ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THANH XUÂN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “SỰ TRUYỀN NHIỆT” -... Trong chương trình THCS, HĐTNS
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “SỰ TRUYỀN NHIỆT” -
Trang 2Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: TS DƯƠNG XUÂN QUÝ
Phản biện 1: TS Nguyễn Thanh Hải
Phản biện 2: TS Phùng Việt Hải
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học giáo dục họp tại Trường Đại học Sư
phạm vào ngày 23 tháng 12 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Một trong những quan niệm về học tập từ xa xưa của dân tộc Việt Nam ta là: “Học đi đôi với hành”, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Những quan niệm đó chỉ rõ yếu tố thực hành và vận dụng thực tế là vô cùng quan trọng trong học tập cũng như đời sống sản xuất của con người Trong việc học hàng ngày, tại sao lại cần
“Học đi đôi với hành”? Vì chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau Như vậy, chúng ta không chỉ học lí thuyết mà còn phải biết áp dụng những lí thuyết đó phục vụ thực tế
Để đáp ứng được yêu cầu mới của thời đại, xây dựng và phát triển đất nước ta, hơn lúc nào hết giáo dục càng trở nên quan trọng Vì vậy ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta đã và đang đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện về nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp, phương tiện dạy học , nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đào tạo ra những con người phát triển toàn diện về cả đức, trí, thể, mĩ Theo [9] đề cập tới một nội dung mới mà HS bắt buộc phải học từ lớp 1-12, đó là HĐTNST với khoảng 105 tiết học/năm Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được đưa vào trong tất cả các lớp, các môn học trung bình 3,5 tiết/tuần Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được coi trọng trong từng môn học Trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các HĐTNST riêng; Mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học từ nhà trường vào những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo
Trong chương trình THCS, HĐTNST có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của giáo dục, nhằm giúp HS duy trì và nâng cao các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đã hình thành
ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của
xã hội; hình thành năng lực tự học, hoàn chỉnh tri thức phổ thông nền tảng để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động Chương “NHIỆT HỌC” – Vật lí 8 có nhiều ứng
Trang 42dụng trong lĩnh vực khoa học, đời sống và sản xuất Kiến thức của chương với nhiều khái niệm trừu tượng nên HS cũng thường gặp nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh nội dung kiến thức Đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tế hàng ngày của HS còn kém, chưa linh hoạt, tính toán Vì vậy làm thế nào để HS tiếp thu, lĩnh hội, và vận dụng dễ dàng, hiệu quả nội dung kiến thức của chương là điều rất quan trọng Chúng tôi nghĩ rằng sử dụng HĐTNST trong chương này là phù hợp và đem lại nhiều lợi ích cho các em, giúp các em phát triển nhiều cảm xúc, tình cảm, kĩ năng, phẩm chất và năng lực
Hiện đã có bộ sách Tài liệu HĐTNST trong các môn học lớp 6,
7, 8, 9 do TS.Tưởng Duy Hải làm tổng chủ biên [6], trong đó mỗi khối lớp có một chủ đề Vật lí Như vậy số lượng chủ đề Trải nghiệm mới có rất ít, chưa đa dạng và phong phú, đòi hỏi các GV cần chủ động, sáng tạo, tổ chức các HĐTNST cho HS THCS Khi nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Vật lí lớp 8 chúng tôi nhận thấy có thể
tổ chức nhiều chủ đề trải nghiệm sáng tạo, trong đó chúng tôi quan
tâm đến việc thực hiện đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Sự truyền nhiệt - Vật lí 8”
