1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu công thức viên chứa metformin hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg phóng thích tức thời

11 136 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 720,99 KB

Nội dung

Để đáp ứng nhu cầu điều trị và thuận tiện cho người bệnh khi sử dụng, việc nghiên cứu bào chế viên nén chứa đồng thời metformin hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg phóng thích tức thời là cần thiết. Mục tiêu của đề tài này là bào chế được viên nén có độ hòa tan tương đương thuốc đối chiếu Janumet XR 50/500 mg.

Trang 1

NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC VIÊN CHỨA METFORMIN HYDROCLORID 500 MG PHÓNG THÍCH KÉO DÀI

VÀ SITAGLIPTIN 50 MG PHÓNG THÍCH TỨC THỜI

Nguyễn Ngọc Nhã Thảo * , Nguyễn Đức Tuấn ** , Trịnh Thị Thu Loan **

TÓM TẮT

Mở đầu – Mục tiêu: Việc kết hợp chất ức chế men DPP-4 sitagliptin với metformin cho phép gia

tăng hiệu quả điều trị bệnh đái tháo đường Sự kết hợp này không tăng nguy cơ hạ đường huyết, không gây tăng cân, và không gây các tác dụng không mong muốn như nhiều sự kết hợp các thuốc trị đái tháo đường khác Hiện nay, trên thị trường thuốc Việt Nam chỉ có biệt dược gốc chứa metformin hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg phóng thích tức thời (Janumet XR 50/500) Để đáp ứng nhu cầu điều trị và thuận tiện cho người bệnh khi sử dụng, việc nghiên cứu bào chế viên nén chứa đồng thời metformin hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg phóng thích tức thời là cần thiết Mục tiêu của đề tài này là bào chế được viên nén có độ hòa tan tương đương thuốc đối chiếu Janumet XR 50/500 mg

Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: viên chứa metformin hydroclorid 500

mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg phóng thích tức thời; thuốc đối chiếu Janumet XR 50/500 mg của công ty MSD Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô hình thực nghiệm bằng phần mềm Design Expert v7.0, tối ưu hóa công thức lớp metformin hydroclorid bằng phần mềm BC Pharsoft OPT với các biến độc lập

là lượng polymer tạo khung, lượng polymer trộn ngoài và lượng nước phối hợp trong giai đoạn xát hạt ướt; biến phụ thuộc là độ hòa tan hoạt chất ở các thời điểm 1, 2, 6, 10 giờ (tham khảo theo USP 41) Cỡ lô nghiên cứu và nâng cấp lần lượt là 400 và 5000 viên Dập viên hai lớp, lớp metformin hydroclorid và lớp sitagliptin Viên được bao phim và đánh giá tương đương độ hòa tan in vitro với thuốc đối chiếu Janumet

XR 50/500 mg Hai chế phẩm được xem như tương đương độ hòa tan in vitro với nhau khi giá trị f 2 đạt từ 50-100 ở các môi trường pH 1,2; 4,5 và 6,8

Kết quả: Đã xác định được công thức tối ưu của lớp metformin hydroclorid với thành phần biến độc

lập gồm lượng tá dược tạo khung là 246 mg; lượng tá dược polymer trộn ngoài là 81 mg và tỷ lệ nước ở giai đoạn tạo hạt ướt là 12% Độ hòa tan metformin đạt được ở các thời điểm 1, 2, 6, 10 giờ lần lượt là 31%; 47,53%; 80,86%; 97,77% Viên 2 lớp bao phim chứa metformin hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg phóng thích tức thời đạt tiêu chuẩn cơ sở và tương đương độ hòa tan in vitro với thuốc đối chiếu Janumet XR 50/500 mg ở môi trường pH 1,2 (f 2 =67,5 đối với metformin hydroclorid; f 2 =63,3 đối với sitagliptin); ở môi trường pH 4,5 (f 2 =71,95 đối với metformin hydroclorid; f 2 =64,05 đối với sitagliptin);

ở môi trường pH 6,8 (f 2 =83,19 đối với metformin hydroclorid; f 2 =60,26 đối với sitagliptin)

Kết luận: Đã bào chế được viên metformin hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50

mg phóng thích tức thời đạt tiêu chuẩn cơ sở và tương đương độ hòa tan in vitro với thuốc đối chiếu Janumet XR 50/500 mg

