nội soi. Nghiên cứu tiến hành các trường hợp nhiễm trùng ổ bụng sau cắt ruột thừa nội soi từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2011.
Trang 1NHIỄM TRÙNG Ổ BỤNG SAU PHẪU THUẬTNỘI SOI
CẮT RUỘT THỪA
Nguyễn Thanh Phong*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ngày nay, cắt ruột thừa qua nội soi ổ bụng được thực hiện cho hầu hết các trường hợp viêm
ruột thừa cấp tại các bệnh viện Có sự gia tăng tỉ lệ nhiễm trùng ổ bụng sau cắt ruột thừa nội soi so với mổ mở Trong nước chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh này
Mục tiêu nghiên cứu: Kinh nghiệm bước đầu trong chẩn đoán và xử trí nhiễm trùng ổ bụng sau cắt ruột
thừa nội soi
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các trường hợp nhiễm trùng ổ bụng sau cắt ruột thừa nội soi từ tháng
1/2010 đến tháng 5/2011
Kết quả: 18 trường hợp nhiễm trùng ổ bụng sau cắt ruột thừa nội soi được điều trị tại khoa HSCC bệnh
viện Bình Dân, có 10 nữ, 8 nam, ngày hậu phẫu trung bình 10,3 (4-21) Kích thước ổ nhiễm trùng trung bình 37,5mm (2-94mm).Có 4 TH phải mổ lại qua nội soi dẫn lưu ổ tụ dịch, 2 TH mổ mở cắt mỏm ruột thừa còn sót, 1
TH chọc hút dẫn lưu qua siêu âm, 11 TH điều trị nội
Kết luận: Nhiễm trùng ổ bụng sau cắt ruột thừa nội soi xảy ra vào thời gian hậu phẫu Đa số đáp ứng điều
trị nội Can thiệp phẫu thuật khi ổ nhiễm trùng lớn 50mm
Từ khóa: Cắt ruột thừa qua nội soi, nhiễm trùng ổ bụng, mỏm ruột thừa
ABSTRACT
INTRA-ABDOMINAL INFECTIONS AFTER LAPAROSCOPIC APPENDECTOMY
Nguyen Thanh Phong* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 16 - Supplement of No 1 - 2012: 173 – 178
Background: Laparoscopic appendectomy is used for almost acute appendicitis at hospitals There is an
increased rate of intra-abdominal infections after laparoscopic appendectomy (LA) compared with open appendectomy (OA).There have been no reports this in medical researches
The aim of the study: We report our experiences in diagnosis and treatment intra-abdominal infections
after laparoscopic appendectomy
Methods: We completed a retrospective all patients with intra-abdominal infections undergone LA for acute
appendicitis treated at Binh Dan hospital from January 2010 to May 2011
Results: We retrospectively analyzed 18 patients; there are 10 females and 8 males It happened in 10.3th
(4-21) postoperative laparoscopic appendectomy The average diameter intra-abdominal infections were 37.5mm (2-94mm) There were 4 cases drainage laparoscopic, 2 cases laparotomy to cut residual stump appendix, there was a case drainage percutaneous under ultrasound guiding The others were successful with medical treatment
Conclusions: Intra-abdominal infections after laparoscopic appendectomy happened in early postoperative
time Almost cases were successful with medical treatment Operative in intra-abdominal infection’s diameter over 50mm
ĐHY Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Thanh Phong ĐT: 0903643310 Email: phongy89@yahoo.com,
Trang 2Keywords: Laparoscopic appendectomy, intra-abdominal infections, residual stump appendix
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cắt ruột thừa là một trong những phẫu
thuật thường gặp nhất tại các bệnh viện hiện
nay Đã có nhiều báo cáo chứng tỏ cắt ruột thừa
nội soi có nhiều ưu điểm hơn so với mổ mở
Tuy nhiên, những thách thức hiện nay mà phẫu
thuật nội soi phải đối mặt là thời gian mổ kéo
dài và tăng tỉ lệ nhiễm trùng ổ bụng sau mổ
Nhiều nghiên cứu(2,5,19) gần đây cho thấy có sự
gia tăng tỉ lệ nhiễm trùng ổ bụng sau cắt ruột
thừa nội soi so với mổ mở Trong nước chưa có
nhiều nghiên cứu về vấn đề này
Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm nêu kinh nghiệm bước đầu trong
chẩn đoán và xử trí nhiễm trùng ổ bụng sau cắt
ruột thừa nội soi
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hồi cứu 18 trường hợp nhiễm
trùng ổ bụng sau cắt ruột thừa nội soi được điều
trị tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Bình Dân
từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2011
KẾT QUẢ
Có 10 bệnh nhân nữ: 8 bệnh nhân nam
Thời gian hậu phẫu trung bình sau mổ nội
soi cắt ruột thừa là 10,3 ngày (4-21 ngày)
Ngày điều trị trung bình 8 (4-20 ngày)
Số bệnh nhân được mổ tại bệnh viện Bình
Dân là 11 Trong thời gian này chúng tôi có 1786
TH cắt ruột thừa nội soi, như vậy tỉ lệ nhiễm
trùng ổ bụng sau cắt ruột thừa nội soi tại bệnh
viện chúng tôi là 0,6%
Có 7 TH được mổ ở bệnh viện khác
Bảng 1 Tình trạng ruột thừa lúc mổ
Tình trạng ruột thừa lúc mổ Số ca (%)
Ruột thừa sung huyết 3 (16,6%)
Bảng 2 Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng Số lượt
Tất cả bệnh nhân đều nhập viện vì đau bụng cấp, sốt và có phản ứng thành bụng vùng hố chậu P khi khám Có 2 (11,1%) TH có khối u hố chậu P căng đau
Công thức máu có số lượng bạch cầu tăng trên 9000 trong 17 trường hợp, bạch cầu trung bình là 13044 (thay đổi 6800-17900) Chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính
Siêu âm bụng được thực hiện cho 17 bệnh nhân 1 TH siêu âm không bất thường 6 TH phát hiện khối echo hỗn hợp vùng hố chậu P với kích thước trung bình 37,5mm (2-94mm), 9
TH có dịch giữa các quai ruột vùng hố chậu P
và 1 TH có dịch túi cùng Douglas
CTscan bụng được thực hiện cho 8 bệnh nhân, 7 TH có kết quả là ổ apxe vùng hố chậu P với kích thước trung bình 13,28 mm (2-32 mm), 1
TH không bất thường
Bảng 3 Điều trị
Cách xử trí Số ca (%)
Nội soi dẫn lưu ổ tụ dịch 4 (22,2%)
Mổ mở cắt mỏm ruột thừa còn sót 2 (11,1%) Chọc hút dẫn lưu dưới hướng dẫn siêu âm 1 (5,5%)
Có 5 TH được nội soi ổ bụng thám sát kết quả là có 4 TH phát hiện ổ tụ dịch được tiến hành dẫn lưu, 1 TH phát hiện còn sót mỏm ruột thừa được chuyển mổ mở cắt mỏm ruột thừa
Bảng 4 Kết quả cấy dịch ổ bụng nhiễm trùng
Vi trùng Số ca (%)
Vi trùng không mọc 5 (71,4%)
BÀN LUẬN
Cắt ruột thừa là một trong những phẫu thuật thường gặp nhất tại các bệnh viện hiện nay Trong khi các phẫu thuật khác như cắt túi mật nội soi cho thấy có kết quả vượt trội so với
mổ mở thì những thuận lợi hơn của cắt ruột
Trang 3thừa nội soi so với mổ mở chưa được chứng
minh rõ(19)
Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ cắt ruột
thừa nội soi thì ưu điểm hơn cắt ruột thừa mổ
mở Tuy nhiên, nhiều báo cáo gần đây cho thấy
có sự gia tăng tỉ lệ nhiễm trùng ổ bụng sau cắt
ruột thừa nội soi so với mổ mở(2,5,19)
Nghiên cứu của Sauerland(17) cho thấy tỉ lệ
nhiễm trùng vết mổ là gần một nửa và áp xe
trong ổ bụng sau cắt ruột thừa nội soi nhiều gấp
3 lần so với mổ mở Nguyên nhân của sự tăng tỉ
lệ này trong cắt ruột thừa nội soi thì không rõ,
có nhiều nghiên cứu mở rộng về những đặc
điểm miễn dịch của bệnh nhân được cắt ruột
thừa nội soi tuy nhiên kết quả của những
nghiên cứu này cho đến nay vẫn còn nhiều đối
lập(16)
Nhiễm trùng trong ổ bụng sau cắt ruột thừa
là biến chứng nặng nề của phẫu thuật nội soi, tỉ
lệ nhiễm trùng ổ bụng sau mổ của cắt ruột thừa
nội soi trong nghiên cứu gần đây là 3,6%(1) So
với nghiên cứu của Ivatory(9) từ 3,3% đến 4,5%
Tang(20) có 11% bệnh nhân bị nhiễm trùng
trong ổ bụng sau cắt ruột thừa nội soi cho các
ruột thừa vỡ so với 3% trong mổ mở
Bonanni(2), có 2/66 (3%) bệnh nhân cắt ruột
thừa mở bị nhiễm trùng trong ổ bụng so với
3/11(27%) bệnh nhân trong cắt ruột thừa nội soi
Theo Rohit(16) tỉ lệ nhiễm trùng trong ổ bụng
sau cắt ruột thừa nội soi là 1,14% Của chúng tôi
là 0,6%
Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân làm
tăng tỉ lệ nhiễm trùng trong ổ bụng sau cắt ruột
thừa nội soi đặc biệt là cho các ruột thừa vỡ:
dịch nhiễm trùng có thể lan khắp khoang bụng
khi bơm hơi và lẽ ra khi đó các ổ nhiễm trùng sẽ
hiện diện khắp trong ổ bụng Tuy nhiên, trong
hầu hết các nghiên cứu các ổ nhiễm trùng đều
khu trú ở hố chậu P(19) Một khả năng khác là
trong mổ mở, ruột thừa được cắt bên ngoài ổ
bụng và vùi gốc làm giảm khả năng lây nhiễm
khoang phúc mạc, khác với cắt ruột thừa nội soi
ruột thừa được bóc tách và cắt trong khoang
phúc mạc
Nhiều báo cáo gần đây trong y văn cho thấy
có sự gia tăng nhiễm trùng trong ổ bụng sau mổ những ruột thừa có hoại tử sử dụng kỹ thuật nội soi Frazee(5) hồi cứu 15 TH ruột thừa hoại tử và
19 TH ruột thừa vỡ được cắt nội soi có 7% nhiễm trùng trong ổ bụng sau mổ ở nhóm ruột thừa hoại tử và 26% ở nhóm ruột thừa vỡ
Bảng 5 Tỉ lệ nhiễm trùng ổ bụng
Pedersen (14) Long (11) Rohit (16) Stacy (19) Chúng
tôi
Số bệnh nhân LA
Tỉ lệ nhiễm trùng trong ổ bụng
5,6% 5,1% 1,14% 6,4% 0,6%
Tương tự, trong 1786 ca mổ ruột thừa nội soi tại bệnh viện chúng tôi trong thời gian nghiên cứu có 11 TH nhiễm trùng ổ bụng chiếm tỉ lệ 0,6%
Một nguyên nhân khác cũng được đề cập đến là còn sót mỏm ruột thừa khi mổ nội soi Nhiều phẫu thuật viên cho rằng cắt ruột thừa qua nội soi có tỉ lệ để lại mỏm ruột thừa cao hơn mổ mở Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Liang(10), chỉ có 34% bệnh nhân bị viêm mỏm ruột thừa được cắt ruột thừa nội soi trước đó Chúng tôi có 2 (28,4%) TH còn sót mỏm ruột thừa khi mổ nội soi
Sinh bệnh học
Nhiễm trùng ổ bụng sau sau cắt ruột thừa nội soi là tình trạng nhiễm trùng khu trú hố chậu phải, được cô lập bởi sự viêm dính mạc nối lớn hay các tạng lân cận Ổ tụ dịch nhiễm trùng thường có vi khuẩn yếm khí và hiếu khí của đường tiêu hoá Vi khuẩn trong khoang phúc mạc, đặc biệt là vi khuẩn từ đại tràng, kích thích hiện tượng viêm cấp tính Mạc nối lớn và tạng lân cận có khuynh hướng cô lập ổ nhiễm trùng tạo tình trạng viêm tấy, gây tình trạng thiếu oxy tạo điều kiện cho vi khuẩn yếm khí tăng sinh gây cản trở tế bào hạt diệt khuẩn Nếu không điều trị vi khuẩn càng tăng sinh có thể gây nhiễm khuẩn huyết hay sốc
Trang 4Sự hình thành ổ tụ dịch nhiễm trùng trong ổ
bụng sau phẫu thuật ngày càng nổi bật và đặt ra
nhiều vấn đề trong phòng ngừa và xử trí Tình
trạng này thường kèm theo hiện tượng viêm
dính vùng hố chậu phải, điều này có thể dẫn
đến tắc ruột mà đôi khi phải mổ để gở dính sau
này Việc làm sạch ổ bụng sau phẫu thuật nội
soi theo lý thuyết làm giảm nguy cơ tụ dịch
nhiễm trùng trong ổ bụng từ đó làm giảm nguy
cơ dính ruột sau mổ
Qua nhiều trường hợp được điều trị tại
khoa hồi sức cấp cứu tại bệnh viện Bình Dân
chúng tôi nhận thấy tụ tụ dịch nhiễm trùng
trong ổ bụng sau cắt ruột thừa nội soi đều
khu trú ở hố chậu phải
Chẩn đoán
Bệnh nhân bị nhiễm trùng trong ổ bụng sau
phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa nếu phát hiện
và xử trí sớm thì sẽ giảm thiểu biến chứng và tử
vong(4)
Đặc điểm lâm sàng
Chẩn đoán nhiễm trùng ổ bụng sau mổ cắt
ruột thừa thường khó khăn do dùng thuốc giảm
đau và kháng sinh sau mổ gây che lấp triệu
chứng đau bụng, sốt và tăng bạch cầu Lâm sàng
có nhiều thay đổi: đau liên tục, khối u hố chậu
phải căng đau, phản ứng thành bụng hố chậu
phải, sốt cao dao động, liệt ruột sau mổ kéo dài,
tăng bạch cầu Nếu ổ nhiễm trùng nằm sâu các
dấu hiệu này có thể không có và chỉ có triệu
chứng sốt kéo dài, rối loạn tiêu hoá Điều này
cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi,
bệnh nhân nhập viện trong thời gian hậu phẫu
đa số có triệu chứng đau bụng cấp, sốt và có
phản ứng thành bụng vùng hố chậu P khi khám
Có 2 (11,1%) TH có khối u hố chậu P căng đau
Chẩn đoán hình ảnh
Những tiến bộ của phương tiện chẩn đoán
hình ảnh gần đây đã giúp chẩn đoán sớm và can
thiệp điều trị những trường hợp nhiễm trùng ổ
bụng sau mổ
Siêu âm là phương tiện thích hợp trong
xác định nhiễm trùng trong ổ bụng nhưng đôi
khi có hạn chế khi bệnh nhân bị trướng bụng, liệt ruột, hay có nhiều hơi trong ruột Chúng tôi có 17 bệnh nhân được thực hiện siêu âm bụng 1 TH siêu âm không bất thường 6 TH phát hiện khối echo hỗn hợp vùng hố chậu P với kích thước trung bình 37,5mm (2-94mm), 9
TH có dịch giữa các quai ruột vùng hố chậu P
và 1 TH có dịch túi cùng Douglas Siêu âm giúp chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng trong
ổ bụng trong 16/17 (94,1%) TH
Nếu tình trạng bệnh nhân ổn định thì CT scan là phương tiện được chọn trong hầu hết trường hợp, CT có thể phát hiện lượng dịch nhỏ,viêm dính, còn sót mỏm ruột thừa,với độ nhạy cao(12) Chúng tôi có 8 bệnh nhân được thực hiện CT, 7 TH kết quả là ổ nhiễm trùng vùng hố chậu P với kích thước trung bình 13,28
mm (2-32 mm), 1 TH không bất thường Như vậy CT giúp chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng trong ổ bụng trong 6/7 (85,7%) TH
Nội soi ổ bụng chẩn đoán ngày càng được
sử dụng nhiều trong việc xác định nguyên nhân đau bụng sau mổ cắt ruột thừa nội soi, qua đó
có thể kết hợp xử trí thương tổn Chúng tôi có 5
TH được nội soi ổ bụng thám sát kết quả là có 4
TH phát hiện ổ tụ dịch được tiến hành dẫn lưu,
1 TH phát hiện còn sót mỏm ruột thừa được chuyển mổ mở cắt mỏm ruột thừa
Tình trạng ruột thừa trong lần mổ trước: nhiễm trùng trong ổ bụng là biến chứng nặng sau phẫu thuật cắt ruột thừa Nguy cơ này càng tăng tuỳ thuộc mức độ thương tổn giải phẫu bệnh của ruột thừa khi mổ Theo Ried(15) ruột thừa hoại tử hay vỡ có tỉ lệ nhiễm trùng trong ổ bụng sau cắt ruột thừa là 7,5% Có nhiều ý kiến khác nhau cho rằng có phải cắt ruột thừa nội soi (LA) làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong ổ bụng sau mổ
Tang(20) có 11% bệnh nhân bị nhiễm trùng trong ổ bụng sau cắt ruột thừa nội soi cho các ruột thừa vỡ so với 3% trong mổ mở Bonanni(2),
có 2/66 (3%) bệnh nhân cắt ruột thừa mở cho ruột thừa có biến chứng bị nhiễm trùng trong ổ bụng so với 3/11(27%) trong cắt ruột thừa nội
Trang 5soi Chúng tôi có 1 (5,5%) TH ruột thừa hoại tử
và 1 (5,5%) TH vỡ so với 9 (49,9%) TH ruột thừa
sung huyết và mưng mủ 7 TH khác được
chuyển viện nên không xác định được tình
trạng ruột thừa khi mổ Trong nghiên cứu này, tỉ
lệ nhiễm trùng trong ổ bụng là 0,6%, không
nhiều sau phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa Chỉ
có 2 bệnh nhân nhiễm trùng ổ bụng trong
nghiên cứu này lúc phẫu thuật là ruột thừa hoại
tử và ruột thừa vỡ
Theo Pedersen(14) những bệnh nhân bị ruột
thừa hoại tử hay vỡ có nguy cơ cao nhiễm trùng
trong ổ bụng và không nên cắt ruột thừa nội soi
và tác giả cũng nhấn mạnh rằng cũng có liên
quan đến kinh nghiệm của phẫu thuật viên nội
soi Tuy nhiên cho đến nay điều này vẫn chưa
có chứng cứ đáng tin cậy(16) Vì vậy, nguyên
nhân nhiễm trùng ổ bụng sau phẫu thuật nội soi
cắt ruột thừa so với mổ mở phải được xem là có
liên quan đến những đặc trưng của phẫu thuật
nội soi hay là do áp dụng những kỹ thuật đặc
biệt trong phẫu thuật cắt ruột thừa(16)
Điều trị: bệnh nhân nhiễm trùng trong ổ
bụng sau phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa bao
gồm xử trí nguồn gây nhiễm và kháng sinh
Bởi vì những ổ tụ dịch lớn có khả năng vỡ
gây viêm phúc mạc toàn thể, nhiễm trùng huyết,
tắc ruột hay rò tiêu hoá nên những ở tụ dịch có
kích thước 50-70 mm nên được điều trị dẫn lưu
Chọn lựa cách điều trị thích hợp nhất và
không nên cứng nhắc với câu hỏi dẫn lưu hay
không dẫn lưu Trước tiên cần phải đánh giá
toàn bộ tình trạng của bệnh nhân bao gồm sinh
hiệu, các xét nghiệm thường qui và chuẩn bị cẩn
thận những yêu cầu điều trị tốt nhất cho bệnh
nhân dựa trên những kiến thức và điều kiện
hiện có của bệnh viện
Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm hay
theo y văn, cho ruột nghĩ ngơi và nuôi dưỡng
tĩnh mạch, chọc hút dẫn lưu dưới hướng dẫn
của siêu âm hay CT
Nhiều nghiên cứu ủng hộ điều trị nội khoa
bảo tồn(8), và cho rằng nên điều trị nội khoa
những ổ nhiễm trùng có đường kính < 40 mm và
chọc hút ổ tụ dịch bằng catheter qua da khi ổ nhiễm trùng có đường kính trung bình 65 mm
Đa số bệnh nhân (61,1%) của chúng tôi được điều trị nội bảo tồn cho kết quả tốt
