1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Giá trị của siêu âm 2D trong chẩn đoán viêm ruột thừa tại Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh

5 119 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Nghiên cứu thực hiện trên 72 bệnh nhân nghi ngờ viêm ruột thừa cấp, được làm siêu âm bụng 2D, sau đó đối chiếu kết quả siêu âm với kết quả phẫu thuật nhằm mô tả đặc điểm hình ảnh của ruột thừa viêm trên siêu âm 2D và đánh giá giá trị của siêu âm 2D trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp.

Trang 1

GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM 2D TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM RUỘT THỪA

TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT, TP HỒ CHÍ MINH

Mai Thế Khải*, Bùi Diệu Minh*

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của ruột thừa viêm trên siêu âm 2D và đánh giá giá trị của siêu âm 2D

trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 72 bệnh nhân nghi ngờ viêm ruột thừa cấp, được làm

siêu âm bụng 2D Sau đó đối chiếu kết quả siêu âm với kết quả phẫu thuật

Kết quả: Đường kính ruột thừa ≥6mm chiếm 96,27% Ruột thừa 100% đè ép không xẹp, finger’s sign và

target’s sign lần lượt chiếm 93,36% và 85,45% Tỷ lệ Sono Mac Burney’s sign là 47,27%; sỏi phân chỉ chiếm 12,73% Thâm nhiễm mỡ quanh ruột thừa 32,39%; dịch giữa các quai ruột 25,35%; hạch mạc treo 7,04% và dày phù nề vách manh tràng 4,23% Siêu âm có độ nhạy 77,46%; độ chuyên biệt 98,61%; giá trị tiên đoán dương 98,21% 76,78% chẩn đoán phân loại viêm ruột thừa trên siêu âm trùng khớp với kết quả phẫu thuật Vị trí ruột thừa gây ảnh hưởng đến chẩn đoán siêu âm: ruột thừa quặt ngược sau hồi/manh tràng trong nhóm âm tính giả cao hơn khoảng 26% (p< 0,05)

Kết luận: Siêu âm có độ chuyên biệt và giá trị tiên đoán dương rất cao, hữu ích cho việc chẩn đoán viêm

ruột thừa cấp

Từ khóa: siêu âm, viêm ruột thừa cấp

ABSTRACT

THE VALUE OF 2D ULTRASOUND OF APPENDICITIS AT THONG NHAT HOSPITAL, HCM CITY

Mai The Khai, Bui Dieu Minh * Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 16 - Supplement of No 1 - 2012: 203 -

207

Objectives: To describe the image of appendicitis of 2D ultrasound and to evalue the prevalence of 2D ultrasound to diagnose appendicitis

Methods: 72 patients are expected appendicitis, made a diagnosis by 2D ultrasound After operating, comparing the results of ultrasound with those of operation

Results: Diameter of appendix over 6mm: 96.27% 100% cases was showed that appendix was not deflated when compressing The rates of finger’s sign, target’s sign and sono Mac Burney’s sign are 93.36%; 85.45% and 47.27% by turn Appendicolith: 12.73% Edunatous fat arrounds appendix: 32.39% Abdominal fluid: 25.35%; lymph nodes: 7.04% and thickening of cecum wall: 4.23% The sensitivity of ultrasond is 77.46%; the specificity

is 98.61%; the positive value is 98.21% About the accurracy of diagnosis appendicitis classification: 76.78% of the results of ultrasoud are same to those of operation The position of appendix affects to the ultrasound result: the rate of unnormal possition appendix in false negative group is 26% higher than the one in true positive group (p< 0.05)

Conclusions: The ultrasound with high specificity and positive value is very helpful for doctors to confirm

the diagnosis of appendicitis

* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh

Tác giả liên lạc: BS Bùi Diệu Minh ĐT: 0908410079 Email: wendy.khuong@gmail.com

Trang 2

Key words: ultrasound, appendicitis

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chẩn đoán viêm ruột thừa chủ yếu dựa vào