Từ khóa: metformin hydroclorid, sitagliptin, viên 2 lớp, phóng thích kéo dài, tương đương hòa tan

* Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

** Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Ngọc Nhã Thảo ĐT: 0902903844 Email: nnnthaoct@gmail.com

Trang 2

ABSTRACT

STUDY ON FORMULATION OF BILAYER TABLET CONTAINING SUSTAINED RELEASE METFORMIN HYDROCHLORIDE 500 MG AND

IMMEDIATE RELEASE SITAGLIPTIN 50 MG

Nguyen Ngoc Nha Thao, Nguyen Duc Tuan, Trinh Thi Thu Loan

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol 23 - No 2- 2019: 150 - 160

Background – Objectives: The combination of sitagliptin, a DPP-4 inhibitor, with metformin

produces a broad and complementary spectrum of antidiabetic actions This combination does not increases in the risk of hypoglycemia, weight gain, and adverse effects caused by various other oral antidiabetic combinations Many domestic manufactures are interesting in producing tablets consisting

of sustained release metformin hydrochloride 500 mg and immediate release sitagliptin 50 mg There is only the brand name Janumet XR 50/500 in Vietnam market until now In order to satisfy the need of diabetes treatment by a product with qualification similar to the brand name Janumet XR, the aim of this study is to prepare the product that has shown the in vitro drug release profile equivalent to the one of the Janumet XR 50/500 mg marketed tablets

Method: The object of this study is bilayer tablets consisting of sustained release metformin

hydrochloride 500 mg and immediate release sitagliptin 50 mg, and the Janumet XR 50/500 mg

reference drug Method: We designed the testing model using Design Expert v7.0 software,

optimized the formulation of sustained release metformin hydrochloride layer by BC Pharsoft OPT software with independent variables of forming polymer, polymer for external mixing, and the amount of water combined in wet granulating process; dependent variable of the dissolution after 1,

2, 6, and 10 hours (referred to USP 41) The experimental and scaling batches are 400 and 5,000 tablets, respectively The optimum formula of metformin and a powder mixture containing sitagliptin were combined by bilayer tableting The bilayer tablet was film-coated and evaluated for

in vitro equivalent dissolution with the Janumet XR 50/500 mg tablet The two products are regarded as in vitro equivalent dissolution with each other when the f 2 value reaches 50-100 in mediums of pH 1.2, 4.5 and 6.8

Results: The optimized formulation of sustained release metformin hydrochloride layer was

established with an independent variables comprising HPMC K100M of 246 mg, external mixing polymer amount of 81 mg and the water proportion of 12% The dissolution of metformin hydrochloride at 1, 2, 6, and 10 hours was 31%, 47.53%, 80.86%, and 97.77%, respectively The bilayer film-coated tablets containing sustained release metformin hydrochloride 500 mg and immediate release sitagliptin 50 mg met the in-house specification and equivalent dissolution levels in vitro with the Janumet XR 50/500 mg tablet at pH 1.2 (f 2 = 67.5 for metformin hydrochloride; f 2 = 63.3 for sitagliptin); at pH 4.5 (f 2 = 71.95 for metformin hydrochloride; f 2 = 64.05 for sitagliptin); and at

pH 6.8 (f 2 = 83.19 for metformin hydrochloride; f 2 = 60.26 for sitagliptin)

Conclusion: The bilayer tablet consisting of sustained release metformin hydrochloride 500 mg

and immediate release sitagliptin 50 mg was successfully formulated and possessed in vitro dissolution equivalent to one of the Janumet XR 50/500 mg reference drug

Key words: metformin hydrochloride, sitagliptin, bilayer tablet, sustained release, dissolution

equivalent

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc kết hợp chất ức chế men DPP-4