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
a/ Nghiên cứu ngoài nước
Đầu tiên phải kể đến Lý thuyết học qua trải nghiệm của David A.Kolb Trong lý thuyết học từ trải nghiệm, Kolb cũng chỉ ra rằng
"Học từ trải nghiệm là quá trình học theo đó kiến thức, năng lực
được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm Học từ trải nghiệm gần giống với học thông qua làm nhưng khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân”
b/ Nghiên cứu trong nước
Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 4 năm 2017), Dự thảo chương
trình giáo dục tổng thể phổ thông
Theo tác giả Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Kim Dung, Quan
niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo và một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông
Trang 5Bùi Ngọc Diệp, Hình thức tổ chức các hoạt động TNST trong
nhà trường Phổ thong
Bài viết của PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, Hoạt động trải
nghiệm sáng tạo – Hoạt động quan trọng trong chương trình GDPT mới
Nguyễn Thị Liên (chủ biên), sách Tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo
Các mô hình học tập trải nghiệm trên đây không chỉ là sợi dây gắn kết người học - người dạy, người học với nhà trường mà còn là cầu nối giúp HS phát triển năng lực, những kĩ năng sống cần thiết để
có hành trang vững bước vào đời Mô hình học tập trải nghiệm này cũng đã rút ra rất nhiều kinh nghiệm cho việc trong xây dựng chương trình trong thời gian tới đây
3 Mục đích nghiên cứu
Thiết kế tiến trình tổ chức HĐTNST với chủ đề “Sự truyền nhiệt” trong dạy học chương “Nhiệt học” - Vật lí lớp 8 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của HS
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế và tổ chức HĐTNST trong dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
- Phạm vi nghiên cứu: Các HS, GV trong hoạt động dạy học
ở trường THCS
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình đổi mới giáo dục sau năm 2017
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc tổ chức HĐTNST cho HS THCS
- Vận dụng kiến thức tiến hành thiết kế và tổ chức HĐTNST cho HS
- Thực nghiệm sư phạm ở trường THCS để đánh giá tính khả thi của tiến trình đã xây dựng
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu
Trang 6về tâm lí học, giáo dục học, lí luận dạy học Vật lí, các tài liệu về HĐTNST
- Phương pháp nghiên cứu thực tế việc tổ chức HĐTNST cho
HS ở trường THCS hiện nay
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm tiến hành tổ chức HĐTNST cho HS THCS
- Phương pháp nghiên cứu thống kê toán học
7 Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được HĐTNST “về sự truyền nhiệt” đáp ứng các yêu cầu của quá trình dạy học và tổ chức HĐTNST hợp lí sẽ góp phần tăng cường các HĐTNST và nâng cao năng lực giải quyết vấn
9 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo gồm có ba
Trang 71.3 Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Để xác định nội dung của hoạt động TNST cho các cấp học
và các vùng miền khác nhau cần căn cứ: Đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi; đặc điểm hoạt động chủ đạo của lứa tuổi HS; mục tiêu giáo dục; đặc điểm vùng miền và nhiều yếu tố khách quan khác
Có thể phân chia nội dung hoạt động TNST tạo thành các nội dung chính (hình 2.1)
Hình 2.1 Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.3.1 Chính trị - xã hội
1.3.2 Khoa học – kĩ thuật
1.3.3 Văn hóa – nghệ thuật
1.3.4 Vui chơi – giải trí
1.3.5 Lao động công ích
1.3.6 Thể dục thể thao
1.3.7 Định hướng nghề nghiệp
Trang 81.4 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.4.1 Bản chất của dạy học qua HĐTNST
- Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học)
và HĐTNST; hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và HĐTNST [1]
