Bài viết trình bày khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc vàng da của thân nhân bệnh nhân khoa Sơ Sinh bệnh viện Nhi Đồng 1.
Trang 1KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC VÀNG DA
CỦA THÂN NHÂN BỆNH NHÂN KHOA SƠ SINH
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Vũ Thị Hà Phương*, Phạm Thị Ngọc Trâm*, Võ Đức Trí*, Nguyễn Kiến Mậu*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc vàng da của thân nhân bệnh nhân khoa Sơ Sinh
bệnh viện Nhi Đồng 1
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến cứu
Kết quả: Kiến thức về vàng da của thân nhân bệnh nhân khoa sơ sinh: 92% thân nhân có điểm
kiến thức về vàng da ở trẻ sơ sinh ở mức trung bình và kém Gần 60% trường hợp được hỏi họ không nhớ hay không nghe nhân viên y tế ở bệnh viện sản nói về vàng da ở trẻ sơ sinh Thông tin từ báo chí rất thấp, dưới 5% 60% thân nhân trong nhóm nghiên cứu sau khi xuất viện từ bệnh viện sản họ không có khái
niệm, không biết hay không nhớ gì về vàng da sơ sinh Thái độ của thân nhân về vàng da ở trẻ sơ sinh
35,3% có thái độ cho rằng trẻ sơ sinh không có nguy cơ bị vàng da nặng 54,8% đồng ý là vàng da nặng có thể phơi nắng vài ngày ở nhà 38,2% đồng ý với ý kiến cho rằng vàng da sơ sinh sau một tuần không khỏi mới mang trẻ đi khám bệnh hay 50% ý kiến cho rằng mang trẻ đi khám khi thấy trẻ có dấu hiệu của vàng da
nhân Thực hành chăm sóc vàng da ở trẻ sơ sinh: Thực hành sai khá cao trong chăm sóc vàng da ở trẻ sơ
sinh chỉ đúng 12% Do cách phát hiện vàng da sai nên không thấy được trẻ có vàng da, dù 74,8% thân
nhân mang trẻ đi khám khi phát hiện được trẻ bị vàng da
Kết luận: Tỉ lệ thân nhân có kiến thức đúng về chăm sóc vàng da ở trẻ sơ sinh còn kém, từ đó họ có thái độ
sai, thực hành sai trong chăm sóc vàng da, gây ảnh hưởng sức khỏe, tiên lượng của trẻ Cần trang bị kiến thức vàng da ở trẻ sơ sinh cho thân nhân, cách phát hiện vàng da, dấu hiệu cần mang trẻ đến bệnh viện, cách điều trị vàng da hiệu quả
Từ khóa: vàng da, sơ sinh
ABSTRACT
THE KNOWLEGDE, ATTITUDE AND, PRACTICE ABOUT NEONATAL JAUNDICE OF MOTHERS AND FAMILY MEMBERS IN NEONATOLOGY DEPARMENT IN CHILDREN HOSPITAL 1
Vu Thi Ha Phuong, Pham Thi Ngoc Tram, Vo Duc Tri, Nguyen Kien Mau
* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Supplement of Vol 20 - No 4 - 2016: 162 - 169
Objectives: To determine the knowlegde, attitude and practice about neonatal jaundice of mothers and
family members in neonatology department in children hospital 1
Study design: descriptive and cross-sectional study
Results: Knowlegde: 92% of mothers and family memebers have poor and fair score of knowlegde in neonatal
jaundice 60% of them answer that they have not heard or did not remember about neonatal jaundice Attitude:
*Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: ĐD Vũ Thị Hà Phương, ĐT: 0977 270 779, Email: haphuong2788@gmail.com
