2.3 Đánh giá chung về công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại Khách sạn MườngThanhThanh Niên 292.3.1 Thành công và nguyên nhân 29 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 29 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Khách sạn - Du lịch Trường Đại học Thương Mại, em
đã thực hiện đề tài “Hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Mường Thanh Thanh Niên, Nghệ An”.
Để hoàn thành khóa luận này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đếntoàn thể thầy cô Trường đại học Thương Mại, đặc biệt là thầy cô giáo trong KhoaKhách sạn - Du lịch đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cảm hứng cùng những hiểu biết
để em có thể đạt được kết quả học tập tốt, đủ điều kiện đi thực tập và làm khóa luận tốtnghiệp Đại học
Em xin chân thành cảm ơn TS Trần Thị Bích Hằng đã tận tình giúp đỡ emtrong quá trình tiếp cận thực tế và hoàn thành khóa luận này
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Khách sạn Mường ThanhThanh Niên cũng như các anh chị nhân viên trong toàn khách sạn đã tạo điều kiện để
em có thể tiếp cận và trực tiếp tác nghiệp các nghiệp vụ, chuyên môn đã được học ởtrường
Do hạn chế về thời gian, phương pháp nghiên cứu nên khóa luận không tránhkhỏi được những thiếu sót Em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy
cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 24 tháng 4 năm 2018 Sinh viên
Nguyễn Thị Mỹ Linh
Trang 21 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
5 Phương Pháp nghiên cứu đề tài 3
6 Kết cấu của khóa luận 4
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC BỐ TRÍ
1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
1.1.1 Khách sạn và kinh doanh trong khách sạn 5
1.1.2 Lao động trong kinh doanh khách sạn 6
1.1.3 Bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn 8
1.2 Nội dung bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn 9
1.2.1 Định mức lao động trong khách sạn 9
1.2.2 Tổ chức lao động và công việc trong khách sạn 10
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn 12
1.3.1 Yếu tố khách quan 12
1.3.2 Nhân tố chủ quan 13
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỐ TRÍ VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến công tác bố trí
và sử dụng nhân lực tại khách sạn Mường Thanh Thanh Niên 15
2.1.1 Tổng quan tình hình của Khách sạn Mường Thanh Thanh Niên 15
2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức của khách sạn Mường Thanh Thanh Niên 16
2.1.2 Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Thanh Niên 21
2.2 Kết quả phân tích về thực trạng công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại Khách sạnMường Thanh Thanh Niên, Nghệ An 22
2.2.1 Tình hình nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Thanh Niên, Nghệ An 22
2.2.2 Phân tích thực trạng công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại Khách sạn Mường
Trang 32.3 Đánh giá chung về công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại Khách sạn MườngThanhThanh Niên 29
2.3.1 Thành công và nguyên nhân 29
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 29
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BỐ TRÍ VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN
3.1Phương hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh của Khách sạn MườngThanhThanh Niên 31
3.1.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của khách sạn Mường Thanh Thanh Niên 31 3.1.2 Mục tiêu hoạt động kinh doanh 31
3.2 Phương hướng và quan điểm hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực tạiKhách sạn Mường Thanh Thanh Niên, Nghệ An 32
3.2.1 Phương hướng hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Mường Thanh Thanh Niên 32
3.3.2 Quan điểm hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Mường Thanh Thanh Niên 33
3.3 Một số giải pháp và kiến nghịhoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực tạiKhách sạn Mường Thanh Thanh Niên, Nghệ An 33
3.3.1 Một số giải pháphoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn mường Thanh Thanh Niên 33
3.3.2 Kiến nghị 38
KẾT LUẬN 40
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.3 Quy định của khách sạn về thời gian làm việc và
nghỉ ngơi của các bộ phận trong khách sạn 304
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch đã và đang trở thành một trong những nghành kinh tế mũi nhọn của nềnkinh tế quốc dân Du lịch đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế thế giới, đứng vị tríhàng đầu của thương mại toàn cầu, tạo hàng triệu việc làm cho người dân Đặc biệttrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, du lịch Việt Nam đang bướcsang giai đoạn phát triển mới, đầy năng động, cởi mở, tự tin và thân thiện Cùng với sựphát triển vượt bậc của nghành du lịch, lĩnh vực kinh doanh khách sạn cũng đóng gópmột phần không nhỏ vào thành công chung Để gặt hái được những thành công nhưvậy, một trong những nhân tố không thể không nhắc tới đó chính là nguồn nhân lực.Như chúng ta đã biết: “Mọi quản trị suy cho cùng là quản trị con người" Thật vậy, đốivới mỗi doanh nghiệp thì nhân lực là một yếu tố quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởngtới hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực khác của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởngtới hiệu quả hoạt động chung của khách sạn Trong điều kiện bình thường, nỗ lực củacon người chỉ được phát huy ở mức độ bình thường, tuy nhiên nếu được bố trí và sửdụng đúng, con người sẽ phát huy được năng lực làm việc của mình, thậm chí có thểtạo ra những sáng kiến và đột phá bất ngờ mà bình thường họ cũng không hề nghĩ tới.Ngược lại một doanh nghiệp có được đội ngũ lao động giỏi nhưng không biết bố trí và
sử dụng hợp lý sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và gây ra sự lãng phírất lớn Bởi vậy, trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, công tác bố trí và sử dụng nhânlực chiếm vai trò rất quan trọng, giữa bố trí và sử dụng có mối quan hệ chặt chẽ, tácđộng qua lại và bổ sung lẫn nhau Bố trí nhân lực phù hợp tạo điều kiện phát huy tối đanăng lực làm việc của người lao động và cũng là cơ sở đánh giá khả năng sử dụngnhân lực của nhà quản trị Đồng thời sử dụng tích cực năng lực làm việc của nhân sựcũng giúp cho công tác bố trí nhân lực được tiến hành một cách hợp lý, tránh tìnhtrạng thừa hay thiếu lao động
Khách sạn Mường Thanh Thanh Niên là một trong những khách sạn 3 sao hàngđầu tại Thành phố Vinh thành lập năm 2009, khách sạn hiện có quy mô khá lớn và kinhdoanh ở nhiều lĩnh vực đa dạng, chính vì vậy công tác bố trí và sử dụng nhân lực cũnggặp không ít khó khăn Trong quá trình thực tập tại khách sạn Mường Thanh Thanh Niênnhận thấy công tác bố trí và sử dụng nhân lực là vấn đề đang gặp nhiều bất cập điển hìnhnhư việc thiếu hay thừa lao động vào những thời điểm chính vụ, trái vụ
Vì vậy em đã quyết định chọn đề tài "Hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Mường Thanh Thanh Niên, Nghệ An" làm đề tài khóa luận
Trang 72 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Con người là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển của mọi tổ chức, đặcbiệt trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn việc bố trí và sử dụng nhân lực lại càng quantrọng, là một chủ đề lớn được nhiều học giả quan tâm, đi sâu vào nghiên cứu
Về nhân lực của Khách sạn phải kể đến Giáo trình Quản trị nhân lực của tác giảHoàng Văn Hải - Vũ Thùy Dương, nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội Mai Thanh Lan,Nguyễn Thị Minh Nhàn (2006), giáo trình Quản trị nhân lực căn bản, nhà xuất bảnThống Kê Các giáo trình này đưa ra những khái niệm, đặc điểm cơ bản về nhân lực,
cơ sở lý luận về quản trị nhân lực trong một doanh nghiệp
Về quản trị nhân lực nghiên cứu dựa trên giáo trình Quản trị tác nghiệp Kháchsạn- Du lịch, nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội của Nguyễn Doãn Thị Liễu Trần KimDung (2003), Quản trị nguồn nhân lực, nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.Quản trị nhân sự (2010), nhà xuất bản Lao Động Xã Hội Những giáo trình này đưa ranhững khái niệm, cơ sở lý luận cơ bản về khách sạn, quản trị nhân lực, doanh nghiệp
lữ hành… Trong đó có sự phân loại, đặc điểm cũng như các nội dung về quản trị nhânlực tại khách sạn
Về công tác bố trí và sử dụng nhân lực của khách sạn tham khảo dựa trên một
số bài luận văn điển hình là “Giải pháp hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lựctại khách sạn Kim Liên, Nghệ An", luận văn tốt nghiệp đại học Thương Mại Về đề tàinày, tác giả cũng chia làm ba chương rõ ràng, trong đó có nêu ra những lý luận cơ bản
về khách sạn, lao động trong kinh doanh khách sạn và công tác bố trí trong kháchsạn.Về thực trạng công tác bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn tác giả đã tiếnhành việc thu thập, phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để đánh giá tình hình bố trí
và sử dụng nhân lực trong khách sạn và nêu ra những nhân tố ảnh hưởng tới công tác
bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn Từ đó đưa ra một số kết luận về nhữngthành công cũng như hạn chế đồng thời tác giả cũng nêu ra một số giải pháp và kiếnnghị nhằm hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Kim Liên
Về cơ bản những công trình nghiên cứu trên đã hệ thống được một số vấn đề lýluận cơ bản về bố trí và sử dụng nhân lực tại doanh nghiệp nói chung và khách sạn nóiriêng Tuy nhiên, những đề tài đó chỉ mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu khái niệm, đặcđiểm, nội dung của bố trí và sử dụng nhân lực tại Khách sạn chưa có đề tài luận vănnào nghiên cứu chuyên sâu đến việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bốtrí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Do vậy, em đã chọn đề tài " Hoàn thiện công tác
bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Mường Thanh Thanh Niên, Nghệ An " đểnghiên cứu sâu hơn về thực trạng cũng như giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bố trí
và sử dụng nhân lực tại khách sạn Mường Thanh Thanh Niên
3 Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài.
