1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thời điểm ăn bổ sung ở trẻ từ 6-24 tháng tuổi đến khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

7 136 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 677,83 KB

Nội dung

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định tình trạng dinh dưỡng và thời điểm ăn bổ sung ở trẻ em từ 6-24 tháng tuổi đến khám tại phòng khám Dinh Dưỡng bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.

Trang 1

THỜI ĐIỂM ĂN BỔ SUNG Ở TRẺ TỪ 6 -24 THÁNG TUỔI

ĐẾN KHÁM DINH DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

Nguyễn Thị Thu Hậu*,Nguyễn Hoàng Nhựt Hoa*, Trần Hồng Nhân**, Trần Thị Hoài Phương*

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định tình trạng dinh dưỡng và thời điểm ăn bổ sung ở trẻ em từ 6 – 24 tháng tuổi đến khám

tại phòng khám Dinh Dưỡng bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010

Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả

Kết quả: Từ tháng 6-8/2010, nghiên cứu thực hiện trên 252 bệnh nhân từ 6-24 tháng tuổi đến khám Dinh

dưỡng tại bệnh viện Nhi Đồng 2, trong đó 33,3% trẻ bị suy dinh dưỡng và 36,1% trẻ bị dọa suy dinh dưỡng Trẻ đến khám nhiều nhất là từ 6-9 tháng tuổi(33,3%) và 13-18 tháng tuổi (28,6%) Nhóm trẻ có bất thường về dinh dưỡng cao nhất là 13-18 tháng tuổi (31,4%) Đa số trẻ được ăn bổ sung trong thời điểm từ 4 – 6 tháng tuổi, vẫn còn 10,7% trẻ ăn bổ sung quá sớm (dưới 4 tháng tuổi) 81,9% trẻ được cho ăn cháo từ dưới 9 tháng tuổi Chỉ có 19,4% trẻ được ăn cơm đúng theo thời điểm khuyến nghị hiện nay

Kết luận: Công tác tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng cho cộng đồng đã có kết quả tốt, tuy nhiên cần quan

tâm đến nhóm trẻ 6-9 tháng tuổi và đặc biệt là nhóm 13-18 tháng tuổi vì dễ bị các vấn đề dinh dưỡng và bất thường về phát triển thể chất Thời điểm cho ăn bổ sung thích hợp cần được giáo dục cho phụ huynh thường xuyên và tích cực hơn

Từ khóa: suy dinh dưỡng, ăn dặm, ăn bổ sung

ABSTRACT

TIMING OF COMPLEMENTARY FOODS INTRODUCTION IN CHILDREN 6-24 MONTHS

AT NUTRITIONAL CONSULTATION UNIT OF CHILDREN’S HOSPITAL 2

Nguyen Thi Thu Hau, Nguyen Hoang Nhut Hoa, Tran Hong Nhan, Tran Thi Hoai Phuong

* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 14 - Supplement of No 4 - 2010: 272 – 276

Objectives: To investigate the nutritional status and timing of introduce complementary food for children

aged 6-24 months who come to nutritional consultation unit of Children’s Hospital 2

Methods: Descriptive cross-sectional study

Results: From June to August, 2010, 252 patients of Nutritional Consultation Unit of Children’s Hospital

were enrolled in this study 33.3% of them were malnutrition and 36.1% at risk of malnutrition The most popular patients were in 6-9 months group (33.3%) and 13-18 months group (28.6%) The highest portion of under-nutrition were the group of 13-18 months (31.4%) Majority of children were introduced complementary food at time of 4-6 months-old, but still 10.7% of children began too early (before 4 months), 81.9% of children had started rice soup before age of 9 months Only 19.4% of children started feeding rice at current recommendation

Conclusions: There were great achievement in public nutritional communication, but it is still necessary to

pay more attention to children of 6-9 months and especially 13-18 months of age because of risks of malnutrition and feeding problems The appropriate time to introduce complementary food for children should be held more effectively and more regularly.

