Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng thực hiện và kết quả của kiểu nối cao ống gan - hỗng tràng tận-tận theo rouxen-Y trong phẫu thuật cắt nang ống mật chủ ở trẻ em. Nghiên cứu tiền cứu được thực hiện trên 207 trường hợp cắt nang ống mật chủ từ 26 ngày - 15 tuổi tại bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 1ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ CỦA KIỂU NỐI CAO ỐNG GAN-HỖNG TRÀNG TẬN-TẬN THEO ROUX-EN-Y TRONG PHẪU
THUẬT CẮT NANG ỐNG MẬT CHỦ Ở TRẺ EM
Trương Nguyễn Uy Linh *
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá khả năng thực hiện và kết quả của kiểu nối cao ống gan-hỗng tràng tận-tận theo
Roux-en-Y trong phẫu thuật cắt nang ống mật chủ ở trẻ em
Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu được thực hiện trên 207 trường hợp cắt nang ống mật
chủ từ 26 ngày – 15 tuổi tại bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả: Nối cao ống gan-hỗng tràng tận- tận được thực hiện trong 82,61% trường hợp Không có trường
hợp tử vong hay mổ lại Với thời gian theo dõi sau mổ từ 22 - 46 tháng (trung bình: 32 ± 7,4 tháng), biến chứng được ghi nhận ở 14 bệnh nhi (6,76%), không có sự khác biệt giữa 2 kiểu nối tận-tận và tận-bên
Kết luận: Nối cao ống gan-hỗng tràng tận-tận có tính khả thi và an toàn
Từ khóa: Nang ống mật chủ, trẻ em
ABSTRACT
EVALUATION OF THE POSSIBILITY OF REALIZATION AND THE RESULT OF HIGH END-TO-END ROUX-EN-Y HEPATICOJEJUNOSTOMY IN CHOLEDOCHAL CYST EXCISION IN CHILDREN
Truong Nguyen Uy Linh * Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 16 - Supplement of No 1 – 2012: 119 - 124
Purpose: The aim of this study was to evaluate the possibility of realization and the result of high end-to-end
Roux-en-Y hepaticojejunostomy anastomosis in choledochal cyst excision in children
Material and methods: A follow-up study on 207 cases of choledochal cyst excisions, aged from 26 days to
15 years at Children’s Hospital N 1, Ho Chi Minh City
Results: High end-to-end Roux-en-Y hepaticojejunostomy anastomosis were carried out in 82,61% of cases
No patient needed reoperation, Mortality of this series was 0% With time of follow-up was 22-46 months (average: 32 ± 7,4 months), complications was realized in 14 patients (6,76%) and no differences between two type of end-to-end and end-to-side anastomosis
Conclusion: High end-to-end Roux-en-Y hepaticojejunostomy anastomosis was feasible and safe
Keywords: Choledochal cyst, children
ĐẶT VẤN ĐỀ
Là bệnh ngoại khoa gan mật thường gặp
nhất ở trẻ em Việt nam, vấn đề điều trị nang ống
mật chủ (OMC) vẫn còn là thách thức cho
những phẫu thuật viên Ngoại nhi Phẫu thuật
cắt nang được xem như điều trị tiêu chuẩn dành
cho bệnh, tuy nhiên, việc tái lập lưu thông
mật-ruột như thế nào vẫn còn là vấn đề được tranh
cãi Nối cao ống gan-hỗng tràng theo Roux-en-Y
là cách nối được các tác giả Nhật bản khuyến cáo thực hiện và được nhiều phẫu thuật viên trên thế giới chấp nhận vì đã làm cải thiện đáng