Trang 8Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất được những giải pháp hoàn thiện về
bố trí và sử dụng nhân lực mang tính đồng bộ và khả thi giúp khách sạn có thể tháo gỡđược những khó khăn hiện tại trong công tác bố trí và sử dụng nhân lực, từ đó gópphần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tiết kiệm chi phí cho khách sạn
Để đạt được những mục tiêu trên, khóa luận đã xác định các nhiệm vụ sau:
- Trước tiên ta cần làm rõ những lý luận cơ bản về lao động trong khách sạn, quảntrị nhân lực trong khách sạn và công tác bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn
- Từ những lý luận cơ bản về lao động, quản trị nhân lực cũng như công tác bốtrí và sử dụng nhân lực tại khách sạn đó ta đi sâu vào việc phân tích thực trạng côngtác bố trí và sử dụng nhân lực tại Khách sạn để làm rõ những ưu điểm, hạn chế vềcông tác bố trí và sử dụng nhân lực tại Khách sạn
- Từ những hạn chế đó ta cần tìm ra nguyên nhân chủ yếu để đưa ra các giảipháp cụ thể và cuối cùng là đưa ra những kiến nghị với chính phủ, tổng cục du lịch để
có những sự giúp đỡ nhất định nhằm hoàn thiện hơn công tác bố trí và sử dụng nhânlực tại khách sạn Mường Thanh Thanh Niên
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lýluận và thực tiễn về công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung: Đề tài tìm hiểu về nội dung bố trí và sử dụng nhân lựctại khách sạn, định mức và tổ chức lao động, công việc cũng như các yếu tố ảnh hưởngtại khách sạn Mường Thanh Thanh Niên
+ Phạm vi về mặt không gian: Nghiên cứu tại Khách sạn Mường Thanh ThanhNiên, số 74 Lê Hồng Phong, Thành Phố Vinh, Nghệ An
+ Phạm vi về mặt thời gian: Nghiên cứu thực trạng bố trí và sử dụng nhân lực tạikhách sạn trong giai đoạn 2016 - 2017 và đề xuất giải pháp cho khách sạn năm 2018
5 Phương Pháp nghiên cứu đề tài
* Phương pháp thu thập dữ liệu
Để hoàn thiện bài khóa luận của mình em đã sử dụng dữ liệu thứ cấp cho quátrình nghiên cứu của mình Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:
- Tập hợp các tài liệu do khách sạn cung cấp và đăng tải trên webside của kháchsạn Các tài liệu này bao gồm: Giới thiệu về khách sạn, bảng kết quả hoạt động kinhdoanh, bảng tiền lương, bảng cơ cấu lao động khách sạn, tình hình bố trí và sử dụnglao động trong hai năm 2016 và 2017
- Tham khảo sách, báo, webside đề cập đến công tác bố trí và sử dụng nhân lựctrong khách sạn trong những năm gần đây
Trang 9Với những dữ liệu đã thu thập được khóa luận đã sử dụng phương pháp tổnghợp, so sánh và phân tích để xử lý dữ liệu thu thập được.
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các dữ liệu quan trọng như đặc điểm laođộng, các yếu tố ảnh hưởng tới công tác bố trí và sử dụng nhân lực, định mức laođộng, số lượng và cơ cấu lao động của khách sạn từ đó dùng phương pháp quy nạp vàdiễn dịch để đưa ra đánh giá, kết luận cụ thể
- Phương pháp so sánh: Từ bảng doanh thu, lao động và tiền lương, tình hình bốtrí và sử dụng nhân lực giữa hai năm 2016 và 2017 từ đó so sánh và đánh giá xem các
số liệu đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình lao động củakhách sạn như thế nào
- Phương pháp phân tích: Sử dụng để phân tích các kết quả đã tổng hợp được đểthấy sự tăng giảm của các chỉ tiêu, các nhân tố ảnh hưởng và tìm hiểu nguyên nhân tạisao lại có sự tăng giảm và các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào tới công tác bố trí và
sử dụng nhân lực tại khách sạn
6 Kết cấu của khóa luận
Nội dung chính khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác bố trí và sử dụng nhân lựctại khách sạn
Chương 2: Thực trạng công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn MườngThanh Thanh Niên
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác bố trí và
sử dụng nhân lực tại khách sạn Mường Thanh Thanh Niên
Trang 10CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC
BỐ TRÍ VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khách sạn và kinh doanh trong khách sạn
1.1.1.1 Khách sạn
Khách sạn được hiểu là một loại hình cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến đối vớikhách du lịch Đây là nơi sản xuất và cung ứng những dịch vụ hàng hóa nhằm đáp ứngthỏa mãn nhu cầu về ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiếtkhác trong suốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn để phù hợp với động cơ và mụcđích chuyến đi (Bài Giảng Kinh Tế Khách Sạn)
1.1.1.2 Khái niệm kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở cung cấp cácdịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu
ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi (Bài giảng Kinh
Tế Khách Sạn)
1.1.1.3 Đặc điểm kinh doanh của khách sạn
- Kinh doanh khách sạn phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên du lịch, bởi lẽ tàinguyên du lịch tác động tới thứ hạng, quy mô và loại hình của khách sạn Mặc dùkhách sạn không sử dụng trực tiếp tài nguyên du lịch nhưng mà nó là nhân tố thu hútkhách đến với khách sạn Nếu như khách sạn gần một trung tâm du lịch có tài nguyênđẹp thì nó sẽ nâng cao hình ảnh khách sạn và sẽ là động lực chính để khách hàng đếnlưu trú tại Khách sạn Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn nóichung và thực tế của hoạt động kinh doanh khách sạn nói riêng ta thấy đây là một yếu
tố tác động mạnh mẽ tới công tác bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn
- Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động tương đối cao:Bởi nó là một trong những nghành dịch vụ cho nên khi nói đến khách sạn là nói đếnloại hình kinh doanh đặc biệt mà nhân tố con người được nhấn mạnh, một nhân tố nổicộm trong hoạt động kinh doanh khách sạn Do dung lượng lao động tương đối caonên hệ số luân chuyển lao động trong khách sạn tương đối lớn nên nó gây ra nhiều khókhăn trong công tác bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn
- Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư cao: Nói đếnvốn đầu tư thì có lẽ không một ngành kinh doanh nào lại không cần đến, tuy nhiên dođặc thù của hoạt động kinh doanh khách sạn nên đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu và trongnhững năm tiếp theo phải cao Lượng vốn đầu tư tương đối cao trong đó có một phần
Trang 11quy mô và thứ hạng càng cao thì cần phải có một đội ngũ nhân viên càng lớn và độingũ nhân viên này phải đáp ứng được yêu cầu do từng khách sạn đặt ra và thỏa mãntiêu chuẩn do nhà nước quy định Như vậy khi đầu tư xây dựng một khách sạn haytrong quá trình kinh doanh đòi hỏi phải có sự đầu tư tương đối lớn về mặt tài chính đểđưa khách sạn vào quỹ hoạt động, trong đó có một lượng vốn không nhỏ đầu tư vàonguồn lực con người để không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm kháchsạn.
