Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt căn cứ theo
Trang 1Bài thảo luận môn
LÝ THUYẾT:
33 Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt không? Tại sao?
Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
do cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt căn cứ theo khoản 6 Điều 6 Luật Thuế TTĐB Vì thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ tại Tức
là có hành vi sản xuất hàng hoá là sẽ đánh thuế, đồng thời trường hợp cơ sở sản xuất hàng hóa để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì không thuộc trường hợp quy định tại Điều 3 Luật Thuế TTĐB
38 Mức thuế suất thuế GTGT hiện hành được quy định như thế nào? Ý nghĩa của mức thuế suất thuế GTGT là 0% áp dụng đối với hàng xuất khẩu?
Luật Thuế GTGT hiện hành quy định áp dụng 03 mức thuế suất: 0%, 5% và 10% với những quy định cụ thể như sau:
- Đối tượng chịu thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan và hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật Trừ những trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều 8 Luật Thuế GTGT
Trang 2- Đối tượng chịu thuế suất 5%: Mức thuế suất 5% được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại (khoản 2 Điều 8 Luật Thuế GTGT)
- Đối tượng chịu thuế suất 10%: Trong quá trình thực hiện sản xuất, kinh doanh, nếu các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, thuế GTGT 0% hoặc thuế GTGT 5% thì thuộc đối tượng chịu thuế suất 10%
*Ý nghĩa của mức thuế suất thuế GTGT là 0% áp dụng đối với hàng xuất khẩu:
- Khuyến khích hoạt động xuất khẩu: các cơ sở kinh doanh khi thực hiện hành vi xuất khẩu hàng hoá dịch vụ sẽ được hưởng mức thuế suất 0%
- Kiểm soát hoạt động xuất khẩu nói chung và số lượng, chất lượng hàng hoá dịch vụ xuất khẩu nói riêng
- Hạ giá thành hàng hoá, dịch vụ giúp hàng hoá Việt Nam dễ cạnh tranh trên thị trường nước ngoài
39 Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu có được hưởng thuế suất 0% không? Tại sao?
Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu vẫn được hưởng thuế suất 0% theo khoản 1 Điều 8 Luật Thuế GTGT
Vì để kiểm soát hoạt động xuất khẩu nói chung, và số lượng, chất lượng hàng hoá dịch vụ nói riêng vì với mức thuế suất 0%, cơ sở có hành vi xuất khẩu không phải nộp thuế nhưng vẫn phải đăng ký, kê khai, quyết toán thuế Hơn nữa, việc hoàn thuế ở khâu xuất khẩu sẽ khuyến khích các cơ sở xuất khẩu tích cực, chủ động kê khai hàng hoá, dịch
vụ xuất khẩu Giúp Nhà nước dễ dàng quản lý hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ổn định nền kinh tế
40 Điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT?
Đối với phương pháp khấu trừ thuế GTGT:
- Có thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật
về kế toán, hóa đơn, chứng từ để chứng minh được số thuế giá trị gia tăng đầu vào và số thuế giá trị gia tăng đầu vào
- Không rơi vào trường hợp bắt buộc phải nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
Trang 3- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 01 tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp
- Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ cá nhân kinh doanh
CSPL: Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC
Đối với phương pháp tính thuế trực tiếp:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới ngưỡng 1 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
- Hộ cá nhân kinh doanh
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay
- Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ CSPL: Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC
41 Trường hợp cơ sở kinh doanh không sử dụng hóa đơn chứng từ thì có phải nộp thuế GTGT không? Nếu có thì nộp theo phương pháp nào?
Trường hợp cơ sở kinh doanh không sử dụng hóa đơn chứng từ thì vẫn phải nộp thuế giá trị gia tăng Trong trường hợp này cơ sở kinh doanh sẽ nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng Cơ sở kinh doanh đóng thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ trên doanh thu (tỷ lệ bao nhiêu tùy theo ngành nghề kinh doanh) Theo phương pháp này, cứ khi nào có doanh thu là phải đóng thuế giá trị gia tăng, không quan tâm đến thuế giá trị gia tăng đầu vào là bao nhiêu vì phương pháp này không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào Khu nộp thuế theo phương pháp này sẽ dẫn đến 3 trường hợp:
- Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ là một số âm: Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đã nộp ở khâu trước
Trang 4- Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bằng 0: Cơ sở kinh doanh phải nộp thuế phải nộp thuế giá trị gia tăng vì đã không phát sinh giá trị gia tăng trong khâu này
- Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ là một số dương: cơ sở kinh doanh sẽ nộp thuế giá trị gia tăng theo công thức: doanh thu x tỷ lệ giá trị gia tăng trên doanh thu
43 Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh nhưng không phát sinh doanh thu trong kỳ tính thuế thì có phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế GTGT không? Tại sao?
Căn cứ Thông tư 156/2013/TT-BTC tại điểm c khoản 1 Điều 10 quy định về nguyên tắc tính thuế, khai thuế như sau:
“c) Đối với loại thuế khai theo tháng, quý, tạm tính theo quý hoặc năm, nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động kinh doanh và trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo hướng dẫn tại điểm đ khoản 1 Điều này
và các trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư này.”