sitagliptin với metformin cho phép gia tăng

hiệu quả điều trị bệnh đái tháo đường Sự kết

hợp này không tăng nguy cơ hạ đường huyết,

không gây tăng cân, và không gây các tác

dụng không mong muốn như nhiều sự kết

hợp các thuốc trị đái tháo đường khác(2,7) Hiện

nay, trên thị trường thuốc Việt Nam chưa có

chế phẩm kết hợp metformin hydroclorid 500

mg phóng thích kéo dài (PTKD) và sitagliptin

50 mg phóng thích tức thời (PTTT) Để đáp

ứng nhu cầu điều trị và thuận tiện cho người

bệnh khi sử dụng, việc nghiên cứu bào chế

viên nén chứa đồng thời metformin

hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và

sitagliptin 50 mg phóng thích tức thời là cần

thiết Mục tiêu của đề tài này là bào chế được

viên nén có độ hòa tan tương đương thuốc đối

chiếu Janumet XR 50/500 mg của công ty MSD

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Viên chứa metformin hydroclorid 500 mg

phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg

phóng thích tức thời; thuốc đối chiếu Janumet

XR 50/500 mg (công ty MSD)

Nguyên vật liệu

Chất chuẩn

Chuẩn đối chiếu metformin hydroclorid

Độ tinh khiết 99,41% tính trên nguyên

trạng, số kiểm soát QT.168060616, điều kiện

bảo quản 2-8oC do Viện Kiểm nghiệm thuốc

TP Hồ Chí Minh cung cấp

Chuẩn đối chiếu sitagliptin

Độ tinh khiết 99,15% tính trên nguyên

trạng, số kiểm soát Y0001812, lô 1.0, id:002be2,

điều kiện bảo quản 2-8oC do Công ty Sigma

Aldrich cung cấp

Trang thiết bị

Hệ thống HPLC Hitachi L-2000, cột sắc ký

HIQ sil C18HS (250 x 4,6 mm; 5 µm), cân phân

tích Kern, bể siêu âm S70H Elmasonic, máy đo

pH Metrohm, máy dập viên hai lớp N R Narongkarnchang, hệ thống bao phim trên nồi bao đường cải tiến 2 Kg

Hóa chất và dung môi

Acetonitril (ACN) đạt tiêu chuẩn dùng trong sắc ký lỏng (Merck) Triethylamin (TEA)

và acid formic đậm đặc đạt tiêu chuẩn phân tích (Merck)

Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát thuốc đối chiếu

Khảo sát độ hòa tan và xác định hàm lượng dược chất của thuốc đối chiếu Mẫu thuốc đối chiếu: Janumet XR 50/500 mg; Số lô: R008024; hạn dùng: 25/5/2019 Điều kiện thử độ hòa tan được thực hiện như mô tả tại phần so sánh độ hòa tan của thuốc nghiên cứu và thuốc đối chiếu Tuy nhiên, chỉ khảo sát ở môi trường pH 1,2 cho sitagliptin và

pH 6,8 cho metformin: 30 phút trong 500 mL dung dịch HCl pH 1,2 với thiết bị cánh khuấy 75 vòng/phút và 1, 2, 6, 10 giờ trong 1.000 mL dung dịch đệm phosphat pH 6,8 với thiết bị cánh khuấy 100 vòng/phút; nhiệt

độ môi trường: 37 ± 0,5oC; sử dụng dây xoắn kim loại (sinker) cho cả 2 môi trường Trên

cơ sở độ hòa tan của thuốc đối chiếu kết hợp với quy định về tiêu chuẩn độ hòa tan của thuốc chứa từng thành phần nghiên cứu theo USP 41, dự kiến chỉ tiêu độ hòa tan cho

chế phẩm

Thiết kế và tối ưu hóa công thức lớp metformin hydrochlorid 500 mg phóng thích kéo dài

Từ kết quả nghiên cứu thăm dò lựa chọn

tá dược, thành phần công thức cơ bản của lớp metformin hydroclorid và những yếu tố ảnh hưởng đến tính chất sản phẩm đã được xác định Từ đó, 14 công thức được thiết kế bằng phần mềm Design-Expert v7.0 theo mô hình D-optimal với 3 biến độc lập và 4 biến phụ thuộc 14 công thức này được bào chế bằng phương pháp xát hạt ướt và được

Trang 4

đánh giá độ hòa tan tại 4 thời điểm 1, 2, 6 và

10 giờ Mỗi công thức được bào chế 400 viên

cho lớp metformin hydroclorid Kết quả về

bào chế và kiểm nghiệm của 14 công thức

được dùng để tối ưu hóa thành phần công

thức bằng phần mềm BCPharsoft OPT (Đại

học Y Dược TP Hồ Chí Minh)

