1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Thiết kế Rubric đánh giá kĩ năng vẽ hình trong dạy học toán cho học sinh lớp 2

57 2,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 829,99 KB

Nội dung

26 Bảng 5: Tầm quan trọng của kĩ năng vẽ hình hình học trong nội dung nội Bảng 6: Thực trạng kỹ năng vẽ hình hình học của học sinh lớp 2 hiện nay 28 Bảng 7: Tầm quan trọng của việc đánh

Trang 1

TRONG DẠY HỌC TOÁN 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học

Trang 2

Cuối cùng em kính chúc thầy/cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người của mình

Xuân Hòa, ngày 24 tháng 4 năm 2017

Người thực hiện

Thân Thị Viên

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài : “Thiết kế Rubric đánh giá kĩ năng vẽ hình trong dạy học toán

cho học sinh lớp 2” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng

dẫn của TS Phạm Đức Hiếu Các kết quả nghiên cứu của đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu phục

vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo

Xuân Hòa, ngày 24 tháng 4 năm 2017

Người thực hiện

Thân Thị Viên

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài……… 1

2 Mục đích nghiên cứu……… 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu……… 2

4 Khách thể nghiên cứu……… ……… 2

5 Đối tượng nghiên cứu……… 2

6 Phương pháp nghiên cứu……… 3

7 Phạm vi nghiên cứu……… 3

8 Cấu trúc nghiên cứu……… 3

NỘI DUNG……… 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU VỀ THIẾT KẾ RUBRIC ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG VẼ HÌNH HÌNH HỌC TRONG DẠY HỌC TOÁN 2……… 4

1.1 Những vấn đề chung về đánh giá……… 4

1.1.1 Khái niệm về đánh giá……… 4

1.1.2 Mục đích của đánh giá trong giáo dục……… 5

1.1.3 Các lĩnh vực đánh giá……… 6

1.1.4 Quy trình đánh giá……… 9

1.1.5 Các xu hướng đổi mới trong đánh giá……… 9

1.2 Nội dung dạy học các hình hình học và kĩ năng vẽ hình hình học trong Toán 2………

1.2.1 Các hình hình học trong toán 2………

10 10 1.2.2 Kĩ năng vẽ hình hình học trong Toán 2……… 11

Trang 5

1.3 Rubric ……… 11

1.3.1 Khái niệm Rubric……… 11

1.3.2 Phân loại Rubric……… 12

1.3.3 Nguyên tắc và quy trình thiết kế Rubric……… 15

1.3.4 Áp dụng Rubric trong dạy học……… 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG VẼ HÌNH HÌNH HỌC TRONG DẠY HỌC TOÁN 2……… 22

2.1 Mục đích, đối tượng khảo sát……… 22

2.1.1 Mục đích khảo sát……… 22

2.1.2 Đối tượng khảo sát……… 22

2.2 Nội dung khảo sát……… 22

2.3 Phương pháp khảo sát……… 23

2.4 Công cụ khảo sát……… 23

2.5 Kết quả khảo sát……… 26

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ RUBRIC ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG VẼ HÌNH HÌNH HỌC TRONG DẠY HỌC TOÁN 2……… 36

3.1 Nguyên tắc thiết kế Rubric đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học trong dạy học Toán 2……… 36

3.1.1 Đảm bảo nguyên tắc chung trong kiểm tra đánh giá……… 36

3.1.2 Đảm bảo quy trình thiết kế Rubric đánh giá ……… 36

3.1.3 Đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình dạy học hình học Toán 2……… ……… 36

3.1.4 Đảm bảo phù hợp với đặc điểm của học sinh lớp2………

3.1.5 Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường……

37 37 3.2 Quy trình thiết kế Rubric đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học trong dạy học Toán 2……… 38

Trang 6

3.3 Rubric đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học trong dạy học Toán 2 43 3.3.1 Rubric tổng hợp đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học trong

Trang 7

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1: Rubric kiểu tổng hợp đánh giá kĩ năng vẽ hình chữ nhật…… 13 Bảng 2: Rubric kiểu phân tích đánh giá kĩ năng vẽ hình chữ nhật…… 14 Bảng 3: Tiêu chí đánh giá theo thang Bloom……… 17 Bảng 4: Tầm quan trọng của kĩ năng vẽ hình hình học ……… 26 Bảng 5: Tầm quan trọng của kĩ năng vẽ hình hình học trong nội dung nội

Bảng 6: Thực trạng kỹ năng vẽ hình hình học của học sinh lớp 2 hiện nay 28 Bảng 7: Tầm quan trọng của việc đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học của

Bảng 8: Hiệu quả của hoạt động đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học tại

Bảng 9: Hoạt động đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học của học sinh …… 31 Bảng 10: Thời điểm hoạt động đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học của học

Bảng15: Rubric đánh giá kĩ năng vẽ hình trong dạy học Toán 2………… 43

Bảng 16: Rubric phân tích đánh giá kĩ năng vẽ hình chữ nhật-hình

Bảng 17: Rubric phân tích đánh giá kĩ năng vẽ đường thẳng……… 45

Bảng 18: Rubric phân tích đánh giá kĩ năng đường gấp khúc……… 46

Trang 8

MỤC LỤC HÌNH

Trang

Hình 3: Tầm quan trọng của kĩ năng vẽ hình hình học……… 26 Hình 4: Tầm quan trọng của kĩ năng vẽ hình hình học trong nội dung nội

Hình 5: Thực trạng kỹ năng vẽ hình hình học của học sinh lớp 2 hiện nay 28 Hình 6: Tầm quan trọng của việc đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học của

Hình 7: Hiệu quả của hoạt động đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học tại

Hình 8: Hoạt động đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học của học sinh…… 31 Hình 9: Thời điểm đánh giá kĩ năng về hình hình học của học sinh…… 32 Hình 10: Phương thức đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học của học sinh… 33 Hình 11: Những đối tượng có thể tham gia đánh giá kĩ năng vẽ hình hình

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Chương trình toán học Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh Nó cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về hình học, số tự nhiên, phân số, số thập phân và các đại lượng cơ bản Môn toán là “chìa khóa” mở cửa cho các ngành khoa học khác và là môn không thể thiếu trong nhà trường

Học sinh lớp 2 là giai đoạn đầu của cấp Tiểu học Mọi hoạt động học chủ yếu dựa vào tư duy cụ thể và trí nhớ máy móc, nhận thức của các em còn mang tính chủ quan, các kiến thức và kĩ năng của học sinh còn đang trong giai đoạn hình thành Vậy nên, nội dung chương trình toán học sơ giản, gần gữi với thực tiễn và phù hợp với học sinh, nhằm mục đích giúp học sinh bước đầu làm quen với toán học và để tạo nền tảng tri thức cho học sinh học tiếp các lớp và các cấp học sau Trong toán học, việc hình thành và phát triển các kĩ năng là rất quan trọng như kĩ năng đặt tính, kĩ năng tóm tắt đề bài, kĩ năng giải toán, và không thể thiếu đó là kĩ năng vẽ hình hình học Thực tế cho thấy môn hình học luôn gắn liền với thực tiễn, cuộc sống Những hình mà học sinh học đều lấy từ thực tiễn như đường thẳng, tam giác, hình vuông, góc, nếu học sinh không vẽ được hình của nó thì khó có thể tính toán hay chứng minh Muốn học hình học, trước hết “phải biết vẽ hình” Việc hình thành kĩ năng vẽ hình giúp các em nắm được kiến thức hình học, có óc sáng tạo, tư duy phong phú,tạo cho học sinh có hứng thú đối với môn hình học

Hiện nay việc đánh giá các kĩ năng của học sinh tại các trường tiểu học chưa được coi trọng, giáo viên chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng của học sinh mà không để ý đến các kĩ năng mà học sinh hình thành trong quá trình thực hiện, khiến cho kết quả đánh giá còn nhiều thiếu sót, chung chung và ít cụ thể

Đổi mới trong phương pháp, hình thức đánh giá là vấn đề được chú trọng trong giáo dục hiện nay Những hình thức đánh giá tích cực đang từng bước

Trang 10

được vận dụng một cách sáng tạo Vấn đề đặt ra là đánh giá được toàn diện học sinh nhằm giúp học sinh điều chỉnh được việc học theo hướng tích cực Rubic đánh giá được xác định là công cụ đánh giá không thể thiếu, có nhiều ưu điểm nổi bật phù hợp với yêu cầu dạy học hiện nay Việc sử dụng rubic để đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học của học sinh là rất cần thiết, đánh giá một cách rõ ràng, chính xác, tường minh, giúpngười học tự đánh giá việc học của mình, giúp giáo viên nắm được những nhận thức ban đầu của học sinh đối với hình học, từ đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập Tuy nhiên việc áp dụng công cụ đánh giá này trong toán học nói chung và kĩ năng vẽ hình nói riêng còn kiêm tốn và hạn chế

Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Thiết kế Rubric

đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học trong dạy học Toán 2”

2 Mục đích nghiên cứu

Thiết kế Rubric đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học trong dạy học Toán 2 Qua đó nâng cao hiệu quả dạy học, và góp phần đổi mới cá phương pháp

kiểm tra - đánh giá

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về thiết kế Rubric đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học trong dạy học Toán 2

- Làm rõ thực trạng đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học trong dạy học Toán 2

- Thiết kế Rubric mẫu để đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học trong dạy học Toán cho học sinh lớp 2

4 Khách thể nghiên cứu

- Hoạt động đánh giá kĩ năng vẽ hình trong dạy học môn Toán

5 Đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp đánh giá kĩ năng vẽ hình trong dạy học Toán 2 bằng Rubric

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra

Trang 11

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phạm vi điều tra: Các trường Tiểu học:

Tiểu học Thanh Lâm A, Thanh Lâm B (Mê Linh - Hà Nội)

Tiểu học Đồng Xuân, Tiểu học Hùng Vương (Phúc Yên - Vĩnh Phúc)

Tiểu học Việt Hùng (Đông Anh - Hà Nội)

8 Cấu trúc khóa luận

Ngoài Phụ lục, phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo, cấu trúc khóa luận gồm 03 chương:

- Chương 1: Cơ sở lí luận của nghiên cứu về thiết kế Rubric đánh giá kĩ năng

vẽ hình trong dạy học Toán 2

- Chương 2: Thực trạng đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học trong dạy học Toán 2

- Chương 3: Thiết kế Rubric đánh giá kĩ năng vẽ hình hình học trong dạy học Toán 2

Trang 12

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU VỀ THIẾT KẾ RUBRIC ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG VẼ HÌNH TRONG DẠY HỌC TOÁN 2 1.1 Những vấn đề chung về đánh giá

1.1.1 Khái niệm đánh giá

Khái niệm đánh giá được hiểu theo nghĩa chung nhất là quá trình thu thập thập, tổng hợp và diễn giải thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định

Theo Nitko và Brookhart [1], đánh giá trong giáo dục là một khái niệm rộng, nó được định nghĩa như một quá trình thu thập thông tin và sử dụng các thông tin này để ra quyết định về học sinh, về chương trình, về nhà trường và đưa ra các chính sách giáo dục Các quyết định liên quan đến học sinh bao gồm hoạt động giảng dạy trong lớp, xếp chỗ (xếp chỗ cho học sinh vào các chương trình học khác nhau), hướng dẫn và tư vấn, tuyển chọn học sinh để cấp học bổng…xác nhận năng lực học sinh [2]

Như vậy, đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp

diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (hiểu biết hay năng lực của học sinh, chương trình, nhà trường…) một cách có hệ thống nhằm mục đích hiểu biết sâu và sử dụng các thông tin này để đưa ra quyết định về học sinh, về chương trình, về nhà trường hay đưa ra các chính sách giáo dục

Đánh giá trong lớp học là một thuật ngữ chung, đó là một quá trình thu

thập, tổng hợp, diễn giải thông tin hay dữ liệu liên quan đến việc học tập và trải nghiệm của học sinh nhằm mục đích phát triển một sự hiểu biết sâu về điều gì học sinh biết, học sinh hiểu và học sinh làm được, như là kết quả của sự trải nghiệm giáo dục của chính các em, để đư ra quyết định giáo dục liên quan đến học sinh Như vậy đánh giá bao gồm tất cả các cách thức giáo viên thu thập và

sử dụng các loại thông tin định tính, định lượng thu thập được trong quá trình giảng dạy trên lớp học nhằm đưa ra những phán xét, nhận định, quyết định [3] Các thông tin này cũng được chính học sinh sử dụng để cải tiến học tập, đồng

Trang 13

thời giúp giáo viên hiểu học trò mạnh điểm gì, yếu điểm gì… để lập kế hoạch giảng dạy và điều chỉnh việc giảng dạy…phân loại, xếp hạng và thiết lập một môi trường tương tác văn hóa xã hội giúp cho học sinh học tập tiến bộ hơn [3]

1.1.2 Mục đích của đánh giá trong giáo dục

Đánh giá trong giáo dục nhằm hình thành kĩ năng, thái độ cho học sinh

trong quá trình học tập: đánh giá để phát triển học tập, đánh giá như là quá

trình học và đánh giá quá trình học tập

- Các quan điểm, phương hướng trong đánh giá:

+ Đánh giá để phát triển học tập hay đánh giá vì sự tiến bộ của người học:

là xác định được rõ mức độ đạt kiến thức, kĩ năng bằng cách nào học sinh đạt được, sự tiến bộ của các em thế nào, học sinh đang gặp khó khăn gì trong việc đạt mục tiêu học tập…Đánh giá để phát triển học tập đòi hỏi giáo viên sử dụng thông tin về kết quả kiểm tra, đánh giá để cải thiện hoạt động giảng dạy, phát triển năng lực của học sinh Kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ nghĩa là đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp giáo viên biết từng học sinh tiến bộ đến đâu, những lĩnh vực nào có sự tiến bộ, chỗ nào còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy học Đánh giá

để phát triển học tập hay sự tiến bộ của học sinh thay vì để xếp hạng, nhằm chủ yếu phản hồi cho người học biết những điểm mạnh điểm yếu để học sinh điều chỉnh cách học, cải thiện thành tích, đánh giá phải làm sao để học sinh không sợ hãi, không bị thương tổn để thúc đẩy học sinh nỗ lực học tập Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh còn có ý nghĩa là sự đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh so sánh phát hiện mình thay đổi thế nào trên con đường đạt mục tiêu học tập của cá nhân đã đặt ra

+ Đánh giá như một phương pháp học tập/đánh giá là hoạt động học tập:

cho phép học sinh nói ra những suy nghĩ, kể cả những suy nghĩ không đúng

và tự đánh giá sự tiến bộ của mình theo mục tiêu học tập cá nhân [4]

Trang 14

Khi xem đánh giá với tư cách là một quá trình học tập, thì học sinh không chỉ

là người bị đánh giá mà còn là người cùng tham gia đánh giá, giáo viên giúp học sinh học sinh học cách tự phản hồi để biết cách mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để điều chỉnh hoạt động học của chính mình Đánh giá như là hoạt động học tập đòi hỏi giáo viên phải chỉ dẫn cho học sinh cách thức đánh giá thế nào, học sinh phải học được cách đánh giá của giáo viên, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá Có như vậy, học sinh mới chủ động tự phản hồi, giám sát kết quả học tập của mình tiến bộ đến đâu, tốt hay chưa tốt thế nào Đánh giá phải tạo ra, nâng cao năng lực đánh giá của chính người học, tức là giúp các em hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau,…

để phát triển năng lực tự học của từng học sinh Đây cũng là mục tiêu giáo dục

+ Đánh giá về kết quả học tập: Hỗ trợ giáo viên cách sử dụng chứng cứ để

xác nhận kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu và chuẩn Sau khi học sinh kết thúc một giai đoạn học thì tổ chức đánh giá tổng kết Kết quả đánh giá thường là những điểm số dung để xếp hạng, phân loại học sinh, đối chiếu với mục tiêu và chuẩn để biết học sinh đã đạt được ở ức độ nào [3]

- Từ 3 phương hướng đánh giá trên có thể thấy mục đích đánh giá nổi trội bao gồm:

+ Đánh giá vì sự tiến bộ của người học

+ Đánh giá để phát triển năng lực của học sinh

+ Đánh giá kết quả học tập, xếp loại học sinh

- Thông qua đánh giá có thể hình thành kĩ năng, thái độ đúng đắn, tích cực cho học sinh trong quá trình học tập

1.1.3 Các lĩnh vực đánh giá

- Đối tượng đánh giá trong giáo dục

Các đối tượng đánh giá trong giáo dục rất đa dạng: đánh giá về nhận thức, thái độ, hành vi của con người trong tình huống nhất định [4]

Trang 15

Trong giáo dục, trước hết là đánh giá học sinh, đánh giá giáo viên [5] Tất cả những người tham gia vào tiến trình giáo dục đều có thể là đối tượng để đánh giá Sự đánh giá ở mỗi đối tượng phải được xem xét theo những tiêu chuẩn và tiêu chí riêng cho phù hợp Những tiêu chuẩn và tiêu chí đó phải thật rõ ràng, cụ thể và việc đánh giá phải đảm bảo sự tôn trọng đối với con người Trong giáo dục, việc đánh giá được tiến hành ở nhiều cấp độ khác nhau như: đánh giá nhà trường, đánh giá hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên, kết quả học tập của học sinh, các thành tố của quá trình giáo dục, dạy học…

Đối với nhà trường và cơ sở giáo dục và đào tạo, đánh giá theo một số lĩnh vực như: Chương trình giáo dục, học liệu, trình độ chuyên môn và nhân cách giáo viên, cơ sở vật chất, kĩ thuật, phương pháp và công nghệ dạy học, kết quả học tập của học sinh, hiệu quả quản lý nhà trường [5]

Đánh giá các bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục như: Đánh giá các mục tiêu giáo dục, nhằm giúp cho việc lựa chọn mục tiêu hợp lý hơn, đánh giá các chương trình đào tạo, mục đích là xem xét tính khả thi và hiệu quả của chương trình ở các mặt (mục tiêu chương trình, cấu trúc nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập dự kiến áp dụng cũng như các nguồn tài liệu, thiết bị, đội ngũ, tài chính, mức độ thực hiện chương trình) đánh giá các phương pháp và kĩ thuật được sử dụng trong giáo dục hoặc giảng dạy [6]

Một vài lĩnh vực đánh giá trong giáo dục

+ Đánh giá kết quả học tập của người học

+ Đánh giá chương trình

+ Đánh giá giáo viên, giảng viên

+ Đánh giá nhà trường và các cơ sở giáo dục và đào tạo

- Chủ thể đánh giá trong giáo dục

Trong giáo dục, mỗi con người đều có thể là đối tượng đánh giá, đồng thời cũng lại là chủ thể đánh giá [7] Các nhà giáo dục bên trong một cơ sở giáo dục

và đào tạo tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo là những người đánh giá

Trang 16

thường xuyên nhất như: giáo viên tiến hành các hoạt động đánh giá học sinh của mình, đánh giá về rèn luyện đạo đức, đánh giá kết quả học tập….Việc đánh giá này nhằm đảm bảo các mối liên hệ giữa người đánh giá và đối tượng được đánh giá

+ Đánh giá bởi các chuyên gia hoặc người độc lập Họ được trao quyền tạm thời hoặc thường xuyên đánh giá sự cải cách, đánh giá các cơ sở giáo dục hoặc một hành động giáo dục cụ thể

+ Đánh giá những người xung quanh mình Công cụ đánh giá này thu được những thông tin đa dạng

+ Tự đánh giá bản thân về bản chất là sự tự nhận xét, đánh giá Để tự đánh giá cần phải tiến hành thu thập thông tin, phải phân tích, so sánh, tổng hợp… để rút

ra nhận định, kết luận về bản thân và có những điều chỉnh phù hợp Như vậy tự đánh giá không chỉ là một phương tiện bổ ích mà còn là một cách tốt để rèn tính

tự lập của học sinh

Trang 17

1.1.4 Quy trình đánh giá

Tùy thuộc vào đối tượng đánh giá, cấp độ và phạm vi đánh giá mà mỗi loại hình đánh giá sẽ được tiến hành theo các bước cụ thể [8] Tuy nhiên, một quy trình đánh giá chung thường bao gồm các bước sau:

Hình 1: Quy trình đánh giá

1.1.5 Các xu hướng đổi mới trong đánh giá

Cùng với sự phát triển kinh tế, sự thay đổi của xã hội, đòi hỏi giáo dục phổ thông nói chung, Giáo dục Tiểu học nói riêng phải có sự thay đổi [7] Dưới đây

là một số xu hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay Chuyển từ chủ yếu sử dụng đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng đa dạng các loại hình đánh giá, coi trọng đánh giá thường xuyên, định kì sau từng phần, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình giảng dạy và học tập (đánh giá quá trình)

Xác định mục đích đánh giá

Xác định tiêu chuẩn đánh giá

Thu thập các thông tin đánh giá

Đối chiếu các tiêu chuẩn với các thông tin đã thu thập

Kết luận và đưa ra những quyết định

Trang 18

- Chuyển dần từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu ghi nhớ, hiểu kiến thức, sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo

- Chuyển từ đánh giá một chiều (giáo viên đánh giá), sang đánh giá đa chiều (không chỉ giáo viên đánh giá mà học sinh cùng đánh giá - tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau)

- Chuyển đánh giá từ một hoạt động độc lập với quá trình dạy học sang hoạt động đánh giá được tích hợp vào quá trình dạy học, xem đánh giá là một phương pháp dạy học

- Sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các phần

mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ đánh giá (độ tin cậy, độ khó)

1.2 Nội dung dạy học các hình hình học và kĩ năng vẽ hình hình học trong Toán 2

+ Đường gấp khúc - độ dài đường gấp khúc

+ Chu vi hình tam giác - chu vi hình tứ giác

Trang 19

Hình học trong môn Toán 2 gồm các nội dung:

- Hình thành các biểu tượng hình học mới: Giới thiệu hình chữ nhật, hình tứ giác, đường thẳng, đường gấp khúc

- Tính độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc

- Tính chu vi của một số hình học

+ Hình thành công thức, kĩ năng tính chu vi: Hình tam giác, hình tứ giác

+ Thực hành vẽ hình: Hình chữ nhật, hình tứ giác, đường thẳng, đường gấp khúc

1.2.2 Kỹ năng vẽ hình hình học trong Toán 2

Kĩ năng vẽ hình hình học trong Toán 2 bao gồm:

- Kĩ năng nhận biết hình: Thông qua các hình ảnh, đồ dùng trực quan

- Kĩ năng lấy điểm

1.3.1 Khái niệm Rubric

Rubric là một cách đánh giá, là một công cụ đánh giá được sử dụng khá rộng rãi trong thực tiễn giáo dục và thực tiễn trên thế giới hiện nay

Các Rubric dùng trong dạy học được thiết kế cho các mục đích đánh giá khác nhau, song đều dựa cùng trên một nguyên tắc chung là so sánh, đối chiếu, kiểm chứng kết quả đạt được với các chuẩn và tiêu chí đã được thống nhất xây dựng trước khi thực hiện hoạt động Rubric là một cách đánh giá, công cụ đánh giá được sử dụng khá rộng rãi trong thực tiễn giáo dục và dạy học hiện nay trên thế giới

Rubric hiểu đơn giản là một phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí Rubric

là một công cụ đo lường mô tả các tiêu chí dựa trên sự thực hiện, hành vi hoặc

Trang 20

sản phẩm được so sánh và đo lường Rubric liệt kê các tiêu chí được thiết lập

cho một nhiệm vụ cụ thể và mức độ thành tích gắn liền với từng tiêu chí Chúng

thường được phát triển dưới dạng ma trận

Rubric là bảng mô tả chi tiết có tính hệ thống (theo chuẩn, tiêu chí và mức)

những kết quả (kiến thức, kĩ năng, thái độ) mà người học nên làm và cần phải

làm để đạt được mục tiêu cuối cùng khi thực hiện một nhiệm vụ cụ thể Các Theo Trần Kiều và Nguyễn Thị Lan Phương, Rubric là bản mô tả đầy đủ

những gì người học cần chứng tỏ để được xếp hạng năng lực giỏi, khá, trung

bình, yếu, kém đối với yêu cầu môn học [10]

Tóm lại, Rubric là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của

người học, được thể hiện bằng bản mô tả các tiêu chí đánh giá theo các cấp độ

khác nhau trên cơ sở các yêu cầu, mục tiêu cần đạt của môn học

1.3.2 Phân loại Rubric

Trong thực tiễn dạy học, cùng với các công cụ khác vẫn thường được dùng

để đánh giá kết quả học tập, Rubric được thiết kế theo nhiều mẫu, dạng khác

nhau tùy theo mục đích đánh giá Tính ưu việt của Rubric nằm ở chỗ nó cho

phép cùng một lúc có thể vừa cho điểm vừa xếp hạng kết quả thực hiện nhiệm

vụ học tập của người học [9]

Căn cứ vào chức năng và mục đích đánh giá, có thể chia Rubric thành 2 loại:

- Tổng hợp (Holistic)

- Phân tích (Analytic)

Rubric tổng hợp thường được sử dụng để đánh giá một cách tổng thể toàn bộ

quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc sản phẩm cụ thể Rubric tổng hợp không đòi

hỏi sự mô tả chi tiết về các tiêu chí (chỉ số) thực hiện của từng công đoạn hay

kết quả trung gian [11]

Rubric kiểu tổng hợp: Một Rubric kiểu chỉnh thể trình bày một mô tả của

mỗi cấp độ thành tích và cung cấp một điểm số dựa vào ấn tượng tổng thể về sự

thực hiện của học sinh ở nhiệm vụ

Trang 21

- Ưu điểm: Cho điểm nhanh, cung cấp một tổng quan về thành tích của học

sinh, hiệu quả khi cho điểm nhóm lớn

- Nhược điểm: Không cung cấp thông tin chi tiết, không chẩn đoán, có thể khó

khăn cho người đánh giá khi quyết định một điểm số tổng thể

- Dùng khi:

+ Muốn một phản ánh nhanh về thành tích

+ Một hướng đơn là đủ để xác định chất lượng

Ví dụ: Rubric kiểu tổng hợp đánh giá kĩ năng vẽ hình chữ nhật

Bảng 1: Rubric kiểu tổng hợp đánh giá kĩ năng vẽ hình chữ nhật

3 Nhận biết hình chữ nhật, lựa chọn công cụ phù hợp, kí hiệu

hình đúng, hình vẽ đẹp sạch sẽ, thời gian vẽ nhanh

2 Lựa chọn được công cụ vẽ hình, kí hiệu hình đúng, hình vẽ

chưa gọn gàng, sạch đẹp

1 Còn lúng túng khi lựa chọn công cụ vẽ hình, hình vẽ chưa sạch,

đẹp thời gian chậm

Rubric phân tích được sử dụng để đánh giá cho điểm từng công đoạn hoặc kết

quả trung gian trong quá trình người học thực hiện nhiệm vụ Các điểm đánh giá thành phần sẽ được cộng lại thành điểm tổng kết cuối cùng [12] Rubric phân tích đòi hỏi phải có sự mô tả chi tiết (đặc tả) các chỉ số tương ứng với tiêu chí, mức/cấp độ và điểm số [11]

Rubric kiểu phân tích: Một rubric kiếu phân tích trình bày một mô tả của mỗi cấp độ thành tích cho mỗi tiêu chí, và cung cấp một điểm số riêng cho mỗi tiêu

chí

- Ưu điểm: Cung cấp chi tiết hơn các phản hồi về sự thực hiện của học sinh,

cho điểm nhất quán hơn giữa các học sinh và tỉ lệ

- Nhược điểm: Tốn thời gian hơn

Trang 22

- Dùng khi:

+ Muốn biết sự mạnh, yếu

+ Muốn phản hồi chi tiết về sự thực hiện của học sinh

Ví dụ : Rubric kiểu phân tích đánh giá kĩ năng vẽ hình chữ nhật của học sinh lớp 2

Bảng 2: Rubric kiểu phân tích đánh giá kĩ năng vẽ hình chữ nhật

Lựa chọn không chính xác các công cụ

Chưa biết thực hiện thao tác vẽ hình

Hình chưa đúng

Trang 23

1.3.3 Nguyên tắc và quy trình thiết kế Rubric

Nguyên tắc thiết kế Rubric

Một Rubric được thiết kế tốt cần đáp ứng được những nguyên tắc cơ bản sau:

- “Lý tưởng hóa”: Các mô tả tiêu chí cần phải được diễn đạt theo phổ (dải)

đi từ mức cao nhất đến mức thấp nhất (hoặc ngược lại) [9]

- Phân hóa: Các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra được ranh giới (sự khác

biệt) giữa các mức/cấp độ hoàn thành đối với từng người học và giữa các người học với nhau [9]

- Khách quan hóa: Các mô tả tiêu chí cần phải thể hiện được hết các đặc

tính, khía cạnh của hoạt động hoặc kết quả sản phẩm thực hiện (theo mục tiêu), bởi lẽ tiêu chí đánh giá chính là sự “ diễn đạt lại mục tiêu” một cách cụ thể [9]

- Kích thích, tạo động lực phát triển: Các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra

được những định hướng mà người học người dạy cần hướng tới để thực hiện mục tiêu, giúp người học/người dạy tự đánh giá, đánh giá và cùng đánh giá [9]

Quy trình thiết kế chung của Rubric:

Về mặt lý thuyết, bất kỳ một hoạt động đánh giá nào cũng đều dựa trên việc

so sánh, đối chiếu và kiểm chứng đặc tính giá trị (tiêu chí cụ thể) của sự vật, hiện tượng với một chuẩn đã được thừa nhận nào đó Các tiêu chí được đánh giá theo cấp độ tương ứng với các mức chất lượng, giá trị của sự vật hiện tượng và

có thể được mã hóa (ví dụ bằng điểm số chất lượng) [1]

Để xây dựng các tiêu chí đánh giá môn học theo Rubric một cách hiệu quả, giáo viên cần thực hiện theo các bước sau đây:[8]

Bước 1: Chuẩn bị

- Giáo viên nghiên cứu nội dung, chương trình, mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt của từng môn học

- Lựa chọn hình thức trình bày Rubrics phù hợp

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ bộ môn xây dựng các tiêu chí

Trang 24

- Nghiên cứu cách viết các tiêu chí đánh giá nhận thức người học theo thang

Mô hình phát triển kỹ năng của Dreyfus (Dreyfus model of skill acquisition) Trong báo cáo nghiên cứu tại Đại học California, Berkeley, anh em nhà Dreyfus (1980) đã trình bày một mô hình về quá trình một người học hình thành và phát triển kỹ năng của họ thông qua giảng dạy và thực hành Quá trình này bao gồm

năm mức phát triển, từ người tập sự đến chuyên gia:1) Người tập sự - ở giai

đoạn này, các nhiệm vụ học tập chưa được đặt trong bối cảnh tình huống cụ thể

để người học có thể nhận diện ra chúng mà không cần đến kinh nghiệm về các tình huống đó Họ được cung cấp các nguyên tắc để giúp họ đưa ra quyết định dựa trên những đặc điểm „không mang tính tình huống‟ (non-situational) Trách nhiệm cá nhân chỉ dừng lại ở việc tuân thủ các nguyên tắc và không hề có sự

điều chỉnh những nguyên tắc này; 2) Người bắt đầu – người học bắt đầu nhận

diện các tình huống mang tính hoàn cảnh và áp dụng các quy tắc cho từng hoàn cảnh riêng biệt, bắt đầu trải nghiệm những tình huống ngoại lệ Tuy nhiên quyết

định của họ vẫn được đưa ra dựa trên việc áp dụng các quy tắc; 3) Người có

năng lực – giai đoạn này người học đối diện với nhiều nguyên tắc hơn và bắt

đầu học cách tổ chức sắp xếp các nguyên tắc/ ý kiến, lựa chọn được các thông tin tương thích, có liên quan, điều chỉnh được các nguyên tắc để hành động phù hợp với những tình huống bất ngờ, và bắt đầu cảm nhận được trách nhiệm của

cá nhân trong việc chủ động đưa ra quyết định; 4) Người thành thạo – khả năng

nhận diện giúp họ đánh giá được cái gì cần phải làm và họ biết sử dụng các nguyên tắc để quyết định nên làm như thế nào Họ có thể rút ra thông tin liên quan cho bản thân mình từ kinh nghiệm của người khác, thay vì nhìn nhận nó

như một toàn thể Trách nhiệm của họ gia tăng cùng với kinh nghiệm; 5) Chuyên

gia – không có quá trình phân tích hay lên kế hoạch hay yêu cầu hướng dẫn

Việc nhận diện được tình huống đi cùng với việc lên kế hoạch và hành động Dựa trên trực giác, họ biết phải làm gì trong tình huống được giao và thường xuyên tìm kiếm những cách thức giải quyết tình huống hiệu quả hơn Tóm lại,

Trang 25

mô hình Dreyfus phân loại trình độ phát triển theo tri thức, kĨ năng và kinh nghiệm, thông qua cách con người đạt tới và làm chủ kĩ năng của họ [16]

Bloom (Bloom‟s Taxonomy) Theo Benjamin Bloom nhận thức trong quá

trình học tập có các cấp độ sau:

(1) Biết: gồm ghi nhớ, nhận biết, tái hiện

(2) Hiểu: thông hiểu, diễn đạt theo ngôn ngữ của mình

(3) Ứng dụng: vận dụng vào các tình huống khác nhau và vào thực tiễn

(4) Phân tích: tách các thành tố của một kiến thức

(5) Tổng hợp: khái quát từ nhiều thành tố thành một vấn đề lớn

(6) Đánh giá: xem xét toàn bộ quá trình, đưa ra nhận định tổng quát

Học sinh tiểu học chỉ yêu cầu đánh giá theo 3 cấp độ: biết, hiểu, vận dụng

Vào giữa thập niên 90 của thế kỉ XX, học trò của Benjamin Bloom là Lorin Anderson cùng với các cộng sự đã đề xuất Thang Bloom tu chỉnh (Bloom‟s Revised Taxonomy) gồm các cấp độ như sau: 1) Nhớ, 2) Hiểu, 3) Vận dụng, 4) Phân tích, 5) Đánh giá, 6) Sáng tạo Như vậy, so với thang Bloom (1956), Anderson và các cộng sự đã điều chỉnh bậc thấp nhất là Nhớ thay vì là Biết, bỏ

đi bậc Tổng hợp và thêm vào bậc cao nhất là Sáng tạo Chính sự chú trọng đến việc phát triển tư duy sáng tạo của người học nên Thang Bloom tu chính đã nhận

sự ủng hộ của các cơ sở giáo dục - đào tạo, nhất là đối với các trường đại học

Bước 2 Viết các tiêu chí đánh giá theo từng cấp độ hoặc từng thang điểm

Sử dụng các động từ phù hợp để viết các tiêu chí đánh giá theo thang Bloom:

Bảng 3:Tiêu chí đánh giá theo thang Bloom

- Nhận xét

- Kết luận

Trang 26

Đối với học sinh tiểu học chỉ đánh giá theo 3 mức: biết, hiểu, vận dụng

Bước 3: Thảo luận, thống nhất các tiêu chí đánh giá môn học

Sau khi hoàn thành bản dự thảo, tổ trưởng tổ chức thảo luận, lấy ý kiến đóng góp của các giáo viên trong tổ Thống nhất ý kiến và điều chỉnh nếu cần thiết

Bước 4: Hoàn thành bản tiêu chí đánh giá môn học và trình cấp trên phê duyệt

Sau khi hoàn thành bản tiêu chí đánh giá môn học, tổ trưởng trình Hiệu trưởng phê duyệt Bản tiêu chí đánh giá sau khi được phê duyệt cần được phổ biến rộng rãi đến tất cả giáo viên và học sinh trong trường

Trang 27

Có thể tóm tắt quy trình thiết kế Rubric bằng sơ đồ sau:

Hình 2: Quy trình thiết kế Rubric

Xây dựng (chọn) chuẩn môn học (bài học)

Xác định mục tiêu môn học (bài học)

Xác định nhiệm vụ đánh giá

Xây dựng các tiêu chí

Viết mô tả chi tiết (lựa chọn chỉ số đặc thù)

Mã hóa bằng điểm số, chữ, kí hiệu…

Rà soát, chỉnh sửa, thử nghiệm Phân hạng tiêu chí tổng thể Phân hạng tiêu chí theo từng bộ phận

Trang 28

1.3.4 Áp dụng Rubric trong dạy học

Cùng với các phương tiện dạy học khác Rubric có thể được người dạy và người học sử dụng thường xuyên, liên tục trong quá trình dạy học với nhiều chức năng

khác nhau

- Định hướng, lập kế hoạch, xậy dựng động cơ học tập:

Rubric có thể được sử dụng như một bản hướng dẫn, mô tả chi tiết, rõ ràng về các mục tiêu cần hướng tới, nhiệm vụ cần thực hiện để đạt kết quả tốt nhất Từ

đó người học dễ dàng, chủ động lập kế hoạch học tập cho bản thân ngay từ khi bắt đầu môn học, chương học (bài học) [13] Trong quá trình triển khai dạy học, người dạy và người học có thể cùng điều chỉnh các mô tả trong Rubric cho phù hợp với năng lực và tiến bộ học tập của người học (nâng/giảm độ khó, điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí…)

Mặt khác, người học sẽ hình thành được động cơ học tập đúng đắn, có trách nhiệm hơn thông qua việc nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của chính bản thân khi so sánh, đối chiếu kết quả đạt được tại các thời điểm hoàn thành khác nhau với các tiêu chí được mô tả trong Rubric

- Hỗ trợ thúc đẩy quá trình dạy học tích cực

Từ các chuẩn cần đạt, mục tiêu, nhiệm vụ cần triển khai, người dạy và người học có thể thiết kế Rubric để sử dụng nhiều lần trong suốt quá trình dạy học: trước, trong và sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập như một bảng kiểm mục các hoạt động đặc thù của bài học [9] Rubric có thể được sử dụng linh hoạt trong trong các hình thức tổ chức dạy học đa dạng như làm việc nhóm, giờ thực hành (thí nghiệm, tham quan thực tế), giờ seminar, tự học, tự nghiên cứu… Việc thiết

kế các bài tập, nhiệm vụ học tập kèm theo Rubric cho phép tang cơ hội chia sẻ, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm học tập, giữa các cá nhân với nhau, giúp người học rèn luyện được tư duy bậc cao, tạo môi trường học tập thân thiện

Ngày đăng: 08/09/2017, 13:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nitko, A.J, & Brookhart, S.M , Educational assessment of students (5 th ed.), Upper Saddle River, NJ: Pearson/Prentice Hall, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Educational assessment of students
[2]. Nitko, A.J, Educational assessment of students (3 rd .ed), Upper Saddle River, NJ: Merrill, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Educational assessment of students (3"rd".ed)
[3]. Nguyễn Công Khanh, Vũ Quốc Chung, Lê Phương Nga, Tài liệu tập huấn Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học
[4].Trần Kiều, Nguyễn Thị Lan Phương Chỉ đạo đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ đạo đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
[5]. Moskal, B.M, Scoring rubric: what, when, and how?. Practical Assessment Research & Evaluation, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scoring rubric: what, when, and how?. Practical Assessment Research & Evaluation
[6]. Bộ Giáo dục và đào tạo, Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thông mới), 8/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thông mới)
[7]. Vũ Thị Phương Anh “Kiểm tra đánh giá để phục vụ học tập: xu hướng mới của thế giới và bài học cho Việt Nam”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học của viện nghiên cứu giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra đánh giá để phục vụ học tập: xu hướng mới của thế giới và bài học cho Việt Nam"”, Kỉ yếu "Hội thảo khoa học của viện nghiên cứu giáo dục
[8]. Lê Thị Ngọc Nhẫn, Vận dụng Rubric để xây dựng các tiêu chí đánh giá môn học, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng Rubric để xây dựng các tiêu chí đánh giá môn học
[9]. Tôn Quang Cường, Áp dụng đánh giá theo Rubric,Tạp chí giáo dục số 221 Khoa sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 9/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng đánh giá theo Rubric
[10]. Lâm Quang Thiệp, Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
[11]. Trần Thị Tuyết Oanh, Đánh giá và đo lường kết quả học tập, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá và đo lường kết quả học tập
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
[12]. Alen M.J , The Use of Rubrics for assessment, Grading, and Encourage Student Learing, Atlantic Assessment Conference, NC, USA, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Use of Rubrics for assessment, Grading, and Encourage Student Learing
[13]. Nguyễn Kim Dung, Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhận thức, Viện nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhận thức, Viện nghiên cứu Giáo dục
[14]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt – Bỉ, Dạy và học tích cực: Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực: Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
Nhà XB: NXB Đại học Sư Phạm
[15]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), Sách giáo khoa Toán 5, NXB Giáo dục Việt Nam – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Toán 5
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam – Bộ Giáo dục và Đào tạo
[16]. TS. Dương Thu Mai, Nghiên cứu, đề xuất khung kiến thức/ năng lực chung về ĐGGD và trọng tâm cho từng đối tượng liên quan, Báo cáo tại Hội thảo READ, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu, đề xuất khung kiến thức/ năng lực chung về ĐGGD và trọng tâm cho từng đối tượng liên quan
[17]. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Giáo trình Kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kiểm tra đánh giá trong giáo dục
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w