TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC====== NGÔ THỊ MAI HƯƠNG CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 2 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
======
NGÔ THỊ MAI HƯƠNG
CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học
TS LÊ THỊ LAN ANH
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng cảm sâu sắc đến cô giáo Lê Thị Lan Anh,người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian nghiêncứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểuhọc cùng các thầy cô của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 – những ngườithầy, người cô luôn nhiệt tình giảng dạy, không chỉ truyền thụ những kiếnthức mà thầy cô còn cho chúng em những kinh nghiệm sống trong suốt quátrình học tập tại trường Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong thưviện nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình tìm tòi
và nghiên cứu đề tài
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Chủ nhiệm và các em họcsinh lớp 2A trường Tiểu học Đông Hội - Đông Anh - Hà Nội đã tạo điều kiệncho em trong quá trình thực hiện đề tài
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ của em – người đã luôn lolắng, quan tâm và động viên em vượt qua mọi khó khăn trong suốt thời gian
em học tập xa nhà
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người bạn –những người đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ và quan tâm em trong suốtthời gian vừa qua
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Người thực hiện
NGÔ THỊ MAI HƯƠNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Những kết quả và các
số liệu trong luận văn chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào Tôi hoàntoàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Người thực hiện
NGÔ THỊ MAI HƯƠNG
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Đối tượng, giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Cấu trúc khóa luận 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 2 5
1.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2 5
1.1.1 Kĩ năng và rèn kĩ năng viết chữ đẹp 5
1.1.2 Đặc điểm học sinh lớp 2 6
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2 8
1.2.1 Việc dạy Tập viết ở trường Tiểu học 8
1.2.2 Nội dung chương trình và phân bố thời lượng 9
1.2.3 Điều kiện vật chất cần thiết cho việc dạy học Tập viết 11
1.2.4 Phương pháp dạy Tập viết 14
1.2.5 Quy trình lên lớp chung cho một bài Tập viết 17
1.2.6 Thực trạng dạy Tập viết cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học 20
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 2 VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 28
2.1 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2 28
2.1.1 Rèn chữ mẫu của giáo viên 28
Trang 52.1.2 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt đồ dùng học tập 28
2.1.3 Hướng dẫn học sinh làm quen với một số thuật ngữ trong quá trình rèn chữ viết 30
2.1.4 Rèn học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở đúng cách 30
2.1.5 Quy trình luyện viết chữ thường, chữ số, chữ hoa 33
2.1.6 Kĩ thuật viết chữ 38
2.1.7 Gọi tên các nét, chữ viết sai thành các bệnh 40
2.1.8 Luyện viết cho học sinh kết hợp hướng dẫn học sinh phân biệt đúng chính tả 43
2.1.9 Tạo cho học sinh có ý thức, có hứng thú, say mê trong việc rèn luyện chữ viết 45
2.1.10 Trò chơi học tập 45
2.1.11 Rèn chữ viết trong tiết luyện viết buổi chiều 46
2.1.12 Hướng dẫn trình bày chính tả 50
2.1.13 Một số biện pháp khác : 54
2.2 Thực nghiệm sư phạm 57
2.2.1 Mục đích thực nghiệm 57
2.2.2 Đối tượng thực nghiệm 58
2.2.3 Địa điểm thực nghiệm 58
2.2.4 Thời gian thực nghiệm 58
2.2.5 Chuẩn bị thực nghiệm 58
2.2.6 Tiến hành thực nghiệm 58
2.2.7 Nội dung thực nghiệm 59
2.2.8 Tiêu chí đánh giá 70
2.2.9 Kết quả thực nghiệm 70
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 7Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, làm tính là các kĩ năng cơ bản khôngthiếu được trong quá trình học tập của các em Tất cả các kĩ năng đó đều phảiđược rèn luyện, song việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học là việc làm rấtquan trọng bởi lẽ: các em hiểu được nội dung bài học và nói ra được bằng lời.Song để ghi lại những vấn đề các em hiểu được, đúc rút được qua quá trìnhhọc tập thì các em phải dùng chữ viết Do đó, đối với các em, việc viết chữđẹp, đúng chính tả là vô cùng quan trọng Nó vừa rèn luyện cho các em sựkiên trì, tính cẩn thận, khiếu thẩm mỹ, lòng say mê trong học tập và là điềukiện tốt để học tốt những môn học khác.
Học sinh viết chữ đẹp là một thuận lợi trong việc tiếp thu bài, góp phầnnâng cao chất lượng các môn học khác Ngược lại các em viết chữ xấu, chậm
là một cản trở trong việc tiếp thu kiến thức mới ở các môn học và ảnh hưởngđến chất lượng học tập của các em Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói:
"Chữ viết cũng là một biếu hiện của nết người Dạy cho học sinh viết đúng,viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật,
Trang 8cố chữ viết và tăng tốc độ viết, độ nét, kĩ thuật Qua đó, ta thấy chữ viết củahọc sinh lớp 2 là hết sức quan trọng Vì vậy, giáo viên dạy lớp 2 phải tăngcường rèn luyện chữ viết cho học sinh để làm tiền đề cho các lớp trên.
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 2? Đó
là câu hỏi đặt ra cho mọi người giáo viên Tiểu học Và xuất phát từ ước mơcủa người giáo viên Tiểu học tương lai nhằm đẩy mạnh phong trào vở sạch -chữ đẹp cho các em học sinh, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu và đi sâu tìmhiểu đề tài “các biện pháp rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh lớp 2”
Trang 9Trong cuốn chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học, NXB Đại học Sưphạm, năm 2002, tác giả Lê A đã nghiên cứu vấn đề chữ viết, nguồn gốc chữviết Tiếng Việt Đặc biệt, tác giả bàn kĩ về việc tổ chức dạy Tập viết, Chính tả
ở Tiểu học và đưa ra các bước luyện tập để học sinh viết đúng, đẹp, nhanh
Trong Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 5, tháng 3 năm 2003, tác giảHoàng Xuân Tâm - Bùi Tất Ươm đã nghiên cứu về việc dạy Tập viết vàChính tả ở lớp 1 Tác giả cho rằng ở phân môn Tập viết cần dạy cho học sinh
kĩ năng: ngồi đúng tư thế, tay cầm bút đúng kiểu và cách luyện viết chữ đúng,đẹp, nhanh
Trong cuốn Dạy và học Tập viết ở Tiểu học, năm 2005, NXB Giáo dụccủa tác giả Trần Mạnh Hưởng (Chủ biên), tác giả đi sâu nghiên cứu các mẫuchữ viết trong trường Tiểu học: Chữ cái viết thường và chữ số, chữ viết hoa,
từ đó đưa ra biện pháp tổ chức dạy học, hướng dẫn học sinh viết chữ Ngoài
ra, tác giả còn dành hẳn một phần để giới thiệu một vài biện pháp luyện chữđẹp đối với giáo viên và gợi ý bài tập luyện viết chữ đẹp
3 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp luyện chữ đẹp cho học sinh Tiểu học, gópphần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập viết nói riêng và môn TiếngViệt nói chung
Trang 104 Đối tượng, giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh Tiểu học
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Học sinh khối 2 trường Tiểu học Đông Hội
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc rèn kĩ năng viếtchữ đẹp cho học sinh lớp 2
5.2 Đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2
và thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi của các đề xuất
6 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận của chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra
7 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Nội dung khóa luận có cấu trúc
Trang 11Viết được hiểu là “ việc vạch những đường nét tạo thành chữ”.
