Tuy nhiên, sau một thời gian thực tập vàtìm hiểu tại ban kinh doanh của công ty, em thấy được việc xuất khẩu mặt hàng nàycủa công ty còn gặp không ít khó khăn do biến động thị trường, sứ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài khóa luận một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗlực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô, cũng như
sự ủng hộ động viên của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu
và thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo ThS Phan Thu Giang –Giảng viên bộ môn Kinh tế Quốc tế - Trường đại học Thương Mại, người đã hếtlòng hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành khóa luận này Xin gửilời tri ân nhất của em đối với những điều mà cô đã dành cho em
Em xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các nhân viên công ty TNHHĐTTM&SX bao bì Tuấn Ngọc, đặc biệt là những anh chị cán bộ tại Ban Kinhdoanh của công ty đã tạo mọi điều kiện hướng dẫn và đóng góp ý kiến quý báutrong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận với tất cả nỗ lực của bản thân, nhưng
do hạn chế về mặt thời gian, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm nên bài khóa luậnkhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng gópcủa thầy cô để bài khóa luận này hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Phương Anh
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
CHƯƠNG 1: 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 1
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu 3
1.7 Kết cấu báo cáo nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU VÀ HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU 4
2.1 Hoạt động xuất khẩu 4
2.1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu 4
2.1.2 Hình thức của xuất khẩu 4
2.1.3 Vai trò của xuất khẩu 6
2.2 Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 8
2.2.1 Khái quát về hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 8
2.2.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 9
2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp 11 2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 14
2.2.5 Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu 15
2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 16
2.4 Phân định đề tài 18
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM TỪ PLASTIC SANG THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ CỦA CÔNG TY TNHH ĐT&SX BAO BÌ TUẤN NGỌC 19
Trang 33.1 Giới thiệu về công ty TNHH ĐT&SX bao bì Tuấn Ngọc 19
3.1.1 Tổng quan về công ty 19
3.1.2 Cơ sở tổ chức bộ máy của công ty 20
3.1.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty 22
3.1.4 Nguồn nhân lực của công ty 22
3.1.5 Tài chính của công ty 23
3.2 Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của Công ty TNHH ĐT &SX bao bì Tuấn Ngọc 24
3.2.1 Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 24
3.2.2.Hoạt động thương mại quốc tế của công ty 25
3.3 Đánh giá hiệu quả xuất khẩu sản phẩm từ plastic của Công ty TNHH ĐTTM&SX bao bì Tuấn Ngọc sang thị trường Bắc Mỹ 28
3.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty28 3.3.2 Hiệu quả xuất khẩu sản phẩm từ plastic của Công ty TNHH ĐTTM&SX bao bì Tuấn Ngọc sang thị trường Bắc Mỹ 29
3.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm từ plastic của công ty TNHH ĐTTM & SX bao bì Tuấn Ngọc 36
3.4.1 Một số thành công đạt được trong hoạt động xuất khẩu 36
3.4.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 37
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM TỪ PLASTIC SANG THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ CỦA CÔNG TY TNHH ĐT & SX BAO BÌ TUẤN NGỌC 39
4.1 Định hướng phát triển xuất khẩu các sản phẩm từ plastic của công ty TNHH ĐT& SX bao bì Tuấn Ngọc sang thị trường Bắc Mỹ 39
4.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm từ plastic sang thị trường Bắc Mỹ tại Công ty TNHH ĐT & SX bao bì Tuấn Ngọc 39
4.2.1 Giải pháp đối với công ty 39
4.2.2 Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước 43
KẾT LUẬN 46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
BẢNG
Bảng 3.1: Một số hoạt động tiêu biểu của công ty 20Bảng 3.2: Nhân lực của công ty tính đến thời điểm 31/12/2017 22Bảng 3.3: Danh sách thành viên góp vốn 23Bảng 3.4 : Nguồn lực tài chính của công ty TNHH ĐTTM&SX bao bì Tuấn Ngọc 23Bảng 3.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH ĐTTM&SX bao bìTuấn Ngọc giai đoạn 2015 – 2017 24Bảng 3.6: Kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2015 – 2017 25Bảng 3.7: Cơ cấu một số mặt hàng xuất khẩu của công ty TNHH ĐTTM&SX bao bìTuấn Ngọc 26Bảng 3.8: Lợi nhuận kinh doanh xuất khẩu sang Bắc Mỹ của công ty Tuấn Ngọc2015-2017 30Bảng 3.9: Tốc độ tăng trưởng doanh thu, chi phí và lợi nhuận KDXK sang Bắc Mỹcủa công ty 2015-2017 30Bảng 3.10: Tỷ suất lợi nhuận KDXK sản phẩm từ plastic sang thị trường Bắc Mỹ2015-2017 31Bảng 3.11: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giai đoạn 2015-2017 34Bảng 3.12: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty giai đoạn 2015-2017 35
BIỂU
Biểu đồ 3.1 : Các thị trường xuất khẩu chính của công ty tính đến 12/2017 27Biểu đồ 3.2: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu KDXK sang thị trường Bắc Mỹ( 2015-2017) 32Biểu đồ 3.3: Tỷ suất lợi nhuận theo vốn KDXK sang thị trườngBắc Mỹ ( 2015-2017) 33
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức hành chính của công ty 21
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng anh Nghĩa tiếng việt