kể các biến chứng sau cắt nang(1,2,5,6,7,8,9,10) Tuy nhiên, việc chọn lựa kiểu nối tận-bên hay tận-tận cho miệng nối mật-ruột này là một vấn đề vẫn còn đang bỏ ngõ Năm 2003, Yamataka(12) là
*Bệnh viện Nhi Đồng II
Tác giả liên lạc : Ts.Bs Trương Nguyễn Uy Linh ĐT: 0909500579 Email: uylinhbs@yahoo.com
Trang 2người đầu tiên đưa ra khuyến cáo nên thực hiện
nối ống gan-hỗng tràng kiểu tận-tận theo
Roux-en-Y như là chọn lựa trước tiên khi cắt nang vì
dẫn lưu mật trực tiếp hơn và không có những
biến chứng do sự dài ra của túi cùng bên hỗng
tràng trong kiểu nối tận-bên mang lại Từ đó, các
biến chứng sau mổ cắt nang cải thiện đáng kể
Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
nhằm:
Đánh giá khả năng của việc thực hiện kiểu
nối cao ống gan-hỗng tràng tận-tận theo
Roux-en-Y trong phẫu thuật cắt nang ống mật chủ
bằng việc tạo hình mở rộng ống gan cho miệng
nối này
Đánh giá kết quả của kiểu nối cao ống
gan-hỗng tràng tận-tận theo Roux-en-Y
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Chọn bệnh
Tất cả các trường hợp nang OMC đơn thuần
hay nang OMC có kết hợp với dãn đường mật
trong gan (nang đường mật loại I hay loại IV
theo phân loại của Todani) được cắt nang và
được thực hiện miệng nối ống gan-hỗng tràng
cao tại hợp lưu các ống gan tại Bệnh viện Nhi
đồng 1 trong 2 năm từ 01/01/2008 đến 31/12/2009
do cùng một phẫu thuật viên thực hiện
Loại trừ
Các trường hợp mổ ở nơi khác hay do các
phẫu thuật viên khác thực hiện
Các trường hợp không thực hiện được
miệng nối cao
Các trường hợp mổ lại để cắt nang sau một
phẫu thuật tạm thời
Cắt nang cấp cứu do biến chứng thủng
nang
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Ttheo phương pháp tiền cứu, thuần tập
Ghi nhận các dữ kiện
Tuổi, giới, dạng nang và loại nang, kiểu nối, thời gian xuất viện, các biến chứng gần xa sau cắt nang, theo dõi sau mổ…
Tiến hành phẫu thuật
Phẫu thuật cắt nang được thực hiện triệt để: đầu dưới đến đoạn hẹp cuối OMC trong tụy, sát với ống tụy; đầu trên đến hợp lưu các ống gan Ống gan tại hợp lưu sẽ được tạo hình mở rộng bằng cách cắt dọc theo bờ dưới của 2 ống gan trái và phải để có được một khẩu kính rộng hơn Sau khi mở rộng ống gan, tùy thuộc vào khẩu kính ống gan và hỗng tràng mà chúng tôi quyết định thực hiện miệng nối mật-ruột:
Nối tận tận: khẩu kính ống gan > 3/4 khẩu kính hỗng tràng
Nối tận bên cho những trường hợp còn lại
Thu thập và xử lý số liệu
Tất cả các dữ kiện trên được ghi nhận theo một mẫu thu thập số liệu có sẵn
So sánh các tỉ lệ theo phép kiểm chi bình phương
KẾT QUẢ
Trong 2 năm 2008-2009, chúng tôi thu thập được 207 trường hợp cắt nang OMC thỏa mãn tiêu chuẩn chọn bệnh được đưa vào nghiên cứu
Kiểu nối
Có 171 trường hợp (82,61%) được nối ống gan-hỗng tràng theo kiểu tận-tận và 36 trường hợp (17,39%) được nối tận-bên Trong 171 trường hợp nối tận-tận, chúng tôi có 9 trường hợp phải thực hiện miệng nối cửa gan-hỗng tràng theo Kasai do kích thước các ống gan quá hẹp (< 3 mm) mặc dù đã cố gắng mở rộng ống gan
Giới
Nữ chiếm đa số so với nam (164/43), tỉ lệ nữ/nam là 3,81/1