Bảng 1: Ý nghĩa và các mức của các biến độc lập

x 1 : Lượng tá dược polymer tạo

khung (mg)

180 220 260

x 2 : Lượng tá dược polymer trộn

ngoài (mg)

x 3 : Lượng nước phối hợp giai đoạn

tạo hạt ướt (mg)

Bào chế hỗn hợp lớp metformin hydroclorid:

rây metformin hydroclorid, tá dược polymer

tạo khung, polymer trộn ngoài, magnesi

stearat, aerosil qua rây 0,3 mm Trộn khô:

trộn metformin hydroclorid với tá dược

polymer tạo khung phóng thích kéo dài

Chuẩn bị tá dược dính: hòa tan PVP K30 trong

ethanol 96% và lượng nước phù hợp Trộn

ướt: cho từ từ tá dược dính vào hỗn hợp bột

và trộn đều Xát hạt qua rây 1 mm Sấy cốm

ở nhiệt độ 50 - 60oC đến khi độ ẩm đạt

khoảng 2 - 5% Sửa hạt qua rây 0,6 mm Trộn

hoàn tất: trộn cốm với polymer trộn ngoài,

magnesi stearat và Aerosil

Bào chế viên 2 lớp chứa metformin

hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và

sitagliptin 50 mg phóng thích tức thời

Thành phần lớp sitagliptin tương ứng 1

viên và 400 viên như sau:

viên (mg)

Khối lượng 400 viên (g)

Sitagliptin

*64,25 mg sitagliptin phosphat tương đương 50 mg

sitagliptin

Bào chế hỗn hợp lớp sitagliptin

Rây sitagliptin, natri starch glycolat qua

rây 0,3 mm Trộn bột kép: trộn sitagliptin với

ludipress, natri starch glycolat, PVP K90,

A-tab Trộn hoàn tất: trộn hỗn hợp bột kép với

magnesi stearat và aerosil

Dập viên 2 lớp trên máy N R Narongkarnchang, cối chày hình caplet (dài 19

mm, ngang 11 mm) Cho hỗn hợp cốm chứa metformin hydroclorid vào phễu 1, hỗn hợp bột chứa sitagliptin vào phễu 2 Lớp metformin hydroclorid được nén sơ bộ với lực nén khoảng 7 ± 2 kP sau đó dập hoàn tất với lớp sitagliptin, lực nén khoảng 18 ± 3 kP Bảo quản kín, nơi mát tránh ánh sáng trước khi bao phim

Bao phim viên 2 lớp

Lượng dịch bao tương ứng với 1 kg viên nhân được chuẩn bị như sau: cho 92,3 g Opadry II Pink vào 461 mL ethanol 96% và 985

mL nước, khuấy kỹ Lọc qua rây 0,1 mm Khuấy đều suốt quá trình bao

Cho viên nhân vào nồi bao Thổi gió nóng 60-70oC trong 5 phút Tiến hành phun dịch với tốc độ 1-2 mL/ phút, áp suất khí nén 1,5 Pa Sấy viên sau khi bao 30 phút

Đánh giá các chỉ tiêu kiểm nghiệm viên nghiên cứu

Tính chất

Ghi nhận hình dạng, màu sắc, đặc điểm riêng biệt của viên

Định tính

Phương pháp HPLC, trong phần định lượng: so sánh thời gian lưu với chuẩn metformin hydroclorid và sitagliptin

Định lượng

Metformin hydroclorid và sitagliptin được định lượng bằng phương pháp HPLC-DAD với điều kiện sắc ký như sau: cột Phenomenex Luna RP – C8 (250 mm x 4,6 mm, 5 µm), pha

Trang 5

động: hỗn hợp ACN - dung dịch natri dodecyl

sulfat 2 mM và triethylamin 0,1% được điều

chỉnh bằng acid formic đến pH 4,0 (40:60,

tt/tt), tốc độ dòng: 1 mL/phút, thể tích tiêm

mẫu: 20 µL, bước sóng phát hiện: 265 nm

Độ đồng đều hàm lượng

Tiến hành theo phụ lục 11.2, Phép thử độ

đồng đều hàm lượng, phương pháp 2 của

dược điển Việt Nam V Tiến hành định lượng

dược chất trong từng viên bằng phương pháp

HPLC theo điều kiện trong phần định lượng

Độ hòa tan (độ phóng thích hoạt chất)