Trang 6Trong xu thế, ngành nhựa plastic bao bì Việt Nam cũng đẩy mạnh các hoạtđộng của mình, cùng với sự cố gắng của công ty TNHH ĐTTM&SX bao bì TuấnNgọc đáp ứng nhu cầu sản xuất nhựa bao bì, vươn lên khẳng định tên tuổi trên thịtrường Việt Nam và nước ngoài Mặt hàng từ plastic là các sản phẩm không thểthiếu phục vụ quy trình đóng gói bao bì của ngành thực phẩm, đây cũng chính làmặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty Tuy nhiên, sau một thời gian thực tập vàtìm hiểu tại ban kinh doanh của công ty, em thấy được việc xuất khẩu mặt hàng nàycủa công ty còn gặp không ít khó khăn do biến động thị trường, sức ép từ các đốithủ cạnh tranh… và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu đạt được chưa cao Nhận thứcđược tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu, cũng như đòi hỏi thực tế của việchoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cùng với những kiến thức được
trang bị tại nhà trường và những tìm hiểu thực tế tại công ty, em đã chọn đề tài:
“Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm từ plastic sang thị trường Bắc Mỹ tại công ty TNHH ĐTTM&SX bao bì Tuấn Ngọc” làm đề tài nghiên cứu
với hy vọng sẽ mang lại cho công ty một số đóng góp trong quá trình phát triểnnâng cao hoạt động xuất khẩu, để từ đó nâng cao vị thế của mặt hàng từ plastic củaViệt Nam trên thị trường quốc tế
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là một trong những vấn đề mà Nhànước và các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam hết sức quan tâm Vì vậy đã có
Trang 7- Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công
ty cổ phần Hải Việt (Sinh viên thực hiện: Đoàn Thế Hiển, giáo viên hướng dẫn:Nguyễn Thị Thu Hòa, 2011)
Đối với đề tài này nhìn chung đã chỉ ra cụ thể thực trạng, hiệu quả xuấtkhẩu đối với mặt hàng thủy sản, phân định rõ nội dung nghiên cứu nhưng đối vớicác mục yếu tố ảnh hưởng thì còn hơi chung chung, cần chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởngtrực tiếp đến mặt hàng thủy sản và đối với từng thị trường xuất khẩu của công ty
- Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu mặt hàngtăm hương và hương của công ty TNHH Kim Nguyên” (Sinh viên thực hiện: ĐàoPhương Thảo, ThS.Phan Thu Giang hướng dẫn, 2013)
Đề tài này tập trung làm rõ được tính cấp thiết của việc nâng cao hoạt độngxuất khẩu, thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng tăm và tăm hương của công tytuy nhiên phần giải pháp còn chung chung, chưa cụ thể và theo sát với hoạt độngcủa doanh nghiệp
- Đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng tạithị trường Đông Nam Á của công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Viglacera”(Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Bình, ThS.Phạm Thu Hương hướng dẫn, 2013)
Đề tài trên đã phân định rõ mặt hàng, thị trường nghiên cứu về hoạt động kinhdoanh xuất khẩu, tuy nhiên phần thực trạng vẫn chưa làm rõ được các chỉ tiêu vềhoạt động xuất khẩu để từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể
Nhìn chung các đề tài trên đã nghiên cứu được một số vấn đề lý luận cơ bản
về xuất khẩu, phân tích và nêu lên được thực trạng hoạt động xuất khẩu và đưa rađược một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cho các doanhnghiệp đó
Tuy nhiên, đề tài của em khác biệt hơn so với các đề tài trên ở chỗ: khác về sốliệu trong luận văn, khác về doanh nghiệp, khác về phương pháp và thời giannghiên cứu Từ thực tế tìm hiểu về hoạt động của công ty thực tập và từ nhữngnghiên cứu về các đề tài trước đây em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quảxuất khẩu các sản phẩm từ plastic sang thị trường Bắc Mỹ tại công ty TNHHĐTTM&SX bao bì Tuấn Ngọc”
Trang 81.3 Mục tiêu nghiên cứu
Từ thực trạng xuất khẩu và các biện pháp mà Công ty Tuấn Ngọc đã thực hiện
để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ plastic, từ đó tiến hànhđánh giá khả năng xuất khẩu của công ty và đưa ra một số giải pháp để nâng caohiệu quả việc xuất khẩu các sản phẩm từ plastic của Công ty
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm từplastic của công ty Tuấn Ngọc
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Thị trường xuất khẩu các sản phẩm từ plastic Bắc Mỹ
- Về thời gian: nghiên cứu việc xuất khẩu các sản phẩm từ plastic của công ty từ
năm 2015 đến nay
- Về mặt hàng: các sản phẩm từ plastic
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện này em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Thu thập sốliệu, thông tin từ nguồn thông tin thứ cấp, phân tích tổng hợp các báo cáo của công
ty kết hợp với tham khảo thông tin từ sách báo, tạp chí, Internet, thực hiện phỏngvấn một số cán bộ thuộc phòng kế hoạch xuất xuất khẩu và phương pháp sử lý dữliệu thu được thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu, phương pháp thống kê
1.7 Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Phần mở đầu
Phần kết luận
Danh mục các tài liệu tham khảo
Đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Lý luận cơ bản về xuất khẩu và hoạt động nâng cao hiệu quả xuất khẩuChương 3: Đánh giá hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm từ plastic sang thị trường Bắc Mỹ của công ty TNHH ĐTTM&SX bao bì Tuấn Ngọc
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu sản phẩm từ plastic sang thịtrường Bắc Mỹ của công ty TNHH ĐTTM&SX bao bì Tuấn Ngọc
Trang 9Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá dịch vụ cho một quốc gia khác,trên cơ
sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán,với mục tiêu là lợi nhuận Tiền tệ ở đây
có thể ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc cả hai quốc gia Mục đích của hoạt độngnày là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từngquốc gia trong phân công lao động quốc tế
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến.Khi việc traođổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực mở rộngxuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ
2.1.1.2 Đặc điểm.