Tuổi
Nhỏ nhất là 26 ngày tuổi và lớn nhất là 15 tuổi, trung bình là 5,28 ±2,61
Trang 3Bảng 1: Kiểu nối được thực hiện cho các nhóm tuổi
Kiểu
nối
< 1 tuổi 1 – 5 tuổi 5 – 10
tuổi
> 10 tuổi Tổng
cộng
Tận-tận
20
(9,66%)
82 (39,61%)
51 (24,64%)
18 (8,70%)
171 (82,61%)
Tận-bên
4 (1,93%) 19
(9,18%)
10 (4,83%)
3 (1,45%) 36
(17,39%) Tổng
cộng
24
(11,59%)
101 (48,79%)
61 (29,47%)
21 (10,15%)
207 (100%)
Q = 0,333 < 20,01 (3) = 11,43
Sự khác biệt về kiểu nối tận-tận và tận-bên
cho các nhóm tuổi khác nhau không có ý nghĩa
thống kê
Thể loại nang
Chúng tôi ghi nhận 93 (44,93%) trường hợp
là nang OMC đơn thuần (loại I) và 114 (55,07%)
là nang OMC có kết hợp với dãn đường mật
trong gan (loại IVa)
Bảng 2: Kiểu nối được thực hiện cho loại nang
Kiểu nối Nang loại I Nang loại IVa Tổng cộng
Tận-tận 63 (30,43%) 108 (52,17%) 171 (82,61%)
Tận-bên 30 (14,49%) 6 (2,9%) 36 (17,39%)
Tổng cộng 93 (44,93%) 114 (55,07%) 207 (100%)
Q = 25,977 > 20,001 (1) = 10,83
Nang loại IVa thường được nối tận-tận hơn
nang loại I, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
Dạng nang
Có 63 (30,43%) nang dạng thoi và 144
(69,57%) nang dạng cầu
Bảng 3: Kiểu nối được thực hiện cho dạng nang
Kiểu nối Nang dạng
cầu
Nang dạng thoi
Tổng cộng
Tận-tận 122 (58,94%) 49 (23,67%) 171 (82,61%)
Tận-bên 22 (10,63%) 14 (6,76%) 36 (17,39%)
Tổng cộng 144 (69,57%) 63 (30,43%) 207 (100%)
Q = 1,469 < 2o,01 (1) = 6,61
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về kiểu nối cho nang dạng nang cầu hay
dạng thoi
Theo dõi sau mổ
Tử vong: 0
Mổ lại: 0
Thời gian xuất viện từ ngày thứ 6-21 sau mổ,
trung bình là 7,81 ± 2,72 ngày sau mổ
Đa số các trường hợp (191 - 92,27%) được xuất viện trong vòng hai tuần sau mổ, 16 trường hợp (7,73%) bệnh nhi xuất viện muộn sau mổ 2 tuần
Biến chứng
Nghiên cứu ghi nhận 14 biến chứng sớm và
3 biến chứng muộn ở 14 bệnh nhi (6,76%) (3 bệnh nhi có cùng lúc 2 biến chứng: rò mật và tụ dịch nhiễm trùng trong ổ bụng), số bệnh nhi không có biến chứng là 193 (93,24%)
Biến chứng sớm
Có 14 biến chứng sớm sau mổ xảy ra ở 11 bệnh nhi (5,31%)
Rò mật
Dẫn lưu khô sau mổ từ ngày thứ 2 – 16, trung bình 5,18 ± 2,42 ngày Đa số các trường hợp: 197 (95,17%) dẫn lưu khô trong tuần lễ đầu tiên sau mổ Rò mật sau mổ gặp trong 10 trường hợp (4,83%), tuy nhiên không có trường hợp rò nào đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật lại
Bảng 4: Kiểu nối và rò mật sau mổ
Kiểu nối Có rò mật Không rò Tổng cộng
Tận-tận 8 (3,86%) 163 (78,74%) 171 (82,61%) Tận-bên 2 (0,96%) 34 (16,43%) 36 (17,39%) Tổng cộng 10 (4,83%) 197 (95,17%) 207 (100%)
Q = 0,123 < 20,01 (1) = 6,61
Không có sự khác biệt về rò mật giữa 2 kiểu nối
Tụ dịch nhiễm trùng trong ổ bụng
Có 4 trường hợp (1,93%) có tụ dịch nhiễm trùng trong ổ bụng sau mổ, trong đó, 3 trường hợp kết hợp với rò mật sau mổ Tất cả các trường hợp này đều đáp ứng điều trị nội khoa, không cần phải mổ lại
Theo dõi lâu dài - Biến chứng muộn
Chỉ 21 trường hợp (10,14%) không tái khám
