Nội dung của bài viết trình bày về sự hiện diện và đặc điểm của ống hậu hàm trên hình ảnh CBCT ở xương hàm dưới người Việt. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của ống hậu hàm có ý nghĩa quan trọng giúp cho các nhà lâm sàng cần nhớ đến cấu trúc này khi tiến hành can thiệp ở vùng hậu hàm và góp phần làm phong phú thêm đặc điểm hình thái của xương hàm dưới người Việt.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM ỐNG HẬU HÀM TRÊN HÌNH ẢNH CORE BEAM CT CỦA XƯƠNG HÀM DƯỚI NGƯỜI VIỆT Nguyễn Thị Thùy Trang*, Lê Đức Lánh*, Phạm Thị Hương Loan* TĨM TẮT Mục tiêu: Khảo sát sự hiện diện và đặc điểm của ống hậu hàm trên hình ảnh CBCT ở xương hàm dưới người Việt. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mơ tả trên 91 hình ảnh CBCT được lưu trữ tại bộ mơn Tia X, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Ở vùng hậu hàm ghi nhận sự hiện diện của ống hậu hàm, phân loại ống hậu hàm theo phân loại của Von Arx (2011), đo đạc các thơng số khoảng cách A, chiều cao B, đường kính C, đường kính F1, đường kính F2 và khoảng cách F2. Kết quả: Trong số 91 hình ảnh CBCT khảo sát ghi nhận tỉ lệ cá thể có ống đơi ống răng dưới là 46,2%, tỉ lệ cá thể có ống hậu hàm là 16,5%. Nghiên cứu ghi nhận ống hậu hàm loại B1 hiện diện nhiều nhất 44,4%, số ống hậu hàm loại A1, B2, C lần lượt là 27,8%, 22,2%, 5,6% và khơng ghi nhận có ống hậu hàm loại A2. Khoảng cách A bên phải dài hơn bên trái có ý nghĩa thống kê. Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự phân bố ống hậu hàm theo giới và vị trí bên hàm. Kết luận: Nghiên cứu bước đầu ghi nhận sự hiện diện và đặc điểm đường đi ống hậu hàm ở xương hàm dưới người Việt. Sự hiện diện của ống hậu hàm có ý nghĩa quan trọng giúp cho các nhà lâm sàng cần nhớ đến cấu trúc này khi tiến hành can thiệp ở vùng hậu hàm và góp phần làm phong phú thêm đặc điểm hình thái của xương hàm dưới người Việt. Từ khóa: ống hậu hàm, ống đơi ống răng dưới. ABSTRACT RETROMOLAR CANALS AS OBSERVED ON CONE BEAM COMPUTED TOMOGRAPHY Nguyen Thi Thuy Trang, Le Duc Lanh, Pham Thi Huong Loan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 366 ‐ 370 Objectives: To evaluate the presence and characteristics of the mandibular retromolar canal in Vietnamese by using CBCT images. Methods: A cross – sectional study was conducted on 91 CBCT images were stored in the X‐ray Department, the Faculty Odonto – Stomatology, University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City. In the retromolar fossa, detected the presence of retromolar canal, classified them according to Von Arx (2011), measurement of distance A, height B, diameter C, the diameter F1, diameter F2 and distance F2. Results: On 91 CBCT images, 42 patients were detected bifid mandibular canal (46.2%) and 15 patients were found retromolar canal (16.5 %). The present study demontrated retromolar canal type B1 is the most with 44.4%, the retromolar type A1, B2, C are 27.8%, 22.2%, 5.6% respectively and not identified type A2. Distance A in right side is longer than in left side with statistical significance. The existence of a retromolar canal was not statistically related to gender or side. Conclusions: Initially the present study evaluated the presence and characteristics course of mandibular retromolar canal in Vietnamese. The presence of retromolar canal is very important for clinicians to remember * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP HCM Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Thùy Trang ĐT: 0972150008 366 Email: nguyenthuytrang@gmail.com Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học this structure when performing surgery in the retromolar area and contribute to enrich the morphological characteristics of Vietnamese. Key words: retromolar canal, bifid mandibular canal. ĐẶT VẤN ĐỀ Ống răng dưới (ORD) là cấu trúc giải phẫu kéo dài từ lỗ hàm dưới đến lỗ cằm chứa dây thần kinh xương ổ dưới, động mạch và tĩnh mạch. Dây thần kinh xương ổ dưới có ý nghĩa lâm sàng vì dễ bị tổn thương do gãy xương hàm dưới, phẫu thuật răng khơn lệch, phẫu thuật đặt Implant, phẫu thuật chỉnh hàm, phẫu thuật điều trị các bệnh lý, phẫu thuật ghép (vị trí lấy mảnh ghép, vị trí ghép) và phẫu thuật nội nha. Vì vậy, xác định vị trí ống răng dưới giữ vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch điều trị phẫu thuật vùng răng sau hàm dưới. Những thay đổi giải phẫu trong đường đi của ống răng dưới như sự hiện diện ống đơi ORD, vòng ngoặt trước khơng phải là hiếm(1), những đặc điểm này giúp các nhà lâm sàng ln nhớ rằng có các thay đổi về giải phẫu của ORD. Ống đơi ORD được gọi là ống hậu hàm khi ống hướng về phía xa răng cối lớn thứ ba, phù hợp với phân loại IV trong phân loại của Nortje (1977), ống hậu hàm là một ống phụ phát sinh từ gối hậu nha và gia nhập với ống chính ở vùng hậu hàm. Những biến chứng như chấn thương thần kinh, dị cảm, chảy máu có thể xảy ra khi các nhà lâm sàng khơng nhận ra được sự hiện diện của cấu trúc giải phẫu này và các ứng dụng của nó. Trong phẫu thuật cắt xương hàm dưới thì phẫu thuật sẽ trở nên phức tạp hơn khi có thêm bó mạch thần kinh thứ hai. Hơn nữa, trong trường hợp chấn thương xương hàm dưới, tất cả xương hàm dưới gãy nên được nắn chỉnh và cố định để tránh bị chồng xương. Sự nắn chỉnh sẽ trở nên khó khăn khi có bó mạch thần kinh thứ hai nằm trên mặt phẳng khác. Hình ảnh cắt lớp điện tốn với chùm tia hình chóp nón (CBCT) được sử dụng rất hiệu quả trong nha khoa giúp nhìn thấy hình ảnh ba chiều của cấu trúc sọ mặt với độ phân giải cao, kích thước chính xác, thời gian tạo ảnh nhanh, độ nhiễm xạ thấp và kinh tế. Như vậy, liệu trên Răng Hàm Mặt xương hàm dưới người Việt có sự hiện diện của ống hậu hàm hay không? Để trả lời câu hỏi nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành khảo sát “Sự hiện diện của ống hậu hàm trên hình ảnh CBCT của xương hàm dưới người Việt” với các mục tiêu sau: ‐ Xác định tỉ lệ ống hậu hàm trên hình ảnh CBCT của xương hàm dưới người Việt theo giới, giữa bên phải và bên trái. ‐ Mô tả đặc điểm ống hậu hàm và tương quan ống hậu hàm với các mốc giải phẫu. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Mẫu thuận tiện gồm hình ảnh CBCT hàm dưới thỏa tiêu chí hàm dưới còn răng cối lớn thứ hai hoặc răng cối lớn thứ ba, khơng có bệnh lý hay có chỉ định phẫu thuật xương hàm dưới và chưa từng trải qua bất kì phẫu thuật hàm mặt nào. Các hình ảnh CBCT được lưu trữ tại bộ môn Tia X, lấy từ các bệnh nhân đến khám và điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013. Phương pháp nghiên cứu Thu thập dữ liệu Xác định ống răng dưới: là một ống nằm trong xương hàm dưới bắt đầu từ lỗ hàm dưới ở cành đứng xương hàm dưới, ống chạy xiên xuống dưới và ra trước trong cành đứng, và sau đó ra trước theo cành ngang đến lỗ cằm. Ở vùng hậu hàm ghi nhận(2): ‐ Sự hiện diện ống đơi ORD: trên đường đi của ống răng dưới, ghi nhận sự phân nhánh từ ống chính. ‐ Sự hiện diện của ống hậu hàm: Một dải thấu quang do sự phân nhánh của ống răng dưới nằm trong vùng hậu hàm, đó là ống hậu hàm. 367 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 ‐ Sự hiện diện của lỗ hậu hàm: ống hậu hàm chạy theo hướng sau trên và mở ra một lỗ mở trên xương vùng hậu hàm. Phân loại ống hậu hàm dựa theo phân loại của Von Arx (2011)(9). Đo đạc các thơng số về mối tương quan ống hậu hàm với các mốc giải phẫu theo nghiên cứu của Von Arx (2011)(9) gồm: Đường kính F2: đối với các ống hậu hàm phân loại A2 và B2, ghi nhận thêm đường kính lớn nhất của ống hậu hàm khi phân nhánh cấp 2 (Hình 2). Khoảng cách F2: từ điểm giữa của phân nhánh cấp 2, hạ đường vng góc với bề mặt xương hàm dưới cùng hậu hàm, ghi nhận khoảng cách này (Hình 3). Khoảng cách ngang từ ống hậu hàm đến răng cối lớn thứ hai (Hình 1). ĐƯỜNG KÍNH F1 Hình 2:. Đo đường kính F1 trên hình ảnh CBCT. Hình 1: Sơ đồ minh họa các kích thước của ống hậu hàm. (1) ORD, (2) ống hậu hàm (A) khoảng cách ngang, (B) chiều cao ống hậu hàm, (C) đường kính ống. A: khoảng cách ngang từ điểm giữa của lỗ hậu hàm đến đường nối men xê măng phía xa của răng cối lớn thứ hai. Chiều cao ống hậu hàm (Hình 1). B: khoảng cách đứng (chiều cao) từ điểm giữa của lỗ hậu hàm đến giới hạn phía trên của ống răng dưới. Từ điểm giữa lỗ hậu hàm đã xác định ở trên, hạ đường vng góc lên giới hạn phía trên của ống răng dưới. Đo khoảng cách này ta được chiều cao B. Đường kính ống hậu hàm (Hình 1). C: đường kính ống hậu hàm được đo tại vị trí dưới trung tâm lỗ mở 3 mm. Đường kính F1: đường kính của ống hậu hàm khi phân nhánh từ ống răng dưới (phân nhánh cấp 1) (Hình 2). 368 KHOẢNG CÁCH F2 ĐƯỜNG KÍNH F2 Hình 3: Đường kính F2 và khoảng cách F2 trên hình ảnh CBCT Thực hiện khảo sát đặc điểm ống hậu hàm ở mỗi bên hàm và cả hai bên (nếu có). Sử dụng phép kiểm χ2, phần mềm SPSS 21 để so sánh sự phân bố cá thể có ống hậu hàm theo nam – nữ, bên phải – bên trái, dùng phép kiểm t để so sánh các thơng số khoảng cách, đường kính, chiều cao theo giới và bên phải – bên trái. KẾT QUẢ Khảo sát 91 hàm dưới ghi nhận được có 42 cá thể ống đơi ORD (chiếm 46,2%). Trong đó có 15/91 cá thể có ống hậu hàm chiếm tỉ lệ 16,5%. Trong số các cá thể có ống hậu hàm, có 6/15 (40%) cá thể là nữ và 9/15 (60%) cá thể là nam. 7 Chun Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 (46,7%) cá thể chỉ có ống hậu hàm bên phải, 5 (33,3%) cá thể chỉ có ống hậu hàm bên trái và 3 (20%) cá thể có cả hai bên hàm. Trong tổng số 18 ống hậu hàm cho thấy ở nam, có 7 ống hậu hàm ở bên phải (63,6%) và 4 ống hậu hàm ở bên trái (36,4%). Ở nữ có 3 ống hậu hàm hiện diện bên phải (42,9%) và 4 ống hậu hàm hiện diện bên trái (57,1%), khơng có sự Nghiên cứu Y học khác biệt có ý nghĩa thống kê sự phân bố ống hậu hàm theo giới và vị trí bên hàm, p>0,05. Ống hậu hàm loại B1 hiện diện nhiều nhất 8/18 ống (44,4%), ống hậu hàm loại A1, B2, C lần lượt là 5 ống (27,8%), 4 ống (22,2%), 1 ống (5,6%) và khơng có ống hậu hàm nào trong mẫu nghiên cứu loại A2 (0%). Bảng:. Giá trị trung bình các số đo. n’ Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Khoảng cách A Chiều cao B 12 16,42 6,03 18 9,55 1,92 Đường kính C Đường kính F1 Đường kính F2 18 0,89 0,35 18 1,78 0,57 2,59 1,06 Khoảng cách F2 5,77 2,04 Đơn vị tính: mm Khoảng cách trung bình tính từ điểm giữa lỗ hậu hàm đến đường nối men – xê măng răng cối lớn thứ hai là 16,42 ± 6,03 mm. Chiều cao trung bình ống hậu hàm là 9,55 ± 1,92 mm. Đường kính trung bình ống hậu hàm dưới 3 mm từ lỗ mở là 0,89 ± 0,35 mm. Đường kính trung bình ống hậu hàm tại phân nhánh thứ nhất, thứ hai và khoảng cách từ phân nhánh thứ hai cho đến bề mặt xương lần lượt là 1,78 ± 0,57 mm, 2,59 ± 1,06 mm, 5,77 ± 2,04 mm (Bảng 1). BÀN LUẬN Trong 91 hình ảnh CBCT được khảo sát, có 42 cá thể có ống đơi ORD chiếm tỉ lệ 46,2%, phù hợp với nghiên cứu Naitoh (2009) ghi nhận tỉ lệ ống đơi ORD thay đổi từ 15,6 – 65% trên hình ảnh CBCT. Trong số đó chỉ có 15 cá thể có ống hậu hàm chiếm tỉ lệ 16,5%, thấp hơn nghiên cứu Kawai (2012) là 52% (24/46 xương hàm dưới)(3). Trong nghiên cứu mới đây của Patil (2013) ghi nhận tỷ lệ khá cao ống hậu hàm 65% khi khảo sát trên hình ảnh CBCT(6). Tỷ lệ ống hậu hàm trong các nghiên cứu trên xương khô và CBCT thay đổi từ 6,1% ‐ 72%(9). Ossenberg (1987) đã ghi nhận ở người Mỹ có tỉ lệ ống hậu hàm cao hơn người Nhật Bản, Ấn Độ và châu Phi và ơng cũng kết luận rằng: tỉ lệ ống hậu hàm thay đổi tùy chủng tộc(5). Sự khác biệt này có thể do ảnh hưởng của di truyền và môi trường như dinh dưỡng, căng thẳng áp lực(5). Răng Hàm Mặt Nghiên cứu này chưa ghi nhận có sự khác biệt về giới và tần suất xuất hiện ống hậu hàm ở bên phải và trái (p>0,05). Kết quả này tương tự các nghiên cứu khác(1,5). Nghiên cứu cũng ghi nhận tỉ lệ cá thể có ống hậu hàm ở một bên (80%) cao hơn hai bên (20%), phù hợp với đa số nghiên cứu khác(1,8), trong khi đó, nghiên cứu của Sagne (1977) lại cho thấy ống hậu hàm hiện diện ở cả hai bên hàm với tỉ lệ cao hơn. Trong nghiên cứu này, tần số xuất hiện ống hậu hàm ở nam (9/15 trường hợp) nhiều hơn ở nữ (6/15 trường hợp) nhưng sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả này tương tự Ossenberg (1987)(5) và Pyle (1999)(7). Ngược lại, nghiên cứu của Von Arx (2011) nhận thấy xu hướng nữ giới có ống hậu hàm nhiều hơn so với nam giới(9). Tuy nhiên, các nghiên cứu đều ghi nhận sự khác biệt giữa hai giới khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trong số 18 ống hậu hàm trên 15 cá thể thì ống hậu hàm loại B1 (8/18 ống hậu hàm) và A1 (5/18 ống) chiếm tỉ lệ cao hơn lần lượt là 44,4% và 27,8%. Tỉ lệ này khá phù hợp với nghiên cứu của Von Arx (2011) với tỉ lệ ống hậu hàm loại B1 và A1 lần lượt là 9/31 ống (29%) và 13/31 ống (41,9%). Điều này có nghĩa là các ống hậu hàm trong nghiên cứu này chủ yếu là những nhánh đứng (loại A1) hoặc uốn cong (loại B1) tách ra từ ORD. Tỉ lệ ống hậu hàm loại B2 là 22,2% cho 369 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 thấy ống hậu hàm khơng phải chỉ là nhánh đơn mà trên đường đi phân nhánh từ ORD đến lỗ mở vùng hậu hàm, ống hậu hàm có thể chia tách thành những nhánh nhỏ hơn. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Patil (2013) 31/129 cá thể có ống hậu hàm loại A, 110/129 cá thể có ống hậu hàm loại B. Khi khảo sát đường kính ống hậu hàm tại các vị trí: (a) phân nhánh từ ống răng dưới, (b) phân nhánh cấp hai và (c) dưới 3 mm từ trung tâm lỗ mở, nhận thấy đường kính ống hậu hàm ngay tại nơi bắt đầu phân nhánh từ ống răng dưới (1,78 ± 0,57 mm) lớn hơn tại vị trí dưới 3 mm từ trung tâm lỗ mở (0,89 ± 0,35 mm). Nghiên cứu này ghi nhận 4 trường hợp có ống hậu hàm loại B2 là những ống hậu hàm cong hướng về vùng hậu hàm và mở ra một lỗ mở ở vùng hậu hàm. Tuy nhiên, trên đường đi, ống hậu hàm lại phân ra thêm một nhánh ngang nữa (phân nhánh cấp 2). Đường kính ống hậu hàm tại vị trí phân nhánh cấp 2 là lớn nhất (2,59 ± 1,06 mm) và khoảng cách từ vị trí này đến bề mặt xương vùng hậu hàm là 5,77 ± 2,04 mm. Đây là đặc điểm cần được lưu ý trên lâm sàng bởi ống hậu hàm có đường kính lớn như vậy (2,59 mm) sẽ dễ bị tổn thương trong khi can thiệp ở vùng hậu hàm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Carter RB, Keen EN (1971). “The intramandibular course of the inferior alveolar nerve”. J Anat, 108(3): p433 – 440. Lizio G, Pelliccioni GA, Ghighi G, Fanelli A, Marchetti C (2012). “Radiographic assessment of the mandibular retromolar canal using cone‐beam computed tomography”. Acta Odontol Scand, 71 (3 – 4): p650 – 655. Kawai T, Asaumi R, Sato I, Kumazawa Y, Yosue T (2012). “Observation of the retromolar foramen and canal of the mandibular: a CBCT and macroscopic study”. Oral Radiol, 28: p10 – 14. Narayana K, Nayak UA, Ahmed WN, Bhat JG, Devaiah BA (2002). “The retromolar foramen and canal in south Indian dry mandibles”. Eur J Anat, 6(3): p141 – 146. Ossenberg NS (1987). “Retromolar foramen of the human mandible”. Am J Phys Anthropol, 72(1): p119 – 129. Patil S, Matsuda Y, Nakajima K, Araki K, Okano T (2013). “Retromolar canals as observed on cone‐beam computed tomography: their incidence, course, and characteristics”. Oral and maxillofacial radiology, 115(5): p692 – 699. Pyle MA, Jasinevicius TR, Lalumandier JA, Kohrs KJ, Sawyer DR (1999). “Prevalence and implications of accessory retromolar foramina in clinical dentistry”. General Dent, 47(5): p500 – 503. Priya Y, Manjunath KY (2005). “Retromolar foramen”. Indian J Dent Res, 16(1): p15 – 16. Von Arx T, Hänni A, Sendi P, Buser D, Bornstein MM (2011). “Radiographic study of the mandibular retromolar canal: An anatomic structure with clinical importance”. J Endod, 37(12): p1630 – 1635. Ngày nhận bài báo: 22/11/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo:26/11/2013 Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 370 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt ... hành khảo sát “Sự hiện diện của ống hậu hàm trên hình ảnh CBCT của xương hàm dưới người Việt với các mục tiêu sau: ‐ Xác định tỉ lệ ống hậu hàm trên hình ảnh CBCT của xương hàm dưới người Việt theo giới, ... nhánh của ống răng dưới nằm trong vùng hậu hàm, đó là ống hậu hàm. 367 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 ‐ Sự hiện diện của lỗ hậu hàm: ống hậu hàm ... ghi nhận tỷ lệ khá cao ống hậu hàm 65% khi khảo sát trên hình ảnh CBCT(6). Tỷ lệ ống hậu hàm trong các nghiên cứu trên xương khô và CBCT thay đổi từ 6,1% ‐