Hoạt động xuất khẩu là một mặt của hoạt động thương mại quốc tế nên nócũng có những đặc điểm cơ bản của thương mịa quốc tế và nó liên quan đến hoạtđộng thương mại quốc tế khác như bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế…
Hoạt động xuât khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian.Nó có thểdiễn ra trong một thời gian rất ngắn song cũng có thể là năm, có thể diễn ra tại mộthoặc nhiều quốc gia khác nhau
Hoạt động xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia, nó không chỉ đemlại lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuâttrong nước nhờ tích lũy khoản thu ngoại tệ Phát huy tính sáng tạo của các đơn vịkinh tế thông qua cạnh tranh quốc tế Kinh doanh xuất khẩu còn là phương tiện đểkhai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí,nhân lực và các nguồn lựckhác Ngoài ra hoạt động này còn thúc đẩy sự hợp tác giữa nhiều quốc gia và đẩymạnh tiến trình hợp tác toàn cầu
2.1.2 Hình thức của xuất khẩu.
Với chủ trương đa dạng hoá các loại hình xuất khẩu, hiện nay các doanhnghiệp xuất khẩu đang áp dụng nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau:
Trang 102.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp
Là hình thức xuất khẩu trực tiếp hàng hóa từ nước xuất khẩu (nước người bán)sang nước xuất khẩu (nước người mua) mà không thông qua trung gian (nước thứ ba)
Ưu điểm: Với phương thức này, đơn vị kinh doanh chủ động trong kinh
doanh, tự mình có thể thâm nhập thị trường và do vậy có thể đáp ứng nhu cầu thịtrường, gợi mở, kích thích nhu cầu Nếu đơn vị tổ chức hoạt động kinh doanh tốt sẽđem lại hiệu quả kinh doanh cao, tự khẳng định mình về sản phẩm, nhãn hiệu dầndần đưa được uy tín về sản phẩm trên thế giới
Nhược điểm: Trong điều kiện đơn vị mới kinh doanh được mấy năm thì áp
dụng hình thức này rất khó do điều kiện vốn sản xuất hạn chế, am hiểu thươngtrường quốc tế còn mờ nhạt, uy tín nhãn hiệu sản phẩm còn xa lạ với khách hàng
2.1.2.2 Xuất khẩu ủy thác.
Là phương thức xuất khẩu trong đó đơn vị có hàng xuất khẩu là bên ủy thácgiao cho đơn vị xuất khẩu là bên nhận ủy thác tiến hành xuất khẩu một hoặc một số
lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình nhưng với chi phí của bên ủy thác
Ưu điểm: Xuất khẩu ủy thác giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc
nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán, kí kệt hợp đồng nhờ vào viện tận dụng
ưu thế có sẵn của đơn vị nhận ủy thác
Nhược điểm: Hiệu quả kinh doanh không cao, không đảm bảo được tính
chủ động trong kinh doanh
2.1.2.3 Mua bán đối lưu
Mua bán đối lưu là phương thức mua bán trong đó xuất khẩu kết hợp xuấtkhẩu một cách chặt chẽ,người bán đồng thời là người mua,hai bên trực tiếp trao đổicác hàng hóa hay dịch vụ có giá trị tương đương với nhau
2.1.2.4 Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bêngọi là bên nhận gia công xuất khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phần của một bênkhác gọi là bên đặt gia công để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt giacông và nhận thù lao gọi là phí gia công
Đây là phương thức khá phổ biến hiện nay.Đối với bên đặt gia công thìphương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của
Trang 11nước nhận gia công.Đối với bên nhận gia công thì phương thức này giúp họ giảiquyết được vấn đề công ăn việc làm cho người lao động và nhận được công nghệhoặc thiết bị cho quốc gia mình.
2.1.2.5 Giao dịch tái xuất
Đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước đây
đã xuất khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất.qua hợp đồng tái xuất bao gồm xuấtkhẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ ra ban đầu
2.1.2.6 Buôn bán thông qua hội chợ triển lãm
Hội chợ là một phương thức giao dịch kinh doanh trong đó hội chợ được tổchức định kỳ tại những điểm nhất định theo những quy định của nhà tổ chức nhằmmục đích bán sản phẩm
Triển lãm được tổ chức định kỳ tại những địa điểm nhất định nhưng với mụcđích trưng bày và giới thiệu về thành tựu trong một lĩnh vực kinh tế hoặc công nghệnào đó
2.1.3 Vai trò của xuất khẩu.
2.1.3.1 Đối với nền kinh tế quốc dân.
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong khâu phân phối và lưu thông hàng hoá trongquá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết giữa sản xuất và tiêu dùnggiữa nước này với nước khác.Vai trò của xuất khẩu được thể hiện qua các điểm sau:Xuất khẩu là phương tiện chính tạo nguồn vốn cho xuất khẩu phục vụ công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Để tiến hành công nghiệp hoá-hiện đại hoá thì
cần phải có đủ 4 nhân tố nhân lực, tài nguyên, nguồn vốn và kỹ thuật Nhưng hiệnnay, không phải bất cứ quốc gia nào cũng có đủ các yếu tố đó đặc biệt là các nướcđang phát triển trong đó có Việt Nam.Xuất khẩu đã đóng góp một vần to lớn để đápứng đòi hỏi phải có số vốn lớn để xuất khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật,công nghệtiên tiến
Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp
với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với Việt Nam.Xuất khẩutạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi;tạo khả năng mởrộng thị trường tiêu thụ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển;tạo điều kiện mở rộng
Trang 12khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nướcdựa trên tiềm năng và thực lực của đất nước.Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta
sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới các cuộc cạnh tranh nàyđòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghiđược với thị trường Như vậy, theo cách hiểu này, xuất khẩu được coi là giải pháplàm chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ theo chiều hướng có lợi hơn,hiệu quả kinh tế cao hơn
Xuất khẩu tác động tích cực dến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời
sống nhân dân.Tác động của xuất khẩu đến đời sống của người dân bao gồm rất
nhiều mặt Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vàolàm việc với thu nhập khá.Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để xuất khẩu vật phẩmtiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày càng phong phú thêm nhu cầungười dân
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại
của nước ta.Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể các mối quan hệ về thương mại,
kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa một quốc gia này với một quốc gia khác Các hìnhthức của quan hệ kinh tế quốc tế là xuất xuất khẩu hàng hoá hữu hình, đầu tư quốc
tế, du lịch dịch vụ, xuất khẩu lao động, hợp tác khoa học kỹ thuật, hợp tác sản xuất,hợp tác tài chính.Xuất khẩu là một hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối ngoại, làphương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề
có ý nghĩa chiến lược để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Hiện naynhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng vềxuất khẩu (tất nhiên không coi nhẹ sản xuất trong nước và thị trường trong nước),khuyến khích tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thungoại tệ cho đất nước
2.1.3.2 Đối với doanh nghiệp.