Trang 235.3% of mothers and family members think that their newborn babies have no risk of severe jaundice 54.8% of them agreed that neonatal jaundice should admitte to hospital only after 7 days of treatment at home with sunlight bathing Practice: Incidence of good practice in neonatal jaundice is 12% Mothers and family members can not know how to recognize signs of neonatal jaundice
Conclusion: Mothers and family members have poor score in knowlege, attidute and practice of neonatal
jaundice
Keywords: jaundice, neonatal
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành y tế nhiều năm qua thông qua
chương trình truyền thông, tăng cường công tác
phối hợp sản nhi, huấn luyện chăm sóc sơ sinh
thiết yếu cho nhân viên y tế, cung cấp trang thiết
bị cho các cơ sở y tế đã góp phần nâng cao chất
lượng chăm sóc và điều trị cho trẻ sơ sinh, làm
giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong cho trẻ sơ sinh một
cách đáng kể Tuy nhiên, vàng da do tăng
bilirubin gián tiếp vẫn là vấn đề thường gặp ở
trẻ sơ sinh Năm 2014 tỉ lệ khám và nhập viện vì
vàng da tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1
còn cao (612 trẻ, chiếm tỷ lệ 9,15%), quan trọng
hơn nhiều trường hợp nhập viện vì vàng da
nặng và vàng da nhân (năm 2014 có 3 ca tử vong
vì vàng da nhân) Những trẻ nhập viện vì vàng
da nặng, nhất là vàng da nhân thì tỉ lệ tử vong
rất cao và di chứng là 100% Trong khi đó những
trường hợp vàng da nặng, vàng da nhân có thể
tránh được di chứng và/ hoặc tử vong nếu được
phát hiện sớm và xử trí vàng da kịp thời Vậy
nguyên nhân nhập viện và điều trị trễ là do đâu?
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo
sát kiến thức, thái độ và thực hành của thân
nhân bệnh nhi trong chăm sóc vàng da ở trẻ sơ
sinh từ đó đề xuất kế hoạch can thiệp nhằm
giảm tỉ lệ nhập viện trễ ở trẻ sơ sinh bị vàng da
nhằm góp phần giảm tỉ lệ di chứng và tử vong
do vàng da nhân, nâng cao chất lượng chăm sóc
và điều trị cho trẻ sơ sinh
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Vàng da ở trẻ sơ sinh là do tăng bilirubin
trong máu do tăng phá hủy hồng cầu, giảm
chức năng của các men chuyển hóa do gan sản
xuất và chu trình ruột gan tăng Tăng bilirubin gián tiếp trong máu trong một số trường hợp
có thể diễn tiến nặng đến vàng da nhân, biến chứng này còn tùy thuộc nhiều yếu tố: non tháng hay đủ tháng, trẻ khỏe hay bệnh lý, bất đồng nhóm máu
Nguyên nhân vàng da sơ sinh tăng bilirubin gián tiếp thường gặp
Vàng da sinh lý
Bilirubin có thể cao hơn nếu kèm theo đói,
bú kém, mất nước Đặc điểm vàng da sinh lý: Xuất hiện sau N3 Tự khỏi sau 1 tuần Vàng da nhẹ ở mặt, ngực Bilirubin < 12 - 15mg/dl Trẻ bú tốt, không dấu hiệu bệnh
Vàng da bệnh lý
Sớm (N1 - 2): ít gặp, do TÁN HUYẾT
Bất đồng nhóm máu ABO: mẹ máu O; con máu A hoặc B Bất đồng nhóm máu Rhesus: mẹ
Rh (-), con Rh (+) Tán huyết miễn dịch: tự kháng thể từ mẹ
N3 - 10: rất thường gặp do:
Nhiễm trùng: rốn, da, nhiễm trùng huyết Đa hồng cầu, bướu huyết thanh to, ổ tụ máu Chậm tiêu phân su, teo tắc ruột Thiếu men G6PD Vàng da sữa mẹ Bệnh lý hồng cầu Trẻ sinh non Thiểu năng tuyến giáp
Bệnh lý não do bilirubin - vàng da nhân
Tổn thương não là do bilirubin gián tiếp tự
do là chủ yếu Bilirubin gián tiếp nếu không gắn albumin, nó dễ dàng thấm vào não làm tổn thương các nhân não, hạch nền, các dây thần kinh sọ, tiểu não, gây bệnh cảnh cấp tính có thể
Trang 3tử vong, nếu sống sót để lại di chứng thần kinh
nặng nề như bại não Vàng da nhân là để chỉ
bệnh lý não cấp hay mãn do bilirubin Mức
bilirubin ở ngưỡng độc cho thần kinh thay đổi
tuỳ theo theo tuổi thai, cân nặng, ngày tuổi, bệnh
lý Hiện nay còn nhiều ý kiến về vấn đề này, một
mức bilirubin nào đó có thể gây độc cho trẻ này,
nhưng không độc cho trẻ khác, hay trên một trẻ
mà hoàn cảnh khác nhau Đối với trẻ đủ tháng
khoẻ, mức bilirubin có thể là 25 – 30mg%, so với
trẻ thiếu tháng có thể là 10-20mg%
Bệnh não cấp do bilirubin
Có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1(1-2 ngày đầu): Bú kém, bỏ bú,
lừ đừ, giảm trương lực
- Giai đoạn 2: Thời gian thay đổi (3-7 ngày)
Trẻ ưỡn cổ, tăng trương lực cơ duỗi, khóc thét, co
giật, cơn ngưng thở, hôn mê, có thể tử vong Nếu
sống có di chứng về sau
- Giai đoạn 3: sau 1 tuần Co cứng giảm dần,
giảm trương lực là dấu hiệu chính
* Di chứng no do bilirubin: múa vờn, chậm
phát triển tâm thần vận động, bại não, lé, liệt chi,
loạn sản răng, nói ngọng hay câm điếc
Dấu hiệu vàng da nặng
Xuất hiện sớm 24 – 48 giờ đầu sau sanh
Vàng da sậm đến bàn tay bàn chân
Vàng da ở trẻ bệnh / sanh non
Bilirubin gián tiếp > 20mg%
Tăng bilirubin nhanh > 5mg/dl/ngày
Nghiên cứu của tác giả Lê Minh Quý(1) năm
2005 có 89,7% cha mẹ của trẻ không biết cách
phát hiện vàng da Theo Võ Thị Tiến(4) năm 2010,
kiến thức, thực hành của các bà mẹ có con bị
vàng da sơ sinh còn hạn chế Cần phải tăng
cường giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ về bệnh
vàng da sơ sinh để các bà mẹ có thể phát hiện
sớm, mang con đến các cơ sở y tế khám bệnh kịp
thời để được chẩn đoán sớm, điều trị thích hợp
Nghiên cứu của tác giả Phạm Diệp Thùy
Dương(3) năm 2014: Kết quả khảo sát bà mẹ xác định được tỉ lệ đối tượng có kiến thức, thái độ, kiến thức thực hành và thực hành đúng về vàng
da sơ sinh lần lượt là: 5%; 60%, 45% và 18% Tuy nhiên kết quả của thân nhân bệnh nhi tại Nhi Đồng 1 năm 2015 thì chưa có nghiên cứu nào thực hiện
Mục tiêu nghiên cứu
1 Khảo sát tỉ lệ thân có kiến thức đúng về vàng da ở trẻ sơ sinh
2 Khảo sát tỉ lệ thân nhân có thái độ đúng khi chăm sóc vàng da ở trẻ sơ sinh
3 Khảo sát tỉ lệ thân nhân có thực hành chăm sóc vàng da trẻ sơ sinh đúng
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang tiến cứu
Dân số nghiên cứu
Bà mẹ và thân nhân của trẻ sơ sinh nhập viện khoa Sơ Sinh Bệnh Viện Nhi Đồng I
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bà mẹ, thân nhân có trẻ Sơ Sinh nhập khoa
Sơ Sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 tháng 9 năm 2015 Trong giờ hành chính
Đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ
Thân nhân của những trẻ nhập viện trong tình trạng nặng, tiên lượng xấu trừ vàng da nhân
Thân nhân từ chối tham gia nghiên cứu
Cỡ mẫu
Trong đó, p = 0,5, tỷ lệ các đối tượng trong mỗi nhóm có kiến thức đúng, hay thái độ đúng, hay kiến thức thực hành đúng, mong đạt được trong nghiên cứu; d = 0, 07; mức ý nghĩa hay sai lầm loại 1 = 0,05; độ tin cậy = 95% n = [Z2(1-α/2)
p (1-p)]/d2
Cỡ mẫu tính được dân số khảo sát kiến thức,
Trang 4thái độ, kiến thức thực hành là: n = 192
Các bước tiến hành
Thân nhân bệnh nhi đủ tiêu chuẩn nghiên
cứu sẽ được phát phiếu đồng thuận mời tham
gia nghiên cứu Nếu thân nhân đồng ý sẽ tiến
hành khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành
với bản khảo sát mẫu bởi nhân viên y tế được
huấn luyện
Khảo sát kiến thức gồm 19 câu hỏi
Khảo sát thái độ gồm 7 câu hỏi
Khảo sát thực hành gồm 6 câu hỏi
Trả lời đúng 1 câu cho 1 điểm, sai hay không
biết cho 0 điểm Dưới 50% tổng số điểm: kém, 50
– 69%: trung bình, 70 – 79%: khá, Trên 80%: tốt
Thống kê và xử lý số liệu
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
19.0
Vấn đề y đức
Nghiên cứu này không vi phạm y đức vì có
ký đồng thuận của thân nhân khi tham gia
nghiên cứu, thân nhân có quyền từ chối tham gia
nghiên cứu bất cứ lúc nào, câu hỏi không chứa
thông tin nhân dạng và không có bất cứ can
thiệp nào thực hiện trên bệnh nhân
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm dịch tễ học thân nhân bệnh nhi
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học thân nhân bệnh nhi
Tuổi thân nhân 31 ± 8 tuổi
Cân nặng trẻ sơ sinh 3,04 ± 0,814 kg
Tuổi trẻ sơ sinh 28 (1 – 115) ngày
Con thứ 1/thứ 2/thứ 3 55,7%/39,6%/4,7%
Tỉ lệ trẻ sơ sinh bị vàng da 34%
Nhận xét: 1/3 thân nhân trong khảo sát này
có trẻ bị vàng da
Người chăm sóc trẻ
Bảng 2: Người chăm sóc trẻ
Người chăm sóc Mẹ Cha Cô, dì Bà
Tỷ lệ (%) 68,1 15,9 8 8
Nhận xét: Người trả lời trong khảo sát đa số
là cha, mẹ
Địa chỉ
Bệnh nhân ở tỉnh chiếm đa số 64,5%, còn lại
ở TP HCM
Trình độ học vấn của người chăm sóc:
Bảng 3: Trình độ học vấn người chăm sóc
Trình độ C?P 1 C?P 2 C?P 3 C?, ?H
Tỷ lệ (%) 5 32 38 25
Nhận xét: ¾ trường hợp có trình độ học vấn dưới cấp 3, đa số cấp 2,3
Nghề nghiệp của người chăm sóc trẻ
Bảng đồ 4: Nghề nghiệp người chăm sóc trẻ
Nghề nghiệp Công nhân Nhân viên
văn phòng
Nông dân Tự do
Tỷ lệ (%) 37,6 9,7 18,3 32,3
Nhận xét: công nhân và nghề tự do chiếm đa
số
Điểm trung bình về kiến thức
9,4 ± 3,08 điểm (max 18, min 2)
Nghe thông tin về vàng da sơ sinh từ nhân viên y tế ở bệnh viện sản
58,3% thân nhân trả lời quên hay chưa được cung cấp thông tin về vàng da ở trẻ sơ sinh
Nguồn cung cấp thông tin vàng da sơ sinh
Bảng 5: Nguồn cung cấp thông tin vàng da sơ sinh
Nguồn cung cấp thông tin Tỷ lệ (%)
Nữ hộ sinh bệnh viện sản hay Bác sĩ bệnh viện
sản
46,1%
Nhân viên y tế ở bệnh viện nhi 13,5%
Người thân 19,1% Internet 12,4% Báo chí < 5%
Kiến thức hiểu biết về vàng da ở trẻ sơ sinh
67,6% thân nhân trả lời vàng da là sinh lý 40% thân nhân trả lời ngay cả vàng da nặng cũng không nguy hiểm gì 74,1% thân nhân cho rằng tắm nắng có hiệu quả điều trị mọi mức độ vàng da và 57% vẫn trả lời tắm nắng hiệu quả trong điều trị vàng da nặng Ngoài ra 47,7% thân
Trang 5nhân cho rằng tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng
da đến khi vàng quá nặng thì mới đi bệnh viện
Phân loại điểm kiến thức
Bảng 6: Phân loại điểm kiến thức
Tỷ lệ (%) 41,2 5,9 2,4
Nhận xét: kiến thức về vàng da ở trẻ sơ sinh
còn rất thấp
Điểm thái độ của thân nhân khi chăm sóc
vàng da
Bảng 7: Điểm thái độ của thân nhân khi chăm sóc
vàng da
Trẻ có vàng da nặng trong thời gian sơ sinh 64,7
Cần theo dõi sát để phát hiện kịp thời vàng da
nặng ở trẻ sơ sinh
79,6
Phơi nắng có tác dụng chữa lành vàng da nặng 45,2
Vàng da nặng có thể phơi nắng vài ngày ở nhà 54,9
Trẻ sơ sinh bị vàng da nặng thì không nguy hiểm
tính mạng, không di chứng
64,7
Vàng da trẻ sơ sinh cần chờ sau 1 tuần không
khỏi mới mang đi bệnh viện khám
61,8
Cho trẻ sơ sinh vàng da nhập viện khi vàng da đến
lòng bàn tay, bàn chân hay bỏ bú, co gồng
50
Phân loại thái độ
Tỉ lệ thân nhân có thái độ sai về vàng da ở trẻ
sơ sinh còn cao (49,5%)
Điểm thực hành chăm sóc vàng da
Bảng 8: Điểm thực hành chăm sóc vàng da
Có nhìn da trẻ xem có bị vàng không trong 2 tuần
đầu sau sanh
93,1
Cách phát hiện vàng da đúng 43
Nhìn da trẻ dưới ánh sáng mặt trời 58,8
Nhìn da trẻ hàng ngày trong 10 ngày đầu sau
sanh
15,1
Làm gì khi thấy trẻ vàng da 46,6
Làm đúng khi trẻ vàng da ở mặt, bụng, đùi 74,8
Phân loại điểm thực hành
Tỉ lệ thân nhân có thực hành đúng về vàng
da sơ sinh còn thấp, chiếm 12,2%
BÀN LUẬN Kiến thức vàng da của nhân nhân
Tất cả những trẻ sơ sinh sau sanh nếu không được theo dõi và xử trí đúng vàng da do tăng bilirubin gián tiếp tại nhà và cơ sở y tế sẽ trở thành nguy cơ bị vàng da nhân, hậu quả của vàng da nhân là tử vong hay di chứng não Trẻ
sơ sinh sau sanh, mức tăng bilirubin máu đạt nồng độ cao nhất thường vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 sau sanh, tuy nhiên những trẻ sanh ngã âm đạo thường xuất viện vàng da sau sanh 2 ngày, trẻ sanh mổ xuất viện vàng da sau sanh 4 ngày, do đó trẻ thường không còn nằm trong bệnh viện để nhân viên y tế theo dõi, phát hiện
và xử trí vàng da Những trẻ sau sanh thường, khỏe mạnh ra viện sớm với cân nặng tốt sau sanh hay những trẻ sau sanh mổ vừa xuất viện 4 ngày sau sanh nếu nhân viên y tế không quan tâm theo dõi vàng da ở trẻ (thường chỉ quan tâm
bà mẹ), không dặn dò cho thân nhân theo dõi và
xử trí khi phát hiện vàng da tại nhà và không dặn dò thân nhân những dấu hiệu cần mang trẻ đến bệnh viện tái khám thì chắc chắn những trẻ khỏe mạnh này sẽ tái nhập viện vì vàng da nặng, thậm chí nhập viện trong bệnh cảnh vàng da nhân khiến nhiều trẻ sơ sinh tử vong, hoặc để lại