và mất hoàn toàn liên lạc, ở 186 trường hợp (89,86%) được theo dõi lâu dài với thời gian trung bình là 32 ± 7,4 tháng (22 – 46 tháng),
chúng tôi ghi nhận:
Phục hồi chức năng gan sau mổ
Trang 4Chức năng gan đều trở về bình thường và
không thay đổi trong quá trình theo dõi
Phục hồi của dãn đường mật trong gan sau
mổ cho nang loại IVa: qua siêu âm theo dõi hậu
phẫu chúng tôi ghi nhận tất cả các trường hợp
dãn đường mật trong gan đều trở về bình
thường hoặc chỉ còn dãn nhẹ và có cải thiện
theo thời gian
Nhiễm trùng đường mật
Nhiễm trùng đường mật được ghi nhận ở
một trường hợp (0,54%) xuất hiện 41 tháng sau
mổ cắt nang OMC kết hợp với dãn đường mật
trong gan (loại IVa) và được nối mật-ruột
tận-bên tại hợp lưu các ống gan Trường hợp này
chưa được can thiệp phẫu thuật lại do đáp ứng
tốt với điều trị nội khoa
Sỏi đường mật
Sỏi đường mật trong gan được ghi nhận qua
siêu âm ở 2 trường hợp (1,07%): hai cho kiểu nối
tận-tận xuất hiện sau mổ 38 và 42 tháng, một
cho kiểu nối tận-bên sau mổ 32 tháng Các
trường hợp này chưa có biểu hiện lâm sàng nên
chỉ được theo dõi tiếp tục
Đánh giá kết quả sau mổ
Chúng tôi đánh giá 186 trường hợp được
theo dõi lâu dài(11):
Kết quả tốt - 147 trường hợp (79,03%)
Kết quả khá - 38 trường hợp (20,43%)
Kết quả trung bình - 1 trường hợp (0,54%)*
Kết quả xấu - 0 trường hợp (0%)
(*) Trường hợp duy nhất bị nhiễm trùng đường mật sau
mổ
Bảng 5: Kiểu nối và kết quả lâu dài sau mổ
Kiểu nối Kết quả tốt Kết quả
khá
Kết quả
TB Tổng cộng
Tận-tận 121
(65,05%)
33 (17,74%) 0 154
(82,80%) Tận-bên 26 (13,98%) 5 (2,69%) 1 (0,54%) 32 (17,20%)
Tổng
cộng
147
(79,03%)
38 (20,43%) 1 (0,54%) 186 (100%)
Q = 5,24 < 20,01 (2) = 9,21
Chúng tôi nhận thấy chưa có sự khác biệt về kết quả có ý nghĩa thống kê giữa 2 kiểu nối tận-tận và tận-tận-bên
BÀN LUẬN
Không có sự khác biệt về tuổi và giới của nghiên cứu này so với nghiên cứu trước đây của chúng tôi(1)
Theo quan điểm của các tác giả Nhật bản cũng như của chúng tôi, phẫu thuật cắt nang cần được thực hiện một cách triệt để: phía dưới đến đoạn cuối OMC trong tụy sát với ống tụy, phía trên đến gần hợp lưu các ống gan(1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11)
Về vị trí của miệng nối ống gan-hỗng tràng, theo khuyến cáo của các tác giả Nhật bản(1,2,3,4,5,6,7,8,9,10), chúng tôi chọn lựa kiểu nối cao tại hợp lưu các ống gan để có được những thuận lợi
Có được một tình trạng mô học tốt nhất: biểu mô đường mật còn hiện hữu ở vị trí này, chưa có hiện tượng xơ hóa
Tưới máu hoàn hảo hơn
Dễ dàng mở rộng ống gan để có được một miệng nối mật-ruột rộng rãi, tránh hẹp miệng nối là tiền đề dẫn đến hầu hết các biến chứng sau mổ khác như nhiễm trùng đường mật, sỏi mật …
Dễ thăm dò các bất thường tại hợp lưu các ống gan hay đường mật trong gan ngay phía trên như hẹp ống gan, hẹp đường mật trong gan gần hợp lưu các ống gan, màng ngăn, sỏi đường mật trong gan…