- Hoạt động kinh doanh khách sạn mang tính quy luật: Kinh doanh khách sạnchịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế - xã hội, quy luật về tâm lýcon người Tác động của các quy luật đặc biệt là quy luật tự nhiên như thời tiết, khíhậu có tác động đáng kể đến khả năng khai thác tài nguyên du lịch, tác động của cácquy luật kinh tế xã hội, văn hóa, thói quen hình thành nên tính đa dạng và khác biệt vềnhững nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, đây là cơ sở để các khách sạn đa dạnghóa sản phẩm và đối tượng phục vụ của mình
1.1.2 Lao động trong kinh doanh khách sạn
1.1.2.1 Khái niệm lao động trong kinh doanh khách sạn
Lao động được hiểu là nguồn nhân lực bao gồm trí lực, thể lực được sử dụng trongquá trình sản xuất kinh doanh nhằm thoả mãn nhu cầu của con người và đồng thời phục
vụ cho mục tiêu phát triển chung của cộng đồng (Bài giảng Quản Trị Nhân Lực)
Lao động trong kinh doanh khách sạn là một bộ phận lao động xã hội cần thiếtđược phân công để thực hiện việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ Kháchsạn cho khách hàng (Bài giảng Kinh Tế Khách Sạn)
1.1.2.2 Đặc điểm lao động trong kinh doanh khách sạn
Trong ngành kinh doanh dịch vụ yếu tố con người luôn giữ vai trò quan trọng.Đặc biệt trong kinh doanh Khách sạn thì con người là yếu tố quyết định tới sự thànhcông hay thất bại của doanh nghiệp Do đó mà lao động trong Khách sạn hình thành làmột nhu cầu khách quan, nó là một bộ phận của lao động xã hội Lao động trongKhách sạn là những người đang tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm vật chất hayphi vật chất, tức là các dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của Khách sạn
Lao động trong khách sạn là một bộ phận của lao động xã hội cho nên nó mangmọi đặc điểm chung của lao động xã hội Tuy nhiên nó còn mang một số đặc điểmriêng biệt do đặc điểm kinh doanh khách sạn tạo nên:
- Lao động mang tính chất lao động dịch vụ: Kinh doanh khách sạn là một lĩnhvực kinh doanh dịch vụ, vì vậy lao động trong khách sạn mang tính chất lao động dịch
vụ, lao động chủ yếu là lao động phi sản xuất vật chất, tác động vào sản xuất dịch vụtạo ra những cảm nhận riêng cho từng khách hàng
Trang 12- Lao động mang tính chất phức tạp: Lao động trong khách sạn phải làm việctrong môi trường lao động rất phức tạp, thể hiện rất rõ nét trong mối quan hệ củangười lao động trong khách sạn bao gồm mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên,nhân viên với quản trị, nhân viên với khách hàng Trong đó mối quan hệ giữa nhânviên với khách hàng là phức tạp nhất, các nhân viên phục vụ phải thường xuyên tiếpxúc trực tiếp với từng từng tập khách hàng đa dạng khác nhau Vì vậy để phục vụkhách hàng một cách tốt nhất thì nhân viên phải luôn chịu áp lực công việc, chịu sức
ép với mặt tâm lý và luôn phải cố gắng làm hài lòng khách hàng
- Lao động khách sạn có tính chất đa dạng hóa về chuyên môn cao: Để có thểphục vụ được nhiều khách hàng, giúp cho khách hàng có thể sử dụng dịch vụ một cáchtốt nhất thì lao động trong khách sạn phải có trình độ tay nghề, chuyên môn Công việcđược giao phải tương xứng với trình độ và khả năng của từng người Do đó khách sạncần có những chính sách đào tạo nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn đối vớinhân viên từng bộ phận, đảm bảo tính chuyên môn hóa cao Tuy nhiên cũng do chuyênmôn hoá mà xảy ra tình trạng nhàm chán trong nhân viên Sự luân chuyển lao động từbộ phận này sang bộ phận khác là rất khó khăn, sự cứng nhắc trong bố trí và phâncông lao động Điều này đòi hỏi các nhà quản trị nên tuyển chọn, đào tạo, bố trí và sửdụng hợp lí
- Người lao động trong khách sạn chịu áp lực tâm lý cao và môi trường làmviệc phức tạp Môi trường làm việc ở đây luôn mang bản chất giao tiếp cao, nhân viênthường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên chịu sự chi phối về tâm lý.Hơn thế nữa là khối lượng công việc lớn và phức tạp làm cho nhân viên không kịp đápứng được yêu cầu của khách gây tâm lí căng thẳng, lo lắng và làm giảm hiệu suất côngviệc, có thể gây ra những sai sót không đáng có mà thông thường không mắc phải
- Có khả năng cơ giới hóa, tự động thấp: Do sản phẩm khách sạn chủ yếu làdịch vụ nên yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất Trongquá trình đó máy móc có thể dùng hỗ trợ chứ không thể thay thế con người Hơn nữasản phẩm trong khách sạn được tạo ra theo một quá trình mang tính tổng hợp cao và đadạng nên nên khả năng cơ giới tự động hóa rất thấp
- Lao động mang tính chất thời vụ, thời điểm: Kinh doanh khách sạn có tínhthời vụ thời điểm cao vì phải phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng và vị trí địa lý củakhách sạn Do đó, vào chính vụ cần nhiều lao động phục vụ khối lượng khách hànglớn và vào thời điểm trái vụ không cần nhiều lao động
- Sử dụng nhiều lao động sống: Kinh doanh khách sạn là một ngành dịch vụ màđặc trưng của ngành này là máy móc không thể thay thế con người được, sản phẩmcủa nó mang tính đơn lẻ không thể dập khuôn Trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm
Trang 13thù của ngành kinh doanh khách sạn mà không thể thay thế được, chính vì vận cầnnâng cao kiến thức cũng như tay nghề cho nhân viên để có thể tạo ra chất lượng sảnphẩm tốt Bên cạnh đó để tạo ra một sản phẩm tốt còn phụ thuộc vào tâm sinh lý kháchhàng vì chất lượng sản phẩm tỷ lệ thuận với tâm lý khách hàng Nếu tâm lý kháchhàng tốt thì chất lượng sản phẩm sẽ được nâng lên còn tâm lý khách không tốt nhưđang bực tức thì dù sản phẩm có tốt đến đâu khách hàng cũng không hài lòng.