di chứng 100%, gây bức xúc, đau thương và tạo gánh nặng trong chăm sóc trẻ cho gia đình và xã
hội
Thực tế tại bệnh viện Nhi Đồng 1, nhiều trẻ xuất viện vài ngày thậm chí vừa xuất viện vài giờ từ bệnh viện sản sau đó lại tái nhập viện ở bệnh viện nhi đồng trong tình trạng vàng da nặng, thậm chí vàng da nhân Do đó việc theo dõi và xử trí vàng da do tăng bilirubin máu ở trẻ
sơ sinh cần được thân nhân thực hiện đúng đắn nhằm tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da nhập viện trễ, tránh lo lắng, lãng phí cho thân nhân Do vậy kiến thức chăm sóc và xử trí vàng
da ở trẻ sơ sinh của thân nhân cũng góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị và tiên lượng ở những trẻ sơ sinh bị vàng da
Trang 6Nghiên cứu của Trần Liên Anh tại Viện Nhi
Trung Ương, từ 5/2001-5/2002, cho thấy có
28,2% trẻ sơ sinh vàng da nặng đã cần được
thay máu, trong đó 62,5 % trẻ đã có dấu hiệu
bệnh lý não do bilirubin trước nhập viện Trong
nghiên cứu của Nguyễn Lệ Bình, có 140 trẻ sơ
sinh vàng da nặng phải thay máu mỗi năm
trong 2 năm 2005 và 2006 tại bệnh viện Nhi
Đồng 1, trong đó có nhiều trẻ đến trong bệnh
cảnh bệnh lý não do bilirubin tiến triển Nghiên
cứu của Phạm Diệp Thùy Dương tại bệnh viện
Nhi Đồng 2 trong giai đoạn 2009 - 2011 cho
thấy trong 1262 trẻ nhập viện vì vàng da tăng
bilirubin gián tiếp, có 50,4% trẻ khi vào viện đã
có tăng bilirubin máu nặng và có 8,7% trẻ cần
phải thay máu Nghiên cứu của Lê Minh Quý
năm 2006 mô tả 87 trẻ vàng cần thay máu tại
BV Nhi đồng 1, 80,9% trẻ đã có triệu chứng lâm
sàng của bệnh lý não do bilirubin lúc nhập
viện Trẻ nhập viện trễ do thân nhân thiếu kiến
thức về vàng da ở trẻ sơ sinh
Phương pháp khảo sát kiến thức của thân
nhân về vàng da ở trẻ sơ sinh cho kết quả khác
nhau ở những nghiên cứu khác nhau Chất
lượng của bộ câu hỏi khảo sát ảnh hưởng trực
tiếp kết quả thu được Nhiều nghiên cứu trước
thực hiện khảo sát kiến thức, thái độ và thực
hành của thân nhân về vàng da ở trẻ sơ sinh với
bộ câu hỏi chưa tốt, lẫn lộn giữa khảo sát kiến
thức và thực hành Trong nghiên cứu này, chúng
tôi dựa chủ yếu vào bộ câu hỏi khảo sát của tác
giả Phạm Diệp Thùy Dương nhưng có chỉnh sửa
cho phù hợp thực tế để tiến hành khảo sát kiến
thức, thái độ và thực hành về vàng da ở trẻ sơ
sinh ở đối tượng thân nhân bệnh nhi Trong
khảo sát của chúng tôi, 92% thân nhân có điểm
kiến thức về vàng da ở trẻ sơ sinh ở mức trung
bình và kém, chỉ có 8% có điểm kiến thức khá và
tốt Gần 60% trường hợp được hỏi họ không nhớ
hay không nghe nhân viên y tế ở bệnh viện sản nói về vàng da ở trẻ sơ sinh Trong nghiên cứu của tác giả Phạm Diệp Thùy Dương thì tỉ lệ kiến thức đúng của thân nhân chỉ là 4,8% Khi được hỏi những kiến thức về vàng da ở trẻ sơ sinh được cung cấp từ đâu thì chúng tôi ghi nhận khoảng 40% từ nhân viên bệnh viện sản, còn lại
từ bệnh viện nhi, thân nhân và internet Thông tin từ báo chí rất thấp chỉ dưới 5% Vậy khoảng 60% thân nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi sau khi xuất viện từ bệnh viện sản họ không có khái niệm, không biết hay không nhớ