lâm sàng nhưng do các biểu hiện rất đa dạng nên

khó tránh khỏi chẩn đoán trễ dẫn đến tỉ lệ tử

vong cao do biến chứng Tỉ lệ tử vong chung là

1% chủ yếu do thủng ruột thừa gây viêm phúc

mạc(5) Vì hậu quả nặng nề của biến chứng nên

đối với các trường hợp triệu chứng không rõ ràng

các nhà ngoại khoa thường có xu hướng phẫu

thuật cắt bỏ ruột thừa hơn là chờ đến khi xác định

chẩn đoán chắc chắn Tỉ lệ cắt bỏ ruột thừa bình

thường chiếm 20% đến 30% và được chấp nhận

để giảm thiểu nguy cơ thủng ruột thừa- nguy cơ

này có thể cao hơn 35%(1,2) Để chẩn đoán viêm

ruột thừa sớm và chính xác cần áp dụng thêm

nhiều phương pháp cận lâm sàng trong đó siêu

âm là phương pháp phổ biến nhất Độ chính xác

đạt được nhờ siêu âm có thể giữ cho tần suất

phẫu thuật bụng âm tính khoảng 10%, bước cải

thiện rõ rệt so với tần suất đạt được khi chỉ dựa

trên lâm sàng Siêu âm đã trở thành xét nghiệm

thường quy đối với các bệnh nhân có nghi ngờ

viêm ruột thừa vì nó nhanh, dễ làm, không xâm

lấn, kinh tế, có thể làm nhiều lần trong suốt quá

trình theo dõi bệnh và có giá trị chẩn đoán cao

Để làm rõ thêm vai trò của siêu âm trong

thực hành, chúng tôi thực hiện đề tài này với 2

mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của ruột thừa

viêm trên siêu âm 2D và đánh giá giá trị của siêu

âm 2D trong chẩn đoán viêm ruột thừa

ĐỐ I TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

72 bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Thống

Nhất, TP Hồ Chí Minh nghi ngờ viêm ruột thừa,

được làm siêu âm bụng 2D và được phẫu thuật

tại bệnh viện trong thời gian từ tháng 01/2011

đến tháng 11/2011

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp mô tả cắt ngang

Sử dụng máy siêu âm 2D Siemens Sonoline

G20

Trình tự tiến hành

Thu thập dữ liệu bệnh nhân nghi ngờ viêm ruột thừa trên siêu âm hoặc trên các xét nghiệm cận lâm sàng khác, được phẫu thuật cắt ruột thừa Đối chiếu kết quả siêu âm với kết quả phẫu thuật

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tuổi và giới tính

Bảng 1: Phân bố giới tính

Nữ chiếm đa số, tỷ lệ nữ cao hơn nam gần 10%

Bảng 2: Phân bố lớp tuổi

tuổi

21-40 tuổi

41-60 tuổi

Trên 60 tuổi

Lứa tuổi 21-40 mắc viêm ruột thừa nhiều nhất

Hình ảnh siêu âm viêm ruột thừa cấp

Bảng 3: Đường kính ruột thừa

6mm

10mm

Tổng

Phần lớn các ca viêm ruột thừa có đường kính dao động trong khoảng 6-10 mm, số ca viêm ruột thừa có đường kính dưới 6 mm chiếm tỷ lệ rất nhỏ

Hình 1: Viêm ruột thừa sung huyết: đk 6mm

(NTC, nữ, 1957)

Trang 3

Bảng 4: Các dấu hiệu tại ruột thừa

(n=55)

Tỷ lệ (%)

Ruột thừa đè ép không xẹp 55 100

Sono Mac Burney’s sign 26 47,27

Thành ruột thừa mất cấu trúc lớp 55 100

Thành ruột thừa mất liên tục 4 7,37

Ba dấu hiệu trực tiếp tại ruột thừa xuất hiện ở

hầu hết các trường hợp là dấu ngón tay, dấu hình

bia và đè ép không xẹp

Hình 2: Viêm ruột thừa hoại tử: thành mất liên

tục (PTTN, nữ, 1989)

Hình 3: Viêm ruột thừa nung mủ: sỏi phân trong

lòng ruột thừa (NĐH, nam, 1961)

Bảng 5: Các dấu hiệu ngoài ruột thừa:

(n=71)

Tỷ lệ (%)

Thâm nhiễm mỡ quanh ruột

thừa(*)

Hạch mạc treo phì đại

(d>10mm)

Dày vách manh tràng (d>6mm) 3 4,23

Dịch tự do giữa các quai ruột 18 25,35

Dịch khu trú vùng hố chậu phải 2 2,82

(**)

Các dấu ngoài ruột thừa báo hiệu tình trang viêm thường thấy nhất là thâm nhiễm mỡ quanh ruột thừa và dịch tự do giữa các quai ruột

(*): lớp mỡ mạc treo đến bao bọc quanh ruột thừa bị viêm và có hình ảnh hồi âm dày

(**): dịch bị mạc nối bao bọc, không di chuyển đến vùng thấp khi BN thay đổi tư thế

Kết quả chẩn đoán viêm ruột thừa

Bảng 6: So sánh kết quả chẩn đoán viêm ruột thừa

trên siêu âm và sau phẫu thuật:

Kết quả Chẩn đoán

Siêu âm Phẫu

thuật

Siêu âm Phẫu

thuật Ruột thừa bình

thường

Viêm ruột thừa 56 71 77,78 98,6

Độ nhạy: 77,46%

Độ chuyên biệt: 98,61%

Giá trị tiên đoán dương: 98,21%

Hầu hết chẩn đoán viêm ruột thừa trên siêu

âm trùng khớp với kết quả phẫu thuật nhưng tỷ

lệ âm tính giả cũng còn cao Điều này cho thấy

dù siêu âm có độ chuyên biệt và giá trị tiên đoán dương rất cao, hữu ích cho việc xác định chẩn đoán nhưng độ nhạy chưa cao gây hạn chế trong việc sàng lọc loại trừ bệnh

Bảng 7: Kết quả chẩn đoán giai đoạn viêm ruột thừa

trên siêu âm và sau phẫu thuậ

Siêu

âm

Phẫu thuật

Siêu

âm

Phẫu thuật

Mức độ phù hợp (%)

RT bình thường 16 1 22,22 1,4 0% Viêm RT cấp 47 51 65,28 70,83 74,50%

(38/51) Viêm RT hoại tử,

vỡ

4 13 5,55 18,05 23,07%

(3/13) Áp-xe RT 4 3 5,55 4,17 75% (3/4) Viêm phúc mạc

RT

Đám quánh RT 1 0 1,4 0 0%

Tỷ lệ các ca viêm ruột thừa có biến chứng qua khảo sát bằng phẫu thuật cao hơn so với khảo sát bằng siêu âm

Trang 4

89.29%

31.25%

68.75%

Nhóm dương

tính thật

Nhóm âm tính giả

Ruột thừa ở vị trí bình thường

Ruột thừa quặt ngược sau hồi/manh tràng

Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của vị trí ruột thừa lên kết quả chẩn đoán viêm ruột thừa trên siêu âm

Dùng test X 2 để so sánh tỷ lệ ruột thừa ở vị

trí bình thường và không bình thường ở 2

nhóm dương tính thật và âm tính giả trên siêu

âm: X 2= 4,05

Tỷ suất chênh OR= 26,4%

Tỷ lệ ruột thừa nằm sau manh tràng chung ở

cả 2 nhóm: 15,27% (11/72)

Trong nhóm các ca âm tính giả trên siêu

âm, tỷ lệ ruột thừa quặt ngược sau hồi- manh

tràng chiếm gần 1/3 số trường hợp, cao hơn so

với tỷ lệ trong nhóm dương tính thật khoảng

26% (p< 0,05)

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Kết quả của chúng tôi phù hợp với thống kê

của WHO với tỷ lệ nam: nữ là 0,82 - 0,83(7).Lứa

tuổi từ 21-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (45%) Điều

này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu khác

Cơ chế gây viêm ruột thừa hầu hết do tắc nghẽn

lòng ruột thừa trong đó nguyên nhân của sự tắc

nghẽn hay gặp nhất là sự phì đại mô bạch huyết

thành ruột thừa do viêm nhiễm Ở lứa tuổi này,

lớp dưới niêm mạc có nhiều nang bạch huyết

nhất, do đó tỷ lệ viêm ruột thừa cũng thường gặp

hơn các độ tuổi khác

Hình ảnh siêu âm viêm ruột thừa cấp

Đường kính ruột thừa: Theo hầu hết các tài

liệu nghiên cứu và giảng dạy, đường kính của

ruột thừa viêm lớn hơn hoặc bằng 6mm Kết quả

chúng tôi thu nhận được phần lớn các ca viêm

ruột thừa có đường kính dao động trong khoảng

6-10 mm Như vậy, kết quả của chúng tôi phù

hợp với tiêu chuẩn trên

Các dấu hiệu tại ruột thừa: 93,36% số ca có finger’s sign và 85,45% số ca có target’s sign thấp hơn không đáng kể so với nghiên cứu của Quang Huy và cộng sự(3) 100% ruột thừa đè ép không xẹp và mất hình ảnh cấu trúc lớp, phù hợp với y văn và nghiên cứu của các tác giả khác Có 7 trường hợp nhìn thấy sỏi phân, chiếm 12,73% (theo Nguyễn Phước Bảo Quân là 30%)(6)

