Nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá kết quả thực hiện kỹ thuật đặt catheter lọc màng bụng trong điều trị. Bênh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tại khoa ngoại bệnh viện Bạch mai từ 2004-2010, và lựa chọn kỹ thuật thích hợp với điều kiện hiện tại.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẶT CATHETER Ổ BỤNG ĐỂ THẨM PHÂN PHÚC MẠC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI Trần Vinh* TĨM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu: Đánh giá kết quả thực hiện kỹ thuật đặt catheter lọc màng bụng trong điều trị BN suy thận mạn giai đoạn cuối tại khoa ngoại bệnh viện Bạch mai từ 2004 ‐2010. Lựa chọn kỹ thuật thích hợp với điều kiện hiện tại. Đối tượng: Thời gian từ 13‐10‐2004 đến 14‐10‐2010 tại khoa ngoại bệnh viện Bạch mai chúng tơi thực hiện được 370 trường hợp là các BN với chẩn đốn suy thận mạn giai đoạn IIIb; IV. Được tiến hành đặt catheter Tenckhoff ổ bụng. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mơ tả khơng đối chứng. Kết quả: Kết quả sau mổ: Tỷ lệ BN theo dõi sau 5 năm đạt 86,76%. Theo phân loại: Tốt 218 BN (58,91%). Trung bình 19 BN (5,14%). Kém 133 BN (35,95%). Về lựa chọn kỹ thuật của phương pháp: Hồn thiện kỹ thuật mổ mở để đặt catheter ổ bụng là một giải pháp hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Có thể thực hiện được ở tất cả các bệnh viện có khoa ngoại tổng hợp. Khơng cần thiết phải cắt bỏ mạc nối lớn đối với cả hai kỹ thuật trên. Kết luận: Đây là một kỹ thuật đơn giản, an tồn và hiệu quả. Góp phần đáng kể trong vấn đề điều trị những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Từ khóa: thẩm phân phúc mạc, đặt catheter ổ bụng, suy thận mạn giai đoạn cuối ABSTRACT EVALUATING THE RESULTS OF ABDOMINAL CATHETER FOR PERITONEAL DIALYSIS IN THE TREATMENT OF PATIENTS WITH END‐STAGE RENAL FAILURE Tran Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 147 ‐ 152 Introduction and objective: Evaluating the results of abdominal catheter for peritoneal dialysis in the treatment of patients with end‐stage renal failure. Select appropriate techniques for current conditions Patients and method: from 10.13.2004 to 14.10.2010 at Bach Mai hospital surgery we performed 370 surgical patients with abdominal catheter placed diagnosed with chronic renal failure stage III, IV. Results: After surgery: percentage of patients after surgery 5‐year follow‐up 86.76%. The classification: Good 218 patients (58.91%). On average 19 patients (5.14%). Least 133 patients. On the technical choices: open procedure is technically simple, less expensive and can perform surgery at all. No need to cut the omentum for open and laparoscopic procedures. Conclusion: This is a technically simple, safe and effective. Can be done in the general surgical. Contribute significantly to the problems in treating patients with end‐stage renal failure. Keywords: peritoneal dialysis, abdominal catheter, end‐stage renal failure như tại Việt nam. Năm 1970 khi Tenckhoff đã ĐẶT VẤN ĐỀ đưa ra một loại catheter lọc màng bụng để điều Suy thận mạn mắc phải là một loại bệnh có trị cho những BN suy thận mạn tính giai đoạn tỷ lệ mắc ngày càng tăng cao trên thế giới cũng cuối. Từ đó đến nay phương pháp này ngày * Khoa ngoại bệnh viện Bạch Mai Tác