gì về vàng da ở trẻ sơ sinh, điều này rất nguy hiểm vì có thể những trẻ này sẽ có nguy cơ cao bị vàng da nặng thậm chí bị vàng da nhân do không được thân nhân theo dõi và phát hiện sớm để xử trí đúng cách Do đó nhân viên y tế đặc biệt là tại các bệnh viện sản cần lưu ý phổ biến kiến thức vàng da sơ sinh cho thân nhân nhằm tránh những trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da không được phát hiện hoặc phải nhập viện trong bệnh cảnh vàng da nặng Ngoài ra cần tăng cường các nguồn thông tin khoa học cho các phụ nữ trong độ tuổi sinh sản qua các phương tiện tivi, báo đài, sách, trang mạng của
bộ Y tế, các lớp tư vấn tiền sản, chương trình tivi tại phòng khám thai, tờ bướm cho thân nhân…
về mối đe dọa tiềm ẩn của vàng da sơ sinh nặng
Thái độ của thân nhân về vàng da ở trẻ sơ sinh
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ thân nhân có thái độ đúng về vàng da sơ sinh còn thấp Thân nhân vẫn còn có thái độ thờ ơ với vàng da ở trẻ sơ sinh, 35,3% có thái độ cho rằng trẻ sơ sinh không có nguy cơ bị vàng da nặng Nguy hiểm hơn 54,8% thân nhân đồng ý là vàng
da nặng có thể phơi nắng vài ngày ở nhà Nghiên cứu của Võ Thị Tiến cho ghi nhận 41%
bà mẹ cho tắm nắng khi con vàng da Trong nghiên cứu của Nguyễn Lệ Bình, 18% bà mẹ cho con phơi nắng khi vàng Như vậy, niềm tin này cũng tồn tại ít nhiều ở khắp nơi
Trang 7Trong nghiên cứu của chúng tôi, 38,2% thân
nhân đồng ý với ý kiến cho rằng vàng da sơ sinh
sau một tuần không khỏi mới mang trẻ đi khám
bệnh hay 50% ý kiến cho rằng mang trẻ đi khám
khi thấy trẻ có dấu hiệu của vàng da nhân Thái
độ của phần lớn các bà mẹ về vàng da sơ sinh là
chưa đúng và chưa đủ Họ nghĩ vàng da luôn là
sinh lý, hoặc tin vàng da có thể nặng nhưng
không liên quan đến con mình; và cũng chưa tin
vào tác hại nặng nề của bệnh lý não do bilirubin
Thái độ sai xuất phát từ thiếu kiến thức về
vàng da ở trẻ sơ sinh dẫn đến niềm tin sức khỏe
bị sai lệch trầm trọng Điều này giải thích lý do vì
sao hiện nay vẫn còn nhiều trẻ sơ sinh nhập viện
vì vàng da nặng
Thực hành chăm sóc vàng da ở trẻ sơ sinh
Dù hầu hết thân nhân có quan sát da trẻ
trong ít nhất 2 lần trong 2 tuần đầu sau sanh,
tuy nhiên số lần thân nhân quan sát vàng da
cho trẻ sơ sinh sau sanh không phải hàng ngày
và thân nhân cũng không thực hành đúng
cách phát hiện vàng da trẻ sơ sinh đó là phải
nhìn da trẻ dưới ánh sáng mặt trời cũng như
ấn và nhìn da trẻ để phát hiện vàng da, điều
này dẫn đến kết quả thực hành sai khá cao
trong chăm sóc vàng da ở trẻ sơ sinh, trong
nghiên cứu của chúng tôi thân nhân có thực
hành đúng về vàng da ở trẻ sơ sinh chỉ chiếm
tỷ lệ 12% Do cách phát hiện vàng da sai nên
không thấy được trẻ sơ sinh có vàng da, dù
74,8% thân nhân mang trẻ đi khám khi phát
hiện được trẻ bị vàng da Nghiên cứu của
Phạm Diệp Thùy Dương chỉ 15% biết ấn da và
chỉ 43% yêu cầu mang trẻ ra nơi có ánh sáng