Đồng thời, theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 10/VBHN-BTC, tổ chức, cá nhân có kinh doanh nhưng không phát sinh doanh thu, chi phí thì không thuộc các trường hợp không phải kê khai thuế GTGT Như vậy trong kỳ tính thuế, nếu tổ chức, cá nhân không phát sinh doanh thu thì vẫn phải nộp tờ khai thuế GTGT
44 Sự “gãy khúc” trong quá trình thu thuế GTGT xảy ra khi nào? Ý nghĩa pháp lý của hiện tượng này?
Sự “gãy khúc” trong quá trình thu thuế GTGT xảy ra trong quá trình khấu trừ thuế Thuế GTGT luôn là sự liên hoàn của đầu ra trừ cho đầu vào Theo nguyên lý về thuế GTGT, đối tượng nộp thuế chỉ được khấu trừ và hoàn thuế GTGT khi xác định được số thuế đầu ra và đầu vào Sự đứt gãy phát sinh khi đối tượng nộp thuế có phát sinh thuế đầu
ra nhưng lại không có thuế đầu vào (hàng hóa, dịch vụ mua vào rơi vào trường hợp không chịu thuế GTGT) Lúc này sẽ không được khấu trừ thuế vì không xác định được
cơ sở để khấu trừ thuế Trường hợp đối tượng nộp thuế có phát sinh số thuế đầu vào nhưng không phát sinh số thuế đầu ra thì đối tượng chịu thuế cũng không được hoàn thuế
Trang 5NHẬN ĐỊNH:
21 Hành vi nhập khẩu máy Jacpot, dụng cụ chơi golf phải nộp thuế nhập khẩu
và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nhận định sai
Hành vi trên chỉ phải nộp thuế nhập khẩu chứ không nộp thuế tiêu thụ đặc biệt Vì đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là dịch vụ kinh doanh trò chơi có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy Jacpot, dịch vụ kinh doanh golf chứ không có hành vi nhập khẩu máy Jacpot, dụng cụ chơi golf
Cơ sở pháp lý: Điểm c, Điểm đ khoản 2 Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
22 Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá bán đã bao gồm tiền thuế GTGT.
Nhận định sai
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng, chưa có thuế bảo vệ môi trường
Cơ sở pháp lý: Điều 6 Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt
23 Các doanh nghiệp có quy mô như nhau thì được áp dụng thuế suất thuế GTGT như nhau.
Nhận định sai
Vì thuế suất thuế GTGT phụ thuộc vào giá bán của hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ, chứ không phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp Nếu các doanh nghiệp này có quy
mô như nhau, nhưng giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ khác nhau, thì vẫn có thể áp dụng các mức thuế suất khác nhau theo Điều 8 Luật Thuế GTGT
24 Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế trực thu.
Nhận định sai
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế Bảo vệ môi trường, đây là thuế gián thu, thu vào sản phẩm hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu tới môi trường
Trang 625 Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế BVMT từ nguyên liệu nhập khẩu thì không phải nộp thuế GTGT đối với nguyên liệu nhập khẩu.
Nhận định sai
Đối với hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế GTGT là giá nhập tại cửa khẩu, cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có) Giá tính thuế GTGT = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB + Thuế BVMT
Như vậy, hàng hóa, nguyên liệu thuộc diện chịu thuế BVMT mà cũng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thì vẫn chịu thuế GTGT đối với nguyên liệu nhập khẩu
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Thuế GTGT
26 Người nộp thuế BVMT chỉ có thể là tổ chức kinh doanh hàng hóa chịu thuế BVMT.
Nhận định đúng
Vì thuế BVMT là thuế gián thu, có nghĩa là tiền thuế bảo vệ môi trường là một bộ phận cấu thành trong giá cả của hàng hóa khi bán ra ngoài thị trường Trong đó người chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, còn người nộp thuế là chủ thể sản xuất nhập khẩu hàng hóa gây ô nhiễm
27 Thuế suất thuế BVMT được xác định theo mức thuế suất thuế TTĐB.
Nhận định Sai
Vì mục đích điều chỉnh thuế BVMT và thuế TTĐB là khác nhau, nên mức thuế suất cũng khác nhau Cụ thể, thuế BVMT dựa vào định lượng (lít hoặc kg), còn thuế TTĐB thì quy định % cụ thể