1.4.2 Quy trình tổ chức HĐTNST
Theo các tác giả Nguyễn Thị Liên và cộng sự; theo tác giả Dương Xuân Quý [14] và dựa theo đặc điểm của chương trình dạy học môn vật lí, thì HĐTNST trong dạy học Vật Lí cần được thực hiện theo quy trình sau:
a) Tham gia và suy ngẫm sự kiện mở đầu, phát hiện vấn đề b) Thu thập thông tin
Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn biểu hiện thông qua:
Phát hiện/ xác định rõ vấn đề cần giải quyết; Thực hiện giải pháp; đánh giá cách làm của mình, khám phá các giải pháp mới.[18]
1.6 Tìm hiểu thực tiễn về dạy học trải nghiệm tại địa phương
1.6.1 Mục đích và phương pháp điều tra
1.6.2 Kết quả điều tra
Kết luận chương 1
Trang 9CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO VỀ SỰ TRUYỀN NHIỆT KHI DẠY HỌC
CHƯƠNG “NHIỆT HỌC” - VẬT LÍ 8
2.1 Chuẩn kiến thức, kĩ năng và xây dựng mục tiêu của chương
“Nhiệt học” - Vật lí 8
2.1.1 Chuẩn kiến thức của chương“Nhiệt học” – Vật lí 8
1 Nêu được các chất được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử
2 Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
3 Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
4 Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh
5 Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng Nêu được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn
6 Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được
ví dụ minh họa cho mỗi cách
7 Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt: truyền nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt Nêu được ví dụ minh họa cho mỗi cách truyền nhiệt đó
8 Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị
đo nhiệt lượng là gì
9 Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật
10 Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn
2.1.2 Chuẩn kỹ năng của chương“Nhiệt học” – Vật lí 8
1 Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chúng chuyển động không ngừng
2 Giải thích được hiện tượng khuếch tán
Trang 102.2.2 Phương pháp điều tra
+ Điều tra GV (thông qua phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp, tham khảo giáo án, dự giờ dạy trên lớp)
+ Điều tra HS (thông qua phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp, tìm hiểu thông qua các bài kiểm tra của HS, quan sát HS trong các giờ học trên lớp)
+ Phỏng vấn lãnh đạo các THCS; tham quan phòng thí nghiệm vật lí, kho dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho dạy học về “Sự truyền nhiệt”
2.2.3 Đối tượng điều tra
Để việc tổ chức hoạt động TNST trong trường phổ thông một cách khoa học và mang lại hiệu quả thiết thực theo hướng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát thực trạng dạy học cũng như sự quan tâm của nhà trường và GV đối với vấn đề dạy học hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS ở 5 trường THCS thuộc huyện Duy Xuyên, đó là: Trường THCS Chu Văn An, Trường THCS Quang Trung, Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm; Trường THCS Kim Đồng; Trường THCS Trần Cao Vân
2.2.4 Kết quả điều tra
a) Tình hình giáo viên và phương pháp dạy của GV
- Tình hình giáo viên: Tất cả GV vật lí của trường đều được
Trang 11đào tạo chính quy tập trung tại các trường đại học sư phạm như: Đại học sư phạm Đà Nẵng; Đại học sư phạm Huế; Đại học sư phạm Quảng Nam Tất cả các GV Vật lí đều giảng dạy đúng chuyên môn, nhiệt tình với công việc, nhiều GV đạt danh hiệu GV giỏi của tỉnh qua nhiều năm
- Phương pháp dạy của giáo viên
Qua việc tổng hợp kết quả ở 30 phiếu điều tra, dự giờ, hỏi ý kiến trực tiếp, tham khảo giáo án của các GV vật lí của trường nói trên về tình hình dạy phần Sự truyền nhiệt ở lớp 8, chúng tôi nhận thấy:
+ Hầu hết các GV vẫn mang nặng phương pháp truyền thụ, thuyết trình, thông báo