Cách điều trị tốt nhất tụ dịch sau mổ cắt ruột thừa nội soi là chọn lựa phương pháp xâm hại tối thiểu nhằm giải quyết triệu chứng lâm sàng Dẫn lưu bằng mổ mở nên tránh do làm tăng tỉ lệ biến chứng và tử vong(13,21) Chọc hút và dẫn lưu qua da cho kết quả thành công 85-95%(1) Chọc hút dẫn lưu qua da dưới hướng dẫn của siêu âm hay CT thì an toàn và hiệu quả
Nhiều nghiên cứu khác cho rằng phẫu thuật
là quan trọng nhất trong điều trị nhiễm trùng trong ổ bụng sau phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa(12) Chọn lựa chọc hút dẫn lưu hay phẫu thuật tùy thuộc lâm sàng Theo Gervais(7)
khuyên các ổ nhiễm trùng trong ổ bụng nên được dẫn lưu bằng catheter qua da vì tỉ lệ thành công cao và biến chứng thấp
Theo Deveney(3) dẫn lưu ổ tụ dịch bằng catheter qua da là chọn lựa đầu tiên Mặc dù có nhiều nghiên cứu cho rằng có đến 50% bệnh nhân được dẫn lưu ổ tụ dịch bằng catheter Ổ tụ dịch sau khi cắt ruột thừa gần đây thì nên chọc hút qua da khi vách của ổ tụ dịch đã trưởng thành, nếu có dấu hiệu phản ứng thành bụng hay có kèm xuất huyết thì chỉ định can thiệp phẫu thuật cấp cứu, nếu ổ tụ dịch < 30 mm thì
có thể điều trị thử bằng kháng sinh hay kết hợp với chọc hút
Chúng tôi chỉ có 1/7(14,3%) TH dẫn lưu qua
da dưới hướng dẫn siêu âm là do các trường hợp còn lại có tình trạng viêm dính nhiều vùng
hố chậu P ruột bao quanh ổ tụ dịch có nguy cơ thủng ruột khi chọc hút dẫn lưu
Cũng theo Deveney(3) tỉ lệ mổ dẫn lưu ổ tụ dịch thay đổi từ 50-60% theo tác giả nên mổ khi bệnh nhân có 1 ổ tụ dịch kích thước > 50mm, thời gian nằm viện > 60 ngày và không nên mổ khi có nhiều ổ tụ dịch kích thước nhỏ và đáp ứng điều trị nội
Tùy theo kinh nghiệm của phẫu thuật viên hay điều kiện hiện có tại bệnh viện, tùy thuộc
Trang 6vào tính chất của ổ tụ dịch như: kích thước,
cấu trúc xung quanh, có hơi bên trong hay
xung quanh hay không Nói chung nguyên
tắc cơ bản là chọn lựa đường tiếp cận ổ tụ
dịch ngắn nhất, ít ảnh hưởng các cơ quan lân
cận và tránh lây nhiễm những vùng vô trùng
khác trong xoang bụng
Có nhiều cách tiếp cận ổ tụ dịch như qua hố
chậu P, trực tràng, âm đạo hay qua phúc mạc(18)
Nguyên tắc chung theo thứ tự là tránh lây
nhiễm, theo nguyên tắc này thì qua ngã thành
bụng hố chậu phải hay qua âm đạo là chọn lựa
đầu tiên Còn đường qua phúc mạc được chọn
lựa khi bệnh nhân được phẫu thuật nội soi trước
đó Chúng tôi có 4 (22,2%) TH được mổ dẫn lưu
qua nội soi do bệnh nhân vừa được phẫu thuật
nội soi trước đó
Cấy dịch tìm vi khuẩn: 2 (28,4%) TH vi
khuẩn được phân lập từ ổ tụ dịch trong nghiên
cứu của chúng tôi là trực khuẩn gram âm hiếu
khí, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của
các tác giả khác(3,9) Có 5 (71,4%) TH cấy hiếu khí
không có vi trùng mọc
Theo nhiều nghiên cứu tỉ lệ tử vong trong
điều trị nhiễm trùng trong ổ bụng sau phẫu
thuật nội soi cắt ruột thừa thay đổi từ 17-30%(9),
theo Fry(6) tử vong là do suy đa tạng, nhiễm
trùng huyết, nhiễm trùng tái phát hay kéo dài,
nhiều ổ nhiễm trùng hay trên 50 tuổi, và apxe
dưới hoành làm tăng nguy cơ tử vong Trong
nghiên cứu chúng tôi không có trường hợp tử
vong
KẾT LUẬN
Nhiễm trùng ổ bụng sau cắt ruột thừa nội
soi xảy ra vào thời gian hậu phẫu Đa số đáp
ứng điều trị nội Chọc hút ổ tụ dịch dưới hướng