Hoạt động xuất khẩu với các công ty có ý nghĩa rất quan trọng Thực chất nó
là hoạt động bán hàng của các công ty xuất xuất khẩu và thu lợi nhuận từ hoạt độngnày góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty Lợi nhuận là nguồn bổsung vào nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của công ty Lợi nhuận cao cho phép công
ty đẩy mạnh tái đầu tư vào tài sản cố định, tăng nguồn vốn lưu động để thực hiệnhoạt động xuất xuất khẩu, giúp công ty ngày càng mở rộng và phát triển
Trang 13Xuất khẩu hàng hoá còn có vai trò nâng cao uy tín của công ty trên trường
quốc tế Nó cho phép công ty thiết lập được các mối quan hệ với nhiều bạn hàng ở
các nước khác nhau và sẽ rất có lợi cho công ty nếu duy trì tốt mối quan hệ này Để
có được điều này công ty phải đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng về giá cả,chất lượng hàng hoá, phương thức giao dịch, thanh toán,
Xuất khẩu ngày nay luôn gắn liền với cạnh tranh do vậy đòi hỏi các công typhải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh sao chophù hợp với tình hình thực tế để hoạt động đạt hiệu quả cao Kết quả của hoạt độngxuất khẩu sẽ cho phép công ty tự đánh giá được về đường lối chính sách, cách thứcthực hiện của mình để có những điều chỉnh phù hợp giúp công ty phát triển đi lên
2.2 Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
2.2.1 Khái quát về hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
2.2.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Do một số yếu tố khác nhau nên dẫn đến có sự khác biệt về khái niệm, quan điểm
hiệu quả kinh tế Theo giáo trình “Phân tích hoạt động kinh doanh” của PGS PTS
Phạm Thị Gái năm 2000 của NXB Thống kê, Hà Nội thì có những quan điểm sau:
Quan điểm thứ nhất: Nhà kinh tế học AdamSmith cho rằng: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu đạt được trong tiêu thụ hàng hóa”
Quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là mức độ hữu íchcủa sản phẩm được sản xuất ra tức là gái trị sử dụng của nó chứ không phải giá trị.Quan điểm thứ ba: Hiệu quả là mối quan tâm trung tâm của kinh tế học Hiệuquả là không lãng phí
Theo khoản 2, điều 4, chương I của Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005
giải thích “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch
vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” Như vậy về bản chất mọi doanh nghiệp
tham gia kinh doanh đều nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận ở mức tối đa Muốnđạt được điều ấy, yêu cầu đặt ra là họ phải hợp lý hóa hoạt động kinh doanh củamình Và để xem xét mức độ hợp lý hóa đó, người ta thường sử dụng thuật ngữ
“hiệu quả kinh doanh”
Trang 14Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gắn chặt với hiệu quả kinh tế xã hội.
Vì thế cần xem xét khái niệm này ở cả mặt định tính và định lượng Xét về mặtlượng thì hiệu quả kinh doanh phải gắn chặt với thực hiện các mục tiêu về kinh tế,
xã hội, môi trường nhất định… Do vậy chúng ta không thể chấp nhận việc các nhàkinh doanh tìm mọi cách đạt được các mục tiêu kinh tế cho dù phải trả bất cứ giá
nào Vì vậy, cần phải hiểu đúng “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ, tổ chức quản lý của các doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất”.
2.2.1.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
Dựa vào khái niệm hiệu quả sản xuất đã nêu trên, ta có thể đưa ra khái niệm về
hiệu quả của hoạt động xuất khẩu như sau: “hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và chất lượng của quá trình kinh doanh xuất khẩu được xác định bằng mối tương quan so sánh giữa giá trị xuất khẩu
và chi phí phải bỏ ra để thu được giá trị xuất khẩu đó”.
Nếu hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực sản xuất, trình
độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệpthì hiệu quả kinh doanh xuất khẩu phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ
tổ chức và quản lý của doanh nghiệp chỉ trong phạm vi hoạt động xuất khẩu:
- Xét trên góc độ doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu chỉ có thể đạt
được khi thu được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, thể hiện trình độ khả năng sửdụng các yếu tố nguồn lực cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh xuất khẩu củadoanh nghiệp
- Xét trên góc độ xã hội: Hoạt động xuất khẩu làm tang thu nhập cho nền kinh
tế quốc dân nhờ tranh thủ được lợi thế so sánh trong trao đổi với nước ngoài, tạothêm tích lũy cho quá trình tái sản xuất trong nước
2.2.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
2.2.2.1 Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quà kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động kinh doanhxuất khẩu cùa từng doanh nghiệp, của từng thương vụ, từng mặt hàng xuất khẩu.Biểu hiện chung cùa hiệu quả cá biệt là doanh lợi mà mỗi doanh nghiệp có thể thuđược thông qua thương vụ đó
Trang 15Hiệu quả kinh tế - xã hội mà hoạt động kinh doanh xuất khấu đem lại cho nềnkinh tế quốc dân chính là sự đóng góp của hoạt động xuất khấu vào sự phát triển sảnxuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích lũy ngoại tệ, tăngthu cho ngân sách nhà nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, càithiện đời sống nhân dân.