Thiết bị cánh khuấy có sử dụng dây xoắn

kim loại, tốc độ 100 vòng/phút cho

metformin hydroclorid và 75 vòng/phút cho

sitagliptin Môi trường hòa tan: 1.000 mL

dung dịch đệm phosphat pH 6,8 cho

metformin hydroclorid và 500 mL dung dịch

HCL pH 1,2 cho sitagliptin Nhiệt độ môi

trường: 37  0,5oC Sau các khoảng thời gian

nhất định, hút mẫu, lọc qua giấy lọc, pha

loãng phù hợp bằng pha động, lọc qua màng

lọc 0,45 µm và tiến hành sắc ký theo điều

kiện trong phần định lượng

So sánh độ hòa tan của thuốc nghiên cứu với

độ hòa tan của thuốc đối chiếu Janumet XR

50/500 mg trong 3 môi trường pH khác nhau

Độ hòa tan của thuốc nghiên cứu và thuốc

đối chiếu được thử theo chuyên luận USP 41(6),

Test 8 (Test này có dây soắn kim loại để giữ

viên thuốc, nếu không viên thuốc đối chiếu sẽ

dính chặt đáy cốc thử) cho viên nén chứa

metformin hydroclorid phóng thích kéo dài

Điều kiện thử nghiệm tương tự như trên cho:

kiểu cánh khuấy 100 vòng/phút có sử dụng

dây xoắn kim loại, thể tích môi trường 1.000

mL, nhiệt độ môi trường 37  0,5C Thử trên

cả 3 môi trường pH 1,2; 4,5; 6,8 Các thời điểm

lấy mẫu: 5 phút, 15 phút, 30 phút (xác định độ

hòa tan của sitagliptin), 1 giờ, 2 giờ, 6 giờ, 10

giờ (xác định độ hòa tan của metformin

hydroclorid) Mỗi thời điểm lấy 10 mL, không

bổ sung lại thể tích dịch hòa tan đã lấy Mẫu được pha loãng phù hợp, lọc qua màng milipore 0,45 µm và được định lượng bằng phương pháp HPLC Độ hòa tan của thuốc thử

và thuốc đối chiếu được so sánh thông qua hệ

số tương đồng f2 trong mỗi môi trường

Trong đó: n là số điểm lấy mẫu; R t là trung bình phần trăm hoạt chất hòa tan từ thuốc đối chiếu tại thời điểm t;

T t là trung bình phần trăm hoạt chất hòa tan từ viên nghiên cứu tại thời điểm t

KẾT QUẢ Kết quả khảo sát thuốc đối chiếu

Hàm lượng metformin hydroclorid và sitagliptin trong thuốc đối chiếu lần lượt là 97,3 ± 1,1% và 101 ± 1,6% so với hàm lượng trên nhãn Kết quả đánh giá độ hòa tan của thuốc đối chiếu được trình bày trong bảng 2 Các kết quả độ hòa tan ở từng thời điểm 1, 2, 6

và 10 giờ được đưa vào làm mức chỉ tiêu tối

ưu hóa cho công thức lớp metformin hydroclorid

Bảng 2: Độ hòa tan của thuốc đối chiếu Janumet

XR 50/500 mg

Môi trường

Thời gian

Sitagliptin Metformin

hydroclorid

Đệm pH 6,8

Kết quả thiết kế và tối ưu hóa công thức lớp metformin hydrochlorid 500 mg phóng thích kéo dài

Kết quả đánh giá độ hòa tan của dược chất metformin hydroclorid ở thời điểm 1, 2, 6, 10 giờ của 14 công thức thực nghiệm được trình bày trong bảng 3