Viết chữ là “ghi ra những nội dung muốn nói đã được sắp xếp theo quytắc chính tả để diễn đạt ý tưởng đó”
Cao hơn nữa là thể hiện được những nét hoa mỹ, nét viết có thanh đậm,thể hiện được cá tính, cảm xúc của người viết Học viết chữ đẹp là họcphương pháp viết mới đồng thời là quá trình sửa bỏ thói quen viết cũ
1.1.1.4 Kĩ năng viết chữ đẹp:
Kĩ năng viết là khả năng hay năng lực của chủ thể triển khai đúng đắncác hành động viết, kĩ thuật viết để tạo ra sản phẩm chữ viết theo những mục
Trang 12đích yêu cầu cụ thể trên cơ sở các em đã biết về các thao tác thực hiện hànhđộng viết
1.1.1.5 Biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh
Là các biện pháp được thực hiện trong quá trình dạy học viết cho họcsinh để giải quyết vấn đề học sinh gặp phải trong quá trình học viết, để họcsinh đạt được sự phát triển kĩ năng viết chữ đẹp giúp học sinh cải thiện kĩnăng viết
3 li Đó cũng chính là lí do học sinh khó xác định tọa độ của con chữ nên nétchữ không đủ độ rộng, độ cao và không đúng mẫu
b Chú ý:
Chú ý không chủ định và chú ý có chủ định vẫn song song tồn tại
Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học chú ý có chủ định còn yếu Sự chú ý củahọc sinh đòi hỏi một động cơ gần thúc đẩy
Sự chú ý không chủ định càng trở nên mạnh mẽ khi giáo viên sử dụng
đồ dùng dạy học đẹp, mới lạ, ít gặp, gợi cho các em cảm xúc tích cực Vì vậy,việc sử dụng đồ dùng dạy học như tranh ảnh, hình vẽ, biểu đồ, mô hình vậtthật… là điều kiện quan trọng để tổ chức sự chú ý
Sự tập trung chú ý của học sinh lớp hai còn yếu, thiếu bền vững Dovậy, chú ý của các em còn bị phân tán Vì vậy, các em sẽ quên điều cô giáodặn khi cuối buổi học, bỏ sót chữ cái trong từ, bỏ sót từ trong câu
Trang 13Bộ xương đang ở giai đoạn cứng dần nhưng còn nhiều mô sụn Vì thế,cần quan tâm đến thế đi, đứng ngồi chạy nhảy của các em để phòng cong,vẹo, gù xương ở trẻ Tránh để các em mang xách các vật quá nặng, tránh đểcác em viết lâu, làm những việc quá tỉ mỉ gây mệt mỏi cho các em.
Bộ xương đang ở giai đoạn cốt hóa Các đốt ngón tay, các đốt cổ tayđến 11 và 12 mới kết thúc việc cốt hóa Đó là lí do giải thích tại sao học sinhnhỏ gặp nhiều khó khăn khi nắm kĩ thuật viết, vì đó là công việc kiên trì, tỉ
mỉ, khéo léo Bàn tay trẻ chóng mỏi, nó không thể viết nhanh và quá lâu.Không nên giao cho học sinh quá nhiều bài tập viết
Các cơ bắp và dây chằng phát triển nhanh chóng Những cơ lớn pháttriển sớm hơn các cơ nhỏ Do đó, trẻ dễ thực hiện các cử động tương đốimạnh nhưng khó thực hiện những cử động nhỏ, đòi hỏi tính chính xác tỉ mỉnhư việc viết hết các con chữ
Trang 14Các đặc điểm trên khiến trẻ tập viết gặp nhiều khó khăn Nhiều họcsinh dường như tập viết bằng toàn thân chứ không chỉ bằng tay Vì thế cần cócác hiểu biết đầy đủ đặc điểm sinh lí của học sinh để thường xuyên quan tâmđến việc bảo vệ sức khỏe, chống các di hại do quá trình tập viết không đúngquy cách gây ra
Qua các cơ sở lí luận trên tôi thấy việc rèn chữ cho học sinh là rất cầnthiết và quan trọng Song song với việc cung cấp tri thức của các môn học,người giáo viên cần giúp học sinh rèn chữ viết làm sao chuyển dần kĩ năngviết chữ trở thành kĩ xảo, thành nết người cho học sinh Tiểu học
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2
1.2.1 Việc dạy Tập viết ở trường Tiểu học
1.2.1.1 Một số quy định về dạy và học viết chữ
Trong trường Tiểu học, học sinh học viết chữ viết thường, chữ số vàchữ viết hoa theo kiểu chữ viết đứng, nét đều là chủ yếu Ở những nơi có điềukiện thuận lợi, giáo viên có thể dạy hoặc giới thiệu thêm cách viết chữthường, chữ viết hoa theo kiểu chữ viết nghiêng, nét thanh, nét đậm
Việc dạy chữ viết hoa được tiến hành theo một quá trình từ nhận diện,tập tô, tập viết nét cơ bản đến viết từng chữ cái; từ viết đúng đến viết thànhthạo, viết đẹp
Nội dung dạy và học viết chữ theo bảng mẫu do Bộ đã ban hành đượcquy định trong văn bản phân phối chương trình môn Tiếng Việt và hướng dẫnchuyên môn của Vụ Tiểu học, bắt đầu từ lớp 1, năm học 2002 - 2003
1.2.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Tập viết
a Mục tiêu
Phân môn Tập viết có mục tiêu trang bị học sinh bộ chữ cái La tinh vànhững yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái ấy trong hoạt động giao tiếp,
Trang 15em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối tính thẩm mĩ của cácchữ viết.