- Đặc điểm khác: Ngoài ra thì lao động trong nghành khách sạn còn có một sốđặc điểm khác như là cơ cấu lao động chủ yếu là lao động sống và đặc biệt là lao động
nữ chiếm tỷ trọng lớn Thành phần lao động cũng rất đa dạng và rất khác nhau về trìnhđộ, lao động trong nghành khách sạn thường có trình độ tương đối thấp đặc biệt là các
cơ sở hoạt động theo mùa Tuy nhiên yêu cầu đối với đội ngũ lao động đó phải có taynghề cao, am hiểu về tình hình kinh tế, chính trị, biết ngoại ngữ, hiểu biết về tâm lýcủa khách hàng
1.1.2.3 Phân loại lao động trong khách sạn
Trong kinh doanh khách sạn việc phân loại lao động là rất cần thiết và nên làm.Việc phân loại lao động làm cho công tác quản trị nhân lực cũng như việc hoạt độngkinh doanh diễn ra dễ dàng hơn Hiện nay người ta thường chia thành hai loại lao động
là lao động quản trị và lao động thừa hành
- Lao động quản trị
Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của khách sạn, có quyền lực cao nhấttrong khách sạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của khách sạn,điều hành và giám sát cấp dưới trong việc thực hiện quyền được giao, giải quyết mọivấn đề vướng mắc của cấp dưới
Trưởng bộ phận chức năng: Là những nhà quản trị cấp trung như là trưởng bộphận nhân sự, tài chính… trưởng các phòng chức năng yêu cầu phải có trình độchuyên môn nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp
Trưởng bộ phận tác nghiệp: Là người trực tiếp giám sát, quản lý nhân viên ởcác bộ phận tác nghiệp, chịu trách nhiệm điều hành một bộ phận tác nghiệp như bàn,bar, bếp…
Trang 14Nhân viên bar: Bảo quản rượu và nguyên liệu pha chế đồ uống, thực hiện phachế và xuất đồ uống theo yêu cầu của khách, thu dọn ly cốc và vệ sinh công cụ dụng
cụ sau khi khách ra về, phối hợp với các bộ phận khác để hoàn thành công việc
Nhân viên bếp: Chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết trong chế biến, chế biếncác món ăn đảm bảo vệ sinh an toàn, chất lượng theo yêu cầu của khách hàng
Nhân viên khác: Nhân viên buồng, giặt là, kỹ thuật, spa & Massage
1.1.3 Bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn
Bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn là quá trình sắp xếp nguồn lựctrong khách sạn vào các vị trí phù hơp, khai thác và phát huy tối đa năng lực làm việccủa nhân viên nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc (Giáo trình Quản trị Nhân lực)
Mọi nỗ lực của công tác tuyển dụng nhân sự sẽ tạo cho khách sạn một đội ngũlao động có khả năng thích ứng với nhiệm vụ được giao Song hiệu quả của việc sửdụng đội ngũ lao động trong khách sạn lại phụ thuộc chủ yếu vào công tác bố trí và sửdụng nhân lực có hợp lý hay không Bố trí và sử dụng nhân lực hợp lý có nghĩa là nhàquản trị phải biết sắp xếp, điều chỉnh và tạo ra sự hội nhập của nhân viên vào guồngmáy hoạt động chung của khách sạn để đạt được những mục đích sau:
- Đối với khách sạn:
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh là kết quả của rất nhiềunhân tố trong đó không thể không nói đến công tác bố trí và sử dụng lao động Nếu công táctuyển dụng nhân sự diễn ra tốt, tuyển chọn được những người lao động tuyệt vời phù hợpvới công việc và nguyện vọng Sau đó bố trí sắp xếp đúng người đúng việc thì sẽ tạo ranăng suất lao động cao và tạo ra hiệu quả kinh doanh cho khách sạn
Nhằm đáp ứng tốt nhu cầu: Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn
có tính thời vụ, thời điểm rõ nét, bởi vậy nhu cầu sử dụng lao động là có tính co giãncao Khi đó nhà quản trị nhân sự cần áp dụng các biện pháp như thực hiện một chươngtrình tuyển dụng từ bên ngoài vào nhằm lấp đầy chỗ trống như hình thức nhân viênPart-time hay là sử dụng hình thức tăng thời gian làm việc có sự thoả thuận với ngườilao động
Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ: Trong kinh doanh khách sạn thìviệc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ là rất quan trọng, và người lao động lànhân tố tạo nên chất lượng sản phẩm dịch vụ cho nên nếu khách sạn có một đội ngũlao động tốt có chuyên môn thì gắn liền với nó là chất lượng sản phẩm dịch vụ cũngtốt Để có được một đội ngũ lao động tốt và đầy đủ thì công tác bố trí và sử dụng nhânlực phải đặt lên hàng đầu
- Đối với người lao động:
Trang 15Nhằm giúp người lao động có vị trí làm việc phù hợp với năng lực của bảnthân Từ đó nhân viên sẽ thêm yêu nghề và gắn bó với công việc hơn Tận tâm tận tụyhơn với công việc của mình.
Nhằm tạo điều kiện cho người lao động nâng cao tay nghề Khi bố trí và sửdụng nhân lực đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời điểm thì nhân viên sẽ được bố trí vào vịtrí sở trường của mình Tay nghề sẽ được mài luyện kỹ hơn trong quá trình làm việc.Chính vì thế sẽ tạo năng suất làm việc cao hơn, mang lại lợi ích cho khách sạn từ đónâng cao đời sống vật chất của mình
Để bố trí và sử dụng nhân lực một cách có hiệu quả cần tuân thủ các nguyên tắc sau:Đảm bảo “đúng người, đúng việc”: Nếu khách sạn sử dụng được những ngườinhư trên thì nguồn nhân lực sẽ ổn định và thu hút được nhiều nhân tài
Phải phù hợp với trình độ chuyên môn của người lao động Một người có thể cónăng lực đảm nhiệm được nhiều chuyên môn khác nhau Tuy nhiên nhà quản trị cầnphải biết sử dụng phương pháp đánh giá, phân tích để xem lĩnh vực nào của nhân viên
là nổi trội nhất và có ích cho khách sạn Bố trí và sử dụng nhân lực phải đảm bảo chonhân sự phát huy tối đa khả năng làm việc
Phải cân nhắc giữ lơi ích cá nhân và lợi ích tập thể Phải lấy lợi ích khách sạn
và lợi ích tập thể lên hàng đầu Nếu không tuân thủ quy tắc này sẽ làm đảo lộn về mặt
tư tưởng của người lao động, từ đó gây ra hậu quả khó lường
Phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tức là tham khảo ý kiến cá nhân khác đểđảm bảo khách quan, chính xác Thực hiện nguyên tắc này nhà quản trị cần lập trường vữngvàng tránh hiện tượng “ theo đuổi quần chúng” nhân viên nói gì cũng theo
1.2 Nội dung bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn
1.2.1 Định mức lao động trong khách sạn
Ta có thể hiểu định mức lao động là: Lượng lao động sống hợp lý để tạo ra mộtđơn vị sản phẩm hay để hoàn thành một nghiệp vụ công tác nào đó hoặc để phục vụmột số lượng khách hàng trong những điều kiện nhất định Bất kỳ một công việc gìcũng cần phải định mức lao động vì thông qua đó ta mới có thể đánh giá được côngviệc đã đạt được so với định mức chưa Nếu chưa đạt được thì cố gắng phấn đấu để đạtbằng và vượt định mức Chính vì vậy, việc áp dụng định mức lao động trong khách sạn
là rất cần thiết
Trong doanh nghiệp khách sạn du lịch thì định mức lao động được biều hiệnbởi số lượng sản phẩm (hay mức doanh thu hoặc số lượng khách) đối với một nhânviên hay một bộ phận công tác trong một thời gian nhất định Định mức lao động là cơ
sở để bố trí và sử dụng lao động hợp lý và căn cứ để trả công lao động Có nhiều cáchphân loại định mức lao động khác nhau:
Trang 16- Theo đặc điểm nghề nghiệp: Có định mức phục vụ buồng, định mức phục vụbàn, định mức chế biến món ăn… ví dụ với một nhân viên buồng thì phải hoàn thành 8phòng trong một ca làm việc hay là đối với một nhân viên bar thì một ca làm việc phảiphục vụ 4 bàn ăn chẳng hạn.
