1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Viêm màng não - não thất do acinetobacter baumannii đa kháng thuốc: một trường hợp điều trị thành công

5 83 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 275,94 KB

Nội dung

Nội dung bài viết báo cáo về một bệnh nhân (BN) nam 20 tuổi, được chẩn đoán xác định rò dịch não tủy (DNT), viêm phổi , viêm màng não - não thất do acinetobacter baumannii đa kháng thuốc (MDRAB) sau phẫu thuật lấy máu tụ dưới màng cứng thái dương trái do tai nạn giao thông.

Trang 1

VIÊM MÀNG NÃO – NÃO THẤT DO ACINETOBACTER BAUMANNII ĐA

KHÁNG THUỐC: MỘT TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG

Lê Quốc Hùng*, Nguyễn Đức Viễn**

TÓM TẮT

Một bệnh nhân (BN) nam 20 tuổi, được chẩn đoán xác định rò dịch não tủy (DNT), viêm phổi , viêm màng não – não thất do Acinetobacter baumannii đa kháng thuốc (MDRAB) sau phẫu thuật lấy máu tụ dưới màng cứng thái dương trái do tai nạn giao thông Colistin là kháng sinh duy nhất còn nhạy với tác nhân gây bệnh Một liệu trình điều trị 21 ngày với phương pháp bơm trực tiếp 10mg colistin/ngày vào não thất qua ống dẫn lưu não thất (EVD) kết hợp truyền tĩnh mạch (TTM) 02 kháng sinh colistin liều 6 triệu đơn vị/ngày và meropenem liều 6g/ngày Bệnh nhân hết sốt sau 7 ngày, DNT cải thiện và sạch vi trùng sau 03 và 14 ngày điều trị Vết mổ vùng thái dương T lành tốt, hết rò dịch não tủy Không có tác dụng phụ nào được phát hiện trong quá trình điều trị Trường hợp điều trị thành công của chúng tôi góp phần cho thấy tính hiệu quả và an toàn của phương pháp bơm thuốc kháng sinh colistin trực tiếp vào não thất trong điều trị nhiễm trùng hệ TKTW do MDRAB

Từ khóa: Acinetobacter baumannii đa kháng thuốc, colistin, polymycin E, viêm màng não, viêm não thất,

bơm thuốc vào não thất/ kênh tủy

ABSTRACT

MULTIDRUG-RESISTANT ACINETOBACTER BAUMANNII MENINGITIS AND VENTRICULITIS:

A SUCCESSFUL TREATMENT CASE

Le Quoc Hung, Nguyen Duc Vien

* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 18 - Supplement of No 2 - 2014: 75-79

A 20-year-old male was diagnosed to be suffering from leakage of cerebrospinal fluid (CSF), pneumonia, and meningitis/ventriculitis caused by multidrug-resistant Acinetobacter baumannii (MDRAB) after having a surgery to remove subdural hematoma at the left temporal due to traffic accident Colistin is the only antibiotic, which is still sensitive with the pathogen A 21-days treatment course was applied by using intraventricular administration of 10 mg colistin/day through the ventricular drain, plus intravenous transfusion of colistin dose 6 million units/day and meropenem dose 6g/day After 7 days of treatment, the patient’s conditions were improved

No fever, surgery wound heal perfectly and stop having CSF leakage Also, CSF become better and had no bacteria

at the 3 rd and 14 th day Furthermore, no side effect had been observed during the treatment time The success of this case has contributed to the efficacy and safety of colistin intraventricular administration method for central nervous system infection caused by MDRAB

Key words: Multidrug resistant Acinetobacter baumannii, colistin, polymycin E, ventriculitis, meningitis,

intraventricular/ intrathecal admistration

GIỚI THIỆU

Nhiễm trùng hệ TKTW do MDRAB đã và

đang là thách thức lớn cho các nhà điều trị Bệnh

lý này thường gặp ở những bệnh nhân nội viện

và thứ phát sau chấn thương hở sọ, phẫu thuật

sọ não, và phẫu thuật vùng tai mũi họng(1,4,5,6,10) MDRAB có khả năng kháng hầu hết các loại kháng sinh phổ rộng như cephalosporin, amikacine hay carbapenem Colistin là một loại

