Một lĩnh vực quan trọng trong dự đoán khoảng ở bộ răng hỗn hợp là ước lượng kích thước răng nanh và răng cối nhỏ chưa mọc. Phương trình hồi quy của Tanaka và Johnson (1974) dùng để dự đoán kích thước gần xa răng nanh và răng cối nhỏ chưa mọc được sử dụng hiện nay trong chỉnh hình. Mục tiêu nghiên cứu này là thiết lập phương trình hồi quy để tiên đoán kích thước răng nanh và răng cối nhỏ ở người Việt và so sánh giá trị tiên đoán với các công thức trước đây như là công thức của Bachmann, Gross-Hasund và Trankmann.
Trang 1XÁC LẬP CÔNG THỨC ƯỚC LƯỢNG KÍCH THƯỚC GẦN XA
RĂNG NANH VÀ RĂNG CỐI NHỎ Ở NGƯỜI VIỆT
DÙNG TRONG DỰ ĐOÁN KHOẢNG
Văn Thị Thùy Trang 1 , Huỳnh Kim Khang
1 Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Một lĩnh vực quan trọng trong dự đoán khoảng ở bộ răng hỗn hợp là ước lượng kích thước răng nanh
và răng cối nhỏ chưa mọc Phương trình hồi quy của Tanaka và Johnson (1974) dùng để dự đoán kích thước gần xa răng nanh và răng cối nhỏ chưa mọc được sử dụng hiện nay trong chỉnh hình Mục tiêu nghiên cứu này là thiết lập phương trình hồi quy để tiên đoán kích thước răng nanh và răng cối nhỏ ở người Việt và so sánh giá trị tiên đoán với các công thức trước đây như là công thức của Bachmann, Gross-Hasund và Trankmann 100 mẫu hàm (55 nam và 45 nữ) của trẻ từ 14 đến 18 tuổi Đo kích thước gần xa các răng cửa hàm dưới, răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên, hàm dưới Hai dạng phương trình hồi quy được thiết lập có dạng Y = 0,5X + c (Tanaka ) and Y = aX + b Độ chính xác của giá trị dự đoán kích thước gần xa răng nanh, răng cối nhỏ được tính toán với các phương trình được đề xuất và phương trình thu được bởi các công thức khác được kiểm định trên 20 mẫu hàm thạch cao, sử dụng test t Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa giá trị thật và giá trị tiên đoán được tính toán theo phương trình của chúng tôi Các công thức khác cho thấy giá trị tiên đoán thấp hơn giá trị được mong đợi của Gross và Hasund đối với răng hàm dưới ở nữ Phương trình được đề xuất có thể áp dụng trong phân tích khoảng ở người Việt.
Từ khóa: ước lượng kích thước, dự đoán khoảng, phương trình hồi quy
Địa chỉ liên hệ: Huỳnh Kim Khang: khoa Răng Hàm Mặt,
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Email: kimkhanghuynh@yahoo.com
Ngày nhận: 29/6/2016
Ngày được chấp thuận: 08/12/2016
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Phân tích khoảng trong giai đoạn bộ răng
hỗn hợp là phương pháp xác định kích thước
cung răng (khoảng trống hiện có) và so sánh
kích thước này với tổng kích thước theo
chiều gần xa của các răng vĩnh viễn (khoảng
trống cần có) nhằm mục đích dự đoán có đủ
khoảng hay không và tiên lượng mức độ
chen chúc hoặc thưa của cung răng vĩnh viễn
[1] Phân tích khoảng giữ vai trò quan trọng
trong quá trình chẩn đoán sớm và một tiêu
chuẩn quan trọng trong việc xác định kế
hoạch điều trị nha khoa trẻ em và chỉnh hình
răng mặt, nhất là ở giai đoạn bộ răng hỗn hợp [2] Để xác định sự bất hài hòa kích thước răng - chiều dài cung hàm, phân tích khoảng đòi hỏi sự chính xác, cụ thể là trong việc đo đạc kích thước gần xa của các răng