- Theo trình độ chuyên môn: Có định mức lao động cho nhân viên bậc 1, bậc 2,bậc 3… đối với từng loại nghề nghiệp khác nhau
- Theo cấp quản lý: Có định mức ngành hay còn gọi là định mức chuẩn, địnhmức doanh nghiệp Đối với mỗi một doanh nghiệp thì lại có một định mức khác nhau.Đối với những khách sạn lớn thì định mức lao động của họ rất cao và cụ thể
Để xác định định mức lao động, các doanh nghiệp có thể sử dụng các phươngpháp khác nhau như: phương pháp thống kê- kinh nghiệm, phương pháp phân tích,phương pháp quan sát… Khi xác định định mức lao động, cần phải tính đến các nhân
tố ảnh hưởng đến định mức lao động như là: yếu tố công cụ và điều kiện lao động,trình độ chuyên môn hay tay nghề, vị trí kinh doanh, yếu tố tâm sinh lý của người laođộng, tuổi tác, giới tính…
1.2.2 Tổ chức lao động và công việc trong khách sạn
Tổ chức lao động và công việc trong khách sạn là việc sắp xếp đội ngũ lao độngcủa khách sạn phù hợp với từng loại công việc, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
và tạo động lực kích thích người lao động làm việc (Bài giảng Kinh tế Khách sạn)
Tổ chức lao động và công việc trong khách sạn bao gồm những nội dung chủyếu sau đây:
- Phân công lao động: Phân công lao động là cơ sở để bố trí và sử dụng nhânlực một cách hợp lý và hiệu quả Sau khi tuyển dụng thì ta phải giao việc cho cá nhânhay một bộ phận lao động nào đó trong khách sạn Ta có thể thực hiện hình thức khoánvới nhân viên khách sạn Tuỳ theo quy mô và loại hình khách sạn, có thể thực hiệnkhoán đối với từng cá nhân, từng bộ phận Tuy nhiên trong kinh doanh khách sạn thì
để nâng cao hiệu quả lao động và chất lượng phục vụ khách hàng, cần kết hợp giữaphân công lao động và hợp tác lao động Trong khách sạn thì việc kết hợp là rất cầnthiết, những lúc đông khách thì sự phối hợp hỗ trợ giữa các bộ phận (Bàn, Bar, Bếp…)
là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng dịch vụ Nó vừa giúp cho kháchsạn phục vụ khách hàng tốt hơn lại vừa tiết kiệm được lao động trong khách sạn Bêncạnh đó, trong kinh doanh khách sạn, phân công lao động phải dựa trên năng lực, trìnhđộ, kỹ năng của từng cá nhân và việc phân chia công việc phải rõ ràng, không thiên vịnhằm đảm bảo sự công bằng giữa các nhân viên, giúp nhân viên tại khách sạn làm việc
có trách nhiệm, có ý thức phối hợp với nhân viên bộ phận khác trong những giờ cao
Trang 17điểm một cách nhịp nhàng và linh hoạt Chính vì vậy cần phải quan tâm tới nội dungphân công lao động, thường xuyên nâng cao kỹ năng kỹ xảo của nhân viên, tạo ranhững lao động có tay nghề giỏi.
- Xác định quy chế làm việc: Quy chế làm việc là sự quy định thời gian làmviệc và nghỉ ngơi hợp lý đối với người lao động và các quy định khác nhằm nâng caohiệu quả sử dụng đội ngũ lao động của khách sạn Mỗi khách sạn đều có quy chế riêngcủa mình và bắt buộc nhân viên phải tuân theo Quy chế làm việc là căn cứ tạo ra mộtmôi trường làm việc nhân văn Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn xác địnhquy chế làm việc cho người lao động phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh doanhcủa khách sạn, luật pháp hiện hành và khả năng làm việc lâu dài của bản thân ngườilao động Nhà quản trị phải thống nhất với nhau để đảm bảo rằng những quy chế màKhách sạn yêu cầu không quá khắt khe đối với nhân viên nhưng cũng không phải dễdãi khiến nhân viên coi thường Việc xác định quy chế làm việc hợp lý trong khách sạntạo cơ hội cho nhân viên phát huy cao độ năng lực cũng như sở trường của bản thân,
có những đóng góp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn
- Tổ chức chỗ làm việc: Chỗ làm việc là phần diện tích và không gian đủ để chomột hoặc một nhóm người lao động làm việc Như vậy một chỗ làm việc được coi làhợp lý khi nó đảm bảo có đủ diện tích để sắp xếp, bố trí trang thiết bị, dụng cụ, nguyênliệu, thành phẩm… Đồng thời phải đảm bảo phần không gian để cho người lao độngthao tác, đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động như: thông hơi, thông gió, chiếusáng, vệ sinh môi trường… Nghĩa là tuỳ tính chất của mỗi công việc cụ thể mà tổ chứcchỗ làm việc cho phù hợp Trong kinh doanh khách sạn, tổ chức làm việc cho các nhàquản trị khác với lao động tác nghiệp Đối với các nhà lãnh đạo cấp cao cũng như cácbộ phận nhân sự, tài chính- kế toán, kinh doanh thì nơi làm việc của họ phải lànhững phòng khép kín, hạn chế tiếng ồn, đầy đủ ánh sáng để tập trung vào lao động trí
óc Còn đối với lao động bộ phận Khách sạn, buồng, kỹ thuật, lễ tân thì nơi làm việccủa họ phải sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát, có phòng thay đồng phục và dụng cụ riêng,
có đầy đủ các thiết bị cần thiết để thực hiện công việc Có thể thấy, việc tổ chức chỗlàm việc hợp lý cho nhân viên cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng, quyết địnhtới năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của khách sạn
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn
1.3.1 Yếu tố khách quan
Trang 18Nhân tố khách quan chính là nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinhdoanh của khách sạn nói chung cũng như công tác bố trí và sử dụng nhân lực nói riêng
mà khách sạn khó có khả năng quản lý và điều tiết nó Sau đây là một số nhân tốkhách quan tác động đến công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại Khách sạn
- Chính sách, pháp luật của nhà nước: Ngày nay xu thế chung của các nước trênthế giới đó là nhà nước quản lý xã hội bằng hệ thống chính sách và pháp luật Môi trườnghoạt động của doanh nghiệp là được xã hội công nhận và cho phép, khi nào xã hội khôngchấp nhận thì doanh nghiệp sẽ phải ngừng hoạt động, từ đó cho chúng ta thấy rằng đây làmột trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài guồng máy chung, xu thế chung của thời đại.Trong lĩnh vực lao động, nhà nước ta đã ban hành và áp dụng luật lao động tháng 1 năm
1995, luật lao động đối với nhân viên Việt Nam trong các hãng có đầu tư, liên doanh hay100% vốn nước ngoài Trong nghành du lịch, Khách sạn Việt Nam đã ban hành pháp lệnh
du lịch, đó là văn bản pháp lý cao nhất đối với một nghành Nó là quy định và hướng dẫnmọi hoạt động kinh doanh trong nghành du lịch
Như vậy, yếu tố chính sách, pháp luật của nhà nước có ảnh hưởng một cách rõràng tới lao động nói chung cũng như công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại kháchsạn nói riêng Nó tạo ra sự khống chế trong các doanh nghiệp, khách sạn đồng thời tạo
ra sự lành mạnh trong cạnh tranh cho các doanh nghiệp