Trang 6

Bảng 3: Dữ liệu thực nghiệm về bào chế và kiểm

nghiệm 14 công thức

Công

1 220 75 7 31,83 49,01 83,41 101,72

2 180 75 14 30,19 48,28 86,74 102,54

3 180 50 14 32,23 52,65 87,08 103,66

4 220 90 14 29,38 45,43 84,63 100,14

5 260 50 7 35,00 53,51 82,31 100,55

6 220 90 7 30,49 49,08 82,58 101,67

7 260 90 14 27,46 45,28 80,99 96,89

8 260 75 7 31,10 47,72 82,01 100,05

9 180 90 14 29,55 45,65 84,04 102,01

10 180 75 7 32,57 49,73 87,08 103,81

11 260 50 14 31,61 50,35 83,23 99,81

12 220 75 14 29,82 48,18 83,38 101,14

13 220 50 7 35,25 54,85 87,12 102,15

14 180 50 7 35,45 54,93 90,39 104,85

Dữ liệu trong Bảng 3 được dùng làm đầu

vào cho phần mềm BCPharSoft OPT để khảo

sát mối liên quan nhân quả và tối ưu hóa công

thức lớp metformin hydroclorid phóng thích

kéo dài Kết quả tương quan hồi quy của

phương pháp tối ưu hóa cho thấy các R2 luyện

và R2 thử có giá trị trong khoảng 0,93-1,00 nên

mô hình dự đoán phù hợp, có tính tương quan

cao Thành phần công thức tối ưu được thể

hiện trong Bảng 5

Bảng 4: Giá trị R 2 thử và R 2 luyện của mô hình

chọn lọc của công thức

Bảng 5: Công thức tối ưu lớp metformin hydroclorid

viên (mg)

Khối lượng

5000 viên (g)

ướt lớp metformin Cồn 96o* Gấp 10 lần lượng PVP K30

*Dung môi sẽ bay hồi trong quá trình bào chế và hầu

như không tồn tại trong sản phẩm

Viên nghiên cứu từ công thức tối ưu được bào chế 2 lô, mỗi lô 5.000 viên với cùng điều kiện và quy trình Thành phẩm được kiểm nghiệm tương tự giai đoạn thiết

kế và được so sánh với kết quả dự đoán bởi phần mềm BC Pharsoft OPT (Bảng 6)

Bảng 6: Kết quả thực nghiệm và dự đoán bởi phần

mềm BC Pharsoft OPT

Lô 1 Lô 2 Trung bình

Kết quả thực nghiệm cho thấy: độ hòa tan của sản phẩm có tính lặp lại, kết quả thực nghiệm (trung bình) và kết quả dự đoán tương tự nhau

Bào chế và bao phim viên 2 lớp chứa metformin hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg phóng thích tức thời

Kết quả khảo sát độ hòa tan viên chứa metformin hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg phóng thích tức thời sau khi bao phim được trình bày trong bảng 7

Bảng 7: Độ hòa tan viên bao phim chứa

metformin hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg phóng thích tức thời (n = 6)

Độ hòa tan (%)

Sitagliptin Metformin hydroclorid

30 phút 1 giờ 2 giờ 6 giờ 10 giờ

Trung bình 97,48 31,64 48,11 80,49 98,53

Nhận xét: viên sau khi bao có độ giải

phóng hoạt chất metformin hydroclorid và sitagliptin tại các thời điểm tương đương với thuốc đối chiếu

Trang 7

Đánh giá các chỉ tiêu kiểm nghiệm viên

nghiên cứu

Kết quả đánh giá các chỉ tiêu kiểm nghiệm viên nghiên cứu trong 1 lô được trình bày trong bảng 8

Bảng 8: Kết quả đánh giá các chỉ tiêu kiểm nghiệm viên nghiên cứu

Tính chất Viên hình caplet màu hồng cam nhạt, bề mặt nhẵn

bóng, không nứt mẻ, không tách lớp

Đạt Định tính Thời gian lưu của metformin hydroclorid và

sitagliptin trong mẫu thử tương đương với chuẩn

Đúng

(Metformin HCl 103 ± 0,9%) (Sitagliptin 99 ± 0,8%)

Độ đồng đều

hàm lượng

(Metformin HCl HLTB ± 3,35%) (Sitagliptin HLTB ± 6,19%)

Độ hòa tan

(phóng thích

hoạt chất) - Lớp sitagliptin: ≥ 90% sau 30 phút (pH 1,2) - Lớp metformin hydroclorid (pH 6,8):

+ 1 giờ: 20-40%

+ 2 giờ: 30-50%

+ 6 giờ: 65-85%

+ 10 giờ: ≥ 85%

Đạt

- Lớp sitagliptin: TB = 98,27% (RSD = 3,39%; n=6)

- Lớp metformin hydroclorid:

+ 1 giờ: 31,64% (RSD = 3,75%) + 2 giờ: 46,45% (RSD = 4,41%) + 6 giờ: 80,64% (RSD = 4,52%) + 10 giờ: 97,05% (RSD = 3,27%)

So sánh độ hòa tan của thuốc nghiên cứu với độ hòa tan của thuốc đối chiếu Janumet XR 50/500

mg trong 3 môi trường pH khác nhau

Bảng 9: Độ hòa tan trong môi trường acid pH 1,2 (n=12)

% trung bình phóng thích RSD (%) % trung bình phóng thích RSD (%)

Sitagliptin

Metformin hydroclorid

Bảng 10: Độ hòa tan trong môi trường đệm pH 4,5 (n=12)

% trung bình phóng thích RSD (%) % trung bình phóng thích RSD (%)

Sitagliptin

Metformin hydroclorid

Trang 8

Bảng 11: Độ hòa tan trong môi trường pH 6,8 (n=12)

Sitagliptin

Metformin hydroclorid

Kết quả so sánh độ hòa tan của thuốc

nghiên cứu với độ hòa tan của thuốc đối chiếu

Janumet XR 50/500 mg trong 3 môi trường pH

1,2; 4,5; 6,8 được trình bày trong bảng 9, 10, 11

Hình 1: Đồ thị so sánh sự phóng thích hoạt chất metformin hydroclorid của hai chế phẩm trong môi trường

pH 4,5; pH 1,2; 6,8

pH 1,2

pH 4,5

pH 6,8

Trang 9

Nhận xét: đối với sitagliptin hệ số f2 lần

lượt là 63,3; 64,05; 60,26; Đối với metformin

hydroclorid, hệ số f2 lần lượt là 74.34; 64,91 và

68,46 trong 3 môi trường thử độ hòa tan pH

1,2; 4,5 và 6,8 Kết quả trên cho thấy thuốc

nghiên cứu tương đương độ hòa tan với thuốc

đối chiếu và đạt độ hòa tan theo USP 41

BÀN LUẬN

Tối ưu hóa công thức bào chế viên nén chứa

metformin hydrochlorid 500 mg phóng thích

kéo dài

Ảnh hưởng của tá dược và lượng nước trên

độ hòa tan metformin hydroclorid ở thời

điểm 1 giờ

Khi x2 (lượng polymer trộn ngoài) tăng

và x3 (lượng nước xát hạt ướt) tăng thì y1 (độ

hòa tan thời điểm 1 giờ) giảm (hình 1a) Khi

polymer trộn ngoài tăng kèm theo lượng

nước xát hạt ướt tăng dẫn đến tránh sự

trương nở nhanh tạo khung ngăn cản sự

khuếch tán của metformin hydroclorid (tác

động của polymer trộn ngoài) và khi nước

sử dụng xát hạt ướt tăng dẫn đến 1 phần

metformin hydroclorid đã bị cản trở bởi 1

phần polymer tạo khung (HPMC) đã bị

trương nở trước tạo màng ngăn cản sự

phóng thích metformin hydroclorid, do đó

làm y1 (độ hòa tan thời điểm 1 giờ) giảm

giúp tránh được sự phóng thích ồ ạt của

metformin hydroclorid thời điểm 1 giờ

Khi x1 (lượng polymer HPMC tạo khung)

tăng mà x2 (lượng polymer trộn ngoài), x3

(lượng nước xát hạt ướt) tăng ít thì y1 (độ

hòa tan thời điểm 1 giờ) cũng giảm không

đáng kể, khi x2 (lượng polymer trộn ngoài),

x3 (lượng nước xát hạt ướt) tăng nhiều thì

lượng x1 (lượng polymer HPMC tạo khung)

càng tăng y1 (độ hòa tan thời điểm 1 giờ)

càng giảm đáng kể

Hình 2: Ảnh hưởng của (a) x 2 và x 3 trên y 1 ; (b) x 1

và x 3 trên y 1 ; (c) x 1 và x 2 trên y 1

Ảnh hưởng của tá dược và lượng nước trên

độ hòa tan metformin hydroclorid ở thời điểm 2 giờ

Khi x2 (lượng polymer trộn ngoài) tăng thì

y2 (độ hòa tan thời điểm 2 giờ) giảm Khi x1

(a)