* Bệnh viện Nhi Đồng 2, ** Trường Cao đẳng Kinh tế công nghệ

: nhlucky1@yahoo.com

Trang 2

Key words: c

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dinh dưỡng hợp lý vô cùng quan trọng

trong việc giúp trẻ có thể phát triển được hết

tiềm năng của cơ thể(1,2). Hai năm đầu đời của trẻ

là giai đoạn cao điểm của tình trạng chậm tăng

trưởng, thiếu vi chất dinh dưỡng, và các bệnh

nhiễm khuẩn(2) Có rất nhiều vấn đề cần quan

tâm, đặc biệt là vấn đề cho trẻ ăn bổ sung (ăn

dặm) đúng lúc và đúng cách Phòng Khám Dinh

Dưỡng của bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận rất

nhiều thân nhân bệnh nhi đến tham vấn về vấn

đề nuôi dưỡng trẻ, trong đó có khá nhiều bệnh

nhi ở lứa tuổi từ 6 – 24 tháng tuổi Chúng tôi tiến

hành nghiên cứu: “Khảo sát thời điểm thực hành

ăn bổ sung cho trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi đến khám

tại Phòng Khám Dinh Dưỡng Bệnh Viện Nhi

Đồng 2” Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp

can thiệp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho

trẻ nhóm tuổi ăn bổ sung

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Tìm hiểu về tình trạng dinh dưỡng và thời

điểm ăn bổ sung ở trẻ em từ 6 – 24 tháng tuổi

đến khám tại Phòng Khám Dinh Dưỡng Bệnh

Viện Nhi Đồng 2

Mục tiêu chuyên biệt

Xác định đặc điểm dịch tễ học của các trẻ từ

6 – 24 tháng tuổi đến khám tại Phòng Khám

Dinh Dưỡng Bệnh Viện Nhi Đồng 2

Xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Xác định tỉ lệ các thời điểm thực hành ăn bổ

sung cho trẻ

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Trẻ em từ 6 – 24 tháng tuổi và người trực

tiếp nuôi dưỡng trẻ đến khám tại Phòng khám

dinh dưỡng Bệnh Viện Nhi Đồng 2

Thời gian nghiên cứu

Tháng 6-8/2010

Phương pháp lấy mẫu

Thuận tiện

Tiêu chuẩn chọn mẫu

Trẻ 6-24 tháng tuổi đến khám Dinh dưỡng, không mắc các bệnh mạn tính, bẩm sinh, có người chăm sóc trực tiếp đi cùng, đồng ý trả lời phỏng vấn

Tiêu chuẩn loại trừ

Ngoài lứa tuổi trên, không có người chăm sóc trực tiếp đi cùng, có bệnh lý mạn tính bẩm sinh, không đồng ý tham gia nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Cắt ngang mô tả

Cỡ mẫu

Tính theo công thức

Z2 1-α/2 P(1-P) N= - = 297

d2

Với α: xác suất sai lầm loại 1, α =0.05

P: trị số mong muốn của tỉ lệ, theo NC tại Phú thọ, lấy P=0.737 (tỉ lệ trẻ cho ăn bổ sung sớm trước 4 tháng tuổi)(3)

d: sai số cho phép, d= 0.05

Thu thập số liệu

Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi

Xử lý số liệu

Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS

11.5 for Windows

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Có 252 trẻ đủ tiêu chuẩn được nhận vào lô nghiên cứu trong đó có 122 nam (48,4%), 130 nữ (51,6%)

Lứa tuổi: 6 – 9 tháng tuổi :84 trẻ (33,3%); 10–

12 tháng: 57 trẻ (22,6%); 13 – 18 tháng tuổi: 72 trẻ ( 28,6%), 19 – 24 tháng: 39 trẻ (15,5%)

Như vậy, trẻ càng nhỏ càng được sự quan tâm của phụ huynh Trẻ gặp nhiều vấn đề về nuôi dưỡng hơn vào giai đoạn tập ăn dặm (6-9

Trang 3

tháng tuổi) và giai đoạn tập đi tập nói (13-18

tháng tuổi) nên cần đến tham vấn dinh dưỡng

Biểu đồ 1: Đặc điểm dịch tễ học

Thành phố Hồ Chí Minh: 36,9 Tỉnh khác là

63,1%

Điều này cho thấy các trẻ ở Tỉnh có vấn đề

về dinh dưỡng cao hơn các trẻ ở Thành phố Hồ

Chí Minh (TPHCM) Điều này phù hợp với báo

cáo của Trung tâm Dinh Dưỡng TPHCM: tỉ lệ

SDD ở trẻ < 5 tuổi tại TPHCM thấp nhất trong cả

nước

Nguyên nhân đến khám: phần lớn vì lý do

dinh dưỡng (biếng ăn, không lên cân, chậm lên

cân) hoặc vì các rối loạn ăn uống khi mắc bệnh

cấp tính (hô hấp, tiêu hóa,…)