- Khách hàng: Như chúng ta đã biết, khách hàng là mục tiêu của mọi doanhnghiệp, là một trong số nhân tố ảnh hưởng lớn tới công tác bố trí và sử dụng nhân lựctại khách sạn, Khách hàng với những đặc điểm khác nhau về tâm lý, giới tính, quốctịch, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội và các đặc điểm khác là yếu tố có ý nghĩaquan trọng đối với xây dựng đội ngũ lao động Khách sạn cần phải tìm hiểu nghiêncứu những đặc điểm của khách để xác định yêu cầu đối với người lao động về độ tuổi,giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ… một cách tương xứng để đáp ứngđược đúng và đầy đủ nhu cầu của khách hàng
- Đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường, nhà quản trị không chỉ cạnhtranh sản phẩm mà bỏ quên cạnh tranh về nguồn nhân lực Nhân lực là cốt lõi của quảntrị, để có thể tồn tại và phát triển trong thời đại mở cửa và hội nhập nền kinh tế nhưhiện nay thì các Khách sạn cần phải quản trị nhân lực một cách có hiệu quả và hợp lí.Nguồn nhân lực là một loại tài nguyên quý nhất của mỗi doanh nghiệp nói chung vàKhách sạn nói riêng, nếu Khách sạn không biết tuyển dụng và bố trí sử dụng hợp lí thì
sẽ bị tuột mất những người tài vào đối thủ cạnh tranh ngay Như vậy, yếu tố đối thủcạnh tranh ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản trị nhân sự nói chung cũng nhưcông tác bố trí và sử dụng nhân lực tại các khách sạn nói riêng
Trang 19- Tính thời vụ: Do đặc điểm này mà đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác bốtrí và sử dụng nhân lực tại Khách sạn Sự biến động của số lượng khách đã tác độngđến số lượng lao động trong khách sạn thường xuyên và liên tục Đặc biệt vào thờiđiểm chính vụ lượng khách tăng làm cho nguồn lao động không đủ để phục vụ chính
vì vậy Khách sạn phải tuyển thêm nhân lực và công tác quản lý phải có sự điều chỉnh.Ngược lại, vào thời điểm trái vụ thì lại dẫn tới sự lãng phí nguồn nhân lực nếu vẫn duytrì phương thức quản lý như vậy Vậy nên, các nhà quản trị khách sạn cần xác địnhchính xác nhu cầu nhân sự trong những thời điểm khác nhau từ đó có những kế hoạch
cụ thể trong công tác tuyển dụng và bố trí sử dụng nhân lực nhằm nâng cao hiệu quảkinh doanh Khách sạn
- Các nhân tố khác: Ngoài những nhân tố trên thì còn có những nhân tố kháchquan khác như là tình hình chính trị, sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục,chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước, các bộ luật lao động, các quy chế vềtuyển dụng lao động, thị trường lao động… đều ảnh hưởng đến công tác bố trí sử dụngnhân lực trong kinh doanh Khách sạn
1.3.2 Nhân tố chủ quan
- Quy mô và thứ hạng của khách sạn: Quy mô của khách sạn quyết định tới sốlượng lao động và phương thức tổ chức bố trí sử dụng lao động theo kiểu chuyên mônhoá hay hình thức kiêm nghiệm, cơ cấu trực tuyến hay chức năng Trong khi đó thứhạng của Khách sạn quyết định chất lượng của lao động Nếu khách sạn cao cấp thìchất lượng lao động yêu cầu cao hơn so với Khách sạn bình dân Vậy là số lượng vàchất lượng lao động phụ thuộc vào quy mô thứ hạng của Khách sạn
- Trang thiết bị kỹ thuật: Nếu như doanh nghiệp Khách sạn được trang bị đầy đủ
cơ sở vật chất kỹ thuật với dây truyền công nghệ hiện đại hợp lí sẽ tiết kiệm được sứclao động của người phục vụ Với trang thiết bị như vậy thì công tác tuyển dụng nhânlực cũng như bố trí và sử dụng nhân lực phải làm sao cho phù hợp cả về chất lượng laođộng và số lượng lao động
- Khả năng tài chính và kết quả kinh doanh của Khách sạn: Mỗi Khách sạn đều
có một mục tiêu riêng Mục tiêu quan trọng là làm sao có được một đội ngũ lao độngtốt, hoàn hảo cho Khách sạn Tuy nhiên mục tiêu của Khách sạn gắn liền với từng giaiđoạn là khác nhau cho nên ứng với từng giai đoạn sẽ ảnh hưởng đến việc công tác bốtrí và sử dụng nhân lực tại thời điểm đó
- Quan điểm và năng lực của nhà quản trị: Đối với những nhà quản trị thì quanđiểm và năng lực là rất quan trọng, nếu họ có nó thì họ sẽ biết cách bố trí lao động saocho phù hợp với từng công việc, biết cách tổ chức và phân công lao động một cáchhợp lý Từ đó mọi hoạt động của Khách sạn mới diễn ra chỉnh chu, theo đúng kếhoạch Bên cạnh đó nếu có những nhà quản lý tốt sẽ tạo niềm tin cho người lao động,
Trang 20tạo tâm lý an tâm cho người lao động dưới quyền, thúc đẩy họ hoàn thành công việcmột cách hiệu quả nhất.
Kinh doanh Khách sạn là một trong những hoạt động đem lại nguồn thu lớn chongân sách nhà nước Vì thế lao động trong Khách sạn có tầm quan trọng đặc biệt, tuynhiên người lao động luôn muốn mình được làm ở vị trí mà mình thích và đúng với sởtrường của mình Điều đó có thể thực hiện được khi mà công tác bố trí và sử dụng laođộng được diễn ra hợp lí, khi đó thì người lao động sẽ yêu công việc, an tâm làm việc,phát huy hết được công suất trong công việc Chính vì thế mà công tác bố trí và sửdụng nhân lực là rất khó nhưng lại có vai trò quan trọng và cần phải hoàn thiện nó vì
nó có tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỐ TRÍ VÀ SỬ DỤNG
NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH THANH NIÊN
Trang 212.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến công tác
bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Mường Thanh Thanh Niên
2.1.1 Tổng quan tình hình của Khách sạn Mường Thanh Thanh Niên
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Khách sạn Mường Thanh Thanh Niên
Tên giao dịch đầy đủ: Khách sạn Mường Thanh Thanh Niên
Địa chỉ: Số 74 Lê Hồng Phong, Vinh, Nghệ An
Mường Thanh Thanh Niên luôn tự hào là một trong 6 khách sạn 3 sao hàng đầutại thành phố Vinh Khách sạn hiện nay có gần 80 phòng nghỉ bao gồm: phòng 1giường, phòng 2 giường, phòng 3 giường, phòng VIP và VIP-Family được đầu tư trangthiết bị hiện đại, sang trọng vào loại bậc nhất thành phố Vinh Cùng với dịch vụ vật lýtrị liệu hiện đại, bể bơi ngoài trời và các loại hình vui chơi giải trí khác, khách sạnMường Thanh - Thanh Niên là điểm dừng không thể thiếu của quý khách khi đặt chânđến thành phố Vinh
Hơn thế nữa khách sạn còn dễ dàng tiếp cận đến các địa danh như: cách bãibiển Cửa Lò 15 km, khu di tích Kim Liên - Quê Bác 12km, gần các siêu thị lớn củathành phố, Ngay trung tâm Văn hóa - Kinh tế - Chính trị tỉnh Nghệ An Dù chúng tađến để thư giãn hay làm gì, Khách sạn Mường Thanh Thanh Niên luôn là sự lựa chọnhoàn hảo cho kì nghỉ của chúng ta ở Nghệ An
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Khách sạn Mường Thanh Thanh Niên
Dưới đây là mô hình cơ cấu tổ chức của khách sạn Mường Thanh Thanh Niên(xem phụ lục 1)
Khách sạn Mường Thanh Thanh Niên có cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến,đứng đầu là giám đốc khách sạn Hoạt động của bộ máy tổ chức rất hiệu quả, đặc biệtphù hợp với quy mô khách sạn, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nhằm nângcao hiệu quả quản lý trong toàn khách sạn
Trang 22* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong khách sạn.
- Ban Giám Đốc
Giám Đốc: Là người có quyền lực cao nhất của khách sạn và quản lý mọi lĩnhvực hoạt động của khách sạn Đồng thời là người nắm bắt tình hình, đề ra các biệnpháp cần thiết quyết định cơ cấu tổ chức, cân nhắc sa thải, đề bạt, tuyển dụng, phân rõquyền hạn của từng bộ phận và chịu trách nhiệm toàn bộ đối với mọi hoạt động củakhách sạn
Phó Giám Đốc: Là người thay mặt tổng giám đốc giải quyết các công việc theođúng thẩm quyền và chức năng cho phép của mình
- Các phòng chuyên môn:
Bộ phận kinh doanh và marketing: Đứng đầu là là giám đốc marketing và kinhdoanh, đội ngũ bán hàng chịu trách nhiệm xây dựng các chiến lược marketing nhằmthu hút khách đến sử dụng dịch vụ tại khách sạn
Bộ phận lễ tân: Đứng đầu là giám đốc lễ tân, mỗi nhân viên ở bộ phận này cónhiệm vụ tiếp đón khách và làm thủ tục đặt phòng cho khách, đại diện cho hình ảnhcủa khách sạn
Bộ phận buồng: Cung cấp dịch vụ buồng đạt tiêu chuẩn quốc tế, bộ phận buồng
có trách nhiệm đảm bảo tất cả khu vực công cộng và khu vực xung quanh khách sạnphải sạch sẽ Bộ phận buồng có nhiệm vụ chăm lo đến nơi nghỉ ngơi của khách trongquá trình khách hàng lưu trú tại khách sạn
Phòng nhân sự: Có trách nhiệm trong việc tuyển dụng nhân viên cũng như cácchương trình đào tạo, định hướng đào tạo, mối quan hệ giữa nhân viên, tiền lương,quan hệ lao động và phát triển nguồn nhân lực
Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm theo dõi các hoạt động tài chính của kháchsạn, các hoạt động này bao gồm: Nhận chi tiền mặt và chuyển khoản ngân hàng, chitrả tiền lương, lưu trữ các số lượng hoạt động, chuẩn bị các báo cáo nội bộ, kế toán vàcác quy định về tài chính
Bộ phận phục vụ ăn uống: Cung cấp nhiều tiện nghi, dịch vụ cho khách nhưngtập trung chủ yếu vào việc phục vụ đồ ăn, thức uống trong khách sạn, khách san,phòng họp, đại sảnh theo các kiểu gọi theo món hoặc tự chọn, thực hiện việc phục vụtại buồng hoặc phục vụ hội nghị
2.1.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Khách sạn Mường Thanh Thanh Niên
* Đặc điểm sản phẩm
Trang 23- Sản phẩm kinh doanh chính tại Khách sạn Mường Thanh Thanh Niên bao gồm sảnphẩm lưu trú, sản phẩm ăn uống và sản phẩm dịch vụ bổ sung
- Sản phẩm kinh doanh khách sạn cũng có những đặc điểm giống như sản phẩmdịch vụ du lịch như tính hữu hình bởi đó là các dịch vụ nên chúng ta không thể sờ haycầm nắm mà chỉ có thể cảm nhận được
- Quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời Nhà cung ứng chỉ có thể sảnxuất ra sản phẩm khi có khách hàng tiêu thụ, chính vì vậy sản phẩm của Khách sạncũng thể lưu trữ và tồn kho
đa dạng, cùng một thời điểm nảy sinh nhiều nhu cầu, những sản phẩm có tính chấthàng loạt khiến khách hàng khó có thể chấp nhận, chính vì vậy những phương tiệnmáy móc rất khó áp dụng vào kinh doanh khách sạn, dẫn đến tình trạng cơ giới hóa, tựđộng hóa thấp
- Cơ sở vật chất: Hệ thống cơ sở vật chất tại khách sạn Mường Thanh ThanhNiên khá đồng bộ, phù hợp với thứ hạng của khách sạn về các dịch vụ ăn nghỉ, vuichơi giải trí, thanh toán Cách bố trí, sắp xếp các thiết bị tại các phòng nghỉ hay kháchsạn đều thuận tiện cho nhân viên cũng như khách hàng sử dụng, dễ bảo dưỡng và đảmbảo an toàn về tài sản của khách hàng
- Vốn: Tại khách sạn Mường Thanh Thanh Niên, vốn cố định chiếm tỷ trọnglớn, bao gồm nhà cửa, phương tiện vận chuyển, các tiện nghi trong phòng ngủ, kháchsạn Bên cạnh đó, vốn kinh doanh của khách sạn cũng chịu ảnh hưởng của tính mùa
vụ Để phục vụ tốt khách hàng trong thời điểm chính vụ, Khách sạn không chỉ nângcấp, đổi mới trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật mà còn phải tăng thêm nguồn nhânlực và khi đó nhu cầu về nguyên vật liệu cũng tăng dẫn đến vốn được sử dụng mộtcách triệt để
2.1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn Mường Thanh Thanh Niên
Dựa vào bảng số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Mường
Thanh Thanh Niên năm 2016 và năm 2017 (xem phụ lục 2) ta thấy:
Trang 24- Doanh thu: tổng doanh thu của khách sạn năm 2017 tăng 0,7 tỷ đồng so vớinăm 2016, tương ứng với tỷ lệ tăng 8,24% Trong đó:
+ Doanh thu lưu trú năm 2017 so với năm 2016 tăng 0,5 tỷ đồng, tương ứng với
tỷ lệ tăng 10,20%, tỷ trọng doanh thu lưu trú năm 2017 tăng 1,05% so với năm 2016
+ Doanh thu ăn uống năm 2017 tăng 0,15 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứngvới tỷ lệ tăng là 1,61%
+ Doanh thu từ dịch vụ khác năm 2017 tăng so với năm 2016 là 0,15 tỷ đồng,tương ứng với tỷ lệ tăng 3%, tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ khác năm 2017 cũng tăng1,18% so với năm 2016
- Chi phí: tổng chi phí của khách sạn năm 2017 tăng 0,2 tỷ đồng so với năm
2016, tương ứng tỷ lệ tăng 2,99%, tỷ suất chi phí giảm đi 3,8% so với năm 2016
+ Chi phí lưu trú năm 2017 tăng 0,3 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng tỷ lệtăng 0,3%, tỷ trọng tăng lên 2,67% so với năm 2016
+ Chi phí ăn uống năm 2017 tăng 0,1 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng tỷ lệtăng 5,88%, tỷ trọng tăng 0,72%
+ Chi phí khác năm 2017 giảm 0,2 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng tỷ lệgiảm 1,81%, tỷ trọng giảm -3,37%
+ So sánh tốc độ tăng của tổng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí nênlàm cho tỷ suất chi phí năm 2017 giảm 3,8% so với năm 2016
- Tổng tiền thuế mà khách sạn nộp vào ngân sách nhà nước năm 2017 tăng 0,15
tỷ đồng, tương ứng tăng 21,42% so với năm 2016 So sánh tốc độ tăng của tổng doanhthu nhỏ hơn hơn tốc độ tăng của tổng thuế GTGT nên làm cho tỷ suất thuế GTGT năm
2017 tăng 1% so với năm 2016
- Lợi nhuận trước thuế:
+ Tổng mức lợi nhuận trước thuế của khách sạn năm 2017 0,35 tỷ đồng so vớinăm 2017, tương ứng với tỷ lệ tăng 31,81%
+ So sánh tốc độ tăng của tổng doanh thu nhỏ hơn hơn tốc độ tăng của tổng mứclợi nhuận trước thuế nên làm cho tỷ suất lợi nhuận trước thuế tăng 2,82% so với năm2016
- Lợi nhuận sau thuế:
+ Tổng mức lợi nhuận sau thuế của khách sạn năm 2017 tăng 0,28 tỷ đồng sovới năm 2016, tương ứng với tỷ lệ tăng 31,81%
+ So sánh tốc độ tăng của tổng doanh thu nhỏ hơn hơn tốc độ tăng của tổng mức lợinhuận sau thuế nên làm cho tỷ suất lợi nhuận sau thuế tăng 2,25% so với năm 2016
2.1.2 Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Thanh Niên
Trang 25- Đường lối, chính sách của nhà nước: Khách sạn áp dụng theo các quy định chínhsách của nhà nước, như chế độ nghỉ tết, ngày lễ Tuy nhiên do đặc thù công việc nên nhânviên thường không được nghỉ lễ mà phải đi làm và được nghỉ bù vào hôm khác.
- Tính thời vụ, thời điểm trong kinh doanh Khách sạn: Vào thời điểm chính vụ,
số lượng khách gia tăng, dẫn tới việc Khách sạn phải tuyển nhân viên part-time.Ngược lại, vào mùa trái vụ, số lượng khách hàng đến lưu trú và sử dụng dich vụ tạiKhách sạn giảm xuống vì vậy số lượng lao động cũng giảm đi và họ được thay phiênnhau nghỉ làm tùy theo sự sắp xếp của trưởng bộ phận
- Nhân tố khách hàng: Khách hàng với sự đa dạng về độ tuổi, giới tính sẽ gây ranhiều khó khăn trong công tác bố trí và sử dụng nhân lực bởi khách hàng thượng lưu,khách hàng bình dân sẽ có những sở thích và nhu cầu khác nhau Vào những ngàykhách lưu trú và sử dụng dịch vụ tại khách sạn đông sẽ ảnh hưởng tới công tác bố trícũng như chất lượng phục vụ bởi số lượng nhân viên có tay nghề cao còn hạn chế
- Thị trường lao động và môi trường cạnh tranh: Tại Khách sạn đã có nhiềutrường hợp lao động được phân công vào bộ phận không đúng với chuyên môn nghiệp
vụ của mình Điều đó khiến cho việc phân công lao động gặp khó khăn hơn do nhânviên chưa có kỹ năng làm việc cần có thời gian đào tạo đặc biệt vào mùa chính vụkhông có thời gian nhân viên phải tác nghiệp vào các nghiệp vụ mình chưa có kinhnghiệm dẫn tới gây sai sót trong quá trình làm việc Bên cạnh đó trong mọi lĩnh vựcđều có sự cạnh tranh khốc liệt trong đó có sự cạnh tranh về nguồn nhân lực Chính vìvậy hiện nay Mường Thanh Thanh Niên luôn chú trọng việc thu hút nhân tài với nhiềuhình thức khác nhau để có thể cạnh tranh công bằng với các Khách sạn có tiếng khácnhư Kim Liên, Phương Đông, Mường Thanh Sông Lam
- Các nhân tố khác: Những nhân tố mang tầm vĩ mô như là kinh tế, chính trị,văn hoá, xã hội, pháp luật… cũng ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng, bố trí và sửdụng nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Thanh Niên
2.1.2.2 Yếu tố chủ quan
- Mục tiêu của Khách sạn: Đối với Khách sạn Mường Thanh Thanh niên mụctiêu mà Khách sạn hướng tới là nhằm tạo ra đội ngũ lao động làm việc hiệu quả, gópphần tối thiểu hóa chi phí lao động hướng tới nâng cao doanh thu của Khách sạn Căn
cứ vào mục tiêu của từng thời kì mà hoạch định khối lượng công việc số lượng nhânviên cần thiết để đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra
- Quy mô, thứ hạng của Khách sạn: Khách sạn Mường Thanh Thanh Niên cóquy mô tương đối lớn vì vậy việc bố trí sẽ gặp khó khăn, nhiều vị trí cần nhiều laođộng như bộ phận bàn và buồng nhưng việc tuyển dụng chưa đáp ứng được dẫn đếntình trạng định mức lao động quá cao đặc biết là bộ phận tạp vụ vào mùa hè, họ phải
Trang 26đảm đương nhiều công viêc hơn so với các bộ phận khác do nhân lực ít, diện tíchKhách sạn quá rộng và thời tiết quá nắng nóng.
- Trình độ trang thiết bị công nghệ của Khách sạn: Cơ sở trang thiết bị trongKhách sạn được trang bị đầy đủ nhưng chưa đồng bộ, một số bộ phận vẫn phải làmviệc dưới cơ sở trang thiết bị kém chất lượng dẫn đến hiệu quả công việc còn chưacao, tốn nhiều thời gian Bộ phận Bar và bếp của Khách sạn đã được trang bị thiết bịtuy nhiên vẫn còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng chính vì thế cần bố trínhân lực vào các bộ phận này với số lượng lao động phải tương xứng để đảm bảo rằngvới cơ sở vật chất như vậy thì từng đấy nhân viên sẽ đáp ứng được tốt các yêu cầu củakhách hàng
- Phẩm chất và năng lực của nhà quản trị: Trình độ năng lực của cán bộ đượcthể hiện qua việc bố trí và quản lý nhân viên trong ca một cách hợp lí và đạt năng suấtcao nhất, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng phục vụ trong khách sạn, việc sắpxếp bố trí đúng người đúng việc, biết cách tổ chức phân công lao động một cách khoahọc sẽ hạn chế được những tác động gây ra sự kìm hãm đối với công việc
2.2 Kết quả phân tích về thực trạng công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Thanh Niên, Nghệ An
2.2.1 Tình hình nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Thanh Niên, Nghệ An
a Số lượng lao động
Sau đây là bảng số lượng lao động tại khách sạn Mường Thanh Thanh Niên
(xem phụ lục 3) ta có thể nhận thấy rằng số lượng lao động của Khách sạn năm 2017tăng hơn so với năm 2016 là 9 người, tương ứng số lao động tăng thêm 10,78% Số laođộng trực tiếp tăng 10 người tương đương với 10, 93%, tỷ trọng tăng lên 1% so vớinăm 2016 Số lao động gián tiếp năm 2017 lại giảm 1 người so với năm 2016 tươngứng với 85,7%, tỷ trọng lao động gián tiếp tăng 1,1%
b Cơ cấu lao động
Dựa vào bảng cơ cấu lao động (xem phụ lục 4) ta thấy
- Tổng số lao động năm 2017 tăng 7,82% so với năm 2016, tương ứng với 9 người
- Số lao động bình quân trực tiếp tăng 5,7% so với năm 2016, nhưng tỷ trọnglao động 2017 so với năm 2016 giảm 1,85%
- Số lao động bình quân gián tiếp năm 2017 so với năm 2016 tăng 3,33% tươngứng với tăng 3 người, tỷ trọng cũng tăng 1,86%
Phân theo giới tính:
- Số lao động năm 2017 tăng 12% so với năm 2016, tương ứng với tăng 6người, tỷ trọng cũng tăng 1,68%
- Số lao động nữ năm 2017 so với năm 2016 tăng 4,61% tương ứng với tăng 3