giả liên hệ: BS Trần Vinh ĐT: 04.8686988 – 2301 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu Email: tranvinhknbm@gmail.com 147 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 càng hồn thiện, về kỹ thuật đặt catheter các tác giải đã áp dụng các kỹ thuật khác nhau như: mổ mở, mổ nội soi, có cắt mạc nối lớn hoặc không cắt mạc nối lớn, cố định mạc nối lớn vào thành bụng vv, nhưng tỷ lệ biến chứng sau mổ còn gặp tỷ lệ cao. Xuất phát từ vấn đề đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài với 2 mục tiêu sau: 1. Đánh giá kết quả thực hiện kỹ thuật đặt catheter lọc màng bụng trong điều trị BN suy thận mạn giai đoạn cuối tại khoa ngoại bệnh viện Bạch mai từ 2004 ‐2010. ‐ Rạch da dài 4‐5 cm song song với đường trắng giữa trên rốn, cách đường này 2‐3 cm, trên rốn 3‐4 cm. Rạch tổ chức dưới da theo đường rạch da. ‐ Cân cơ thẳng rạch theo đường ngang vng góc với đường rạch da tương ứng. Tách cơ theo đường rạch da. Mở cân ngang bụng. Mở phúc mạc một lỗ nhỏ, hút dịch trong ổ bụng. 2. Lựa chọn kỹ thuật thích hợp với điều kiện hiện tại. ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Thời gian từ 13‐10‐2004 đến 14‐10‐2010 tại khoa ngoại bệnh viện Bạch mai chúng tôi thực hiện được 370 trường hợp là các BN với chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn IIIb; IV. Được tiến hành đặt catheter Tenckhoff ổ bụng. Hình 1. Cố định cuff I Phương pháp nghiên cứu và các bước tiến hành Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả không đối chứng. Xử lý số liệu Các số liệu được xử lý theo phần mềm INFO 6.0 dùng trong y tế. Các bước tiến hành Tất cả các bệnh nhân được xếp lịch mổ phiên và được chuẩn bị theo thường quy. Tất cả các BN đều được đặt catheter Tenckhoff đầu cong dài 25‐30 cm có 2 cuff bằng Dacron và xử dụng dịch lọc của công ty Baxter loại 1,5%, 2,5% và 4,25% lọc 4 túi/ ngày loại 2000ml/túi. Theo dõi sau mổ và đánh giá kết quả. Phương pháp phẫu thuật Phương pháp mổ mở đặt catheter có cắt một phần mạc nối lớn Gây tê tại chỗ, gây tê ngồi màng cứng, hoặc gây mê nội khí quản. 148 Hình 2. Tạo đường hầm cho catheter ‐ Kéo mạc nối lớn ra ngoài, cắt bỏ mạc nối lớn tối đa. Đưa catheter vào trong ổ bụng xuống túi cùng Douglase. Cố định cuff I bằng cách khâu vòng kín phúc mạc quanh chân ống dẫn l‐ ưu bằng chỉ Safil 3.0, cuff II đặt dưới lớp cân cơ ngồi, sau đó đặt cathetr dưới da theo một đường vòng cung xuống dưới một khoảng 5‐10 cm. Lỗ ra của catheter được đưa ra ở vị trí cách vết mổ 5‐6 cm và thấp hơn điểm cuối của vết mổ 5‐10 cm. Trước khi đóng vết mổ phải kiểm tra chắc chắn catheter khơng gập, dịch ra vào tốt và phải khơng có máu. ‐ Lắp đầu ngoại vi với hệ thống các túi đựng dịch lọc màng bụng, rửa ổ bụng bằng dung dịch 1,5% để kiểm tra sự vào ra của catheter với 2000 Chun Đề Thận ‐ Niệu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học ml dịch có pha 1000 UI heparin. Lưu lại trong ổ bụng khoảng 200 ml dịch lọc 74)(9). Varela là 35,3 ±11,3(11), của Aydin, Dalgic là 34,3(2), Rui Maio là 46 (21‐81)(7). ‐ Đậy nắp vơ khuẩn đầu ngồi ống dẫn lưu băng kín. Về thời gian lọc so sánh với các đơn vị khác tơi thấy thời gian lọc càng dài thì tỷ lệ bệnh nhân khơng tiếp tục lọc giảm đi. Han SH là tác giả có thơng báo số lượng BN khá lớn 2301 trong 25 năm, số BN còn lọc sau 5 năm là 69,8%, sau 10 năm là 51,8%(5). Thời gian BN còn lọc dài nhất của chúng tơi đến nay là 73,03 tháng, sau 5 năm còn 86,76%. ‐ Chăm sóc vết mổ, sau một tuần thì bắt đầu tiến hành lọc màng bụng thường qui. Phương pháp mổ mở đặt catheter khơng cắt mạc nối lớn Các bước kỹ thuật tiến hành tương tự như trên chỉ duy nhất là khơng cắt mạc nối lớn. + Phương pháp đặt catheter có hỗ trợ của nội soi ổ bụng ‐ Bệnh nhân đặt tư thế nằm ngửa, đầu cao. Gây mê nội khí quản. ‐ Mở một lỗ 5.0 mm dưới rốn để đặt camera, bơm CO2 dưới áp lực 10‐14 mmHg, quan sát, đánh giá tình trạng ổ bụng. Đặt 1 trocar 10.0 mm ngang rốn trên đường giữa đòn trái để đưa cahteter vào ổ bụng và đặt đúng túi cùng Douglas (dưới sự giám sát của camera). Đặt 1 trocar 5 mm trên xương mu, qua đó lấy sợi chỉ lin đã được buộc sẵn trước khi đưa catheter vào ổ bụng sau đó khâu cố định catheter vào thành bụng trước. Cuff 1 được điều chỉnh nằm giữa phúc mạc và cân ngang bụng, khâu cố định với phúc mạc bằng chỉ Safil 3.0. Dùng dùi cong tạo một đường hầm dưới da theo quy trình trên. Cuff II được cố định dưới da. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm của nhóm nghiên cứu Thời gian từ 13‐10‐2004 đến 14‐10‐2010 chúng tơi thực hiện được 370 trường hợp, với tỷ lệ BN nam là 204, nữ 166. Tuổi trung bình là 43,6 trong đó nhỏ nhất là 6 tuổi, cao tuổi nhất là 80. Hiện còn đang lọc là 237 đạt tỷ lệ 64,05%. Số bệnh nhân thơi khơng lọc là 133 chiếm 35,95% với các lý do khác nhau. Về độ tuổi thì chúng tơi thấy tỷ lệ ở độ tuổi 30‐ 60 gặp khá cao 252/370 chiếm 68,1%%. So với các tác giả khác thì tỷ lệ tuổi và tỷ lệ nam nữ của nhóm nghiên cứu khơng có khác biệt: Phạm Văn Bùi BV Bình Dân; Tuổi trung bình là: 47,1 (nhỏ nhất 24, lớn nhất Chuyên Đề Thận ‐ Niệu Các tai biến ngoại khoa Viêm phúc mạc Viêm phúc mạc là một biến chứng nặng nề nhất, là mối lo ngại của các nhà thận học. Nguyên nhân do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn vì catheter liên thơng ổ bụng với mơi trường bên ngồi, mà nguyên nhân chủ yếu do bệnh nhân không tuân thủ chế độ đảm bảo vơ khuẩn khi thực hiện q trình lọc. Tỷ lệ của chúng tơi là 10‐ 10.25%. Khi viêm phúc mạc thì BN có những biểu hiện sau: sốt, đau bụng, dịch sau lọc ra đục. Xét nghiệm cấy tế bào dịch màng bụng có trên 1000 BC/1ml, 3 BN cấy có E.Coli, 1BN có Klebshiella, 12 BN có Staphylococcus 16 BN âm tính. Khơng có trường hợp nào cấy máu dương tính. Các bệnh nhân vẫn được tiếp tục lọc màng bụng, và điều trị kết hợp kháng sinh TM, 3 BN có Coli chúng tơi cho tiến hành rửa ổ bụng bằng huyết thanh mặn 0,9% có pha kháng sinh, trong số BN bị VPM có 15 BN chúng tơi phải rút catheter và chuyển TNT. Theo Phạm Văn Bùi cũng nhận định VPM thường gặp nhất, thường tái phát nhiều lần trên cùng một BN, chủ yếu do BN không tuân thủ đúng nguyên tắc vô khuẩn trong thao tác thay đổi dịch, tỷ lệ VPM của tác giả là: 36,2%(9). M Burkart với n =565 gặp 6% viêm phúc mạc, trong đó 19% có E.Coli, 15% là Staphylococcus Một vài tác giả khác có thơng báo về hiện tượng viêm phúc mạc do lao nhưng với tỷ lệ rất thấp như; B Cakir gặp 4,7%, Holley HP, Tucker CT. Chúng tơi chưa gặp trường hợp nào. Kalishian có báo cáo một trường hợp viêm phúc mạc do nấm Aspergillus(1). Chúng tơi gặp 4 trường hợp nhiễm nấm. 149 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nhiễm trùng chân catheter Tỷ lệ này của chúng tơi gặp 11,31‐16%, phải chuyển bên đặt catheter cho 1 BN để điều trị nhiễm trùng chân và đường hầm của catheter. Còn những trường hợp khác chỉ cần thay băng và kết hợp điều trị kháng sinh tồn thân, trong q trình đó bệnh nhân vẫn được tiến hành lọc màng bụng. Phạm Văn Bùi cũng chỉ gặp 1/47(9). Tại viện nhi là 28,57%(4). Rui Mario 5/100 chiếm chỉ 2%(7). Các tác giả cũng nhận thấy rằng đối với các trường hợp nhiễm trùng chân catheter phần lớn chỉ cần thay băng, điều trị kháng sinh toàn thân là đạt kết quả tốt, sau đó bệnh nhân lại có thể tiếp tục lọc màng bụng Chúng tơi cũng như các tác giả thấy: nhiễm trùng chân catheter hoặc đường hầm là một trong những ngun nhân gây nên VPM thứ phát. Dò dịch ổ bụng tại chân catheter Chủ yếu là do lỗi kỹ thuật khi khâu cố định cuff I với phúc mạc không chắc và lỗi khi tạo đường hầm bằng dùi cong. Chúng tôi gặp 1 trường hợp do lỗi kỹ thuật khi dùi vòng vào trong ổ bụng rồi mới đưa đầu ngồi ra da. Hiện tượng rò dịch qua chân cuff I chúng tơi gặp 1,41‐ 2%. Phạm Văn Bùi là: 4,3%, tác giả cho rằng nguyên nhân do thực hiện thẩm phâm phúc mạc quá sớm (01 ngày sau mổ)(9). G Del Peso gặp 3,7% n=108)(5). Viện nhi thơng báo 6/14 bị rò dịch quanh chân catheter(4). Tắc và di lệch vị trí catheter trong ổ bụng Tỷ lệ của chúng tơi là 5,41‐12.01%, thường là tắc đi kèm với di lệch vị trí. Nguyên nhân gây ra tắc khác nhau: tắc cơ học do sự di chuyển của đầu catheter khơng đúng vị trí, do sự chèn ép của các tạng lân cận, xoắn vặn ống bên ngồi catheter, táo bón và tắc bên trong lòng catheter do nút fibrin, cục máu đơng. Trong đó ngun nhân chính là do mạc nối lớn cuộn ơm lấy catheter, khi đó có hiên tượng dịch vào thì tốt nhưng dịch ra rất chậm hoặc tắc hồn tồn, như van một chiều, những trường hợp này chúng tơi tiến hành mở một lỗ dưới rốn lấy catheter ra khỏi ổ bụng, tiến hành cắt mạc nối lớn, bơm dưới áp lực để làm thơng 150 catheter. Cục fibrin khơng gây tắc hồn tồn được catheter vì đầu catheter rất nhiều lỗ bên, khi bị hiện tượng này thì dịch ra vào chậm, chỉ cần bơm rửa là thơng tốt. Chúng tơi chỉ mổ để xử lý hiện tượng tắc này sau khi đã cho bệnh nhân thay đổi tư thế khi cho dịch vào, ra nhiều lần thất bại. Hoặc chụp XQ xác định vị trí của catheter nằm ở phía trên ổ bụng. Có 5 trường hợp chúng tơi gỡ dính qua nội soi ổ bụng, qua nội soi thường thấy mạc nối co kéo catheter lên phía trên ổ bụng. Theo chúng tôi, cũng như Stefano Santarelli: áp dụng nội soi ổ bụng can thiệp cho những trường hợp tắc catheter nhằm kéo dài sự lọc màng bụng là một giải pháp hữu ích(2). Theo Ram Gocal hiện tượng tắc catheter là một biến chứng có thể gặp sớm nhất chỉ sau 2 tuần lọc màng bụng hoặc có thể liên quan đến biến chứng của viêm phúc mạc. Viện nhi thơng báo 1/14(4). Phạm văn Bùi có tỷ lệ là 5/47 trong đó 4 do VPM, 1 do mạc nối quấn và đều phải rút bỏ cả 5(9). Stefano Santarelli thông báo trong 21 trường hợp tắc catheter phải mổ nội soi lại thấy 12 trường hợp là mạc nối bọc đầu catheter, 5 trường hợp đầu catheter di lệch khỏi vị trí(10). Chảy máu trong ổ bụng sau mổ Chúng tơi khơng gặp trường hợp nào kể cả ở nhóm có cắt bỏ mạc nối. Những trường hợp ngay sau mổ dịch ổ bụng có ra dịch hồng thì chúng tơi tiến hành rửa ổ bụng bằng huyết thanh mặn 0,9% có pha thêm 5000UI heparin/lit, sau 2‐3 túi rửa liên tục cho đến khi trong. Arnoud Peppelenbosch cũng nhận xét: chảy máu là một biến chứng sớm sau mổ, nhưng ít gặp, dịch hồng có thể hết trong một vài ngày sau mổ (8). Đặc biệt ở bệnh nhân là phụ nữ thì phải chú ý thời kỳ kinh nguyệt nếu khơng sẽ chẩn đốn nhầm với chảy máu do catheter làm tổn thương thành phần nào đó trong ổ bụng. Viện nhi thơng báo 1/14 bị chảy máu ổ bụng(4). Đau bụng Đau bụng vùng đáy chậu và hậu mơn, bệnh nhân có cảm giác đau thường xuất hiện ở cuối giai đoạn ra dịch và hết khi q trình trao Chun Đề Thận ‐ Niệu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 đổi dịch chấm dứt và thường hết sau 1‐2 tuần sau lọc. Hiện tượng này gặp phần lớn ở những bệnh nhân bị táo bón nên sau khi thụt tháo và điều trị thuốc chống táo bón thì hết. Tỷ lệ này gặp 25% trong nhóm nghiên cứu. Đinh Thị Kim Dung là 30%(4). Những biến chứng khác ‐ Tắc ruột: chúng tôi chưa gặp trường hợp nào. Stefano gặp 1cas. Giãn ruột do dính Cakir B thơng báo 3/42 BN (7,1%)(1,10). ‐ Thủng ruột là một biến chứng có thể gặp khi: đặt trocar đầu tiên vì phải đặt mù, do sự cọ sát của cathetẻ với thành ruột. Hoặc hiện tượng thiếu máu cục bộ của thành ruột trên cơ địa những BN có tiền sử viêm lt. Chúng tơi chưa gặp trường hợp nào. Arnout gặp gần 1% khi mổ nội soi. B Cakir gặp 2/42 (4,7%) trong đó 1 BN thủng ruột non, 1 BN thủng đại tràng sigma(1). ‐Thoát vị vết mổ, thoát vị bẹn, thoát vị cơ hồnh: thường gặp ở bệnh nhân có thành bụng yếu trong khi đó dịch trong ổ bụng ln làm cho áp lực ổ bụng tăng. Phạm Văn Bùi gặp 1/47(9). G Del Peso trong thời gian 5 năm có tới 12% thốt vị(3). Man Fai Lam gặp 19/743 BN(6). Cakir B gặp 5/42 (11,9%)(1). ‐ Tràn dịch màng phổi, màng tinh hồn, sau phúc mạc: đây cũng là những tai biến thường gặp và bệnh nhân phải ngừng lọc một thời gian thì hiện tượng này hết. Chúng tơi gặp 15 BN có tràn dịch màng tinh hoàn. Man Fai Lam gặp 17/743 BN tràn dịch màng phổi(6), G Del Peso gặp 5,6% tràn dịch màng phổi, 21,3% tràn dịch sau phúc mạc(3). ‐ Máu tụ trong ổ bụng và thành bụng: chúng tôi chỉ gặp 1 trường hợp tụ máu thành bụng, tụ máu trong ổ bụng chưa gặp trường hợp nào, nhưng các tác giả có thơng báo B Cakir gặp 5/42 (11,9%)(1). ‐ Abscess sau phúc mạc, cơ đái chậu: chúng tơi chưa gặp trường hợp nào nhưng các tác giả có nói tới: Belma Cevik gặp 3 trường hợp, trong đó 1 ở vùng tiểu khung, 2 ở sau phúc mạc abcess cơ đái chậu trái. Chun Đề Thận ‐ Niệu Nghiên cứu Y học ‐ Viêm tụy cấp thể khơng có ngun nhân cơ giới, chúng tơi chưa gặp trường hợp nào nhưng có tác giả thơng báo: Ismail Kirbas gặp 2/42 trong đó 1 BN bị 5 lần, 1 BN khác bị 3 lần. ‐ Sốc nhiễm khuẩn: đây là một biến chứng rất nặng có thể gây tử vong cho BN. Chúng tơi chưa gặp trường hợp nào, nhưng tác giả Cakir B thông báo gặp 2/5 trường hợp tử vong và 1 BN tử vong do suy hô hấp ngừng thở(1). KẾT LUẬN 1‐ Kết quả sau mổ: Tỷ lệ BN theo dõi sau 5 năm đạt 86,76%. Theo phân loại: Tốt 218 BN (58,91%). Trung bình 19 BN (5,14%). Kém 133 BN (35,95%). 2‐ Về lựa chọn kỹ thuật của phương pháp: Đây là một kỹ thuật đơn giản, an toàn và hiệu quả. Hoàn thiện kỹ thuật mổ mở một giải pháp hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Có thể thực hiện được ở tất cả các bệnh viện có khoa ngoại tổng hợp. Khơng cần thiết phải cắt bỏ mạc nối lớn đối với cả hai kỹ thuật trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cakir B, Kirbas I, Cevik B (2008) Complications of continuous ambulatory peritoneal dialysis: evaluation with CT, Diagn Interv Radiol 14:212‐220. Dalgic A, Ersoy E, Anderson ME, Lewis J, Engin A, DʹAlessandro AM. (2002). A Novel Minimally Invasive Technique for Insertion of Peritoneal Dialysis Catheter Surgical Laparoscopy, Endoscopy Percutaneous Techniques; Volume 12‐ Issue 4‐ pp 252‐254. Del Peso G, Bajo MA, Costero O, Hevia C, Gil F, Diaz C, Aguilera A, and Selgas R (2003) Risk factors for abdominal wal complications in peritoneal dialysis patients; Peritoneal Dialysis International, Vol 23, Issue 3, pp 249‐254. Đinh Thị Kim Dung, Trần Vinh (2006), Bước đầu áp dụng và đánh giá hiệu quả của lọc màng bụng liên tục ngoại trú sau 3 tháng điều trị ở bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối, Y học lâm sàng số 5; tr 42‐47. Henderson S (2009), Safety and efficacy of percutaneous insertion of peritoneal dialysis catheter under sedation and local anaesthetic; Oxford Journals Nephrology Dialysis Transplantation, Volume 24(11), pp 3499‐3504. Lam MF, Lo WK (2009) Retropeeitoneal leakage as a cause of acute ultrafiltration failure: its associated risk factors in peritoneal dialysis 29(5): 542‐547. Maio R, Figueiredo N, and Costa P (2008). Laparascopic placement of tenckhoff catheters for peritoneal dialysis: A safe, effective, and reproducible procedure, Vol 28, pp 170‐ 173. Peppelenbosch A, van Kuijk WHM, Bouvy ND, van der Sande FM and Tordoir JHM (2008), Peritoneal dialysis 151 Nghiên cứu Y học 10 152 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 catheter placement technique and compactions Oxford Journals Nephrology Dialysis Transplantation, Volume 1(4), pp 23‐28. Phạm Văn Bùi (2005), Khảo sát các biến chứng của tp liên tục lưu động trong điều trị bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, Y học Việt nam, tr 451‐462. Santarelli S, Zeiler M (2006) Vidieolaparoscopy as rescue therapy and placement of peritoneal dialysis catheters: a thirty‐two case single centre experience: Nephrology Dialysis Transplantation, Volume 21, Number 5, pp 1348‐1354. Varela E.J, Elli E.F, Horgan S (2005), Moni‐lapararoscopic placemrnt of a peritoneal dialysis catheter A single 2‐mmm port technique; Surg Endosc 17; 2005‐2007. 11 Ngày nhận bài báo 15‐05‐2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01‐06‐2013 Ngày bài báo được đăng: 15–07‐2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu ... Đinh Thị Kim Dung, Trần Vinh (2006), Bước đầu áp dụng và đánh giá hiệu quả của lọc màng bụng liên tục ngoại trú sau 3 tháng điều trị ở bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối, Y học lâm sàng số 5; tr 42‐47. ... do catheter làm tổn thương thành phần nào đó trong ổ bụng. Viện nhi thơng báo 1/14 bị chảy máu ổ bụng( 4). Đau bụng Đau bụng vùng đáy chậu và hậu mơn, bệnh nhân có cảm giác đau thường xuất hiện ở ... trên chỉ duy nhất là khơng cắt mạc nối lớn. + Phương pháp đặt catheter có hỗ trợ của nội soi ổ bụng ‐ Bệnh nhân đặt tư thế nằm ngửa, đầu cao. Gây mê nội khí quản. ‐ Mở một lỗ 5.0 mm dưới rốn để đặt camera,