Chúng tôi không gặp khó khăn khi thực hiện miệng nối tại hợp lưu các ống gan ở bệnh nhi < 5 tuổi do kích thước đường mật tương đối nhỏ như theo ghi nhận của Miyano(3,4) Trái lại, chúng tôi lại thấy dễ dàng thực hiện hơn cho lứa tuổi này vì dễ bộc lộ phẫu trường ở cửa gan hơn, do đó sẽ dễ dàng hơn trong việc mở rộng ống gan để có được một miệng nối mật-ruột rộng rải tại hợp lưu
Chúng tôi có 9 trường hợp phải thực hiện kiểu nối cửa gan-hỗng tràng như phẫu thuật
Trang 5Kasai (dành cho teo đường mật) thay vì nối ống
gan-hỗng tràng do kích thước ống gan quá nhỏ
< 3 mm mặc dù đã cố gắng mở rộng ống gan
Theo dõi sau mổ ở những trường hợp này đều
không ghi nhận rò mật Motoromi(5) cũng có một
trường hợp phải thực hiện kiểu nối cửa
gan-hỗng tràng với kết quả khả quan
Về việc chọn lựa kiểu nối ống gan-hỗng
tràng khi cắt nang, chúng tôi xem nối tận-tận là
chọn lựa trước tiên vì có nhiều ưu điểm hơn so
với nối tận-bên như thoát lưu mật trực tiếp hơn,
không để lại túi cùng bên hỗng tràng(3,4,12) Tuy
nhiên, để tránh biến chứng rò mật, chúng tôi chỉ
thực hiện miệng nối mật ruột khi kích thước tối
đa của ống gan sau khi đã mở rộng ≥ ¾ khẩu
kính ruột Với việc mở rộng ống gan tại hợp lưu,
ở nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện được
miệng nối ống gan-hỗng tràng tận-tận trong
82,61% trường hợp, cao hơn so với nghiên cứu
trước đây, là 31,62%(11) và cao hơn nhiều so với
các nghiên cứu của Miyano, Yamataka(3,4,12)
những người đưa ra quan điểm này, là 21,84%
Theo nhóm tuổi, chúng tôi thấy không có sự
khác biệt về việc thực hiện kiểu nối mật-ruột
tận-tận cho các nhóm tuổi (bảng 1) Ở các nhóm
tuổi nhỏ (< 5 tuổi), việc thực hiện kiểu nối tận
tận cũng như ở các nhóm tuổi lớn hơn (> 5 tuổi)
vì sự tương thích giữa đường mật và khẩu kính
của ruột theo tuổi bệnh nhi
Riêng cho thể loại nang, ở nang loại IVa,
chúng tôi ghi nhận số trường hợp nối tận-tận
nhiều hơn rõ rệt so với nối tận-bên do chúng tôi
cố gắng mở rộng ống gan tối đa để có được một
miệng nối mật-ruột rộng nhất, nhằm thoát lưu
mật dễ dàng và trực tiếp hơn (bảng 2) Điều này
sẽ giúp các dãn đường mật trong gan phục hồi
tốt nhất theo như khuyến cáo của nhiều tác giả
khác(1,2,3,4,6,7)
Ở nang dạng cầu và nang dạng thoi,
chúng tôi thấy không có sự khác biệt về kiểu
nối tận-tận (bảng 3), có lẽ ở đây việc thực hiện
miệng nối mật-ruột tùy thuộc vào kích thước
ống gan tại hợp lưu chứ không tùy thuộc vào
kích thước nang
Đánh giá theo dõi sau mổ, so với nghiên cứu trước đây(11), chúng tôi thấy cũng không có trường hợp nào tử vong hay phải mổ lại, các biến chứng gần cũng như xa cũng cải thiện hơn, mặc dù chưa rõ nét Điều này cho thấy tính an toàn của việc thực hiện kiểu nối này
Ở biến chứng sớm thường gặp nhất sau mổ cắt nang là rò mật, chúng tôi nhận thấy không
có sự khác biệt giữa 2 kiểu nối tận-tận và tận bên (bảng 4) cũng như khi so với nghiên cứu trước đây của chúng tôi (11) Điều này cho thấy tính khả thi và an toàn của miệng nối cao mật ruột tận-tận
Về những biến chứng lâu dài cũng như kết quả sau mổ, chúng tôi cũng thấy không có sự khác biệt giữa 2 kiểu nối (bảng 5), cũng như khi