28 Hàng thuộc diện chịu thuế BVMT khi nhập khẩu chỉ chịu thuế BVMT.
Nhận định sai
Đối với hàng hóa chịu thuế BVMT, giá tính thuế GTGT là giá bán đã có thuế BVMT nhưng chưa có thuế GTGT (điểm a khoản 1 Điều 7 Luật Thuế GTGT)
Như vậy, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế BVMT, mà cũng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thì vẫn chịu thuế GTGT chứ không chỉ có thuế BVMT
Trang 7TÌNH HUỐNG:
Tình huống 1:
1 - Đối với hành vi khám chữa bệnh: không phải chịu thuế (là đối tượng không chịu thuế GTGT theo khoản 9 Điều 5 Luật Thuế GTGT)
- Đối với hành vi bán thuốc, dụng cụ y tế: chịu thuế GTGT theo Điều 3 và điểm l khoản 2 Điều 8 Luật Thuế GTGT
- Đối với hành vi nhập khẩu ô tô 8 chỗ: chịu thuế nhập khẩu (khoản 1 Điều 2 Luật Thuế XK, thuế NK 2016), thuế tiêu thụ đặc biệt (điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TTĐB) và thuế GTGT (Điều 3 Luật Thuế GTGT) Tuy nhiên nếu ô tô bệnh viện được sử dụng làm ô tô cứu thương thì không phải chịu thuế này vì xe cứu thương là đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2016
2 Do Bệnh viện tư nhân X kinh doanh cả hàng hóa chịu thuế (thuốc, dụng cụ y tế) và dịch vụ không chịu thuế (khám chữa bệnh) nên:
- Số tiền thuế GTGT đối với điện sẽ được khấu trừ phần được sử dụng cho kinh doanh hàng hóa chịu thuế là thuốc, dụng cụ y tế Phần điện sử dụng cho kinh doanh dịch
vụ khám chữa bệnh sẽ không được khấu trừ thuế Phần thuế đầu vào được khấu trừ nếu không hạch toán riêng được thì sẽ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh số kinh doanh thuốc, dụng cụ y tế so với tổng doanh số bệnh viện thu được CSPL: điểm b khoản 1 Điều 9 NĐ 209/2013
- Số tiền thuế GTGT đối với xe ô tô là tài sản cố định của bệnh viện sẽ không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Tuy nhiên nếu trị giá ô tô vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ CSPL: điểm c khoản 1 Điều 9 NĐ 209/2013
3 A, B, C phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân
4 Bệnh viện X phải thực hiện nghĩa vụ thuế nhập khẩu và thuế GTGT cho hành vi này Vì đây là hàng hóa nhận tài trợ thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu và thuế GTGT theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật thuế nhập khẩu 2016 và Điều 3, Luật Thuế GTGT
5 Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định khoản chi khấu trừ để xác định thu nhập chịu thuế phải đáp ứng đủ 2 điều kiện:
Trang 8- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm
vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật
Ngoài ra, theo Điểm 2.30 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định các khoản chi
có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động trong đó có khoản chi nghỉ mát thì khoản chi không quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của Doanh nghiệp (Việc xác định 1 tháng lương bình quân thực tế được quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)
Thứ nhất, do việc chi cho những nhân viên có thành tích tốt đi du lịch là một trong những biện pháp khuyến khích nhân viên làm việc có hiệu quả, từ đó phát triển hoạt động kinh doanh của bệnh viện nên đây là khoản chi thực tế liên quan đế hoạt động kinh doanh của bệnh viện Thứ hai, nếu bệnh viện có đủ chứng từ thanh toán về chuyến đi du lịch và tổng số chi không quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế thì khoản chi này sẽ được trừ khi tính thuế TNDN
Tình huống 7:
1 Hành vi nhập khẩu 1000 máy lạnh phải chịu những những loại thuế sau:
Thuế nhập khẩu: Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế XK, NK 2016
Thuế TTĐB: Điểm h Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TTĐB 2016
Thuế GTGT: Điều 3 Luật Thuế GTGT 2016
2 Đối tượng nộp thuế ở đây trên thực tế là công ty cổ phần M Bởi vì công ty này có hành vi nhập khẩu máy lạnh vào thị trường Việt Nam và Đại lý hải quan N chỉ có nghĩa
vụ nộp thuế thay cho công ty M
CSPL: Điều 3 Luật XK, NK 2016
3 Hành vi vi phạm pháp luật thuế trong tình huống trên hành vi kê khai không đúng thông tin về số lượng hàng hóa nhập khẩu trên tờ khai hải quản Trên thực tế lô hàng có đến 1100 máy lạnh nhưng chỉ kê khai có 1000 máy lạnh sẽ nhập khẩu vào Việt Nam dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp
Trang 9CSPL: Khoản 2 Điều 7 Luật Quản lý Thuế 2016.
Khoản 3 Điều 103 Luật Quản lý Thuế 2016
4 Chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong tình huống trên là Công ty cổ phần
M Thực chất, công ty cổ phần M là đối tượng phải nộp thuế và công ty N chỉ có nghĩa vụ thực hiện thay các nghĩa vụ thuế theo hợp đồng giữa hai công ty Vì vậy, công ty M vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, có nghĩa là Nhà nước sẽ truy cứu trách nhiệm đối với công ty M chứ không phải là Đại lý hải quan N
5 Lập luận của M là không có cơ sở Trong phần quy định về đối tượng không chịu thuế không có quy định đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu dễ hư hỏng, phải thay máy mới trong thời gian bảo hành nên phải có số lượng hàng hóa nhập khẩu dư ra để thực hiện nghĩa vụ bảo hành Đồng thời, thuế nhập khẩu điều tiết đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa vào thị trường nội địa chứ không căn cứ vào nguyên nhân làm xuất hiện thêm hàng hóa để thực hiện vào mục đích điều tiết của mình (Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016)