* Khoa Bệnh Nhiệt Đới – BV Chợ Rẫy, ** Khoa Ngoại thần kinh BV Chợ Rẫy

Trang 2

kháng sinh có hoạt tính kháng khuẩn tốt đối với

trực khuẩn Gram âm đa kháng thuốc và khoảng

98% các chủng MDRAB(6,7), tuy nhiên khả năng

xâm nhập hệ TKTW của colistin rất kém khi

dùng đường TTM là một rào cản lớn đối với các

bác sĩ lâm sàng(4,6,7,8) Một số báo cáo các trường

hợp gần đây cho thấy hiệu quả điều trị của thuốc

này khá tốt khi được đưa trực tiếp vào hệ TKTW

đã thúc đẩy việc sử dụng nó trong trường hợp

BN của chúng tôi

BỆNH ÁN

Bệnh nhân nam sinh năm 1992, có tiền sử

khỏe mạnh, là sinh viên đại học, hiện cư ngụ tại

Diên Điền - Diên Khánh - Khánh Hòa Ngày

27/09/2012 BN được đưa nhập bệnh viện tỉnh

Khánh Hòa với chẩn đoán máu tụ dưới màng

cứng bán cầu trái trái T và được phẫu thuật lấy

máu tụ, để hở xương sọ vùng thái dương T Sau

phẫu thuật 1 tháng BN còn mê sâu, sốt xuất hiện

và gia tăng, rò DNT qua vết mổ lấy máu tụ BN

được chuyển tới bệnh viện Chợ Rẫy ngày

08/11/2012

Chẩn đoán viêm màng não mủ do Klebsiella

ozaenae, rò DNT/ hậu phẫu lấy máu tụ vùng thái

dương T do tai nạn giao thông được xác định

sau hai ngày nhập viện Chợ Rẫy Hình ảnh CT

scan đầu cùng ngày nhập viện cho thấy phù não

bán cầu T, thoát vị não bán cầu T qua vùng

khuyết sọ, dãn hệ thống não thất (hình 1) Xét

nghiệm DNT phù hợp với chẩn đoán viêm màng

não mủ (bảng 1) BN được đặt ống dẫn lưu tủy

sống thắt lưng nhằm giải quyết vấn đề làm giảm

áp lực nội sọ trong viêm màng não và góp phần

điều trị rò DNT Phác đồ phối hợp 3 loại kháng

sinh gồm: vancomycin 2g TTM/ ngày, ceftazidim

6g tiêm mạch (TM)/ ngày và metronidazol 1,5g

TTM/ngày được dùng kéo dài 33 ngày Tình

trạng lâm sàng và cận lâm sàng cải thiện chậm

trong giai đoạn đầu Sau 21 ngày điều trị sốt tái

phát và tăng cao dần, vết mổ lấy máu tụ căng

phồng, tụ mủ ngoài da và còn rò DNT BN mê

sâu hơn, tăng tiết đàm và tăng nhu cầu thở

oxygen Cấy DNT và cấy đàm định lượng phân

lập được A baumannii chỉ còn nhạy với colistin

(bảng 1) Hình ảnh CTscan đầu lần 2 (hình 2) biểu hiện thoát vị não bán cầu T nhiều hơn, toàn

bộ các não thất dãn rộng hơn, tăng quang các rãnh vỏ não và thành não thất bên, đường giữa

bị đẩy lệch sang T Kết quả hội chẩn giữa khoa Ngoại Thần Kinh và Bệnh Nhiệt Đới thống nhất chẩn đoán: “viêm màng não-não thất, viêm phổi

do MDRAB, rò dịch não tủy/hậu phẫu lấy máu

tụ dưới màng cứng vùng thái dương T” Một phương thức điều trị được quyết định gồm:

Hình 1: CT scan đầu ngày 8/11/2012: Dãn não

thất, Thoát vị nhu mô não qua vùng khuyết sọ

Hình 2: CT scan đầu ngày 19/11/2012: Dãn não

thất, thoát vi nhu mô não qua vùng khuyết sọ Tăng quang thành não thất bên, vách liên thất và các rãnh vỏ não Đýờng giữa bị đẩy lệch sang T

Ngoại khoa

Phẫu thuật đặt ống dẫn lưu não thất (EVD) vào sừng trán não thất bên bên phải Ống EVD được nối với hệ thống dẫn lưu DNT kín, vô trùng (Hình 3)

Trang 3

Hình 3: sơ đồ vị trí đặt ống dẫn lưu và hệ thống dẩn

lưu não thất

Nội khoa dùng phác đồ điều trị: mỗi ngày

bơm một liều duy nhất 10mg colistin vào não

thất qua ống EVD và truyền tĩnh mạch 6 triệu đơn vị colistin (chia 3 lần), 6g meropenem (chia 3 lần) Liệu trình điều trị kéo dài 21 ngày Cần chú

ý một số điểm sau: 1/ trên 03 ml DNT phải được lấy ra trước mỗi khi bơm thuốc vào để tránh làm tăng áp lực nội sọ do bơm thuốc 2/ bơm 1 – 2 ml Nacl 0,9% qua ống EVD ngay sau khi bơm thuốc

để đảm bảo toàn bộ số lượng thuốc được đưa vào não thất 3/ sau khi hoàn tất thủ thuật, ống EVD thất phải đảm bảo được đóng kín tối thiểu

1 giờ để tránh thất thoát thuốc ra ngoài

Kết quả điều trị

Bảng 1: kết quả một số xét nghiệm DNT của bệnh nhân từ 08/11/2012 – 05/01/2013

Thuốc điều trị Vancomycin + ceftazidim + metronidazol Colistin + meropenem

Cấy DNT Klebsiella ozaenae A baumannii A baumannii Âm tính Âm tính Âm tính

DNT cải thiện sau 3 ngày và trở về gần bình

thường sau 15 ngày điều trị (bảng 1) BN hết sốt

vào ngày thứ 8, tình trạng hô hấp cải thiện tốt,

vết mổ lấy máu tụ nội sọ xẹp dần, hết rò DNT,

CT scan đầu lần 3 cho thấy đường giữa hết bị

đẩy lệch sang T Sau 21 ngày điều trị tình trạng

bệnh ổn định hoàn toàn ngoại trừ tri giác chưa

cải thiện tốt Ống EVD được rút bỏ và BN xuất

viện ngày 08/01/2013

BÀN LUẬN

Colistin: đường dùng, liều và thời gian điều

trị

Colistin là một loại kháng sinh được tìm thấy

năm 1949 nhưng sau đó ít được sử dụng do có

độc tính với thận và thần kinh khá cao Trong

giai đoạn hiện nay, khi mà đại đa số các kháng

sinh đều bị A baumannii đề kháng thì colistin

được tái sử dụng do có khả năng diệt được phần lớn các vi trùng Gram âm đa kháng thuốc kể cả

A baumannii Colistin thường được dùng dưới dạng colistin methanesulfonate (CMS) là dạng không hoạt động nhưng các gốc methanesulfonate sẽ được chuyển đổi thành colistin qua quá trình thủy phân Colistin là dạng

hoạt động có tính kháng khuẩn cả trong in vitro

và in vivo

Nhiễm trùng hệ TKTW do A baumannii đa

kháng kháng sinh ngoại trừ colistin là một thách thức to lớn cho các nhà điều trị do khả năng colistin thấm qua hàng rào máu não rất kém dẫn đến không đạt nồng độ diệt khuẩn trong mô não(6,8,10) Một nghiên cứu được công bố vào tháng 8/2012 của Roberto Imbertl cho thấy hình ảnh khá rõ nét về dược động học và dược lực

Hệ thống dẫn lưu não thất ra Giải phẫu dẫn lưu não

Trang 4

học của colistin dùng đường TTM và đường

bơm vào não thất(10)

Trong nghiên cứu của mình Roberto chứng

minh được colistin khi dùng đường TTM gần

như không làm thay đổi nồng độ thuốc trong

DNT(10) Kết quả này phù hợp với kết quả của

một số nghiên cứu trước đó cho rằng colistin

thấm vào dịch não tủy rất hạn chế ở cả bệnh

nhân không có hay có bị viêm màng não(6,8) Một

số báo cáo khác cũng cho thấy sự thất bại khi sử

dụng colistin đường TTM để điều trị nhiễm

trùng TKTW do MDRAB(9,1) Do đó cách dùng

colistin hợp lý nhất trong điều trị nhiễm trùng hệ

TKTW do MDRAB có lẽ là bơm thuốc trực tiếp

vào não thất/tủy sống (BTNTTS)

Nhiều kết quả báo cáo cho thấy liều dùng

colistin BTNTTS rất khác nhau, biến thiên từ

1.6mg đến 20mg mỗi ngày(9,4,10) Nghiên cứu của

Roberto đã xác định được rằng khi dùng colistin

đường BTNTTS với liều ≥ 5.5mg sẽ đảm bảo

nồng độ thuốc trên MIC trong suốt 24 giờ(10) Tuy

vậy để tránh không đạt được liều điều trị do thất

thoát thuốc trong quá trình thủ thuật và dẫn lưu

DNT tác giả vẫn khuyến cáo nên dùng liều 10mg

colistin mỗi 24 giờ theo khuyến cáo của Hiệp hội

bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ năm 2004(2) Cũng

qua kết quả nghiên cứu này cho thấy việc

BTNTTS chỉ cần thực hiện mỗi ngày một lần duy

nhất để hạn chế khả năng nhiễm trùng mới khi

thực hiện thủ thuật nhiều lần

Thời gian duy trì BTNTTS phụ thuộc vào

nhiều yếu tố nhưng có lẽ quan trọng nhất là

bằng chứng sạch vi trùng trong DNT Trong một

báo cáo của John N năm 2006, tác giả đã tóm tắt

16 trường hợp điều trị thành công bệnh viêm

màng não – não thất do MDRAB cho thấy thời

gian duy trì BTNTTS biến thiên từ 3 tới 42

ngày(9,1) Không một nghiên cứu nào xác định

được thời gian cần thiết duy trì BTNTTS trong

một đợt điều trị hay thời gian cần thiết duy trì

bơm thuốc sau khi sạch vi trùng trong DNT Kết

quả cấy DNT ở BN của chúng tôi đã âm tính vào

ngày thứ 15 của đợt điều trị, nhưng các chỉ số xét

nghiệm khác của DNT chưa cải thiện tốt do đó

việc BTNTTS chỉ được quyết định ngưng sau ngày 21 khi kết quả xét nghiệm DNT đã tốt hơn nhằm đảm bảo điều trị thành công

Phối hợp kháng sinh

Trong trường hợp bệnh nhân của chúng tôi cùng lúc bị viêm phổi và viêm màng não-não thất bởi cùng một tác nhân là MDRAB do vậy không thể chỉ dùng colistin BTNTTS đơn độc mà còn cần phối hợp dùng colistin đường truyền tĩnh mạch để điều trị viêm phổi

Meropenem là một kháng sinh thuộc nhóm carbapenem Khi mới được đưa vào sử dụng, nó cũng là một trong những kháng sinh được chọn lựa để điều trị MDRAB Tuy nhiên chỉ sau vài thập kỷ mức độ đề kháng meropenem của MDRAB đã gia tăng đáng kể(7,3) Mặc dù kết quả kháng sinh đồ cho thấy meropenem đã bị MDRAB kháng ở BN của chúng tôi, tuy nhiên phác đồ kết hợp meropenem với colistin TTM vẫn được dùng do những lý do sau: 1/ meropenem thấm vào dịch não tủy tốt 2/ meropenem kết hợp với colistin cho hiệu quả hiệp đồng làm tăng khả năng diệt khuẩn của kháng sinh 3/ nhằm tránh tạo khả năng vi khuẩn kháng colistin – một loại kháng sinh duy nhất hiện nay còn nhạy với phần lớn vi khuẩn Gram âm đa kháng thuốc – nhiều tác giả khuyến cáo không nên dùng colistin đơn độc 4/ không ít kháng sinh bị vi khuẩn kháng khi sử dụng đơn độc nhưng khi kết hợp với một hay nhiều loại kháng sinh khác lại có khả năng diệt khuẩn tốt

Tác dụng phụ

Mặc dù đã kéo dài BTNTTS 7 ngày sau khi cấy DNT âm tính nhưng các chỉ số xét nghiệm DNT vẫn chưa hoàn toàn trở về bình thường ở

BN của chúng tôi Điều này không thể loại trừ khả năng bệnh nhân của chúng tôi bị viêm màng não vô trùng do chính colistin gây ra khi được BTNTTS Trong báo cáo của John N có tới 03 trong 05 BN bị mắc viêm màng não vô trùng do colistin(9) Để xác minh điều này có xảy ra ở BN của chúng tôi hay không, có lẽ một mẫu DNT trước khi xuất viện cần phải được kiểm tra Đáng

Trang 5

tiếc điều này không được thực hiện, do vậy

không đủ bằng chứng xác định BN đã bị viêm

màng não vô trùng Những tác dụng phụ khác

của colistin(9,5) đã không được phát hiện ở bệnh

nhân của chúng tôi Điều này cũng góp phần

chứng minh tính an toàn của phương pháp điều

trị

Một số vấn đề có liên quan

Bên cạnh MDRAB, hiện nay ngày càng có

nhiều loại vi trùng đa kháng thuốc gây nhiễm

trùng hệ TKTW trong quá trình bệnh nhân nằm

viện và có lẽ phương pháp BTNTTS là phương

pháp duy nhất hiện nay có hiệu quả điều trị Tuy

nhiên không phải cơ sở y tế nào cũng thực hiện

được phương pháp này Mặt khác việc dẫn lưu

DNT ra ngoài cơ thể có nhiều nguy cơ gây

nhiễm trùng hệ TKTW do các tác nhân gây bệnh

mới Do vậy công tác chống nhiễm khuẩn bệnh

viện nói chung và nhiễm trùng hệ TKTW hậu

phẫu nói riêng cần được chú trọng nhiều hơn

Việc quản lý, sử dụng kháng sinh hợp lý cũng là

vấn đề cần thực hiện chặt chẽ hơn nhằm tránh

làm gia tăng tình trạng vi trùng đa kháng thuốc

KẾT LUẬN

Một trường hợp nhiễm trùng hệ TKTW và

viêm phổi do MDRAB được điều trị thành công

bằng phương pháp bơm trực tiếp colistin vào

não thất kết hợp với phác đồ điều trị phối hợp

colistin - meropenem đường toàn thân Kết hợp

với nhiều báo cáo khác đã được đăng tải trên các

tạp chí y khoa cho thấy đây là một phương pháp

hiệu quả, an toàn để điều trị bệnh nhân bị viêm

màng não/não thất do MDRAB

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Al Shirawi N.,Memish ZA., Cherfan A., Al Shimemeri A (2006) Post-neurosurgical meningitis due to multidrug-resistant Acinetobacter baumanii treated with intrathecal colistin: case report and review of the literature Journal of Chemotherapy, 18 (5): 554-8

2 Allan R et al (2004) Practice Guidelines for the Management

of Bacterial Meningitis IDSA Guidelines, CID 2004: 39 (1 November): 1280

3 Baumgart AM ,Molinari MA., Silveira AC (2010) Prevalence

of carbapenem resistant Pseudomonas aeruginosa and

Brazillian Journal Infectious Diseases 14 (5): 433-6

4 Cascio A., et al (2010) Post-neurosurgical multidrug-resistant

intrathecal colistin A new case and a systematic review of the literature Int J Infect Dis 572-9

5 Falagas ME., Bliziotis IA., Tam VH (2007) Intraventricular or intrathecal use of polymyxins in patients with Gram-negative meningitis: a systematic review of the available evidence Int

J Antimicrob Agents, 29:9 – 25

6 Jiménez-Mejías ME., et al (2002) Cerebrospinal fluid penetration and pharmacokinetic/ pharmacodynamic parameters of intravenously administered colistin in a case of

multidrug-resistant Acinetobacter baumannii meningitis Eur J

Clin Microbiol Infect Dis., 21: 212 – 214

7 Kim BN, Peleg AY, Lodise TP, et al (2009) Management of meningitis due to antibiotic-resistant Acinetobacter species Lancet Infectious Diseases, 9:245-55

8 Markantonis SL., et al (2009) Penetration of colistin into cerebrospinal fluid Antimicrob Agents Chemother., 53:4907–

4910

9 Ng J., Gosbell IB., Kelly JA., Boyle MJ., Ferguson JK (2006)

Cure of multiresistant Acinetobacter baumannii central nervous

system infections with intraventricular or intrathecal colistin: case series and literature review J Antimicrob Chemother, 58: 1078 –1081

10 Roberto I., et al (2012) Pharmacokinetics of Colistin in

Cerebrospinal Fluid after Intraventricular Administration of

Colistin Methanesulfonate Antimicrob Agents Chemother.,

56 (8):4416

Ngày đăng: 21/01/2020, 22:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w