2.2.2.2 Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp
Các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đó là chi phí lao động xã hội, các loại chiphi này đưực thể hiện dưới dạng giá thành sản xuất và các chi phí khác ngoài sảnxuất, bản thân hai loại chi phí này lại có thể đưực phân chia chi tiết tỉ mỉ hơn Khiđánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh xuất khẩu chúng ta cần phảiđánh giá hiệu quả chi tiết cùa từng loại chi phí, đồng thời cũng phải đánh giá hiệuquả tổng hợp của các loại chi phí này đối với hoạt động xuất khẩu, việc đánh giáhiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp là thực sự cần thiết, nó sẽgiúp cho doanh nghiệp xuất khẩu giám được chi phí cá biệt của doanh nghiệp nhằmtăng hiệu quả kinh tế
Như vậy đánh giá hiệu quả chi phí bộ phận là đánh giá tác động cùa từng loạichi phí tác động đến hiệu quá sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, còn đánh giáhiệu quá chi phí tống hợp là đánh giá tác động của toàn bộ chi phí trong quá trìnhsản xuất kinh doanh xuất khẩu (bao gồm cà chi phí sàn xuất và chi phí ngoài sảnxuất) tác động như thế nào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuấtkhẩu Do đó nguồn gốc hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu là từ kết quả vàchi phí sản xuất trong nước và chi phí sản xuất trong nước là nền tảng của hiệu quảkinh tế hoạt động xuất khẩu, hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khấu được tạothành trên cơ sở hiệu quà của các loại chi phí cấu thành
2.2.2.3 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh
Hiệu quả tuyệt đối là chất lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án
cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra Hiệu quả sosánh được xác định bằng cách so sánh các chi tiêu hiệu quả tuyệt đối của cácphương án khác nhau Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chitiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án khác nhau
Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh trong kinh doanh xuất khau có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau, song chúng lại có tính độc lập tương đối với nhau, trước
Trang 16hết, xác định hiệu quả tuyệt đối là cơ sở để xác định hiệu quả so sánh, nghĩa là, trên
cơ sở những chi tiêu tuyệt đối của từng phương án, người ta so sánh hiệu quả tuyệtđối của các phương án khác nhau, mức chênh lệch chính là hiệu quả so sánh Tuynhiên, cũng có những chỉ tiêu hiệu quả so sánh được xác định không phụ thuộc vàohiệu quả tuyệt đối, chẳng hạn, việc so sánh giữa mức chi phí của các phương án vớinhau để chọn ra phương án có chi phí thấp, thực chất chỉ là sự so sánh mức chi phícủa các phương án chứ không phải là việc so sánh mức hiệu quả tuyệt đối cùa cácphương án
2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh không chỉ là một mục tiêu kinh tế mà còn là chỉ tiêu cơbản để các nhà quản trị dựa vào đó mà đánh giá hoạt động của doanh nghiệp Đểđánh giá xem hoạt động của doanh nghiệp ra sao người ta thường sử dụng một sốcác chỉ tiêu chủ yếu phán ánh hiệu quả kinh doanh sau đây:
2.2.3.1 Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh xuất khẩu
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp phản ánh kết quả cuốicùng cho hoạt động kinh doanh Lợi nhuận để duy trì và tái sản xuất, được xác định
là phần chênh lệc giữa nguồn vốn đầu vào và chi phí phải bỏ ra Biểu hiện bằngcông thức:
P = R – CTrong đó: P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu
R: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh xuất khẩuC: Tổng chi phí kinh doanh xuất khẩu
C= Tổng chi chí nhập khẩu hàng hóa + chi phí lưu thông, bán hàng + thuế
2.2.3.2 Chỉ tiêu liên quan đến tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh xuất khẩu
Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh
V
P
D V
Trong đó : DV: Tỷ suất lợi nhuận theo vốn
P : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu
V : Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Trang 17Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh lợi của vốn kinh doanh, nghĩa là số tiền lãihay thu nhập thuần tuý trên một đồng vốn
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
R
P
D R
Trong đó : DR: tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
P : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu
R : Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cho biết lượng lợi nhuận thu được từ mộtđồng doanh thu trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
C: Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cho biết một đồng chi phí đưa vào hoạt độngkinh doanh xuất khẩu thì thu được bao nhiêu lợi nhuận thuần
2.2.3.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu suất sinh lợi của vốn
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu
Tốc độ vòng quay vốn kinh doanh nhập khẩu
Số vòng quay vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòngtrong kỳ Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao vàngược lại
Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động
(Số ngày trong kỳ nếu tính 1 năm là 365 ngày)
Trang 18Kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động là số ngày bình quân cần thiết đểvốn lưu động thực hiện được một vòng quay trong kỳ Thời gian một vòng quaycàng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn
2.2.3.4 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
Năng suất lao động trong kinh doanh xuất khẩu
Chỉ tiêu này phản ánh một người lao động mang về cho doanh nghiệp trungbình bao nhiêu doanh thu từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Lợi nhuận thu được trên số người kinh doanh xuất khẩu
Chỉ tiêu phản ánh một người trung bình mang về bao nhiêu lợi nhuận chodoanh nghiệp mình
2.2.3.5 Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ
Trong hoạt động KDNK, kết quả kinh doanh sẽ được biểu hiện bằng số tiềnngoại tệ thu được do xuât khẩu, chi phí xuất khẩu thì lại được biểu hiện bằng số tiềnnội tệ Nghĩa là một đồng chi phí bằng nội sẽ thu về bao nhiêu bằng đồng ngoại tệ
HXK =
Trong đó:
HXK : Tỷ suất ngoại tệ khi tiến hành KDXK
R (ngoại tệ): Doanh thu của hoạt động KDXK ( tính theo ngoại tệ)
C (nội tệ): Chi phí cho hoạt động KDXK ( tính theo nội tệ)
Nếu tỷ giá hối đoái > tỷ suất ngoại tệ thì xuất khẩu sẽ có hiệu quả
2.2.3.6 Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả kinh tế xã hội là các chỉ tiêu có tính chất định lượng Đó là các chỉtiêu cơ bản và quan trọng nhất đối với doanh nghiệp Hiệu quả về mặt xã hội tronghoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp là những mặt lợi ích không thể định lượngđược, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương án nhập khẩu
để triển khai trong thực tế Nội dung của việc xem xét hiệu quả về mặt xã hội rất đadạng và phức tạp Nó thể hiện thông qua những tác động sau:
Trang 19- Tác động tới việc phát triển kinh tế xã hội: Đóng góp vào gia tăng tổng sản
phẩm , tăng tích lũy
- Tác động tới việc phát triển xã hội: Giải quyết công ăn việc làm cho người
lao động, xóa bỏ phân biệt giàu nghèo
- Tác động đến môi trường sinh thái và tốc độ đô thị hóa
Do đó mà mỗi phương án xuất khẩu doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ sao cho cóhiệu quả nhất, phù hợp nhất với phương hướng phát triển kinh doanh của công ty
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
Khi một công ty tham gia vào thị trường quốc tế, dưới giác độ chung thì nócũng giống như bất kỳ một công ty nào khác, hiệu quả kinh doanh của công ty đềuchịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp Nhưngnếu dưới góc độ là chi phi ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh thì hiệu quả kinhdoanh chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Mức lưu chuyển hàng xuất khẩu
Nếu hàng hóa được lưu chuyển với tốc độ cao thì lợi nhuận sẽ tăng và giảmđược chi phí lưu thông hàng hóa và ngược lại
- Cơ cấu hàng hóa kinh doanh xuất khẩu
Mỗi loại hàng hóa kinh doanh xuất khẩu có một mức lợi nhuận riêng phụthuộc vào nhiều yếu tố kinh doanh: mức độ cạnh tranh trên thị trường, chi phí kinhdoanh, thuế xuất nhập khẩu… rất khác nhau Cho nên khi cơ cấu hàng kinh doanhthay đổi sẽ làm thay đổi chẳng những lợi nhuận chung của công ty, mà tỷ suất lợinhuận theo các cách tính khác nhau cũng sẽ thay đổi Nếu kinh doanh mặt hàng cólãi suất lớn chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ cơ cấu hàng xuất khẩu thì tương ứnghiệu quả cao và ngược lại
- Nhân tố giá cả.
Nhân tố giá cả ở đây bao gồm giá cả của hàng hóa xuất khẩu, giá cả chi phílưu thông và tỷ giá hối đoái, ba nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận củaCông ty
Giá cả hàng hóa: Bao gồm giá mua hàng hóa và giá bán hàng hóa xuất khẩu
nó có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty Khi giá mua hàng hóa qua caothì lãi gộp giảm xuống, lợi nhuận cũng bị giảm xuống và ngược lại Khi giá bán
Trang 20hàng hóa sản phẩm qua cao trong điều kiện không có cạnh tranh thì lợi nhuận thuđược sẽ rất cao Nhưng khi định giá cao trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt,sức mua thấo thì hàng hóa sẽ tiêu thụ chậm và lợi nhuận sẽ giảm cho nên khi công
ty kinh doanh trên một thi trường nào đó cần phải nắm vững thị trường đó để đề ramột chính sách giá cả phù hợp sao cho đạt được mục đích cuối cùng của mình làđẩy mạnh doanh số bán hàng, chiếm lĩnh thị trường và tăng lợi nhuận
Giá cả chi phí lưu thông: Giảm chi phí luôn là một bài toán nan giảiđối vớimọi doanh nghiệp trong đó chi phí lưu thông luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chiphí cho hàng hóa xuất khẩu,chi phia lưu thông càng lớn thì lợi nhuận sẽ càng giảm
và ngược lại Vì vậy giá cả chi phí lưu thông tăng hay giảm cũng đều ảnh tới lợinhuận cũng như tới hiệu quả của doanh nghiệp Vì vậy phấn đáugiamr chi phí lưu
thông có ý nghĩa thiết thực với việc tăng hiệu quả xuất khẩu.