+ Các giáo án của GV chủ yếu là tóm tắt lại kiến thức sách giáo khoa, không hoạch định hoặc hoạch định không rõ ràng các hoạt động của GV và HS trong mỗi giờ học, vai trò tổ chức, định hướng của GV chưa được thể hiện rõ
+ Trong giờ dạy, cũng có một số GV đã tìm cách tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS với những câu hỏi phỏng vấn yêu cầu
HS suy nghĩ giải quyết nhưng phần lớn những câu hỏi đó ít đòi hỏi ở
HS sự suy luận, phân tích, tìm tòi mà chỉ chủ yếu yêu cầu ở HS sự tái hiện thông thường nên chưa phát huy được tính tích cực của HS cũng như ít có tác dụng đối với sự phát triển tư duy của HS trong quá trình học tập
+ Phương pháp dạy học chưa phát triển được tính sáng tạo của
Trang 12Tổng số phiếu trả lời
Phần trăm (%)
Bảng 2.2 Đánh giá tầm quan trọng của việc tổ chức
Tổng số phiếu trả lời
Phần trăm (%)
Đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy sự nhận thức đúng đắn của
GV ở các trường phổ thông về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS
b) Tình hình học tập và phương pháp học tập của học sinh
Về phía HS, chúng tôi tiến hành điều tra thực tế hoạt động học tập trên lớp và thu được kết quả:
Trang 13Bảng 2.3: Mức độ quan tâm của HS tới những ứng dụng của kiến
thức học được sau mỗi bài học
Mức độ quan tâm tới
ứng dụng của kiến
thức được học
Tổng số phiếu điều tra
Tổng số phiếu trả lời
Phần trăm (%)
Bảng 2.4: Mức độ thường xuyên được thao tác thực hành trên lớp
Tổng số phiếu trả lời
Phần trăm (%)
+ Kĩ năng vận dụng kiến thức vật lí đã học vào giải thích các hiện tượng vật lí trong đời sống và ứng dụng kĩ thuật còn kém + Hoạt động chủ yếu của HS là học thuộc lí thuyết, viết đúng công thức và luyện giải bài tập HS không được quan sát thí nghiệm
Trang 1412cũng như trực tiếp làm thí nghiệm
+ Đa số các em không có khả năng sáng tạo, thiết kế, chế tạo các thiết bị về ứng dụng Sự truyền nhiệt HS ít có khả năng vận dụng kiến thức một cách sáng tạo vào thực tiễn mà chủ yếu chỉ vận dụng được vào những tình huống quen thuộc
c) Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm:
2.3 Xây dựng tiến trình tổ chức HĐTNST cho HS về chủ đề truyền nhiệt trong cuộc sống ứng dụng kiến thức Vật Lí 8 chương “Nhiệt học”
2.3.1 Mục tiêu cụ thể của HĐTNST về Sự truyền nhiệt trong cuộc sống ứng dụng kiến thức Vật Lí 8 chương “Nhiệt học”
2.3.2 Soạn thảo tiến trình tổ chức HĐTNST cho HS về “Sự truyền nhiệt” – Vật Lý 8
- Tiến trình tổ chức hoạt động gồm các bước sau đây:
Bước 1: Tổ chức suy ngẫm sự kiện mở đầu, phát hiện vấn
đề
Bước 2 Thu thập các kiến thức về “ Sự truyền nhiệt”
Bước 3 Sắp xếp thông tin
Bước 4 Thực hiện các nghiên cứu ứng dụng
Bước 5 Xây dựng sản phẩm
Bước 6 Tổ chức báo cáo sản phẩm
Bước 7 Đánh giá hoạt động
Trang 15Hoạt động
Nhóm
xếp hạng thứ
HĐ1 (Tối đa 10đ)
HĐ2 (Tối đa 40đ)
HĐ3 (Tối đa 20đ)
HĐ4 (Tối đa 30đ)
Điểm cộng (Tối đa 10đ)
4 lần
3-4 lần
1-2 lần
Không
có ý tưởng Tốt Đạt
Không đạt
Không thực hiện
Tích cực
Chưa tích cực
Tiêu cực
- GV cung cấp tài liệu, thông tin trợ giúp, từ khóa cho HS đối với lớp học lực trung bình, yếu, kém; giới thiệu nguồn tìm kiếm thông tin cho HS đối với lớp khá, giỏi
- Nhóm 3 nhận xét, đánh giá điểm công khai cho nhóm 1, dưới
sự thẩm định và kết luận cuối cùng của GV
- Tương tự Nhóm 4 nhận xét, đánh giá điểm công khai cho nhóm 2, Nhóm 5 nhận xét, đánh giá điểm công khai cho nhóm 3, Nhóm 1 nhận xét, đánh giá điểm công khai cho nhóm 4, Nhóm 2 nhận xét, đánh giá điểm công khai cho nhóm 5
- GV nhận xét, kết luận nội dung chính xác của phiếu học tập, tuyên dương xếp hạng hoạt động 2 cho các nhóm xếp thứ hạng cao, động viên các nhóm xếp hạng sau cố gắng dành thứ hạng cao hơn ở các hoạt động tiếp theo
=> Lưu ý: GV cần ghi luôn kết quả đạt được của mỗi nhóm sau HĐ2 vào bảng phụ tổng kết điểm
Kết luận chương 2