Birnbaum cho rằng, nếu có sỏi phân trong ruột thừa là dấu hiệu chẩn đoán dương tính cao, 11% đến 52% trong bệnh nhân viêm ruột thừa cấp và thường kết hợp với thủng ruột thừa, áp xe ruột thừa

Các dấu hiệu ngoài ruột thừa: Dấu hiệu thường gặp là thâm nhiễm mỡ quanh ruột thừa (32,39%), thấp hơn so với nghiên cứu của Quang Huy và cộng sự(3) Các dấu ít gặp hơn như hạch mạc treo góc hồi manh tràng và phù nề manh tràng cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của chúng tôi Dịch tự do giữa các quai ruột (25,35%) chủ yếu do viêm xuất tiết xung quanh ruột thừa hoặc ở các ngách tự nhiên(ngách đại tràng, túi cùng Douglas)

So sánh kết quả viêm ruột thừa trên siêu âm

và sau phẫu thuật

Theo nghiên cứu của M.A.A Mardan(4)độ nhạy là 81,8%; độ chuyên biệt là 95,5% và giá trị tiên đoán dương đạt 90%; kết quả của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu này So với nghiên cứu của Quang Huy và cộng sự(3) (có độ nhạy 97%) độ nhạy ở nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhưng

Trang 5

độ chuyên biệt tương tự nhau

Tỷ lệ viêm ruột thừa trên siêu âm thấp hơn

trên phẫu thuật có thể do ruột thừa nằm ở vị trí

bất thường: riêng nhóm âm tính giả trên siêu âm,

tỷ lệ ruột thừa quặt ngược sau hồi/manh tràng

khá cao chiếm 31,25% Một số trường hợp viêm

ruột thừa giai đoạn đầu chưa có biến đổi nhiều về

hình thái nên siêu âm không phát hiện ra

Viêm ruột thừa có biến chứng

Có 9 trường hợp biến chứng của ruột thừa

được ghi nhận trên siêu âm, còn kết quả sau

phẫu thuật là 20 trường hợp Chẩn đoán áp-xe

ruột thừa tương đối chính xác vì hình ảnh trên

siêu âm khá điển hình Những trường hợp ruột

thừa hoại tử và viêm phúc mạc ruột thừa tỷ lệ

khảo sát thấy trên siêu âm còn thấp có thể do

ruột thừa nằm ở vị trí bất thường, khó khảo sát

KẾT LUẬN

Siêu âm có độ chuyên biệt và giá trị tiên

đoán dương rất cao, hữu ích cho việc xác định

chẩn đoán viêm ruột thừa cấp

Vị trí bất thường của ruột thừa ảnh hưởng nhiều đến độ nhạy của siêu âm

Siêu âm 2D khá hạn chế trong phân loại viêm ruột thừa, ngoại trừ áp-xe ruột thừa (do có hình ảnh điển hình)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Addiss DG, Shaffer N, Fowler BS, Tauxe RV (1990), The epidemiology of appendicitis and appendectomy in the US,

Am J Epidemiology, 132: 910- 925

2 Choyke PL, Hayes WS, Westerhenn IA (1993), Primary extragonadal germ cell tumors of the retroperitoneum, Radiographics North Am, 112: 825- 832

3 Huỳnh Quang Huy và cộng sự (2010), Nghiên cứu giá trị của siêu âm doppler màu trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp, Y học thực hành, 708: 54- 58

4 Mohammad Akbar Ali Mardan et al (2007), Role of ultrasound

in acute appendicitis, J Ayub Med Coll Abbottabad,19: 72- 79

5 Nguyễn Quý Khoáng (2010), Siêu âm chẩn đoán bệnh lý ruột thừa, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và trung tâm MEDIC, Giáo trình siêu âm tổng quát, khóa 20, 36- 41

6 Nguyễn Phước Bảo Quân (2002), Siêu âm chẩn đoán bệnh lý ruột thừa, Nguyễn Phước Bảo Quân, Siêu âm bụng tổng quát

7 WHO (1995), World Health Report

Ngày đăng: 21/01/2020, 20:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w