đã mọc và dự đoán kích thước này ở các răng nanh và răng cối nhỏ chưa mọc [3] Ngày nay, việc dự đoán khoảng cho răng nanh và răng cối nhỏ được thực hiện và áp dụng phổ biến nhất trên lâm sàng theo bảng xác suất Michigan của Moyers (1973) [4], đây
là bảng kích thước dựa vào kích thước các răng cửa giữa và răng cửa bên hàm dưới đã mọc để dự đoán khoảng cần thiết cho răng nanh và hai răng cối nhỏ hàm trên và hàm dưới chưa mọc Một số tác giả đã xác lập được công thức dự đoán kích thước răng vĩnh viễn chưa mọc (răng nanh và răng cối nhỏ)
Trang 2trên cộng đồng Bắc Âu [5] Tuy nhiên, phương
pháp này thường cho giá trị cao hơn giá trị
thật của các răng mọc sau này [6] Một số
công thức của các tác giả khác đã được đưa
ra và được đánh giá cao như và được áp
dụng trên người da trắng [7] Ở Việt Nam,
nghiên cứu thăm dò xác lập công thức dự
đoán kích thước răng vĩnh viễn áp dụng trong
phân tích khoàng cho kết luận là có thể dùng
bốn phương trình đã được xác lập để dự đoán
một cách chính xác hơn kích thước các răng
vĩnh viễn chưa mọc trên trẻ em Việt [8]
Phương pháp vi tính hổ trợ để phân tích
khoảng trên mẫu hàm trẻ 9 tuổi, tác giả đã xác
định được độ chính xác và tin cậy của
phương pháp, đồng thời dự đoán được sự
sắp xếp các răng vĩnh viễn trên cung hàm
trong tương lai [9] Câu hỏi nghiên cứu: Công
thức ước lượng kích thước răng nanh và răng
cối nhỏ ở người Việt như thế nào? Hay dựa
trên giả thiết nghiên cứu: Không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa giá trị dự đoán
kích thước gần xa của răng nanh và răng cối
nhỏ khi áp dụng công thức của các tác giả
nước ngoài so với công thức được lập cho
người Việt Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu:
1 Xác lập công thức ước lượng kích thước
răng nanh và răng cối nhỏ trên người Việt dựa
trên kích thước của các răng cửa hàm dưới
đã mọc
2 So sánh kết quả dự đoán của công thức
trên với công thức các tác giả khác
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1 Đối tượng nghiên cứu
Mẫu để xác lập công thức: 100 mẫu hàm
thạch cao của trẻ từ 14 - 18 tuổi (mẫu hàm
thạch cao thuộc bộ sưu tập mẫu hàm đang
lưu trữ tại khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y
Dược, Thành phố Hồ Chí Minh (đây là nghiên cứu thuộc chương trình theo dõi dọc sự phát triển sọ mặt và răng trẻ em Việt Nam từ 3 đến
18 tuổi tiến hành từ tháng 11 năm 1996 Lần khám đầu tiên được thực hiện vào lúc trẻ được 3 tuổi ± 20 ngày dựa vào ngày sinh nhật của trẻ))
*Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Tiêu chuẩn tổng quát:
+ Có cha mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt Nam, dân tộc Việt (Kinh)
+ Có trọng lượng bình thường khi sinh ra (> 2,5kg), tình trạng sức khỏe bình thường (sức khỏe tổng quát của mỗi trẻ từ lúc mới sinh đến lúc khám lần đầu dựa vào sổ sức khỏe của trẻ)
+ Không có dị tật bẩm sinh, không có dị hình do bệnh lý chấn thương vùng hàm mặt + Không có sự bất hài hòa của mặt
+ Không bị rối loạn hoạt động cơ-khớp thái dương hàm
- Tiêu chuẩn chọn lựa mẫu hàm:
+ Bề mặt gần xa, ngoài trong của răng vĩnh viễn còn nguyên vẹn
+ Cung răng sắp xếp đều đặn để thuận tiện cho đo đạc chính xác và đáng tin cậy
- Tiêu chuẩn loại trừ: các răng bị vỡ, bị bọt