(b)

(c)

Trang 10

(lượng polymer HPMC tạo khung) tăng thì y2

(độ hòa tan thời điểm 2 giờ) không bị ảnh

hưởng đáng kể Lượng polymer tạo khung ở

giai đoạn này trương nở đều nhau và phần

polymer trộn ngoài càng nhiều thì càng giúp

cản trở sự phóng thích ở thời điểm 2 giờ hơn

Hình 3: Ảnh hưởng của (a) x 2 và x 3 trên y 2 ; (b) x 1

và x 2 trên y 1

Ảnh hưởng của tá dược và lượng nước trên

độ hòa tan metformin hydroclorid ở thời

điểm 6 giờ

Hình 4b cho thấy khi x1 (lượng polymer

HPMC tạo khung) tăng thì y3 (độ hòa tan thời

điểm 6 giờ) giảm do lúc này khung polymer

bắt đầu phát huy tác dụng, khung đã đủ thời

gian trương nở để thực hiện vai trò ngăn cản

sự khuếch tán của hoạt chất metformin

hydroclorid, lượng x2 (lượng polymer trộn ngoài) tăng thì y3 (độ hòa tan thời điểm 6 giờ) cũng giảm nhẹ do hậu quả của thời điểm 2 giờ

Hình 4: Ảnh hưởng của (a) x 2 và x 3 trên y 3 ; (b) x 1

và x 3 trên y 3 ; (c) x 1 và x 2 trên y 3

(a)

(b)

(a)

(b)

(c)

Ngày đăng: 15/01/2020, 21:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hemanth KG, Jaganathan K, et al. (2012). Formulation and in vitro evaluation of bilayer floating tablets of metformin hydrochloride and sitagliptin phosphat. International journal of advanced pharmaceutics, 2: pp.64-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: in "vitro" evaluation of bilayer floating tablets of metformin hydrochloride and sitagliptin phosphat. "International journal "of advanced pharmaceutics
Tác giả: Hemanth KG, Jaganathan K, et al
Năm: 2012
2. Jennifer H, Rosie A, et al. (2016). Sitagliptin/metformin fixed-dose combination in type 2 diabetes mellitus: an evidence-based review of its place in therapy. Drug Design, Development and Therapy, 10: pp.2263–2270 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Drug "Design, Development and Therapy
Tác giả: Jennifer H, Rosie A, et al
Năm: 2016
3. Prakash SP, Pravin SU, Pravin DC, Pradnya SB (2016). Formulation Development and Evaluation of Bilayer Floating Tablet of Antidiabetic Drugs. Der Pharmacia Lettre, 8(21): pp.34-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Der Pharmacia "Lettre
Tác giả: Prakash SP, Pravin SU, Pravin DC, Pradnya SB
Năm: 2016
4. Prathima SM, Chaitanya N (2013). Formulation and evaluation of sitagliptin phosphate and metformin hydrochloride trilayered tablets. International Journal of Drug Delivery, 5: pp.15-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of "Drug Delivery
Tác giả: Prathima SM, Chaitanya N
Năm: 2013
5. Saisupraja B, Ajay KB, Umamaheshwarao V (2013). Formulation and evaluation of bilayer tablets of sitagliptin phosphate and metformin hydrochlorid. An International Journal of Advances in Pharmaceutical Sciences, 4(6): pp.1258-1277 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An "International Journal of Advances in Pharmaceutical Sciences
Tác giả: Saisupraja B, Ajay KB, Umamaheshwarao V
Năm: 2013
7. Williams-Herman D, Johnson J, Teng R, Golm G, Kaufman KD, Goldstein BJ, Amatruda JM (2010). Efficacy and safety of sitagliptin and metformin as initial combination therapy and as monotherapy over 2 years in patients with type 2 diabetes. Diabetes, Obesity and Metabolism, 12: pp.442–451 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diabetes, Obesity and Metabolism
Tác giả: Williams-Herman D, Johnson J, Teng R, Golm G, Kaufman KD, Goldstein BJ, Amatruda JM
Năm: 2010
6. USP 41 – NF 36 (2018). Monographs sitagliptin, sitagliptin tablets, metformin hydrochloride extended- release tablets, pp. 3770, 3772, 2616 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w