so với kết quả trước đây của chúng tôi Tuy vậy, đây chỉ là đánh giá sơ khởi vì thời gian theo dõi của chúng tôi chưa đủ dài để có thể đánh giá chính xác hơn các biến chứng lâu dài sau mổ (chỉ 32 tháng) Chính vì vậy, công trình này phải được tiếp tục để có thể thấy rõ hơn những ưu, nhược điểm của kiểu nối ống gan-hỗng tràng tận-tận
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu khả năng và kết quả của nối cao ống gan-hỗng tràng ở 207 trường hợp cắt nang OMC trong 2 năm 2008-2009 tại Bệnh viện
Trang 6Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi
rút ra những kết luận sau:
Nối cao mật-ruột tận-tận có thể thực hiện
trong đa số trường hợp với việc mở rộng các
ống gan tại hợp lưu, ở nghiên cứu này là 82,61%
trường hợp
Bước đầu cho thấy kết quả gần cũng như xa
có cải thiện với thời gian theo dõi là 32 tháng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ando H, Ito T, Kaneko K, Nagaya M, Seo T (1995), “Congenital
stenosis of the intrahepatic of bile duct associated with
choledochal cysts”, J Am Coll Surg 181 (5), pp 426-430
2 Ando H, Ito T, Kaneko K, Seo T, Ito F (1996), “Intrahepatic bile
duct stenosis causing intrahepatic calculi formation following
excision of choledochal cyst”, J Am Coll Surg 183 (1), pp 56-60
3 Miyano T, Yamakata A, Kato Y (1996), “Hepaticoenterostomy
after excision of choledochal cyst in children: A 30-year
experience with 180 cases”, J Pediatr Surg 31 (10), pp 1411-1421
4 Miyano T, Yamataka A, Kato Y (1997), “Choledochal cyst”, Curr
Opin Pediatr 9, pp 283-288
5 Morotomi Y, Todani T, Watanabe Y (1995), “Modified Kasai’s
procedure for a choledochal cyst with a very narrow hilar duct”,
Pediatr Surg In 11 (1), pp 58-59
6 Ohi R, Koike N, Matsumoto Y (1985), “Changes of intrahepatic
bile duct dilatation after surgery for congenital dilatation of the
bile duct”, J Pediatr Surg 20 (2), pp 138-142
7 Ohi R, Yaoita S, Takamichi K (1990), “Surgical treatment of congenital dilatation of the bile duct with special reference to late
complications after total excisional operation”, J Pediatr Surg 25
(6), pp 613-617
8 Todani T, Watanabe Y, Urushihara N (1995), “Biliary
complications after excisional procedure for choledochal cyst”, J
Pediatr Surg 30 (3), pp 478-481
9 Todani T (1998), Pediatric surgery and urology: long term outcomes,
WB Saunders Company Limited, pp 417-429
10 Todani T, Watanabe Y, Toki A (2003), “Classification of congenital biliary cystic disease: special reference to type Ic and IVa cysts with primary ductal stricture”, J Hepatobiliary Pancreat Surg 10 (5), pp 340-344
11 Trương Nguyễn Uy Linh (2008), “Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý nang ống mật chủ và đánh giá kết quả cắt nang triệt để ở trẻ em”, Luận án Tiến Sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
12 Yamataka A, Kobayashi H, Shimotakahara A (2003),
“Recommendations for preventing complications related to Roux-en-Y hepatico-jejunostomy performed during excision of choledochal cyst in the children”, J Pediar Surg 38 (12), pp
1830-1832