Tất cả trẻ đều đã được cho ăn dặm

Bảng 1 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Bình th ườ ng 77 30,6

T ổ ng c ộ ng 252 100%

Nhận xét: Tỷ lệ SDD độ 1, SDD độ 2 cao hơn

nhiều so với tổng kết năm 2009 về SDD ở

TPHCM (5,9%), vì đây là nhóm bệnh nhi có vấn

đề về dinh dưỡng nên mới đến khám tại bệnh

viện Tuy nhiên, từ con số 33,3% trẻ bị SDD và

36,1% trẻ bị dọa SDD cho thấy tình trạng của trẻ

em dưới 2 tuổi và các khu vực lân cận còn nhiều

vấn đề cần giải quyết Hiện nay, tỉ lệ SDD ở trẻ

dưới 5 tuổi của Việt Nam đã giảm nhiều, từ

38,7% năm 1999 còn 18,9% năm 2009 Tuy nhiên,

tỷ lệ trẻ SDD mạn (thấp còi) vẫn còn rất cao

31,9% năm 2009 Để giảm tỷ lệ SDD thấp còi, cần

có can thiệp dinh dưỡng đúng đắn từ rất sớm, từ

Nếu khảo sát tỉ lệ trẻ có bất thường dinh dưỡng theo lứa tuổi, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ cao vẫn là ở nhóm 6-9 tháng tuổi và 13-18 tháng tuổi tuy nhiên bất thường nhiều nhất là ở nhóm 13-18 tháng tuổi Đây là lứa tuổi bắt đầu làm quen với nhiều loại thức ăn, lại hay biếng ăn do ham chơi Vì vậy trong kế hoạch chống SDD trẻ

em nên chú ý hơn đến nhóm tuổi này

Biểu đồ 2: Tỉ lệ trẻ có vấn đề tình trạng dinh dưỡng

theo từng lứa tuổi

Biểu đồ 3 Thời điểm cho ăn bổ sung Nhận xét: Đa số trẻ được ăn bổ sung trong

thời điểm từ 4 – 6 tháng tuổi, vẫn còn 10,7% trẻ

ăn bổ sung quá sớm (dưới 4 tháng tuổi) và chỉ có 4,4% trẻ được cho ăn bổ sung vào đúng thời điểm khuyến cáo hiện nay (trên 6 tháng tuổi) Hiện nay các bà mẹ phải đi làm lại sau 4 tháng nghỉ hậu sản, do đó trẻ cũng thường được cho ăn dặm khi tròn 4 tháng Theo khuyến nghị mới nhất của Hội dinh dưỡng, tiêu hóa và gan mật Châu Âu và Châu Mỹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi Còn đối với trẻ bú sữa công thức thì thời điểm cho ăn dặm thích hợp nhất là 16 – 27 tuần, để đảm bảo cung cấp

đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ và hạn chế nguy

cơ mắc các bệnh dị ứng

Trong nghiên cứu còn 10,7% trẻ được cho ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi) Như vậy, cần tuyên truyền rộng rãi hơn trong cộng đồng để