Mẫu để kiểm định và so sánh: 20 mẫu để
kiểm định các công thức mới và so sánh kết quả ước lượng này với giá trị thật sự trên mẫu hàm cũng như với công thức các tác giả khác
* Cỡ mẫu: 100 mẫu hàm thạch cao gồm
55 mẫu của nam, 45 mẫu của nữ
2 Phương pháp
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt
ngang mô tả
Trang 3Chiều gần xa của răng có được bằng cách
đo khoảng cách lớn nhất theo chiều gần xa,
thường ở vùng tiếp điểm trên các mặt bên
[10]
* Hai dạng công thức được xác lập trên
người Việt
Phương trình hồi quy dạng Y = 0,5X + c
theo đề xuất của Tanaka và Johnson (trong
phương trình này hằng số 0,5 đại diện cho giá
trị a trong phương trình Y = aX + b)
Phương trình hồi quy dạng Y = aX + b,
trong đó:
- X là tổng kích thước gần xa của 4 răng
hàm dưới (mm)
- Y là 1/2 tổng kích thước gần xa của răng
nanh và răng cối nhỏ ở hai bên hàm (bên phải
(P) và bên trái (T))
- a, b là hệ số hồi quy
Với các tổng kích thước cần tính:
- Sum 1 = tổng kích thước gần xa của các
R (31 + 32 + 41 + 42)
- Sum 2 = tổng kích thước gần xa của các
R (13 + 14 + 15)
- Sum 3 = tổng kích thước gần xa của các
R (23 + 24 + 25)
- Sum 4 = tổng kích thước gần xa của các
R (33 + 34 + 35)
- Sum 5 = tổng kích thước gần xa của các
R (43 + 44 + 45)
- Sum 6 = 1/2 *(Sum 2 + Sum 3)
- Sum 7 = ½ *(Sum 4 + Sum 5)
- 1/2 * Sum 1 = 1/2 * tổng kích thước gần
xa của các R (31 + 32 + 41 + 42)
- c (HT) = Sum 6 – 1/2 * Sum 1
- c (HD) = Sum 7 – 1/2 * Sum 1
Xử lý số liệu: số liệu được xử lý bằng
phần mềm SPSS12 Kết quả thu thập từ phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi quy, kiểm định t bắt cặp và tương quan Pearson Từ đó xây dựng được công thức ước lượng kích thước răng nanh và răng cối nhỏ theo dạng hồi quy tuyến tính
* Độ kiên định của phép đo
Rút ngẫu nhiên 20 mẫu hàm tiến hành đo lần hai trên một răng trong cùng một điều kiện Việc đo lần hai thực hiện sau 45 ngày để số
đo lần một không tạo thành định kiến cho lần
đo thứ hai Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai lần đo và hệ số pearson r là 0,98
3 Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu hàm thạch cao lưu trữ tại labo hình thái của khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh, không tiếp cận thông tin cá nhân của bệnh nhân
III KẾT QUẢ
1 Các thông số của phương trình hồi quy
Giá trị “c” (hằng số) của phương trình hồi quy Y = 0,5X + c là:
RN + RCN
Trang 4* HT: hàm trên, HD: hàm dưới, RN + RCN: răng nanh + răng cối nhỏ
Với c là giá trị trung bình của các c từ c1– c55(nam); c1– c45(nữ) và c1– c100(nam và nữ) Giá trị a, b cho nam và nữ của phương trình hồi quy Y = aX + b
RN + RCN
Hệ số tương quan r
Hệ số hồi quy
* HT: hàm trên, HD: hàm dưới, RN + RCN: răng nanh + răng cối nhỏ.
2 Các phương trình hồi qui
a Các phương trình hồi quy dạng Y = 0,5X + c
Hàm trên
Nam: Y = 0,5X + 10,98 (1) Nữ: Y = 0,5X + 10,63 (2) Nam và nữ: Y = 0,5X + 10,82 (3)
Hàm dưới
Nam: Y = 0,5X + 9,86 (4) Nữ: Y = 0,5X + 9,5 (5) Nam và nữ : Y = 0,5X + 9,7 (6)
b Các phương trình hồi qui dạng
Y = aX + b
Phương trình hồi qui dạng Y = aX + b
được trình bày trong phần này gồm:
Y = 0,52X + 10,44 (7) (hàm trên, nam).
Y = 0,49X + 10,83 (8) (hàm trên, nữ).
