1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hình ảnh cone-beam CT khớp thái dương hàm của bệnh nhân rối loạn thái dương hàm tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TPHCM

8 103 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 390,34 KB

Nội dung

Bài viết trình bày việc xác định những bất thường hình thái và cấu trúc của khớp thái dương hàm (TDH) trên hình ảnh CBCT ở bệnh nhân rối loạn thái dương hàm (RLTDH).

Trang 1

HÌNH ẢNH CONE-BEAM CT KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

CỦA BỆNH NHÂN RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT – ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM

Võ Thị Lê Nguyên*, Nguyễn Thị Kim Anh**

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định những bất thường hình thái và cấu trúc của khớp thái dương hàm

(TDH) trên hình ảnh CBCT ở bệnh nhân rối loạn thái dương hàm (RLTDH)

Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 33 bệnh nhân RLTDH (66 khớp TDH) tại Khoa Răng

Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TPHCM Tiến hành chụp CBCT khớp TDH các đối tượng nghiên cứu sau khi hỏi bệnh sử và khám lâm sàng khớp TDH Trên hình ảnh CBCT xác định những bất thường hình thái và cấu trúc của khớp TDH và xác định mối liên quan giữa kết quả khám lâm sàng (tình trạng đau và tiếng kêu ở khớp) với kết quả khảo sát được trên CBCT (kích thước khoảng gian khớp, vị trí lồi cầu trong hõm khớp tại vị trí lồng múi tối đa(LMTĐ) và những thay đổi ở cấu trúc bề mặt diện khớp)

Kết quả:Trên hình ảnh CBCT khớp TDH, kích thước trung bình khoảng gian khớp trước đo được là 2,1 ±

0,6 (mm), khoảng gian khớp trên là 2,9 ± 1,0 (mm) và khoảng gian khớp sau là 2,3 ± 1,1 (mm).Tỷ lệ lồi cầu nằm ở trung tâm hõm khớp là 36,4%, ở vị trí lui sau là 33,3% và ở vị trí ra trước là 30,3% Các bất thường ở cấu trúc

bề mặt diện khớp lồi cầu chiếm tỷ lệ 51,2%, ở cấu trúc bề mặt diện khớp xương thái dương chiếm 18,2% Có mối tương quan giữa các bất thường ở cấu trúc bề mặt diện khớp lồi cầu và tình trạng đau khi khám lâm sàng khớp TDH (đau khi sờ vùng khớp OR = 2,6 và đau khi thực hiện vận động hàm OR = 1,6 (p<0,05))

Kết luận: Ở bênh nhân RLTDH, vị trí lồi cầu trong hõm khớp có tỷ lệ gần tương đương nhau ở cả ba vị trí

(trung tâm, lui sau và ra trước) Các bất thường ở cấu trúc bề mặt diện khớp lồi cầu thường gặp hơn các bất thường ở cấu trúc bề mặt diện khớp xương thái dương

Từ khóa: CBCT, Khớp thái dương hàm, Rối loạn thái dương hàm

ABSTRACT

CONE BEAM COMPUTED TOMOGRAPHY IMAGING

IN TEMPOROMANDIBULAR DISORDER’S PATIENTS

Vo Thi Le Nguyen, Nguyen Thi Kim Anh

* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Supplement of Vol 20 - No 2 - 2016: 82 - 89

Objective: To define the abnormal morphologies and structures of temporomandibular joints of

temporomandibular disorder (TMDs) patients

Method: This cross-sectional study was conducted on a sample of 33 patients (66 temporomandibular joints)

at Faculty of Odonto – Stomatology, University of Medicine and Pharmacy, HoChiMinh City The participants were interviewed and examined to detect the signs of TMDs Then they were taken the temporomandibular joint’s CBCT The abnormal morphologies and structures of temporomandibular joints were determined on CBCT findings and investigated the correlation between clinical features (pain and TMJ sounds) and CBCT findings (joint spaces, condyle-fossa relationship in maximal intercuspal position, and bone changes)

Results: The mean value of anterior joint space, superior joint space and posterior joint space were 2.1 ± 0.6

* Học viên Cao học 2013-2015, Khoa Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 2

