1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Các biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2

81 528 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Và xuất phát từ ước mơ của người giáo viên Tiểu học tương lai nhằm đẩy mạnh phong trào vở sạch - chữ đẹp cho các em học sinh, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu và đi sâu tìm hiểu đề tài “

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

NGÔ THỊ MAI HƯƠNG

CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học

TS LÊ THỊ LAN ANH

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng cảm sâu sắc đến cô giáo Lê Thị Lan Anh, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học cùng các thầy cô của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 – những người thầy, người cô luôn nhiệt tình giảng dạy, không chỉ truyền thụ những kiến thức mà thầy cô còn cho chúng em những kinh nghiệm sống trong suốt quá trình học tập tại trường Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong thư viện nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình tìm tòi

và nghiên cứu đề tài

Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Chủ nhiệm và các em học sinh lớp 2A trường Tiểu học Đông Hội - Đông Anh - Hà Nội đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện đề tài

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ của em – người đã luôn lo lắng, quan tâm và động viên em vượt qua mọi khó khăn trong suốt thời gian

em học tập xa nhà

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người bạn – những người đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ và quan tâm em trong suốt thời gian vừa qua

Em xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Người thực hiện

NGÔ THỊ MAI HƯƠNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Những kết quả và các

số liệu trong luận văn chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào Tôi hoàn

toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Người thực hiện

NGÔ THỊ MAI HƯƠNG

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Đối tượng, giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Cấu trúc khóa luận 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 2 5

1.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2 5

1.1.1 Kĩ năng và rèn kĩ năng viết chữ đẹp 5

1.1.2 Đặc điểm học sinh lớp 2 6

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2 8

1.2.1 Việc dạy Tập viết ở trường Tiểu học 8

1.2.2 Nội dung chương trình và phân bố thời lượng 9

1.2.3 Điều kiện vật chất cần thiết cho việc dạy học Tập viết 11

1.2.4 Phương pháp dạy Tập viết 14

1.2.5 Quy trình lên lớp chung cho một bài Tập viết 17

1.2.6 Thực trạng dạy Tập viết cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học 20

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 2 VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 28

2.1 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2 28

2.1.1 Rèn chữ mẫu của giáo viên 28

Trang 5

2.1.2 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt đồ dùng học tập 28

2.1.3 Hướng dẫn học sinh làm quen với một số thuật ngữ trong quá trình rèn chữ viết 30

2.1.4 Rèn học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở đúng cách 30

2.1.5 Quy trình luyện viết chữ thường, chữ số, chữ hoa 33

2.1.6 Kĩ thuật viết chữ 38

2.1.7 Gọi tên các nét, chữ viết sai thành các bệnh 40

2.1.8 Luyện viết cho học sinh kết hợp hướng dẫn học sinh phân biệt đúng chính tả 43

2.1.9 Tạo cho học sinh có ý thức, có hứng thú, say mê trong việc rèn luyện chữ viết 45

2.1.10 Trò chơi học tập 45

2.1.11 Rèn chữ viết trong tiết luyện viết buổi chiều 46

2.1.12 Hướng dẫn trình bày chính tả 50

2.1.13 Một số biện pháp khác : 54

2.2 Thực nghiệm sư phạm 57

2.2.1 Mục đích thực nghiệm 57

2.2.2 Đối tượng thực nghiệm 58

2.2.3 Địa điểm thực nghiệm 58

2.2.4 Thời gian thực nghiệm 58

2.2.5 Chuẩn bị thực nghiệm 58

2.2.6 Tiến hành thực nghiệm 58

2.2.7 Nội dung thực nghiệm 59

2.2.8 Tiêu chí đánh giá 70

2.2.9 Kết quả thực nghiệm 70

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Trang 7

Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, làm tính là các kĩ năng cơ bản không thiếu được trong quá trình học tập của các em Tất cả các kĩ năng đó đều phải được rèn luyện, song việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học là việc làm rất quan trọng bởi lẽ: các em hiểu được nội dung bài học và nói ra được bằng lời Song để ghi lại những vấn đề các em hiểu được, đúc rút được qua quá trình học tập thì các em phải dùng chữ viết Do đó, đối với các em, việc viết chữ đẹp, đúng chính tả là vô cùng quan trọng Nó vừa rèn luyện cho các em sự kiên trì, tính cẩn thận, khiếu thẩm mỹ, lòng say mê trong học tập và là điều kiện tốt để học tốt những môn học khác

Học sinh viết chữ đẹp là một thuận lợi trong việc tiếp thu bài, góp phần nâng cao chất lượng các môn học khác Ngược lại các em viết chữ xấu, chậm

là một cản trở trong việc tiếp thu kiến thức mới ở các môn học và ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói:

"Chữ viết cũng là một biếu hiện của nết người Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật,

Trang 8

cố chữ viết và tăng tốc độ viết, độ nét, kĩ thuật Qua đó, ta thấy chữ viết của học sinh lớp 2 là hết sức quan trọng Vì vậy, giáo viên dạy lớp 2 phải tăng cường rèn luyện chữ viết cho học sinh để làm tiền đề cho các lớp trên

Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 2? Đó

là câu hỏi đặt ra cho mọi người giáo viên Tiểu học Và xuất phát từ ước mơ của người giáo viên Tiểu học tương lai nhằm đẩy mạnh phong trào vở sạch - chữ đẹp cho các em học sinh, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu và đi sâu tìm hiểu đề tài “các biện pháp rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh lớp 2”

Trang 9

Trong cuốn chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, năm 2002, tác giả Lê A đã nghiên cứu vấn đề chữ viết, nguồn gốc chữ viết Tiếng Việt Đặc biệt, tác giả bàn kĩ về việc tổ chức dạy Tập viết, Chính tả

ở Tiểu học và đưa ra các bước luyện tập để học sinh viết đúng, đẹp, nhanh

Trong Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 5, tháng 3 năm 2003, tác giả Hoàng Xuân Tâm - Bùi Tất Ươm đã nghiên cứu về việc dạy Tập viết và Chính tả ở lớp 1 Tác giả cho rằng ở phân môn Tập viết cần dạy cho học sinh

kĩ năng: ngồi đúng tư thế, tay cầm bút đúng kiểu và cách luyện viết chữ đúng, đẹp, nhanh

Trong cuốn Dạy và học Tập viết ở Tiểu học, năm 2005, NXB Giáo dục của tác giả Trần Mạnh Hưởng (Chủ biên), tác giả đi sâu nghiên cứu các mẫu chữ viết trong trường Tiểu học: Chữ cái viết thường và chữ số, chữ viết hoa,

từ đó đưa ra biện pháp tổ chức dạy học, hướng dẫn học sinh viết chữ Ngoài

ra, tác giả còn dành hẳn một phần để giới thiệu một vài biện pháp luyện chữ đẹp đối với giáo viên và gợi ý bài tập luyện viết chữ đẹp

3 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp luyện chữ đẹp cho học sinh Tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập viết nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung

Trang 10

4

4 Đối tượng, giới hạn phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh Tiểu học

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Học sinh khối 2 trường Tiểu học Đông Hội

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2

5.2 Đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2

và thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi của các đề xuất

6 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận của chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau:

- Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp điều tra

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Nội dung khóa luận có cấu trúc

Trang 11

Viết được hiểu là “ việc vạch những đường nét tạo thành chữ”

Viết chữ là “ghi ra những nội dung muốn nói đã được sắp xếp theo quy tắc chính tả để diễn đạt ý tưởng đó”

Cao hơn nữa là thể hiện được những nét hoa mỹ, nét viết có thanh đậm, thể hiện được cá tính, cảm xúc của người viết Học viết chữ đẹp là học phương pháp viết mới đồng thời là quá trình sửa bỏ thói quen viết cũ

1.1.1.4 Kĩ năng viết chữ đẹp:

Kĩ năng viết là khả năng hay năng lực của chủ thể triển khai đúng đắn các hành động viết, kĩ thuật viết để tạo ra sản phẩm chữ viết theo những mục

Trang 12

6

đích yêu cầu cụ thể trên cơ sở các em đã biết về các thao tác thực hiện hành động viết

1.1.1.5 Biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh

Là các biện pháp đƣợc thực hiện trong quá trình dạy học viết cho học sinh để giải quyết vấn đề học sinh gặp phải trong quá trình học viết, để học sinh đạt đƣợc sự phát triển kĩ năng viết chữ đẹp giúp học sinh cải thiện kĩ năng viết

3 li Đó cũng chính là lí do học sinh khó xác định tọa độ của con chữ nên nét chữ không đủ độ rộng, độ cao và không đúng mẫu

b Chú ý:

Chú ý không chủ định và chú ý có chủ định vẫn song song tồn tại

Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học chú ý có chủ định còn yếu Sự chú ý của học sinh đòi hỏi một động cơ gần thúc đẩy

Sự chú ý không chủ định càng trở nên mạnh mẽ khi giáo viên sử dụng

đồ dùng dạy học đẹp, mới lạ, ít gặp, gợi cho các em cảm xúc tích cực Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng dạy học nhƣ tranh ảnh, hình vẽ, biểu đồ, mô hình vật thật… là điều kiện quan trọng để tổ chức sự chú ý

Sự tập trung chú ý của học sinh lớp hai còn yếu, thiếu bền vững Do vậy, chú ý của các em còn bị phân tán Vì vậy, các em sẽ quên điều cô giáo dặn khi cuối buổi học, bỏ sót chữ cái trong từ, bỏ sót từ trong câu

Trang 13

Bộ xương đang ở giai đoạn cứng dần nhưng còn nhiều mô sụn Vì thế, cần quan tâm đến thế đi, đứng ngồi chạy nhảy của các em để phòng cong, vẹo, gù xương ở trẻ Tránh để các em mang xách các vật quá nặng, tránh để các em viết lâu, làm những việc quá tỉ mỉ gây mệt mỏi cho các em

Bộ xương đang ở giai đoạn cốt hóa Các đốt ngón tay, các đốt cổ tay đến 11 và 12 mới kết thúc việc cốt hóa Đó là lí do giải thích tại sao học sinh nhỏ gặp nhiều khó khăn khi nắm kĩ thuật viết, vì đó là công việc kiên trì, tỉ

mỉ, khéo léo Bàn tay trẻ chóng mỏi, nó không thể viết nhanh và quá lâu Không nên giao cho học sinh quá nhiều bài tập viết

Các cơ bắp và dây chằng phát triển nhanh chóng Những cơ lớn phát triển sớm hơn các cơ nhỏ Do đó, trẻ dễ thực hiện các cử động tương đối mạnh nhưng khó thực hiện những cử động nhỏ, đòi hỏi tính chính xác tỉ mỉ như việc viết hết các con chữ

Trang 14

8

Các đặc điểm trên khiến trẻ tập viết gặp nhiều khó khăn Nhiều học sinh dường như tập viết bằng toàn thân chứ không chỉ bằng tay Vì thế cần có các hiểu biết đầy đủ đặc điểm sinh lí của học sinh để thường xuyên quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe, chống các di hại do quá trình tập viết không đúng quy cách gây ra

Qua các cơ sở lí luận trên tôi thấy việc rèn chữ cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng Song song với việc cung cấp tri thức của các môn học, người giáo viên cần giúp học sinh rèn chữ viết làm sao chuyển dần kĩ năng viết chữ trở thành kĩ xảo, thành nết người cho học sinh Tiểu học

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2

1.2.1 Việc dạy Tập viết ở trường Tiểu học

1.2.1.1 Một số quy định về dạy và học viết chữ

Trong trường Tiểu học, học sinh học viết chữ viết thường, chữ số và chữ viết hoa theo kiểu chữ viết đứng, nét đều là chủ yếu Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, giáo viên có thể dạy hoặc giới thiệu thêm cách viết chữ thường, chữ viết hoa theo kiểu chữ viết nghiêng, nét thanh, nét đậm

Việc dạy chữ viết hoa được tiến hành theo một quá trình từ nhận diện, tập tô, tập viết nét cơ bản đến viết từng chữ cái; từ viết đúng đến viết thành thạo, viết đẹp

Nội dung dạy và học viết chữ theo bảng mẫu do Bộ đã ban hành được quy định trong văn bản phân phối chương trình môn Tiếng Việt và hướng dẫn chuyên môn của Vụ Tiểu học, bắt đầu từ lớp 1, năm học 2002 - 2003

1.2.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Tập viết

a Mục tiêu

Phân môn Tập viết có mục tiêu trang bị học sinh bộ chữ cái La tinh và những yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái ấy trong hoạt động giao tiếp,

Trang 15

em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối tính thẩm mĩ của các chữ viết

- Về kĩ năng

Rèn cho học sinh các kĩ năng viết chữ (trên bảng hoặc trên vở) từ đơn giản đến phức tạp: kĩ năng viết nét, viết nét liên kết nét tạo chữ cái, liên kết chữ cái tạo chữ ghi âm /vần/ tiếng; kĩ năng xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li; kĩ năng viết đúng quy trình, đúng mẫu, rõ ràng, viết nhanh, viết đẹp Ngoài ra, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở, cách trình bày bài viết cũng là một kĩ năng đặc thù của việc dạy tập viết mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm

- Về thái độ

Ngoài ra, phân môn Tập viết còn góp phần rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt như tính cẩn thận, sự kiên trì, tính kỉ luật, khiếu thẩm mĩ

1.2.2 Nội dung chương trình và phân bố thời lượng

Nội dung dạy học Tập viết ở Tiểu học được phân bố trong 6 học kì (của các lớp 1,2,3)

*LỚP 1

Tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh Viết chữ cái cỡ vừa và nhỏ; tập ghi dấu thanh đúng vị trí; làm quen với chữ cái hoa cỡ lớn và cỡ vừa, theo mẫu chữ quy định, tập viết các số đã học Do quy định của chương trình, ở lớp 1,

Trang 16

Giai đoạn 2 ( từ bài 7 đến bài 27): Kết hợp tập tô và tập viết các chữ cái viết thường theo đúng quy trình Mỗi tiết học chữ ghi âm đều có tập tô, tập viết các chữ cái ghi âm, tập viết các chữ ghi tiếng Tiết tập viết mỗi tuần luyện viết từ 4 đến 6 dòng

Giai đoạn 3 (từ bài 29 đến bài 103): Luyện viết chữ ghi vần, viết từ ngữ ứng dụng (cỡ chữ vừa) Mỗi tiết học vần đều có tập viết nhóm chữ ghi âm, vần, tập viết từ ngữ ứng dụng có chứa vần mới học

Ở phần luyện tập tổng hợp, bài tập viết một mặt có tác dụng rèn kĩ năng viết chữ thường (cỡ vừa và cỡ nhỏ), làm quen với chữ hoa (bằng hình thức tập tô), mặt khác góp phần ôn luyện một số vần khó, mở rộng vốn từ cho học sinh Mỗi tuần có hai bài tập viết, mỗi bài học trong một tiết (2 tiết tập viết/1tuần)

*LỚP 2,3

Trang 17

Bài viết ứng dụng ở lớp 2,3 là các tên riêng, sau đó các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ Nội dung bài viết luôn đảm bảo tính kế thừa: khi viết, học sinh có thể ôn lại kĩ năng viết các chữ đã luyện ở các bài viết trước đó

Ngoài các bài tập viết được bố trí chính thức tổng quỹ thời gian của phân môn Tập viết, nội dung dạy tập viết còn được tích hợp trong các phân môn khác như Chính tả và Tập làm văn Chính vì vậy, mặc dù ở lớp 4, lớp 5 không có giờ tập viết nhưng nhiệm vụ dạy tập viết vẫn cần được rèn luyện ở mức độ cao hơn và tổng hợp hơn

1.2.3 Điều kiện vật chất cần thiết cho việc dạy học Tập viết

Để việc tập viết của học sinh đươc thực hiện một cách thuận lợi, không gây ảnh hưởng xấu đến mắt, tay, cột sống của các em, ta cần chú ý tới các điều kiện vật chất cụ thể:

Ánh sáng phòng học: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, độ chiếu sáng trong không gian lớp học từ 200-500 lux (lux: đơn vị đo độ chiếu sáng quốc tế) Ở những nơi thiếu ánh sáng tự nhiên ta có thể dùng ánh sáng nhân tạo (ví dụ: đèn điện) phân đều ở các phía lớp học Chú ý treo đèn cách nền khoảng 2,8m và không để ánh sáng đèn làm lóa bảng lớp hoặc khuất tầm mắt của học sinh khi các em viết vào vở

Trang 18

12

Bảng lớp: Nếu có điều kiện nên trang bị bảng từ tính và chống lóa Trên bảng có đường kẻ cự li 4-5cm Ở phần phía dưới ngang tầm viết của học sinh và ở phần bên trái của bảng cần kẻ thêm các đường kẻ mô phỏng ô li để học sinh tập viết và để giáo viên viết mẫu Bảng cần phải được treo ở độ cao vừa phải: cạnh dưới của bảng ngang tầm đầu học sinh ngồi trong lớp

Bàn ghế học sinh: Kích thước bàn ghế phải phù hợp với độ cao trung bình của học sinh các khối lớp Tỉ lệ chiều cao của bàn ghế phải tương xứng

để khi ngồi, khuỷu tay các em ngang với mặt bàn Học sinh ngồi viết đúng tư thế phải đặt hai chân bám đất một cách thoải mái Mép dưới của bàn, nhìn từ trên xuống gần thẳng hàng với mặt trước của ghế để tạo cho học sinh dáng ngồi ngay ngắn, tránh bị cong vẹo cột sống

Bảng viết của học sinh (bảng con), phấn viết bảng: Nên dùng loại bảng viết phấn, không nên dùng loại bảng Foormica và bút dạ vì loại bảng này trơn

và bút không vừa tay học sinh Cần chọn loại bảng phẳng, mặt bảng nhẵn nhưng không trơn, một mặt kẻ ô vuông, một mặt kẻ ngang (mô phỏng các đường kẻ trong vở ô li) Phấn viết tốt là phấn có độ cứng vừa phải, không bụi Cần dùng khăn lau bảng ẩm và sạch

Bút viết: Để viết chữ đẹp thì cây bút cũng có vai trò cực kì quan trọng Cây bút chính là công cụ để tạo ra chữ viết Việc lựa chọn một cây bút phù hợp để viết đẹp là việc làm không dễ, nhất là đối với học sinh

Đối với lớp 1, trong ba tuần đầu học sinh sẽ sử dụng bút chì để viết Yêu cầu bút chì luôn được gọt cẩn thận, ngòi bút không ngọn quá hoặc cùn quá để viết rõ nét chữ

Tuần thứ tư trở đi, học sinh sẽ sử dụng bút mực để viết Yêu cầu chọn bút máy có ngòi gọn nét, có độ trơn vừa phải, mực xuống đều, kích thước thân bút phải vừa tay học sinh Một số loại bút có vỏ bằng kim loại, khi cầm bút khiến cho học sinh nhanh mỏi tay và khó điều khiển bút nhịp nhàng, linh

Trang 19

Một số loại bút hiện nay được sử dụng rộng rãi:

- Vở Tập viết:Vở Tập viết do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành hàng năm

là phương tiện luyện chữ Chủ yếu của học sinh (theo chương trình của môn Tiếng Việt) Ngoài ra, mỗi học sinh cũng nên rèn thêm trong vở rèn chữ ở nhà Hiện nay, trong bộ chữ cái đang được dạy ở Tiểu học, chữ cái cao nhất

Trang 20

14

có độ cao (dài) 2,5 đơn vị chữ Vì vậy, vở ô li để học sinh luyện viết chữ thích hợp nhất là vở 6 đường kẻ (5 li) như các loại vở Hồng Hà

* Chú ý: Khi học sinh viết chữ nên có một tờ giấy trắng sạch kê dưới bàn

tay phải để thấm mồ hôi tay, tránh cho vở bị ướt làm nhòe chữ và mực bẩn

dây ra vở viết

1.2.4 Phương pháp dạy Tập viết

Trong mỗi tiết học, học sinh luôn là người giữ vai trò trung tâm còn giáo viên giữ vai trò chỉ đạo, định hướng và hướng dẫn các em học tập Để gây hứng thú học tập cho học sinh và tạo được sự thành công đối với mỗi tiết dạy, người giáo viên cần lựa chọn và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức hoạt động Đối với phân môn Tập viết, các phương pháp được sử dụng thường xuyên phải kể đến phương pháp trực quan kết hợp phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp giao tiếp, phương pháp luyện tập - thực hành, phương pháp kể chuyện nêu gương

1.2.4.1 Phương pháp trực quan kết hợp phương pháp phân tích ngôn ngữ

Để khắc sâu biểu tượng về chữ cho học sinh, giáo viên sử dụng phương

tiện trực quan là chữ mẫu Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng Có

các hình thức mẫu chữ: chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng, chữ mẫu

Trang 21

Khi dạy về chữ viết, việc đưa chữ mẫu phóng to treo trên bảng sẽ giúp học sinh dễ quan sát, cung cấp cho các em biểu tượng về chữ viết ( hình dáng, kích thước, cấu tạo của chữ)

Trong quá trình dạy viết chữ, giáo viên vừa viết vừa phân tích từng nét của chữ cái hoặc kĩ thuật nối liền các con chữ trong một chữ có tác dụng tạo niềm tin cho học sinh Mặt khác, học sinh cũng dễ tiếp thu hơn, tạo điều kiện cho việc rèn luyện kĩ năng viết liền mạch, viết nhanh

Khi chấm bài, chữa bài, lời phê, chữ viết của giáo viên được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu Do đó, giáo viên cũng phải chú ý rèn chữ viết đúng mẫu, rõ ràng, đều đẹp

Ngoài ra, khi dạy viết chữ, giáo viên cũng cần chú ý đọc mẫu chữ đó Đọc đúng cũng góp phần quan trọng để đảm bảo viết đúng

1.2.4.2 Phương pháp giao tiếp

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu tiết học để

hướng dẫn học sinh phân tích, nhận xét cấu tạo của chữ cái, độ cao, độ rộng con chữ, nét giống nhau và khác biệt giữa con chữ với con chữ đã học từ trước Giáo viên đặt câu hỏi và định hướng cho học sinh trả lời

1.2.4.3 Phương pháp luyện tập - thực hành

Đây là phương pháp rất quan trọng vì phân môn Tập viết có tính chất

thực hành Việc rèn luyện kĩ năng viết chữ cần được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn khác cũng như các môn học khác cũng cần chữ

Trang 22

16

viết để ghi nội dung bài Các bài tập cho học sinh luyện tập cần chú ý các chữ

có nét giống nhau thì cùng xếp vào một nhóm để rèn Giáo viên cho học sinh rèn chữ với số lượng ít nhưng lặp lại nhiều lần với yêu cầu cao dần Khi học sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần uốn nắn để các em cầm bút và ngồi đúng tư thế

và nên tận dụng hai mặt bảng khi viết

- Luyện viết trong vở tập viết: Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung

và yêu cầu về kĩ năng của từng bài viết giúp các em viết đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết Trước khi học sinh viết,giáo viên cần nhắc nhở một lần nữa cách cầm bút, tư thế ngồi và cách để vở sao cho đúng

Đối với những học sinh viết chữ chưa quen, còn xấu, giáo viên cần uốn nắn nét chữ cho từng bàn tay nhỏ xíu của các em Tay các em còn non nên rất

dễ bắt tay để uốn nét cho tới khi các em viết đúng và đẹp hơn

- Luyện tập viết chữ khi học các môn học khác Coi chữ viết là một trong những tiêu chuẩn kiểm tra,đánh giá tất cả các môn học

1.2.4.4 Phương pháp kể chuyện, nêu gương

Khi dạy tập viết, điều quan trọng là phải gây được hứng thú, làm cho

học sinh yêu thích rèn viết chữ đẹp Từ đó, các em say mê và quan tâm rèn chữ cho đẹp hơn Giáo viên có thể nêu những gương sáng về rèn chữ qua thực

Trang 23

17

tế được nhìn những trang vở trước và sau khi rèn chữ của thầy, của anh chị, các bạn, các em thêm tin tưởng và quyết tâm say mê rèn luyện

1.2.5 Quy trình lên lớp chung cho một bài Tập viết

A Kiểm tra bài cũ

Có thể thực hiện bước này bằng hai cách chủ yếu:

-Một số học sinh viết bảng lớp, các học sinh khác viết bảng con các chữ

đã học ở bài trước, theo yêu cầu của giáo viên

- Giáo viên nhận xét chữ viết của học sinh trong bài tập viết của học sinh đã thu từ buổi trước rút kinh nghiệm, cho học sinh luyện viết bảng một

số chữ khó học sinh hay viết sai

B Dạy bài mới

1 Giới thiệu bài mới

Để giới thiệu bài Tập viết, giáo viên cần đọc gộp cả tiếng, có thể giải nghĩa từ và dòng chữ viết ứng dụng một cách ngắn gọn, súc tích Sau đó cho học sinh đọc lại toàn bài: riêng ở lớp 1 và giai đoạn đầu lớp 2, học sinh cần phải kết hợp đọc và đánh vần

2 Hướng dẫn học sinh viết

2.1 Phân tích cấu tạo chữ

Tùy vào nội dung bài tập viết , giáo viên có thể gợi ý để học sinh phân tích cấu tạp chữ theo các nội dung cụ thể

a Phân tích chữ cái

Giáo viện gợi ý đặt câu hỏi và thông qua chữ mẫu trên bảng lớp để học sinh nhận biết và phân tích cấu tạo chữ cần luyện viết, so sánh để tìm điểm tương đồng và điểm khác biệt giữa chữ cái cần luyện viết với chữ cái đã luyện viết trước đó (Ví dụ: có thể đặt câu hỏi về độ cao, cấu tạo của chữa, sự tương đồng, khác biệt giữa chữ đang học với chữ đã học, điểm dặt bút, dừng bút…)

b Phân tích tập hợp chữ ghi âm, vần,từ ngữ và câu ứng dụng

Trang 24

18

Bước này gồm một số việc Chủ yếu:

- Giáo viên củng cố lại một số chữ viết khó hoặc một số chữ cái mà học sinh hay viết sai

- Xác định các chữ cái viết hoa(nếu có) và quan hệ giữa chữ viết hoa với chữ cái tiếp sau trong trường hợp thuận lợi và không thuận lợi

2.2 Giáo viên viết mẫu

- Giáo viên phân tích và minh họa cách viết (điểm đặt bút, chiều hướng nét chữ, thứ tự viết nét, liên kết chữ cái thành tổ hợp ghi âm, vần, tiếng, điểm dừng bút), cần chú ý phân tích cả quy trình viết dấu phụ, dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng

- Trong quá trình viết mẫu, giáo viên chú ý giảng giải hoc học sinh cách viết liên kết các chữ cái trong trường hợp thuận lợi (liên kết hai đầu) và liên kết không thuận lợi (liên kết một đầu hoặc không có nét liên kết); hướng dẫn cho các em kĩ thuật viết liền mạch (viết dấu phụ, dấu thanh sau khi viết các nét chữ cơ bản, sử dụng kĩ thuật lia bút, rê bút) một cách hợp lí

Viết mẫu là thao tác trực quan của giáo viên trên bảng lớp giúp học sinh nắm quy trình viết từng nét, từng chữ Do vậy, giáo viên phải viết chậm, đúng quy trình, tạo điều kiện cho học sinh nhìn thấy tay mình viết từng nét chữ

2.3 Học sinh luyện viết trên không

Việc luyện viết trên không là bước giúp học sinh rèn luyện đôi tay và rèn luyện quy trình viết các nét để học sinh khỏi ngỡ ngàng khi viết Giáo viên cũng có thể cho học sinh tì đầu ngón tay trên mặt bàn để hình thành dần

kĩ năng viết các nét cho đều dặn Bước này có thể lặp lại từ 2-3 lần

2.4 Học sinh luyện viết trên bảng

Bước này gồm:

Trang 25

19

- Học sinh luyện viết chữ trên bảng (một số học sinh viết bảng trên lớp, các học sinh khác viết vào bảng con) Nội dung luyện viết bảng có thể theo thứ tự bài dạy, hoặc chỉ là những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai

- Nhận xét chữ viết bảng của học sinh:

+ Học sinh đối chiếu chữ viết mẫu của giáo viên với bài viết bảng của mình và của bạn để nhận xét, phát hiện chỗ viết sai và góp ý kiến sửa các chỗ viết sai

+ Giáo viên chốt lại nhận xét đúng, gợi ý và yêu cầu học sinh sửa lại những chố viết sai

2.5 Học sinh luyện viết vào vở tập viết

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết vào vở từng nội dung của bài tập viết Trước khi học sinh luyện viết, giáp viên viết mẫu lên đường kẻ trên bảng mô phỏng vở tập viết của học sinh, nhắc các em điểm đặt bút, dừng bút, quy trình viết chữ, khoảng cách giữa các chữ

- Học sinh luyện viết vào vở từng nội dung theo yêu cầu của giáo viên

3 Chấm, chữa bài

- Giáo viên chấm điểm một số bài tại lớp vào cuối thời gian viết vở

- Nêu nhận xét bài viết của học sinh để các em rút kinh nghiệm

- Có thể thi viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, đẹp, nhanh

- Tổ chức trò chơi viết chữ có tích hợp kiến thức với phân môn khác (như Học vần, Chính tả…)

* Chú ý:

Trang 26

20

- Với bài có nhiều nội dung luyện viết, các bước 2, 3, 4 phải được thực

hiện với từng nội dung, sau đó các em mới luyện viết vào vở cả bài (bước 5) Trước khi học sinh luyện viết vào vở, giáo viên phải viết mẫu lại và yêu cầu các em luyện viết từng nội dung, không yêu cầu học sinh viết cả bài liền một lúc

- Ngoài tiết Tập viết trên lớp, giáo viên cần giao bài tập cho học sinh luyện viết ở nhà trong vòng 1 đến 2 tiếng dưới sự kèm cặp của phụ huynh Bài tập mỗi ngày một kiểu chữ vừa học trên lớp, song không cho viết nhiều nhưng đảm bảo chất lượng chữ viết phải đúng và đẹp hơn

- Khi giảng dạy, tùy vào từng điều kiện cụ thể của học sinh (khả năng nhận thức, đặc điểm khối lớp) và nội dung bài dạy mà giáo viên có thể vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học và kinh nghiệm của bản thân để thực hiện bài dạy một cách hiệu quả

1.2.6 Thực trạng dạy Tập viết cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học

1.2.6.1 Thực trạng

Qua thực tế giảng dạy ở lớp 2, qua tìm hiểu học sinh tôi thấy:

- Học sinh lớp 2 viết nhìn chung đảm bảo tốc độ, viết chữ theo quy định

- Có nhiều học sinh viết bài sạch sẽ, trình bày đẹp, chất lượng về vở sạch chữ đẹp đều đạt kết quả cao trong các đợt kiểm tra Song bên cạnh đó, giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong giờ tập viết Cụ thể:

+ Học sinh còn viết sai nhiều về độ cao các con chữ (đặc biệt là ở những bài chính tả đầu tiên), nét chữ chưa chuẩn Các em thường viết sai các nét “nối” từ con chữ này sang con chữ kia, khi đặt bút bắt đầu viết con chữ không đúng với vị trí của dòng kẻ, viết không đúng chiều rộng con chữ mà còn viết chữ dãn ra hoặc co lại, không tự ước lượng khoảng cách giữa chữ này với chữ kia, ghi dấu thanh, dấu phụ không đúng vị trí, chưa nắm chắc luật

Trang 27

21

chính tả nên còn viết sai Các em viết tùy tiện, cẩu thả, chữ viết không đều chữ thì thẳng, chữ thì nghiêng, vở thì lem mực và bị bôi bẩn, góc vở bị quăn trông rất xấu

+ HS chưa nắm vững các tên gọi các dòng kẻ trong vở, chưa nắm rõ về điểm đặt bút, điểm dừng bút của từng chữ, thế nào là li và ô li Thường khi học môn Chính tả các em mới có ý thức viết đẹp, còn các môn học khác chữ viết rất ẩu, gạch xóa nhem nhuốc

+ Học sinh chưa nắm chắc cách trình bày một bài viết chính tả (đoạn văn, đoạn thơ hay bài thơ) Đặc biệt với bài thơ viết theo thể thơ lục bát hoặc viết chính tả tập chép, học sinh nhìn bài “ mẫu” của giáo viên để chép và khi thấy giáo viên xuống dòng ở đâu (ở chữ nào) thì các em cũng xuống ở chữ đó (vì các em không hiểu bản chất của vấn đề) Chính vì vậy mà ở lớp 2 coi trọng hình thức tập chép

VD: Dạy bài chính tả tập chép “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”

+ Bài viết bảng của giáo viên:

Trang 28

22

Có công mài sắt, có ngày nên kim

- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim Giống nhƣ cháu đi học, mỗi ngày cháu học một tí, sẽ có ngày cháu thành tài

+ Bài viết của học sinh:

Có công mài sắt, có ngày nên kim

- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí , sẽ có ngày nó thành kim

Giống nhƣ cháu đi học, mỗi ngày cháu học một tí, sẽ có ngày cháu thành tài

Trang 29

23

Tổng số học sinh Trình bày đúng,

đẹp

Trình bày đúng nhưng chưa đẹp

Trình bày sai

Bảng 1.2: Bảng phân loại cách trình bày của học sinh

Bảng 1.3: Bảng phân loại lỗi chữ viết của học sinh

* Cụ thể:

- Các lỗi thường gặp của học sinh khi viết nét cơ bản

Các nét cơ bản Chữ viết sai của học sinh

Thiếu nét

Độ nghiêng không đều

Đánh dấu sai

vị trí

Tốc độ viết chậm

Sai khoảng cách

Viết không liền mạch

32 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

8 25 4 12 8 25 5 15 7 21 9 28 10 32 15 46

Trang 30

1.2.6.2 Nguyên nhân của thực trạng

Qua tìm hiểu thực tế tôi thấy:

+ Gia đình các em rất quan tâm đến việc học tập của các em Đầu năm học, phụ huynh đã mua đầy đủ đồ dùng sách vở học tập cho các em Nhiều phụ huynh đã dành thời gian để kèm cặp thêm cho các em học tập ở nhà

+ Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ đảm bảo cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh như phòng học, ánh sáng, bàn ghế, đồ dùng cho môn học…

+ Giáo viên có chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề mến trẻ, say sưa với sự nghiệp trồng người, giáo viên và học sinh luôn coi trọng công tác

vở sạch , chữ đẹp

+ Về phía học sinh: nhìn chung các em chăm ngoan học tập, luôn chú ý đến chữ viết, đến sách vở của mình

Trang 31

25

Vậy tại sao vẫn còn những học sinh viết mắc lỗi chính tả và chưa đúng như vậy? Ở đây tôi mạnh dạn đưa ra một số nguyên nhân như sau:

- Nguyên nhân trước hết là phải nói đến do bản thân các em:

+ Chưa nắm chắc về âm vần nên khi phân tích để viết một số tiếng khó còn lúng túng, không phân tích được

+ Một số học sinh tư thế ngồi viết và cách cầm bút chưa đúng

+ Đôi lúc các em còn viết ngoáy, ý thức chưa cao, chưa tự giác rèn chữ viết

+ Các em đa phần là con nông dân, tuy điều kiện vật chất đầy đủ nhưng điều kiện hướng dẫn các em viết bài hoặc dạy các em tư thế ngồi hoặc cách cầm bút thì hạn chế nên không sửa cho các em được hoặc có sửa thì cũng không đúng

+ Một nguyên nhân nữa là do khối lượng kiến thức của lớp 2 so với lớp

1 nhiều hơn nên học sinh phải tăng tốc độ viết trong giờ học, giờ làm bài nên chữ viết thường không nắn nót, không viết đúng quy cách, sai kích cỡ, khoảng cách giữa các chữ không đều Hiện tượng viết sai nét, sai cỡ chữ, hở nét, thừa nét, thiếu dấu hoặc đánh dấu không đúng vị trí diễn ra thường xuyên

- Về phía giáo viên

+ Chữ viết của một số giáo viên còn xấu, chưa đúng độ cao, khoảng

cách theo mẫu chữ mới

+ Có giáo viên viết bảng trình bày bảng lớp vẫn còn cẩu thả chữ viết không đúng mẫu, sai chính tả, tùy tiện trong cách trình bày

+ Nhiều giáo viên chưa nhiệt tình trong giảng dạy thiếu đồ dùng trực quan nhất là khi dạy phân môn Tập viết và dạy phân môn Chính tả dẫn đến học sinh viết chữ sai do chưa nắm vững cấu tạo chữ, quy tắc chính tả

+ Giáo viên chưa có phương pháp rèn luyện chữ viết phù hợp tích cực

để học sinh dễ dàng tiếp thu tri thức và có thói quen cẩn thận khi viết chữ

Trang 32

26

+ Giáo viên chưa chú trọng đến chữ viết của mình, xem nhẹ môn Tập

viết, Chính tả, lên lớp còn qua loa, thiếu sự nhiệt tình, ít quan tâm đến chữ viết của học sinh dẫn đến học sinh thường viết và trình bày bài vở một cách tùy tiện, cẩu thả Một số giáo viên thường máy móc phân tích, hướng dẫn

không

+ Giáo viên khi chấm bài cho học sinh, học sinh viết sai lỗi chính tả thì giáo viên chỉ gạch chân, ít sửa sai cho các em Giáo viên mới chú trọng đến chữ viết đúng nên khi học sinh viết sai chữ thì giáo viên gạch chân lỗi sai, còn khi học sinh viết sai nét, giáo viên đều bỏ qua Vì vậy, khi giáo viên nhận xét, đánh giá bài viết của các em, các em không biết phải sửa thế nào cho đúng, cho đẹp

+ Trong các giờ chính tả, giáo viên chưa thực sự tổ chức tiết học sôi nổi, chưa có sự đổi mới phương pháp, hình thức dạy học thực sự mà còn mang tính hình thức

+ Hầu như tất cả giáo viên vẫn chưa nắm được quy trình dạy luyện viết nên giáo viên đã vô hình dung biến tiết Luyện viết buổi chiều thành tiết dạy Chính tả Giáo viên thường cho học sinh đọc, tìm hiểu từ khó viết, dễ nhầm lẫn cho học sinh viết bảng con Sau đó đọc cho học sinh viết vào vở Giáo viên chưa thực sự chú trọng xem trong bài viết của các em đã sai chỗ nào? Là các nét cơ bản hay các chữ hoa để tiết sau phải rèn luyện lại Vì những hạn chế đó nên hiệu quả của tiết luyện viết buổi chiều ở các lớp chưa đạt kết quả cao Học sinh học tập mang tính nhàm chán vì sự đồng điệu của môn này với môn khác

- Bên cạnh đó một nguyên nhân không nhỏ có ảnh hưởng tới việc viết

sai, chưa đúng của học sinh là do phụ huynh thiếu quan tâm sửa lỗi, tư thế ngồi viết cho các em

Trang 33

27

+ Một số em có cả bố mẹ đi làm ăn xa để mặc các em ở nhà với ông bà già

+ Bản thân một số phụ huynh còn viết sai chính tả, chưa có kiến thức

về việc luyện viết Cụ thể khi trao đổi với giáo viên Chủ nhiệm qua sổ liên lạc

Vậy khi học sinh nói sai, viết sai không được sửa, và khi nhìn thấy phụ huynh viết sai thì các em cho đó là đúng, đâu có biết như vậy là sai Chỉ có phần ít là các em biết phát hiện đúng sai, do đó các em cứ theo cái sai đó dẫn đến các em sẽ viết sai

+ Sử dụng các loại bút, vở viết không đúng tiêu chuẩn cho nên chữ viết học sinh chỉ dừng lại ở viết đúng mà chưa đẹp hoàn không có nét thanh,nét đậm

- Một số nguyên nhân khác

+ Học sinh lớp 2 vừa ở lớp 1 lên các em mới bắt đầu viết chữ một ly từ tuần 25, như vậy mới được 13 tuần là các em lại nghỉ hè 3 tháng Trong thời gian nghỉ hè hầu như là các em chỉ ôn lại bài đọc mà không chú ý đến viết chính tả và luyện chữ nên khi vào năm học mới, lên lớp 2 bài chính tả đầu tiên các em viết sai nhiều và không đúng cỡ chữ

+ Bàn ghế chưa phù hợp với từng học sinh Vì trong một lớp học nhưng chiều cao của học sinh không bằng nhau, có những em cao lớn vượt trội so với lứa tuổi song có những em lại thấp bé hơn nhiều so với các bạn trong lớp

* Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng chất lượng chữ viết của học sinh lớp 2 Trước một thực trạng như vậy, người giáo viên không thể không suy nghĩ: “ Phải làm gì để thay đổi thực trạng này?” và

“Nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 bằng cách nào?”

Trang 34

28

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐẸP

CHO HỌC SINH LỚP 2 VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

2.1 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2

2.1.1 Rèn chữ mẫu của giáo viên

Hằng ngày các em tiếp xúc với chữ viết của giáo viên thường xuyên trên bảng lớp Bởi vậy chữ viết của giáo viên như một tấm gương soi, như một trực quan sinh động, một tài liệu sống để các em học tập Vì thế chữ viết của giáo viên phải chuẩn ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi chi tiết cho dù đó chỉ

là một nét vẽ, một chữ số hay một đường kẻ nhỏ trên bảng lớp cũng như ở lời nhận xét trong vở của học sinh

Là một người giáo viên nói chung và một người giáo viên Tiểu học nói riêng thì việc rèn chữ, luyện viết của các thầy cô giáo là một việc làm thường xuyên và cần thiết

Muốn dạy cho học sinh kĩ năng viết chữ đúng yêu cầu, luyện cho học sinh tính cẩn thận; ngoài việc nắm vững nội dung phương pháp dạy học, giáo viên còn cần có năng lực thẩm mĩ để cảm nhận được vẻ đẹp của chữ viết và trình bày bảng cẩn thận, khoa học

2.1.2 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt đồ dùng học tập

Bút, vở là những công cụ quan trọng nhất của học sinh trong quá trình

rèn chữ viết

Nếu bút gai và vở bị nhòe thì chữ viết và vở của học sinh khó mà đẹp được Sở dĩ giáo viên khẳng định như vậy vì trong quá trình rèn chữ cho học sinh, nếu thấy em nào viết còn xấu chưa đúng mẫu chữ, giáo viên thường cầm bút thậm chí còn cầm tay viết mẫu chữ vào vở học sinh quan sát, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết cho các em để các em biết cách khắc

Trang 35

Để vở không bị nhòe mực, giáo viên thống nhất với các phụ huynh loại giấy vở nên dùng để các em viết chữ cho đẹp Phụ huynh rất ủng hộ giáo viên

về việc này vì tâm lý các bậc phụ huynh luôn mong mỏi con em mình ngày càng học giỏi, chữ viết ngày càng đẹp

- Chọn bút

Các em là học sinh lớp hai nên không chọn quá dài hay quá to chỉ khoảng 15cm và đường kính 7mm là vừa Phần ngòi bút và lưỡi gà cắm vào ổ bút vừa khít không quá rộng hoặc quá trật Phần ngòi bút không được mềm quá dễ hỏng các bộ phận khác của bút phải đảm bảo cho việc hút mực, giữ mực và ra đều mực

+ Phấn: Dùng phấn trắng, mềm, dùng phấn không bụi

Trang 36

- Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái, điểm dừng bút có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang

- Kĩ thuật lia bút: Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng

cụ viết (đầu ngói bút, phấn) không chạm vào mặt phẳng viết (giấy, bảng) thao tác trên không đó gọi là “lia bút”

- Hướng dẫn học sinh viết nét thanh nét đậm:

Muốn vậy trước tiên giáo viên cho học sinh viết chữ theo kiểu đứng nét rồi tăng dần đến luyện cách viết theo kiểu nghiêng nét thanh, nét đậm Để làm được điều này giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh mua loại bút phù hợp, hướng dẫn học sinh cách cầm bút

2.1.4 Rèn học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở đúng cách

2.1.4.1 Tư thế ngồi viết

Tư thế ngồi viết sai không đúng ảnh hưởng đến chữ viết mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh Vì vậy giáo viên cần chú ý nhắc nhở liên tục về tư thế

Trang 37

- Đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25cm-30cm;

- Cánh tay trái để trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở giữ vở không bị xê dịch khi viết Nên cầm bút tay phải, khi viết cánh tay phải đƣa nhẹ nhàng

- Hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cột sống phải lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo

2.1.4.2 Cách cầm bút

- Để việc cầm bút đƣợc thuận lợi, học sinh cầm bút và điều khiển bút bằng ba đầu ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa của bàn tay phải) Đầu ngón tay trỏ đặt phía trên, đầu ngón tay cái bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh đốt đầu ngón tay giữa, ngón áp út và ngón út chặn

giấy lấy điểm tựa cho động tác di chuyển ngòi bút Khi viết cần phối hợp

cử động của cổ tay, khửu tay và cả cánh tay phải

- Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5 cm Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải đặt xuống bàn viết

- Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lƣợng tì xuống lƣng của hai ngón áp út và ngón út Ngƣợc lại cũng không úp quá nghiêng bàn tay về

Trang 38

32

bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp úp, út) Cầm bút xuôi theo chiều ngồi, góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45° Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90°

- Đưa bút từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Các nét đưa lên hoặc đưa sang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy

- Khi cầm bút mực lưu ý: phần mặt ngòi bút hướng lên trên và phần cựa

gà hướng xuống dưới mặt bàn, không nên xoay theo các hướng khác nhau

sẽ làm nét chữ không đều, dễ bị gãy nét và khó cầm chắc bút trong lúc viết

Các tư thế cầm bút không đúng sẽ dẫn đến các tật sau này rất khó sửa như: cứng, mỏi cơ gân bàn tay; viết chóng mỏi tay; ra nhiều mồ hôi tay nên không thể viết lâu, viết nhanh được Ngược lại, cách cầm bút đùng như trên giúp sinh giữ bút được chắc và điều khiển bút một cách linh hoạt

2.1.4.3 Vị trí đặt vở khi viết chữ

- Giáo viên cần chú ý cho học sinh vở không gập đôi, để hoàn toàn trên mặt bàn, hơi nghiêng sang trái khoảng 15 độ so với mặt bàn sao cho mép vở song song với cánh tay Đây là chiều thuận của tay phải khi viết chữ là vận động từ trái sang phải Vì thế giáo viên cần chú ý tất cả các điều kiện trên khi dạy giờ chính tả

Trang 39

+ Nét khuyết trên:

Điểm đặt bút giữa ĐVC đưa một nét xiên qua điểm giao giữa DDKN2 và ĐKD 2, lượn dần lên đến độ cao 2,5 ĐV thì kéo xuống trùng ĐKD, dừng bút tại ĐKN 1

Lưu ý: Độ rộng phần khuyết là 0,5 ĐV, chiều cao nét khuyết là 2,5

ĐV, nét đưa lên và đưa xuống cắt nhau tại giao giữa ĐKD và ĐKN

Trên thực tế dạy học, rất nhiều học sinh viết chữ o (là một nét cong kín)

bị méo không chuẩn cũng một phần là do quy trình viết chữ : Đặt bút phía dưới đường kẻ ngang một chút, viết nét cong kín từ phải sang trái); dừng bút

Trang 40

2.1.5.2 Luyện viết chữ thường, chữ số, chữ hoa theo các nhóm kết hợp kĩ thuật “chấm điểm quan trọng”

Ngày đăng: 05/09/2017, 15:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A - Thành Thị Yên Mĩ - Lê Phương Nga - Nguyễn Trí - Cao Đức Tiến (2001), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Tác giả: Lê A - Thành Thị Yên Mĩ - Lê Phương Nga - Nguyễn Trí - Cao Đức Tiến
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
2. Lê A (2002), Chữ viết và dạy học chữ viết ở Tiểu học, NXB Đại học sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chữ viết và dạy học chữ viết ở Tiểu học
Tác giả: Lê A
Nhà XB: NXB Đại học sƣ phạm
Năm: 2002
3. Nguyễn Gia Cầu (2009), “Về kĩ năng viết chữ cho học sinh, sinh viên sƣ phạm”, Tạp chí Giáo dục số 206 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về kĩ năng viết chữ cho học sinh, sinh viên sƣ phạm”
Tác giả: Nguyễn Gia Cầu
Năm: 2009
4. Bùi Văn Huệ (2006), Tâm lí học Tiểu học, NXB Đại học Sƣ Phạm 5. Bùi Văn Huệ (Chủ biên) - Phan Thị Hạnh Mai - Nguyễn Xuân Thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học Tiểu học
Tác giả: Bùi Văn Huệ
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ Phạm 5. Bùi Văn Huệ (Chủ biên) - Phan Thị Hạnh Mai - Nguyễn Xuân Thức
Năm: 2006
6. Trần Mạnh Hưởng (Chủ biên), (2005), Dạy và học Tập viết ở Tiểu học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học Tập viết ở Tiểu học
Tác giả: Trần Mạnh Hưởng (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
7. Lê Phương Nga (Chủ biên) - Lê A - Đặng Kim Nga - Đỗ Xuân Thảo (2011), Phương pháp dạy học tiếng Việt 1, NXB Đại học Sƣ Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tiếng Việt 1
Tác giả: Lê Phương Nga (Chủ biên) - Lê A - Đặng Kim Nga - Đỗ Xuân Thảo
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ Phạm
Năm: 2011
10. Hoàng Văn Thung - Đỗ Xuân Thảo (2001), Dạy học Chính tả ở Tiểu học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học Chính tả ở Tiểu học
Tác giả: Hoàng Văn Thung - Đỗ Xuân Thảo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
11. Nguyễn Trại (Chủ biên) (2011), Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 2 tập một, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 2 tập một
Tác giả: Nguyễn Trại (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2011
13. Nguyễn Trí (Chủ biên) (2002), Dạy học tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới
Tác giả: Nguyễn Trí (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
12. Hỏi - Đáp về dạy học tiếng Việt 2 (2003), NXB Giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w