Y(T): Tổng kích thước gần xa của răng
nanh và hai răng cối nhỏ thứ nhất và thứ hai
hàm trên đo trên mẫu hàm
Y = 0,50X + 9,91(10) (hàm dưới, nam)
Y = 0,49X + 9,64 (11) (hàm dưới, nữ)
Y(D): Tổng kích thước gần xa của răng nanh và hai răng cối nhỏ thứ nhất và thứ hai hàm dưới đo trên mẫu hàm
3 Kết quả kiểm định và so sánh các công thức
Sử dụng 20 mẫu hàm (10 nam và 10 nữ)
đo đạc và áp dụng các công thức của chúng tôi và của các tác giả (Bachmann, Gross -Hasund, Trankmann) cho kết quả (bảng 1 và bảng 2)
Trang 5Bảng 1 Độ sai biệt kết quả của các công thức với giá trị thật trên mẫu hàm trên
giá trị thật
% dưới giá trị thật
Gross
Bảng 2 Độ sai biệt kết quả của các công thức với giá trị thật trên mẫu hàm dưới
giá trị thật
% dưới giá trị thật
Công thức (10), (11) 10 10 -0,99_0,61 -1,35_1,18 50 30 50 70
IV BÀN LUẬN
Tổng kích thước gần xa dự đoán của răng
nanh và răng cối nhỏ ở hai cung hàm trên và
dưới của nam và nữ theo các công thức ước
lượng vừa được xác lập (dạng Y = 0,5X + c
và dạng Y = aX + b) không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với tổng kích
thước gần xa của răng nanh và răng cối nhỏ
đo trên mẫu hàm Ở nam thường cho giá trị
dự đoán trên giá trị thật và ngược lại ở nữ Độ sai biệt so với giá trị thật nhỏ, chấp nhận trên lâm sàng
Tổng kích thước gần xa của răng nanh và răng cối nhỏ ở cung hàm dưới của nam và Nữ theo phương trình Tanaka – Jonhson có sự
Trang 6khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) so với
giá trị thật trên mẫu hàm Ngược lại ở hàm
trên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05)
Khi so sánh kết quả dự đoán của ba
công thức của ba tác giả còn lại với giá trị
thật trên mẫu hàm thì nghiên cứu này cho
kết quả như sau:
* Công thức Bachmann:
- Nam: tổng kích thước gần xa răng nanh,
răng cối nhỏ dự đoán cho hàm trên + hàm
dưới đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05) so với giá trị thật trên mẫu hàm
- Tuy nhiên ở nữ thì giá trị này không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
- Gía trị dự đoán của những công thức này
thường cho giá trị thấp hơn giá trị thật ở cả
hàm trên và hàm dưới và độ sai biệt > 1 mm
nhiều
*Công thức Gross - Hasund:
- Nam: tổng kích thước gần xa răng nanh,
răng cối nhỏ dự đoán cho hàm trên + hàm
dưới đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05) so với giá trị thật trên mẫu hàm
- Nữ: tổng kích thước gần xa của răng
nanh và răng cối nhỏ dự đoán cho hàm trên
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05) so với giá trị thật trên mẫu hàm,
còn đối với hàm dưới không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với giá trị
thật trên mẫu hàm
- Giá trị dự đoán thường cho giá trị thấp
hơn giá trị thật ở cả hàm trên và hàm dưới và
độ sai biệt > 1mm nhiều ngoại trừ nữ
* Công thức Trankmann và cộng sự:
- Nam: tổng kích thước gần xa răng nanh,
răng cối nhỏ dự đoán cho hàm trên có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với
giá trị thật trên mẫu hàm, còn đối với hàm dưới không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05) so với giá trị thật trên mẫu hàm
- Nữ :hàm trên và hàm dưới giá trị dự đoán đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
- Gía trị dự đoán thường cho giá trị thấp hơn giá trị thật ở cả hàm trên và hàm dưới và
độ sai biệt > 1mm nhiều
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy rằng: Kết quả ước lượng công thức của phương trình hồi qui ở cả 2 dạng Y = 0,5X + c
và Y = aX + b chung cho nam và nữ vừa được xác lập có thể sử dụng chung cho cả nam lẫn
nữ và sự khác biệt so với giá trị thật không có
ý nghĩa thống kê
V KẾT LUẬN
Kiểm định trên 20 mẫu hàm (10 nam và 10 nữ) với các công thức vừa thiết lập và so sánh với công thức của các tác giả (Bachmann, Gross - Hasund, Trankmann) cho phép rút ra kết luận:
Có thể sử dụng những công thức này cho các đối tượng sau ứng với hệ số tương quan giảm dần:
Đối với hàm trên:
Nam: công thức (1): Y = 0,5X + 10,98 hoặc (7): Y = 0,52X + 10,44 của chúng tôi hoặc công thức của Tanaka - Johnson
Nữ: công thức (2): Y = 0,5X + 10,63 hoặc (8): Y = 0,49X + 10,83 của chúng tôi hoặc công thức của Tanaka - Johnson, Bachmann, Trankmann