trắng đầy đủ Trong nghiên cứu của Nguyễn
Lệ Bình có tới 75% bà mẹ cho biết quan sát da
con mình mỗi ngày, dù chỉ 34% phát hiện
được con vàng da Ở nước ta hiện nay, sau khi
xuất viện hậu sản, bà mẹ chưa được huấn
luyện và không đủ kinh nghiệm về đánh giá
vàng da sơ sinh Do đó, khi chưa thể phát triển
rộng rãi hệ thống nhân viên y tế đến tại nhà
thăm khám, các bà mẹ phải được hướng dẫn thật chi tiết và thực tế để có thể phát hiện vàng
da của con mình đúng cách
KẾT LUẬN Kiến thức vàng da của nhân nhân
92% thân nhân có điểm kiến thức về vàng da
ở trẻ sơ sinh ở mức trung bình và kém Gần 60% trường hợp được hỏi họ không nhớ hay không nghe nhân viên y tế ở bệnh viện sản nói về vàng
da ở trẻ sơ sinh Thông tin từ báo chí rất thấp, dưới 5% 60% thân nhân trong nhóm nghiên cứu sau khi xuất viện từ bệnh viện sản họ không có khái niệm, không biết hay không nhớ gì về vàng
da sơ sinh
Thái độ của nhân nhân về vàng da ở trẻ sơ sinh
35,3% có thái độ cho rằng trẻ sơ sinh không
có nguy cơ bị vàng da nặng 54,8% đồng ý là vàng da nặng có thể phơi nắng vài ngày ở nhà 38,2% đồng ý với ý kiến cho rằng vàng da sơ sinh sau một tuần không khỏi mới mang trẻ đi khám bệnh hay 50% ý kiến cho rằng mang trẻ đi
khám khi thấy trẻ có dấu hiệu của vàng da nhân
Thực hành chăm sóc vàng da ở trẻ sơ sinh
Thực hành sai khá cao trong chăm sóc vàng
da ở trẻ sơ sinh chỉ đúng 12% Do cách phát hiện hiện vàng da sai nên không thấy được trẻ có vàng da, dù 74,8% thân nhân mang trẻ đi khám
khi phát hiện được trẻ bị vàng da
KIẾN NGHỊ
Cần phổ biến kiến thức về vàng da sơ sinh cho thân nhân ở bệnh viện sản và mọi thân nhân khi mang trẻ sơ sinh đến khám tại các cơ sở y tế nhằm có cách xử lý đúng vàng da ở trẻ sơ sinh
đặc biệt trong 10 ngày sau sanh
Phổ biến những dấu hiệu nặng của trẻ sơ sinh cần mang khám lại ngay sau khi xuất viện
từ các cơ sở y tế đặc biệt vàng da nặng
Hướng dẫn cách phát hiện vàng da ở trẻ sơ sinh: ấn rồi nhìn da trẻ hàng ngày dưới ánh sáng
Trang 8mặt trời, mang trẻ khám ngay khi vàng da quá
rốn, vàng da sớm trong 1 – 2 ngày sau sanh,
vàng da kèm dấu hiệu nặng ở trẻ sơ sinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Lê Minh Quý (2005), Đặc điểm vàng da do tăng bilirubin gián
tiếp ở trẻ được thay máu tại khoa Sơ Sinh bệnh viện Nhi Đồng
1 Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 10, Phụ bản của Số 1
2 Nguyễn Kiến Mậu Vàng da ở trẻ Sơ Sinh (2015) Tài liệu huấn
luyện Sơ Sinh cơ bản- BV Nhi Đồng 1
3 Phạm Diệp Thùy Dương (2014), Kiến thức, thái độ và thực
hành về vàng da Sơ Sinh của bà mẹ, nhân viên y tế sản Nhi tại
thành phố Hồ Chí Minh Luận Văn tiến sĩ y học Đại học Y Dược Tp.HCM
4 Võ Thị Tiến (2010), Kiến thức, thái độ và thực hành về vàng
da của các bà mẹ có con bị vàng da sơ sinh nằm điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Đa Khoa Tiền Giang Tạp chí Y Học TP
Hồ Chí Minh Tập 14, Phụ bản của Số 4
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/6/2016