- Về kĩ năng
Rèn cho học sinh các kĩ năng viết chữ (trên bảng hoặc trên vở) từ đơngiản đến phức tạp: kĩ năng viết nét, viết nét liên kết nét tạo chữ cái, liên kếtchữ cái tạo chữ ghi âm /vần/ tiếng; kĩ năng xác định khoảng cách, vị trí cỡchữ trên vở kẻ ô li; kĩ năng viết đúng quy trình, đúng mẫu, rõ ràng, viếtnhanh, viết đẹp Ngoài ra, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở, cáchtrình bày bài viết cũng là một kĩ năng đặc thù của việc dạy tập viết mà giáoviên cần thường xuyên quan tâm
- Về thái độ
Ngoài ra, phân môn Tập viết còn góp phần rèn luyện cho học sinhnhững phẩm chất tốt như tính cẩn thận, sự kiên trì, tính kỉ luật, khiếu thẩm mĩ
1.2.2 Nội dung chương trình và phân bố thời lượng
Nội dung dạy học Tập viết ở Tiểu học được phân bố trong 6 học kì (củacác lớp 1,2,3)
*LỚP 1
Tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh Viết chữ cái cỡ vừa và nhỏ; tập ghidấu thanh đúng vị trí; làm quen với chữ cái hoa cỡ lớn và cỡ vừa, theo mẫuchữ quy định, tập viết các số đã học Do quy định của chương trình, ở lớp 1,
Trang 16Giai đoạn 2 ( từ bài 7 đến bài 27): Kết hợp tập tô và tập viết các chữ cáiviết thường theo đúng quy trình Mỗi tiết học chữ ghi âm đều có tập tô, tậpviết các chữ cái ghi âm, tập viết các chữ ghi tiếng Tiết tập viết mỗi tuần luyệnviết từ 4 đến 6 dòng.
Giai đoạn 3 (từ bài 29 đến bài 103): Luyện viết chữ ghi vần, viết từ ngữứng dụng (cỡ chữ vừa) Mỗi tiết học vần đều có tập viết nhóm chữ ghi âm,vần, tập viết từ ngữ ứng dụng có chứa vần mới học
Ở phần luyện tập tổng hợp, bài tập viết một mặt có tác dụng rèn kĩ năngviết chữ thường (cỡ vừa và cỡ nhỏ), làm quen với chữ hoa (bằng hình thức tậptô), mặt khác góp phần ôn luyện một số vần khó, mở rộng vốn từ cho họcsinh Mỗi tuần có hai bài tập viết, mỗi bài học trong một tiết (2 tiết tậpviết/1tuần)
*LỚP 2,3
Trang 17Bài viết ứng dụng ở lớp 2,3 là các tên riêng, sau đó các câu ca dao,thành ngữ, tục ngữ Nội dung bài viết luôn đảm bảo tính kế thừa: khi viết, họcsinh có thể ôn lại kĩ năng viết các chữ đã luyện ở các bài viết trước đó.
Ngoài các bài tập viết được bố trí chính thức tổng quỹ thời gian củaphân môn Tập viết, nội dung dạy tập viết còn được tích hợp trong các phânmôn khác như Chính tả và Tập làm văn Chính vì vậy, mặc dù ở lớp 4, lớp 5không có giờ tập viết nhưng nhiệm vụ dạy tập viết vẫn cần được rèn luyện ởmức độ cao hơn và tổng hợp hơn
1.2.3 Điều kiện vật chất cần thiết cho việc dạy học Tập viết
Để việc tập viết của học sinh đươc thực hiện một cách thuận lợi, khônggây ảnh hưởng xấu đến mắt, tay, cột sống của các em, ta cần chú ý tới cácđiều kiện vật chất cụ thể:
Ánh sáng phòng học: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, độchiếu sáng trong không gian lớp học từ 200-500 lux (lux: đơn vị đo độ chiếusáng quốc tế) Ở những nơi thiếu ánh sáng tự nhiên ta có thể dùng ánh sángnhân tạo (ví dụ: đèn điện) phân đều ở các phía lớp học Chú ý treo đèn cáchnền khoảng 2,8m và không để ánh sáng đèn làm lóa bảng lớp hoặc khuất tầmmắt của học sinh khi các em viết vào vở
Trang 18Bảng lớp: Nếu có điều kiện nên trang bị bảng từ tính và chống lóa.Trên bảng có đường kẻ cự li 4-5cm Ở phần phía dưới ngang tầm viết của họcsinh và ở phần bên trái của bảng cần kẻ thêm các đường kẻ mô phỏng ô li đểhọc sinh tập viết và để giáo viên viết mẫu Bảng cần phải được treo ở độ caovừa phải: cạnh dưới của bảng ngang tầm đầu học sinh ngồi trong lớp
Bàn ghế học sinh: Kích thước bàn ghế phải phù hợp với độ cao trungbình của học sinh các khối lớp Tỉ lệ chiều cao của bàn ghế phải tương xứng
để khi ngồi, khuỷu tay các em ngang với mặt bàn Học sinh ngồi viết đúng tưthế phải đặt hai chân bám đất một cách thoải mái Mép dưới của bàn, nhìn từtrên xuống gần thẳng hàng với mặt trước của ghế để tạo cho học sinh dángngồi ngay ngắn, tránh bị cong vẹo cột sống
Bảng viết của học sinh (bảng con), phấn viết bảng: Nên dùng loại bảngviết phấn, không nên dùng loại bảng Foormica và bút dạ vì loại bảng này trơn
và bút không vừa tay học sinh Cần chọn loại bảng phẳng, mặt bảng nhẵnnhưng không trơn, một mặt kẻ ô vuông, một mặt kẻ ngang (mô phỏng cácđường kẻ trong vở ô li) Phấn viết tốt là phấn có độ cứng vừa phải, không bụi.Cần dùng khăn lau bảng ẩm và sạch
Bút viết: Để viết chữ đẹp thì cây bút cũng có vai trò cực kì quan trọng.Cây bút chính là công cụ để tạo ra chữ viết Việc lựa chọn một cây bút phùhợp để viết đẹp là việc làm không dễ, nhất là đối với học sinh
Đối với lớp 1, trong ba tuần đầu học sinh sẽ sử dụng bút chì để viết.Yêu cầu bút chì luôn được gọt cẩn thận, ngòi bút không ngọn quá hoặc cùnquá để viết rõ nét chữ
Tuần thứ tư trở đi, học sinh sẽ sử dụng bút mực để viết Yêu cầu chọnbút máy có ngòi gọn nét, có độ trơn vừa phải, mực xuống đều, kích thướcthân bút phải vừa tay học sinh Một số loại bút có vỏ bằng kim loại, khi cầmbút khiến cho học sinh nhanh mỏi tay và khó điều khiển bút nhịp nhàng, linh