Đối với hàm dưới:
Nam: Công thức (4): Y = 0,5X + 9,86 hoặc (10): Y = 0,50X + 9,91 của chúng tôi hoặc công thức của Trankmann
Trang 7Nữ: Công thức của Gross - Hasund hoặc
Công thức (5): Y = 0,5X + 9,50 hoặc (11): Y =
0,49X + 9,64 của chúng tôi hoặc công thức
của, Bachmann, Trankmann Tuy nhiên chúng
tôi đề nghị áp dụng những công thức:
(1), (7): là công thức áp dụng cho hàm
trên, nam
(2), (8): là công thức áp dụng cho hàm
trên, nữ
(4), (10): là công thức áp dụng cho hàm
dưới, nam
Công thức Gross - Hasund: là công thức
áp dụng cho hàm dưới, nữ
Lời cảm ơn
Chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa
Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng tôi sử
dụng mẫu hàm tại Labo Hình thái để hoàn
thành nghiên cứu này
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Abdul Wahab Nourallah (2002) New
regression equation predicting the size of
unerupted canines and premolars in a
contem-porary population Angle Orthod, 72(3), 216 –
221
2 Ballard MI, Wylie WL (1974) Mixed
dentition case analysis Estimating size of
unerupted permanent teeth Am J Orthod, 33,
754 - 759
3 Bernabe E, Flores Mirl (2005) Are the
lower incisors the best predictors for unerupted canine and premolars sums? An
analysis of Peruvian sample Angle Orthod, 75
(2), 202 – 207.
4 Moyers Re (1973) Handbook of
Ortho-dontics for the student and general practioner
Chicago: Yearbook Medical.
5 Tanaka MM, Jonhson LE (1974) The
prediction of the size of unerupted canines and premolars in a contemporary orthodontic
population J Am Dent Assoc, 88(4), 798 –
801
6 Mario Legovic (2006) A comparision of
methods for predicting the size of unerupted
permanent canines and premolars.The
Euro-pean Journal Orthodontics, 28(5), 485 – 490.
7 Hixon EH., Oldfather RE (1958)
Esti-mation of the size of unerupted cuspid and
bicuspid teeth Angle Orthod, 28(4), 236 –
240
8 Dương Tú Hạnh, Huỳnh Kim Khang (2003) Nghiên cứu thăm dò xác lập công thức
dự đoán kích thước răng vĩnh viễn áp dụng
trong phân tích khoảng Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt, 88 - 95.
9 Trần Thúy Hồng (2003) Ứng dụng
phương pháp vi tính hỗ trợ trong phân tích
khoảng Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt, 82 - 87.
10 Moorees CFA, Thomsen SO, Jenoen
S (1957) Mesiodistal crown diameters of the
deciduous and permanent teeth in indivisual J
Dent Res, 36, 39 – 47.
Summary ESTIMATION OF THE MESIO – DISTAL CROWN DIAMETERS OF CANINES AND PREMOLARS IN VIETNAMESE USING IN SPACE
DIAGNOSIS
One important aspect of space diagnosis in mixed dentition is the estimation of the size of unerupted permanent canines and premolars The regression equation introduced by Tannaka and Johnson (1974) to predict the mesiodistal width of unerupted canines and premolars is
Trang 8cur-rently used in Orthodontics The aim of this study was to establish regression equations to predict the size of permanent canines and premolars in Vietnamese and to compare its predictive value with previous formulas such as that of Bachmann, Gross - Hasund and Trankmann The sample consisted of 100 pairs of plaster casts of Vietnamese subjects, 55 males and 45 females aged 14
to 18 Measurements were done to obtain the sum of mesio – distal crown diameters of lower permanent incisors, that of upper and lower canines and premolars Two sets of regression equations were established with Y= 0.5X + c (Tanaka) and Y = aX + b The accuracy of the predictive value of the mesiodistal width of canines and premolars calculated with the proposed equations and that obtained by other formulas was tested on 20 other plaster models, using t- test The results showed no statistically significant difference between the actual value and the predicted one calculated with our equations The other formulas showed statistically lower predictive value excepted that of Gross and Hasund for mandibular teeth in females It is concluded that the proposed equations could be applied in space analysis in Vietnamese children
Key word: Estimation of the size, space diagnosis, regression equation