dẫn siêu âm là an toàn và hiệu quả, giải quyết
triệu chứng và rút ngắn thời gian nằm viện, chỉ
định cho những ổ tụ dịch có kích thước nhỏ hơn
50 mm Can thiệp phẫu thuật khi ổ nhiễm trùng
lớn 50mm và không đáp ứng điều trị bảo tồn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Aziz O, Athanasiou T, Tekkis P, (2006) Laparoscopic versus
open appendectomy in children: A metaanalysis Annals of Surgery 243: 17-27
2 Bonanni F, Reed III J, Hartzell G (1994) Laparoscopic versus conventional appendectomy J Am Coll Surg.179: 273-278
3 Deveney C, Lurie K, Deveney K (1988) Improved treatment of intraabdominal abscess Arch Surg 123: 1126-1130
4 Emmi V et al (2008) Diagnosis of intra-abdominal infections: Clinical findings and imaging Infez Med 16(1): 19-30
5 Frazee R, Bohannon W (1996) Laparoscopic appendectomy for complicated appendicitis Arch Surg.131: 509-512
6 Fry D, Garrison R, Heitsch R (1980) Determinants of death in patients with intraabdominal abscess Surgery 88: 517-523
7 Gervais D, Brown S, Connolly S (2004) Percutaneous imaging-guided abdominal and pelvic abscess drainage in children Radiographics 24(3): 737-754
8 Gorenstein A, et al (1994) Post appendectomy intra- abdominal abscess: a therapeutic approach Archives of Diseases in Childhood 70(5): 400-402
9 Ivatory R, et al (1988) Intraabdominal abscess after penetrating abdominal trauma J Trauma 28: 1238 - 1243
10 Liang M, Lo H, Marks J (2006) Stump appendicitis: A comprehensive review of literature The Amer Surg 72: 162–
166
11 Long K, Bannon M, Zietlow S (2001) A prospective randomized comparison of laparoscopic appendectomy with open appendectomy: clinical and economic analysis Surgery 129:
390-400
12 Massimo S (2010) A focus on intra-abdominal infections Journal
of Emergency Surgery 5: 9-29
13 Olak J, Christou N, Stein L (1986) Operative vs percutaneous drainage of intraabdominal abscesses: comparison of morbidity and mortality Arch Surg 121(2): 141-146
14 Pedersen A, Petersen O, Wara P (2001) Randomized controlled trial of laparoscopic verus open appendectomy Br J Surg 88: 200-205
15 Reid R, Dobbs B, Frizelle F (1999) Risk factors for post-appendectomy intra- abdominal abscess Australian and New Zealand Journal of Surgery 69(5): 373-374
16 Rohit G; et al (2006) Infectious complications following laparoscopic appendectomy Can J Surg, Vol 49(6): 397-400
17 Sauerland S, Lefering R, Neugebauer E (2002) Laparoscopic versus Open Appendectomy: Between Evidence and Common Sense Dig Surg 19: 518-522
18 Sperling D, Needleman L, Eschelman D (1998) Deep pelvic abscesses: Transperineal US-guided drainage Radiology 208(1): 111-115
19 Stacy L Krisher, Allen B (2001) Intra-abdominal Abscess After Laparoscopic Appendectomy for Perforated Appendicitis Arch Surg.VOL 136: 438-441
20 Tang E, Ortega A, Anthone G (1996) Intraabdominal abscesses following laparoscopic and open appendectomies Surg Endosc.10: 327-328
21 Van S, Ferrucci J, Mueller P (1982) Percutaneous drainage of abscesses and fluid collections: techniques, results and
applications Radiology.151: 337-341