Trang 4

giảm tỷ lệ cho trẻ ăn dặm quá sớm Và ăn dặm

quá sớm cũng là lý do làm trẻ rối loạn tiêu hóa,

kém hấp thu và có thể gây ra suy dinh dưỡng

cho trẻ về sau.[1,2] Nghiên cứu tại Phú thọ cho

thấy: Hết tháng thứ 3 có 73,7% số trẻ đã được

cho ăn bổ sung Ngoài ra, so với kết quả Khảo

sát thực hành chăm sóc dinh dưỡng ở trẻ dưới 6

tháng tuổi đến khám lần đầu tại PKDD BVNĐ2

năm 2008 – 2009, có 32% trẻ được cho ăn quá

sớm (trước 4 tháng tuổi) (3) tỉ lệ cho trẻ ăn bổ

sung quá sớm hiện nay đã thấp hơn nhiều,

chứng tỏ công tác truyền thông dinh dưỡng đã

có hiệu quả hơn so với 2 năm trước

Biểu đồ 4 Thời điểm cho ăn cháo

Nhận xét: Các trẻ trên 9 tháng tuổi đã có sự

phát triển về vận động và ngôn ngữ nhiều hơn

nên nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn Hơn

nữa, trẻ đã có mọc răng và có thể ăn được một

vài thức ăn lơn cợn khác ngoài bột để tập nhai,

giúp không biếng ăn về sau Đây là thời điểm

có thể tập cho trẻ ăn cháo Thời điểm ăn cháo

của trẻ cũng đóng một vai trò không nhỏ đối

với tình trạng dinh dưỡng Nếu ăn cháo quá

sớm cũng có thể chậm lên cân do đậm độ năng

lượng thấp hơn trong bột

Có 221/252 trẻ đã được cho ăn cháo

(87,7%) Trong đó, đa số trẻ được cho ăn cháo

trước 9 tháng tuổi (81,9%), số trẻ được cho ăn

cháo đúng thời điểm hiện nay đang khuyến

nghị chỉ chiếm 18,1% và không có trẻ nào bị

bắt đầu cho ăn cháo trễ (từ sau 18 tháng tuổi)

Biểu đồ 5 Thời điểm ăn cơm Nhận xét: Cần thiết cho trẻ ở lứa tuổi từ 18

tháng tuổi trở lên thời điểm thích hợp cho trẻ

ăn cơm là khi trẻ đã có răng hàm và có khả năng nhai cơm Do đó, khi trẻ có 4 răng hàm (18 – 24 tháng tuổi) có thể cho ăn cơm nát và khi trẻ có 8 răng hàm (24 – 36 tháng tuổi) là lúc cho ăn cơm hạt như người lớn Nếu ăn cơm quá sớm sẽ gây cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu, biếng ăn dẫn đến SDD vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện Còn nếu ăn cơm trễ trẻ sẽ bị thiếu chất và SDD

Có 62/252 trẻ trong khảo sát đã được cho ăn cơm Trong đó, tỷ lệ được cho ăn cơm đúng theo thời điểm hiện nay đang khuyến nghị chỉ có 19,4% và tỷ lệ trẻ được cho ăn cơm sớm (dưới 18 tháng tuổi) chiếm phần lớn (80,6%), điều này cũng giải thích cho kết quả tỷ lệ SDD và dọa SDD cao ở nhóm trẻ này

KẾT LUẬN

Qua khảo sát trên 252 trẻ chúng tôi nhận thấy:

Tỷ lệ trẻ có vấn đề về tình trạng dinh dưỡng chiếm 69,4%, cao ở lứa tuổi từ 6 – 18 tháng tuổi, cao nhất là ở lứa tuổi 13 – 18 tháng tuổi

Thời điểm ăn bổ sung: Có 10,7% trẻ được cho ăn sớm (dưới 4 tháng tuổi)

Thời điểm ăn cháo: 81,9% trẻ được cho ăn cháo từ dưới 9 tháng tuổi

Thời điểm ăn cơm: có 19,4% trẻ được ăn đúng theo thời điểm khuyến nghị

Trang 5

KIẾN NGHỊ

Tăng cường các lớp tập huấn về thực hành

ăn bổ sung cho trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi: ăn đúng

thời điểm khuyến nghị, khẩu phần ăn đủ bốn

nhóm chất

Cần chú trọng giáo dục dinh dưỡng nhiều

hơn cho nhóm trẻ 13-18 tháng tuổi

Các can thiệp trên cộng đồng cần chú trọng

hơn nữa đến các vấn đề về dinh dưỡng có liên

quan đến ăn bổ sung để thiết kế thông điệp

truyền thông phù hợp, tăng cường phương pháp

tư vấn trực tiếp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(2009) Pediatric Nutrition Hanbook P113-144

and Policy Nutrition in Pediatrics BC Decker Inc p.528-538

Kiều Thu, Mai Quang Huỳnh Mai, Nguyễn Thị Thu Hậu

(2010) Khảo sát thực hành chăm sóc dinh dưỡng ở trẻ dưới 6

tháng tuổi đến khám lần đầu tại Phòng khám dinh dưỡng

Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2008 – 2009 Y học Thành Phố Hồ

Chí Minh.13(5): p.98-104

Ngày đăng: 21/01/2020, 17:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w