Tỷ giá hối đoái đồng ngoại tệ và đồng nội tệ cũng ảnh hưởng trực tiếp tới lợinhuận của nhà xuất khẩu Khi đồng nội tệ mất giá thì sẽ khuyến khích xuất khẩu,xuất khẩu lúc này sẽ có lợi và ngược lại, chính vì vạycác nhà xuất khẩu luôn theo
dõi những diễn biến của tỷ giá để kịp thời đưa ra những biện pháp cho hoạt đông
kinh doanh của mình sao cho có lợi nhất
2.2.5 Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu
Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thì các doanh nghiệp cần phải tìm biện pháp
để tăng doanh thu, giảm chi phí hay làm cho tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc
độ tăng của chi phí Và sau đây là một số biện pháp cụ thể để tăng lợi nhuận vànâng cao hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp
- Tăng khối lượng bán hàng xuất khẩu
Khi tăng khối lượng bán hàng hàng xuất khẩu doanh nghiệp không nhữngđược tăng lợi nhuận do thu lợi trên mỗi sản phẩm bán ra mà chi phi lưu thông cũng
sẽ giảm ro doanh nghiệp đã sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hơn và vì vậy lợinhuận và tỷ xuất lợi nhuận do vậy cũng tăng Để làm được điều đó doanh nghiệpcần phải: Tìm hiểu kỹ thị trường để mua hàng hóa xuất khẩu phù hợp với thị hiếungười tiêu dùng, tránh tình trạng mua hàng vào nhưng bán lại không được do nhữngnguyên nhân chủ quan, ngoài ra doanh nghiệp cần phải tìm thêm các bạn hàng muahàng xuất khẩu, phải biết tổ chức nguồn hàng về cả số lượng và chất lượng
Trang 21- Tăng giá bán hàng xuất khẩu
Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp có biết bao nhiêu đối thủ cạnhtranh thì việc tăng giá bán xuất khẩu là mội vấn đề rất nhạy cảm nó sẽ tác độngngay tới khối lượng hàng hoá tiêu thụ.Vì vậy một sản phẩm có giá bán cao hơn cácsản phẩm cùng loại khác trước hết nó phải có chất lượng tốt, do vậy để nâng caochất lượng sản phẩm doanh nghiệp cần phải tích cực đầu tư để đổi mới công nghệsản xuất ngoài ra một sản phẩm có giá cao có thể do nó có mẫu mã kiểu cách đẹp
- Giảm chi phí lưu thông
Để giảm chi phí lưu thông các doanh nghiệp cần có một số biện pháp cụ thể sau:Tăng mức lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu: Để làm được việc các doanhnghiệp cần mở rộng và tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hàng hoá xuất khẩu đây
là một nhân tố quan làm giảm tỷ xuất chi phí lưu thông và nâng cao hiệu quả xuấtkhẩu, để đẩy mạnh mức lưu chuyển hàng hoá thì việc cần thiết phải làm nâng caocông tác tiếp thị đế tìm hiểu dung lượng thị trường và thị hiếu của người dùng… vàđặc biệt là việc dự trự hàng hoá để tránh hiện tượng thiếu hàng kinh doanh hay dựtrữ vượt định mức gây nên hiện tượng dư thừa hàng hoá làm ứ đọng vốn, để lâuhàng hoá xuống cấp dẫn đến chi phí lưu thông cao
Tổ chức tốt công tác vận tải hàng hoá: Để giảm chi phí vận tải trước tiên cầnhợp lý hoá quãng đường vận chuyển, tránh vận tải vòng, sử dụng xe hai chiều, bỏkhâu chung gian sẽ tiết kiệm được chi phí bốc dỡ, bảo quản hàng hoá, sử dụng tối
đa công xuất và tải trọng của các phương tiện vận tải và bốc dỡ ngoài ra tổ chức tốtcông tác quản lý kho
Ngoài ra để giảm chi phí lưu thông thi doanh nghiệp cần nâng cao trình độnghiệp vụ của cán bộ xuất khẩu,và quản lý tốt công tác thực hiện ảm chi phíluưu thông
Tóm lại mỗi doanh nghiệp cần phải tìm cho mình một biện pháp riêng phù hợpvới điều kiện tình hình của doanh nghiệp mình Nhưng nhìn chung để nâng cao hiệuquả kinh doanh các doanh nghiệp cần phải thực hiện đông bộ các biện pháp này
2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
Hoạt động xuất khâu không chi đơn thuần là đem lại lợi nhuận riêng, bằng tiềnmặt cho các doanh nghiệp xuất khẩu mà nó còn đem lại những hiệu quả kinh tế xã
Trang 22hội nhất định cho nền kinh tế quốc dân Các doanh nghiệp xuất khẩu giữ vai trò rấtquan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam Nâng cao hiệu quả hoạt động của cácdoanh nghiệp xuất khấu là nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, tăng mức độ đónggóp cùa các doanh nghiệp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế như:
- Tăng tốc độ tăng trường cùa nền kinh tế quốc dân, nâng cao thu nhập quôcdân tính theo đầu người
- Phân phối hợp lý thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm cho người laođộng Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu đều sử dụng một sốlượng lao động rất lớn, góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho xãhội, tăng thêm thu nhập cho người lao động
- Sử dụng tốt nhất mọi tiềm năng, khả năng sản xuất sẵn có hoặc có thể huyđộng được để phục vụ cho hoạt động xuất khấu trong tùng giai đoạn, từng thời kỳcủa đất nước
- Nâng cao địa vị kinh tế của nước ta trên trường quốc tế, cải thiện cán cân thanhtoán quốc tế Đây là một trong những mục tiêu quan trọng đối với nước ta khi mà nềnkinh tế luôn ờ trong thâm hụt cán cân thương mại quốc tế trong nhiều năm nay
Việc kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp xuất khâu sẽ kéo theo sựthay đổi về cơ chế bên trong của đất nước, tháo gỡ những cản trở, ràng buộc khôngthuận lợi cho hoạt động xuất khấu nói riêng và hoạt động kinh doanh trong cơ chếthị trường nói chung Thực tế đã cho thấy nhờ sự phát triển của xuất khẩu mà đãhình thành và làm thay đổi nhiều cơ chế quản lý mang tính hành chính và kinh tếphù hợp với kinh tế thị trường Để thúc đẩy hoạt động sàn xuất phát triển, việctháo gỡ và giải quyết những vướng mắc một cách triệt để trong công tác quản lý,tạo điều kiện cho tự do kinh doanh là cách làm nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế caonhất không chỉ cho bản thân doanh nghiệp tham gia xuất khấu mà còn cho cả nềnkinh tế quốc dân
Trong quá trình mở cửa nền kinh tế với thế giới bên ngoài, hoạt động xuấtkhẩu còn được sử dụng như một công cụ thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế trongnước với nước ngoài Quá trình liên kết này không chỉ đơn giản là gắn kết nền kinh
tế trong nước với nền kinh tế thế giới mà quan trọng hơn là dùng hoạt động xuấtkhẩu đế thúc đẩy các quá trình phát triển trong nội bộ nền kinh tế quốc dân, phát
Trang 23triển nền kinh tế thị trường thống nhất ở nước ta Ngoài ra hoạt động xuất khẩu củadoanh nghiệp góp phần giải quyết công ăn việc làm, giám tỷ lệ thất nghiệp đang có
xu hướng gia tăng, thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế quốc tế, góp phần thực hiệnthành công chính sách hội nhập vào nền kinh tế khu vục và thế giới mà Đảng và nhànước ta đã vạch ra
2.4 Phân định đề tài
Từ thực tế quá trình thực tập tại công ty TNHH ĐTTM&SX bao bì TuấnNgọc, việc phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu và đánh giá nhữngmặt đạt được cũng như tồn tại trong kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm từ plasticcủa công ty em sử dụng 5 chỉ tiêu để tìm ra những mặt tồn tại, nguyên nhân củanhững tồn tại đó và đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại
đó :
- Chỉ tiêu thứ 1 : Lợi nhuận kinh doanh xuất khẩu
- Chỉ tiêu thứ 2 : Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh xuất khẩu
- Chỉ tiêu thứ 3 : Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh xuất khẩu
- Chỉ tiêu thứ 4 : Hiệu quả sử dụng lao động
- Chỉ tiêu thứ 5 : Hiệu quả kinh tế xã hội
Trang 24CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM TỪ PLASTIC SANG THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ CỦA CÔNG TY TNHH ĐT&SX