(mm); 2.9 ± 1.0 (mm); and 2.3 ± 1.1 (mm), respectively The prevalence of the abnormal surface of condylar bone and glenoid fossa bone were 51.2% and 18.2%, respectively There were the significant correlations between abnormal surface of condylar bone and pain (palpation the temporomandibular joint areas with OR = 2.6 and jaw movements OR = 1.6 (p<0.05))

Conclusion: In TMDs patients, the condyle could be at the anterior, centric, or posterior positions in the

glenoid fossa The abnormal morphologies and structures of condyle were more than the abnormal morphologies and structures of glenoid fossa

Key words: CBCT, Temporomandibular joint, Temporomandibular disorder (TMDs)

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Rối loạn thái dương hàm là một rối loạn

chiếm tỉ lệ khá cao trong cộng đồng Theo

nghiên cứu của Đoàn Hồng Phượng (2005), tình

trạng RLTDH khá phổ biến ở độ tuổi 18-54

chiếm tỷ lệ 64,87%(5); trong nghiên cứu của

Nguyễn Thị Kim Anh và Đoàn Hồng Phượng

(2009) có 22,8% trẻ 12 tuổi có biểu hiện

RLTDH(16) Việc chẩn đoán RLTDH được tiến

hành thông qua hỏi bệnh sử; khám lâm sàng (sờ

nắn, nghe tiếng kêu ở khớp), đánh giá mức độ

trầm trọng của bệnh, chẩn đoán hình ảnh và các

xét nghiệm chuyên sâu(17) Trong các kỹ thuật

chẩn đoán hình ảnh, CT là kỹ thuật hình ảnh

được một số tác giả đề nghị sử dụng để hỗ trợ

chẩn đoán các bất thường cấu trúc xương của

khớp TDH ở bệnh nhân RLTDH cả trên lâm

sàng và nghiên cứu(23) Tuy nhiên, nhược điểm

của CT là chi phí cao và liều tia xạ lớn(3) nên việc

ứng dụng CT vào chẩn đoán RLTDH còn nhiều

hạn chế Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật

ngày càng tiến bộ, hình ảnh X-Quang cắt lớp

điện toán chùm tia hình chóp khối (CBCT) ra đời

có khả năng phát hiện các bất thường ở cấu trúc

xương của khớp TDH với hiệu quả cao nhưng

chi phí và liều tia xạ thấp hơn CT(10)

Trên thế giới, CBCT đã được sử dụng khá

phổ biến trong cả lĩnh vực chẩn đoán và nghiên

cứu các vấn đề về RLTDH Tại Việt Nam, việc

ứng dụng CBCT vào chẩn đoán RLTDH là chưa

nhiều và chưa có nghiên cứu nào khảo sát hình

ảnh khớp TDH của bệnh nhân RLTDH

trênCBCT Vì vậy, nghiên cứu này được tiến

hành với các mục tiêu

1 Xác định kích thước khoảng gian khớp, vị trí lồi cầu trong hõm khớp tại lồng múi tối đa (LMTĐ) trên hình ảnh CBCT khớp TDH của bệnh nhân RLTDH

2 Xác định những thay đổi ở cấu trúc bề mặt diện khớp lồi cầu và diện khớp xương thái dương trên hình ảnh CBCT khớp TDH của bệnh nhân RLTDH

3 Xác định mối liên quan giữa kết quả khám lâm sàng (triệu chứng đau và tiếng kêu ở khớp) với các kết quả khảo sát được trên hình ảnh CBCT khớp TDH (kích thước khoảng gian khớp,

vị trí lồi cầu trong hõm khớp tại LMTĐ và những thay đổi ở cấu trúc bề mặt diện khớp)

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Cắt ngang mô tả

Đối tượng nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được thực hiện trên 33 bệnh nhân RLTDH (66 khớp TDH) được khám và điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM

Tiêu chí chọn vào

Bệnh nhân RLTDH qua thăm khám lâm sàng

và hỏi bệnh sử nghĩ đến là có vấn đề ở khớp TDH cần được bổ sung thêm thông tin của chẩn đoán hình ảnh

Bệnh nhân 18 tuổi trở lên và chấp thuận tham gia nghiên cứu

Tiêu chí loại trừ

Bệnh nhân có tiền sử gãy xương hay can thiệp phẫu thuật trên khớp TDH

Trang 3

Phụ nữ đang mang thai và những người mất

năng lực hành vi

Thu thập số liệu

Thu thập số liệu nghiên cứu được thực hiện

bởi chính tác giả sau khi đã tiến hành tập huấn,

định chuẩn gồm các bước: (a) thu thập các dữ

liệu thông tin cá nhân của bệnh nhân, (b) khám

lâm sàng khớp TDH và (c) chụp phim CBCT

khớp TDH

Khám lâm sàng khớp TDH

xác định tình trạng đau (khi sờ vùng khớp và

khi thực hiện vận động hàm) và tiếng kêu ở

khớp (tiếng kêu lụp cụp hay lạo xạo)

Chụp CBCT khớp TDH

Các đối tượng nghiên cứu được chụp cùng

một hệ thống CBCT tại bộ môn Tia X, khoa Răng

Hàm Mặt, ĐH Y Dược TPHCM

Tư thế bệnh nhân: bệnh nhân đứng, tư thế đầu tự nhiên và cố định bằng dụng cụ cố định đầu, tiến hành chụp CBCT khớp TDH tại vị trí LMTĐ

Hình ảnh CBCT khớp TDH của bệnh nhân được quan sát và phân tích bằng phần mềm SIDEXID XG trên máy tính với độ phân giải màn hình là 1920×1080 pixels

Hình ảnh CBCT được đo đạc và đánh giá theo ba vấn đề như sau

Đo đạc kích thước khoảng gian khớp

Kích thước khoảng gian khớp được đo theo phương pháp của Ikeda (2009)(11) tại lát cắt có vị trí lồi cầu nằm cao nhất trong hõm khớp trên mặt phẳng đứng dọc

Hình 1 Các điểm mốc và các khoảng gian khớp

Cách xác định các khoảng gian khớp: Vẽ

đường thẳng ngang thực sự (THL) đi qua

điểm cao nhất của hõm khớp song song mặt

phẳng sàn nhà ở tư thế đầu tự nhiên Từ điểm

cao nhất của lồi cầu (SC) kẻ đường vuông góc

cắt đường thẳng ngang thực sự tại SS Khoảng

cách SS-SC là kích thước khoảng gian khớp

trên Từ SS kẻ hai tiếp tuyến cắt lồi cầu tại tiếp

điểm AC ở phía trước và PC ở phía sau Tại

AC vẽ đường vuông góc với đường SS-AC cắt

đường cong hõm khớp ở phía trước tại AS

Tương tự, tại PC vẽ đường vuông góc với

đường SS-PC cắt đường cong hõm khớp ở phía sau tại PS Khoảng cách AS-AC là kích thước khoảng gian khớp trước, khoảng cách PS-PC là kích thước khoảng gian khớp sau(12) Xếp loại kích thước khoảng gian khớpdựa vào tiêu chuẩn của Hansson (1977)(6):

Kích thước khoảng gian khớp bình thường: khi các khoảng cách SS-SC, AS-AC, PS-PC có giá trị từ 1,5 đến 4 mm

Kích thước khoảng gian khớp tăng: khi các khoảng cách SS-SC, AS-AC, PS-PC có giá trị hơn 4 mm

Trang 4

Kích thước khoảng gian khớp giảm: khi các

khoảng cách SS-SC, AS-AC, PS-PC dưới 1,5 mm

hoặc đầu lồi cầu tiếp xúc với hõm khớp

Đánh giá vị trí lồi cầu trong hõm khớp tại

LMTĐ

Vị trí lồi cầu trong hõm khớp được xác định

dựa vào tỷ lệ khoảng gian khớp sau (PS-PC) và

khoảng gian khớp trước (AS-AC) theo phân loại

đơn giản của Şener(22):

PS-PC/AS-AC<0,8  Lồi cầu ở vị trí lui sau

trong hõm khớp

0,8 <PS-PC/AS-AC< 1,2  Lồi cầu ở vị trí

trung tâm trong hõm khớp

PS-PC/AS-AC> 1,2  Lồi cầu ở vị trí ra trước

trong hõm khớp

Đánh giá bất thường về cấu trúc bề mặt diện khớp lồi cầu và diện khớp xương thái dương

Theo tiêu chuẩn của Peyron và Altman(19,25):

Sự thay đổi cấu trúc bề mặt diện khớp lồi cầu

(1) Phẳng: đường viền của đầu lồi cầu phẳng lệch so với dạng cong lồi bình thường

(2) Mòn bề mặt: giảm mật độ của lớp vỏ xương và dưới vỏ

(3) Gai xương: có một viền xương vượt ra ngoài đường viền trên bề mặt diện khớp lồi cầu (4) Xơ cứng: có một vùng gia tăng đậm độ trong tủy xương

(5) Tiêu xương: mất một phần đầu lồi cầu

Hình 2 Cấu trúc bề mặt diện khớp lồi cầu trên hình ảnh CBCT khớp TDH

(a) không thay đổi cấu trúc; (b): gai xương; (c): phẳng; (d): xơ cứng; (e): mòn; (f): tiêu xương

Sự thay đổi cấu trúc bề mặt diện khớp xương

thái dương

1- Mòn: giảm mật độ của lớp vỏ xương và

dưới vỏ

2- Xơ cứng: có một vùng gia tăng đậm độ

trong tủy xương

3- Tiêu xương: mất một phần cấu trúc xương

Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm

Microsoft Excel 2010 và SPSS 16.0

- Thống kê mô tả: tỷ lệ % các kết quả đo

đạc và đánh giá khớp TDH trên hình ảnh

CBCT bao gồm

Kích thước khoảng gian khớp

Vị trí lồi cầu trong hõm khớp tại LMTĐ Cấu trúc bề mặt diện khớp lồi cầu và diện khớp xương thái dương

- Hồi quy Logistic: đánh giá mối tương quan giữa tình trạng đau và tiếng kêu ở khớp khi khám lâm sàng với các bất thường ở khớp TDH trên hình ảnh CBCT

KẾT QUẢ

Kích thước các khoảng gian khớp và vị trí lồi cầu trong hõm khớp tại LMTĐtrên hình ảnh CBCT khớp TDH ở bệnh nhân RLTDH

Kích thước trung bình khoảng gian khớp

Trang 5

trên là 2,9 ± 1,0 (mm), khoảng gian khớp sau là

2,3 ± 1,1 (mm) và khoảng gian khớp trước là 2,1 ±

0,6 (mm)

Nhìn chung, ở cả ba khoảng gian khớp trước,

trên và sau, kích thước khoảng gian khớp bình

thường chiếm tỷ lệ cao nhất (>70%) Các bất

thường kích thước khoảng gian khớp (tăng và

giảm) chiếm tỷ lệ ít

Tỷ lệ lồi cầu nằm ở trung tâm hõm khớp là

36,4%, ở vị trí lui sau là 33,3% và ở vị trí ra trước

là 30,3%

Cấu trúc bề mặt diện khớp lồi cầu và diện

khớp xương thái dương

Tỷ lệ bất thường cấu trúc bề mặt diện khớp

lồi cầu trên hình ảnh CBCT khớp TDH ở bệnh

nhân RLTDH là 51,2%; trong đó có các dạng

phẳng đầu lồi cầu (21,2%), tiêu xương (15,3%),

mòn bề mặt (9,1%), gai xương (4,5%) và xơ cứng

xương (1,5%)

Bất thường ở cấu trúc bề mặt diện khớp

xương thái dương chiếm tỷ lệ 18,2%, bao gồm

các dạng mòn bề mặt (9,1%) và tiêu

xương (9,1%)

Tương quan giữa các triệu chứng lâm sàng

và các kết quả khảo sát trên hình ảnh CBCT

của bệnh nhân RLTDH

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có tương

quan có ý nghĩa thống kê giữa các bất thường

cấu trúc bề mặt diện khớp lồi cầu và tình trạng

đau khi khám lâm sàng khớp TDH (đau khi sờ

vùng khớp OR = 2,6 và đau khi thực hiện vận

động hàm OR = 1,6) (p<0,05)

Tuy nhiên, không tìm thấy mối tương quan

có ý nghĩa thống kê giữa tiếng kêu ở khớp khi

thực hiện vận động hàm với các bất thường của

khớp TDH trên hình ảnh CBCT (p>0,05)

BÀN LUẬN

Để khảo sát khớp TDH ở bệnh nhân RLTDH,

có nhiều kỹ thuật hình ảnh hỗ trợ chẩn đoán như

hình ảnh toàn cảnh, hình ảnh xuyên sọ, hình ảnh

cắt lớp khớp, hình ảnh cắt lớp vi tính (CT), CBCT

hay MRI Nhược điểm của hình ảnh toàn cảnh

và hình ảnh xuyên sọ là có sự biến dạng ảnh và chỉ có thể khảo sát được vùng khớp TDH theo hai chiều trong không gian, trong khi những biến đổi hình thái và cấu trúc ở vùng này diễn ra theo cả ba chiều trong không gian(17) Bên cạnh

đó, sự chập cấu trúc xung quanh lên vùng khảo sát của các kỹ thuật hình ảnh hai chiều (hình ảnh toàn cảnh, hình ảnh xuyên sọ và hình ảnh cắt lớp khớp) cũng ảnh hưởng đến quá trình chẩn đoán(25) Do đó, các kỹ thuật hình ảnh ba chiều như MRI, CT và CBCT là những công cụ hỗ trợ đắc lực để khảo sát khớp TDH trong chẩn đoán RLTDH Tuy nhiên, mỗi kỹ thuật đều có những

ưu và nhược điểm nhất định đối với khả năng khảo sát khớp TDH MRI có ưu thế khảo sát các vấn đề ở mô mềm nhưng khả năng khảo sát mô cứng của khớp TDH kém hơn so với CT và CBCT(3) CT là phương tiện để đánh giá mô cứng

ở khớp TDH hiệu quả nhưng chi phí cao và liều tia xạ lớn(3) Trong khi đó, CBCT có hiệu quả tương đương hoặc hơn CT trong khả năng đánh giá mô cứng nhưng chi phí thấp và liều tia xạ nhỏ hơn(10) Nhiều nghiên cứu đã tiến hành so sánh hiệu quả chẩn đoán các vấn đề ở mô cứng của khớp TDH bằng các kỹ thuật hình ảnh khác nhau như hình ảnh toàn cảnh, hình ảnh xuyên

sọ, hình ảnh cắt lớp khớp, CT, CBCT,

các cấu trúc khớp TDH trên hình ảnh CBCT tương đương hoặc hơn CT(8) và cắt lớp khớp(9), cao hơn MRI(1) và toàn cảnh(9) Do đó, có thể thấy CBCT là kỹ thuật hình ảnh cho phép đánh giá hình thái cấu trúc xương của khớp TDH với độ chính xác cao Ứng dụng của CBCT vào chẩn đoán RLTDH để: đánh giá thoái hóa xương ở bề mặt diện khớp (các dạng phẳng, mòn, gai xương, tiêu xương, xơ cứng xương, cứng khớp), đo đạc khoảng gian khớp, đánh giá vị trí lồi cầu trong hõm khớp và biên độ vận động của lồi cầu Thông qua việc đánh giá khoảng gian khớp, vị trí lồi cầu trong hõm khớp tại LMTĐ và biên độ vận động của lồi cầu khi há tối đa có thể dự đoán được tình trạng tổn thương đĩa khớp(2) Như vậy, CBCT không những có giá trị trong chẩn đoán

Trang 6

các bất thường ở cấu trúc và hình thái xương của

khớp TDH mà còn gián tiếp cung cấp các thông

tin liên quan đến vị trí đĩa khớp và giai đoạn lâm

sàng của bệnh lý RLTDH(7)

Kích thước khoảng gian khớp trên hình

ảnh CBCT

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy

kích thước trung bình khoảng gian khớp theo

thứ tự giảm dần là khoảng gian khớp trên 2,9 ±

1,0 (mm), khoảng gian khớp sau 2,3 ± 1,1 (mm)

và khoảng gian khớp trước 2,1 ± 0,6 (mm)

Kích thước cả ba khoảng gian khớp (trước,

trên và sau) trong nghiên cứu này đều lớn hơn

so với kích thước các khoảng gian khớp được

tìm thấy trong nghiên cứu của Ikeda(12) trên đối

tượng không có RLTDH Tuy nhiên, khi so sánh

với nghiên cứu của Kinniburgh(14) cũng trên đối

tượng không có RLTDH, kích thước khoảng gian

khớp trước trong nghiên cứu của chúng tôi có

giá trị lớn hơn, nhưng kích thước khoảng gian

khớp trên và sau lại có giá trị nhỏ hơn Một số

tác giả đã đưa ra những lập luận để giải thích

cho tình trạng tăng và giảm kích thước khoảng

gian khớp như sau:

Okeson (1993) cho rằng tình trạng viêm ở

khớp TDH của bệnh nhân có RLTDH làm cho

mô mềm ở khớp phù nề, đẩy lồi cầu dịch chuyển

nhẹ xuống dưới và ra trước(17), đưa đến sự gia

tăng kích thước các khoảng gian khớp so với các

đối tượng không có RLTDH

Theo Ikeda, tình trạng dời đĩa khớp có thể

gây ra sự thay đổi vị trí lồi cầu trong hõm

khớp kèm theo sự thay đổi kích thước khoảng

gian khớp, tùy thuộc vào hướng và mức độ

dời đĩa khớp(12)

Vị trí lồi cầu trong hõm khớp

Nghiên cứu của chúng tôi trên đối tượng

bệnh nhân RLTDH tìm thấy sự phân bố vị trí lồi

cầu trong hõm khớp có tỷ lệ gần tương đương

nhau ở cả ba vị trí (lồi cầu nằm ở trung tâm, vị trí

lui sau và ra trước trong hõm khớp) Kết quả này

tương tự kết quả nghiên cứu của Ren (1995) trên

đối tượng không có RLTDH(20) Tuy nhiên,

nghiên cứu của Ikeda (2009)(11) trên đối tượng không có RLTDH cho thấy vị trí lồi cầu ở trung tâm hõm khớp là vị trí phổ biến nhất

Trong khi đó, trên các đối tượng có RLTDH, vấn đề về sự phân bố vị trí của lồi cầu trong hõm khớp vẫn còn đang tranh cãi Nghiên cứu của Hedesiu (2010)(7), Kinniburgh (2000)(14), Nah (2012)(15) và Ikeda (2013)(12) đều cho thấy lồi cầu ở

vị trí lui sau trong hõm khớp chiếm ưu thế ở đối tượng có RLTDH Tuy nhiên, nghiên cứu của Paknahad (2015) lại thấy rằng ở bệnh nhân RLTDH mức độ nhẹ đến trung bình, lồi cầu chủ yếu nằm ở vị trí trung tâm và vị trí ra trước trong hõm khớp, chỉ những trường hợp RLTDH nặng mới quan sát thấy lồi cầu ở vị trí lui sau trong hõm khớp(18) Trái lại, kết quả nghiên cứu của Wiese (2008) ở đối tượng có RLTDH, tỷ lệ vị trí lồi cầu ở trung tâm hõm khớp là cao nhất(24)

Cấu trúc bề mặt diện khớp lồi cầu và diện khớp xương thái dương

Khi đánh giá cấu trúc bề mặt diện khớp lồi cầu, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tình trạng bất thường chiếm tỷ lệ 51,5% Trong đó, dạng phẳng đầu lồi cầu chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là dạng mòn và dạng tiêu xương Nghiên cứu của Cevidanes (2010)(4) cũng thấy dạng phẳng đầu lồi cầu là dạng thường gặp nhất Tuy nhiên, nghiên cứu của Alkhader (2009)(1) và Nah (2012)(15) lại thấy tỷ lệ bất thường cấu trúc bề mặt diện khớp lồi cầu cao nhất là dạng xơ cứng xương Trong khi đó, nghiên cứu của Kiliç (2015) lại cho thấy tình trạng mòn bề mặt chiếm tỷ lệ cao nhất(13)

Theo Paknahad, sự khác biệt tỷ lệ các dạng bất thường cấu trúc bề mặt diện khớp lồi cầu giữa các nghiên cứu có thể do tỷ lệ các loại bệnh

lý và mức độ trầm trọng của rối loạn ở khớp TDH của bệnh nhân RLTDH khác nhau giữa các nghiên cứu(18)

Tương quan giữa tình trạng đau và tiếng kêu ở khớp với các bất thường của khớp TDH khảo sát trên hình ảnh CBCT

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ tìm thấy mối

Trang 7

tương quan có ý nghĩa giữa tình trạng đau ở

vùng khớp (khi sờ vùng khớp và khi thực hiện

vận động hàm dưới) với bất thường ở cấu trúc

bề mặt diện khớp lồi cầu khảo sát được trên hình

ảnh CBCT khớp TDH ở bệnh nhân RLTDH

Trong đó, tương quan giữa bất thường ở cấu trúc

bề mặt diện khớp lồi cầu khảo sát được trên hình

ảnh CBCT khớp TDH với tình trạng đau khi sờ

vùng khớp là OR = 2,6 và tình trạng đau khi thực

hiện vận động hàm là OR = 1,6 Tương tự,

nghiên cứu của Cevidanes (2010) trên các đối

tượng có viêm xương khớp thoái hóa, đã tìm

thấy có sự tương quan khá chặt giữa vị trí và

mức độ tiêu xương ở bề mặt diện khớp lồi cầu

với cường độ và thời gian đau (r > 0,6; p<0,01)(4)

Nah (2012) cũng ghi nhận 65,9% khớp có bất

thường dạng mòn bề mặt diện khớp lồi cầu trên

hình ảnh CBCT khớp TDH có kèm theo triệu

chứng đau khi hỏi bệnh sử(15)

Mặt khác, Kiliç (2015) lại thấy có một tương

quan yếu giữa những thay đổi hình thái lồi cầu

trên hình ảnh CBCT với tình trạng đau và các

dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng(13)

Trái lại, nghiên cứu của Wiese (2008) không

thấy có mối liên hệ giữa tình trạng thoái hóa

xương của khớp TDH trên hình ảnh cắt lớp khớp

với tình trạng đau khi khám lâm sàng ở bệnh

nhân RLTDH(24)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận

một số trường hợp có những biểu hiện trên lâm

sàng không tương ứng với mức độ trầm trọng

của các bất thường ở khớp TDH khảo sát được

trên hình ảnh CBCT Thêm vào đó, chi phí chụp

CBCT dù thấp hơn CT và MRI nhưng vẫn cao

hơn toàn ảnh hay xuyên sọ và liều tia xạ cho mỗi

lần chụp CBCT so với toàn cảnh cao gấp 5 - 9

lần(21) Vì vậy, các yếu tố này cần được cân nhắc

cẩn thận giữa lợi ích và nguy cơ của bệnh nhân

trước khi chỉ định kỹ thuật này

Chúng tôi cho rằng CBCT nên được xem

như một phương pháp chẩn đoán hình ảnh bổ

sung cho khám lâm sàng khi cần thiết, giúp

cung cấp thêm những thông tin để chẩn đoán

chính xác hơn các vấn đề bệnh lý ở khớp TDH,

từ đó có thể thiết lập kế hoạch điều trị thích hợp và tiên lượng được cho từng trường hợp bệnh nhân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Alkhader M (2009), "Diagnostic performance of magnetic resonance imaging for detecting osseous abnormalities of temporomandibular joint and its correlation with conebeam

CT", Dentomaxillofacial Radiology, vol.39, pp.270-276

2 Barghan S., Merrill R., Tetradis S (2010), "Cone Beam Computed Tomography Imaging in the Evaluation of the

Temporomandibular Joint", Journal of the California Dental

Association, 1st edition, vol.38, pp.9-33

3 Brooks S.L (1997), "Imaging of the temporomandibular joint: a

position paper", American Academy of Oral and Maxillofacial

Radiology, vol.83, pp.609-618

4 Cevidanes L.H.S (2010), "Quantification of condylar

resorption in temporomandibular joint osteoarthritis", Oral

Surgery, Oral Medicine, Oral Pathology, Oral Radiology, and Endodontology, 1st edition, vol.110, (1),pp.110-117

5 Đoàn Hồng Phượng (2005), Tình trạng rối loạn thái dương hàm ở

người lớn (18 đến 54 tuổi) tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn

thạc sỹ Y học, ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh

6 Hansson T., Oberg T., Carlsson G.E (1977), "Thickness of the soft tissue layers and the articular disk in the

temporomandibular joint", Acta Odontologica Scandinavica,

vol.35, (2), pp.77-83

7 Hedesiu M (2010), "CBCT: A helpful tool for clinical and MRI

exams in the management of TMJ dysfunctions", European

Society of Radiology, pp.14-15

8 Honda K (2006), "Osseous abnormalities of the mandibular condyle: diagnostic reliability of cone beam computed tomography compared with helical computed tomography

based on an autopsy material", Dentomaxillofacial Radiology,

vol.35, pp.152-157

9 Honey O.B (2007), "Accuracy of cone-beam computed tomography imaging of the temporomandibular joint: comparisons with panoramic radiology and linear

tomography", American Journal of Orthodontics and Dentofacial

Orthopedics, vol.132, pp.429-438

10 Hussain A.M (2008), "Role of different imaging modalities in assessment of temporomandibular joint erosions and osteophytes: a systematic Review", Dentomaxillofacial Radiology, vol.37, pp.63-71

11 Ikeda K., Kawamura A (2009), "Assessment of optimal condylar position with limited cone-beam computed

tomography", American Journal of Orthodontics and Dentofacial

Orthopedics, vol.135, pp.495-501

12 Ikeda K., Kawamura A (2013), "Disc displacement and

changes in condylar position", Dentomaxillofacial Radiology,

vol.42 (3), pp.42

13 Kiliç S.C., Kiliç N., Sumbullu M.A (2015),

"Temporomandibular joint osteoarthritis: cone beam computed tomography findings, clinical features, and

correlations",International Journal of Oral and Maxillofacial

Surgery, vol.44, (10), pp.1268-1274

14 Kinniburgh R.D (2000), "Osseous morphology and spatial relationships of the temporomandibular joint: Comparisons of

Trang 8

normal and anterior disc positions", The Angle Orthodontist,

vol.70, pp.70-80

15 Nah K.S (2012), "Condylar bony changes in patients with

temporomandibular disorders: a CBCT study", Imaging Science

in Dentistry, 3rd edition, vol.42, pp.249-253

16 Nguyễn Thị Kim Anh và Đoàn Hồng Phượng (2009), "Tình

trạng rối loạn thái dương hàm ở trẻ 12 tuổi (Nghiên cứu tại

trường PTCS Bàn Cờ, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh)", Tạp chí y học

TP.HCM, tr.38-44

17 Okeson J.P (1993), Management of Temporalmandibular disorder

and Occlusion, Mosby Year Book, Stratburs, USA

18 Paknahad M., Shahidi S (2015), "Association between

mandibular condylar position and clinical dysfunction index",

Journal of Cranio-maxillo-facial Surgery, vol.43, (4), pp.432-436

19 Peyron J.G., Altman R.D (1992), Osteoarthritis: diagnosis and

medical/surgical management, Saunders, 2nd edition, pp.15-37

20 Ren YF., Isberg A., Westesson PL (1995), "Condyle position in

the temporomandibular joint: Comparison between

asymptomatic volunteers with normal disk position and

patients with disk displacement", Oral Surgery, Oral Medicine,

Oral Pathology, Oral Radiology and Endodontics, vol.80, pp.101–

107

21 Scarfe W.C., Farman A.G (2008), "What is Conebeam CT and

How does it work", Dental Clinics of North America, vol.52,

pp.707–730

22 Şener S (2009), "Observer agreement in qualitative assessments of condylar position: Magnetic resonance

imaging and transcranial radiography", SÜ Dişhek Fak Derg,

pp.265-273

23 Talaat W., Bayatti S.A., Kawas S.A (2015), "CBCT analysis of bony changes associated with temporomandibular disorders",

The Journal of Craniomandibular & Sleep Practice, vol 7, pp.1-7

24 Wiese M (2008), "Association between temporomandibular joint symptoms, signs, and clinical diagnosis using the RDC/TMD and radiographic findings in temporomandibular

joint tomograms", Journal of Orofacial Pain, vol.22, (3),

pp.239-51

25 Zain A.E.H., Alsadhan R.I (2012), "A comparative study of accuracy of detection of surface osseous changes in the temporomandibular joint using multidetector CT and

conebeam CT", Dentomaxillofacial Radiology, vol.41 (3),

pp.185-191

Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/02/2016 Ngày bài báo được đăng: 25/03/2016

Ngày đăng: 15/01/2020, 17:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w