Trang 19xuất bản Giáo dục ấn hành hàng năm
Một số loại bút hiện nay được sử dụng rộng rãi:
Nhà
là phương tiện luyện chữ Chủ yếu của học sinh (theo chương trình của mônTiếng Việt) Ngoài ra, mỗi học sinh cũng nên rèn thêm trong vở rèn chữ ởnhà Hiện nay, trong bộ chữ cái đang được dạy ở Tiểu học, chữ cái cao nhất
Trang 20có độ cao (dài) 2,5 đơn vị chữ Vì vậy, vở ô li để học sinh luyện viết chữ thíchhợp nhất là vở 6 đường kẻ (5 li) như các loại vở Hồng Hà
* Chú ý: Khi học sinh viết chữ nên có một tờ giấy trắng sạch kê dưới bàn
tay phải để thấm mồ hôi tay, tránh cho vở bị ướt làm nhòe chữ và mực bẩndây ra vở viết
1.2.4 Phương pháp dạy Tập viết
Trong mỗi tiết học, học sinh luôn là người giữ vai trò trung tâm còngiáo viên giữ vai trò chỉ đạo, định hướng và hướng dẫn các em học tập Đểgây hứng thú học tập cho học sinh và tạo được sự thành công đối với mỗi tiếtdạy, người giáo viên cần lựa chọn và phối hợp nhịp nhàng các phương phápdạy học và các hình thức tổ chức hoạt động Đối với phân môn Tập viết, cácphương pháp được sử dụng thường xuyên phải kể đến phương pháp trực quankết hợp phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp giao tiếp, phươngpháp luyện tập - thực hành, phương pháp kể chuyện nêu gương
1.2.4.1 Phương pháp trực quan kết hợp phương pháp phân tích ngôn ngữ
Để khắc sâu biểu tượng về chữ cho học sinh, giáo viên sử dụng phương
tiện trực quan là chữ mẫu Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng Có
các hình thức mẫu chữ: chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng, chữ mẫu
Trang 21trong vở tập viết, hộp chữ mẫu hoặc một bài viết đẹp, chữ của giáo viên khi sửa chấm bài Chữ mẫu phải đúng quy định, rõ ràng và đẹp.
Trong phân môn Tập viết, giáo viên sử dụng phương pháp phân tíchngôn ngữ để phân tích cấu tạo chữ, kích thước chữ, mối liên kết giữa các nétchữ trong chữ cái hoặc mối liên kết các chữ cái, dấu thanh trong chữghi
tếng
Khi dạy về chữ viết, việc đưa chữ mẫu phóng to treo trên bảng sẽ giúphọc sinh dễ quan sát, cung cấp cho các em biểu tượng về chữ viết ( hìnhdáng, kích thước, cấu tạo của chữ)
Trong quá trình dạy viết chữ, giáo viên vừa viết vừa phân tch từng nétcủa chữ cái hoặc kĩ thuật nối liền các con chữ trong một chữ có tác dụng tạoniềm tn cho học sinh Mặt khác, học sinh cũng dễ tiếp thu hơn, tạo điều kiệncho việc rèn luyện kĩ năng viết liền mạch, viết nhanh
Khi chấm bài, chữa bài, lời phê, chữ viết của giáo viên được học sinhquan sát như một loại chữ mẫu Do đó, giáo viên cũng phải chú ý rèn chữ viếtđúng mẫu, rõ ràng, đều đẹp
Ngoài ra, khi dạy viết chữ, giáo viên cũng cần chú ý đọc mẫu chữ đó Đọc đúng cũng góp phần quan trọng để đảm bảo viết đúng
1.2.4.2 Phương pháp giao tiếp
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu tiết học đểhướng dẫn học sinh phân tích, nhận xét cấu tạo của chữ cái, độ cao, độ rộngcon chữ, nét giống nhau và khác biệt giữa con chữ với con chữ đã học
từ trước Giáo viên đặt câu hỏi và định hướng cho học sinh trả lời
1.2.4.3 Phương pháp luyện tập - thực hành
Đây là phương pháp rất quan trọng vì phân môn Tập viết có tính chấtthực hành Việc rèn luyện kĩ năng viết chữ cần được tến hành đồng bộ ở lớpcũng như ở nhà, ở phân môn khác cũng như các môn học khác cũng cần chữ
Trang 22viết để ghi nội dung bài Các bài tập cho học sinh luyện tập cần chú ý các chữ
có nét giống nhau thì cùng xếp vào một nhóm để rèn Giáo viên cho học sinhrèn chữ với số lượng ít nhưng lặp lại nhiều lần với yêu cầu cao dần Khi họcsinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần uốn nắn để các em cầm bút vàngồi đúng tư thế
- Luyện viết trong vở tập viết: Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung
và yêu cầu về kĩ năng của từng bài viết giúp các em viết đủ, viết đúng số dòngđầu tiên ở mỗi phần bài viết Trước khi học sinh viết,giáo viên cần nhắc nhởmột lần nữa cách cầm bút, tư thế ngồi và cách để vở sao cho đúng
Đối với những học sinh viết chữ chưa quen, còn xấu, giáo viên cần uốnnắn nét chữ cho từng bàn tay nhỏ xíu của các em Tay các em còn non nênrất dễ bắt tay để uốn nét cho tới khi các em viết đúng và đẹp hơn
- Luyện tập viết chữ khi học các môn học khác Coi chữ viết là mộttrong những tiêu chuẩn kiểm tra,đánh giá tất cả các môn học
1.2.4.4 Phương pháp kể chuyện, nêu
gương
Khi dạy tập viết, điều quan trọng là phải gây được hứng thú, làm chohọc sinh yêu thích rèn viết chữ đẹp Từ đó, các em say mê và quan tâmrèn chữ cho đẹp hơn Giáo viên có thể nêu những gương sáng về rèn chữ quathực
Trang 23tế được nhìn những trang vở trước và sau khi rèn chữ của thầy, của anh chị, các bạn, các em thêm tn tưởng và quyết tâm say mê rèn luyện.
1.2.5 Quy trình lên lớp chung cho một bài Tập viết
A Kiểm tra bài cũ
Có thể thực hiện bước này bằng hai cách chủ yếu:
-Một số học sinh viết bảng lớp, các học sinh khác viết bảng con các chữ
đã học ở bài trước, theo yêu cầu của giáo viên
- Giáo viên nhận xét chữ viết của học sinh trong bài tập viết của họcsinh đã thu từ buổi trước rút kinh nghiệm, cho học sinh luyện viết bảngmột số chữ khó học sinh hay viết sai
B Dạy bài mới
1 Giới thiệu bài mới
Để giới thiệu bài Tập viết, giáo viên cần đọc gộp cả tếng, có thể giảinghĩa từ và dòng chữ viết ứng dụng một cách ngắn gọn, súc tích Sau đó chohọc sinh đọc lại toàn bài: riêng ở lớp 1 và giai đoạn đầu lớp 2, học sinh cầnphải kết hợp đọc và đánh vần
2 Hướng dẫn học sinh viết
2.1 Phân tích cấu tạo chữ
Tùy vào nội dung bài tập viết , giáo viên có thể gợi ý để học sinh phântch cấu tạp chữ theo các nội dung cụ thể
a Phân tích chữ cái
Giáo viện gợi ý đặt câu hỏi và thông qua chữ mẫu trên bảng lớp để học sinh nhận biết và phân tích cấu tạo chữ cần luyện viết, so sánh để tm điểm tương đồng và điểm khác biệt giữa chữ cái cần luyện viết với chữ cái đã luyện viết trước đó (Ví dụ: có thể đặt câu hỏi về độ cao, cấu tạo của chữa, sựtương đồng, khác biệt giữa chữ đang học với chữ đã học, điểm dặt bút, dừng
bút…) b Phân tích tập hợp chữ ghi âm, vần,từ ngữ và câu ứng dụng
Trang 24Bước này gồm một số việc Chủ yếu:
- Giáo viên củng cố lại một số chữ viết khó hoặc một số chữ cái mà họcsinh hay viết sai
- Xác định các chữ cái viết hoa(nếu có) và quan hệ giữa chữ viết hoavới chữ cái tiếp sau trong trường hợp thuận lợi và không thuận lợi
2.2 Giáo viên viết mẫu
- Giáo viên phân tích và minh họa cách viết (điểm đặt bút, chiều hướngnét chữ, thứ tự viết nét, liên kết chữ cái thành tổ hợp ghi âm, vần, tiếng,điểm dừng bút), cần chú ý phân tích cả quy trình viết dấu phụ, dấu thanh,khoảng
cách giữa các chữ ghi tiếng
- Trong quá trình viết mẫu, giáo viên chú ý giảng giải hoc học sinh cáchviết liên kết các chữ cái trong trường hợp thuận lợi (liên kết hai đầu) vàliên kết không thuận lợi (liên kết một đầu hoặc không có nét liên kết); hướngdẫn cho các em kĩ thuật viết liền mạch (viết dấu phụ, dấu thanh sau khiviết các nét chữ cơ bản, sử dụng kĩ thuật lia bút, rê bút) một cách hợp lí
Viết mẫu là thao tác trực quan của giáo viên trên bảng lớp giúphọc sinh nắm quy trình viết từng nét, từng chữ Do vậy, giáo viên phải viếtchậm, đúng quy trình, tạo điều kiện cho học sinh nhìn thấy tay mình viếttừng nét chữ
2.3 Học sinh luyện viết trên không
Việc luyện viết trên không là bước giúp học sinh rèn luyện đôi tay vàrèn luyện quy trình viết các nét để học sinh khỏi ngỡ ngàng khi viết Giáoviên cũng có thể cho học sinh tì đầu ngón tay trên mặt bàn để hình thànhdần
kĩ năng viết các nét cho đều dặn Bước này có thể lặp lại từ 2-3 lần
2.4 Học sinh luyện viết trên bảng
Bước này gồm:
Trang 25- Học sinh luyện viết chữ trên bảng (một số học sinh viết bảng trên lớp,các học sinh khác viết vào bảng con) Nội dung luyện viết bảng có thể theothứ tự bài dạy, hoặc chỉ là những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai.
- Nhận xét chữ viết bảng của học sinh:
+ Học sinh đối chiếu chữ viết mẫu của giáo viên với bài viết bảng củamình và của bạn để nhận xét, phát hiện chỗ viết sai và góp ý kiến sửa các chỗviết sai
+ Giáo viên chốt lại nhận xét đúng, gợi ý và yêu cầu học sinh sửa lạinhững chố viết sai
2.5 Học sinh luyện viết vào vở tập viết
- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết vào vở từng nội dung của bàitập viết Trước khi học sinh luyện viết, giáp viên viết mẫu lên đường kẻ trênbảng mô phỏng vở tập viết của học sinh, nhắc các em điểm đặt bút, dừngbút, quy trình viết chữ, khoảng cách giữa các chữ
- Học sinh luyện viết vào vở từng nội dung theo yêu cầu của giáo viên
3 Chấm, chữa bài
- Giáo viên chấm điểm một số bài tại lớp vào cuối thời gian viết vở
- Nêu nhận xét bài viết của học sinh để các em rút kinh nghiệm
- Có thể thi viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, đẹp, nhanh
- Tổ chức trò chơi viết chữ có tích hợp kiến thức với phân môn khác(như Học vần, Chính tả…)
* Chú ý:
Trang 26- Với bài có nhiều nội dung luyện viết, các bước 2, 3, 4 phải được thực
hiện với từng nội dung, sau đó các em mới luyện viết vào vở cả bài (bước 5).Trước khi học sinh luyện viết vào vở, giáo viên phải viết mẫu lại và yêu cầucác em luyện viết từng nội dung, không yêu cầu học sinh viết cả bài liền mộtlúc
- Ngoài tết Tập viết trên lớp, giáo viên cần giao bài tập cho học sinhluyện viết ở nhà trong vòng 1 đến 2 tiếng dưới sự kèm cặp của phụhuynh Bài tập mỗi ngày một kiểu chữ vừa học trên lớp, song không cho viếtnhiều nhưng đảm bảo chất lượng chữ viết phải đúng và đẹp hơn
- Khi giảng dạy, tùy vào từng điều kiện cụ thể của học sinh (khả năngnhận thức, đặc điểm khối lớp) và nội dung bài dạy mà giáo viên có thể vậndụng, phối hợp các phương pháp dạy học và kinh nghiệm của bản thân
để thực hiện bài dạy một cách hiệu quả
1.2.6 Thực trạng dạy Tập viết cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học
1.2.6.1 Thực trạng
Qua thực tế giảng dạy ở lớp 2, qua tìm hiểu học sinh tôi thấy:
- Học sinh lớp 2 viết nhìn chung đảm bảo tốc độ, viết chữ theo quyđịnh
- Có nhiều học sinh viết bài sạch sẽ, trình bày đẹp, chất lượng về vởsạch chữ đẹp đều đạt kết quả cao trong các đợt kiểm tra Song bên cạnh
đó, giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong giờ tập viết Cụ thể:
+ Học sinh còn viết sai nhiều về độ cao các con chữ (đặc biệt là ởnhững bài chính tả đầu tiên), nét chữ chưa chuẩn Các em thường viết sai cácnét “nối” từ con chữ này sang con chữ kia, khi đặt bút bắt đầu viết con chữkhông đúng với vị trí của dòng kẻ, viết không đúng chiều rộng con chữ màcòn viết chữ dãn ra hoặc co lại, không tự ước lượng khoảng cách giữa chữ nàyvới chữ kia, ghi dấu thanh, dấu phụ không đúng vị trí, chưa nắm chắc luật
Trang 27chính tả nên còn viết sai Các em viết tùy tiện, cẩu thả, chữ viết khôngđều chữ thì thẳng, chữ thì nghiêng, vở thì lem mực và bị bôi bẩn, góc vở bịquăn trông rất xấu.
+ HS chưa nắm vững các tên gọi các dòng kẻ trong vở, chưa nắm rõ vềđiểm đặt bút, điểm dừng bút của từng chữ, thế nào là li và ô li Thườngkhi học môn Chính tả các em mới có ý thức viết đẹp, còn các môn học khácchữ viết rất ẩu, gạch xóa nhem nhuốc
+ Học sinh chưa nắm chắc cách trình bày một bài viết chính tả (đoạnvăn, đoạn thơ hay bài thơ) Đặc biệt với bài thơ viết theo thể thơ lục báthoặc viết chính tả tập chép, học sinh nhìn bài “ mẫu” của giáo viên để chép
và khi thấy giáo viên xuống dòng ở đâu (ở chữ nào) thì các em cũng xuống ởchữ đó (vì các em không hiểu bản chất của vấn đề) Chính vì vậy mà ởlớp 2 coi trọng hình thức tập chép
VD: Dạy bài chính tả tập chép “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”
+ Bài viết bảng của giáo viên:
Trang 28Có công mài sắt, có ngày nên kim
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim.Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một t, sẽ có ngàycháu thành tài
+ Bài viết của học sinh:
Có công mài sắt, có ngày nên kim
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí , sẽ có ngày nó thànhkim
Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một tí, sẽ có ngày cháu thành tài
+ Qua điều tra bài viết đầu tiên bài “ Có công mài sắt, có ngày nên
kim” của học sinh lớp 2B trường Tiểu học Việt Hùng, tôi thu được kết quả
Trang 29Tổng số học sinh Trình bày đúng,
đẹp
Trình bày đúngnhưng chưa đẹp
Thiếunét
Độnghiêngkhôngđều
Đánhdấu sai
vị trí
Tốc độviếtchậm
Saikhoảngcách
Viếtkhôngliềnmạch
* Cụ thể:
Bảng 1.3: Bảng phân loại lỗi chữ viết của học sinh
- Các lỗi thường gặp của học sinh khi viết nét cơ bản
Nét thẳng
Móc xuôi
Móc ngược
Trang 301.2.6.2 Nguyên nhân của thực trạng
Qua tìm hiểu thực tế tôi thấy:
+ Gia đình các em rất quan tâm đến việc học tập của các em Đầu nămhọc, phụ huynh đã mua đầy đủ đồ dùng sách vở học tập cho các em Nhiềuphụ huynh đã dành thời gian để kèm cặp thêm cho các em học tập ở nhà
+ Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ đảm bảo cho việcdạy và học của giáo viên và học sinh như phòng học, ánh sáng, bàn ghế, đồdùng cho môn học…
+ Giáo viên có chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề mến trẻ, saysưa với sự nghiệp trồng người, giáo viên và học sinh luôn coi trọng công tác
vở sạch , chữ đẹp
+ Về phía học sinh: nhìn chung các em chăm ngoan học tập, luôn chú ýđến chữ viết, đến sách vở của mình
Trang 31Vậy tại sao vẫn còn những học sinh viết mắc lỗi chính tả và chưa đúng như vậy? Ở đây tôi mạnh dạn đưa ra một số nguyên nhân như sau:
- Nguyên nhân trước hết là phải nói đến do bản thân các em:
+ Chưa nắm chắc về âm vần nên khi phân tch để viết một số tếng khócòn lúng túng, không phân tch được
+ Một số học sinh tư thế ngồi viết và cách cầm bút chưa đúng
+ Đôi lúc các em còn viết ngoáy, ý thức chưa cao, chưa tự giác rèn chữviết
+ Các em đa phần là con nông dân, tuy điều kiện vật chất đầy đủ nhưngđiều kiện hướng dẫn các em viết bài hoặc dạy các em tư thế ngồi hoặc cáchcầm bút thì hạn chế nên không sửa cho các em được hoặc có sửa thì cũngkhông đúng
+ Một nguyên nhân nữa là do khối lượng kiến thức của lớp 2 so với lớp
1 nhiều hơn nên học sinh phải tăng tốc độ viết trong giờ học, giờ làm bài nênchữ viết thường không nắn nót, không viết đúng quy cách, sai kích cỡ,khoảng cách giữa các chữ không đều Hiện tượng viết sai nét, sai cỡ chữ, hởnét, thừa nét, thiếu dấu hoặc đánh dấu không đúng vị trí diễn ra thườngxuyên
- Về phía giáo viên
+ Chữ viết của một số giáo viên còn xấu, chưa đúng độ cao, khoảng
cách theo mẫu chữ mới
+ Có giáo viên viết bảng trình bày bảng lớp vẫn còn cẩu thả chữ viếtkhông đúng mẫu, sai chính tả, tùy tiện trong cách trình bày
+ Nhiều giáo viên chưa nhiệt tình trong giảng dạy thiếu đồ dùng trựcquan nhất là khi dạy phân môn Tập viết và dạy phân môn Chính tả dẫnđến học sinh viết chữ sai do chưa nắm vững cấu tạo chữ, quy tắc chính tả
+ Giáo viên chưa có phương pháp rèn luyện chữ viết phù hợp tích cực
để học sinh dễ dàng tiếp thu tri thức và có thói quen cẩn thận khi viết chữ
Trang 32+ Giáo viên chưa chú trọng đến chữ viết của mình, xem nhẹ môn Tập
viết, Chính tả, lên lớp còn qua loa, thiếu sự nhiệt tình, ít quan tâm đếnchữ viết của học sinh dẫn đến học sinh thường viết và trình bày bài vở mộtcách tùy tện, cẩu thả Một số giáo viên thường máy móc phân tch, hướngdẫn không
+ Giáo viên khi chấm bài cho học sinh, học sinh viết sai lỗi chính tả thìgiáo viên chỉ gạch chân, ít sửa sai cho các em Giáo viên mới chú trọng đếnchữ viết đúng nên khi học sinh viết sai chữ thì giáo viên gạch chân lỗi sai, cònkhi học sinh viết sai nét, giáo viên đều bỏ qua Vì vậy, khi giáo viên nhận xét,đánh giá bài viết của các em, các em không biết phải sửa thế nào chođúng, cho đẹp
+ Trong các giờ chính tả, giáo viên chưa thực sự tổ chức tết học sôinổi, chưa có sự đổi mới phương pháp, hình thức dạy học thực sự màcòn mang tính hình thức
+ Hầu như tất cả giáo viên vẫn chưa nắm được quy trình dạy luyện viếtnên giáo viên đã vô hình dung biến tiết Luyện viết buổi chiều thành tiết dạyChính tả Giáo viên thường cho học sinh đọc, tm hiểu từ khó viết, dễ nhầmlẫn cho học sinh viết bảng con Sau đó đọc cho học sinh viết vào vở Giáoviên chưa thực sự chú trọng xem trong bài viết của các em đã sai chỗ nào? Làcác nét cơ bản hay các chữ hoa để tiết sau phải rèn luyện lại Vì những hạnchế đó nên hiệu quả của tiết luyện viết buổi chiều ở các lớp chưa đạt kết quảcao Học sinh học tập mang tính nhàm chán vì sự đồng điệu của môn này vớimôn khác
- Bên cạnh đó một nguyên nhân không nhỏ có ảnh hưởng tới việc viết
sai, chưa đúng của học sinh là do phụ huynh thiếu quan tâm sửa lỗi, tưthế ngồi viết cho các em
Trang 33+ Một số em có cả bố mẹ đi làm ăn xa để mặc các em ở nhà với ông bà
+ Bản thân một số phụ huynh còn viết sai chính tả, chưa có kiến thức
về việc luyện viết Cụ thể khi trao đổi với giáo viên Chủ nhiệm qua sổ liênlạc
Vậy khi học sinh nói sai, viết sai không được sửa, và khi nhìn thấy phụhuynh viết sai thì các em cho đó là đúng, đâu có biết như vậy là sai Chỉ cóphần ít là các em biết phát hiện đúng sai, do đó các em cứ theo cái sai đódẫn đến các em sẽ viết sai
+ Sử dụng các loại bút, vở viết không đúng têu chuẩn cho nên chữviết học sinh chỉ dừng lại ở viết đúng mà chưa đẹp hoàn không có nétthanh,nét đậm
- Một số nguyên nhân khác
+ Học sinh lớp 2 vừa ở lớp 1 lên các em mới bắt đầu viết chữ một ly từtuần 25, như vậy mới được 13 tuần là các em lại nghỉ hè 3 tháng Trong thờigian nghỉ hè hầu như là các em chỉ ôn lại bài đọc mà không chú ý đến viếtchính tả và luyện chữ nên khi vào năm học mới, lên lớp 2 bài chính tả đầutên các em viết sai nhiều và không đúng cỡ chữ
+ Bàn ghế chưa phù hợp với từng học sinh Vì trong một lớp họcnhưng chiều cao của học sinh không bằng nhau, có những em cao lớnvượt trội so với lứa tuổi song có những em lại thấp bé hơn nhiều so với cácbạn trong lớp
* Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng chất lượngchữ viết của học sinh lớp 2 Trước một thực trạng như vậy, người giáo viênkhông thể không suy nghĩ: “ Phải làm gì để thay đổi thực trạng này?” và
“Nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 bằng cách nào?”
Trang 34CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐẸP CHO HỌC
SINH LỚP 2 VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
2.1 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2
2.1.1 Rèn chữ mẫu của giáo viên
Hằng ngày các em tếp xúc với chữ viết của giáo viên thường xuyêntrên bảng lớp Bởi vậy chữ viết của giáo viên như một tấm gương soi, nhưmột trực quan sinh động, một tài liệu sống để các em học tập Vì thế chữviết của giáo viên phải chuẩn ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi chi tiết cho dù
đó chỉ là một nét vẽ, một chữ số hay một đường kẻ nhỏ trên bảng lớp cũngnhư ở lời nhận xét trong vở của học sinh
Là một người giáo viên nói chung và một người giáo viên Tiểu học nóiriêng thì việc rèn chữ, luyện viết của các thầy cô giáo là một việc làm thườngxuyên và cần thiết
Muốn dạy cho học sinh kĩ năng viết chữ đúng yêu cầu, luyện cho họcsinh tính cẩn thận; ngoài việc nắm vững nội dung phương pháp dạy học, giáoviên còn cần có năng lực thẩm mĩ để cảm nhận được vẻ đẹp của chữ viết vàtrình bày bảng cẩn thận, khoa học
2.1.2 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt đồ dùng học tập
Bút, vở là những công cụ quan trọng nhất của học sinh trong quá trình
rèn chữ viết
Nếu bút gai và vở bị nhòe thì chữ viết và vở của học sinh khó mà đẹpđược Sở dĩ giáo viên khẳng định như vậy vì trong quá trình rèn chữ chohọc sinh, nếu thấy em nào viết còn xấu chưa đúng mẫu chữ, giáo viênthường cầm bút thậm chí còn cầm tay viết mẫu chữ vào vở học sinhquan sát, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết cho các em để các em biếtcách khắc
Trang 35phục những sai sót của mình thì hầu hết là những chiếc bút đó bị gai quá khó có thể viết đẹp được.
Mặt khác một số phụ huynh chỉ biết mua bút và vở cho con chứ khôngquan tâm xem bút đó viết như thế nào, vở đó ra sao? Bản thân giáo viêntrong nhiều năm rèn chữ cho học sinh, giáo viên cùng đồng nghiệp trao đổi
để định hướng giúp phụ huynh học sinh nên mua bút, vở như thế nào để tạođiều kiện tốt nhất cho các em khi viết
Để vở không bị nhòe mực, giáo viên thống nhất với các phụ huynh loạigiấy vở nên dùng để các em viết chữ cho đẹp Phụ huynh rất ủng hộ giáoviên về việc này vì tâm lý các bậc phụ huynh luôn mong mỏi con em mìnhngày càng học giỏi, chữ viết ngày càng đẹp
- Chọn bút
Các em là học sinh lớp hai nên không chọn quá dài hay quá to chỉkhoảng 15cm và đường kính 7mm là vừa Phần ngòi bút và lưỡi gà cắm vào ổbút vừa khít không quá rộng hoặc quá trật Phần ngòi bút không đượcmềm quá dễ hỏng các bộ phận khác của bút phải đảm bảo cho việc hútmực, giữ mực và ra đều mực
- Chọn vở:
Khi mua vở phụ huynh chọn vở có bìa cứng để tránh tình trạngnhàu nát, rách bìa sau một thời gian sử dụng Giấy vở tốt, dày và láng, viếtkhông bị nhòe (vì học sinh lớp 2 khi viết các em đè bút mạnh, mực dễ thấmsang trang khác), vở có kẻ ô ly rõ ràng
- Bảng con và phấn:
+ Bảng con: nên dùng cỡ 20cm x 30 cm, mặt bảng có vạch rõ các ôvuông kích thước 3cm x 3cm kèm theo khăn ẩm để lau khô
+ Phấn: Dùng phấn trắng, mềm, dùng phấn không bụi
Trang 362.1.3 Hướng dẫn học sinh làm quen với một số thuật ngữ trong quá trình rèn chữ viết
- Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái.Điểm đặt bút có thể nằm ở đường kẻ ngang, nằm hoặc dưới trên đường kẻngang
- Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái, điểmdừng bút có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻngang
- Kĩ thuật lia bút: Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữcái hay viết nối các chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưngdụng cụ viết (đầu ngói bút, phấn) không chạm vào mặt phẳng viết (giấy,bảng) thao tác trên không đó gọi là “lia bút”
- Hướng dẫn học sinh viết nét thanh nét đậm:
Muốn vậy trước tiên giáo viên cho học sinh viết chữ theo kiểu đứngnét rồi tăng dần đến luyện cách viết theo kiểu nghiêng nét thanh, nét đậm
Để làm được điều này giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh mua loại bút phùhợp, hướng dẫn học sinh cách cầm bút
2.1.4 Rèn học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở đúng cách
2.1.4.1 Tư thế ngồi viết
Tư thế ngồi viết sai không đúng ảnh hưởng đến chữviết mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh Vìvậy giáo viên cần chú ý nhắc nhở liên tục về tư thế
Trang 37ngồi viết của học sinh (thường xuyên cho các em xem hình ảnh mẫu về tư thế ngồi viết).
- Tư thế ngồi viết thoải mái, không tì ngực vào bàn, không gò bó (dễgây tê mỏi) Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi.Không ngồi vặn vẹo, lâu dần thành cố tật, dẫn đến lệch cột sống, rất khóchữa sau này Tuyệt đối không quỳ, nằm, ngồi viết tùy tiện
- Đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25cm-30cm;
- Cánh tay trái để trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tỳ vào mép
vở giữ vở không bị xê dịch khi viết Nên cầm bút tay phải, khi viết cánh tayphải đưa nhẹ nhàng
- Hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cột sống phảilệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo
2.1.4.2 Cách cầm bút
- Để việc cầm bút được thuận lợi, học sinh cầm bút và điều khiển bútbằng ba đầu ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa của bàn tayphải) Đầu ngón tay trỏ đặt phía trên, đầu ngón tay cái bên trái, phía bênphải của đầu bút tựa vào cạnh đốt đầu ngón tay giữa, ngón áp út vàngón út chặn
giấy lấy điểm tựa cho động tác di chuyển ngòi bút Khi viết cần phối hợp
cử động của cổ tay, khửu tay và cả cánh tay phải
- Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5 cm Mép bàn tay là điểmtựa của cánh tay phải đặt xuống bàn viết
- Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng t xuống lưng của haingón áp út và ngón út Ngược lại cũng không úp quá nghiêng bàn tay về
Trang 38bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp úp, út) Cầmbút xuôi theo chiều ngồi, góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45° Tuyệtđối không cầm bút dựng đứng 90°.
- Đưa bút từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Các nét đưa lên hoặcđưa sang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt
giấy
- Khi cầm bút mực lưu ý: phần mặt ngòi bút hướng lên trên và phần cựa
gà hướng xuống dưới mặt bàn, không nên xoay theo các hướng khác nhau
sẽ làm nét chữ không đều, dễ bị gãy nét và khó cầm chắc bút tronglúc
2.1.4.3 Vị trí đặt vở khi viết chữ
- Giáo viên cần chú ý cho học sinh vở không gập đôi, để hoàn toàn trên mặt bàn, hơi nghiêng sang trái khoảng 15 độ so với mặt bàn sao cho mép vở song song với cánh tay Đây là chiều thuận của tay phải khi viết chữ làvận động từ trái sang phải Vì thế giáo viên cần chú ý tất cả các điều kiện trên khi dạy giờ chính tả
Trang 392.1.5 Luyện viết chữ thường, chữ số, chữ hoa theo nhóm
2.1.5.1 Luyện tay tập một số nét
+ Nét xiên ,sổ thẳng thanh đậm:
Điểm đặt bút trên ĐKN 1 ở góc ô đưa lên một nét theo hướngxiên phải đến ĐK 3 thì kéo xuống nét sổ trùng với ĐKD khi đếnĐKN 1 lại đưa xiên lên rồi kéo xuống tếp tục như vậy đến hếtdòng
+ Nét khuyết trên:
Điểm đặt bút giữa ĐVC đưa một nét xiên qua điểm giao giữaDDKN2 và ĐKD 2, lượn dần lên đến độ cao 2,5 ĐV thì kéo xuốngtrùng ĐKD, dừng bút tại ĐKN 1
Lưu ý: Độ rộng phần khuyết là 0,5 ĐV, chiều cao nét khuyết là 2,5
ĐV, nét đưa lên và đưa xuống cắt nhau tại giao giữa ĐKD và ĐKN
+ Nét cong kín:
Trên thực tế dạy học, rất nhiều học sinh viết chữ o (là một nét congkín) bị méo không chuẩn cũng một phần là do quy trình viết chữ : Đặt bútphía dưới đường kẻ ngang một chút, viết nét cong kín từ phải sang trái);dừng bút
Trang 4033