BAO BÌ TUẤN NGỌC
3.1 Giới thiệu về công ty TNHH ĐT&SX bao bì Tuấn Ngọc
3.1.1 Tổng quan về công ty
3.1.1.1 Khái quát về công ty.
- Tên công ty viết bằng Tiếng Việt : CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNGMẠI VÀ SẢN XUẤT BAO BÌ TUẤN NGỌC
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: TUAN NGOC PLASTICSPACKAGING PRODUCTION AND TRADE INVESTMENT COMPANYLIMITED
- Tên công ty viết tắt : TUAN NGOC PLASTICS CO.,LTD
- Địa chỉ : 85 Nguyễn Thái Học – Văn Miếu – Đống Đa – TP Hà Nội
- Giấy phép kinh doanh : 0105235425 Ngày cấp : 01/04/2011
- Giám đốc : NGUYỄN DUY TUẤN NGỌC
- Điện thoại : 024 3747 4996 Fax : 04 3747 4997
- Website: www.tuanngoc.vn hoặc www.tuanngoc.trustpass.alibaba.com
- Email: sales@tuanngoc.vn
- Cụm xưởng sản xuất: Cụm CN Quất Động – Thường Tín – Hà Nội
- Công ty TNHH Đầu tư Thương mại & Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc là đơn
vị hoạt động sản xuất và xuất khẩu trên lĩnh vực sản xuất - thiết kế bao bì nhựa vàbao bì công nghệp, đặc biệt là thiết kế & in ấn túi nilon (túi ni lông) thông dụng
3.1.1.2 Quá trình phát triển.
- Năm 1986: Đây là mốc thời gian đánh dấu đầu tiên cho việc thành lập Công ty
TNHH ĐTTM&SX bao bì Tuấn Ngọc, tiền thân là cơ sở sản xuất bao bì Tuấn Ngọc
- Năm 2011, đổi tên thành Công ty TNHH ĐTTM&SX bao bì Tuấn Ngọc
- Năm 2011 đến nay: Tính đến nay, Công ty TNHH ĐTTM&SX bao bì Tuấn
Ngọc đã phát triển trở thành một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản
xuất - thiết kế bao bì nhựa và bao bì công nghệp, đặc biệt là thiết kế & in ấn túi
Trang 25nilon (túi ni lông) thông dụng Qua hơn 35 năm kinh nghiệm, Bao Bì Tuấn Ngọc đã
là đối tác của hơn 6000 khách hàng trong và ngoài nước
3.1.1.3 Lĩnh vực kinh doanh
Theo giấy phép kinh doanh 0105235425 đăng ký lần đầu ngày 01/04/2011,đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 26/08/2014: Công ty TNHH ĐTTM&SX bao bìTuấn Ngọc được phép kinh doanh những ngành nghề như:
Bảng 3.1: Một số hoạt động tiêu biểu của công ty
2 Sản xuất plastics và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh 2013
3 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng 4663
4 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
- Chi tiết : bán buôn hóa chất công nghiệp 4669
5 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt
Trang 26(Nguồn: Công ty TNHH ĐTTM&SX bao bì Tuấn Ngọc)
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức hành chính của công ty
3.1.2.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban.
Khối phòng ban chức năng
- Giám đốc: Giám đốc là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
ngày của công ty, chịu trách nhiệm về những hoạt động của công ty trước pháp luật
- Phó giám đốc: Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt
động của công ty theo sự phân công của Giám đốc
- Phòng kinh doanh: Tham mưu giúp giám đốc về các lĩnh vực như: nghiên
cứu, dự đoán sự phát triển của thị trường nội địa đồng thời tổ chức tham gia cáchoạt động tiếp thị, tiếp cận và giới thiệu sản phẩm ra thị trường bằng những quảngcáo, để thu hút khách mới cũng như mở rộng thị trường trong và ngoài nước
- Phòng xuất khẩu: Phòng có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, thị trường
trong và ngòai nước, tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu, kí kết và chuyển giao cho cácphòng ban thực hiện, sau đó sẽ thực hiện quy trình xuất khẩu sản phẩm của công ty
ra nước ngoài
- Phòng kĩ thuật: Tham mưu cho ban Giám đốc về các lĩnh vực kĩ thuật, quản
lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công nhằm đảm bảo tiến độ, an toàn,chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong toàn Công ty
- Phòng kế toán-tài chính :Phòng chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính
của Công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy