1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Thiết kế Rubric đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học trong dạy học toán 3

59 801 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

i --- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ NGÂN THIẾT KẾ RUBRIC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG VẼ HÌNH HÌNH HỌC TRONG DẠY HỌC TOÁN 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ch

Trang 1

i

-

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ NGÂN

THIẾT KẾ RUBRIC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG VẼ HÌNH HÌNH HỌC

TRONG DẠY HỌC TOÁN 3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học

Người hướng dẫn khoa học

TS PHẠM ĐỨC HIẾU

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Đức Hiếu đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp

Em xin cảm ơn các thầy/cô trong khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập

Em xin cảm ơn các thầy/cô tại các trường:

+ Trường tiểu học Thị trấn A ( Đông Anh - Hà Nội )

+ Trường tiểu học Uy Nỗ ( Đông Anh - Hà Nội )

+ Trường tiểu học Danh Thắng ( Hiệp Hòa - Bắc Giang )

+ Trường tiểu học Đức Thắng ( Hiệp Hòa - Bắc Giang )

đã giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu cơ sở thực tiễn cho khóa luận

Cuối cùng em kính chúc quý thầy/cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người của mình

Xuân Hòa, ngày 16 tháng 4 năm 2017

Người thực hiện

Nguyễn Thị Ngân

Trang 3

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Phạm Đức Hiếu Các kết quả nghiên cứu của đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo

Xuân Hòa, ngày 16 tháng 4 năm 2017

Người thực hiện

Nguyễn Thị Ngân

Trang 4

iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Khách thể nghiên cứu 3

5 Đối tượng nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Phạm vi nghiên cứu 3

8 Cấu trúc luận văn 3

NỘI DUNG 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC SỬ DỤNG RUBRIC TRONG ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG VẼ HÌNH MÔN TOÁN LỚP 3 4

1.1 Những vấn đề chung về đánh giá 4

1.1.1 Khái niệm về đánh giá 4

1.1.2 Mục đích của việc sử dụng rubric trong đánh giá kỹ năng vẽ hình môn toán lớp 3 5

1.1.3 Các lĩnh vực đánh giá 6

1.1.4 Quy trình đánh giá 8

1.1.5 Các xu hướng đổi mới trong đánh giá 9

1.2 Các hình hình học và kỹ năng vẽ hình hình học trong toán 3 11

1.2.1 Các hình hình học trong toán 3 11

1.2.2 Kỹ năng vẽ hình hình học trong toán 3 13

1.3 Rubric 14

1.3.1 Khái niệm 14

Trang

Trang 5

v

1.3.2 Phân loại Rubric 15

1.3.3 Nguyên tắc và quy trình thiết kế Rubric 17

1.3.4 Áp dụng rubric trong dạy học 20

Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG VẼ HÌNH HÌNH HỌC TRONG DẠY HỌC TOÁN 3 22

2.1 Mục đích và đối tượng khảo sát 22

2.1.1 Mục đích khảo sát 22

2.1.2 Đối tượng khảo sát 22

2.2 Nội dung khảo sát 22

2.3 Phương pháp khảo sát 23

2.4 Công cụ khảo sát 23

2.5 Kết quả khảo sát 25

Chương 3: THIẾT KẾ RUBRIC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG VẼ HÌNH HÌNH HỌC TRONG DẠY HỌC TOÁN 3 35

3.1 Nguyên tắc thiết kế rubric đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học trong dạy học toán cho học sinh lớp 3 35

3.1.1 Đảm bảo nguyên tắc chung trong kiểm tra đánh giá 35

3.1.2 Đảm bảo quy trình thiết kế rubric đánh giá 35

3.1.3 Đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình dạy học hình học 35

3.1.4 Đảm bảo phù hợp với đặc điểm của học sinh lớp 3 36

3.1.5 Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường 36

3.2 Quy trình thiết kế rubric đánh giá kỹ năng vẽ hình học trong dạy học toán 3 37

3.3 Rubric đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học trong dạy học Toán 3 42

3.3.2 Rubric phân tích đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học trong dạy học Toán 3 42

Trang 6

vi KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 7

vii

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1: Rubric tổng hợp 16 Bảng 2: Rubric phân tích: Hát và múa bài “ Cái cây xanh xanh” 16 Bảng 3: Sử dụng các động từ phù hợp để viết các tiêu chí đánh giá theo

thang Bloom 18 Bảng 4: Tầm quan trọng của kỹ năng vẽ hình hình học trong nội dung

dạy học hình hình học ở tiểu học 25 Bảng 5: Tầm quan trọng của kỹ năng vẽ hình hình học trong nội dung

dạy học hình hình học lớp 3 26 Bảng 6: Thực trạng kỹ năng vẽ hình hình học của học sinh lớp 3 hiện

nay 27 Bảng 7: Tầm quan trọng của việc đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học của

học sinh lớp 3 28 Bảng 8: Hiệu quả của hoạt động đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học tại

trường tiểu học hiện nay 29 Bảng 9: Thầy/cô thực hiện hoạt động đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học

của học sinh 30 Bảng 10: Thầy cô thực hiện hoạt động đánh giá kỹ năng về hình hình

học của học sinh vào thời điểm 31 Bảng 11: Thầy/cô thường đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học của học

sinh bằng phương thức nào 32 Bảng 12: Những đối tượng có thể tham gia đánh giá kỹ năng vẽ hình

hình học của học sinh 33 Bảng 13: Rubric tổng hợp 38

Trang

Trang 8

viii

Bảng 14: Rubric phân tích 38 Bảng 15: Rubric tổng hợp đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học trong dạy

học Toán 3 42 Bảng 16: Rubric phân tích đánh giá kỹ năng vẽ góc vuông, góc không

vuông 42 Bảng 17: Rubric phân tích đánh giá kỹ năng vẽ hình chữ nhật, hình

vuông 43 Bảng 18: Rubric phân tích đánh giá kỹ năng vẽ điểm ở giữa, trung điểm

của đoạn thẳng 44 Bảng 19: Rubric phân tích đánh giá kỹ năng vẽ hình tròn, tâm, đường

kính, bán kính 45

Trang 9

ix

MỤC LỤC HÌNH

Hình 1: Quy trình đánh giá 9

Hình 2 : Sự tác động lẫn nhau giữa các đối tượng tham gia đánh giá trong dạy học 10

Hình 3: Nội dung chương trình Toán 3 12

Hình 4: Chiều đánh giá của rubric 15

Hình 5: Quy trình thiết kế Rubric 19

Hình 6: Biểu đồ tầm quan trọng của kỹ năng vẽ hình hình học trong nội dung dạy học hình hình học ở tiểu học 26

Hình 7: Biểu đồ tầm quan trọng của kỹ năng vẽ hình hình học trong nội dung dạy học hình hình học lớp 3 27

Hình 8: Biểu đồ thực trạng kỹ năng vẽ hình hình học của học sinh lớp 3 hiện nay 28

Hình 9: Biểu đồ tầm quan trọng của việc đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học của học sinh lớp 3 29

Hình 10: Biểu đồ hiệu quả của hoạt động đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học tại trường tiểu học 30

Hình 11: Biểu đồ thầy/cô thực hiện hoạt động đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học của học sinh 31

Hình 12: Biểu đồ hoạt động đánh giá kỹ năng về hình hình học của học sinh vào thời điểm 32

Hình 13: Biểu đồ đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học của học sinh bằng các phương thức 33

Hình 14: Biểu đồ đối tượng có thể tham gia đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học của học 34

Hình 15: Rubric tổng hợp đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học trong dạy học Toán 3 42

Trang

Trang 10

số kỹ năng thực hành về nhận dạng, vẽ hình, tính chu vi và diện tích của hình

đó Rèn luyện và phát triển các phẩm chất tư duy (trí tưởng tượng không gian, năng lực phân tích, tổng hợp…) tích lũy những hiểu biết cần thiết cho cuộc sống và học tập của các em

Thực tế cho thấy môn hình học luôn gắn liền với thực tế, với cuộc sống, những hình mà học sinh học đều lấy từ thực tiễn như đường thẳng, tam giác, hình vuông, góc… và nếu học sinh không vẽ được hình thì khó có thể tư duy

để tính toán hay chứng minh được Như vậy học sinh gặp khó khăn để học giỏi môn hình học Muốn học hình học, trước hết “phải biết vẽ hình”, một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc vẽ hình Đánh giá kỹ năng vẽ hình của học sinh nhằm tìm ra phương pháp giúp các em khắc sâu và nắm được kiến thức hình học, có óc tưởng tượng phong phú về hình vẽ và hình thực tế,

Trang 11

kỹ năng vẽ hình cũng chưa được quan tâm đúng mức Đổi mới đánh giá là đổi mới trên cả ba phương diện: mục đích, công cụ và chủ thể đánh giá Tuy nhiên hiện nay, Rubric vẫn chưa được cập nhận một cách rộng rãi trong lý thuyết cũng như thực tiễn đánh giá trong dạy học nói chung và trong phân môn Toán nói riêng ở Việt Nam Rubric được nghiên cứu và vận dụng tốt vào đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học trong môn Toán lớp 3 ở nhà trường tiểu học thì chắc chắn sẽ mang lại nhiều hiệu quả

Với những lý do trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Thiết kế rubric đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học trong dạy học Toán 3” nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn Toán 3

2 Mục đích nghiên cứu

Thiết kế rubric đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học trong dạy học toán 3 Qua đó nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và góp phần đổi mới các phương pháp kiểm tra, đánh giá

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thiết kế rubric đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học trong dạy học toán 3

- Làm rõ thực trạng trong đánh giá kỹ năng vẽ hình của học sinh trong dạy học toán 3 ở trường tiểu học

- Thiết kế rubric mẫu để đánh giá kỹ năng vẽ hình trong dạy học toán cho học sinh lớp 3

Trang 12

3

4 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động đánh giá kỹ năng vẽ hình trong dạy học môn toán

5 Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học trong dạy học toán 3 bằng rubric

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp điều tra

+ Trường tiểu học Thị trấn A ( Đông Anh - Hà Nội )

+ Trường tiểu học Uy Nỗ ( Đông Anh - Hà Nội )

+ Trường tiểu học Danh Thắng ( Hiệp Hòa - Bắc Giang )

+ Trường tiểu học Đức Thắng ( Hiệp Hòa - Bắc Giang )

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài Phụ lục, phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo, cấu trúc

luận văn gồm 03 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của thiết kế Rubric đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học trong dạy học Toán 3

- Chương 2: Thực trạng đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học trong dạy học Toán 3

- Chương 3: Thiết kế Rubric đánh giá kỹ năng vẽ hình hình học trong dạy học Toán 3

Trang 13

1.1.1 Khái niệm về đánh giá

Khái niệm đánh giá được hiểu theo nghĩa chung nhất là quá trình thu thập, tổng hợp và diễn giải thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định [1; 2]

Theo Nitko và Brookhart [3], đánh giá trong giáo dục là một khái niệm rộng, nó được định nghĩa như một quá trình thu thập thông tin và sử dụng các thông tin này để ra quyết định về học sinh, về chương trình, về nhà trường và đưa ra các chính sách giáo dục Các quyết định liên quan đến học sinh bao gồm hoạt động giảng dạy trong lớp, xếp chỗ (xếp chỗ cho học sinh vào các chương trình học khác nhau), hướng dẫn và tư vấn, tuyển chọn học sinh để cấp học bổng… xác nhận năng lực học sinh

Như vậy, đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp

diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá ( hiểu biết hay năng lực của học sinh, chương trình, nhà trường…) một cách có hệ thống nhằm mục đích hiểu biết sâu và sử dụng các thông tin này để đưa ra quyết định về học sinh, về chương trình, về nhà trường hay đưa ra các chính sách giáo dục

Đánh giá trong lớp học là một thuật ngữ chung, đó là một quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin hay dữ liệu liên quan đến việc học tập và trải nghiệm của học sinh nhằm mục đích phát triển một sự hiểu biết sâu về điều gì học sinh biết, học sinh hiểu và học sinh làm được, như là kết quả của sự trải nghiệm giáo dục của chính các em, để đưa ra quyết định giáo dục liên quan đến

học sinh Như vậy đánh giá bao gồm tất cả các cách thức giáo viên thu thập và

sử dụng các loại thông tin định tính, định lượng thu thập được trong quá trình

Trang 14

5

giảng dạy trên lớp học nhằm đưa ra những phán xét, nhận định, quyết định Các thông tin này cũng được chính học sinh sử dụng để cải tiến học tập, đồng thời giúp giáo viên hiểu học trò mạnh điểm gì, yếu điểm gì… để lập kế hoạch giảng dạy và điều chỉnh việc giảng dạy… phân loại, xếp hạng và thiết lập một môi trường tương tác văn hóa xã hội giúp cho học sinh học tập tiến bộ hơn [4; 5]

1.1.2 Mục đích của việc sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng vẽ hình môn toán lớp 3

Để việc đánh giá đạt được kết quả cao thì việc sử dụng Rubric trong đánh giá là quan trọng Đánh giá theo 3 hướng: đánh giá để phát triển học tập, đánh

giá như là quá trình học và đánh giá quá trình học tập

- Đánh giá để phát triển học tập hay đánh giá vì sự tiến bộ của người

học [6]: là xác định được rõ mức độ đạt kiến thức, kỹ năng bằng cách nào học

sinh đạt được, sự tiến bộ của các em thế nào, học sinh đang gặp khó khăn gì trong việc đạt mục tiêu học tập… Đánh giá để phát triển học tập đòi hỏi giáo viên sử dụng thông tin về kết quả kiểm tra, đánh giá để cải thiện hoạt động giảng dạy, phát triển năng lực của học sinh Kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ nghĩa là đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp giáo viên biết từng học sinh tiến bộ đến đâu, những lĩnh vực nào có sự tiến bộ, chỗ nào còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy học Đánh giá để phát triển học tập hay sự tiến bộ của học sinh thay vì để xếp hạng, nhằm chủ yếu phản hồi cho người học biết những điểm mạnh, điểm yếu để học sinh điều chỉnh cách học, cải thiện thành tích, đánh giá phải làm sao để học sinh không sợ hãi, không bị thương tổn để thúc đẩy học sinh nỗ lực học tập Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh còn có ý nghĩa là sự đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh so sánh phát hiện mình thay đổi thế nào trên con đường đạt mục tiêu học tập của cá nhân đã đặt ra

Trang 15

6

- Đánh giá như một phương pháp học tập/ đánh giá là hoạt động học

tập [6; 7]: cho phép học sinh phản ánh nói ra những suy nghĩ, kể cả những suy

nghĩ không đúng và tự đánh giá sự tiến bộ của mình theo mục tiêu học tập cá nhân Khi xem đánh giá với tư cách là một quá trình học tập, thì học sinh không chỉ là người bị đánh giá mà còn là người cùng tham gia đánh giá, giáo viên giúp học sinh học sinh học cách tự phản hồi để biết cách mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để điều chỉnh hoạt động học của chính mình Đánh giá như là hoạt động học tập đòi hỏi giáo viên phải chỉ dẫn cho học sinh cách thức đánh giá thế nào, học sinh phải học được cách đánh giá của giáo viên, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá Có như vậy, học sinh mới chủ động tự phản hồi, giám sát kết quả học tập của mình tiến bộ đến đâu, tốt hay chưa tốt thế nào Đánh giá phải tạo ra, nâng cao năng lực đánh giá của chính người học, tức là giúp các em hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau,… để phát triển năng lực tự học của từng học sinh [5] Đây cũng là mục tiêu giáo dục

- Đánh giá về kết quả học tập : hỗ trợ giáo viên cách sử dụng chứng cứ

để xác nhận kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu và chuẩn Sau khi học sinh kết thúc một giai đoạn học thì tổ chức đánh giá tổng kết; kết quả đánh giá thường là những điểm số dung để xếp hạng, phân loại học sinh, đối chiếu với mục tiêu và chuẩn để biết học sinh đã đạt được ở mức độ nào [4]

Như vậy, từ 3 hướng đánh giá trên, mục đích của việc sử dụng rubric trong đánh giá kỹ năng vẽ hình môn toán lớp 3 là vì sự tiến bộ của người học; phát triển năng lực của từng học sinh và xếp loại, phân loại học sinh

1.1.3 Các lĩnh vực đánh giá

- Đối tượng đánh giá trong giáo dục [8]

Các đối tượng đánh giá trong giáo dục rất đa dạng: đánh giá về nhận thức, thái độ, hành vi của con người trong tình huống nhất định

Trang 16

7

Trong giáo dục, trước hết là đánh giá học sinh, đánh giá giáo viên Tất

cả những người tham gia vào tiến trình giáo dục đều có thể là đối tượng để đánh giá Tất nhiên, sự đánh giá ở mỗi đối tượng phải được xem xét theo những tiêu chuẩn và tiêu chí riêng cho phù hợp Những tiêu chuẩn và tiêu chí đó phải thật

rõ ràng, cụ thể và việc đánh giá phải đảm bảo sự tôn trọng đối với con người Trong giáo dục, việc đánh giá được tiến hành ở nhiều cấp độ khác nhau như: đánh giá hệ thống giáo dục, đánh giá một nhà trường, một cơ sở giáo dục và đào tạo, đánh giá hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên, kết quả học tập của học sinh, các thành tố của quá trình giáo dục, dạy học…

Đánh giá hệ thống giáo dục của một quốc gia như: đánh giá chất lượng, hiệu quả của công tác tổ chức, quản lý, đào tạo, đánh giá kết quả của một cuộc cải cách giáo dục, đánh giá hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động giáo dục của sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo…

Đối với nhà trường và cơ sở giáo dục và đào tạo, đánh giá theo một số lĩnh vực như: chương trình giáo dục, học liệu; trình độ chuyên môn và nhân cách giáo viên; cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương pháp và công nghệ dạy học; kết quả học tập của học sinh; hiệu quả quản lý nhà trường

Đánh giá các bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục như: Đánh giá các mục tiêu giáo dục, nhằm giúp cho việc lựa chọn mục tiêu hợp lý hơn, đánh giá các chương trình đào tạo, mục đích là xem xét tính khả thi và hiệu quả của chương trình ở các mặt (mục tiêu chương trình, cấu trúc nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập dự kiến áp dụng cũng như các nguồn tài liệu, thiết bị, đội ngũ, tài chính, mức độ thực hiện chương trình); đánh giá các phương pháp và kĩ thuật được sử dụng trong giáo dục hoặc giảng dạy Sau đây

sẽ đề cập cụ thể hơn một vài lĩnh vực đánh giá trong giáo dục

 Đánh giá kết quả học tập của người học

 Đánh giá chương trình

Trang 17

8

 Đánh giá giáo viên, giảng viên

 Đánh giá nhà trường và các cơ sở giáo dục và đào tạo

- Chủ thể đánh giá trong giáo dục [8]

Trong giáo dục, mỗi con người đều có thể là đối tượng đánh giá, đồng thời cũng lại là chủ thể đánh giá Các nhà giáo dục bên trong một cơ sở giáo dục và đào tạo tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo là những người đánh giá thường xuyên nhất như: giáo viên tiến hành các hoạt động đánh giá học sinh của mình, đánh giá về rèn luyện đạo đức, đánh giá kết quả học tập… Việc đánh giá này nhằm đảm bảo các mối liên hệ giữa người đánh giá và đối tượng được đánh giá

+ Đánh giá bởi các chuyên gia hoặc người độc lập Họ được trao quyền tạm thời hoặc thường xuyên đánh giá sự cải cách, đánh giá các cơ sở giáo dục hoặc một hành động giáo dục cụ thể

+ Đánh giá những người xung quanh mình Công cụ đánh giá này thu được những thông tin đa dạng

+ Tự đánh giá bản thân về bản chất là sự tự nhận xét, đánh giá Để tự đánh giá cần phải tiến hành thu thập thông tin, phải phân tích, so sánh, tổng hợp… để rút ra nhận định, kết luận về bản thân và có những điều chỉnh phù hợp Như vậy tự đánh giá không chỉ là một phương tiện bổ ích mà còn là một cách tốt để rèn tính tự lập của học sinh

1.1.4 Quy trình đánh giá

Tùy thuộc vào đối tượng đánh giá, cấp độ và phạm vi đánh giá mà mỗi loại hình đánh giá sẽ được tiến hành theo các bước cụ thể [8] Tuy nhiên, một quy trình đánh giá chung thường bao gồm các bước sau:

Trang 18

9

Hình 1: Quy trình đánh giá

1.1.5 Các xu hướng đổi mới trong đánh giá

Cùng với sự phát triển kinh tế, sự thay đổi của xã hội, đòi hỏi giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng phải có sự thay đổi [5; 9] Dưới đây là một số xu hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay

- Chuyển từ chủ yếu sử dụng đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng

đa dạng các loại hình đánh giá, coi trọng đánh giá thường xuyên, định kì sau từng phần, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình giảng dạy và học tập (đánh giá quá trình)

- Chuyển dần từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu ghi nhớ, hiểu kiến thức, sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo

Xác định mục đích đánh giá

Kết luận và đưa ra những quyết định

Xác định tiêu chuẩn đánh giá

Thu thập các thông tin đánh giá

Đối chiếu các tiêu chuẩn với các thông tin đã thu thập

Trang 19

10

- Chuyển từ đánh giá một chiều (giáo viên đánh giá) sang đánh giá đa chiều (không chỉ giáo viên đánh giá mà học sinh cùng đánh giá – tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau) ( Hình 2)

Hình 2 : Sự tác động lẫn nhau giữa các đối tượng tham gia đánh giá

trong dạy học

Chuyển đánh giá từ một hoạt động độc lập với quá trình dạy học sang hoạt động đánh giá được tích hợp vào quá trình dạy học, xem đánh giá là một phương pháp dạy học

- Sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ đánh giá (độ tin cậy,

Giáo viên

Trang 20

11

Vấn đề giáo viên gặp khó khăn nhiều nhất khi thực hiện Thông tư 30 là việc đánh giá học sinh Có 2 mức để đánh giá học sinh: hoàn thành và chưa hoàn thành Cách đánh giá như thế nặng về định tính, không khơi dậy đươc tinh thần phấn đấu và nỗ lực của học sinh

Thông tư 22 sẽ khắc phục bằng 3 mức đánh giá: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành Xét về mặt tâm lý tiếp nhận, 3 mức này nhìn nhận

rõ ràng hơn kết quả phấn đấu của học sinh, phụ huynh sẽ nắm bắt rõ hơn mức

độ đạt được của con mình

Việc đánh giá theo 3 mức sẽ được giáo viên thực hiện vào giữa kì, cuối mỗi học kì, cung cấp những thông tin phản hồi rất hữu ích liên quan đến quá trình học tập của học sinh, những lĩnh vực nào có sự tiến bộ, lĩnh vực học tập nào còn khó khăn Đồng thời, giúp học sinh nhận ra mình thiếu hụt những gì

so với chuẩn kiến thức, kỹ năng hay yêu cầu, mục tiêu bài học để cả giáo viên

và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học

Thông tư 22 cũng quy định thông qua quá trình đánh giá thường xuyên đến giữa và cuối mỗi học kì, lượng hóa mỗi năng lực, phẩm chất thành ba mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng (trước đây theo Thông tư 30 chỉ có 2 mức Đạt và Chưa đạt)

Việc lượng hóa này, cho phép giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh xác định được mức độ hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện Từ đó giáo viên, nhà trường có những giải pháp kịp thời giúp đỡ học sinh khắc phục hạn chế, phát huy những điểm tích cực để các em ngày một tiến bộ hơn

1.2 Các hình hình học và kỹ năng vẽ hình hình học trong toán 3

1.2.1 Các hình hình học trong toán 3

Các nội dung hình hình học trong chương trình Toán 3 được liệt kê trong hình 3 [11]

Trang 21

12

Hình 3: Nội dung chương trình Toán 3

Ta có thể căn cứ vào mạch kiến thức của chương trình toán 3 cùng với kiến thức về số học, giải toán có lời văn thì dạy các yếu tố hình học là cơ hội tốt nhất để phát triển năng lực trí tuệ [12]

Hình học trong môn Toán 3 gồm 3 nội dung:

- Hình thành các biểu tượng hình học mới

+ Giới thiệu các góc vuông và các góc không vuông

+ Giới thiệu tâm, bán kính, đường kính của hình tròn

- Tính chu vi, diện tích của một số hình học

+ Giới thiệu diện tích một hình

+ Hình thành công thức, kỹ năng tính chu vi và diện tích hình chữ nhật, hình vuông

- Góc vuông, góc không vuông

- Đơn vị đo của một hình

- Đơn vị đo diện tích Xăng ti mét vuông

- Diện tích hình chữ nhật

- Diện tích hình vuông

Học sinh cần thiết phát triển kỹ năng

vẽ hình

Trang 22

13

- Thực hành vẽ hình

+ Thực hành vẽ góc vuông bằng thước kẻ và ê ke

+ Vẽ đường tròn bằng compa

1.2.2 Kỹ năng vẽ hình hình học trong toán 3

Đối với học sinh lớp 3, khi học các yếu tố hình học học sinh phải nhận biết các góc bằng hình ảnh trực quan, vẽ được góc bằng thước thẳng và ê ke, nhận biết được góc vuông và góc không vuông; nhận biết được các yếu tố của hình (góc, đỉnh, cạnh ) và đặc điểm của hình chữ nhật và hình vuông

- Dựa vào đặc điểm về cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông bước đầu ứng dụng vào thực tế

- Phân biệt được điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng

- Biết cách sử dụng compa để vẽ hình tròn và nắm được tâm, bán kính, đường kính và thực hành vẽ trang trí hình tròn

Từ những kiến thức trên, học sinh vận dụng vào việc nhận dạng hình, ghép hình, vẽ hình và giải được các bài toán có liên quan đến hình học

Liên quan tới vẽ các hình hình học mà học sinh được học thì kỹ năng vẽ hình hình học trong Toán 3 bao gồm:

+ Kỹ năng sử dụng compa, e-ke trong vẽ hình

+ Kỹ năng vẽ các đoạn thẳng, đường thẳng, hình

Trang 23

và kiểm chứng kết quả đạt được với các chuẩn và tiêu chí đã được thống nhất xây dựng trước khi thực hiện hoạt động

Theo Trần Kiều và Nguyễn Thị Lan Phương [5], Rubric là bản mô tả đầy

đủ những gì người học cần chứng tỏ để được xếp hạng năng lực giỏi, khá, trung bình,yếu, kém đối với yêu cầu môn học

Tóm lại, Rubric là một công cụ dúng để đánh giá kết quả học tập của

người học được thể hiện bằng bản mô tả các tiêu chí đánh giá theo các cấp độ khác nhau trên cơ sở các yêu cầu, mục tiêu cần đạt của môn học

Có thể coi mỗi Rubric là một ma trận giúp xác định giá trị kết quả mà người học đạt được tại một “tọa độ” của kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ [13]

“ Tọa độ giá trị” này của người học được xác định và mô tả chi tiết theo

chuẩn tiêu chí (chỉ số) và mức chất lượng

Trang 24

15

Mức chất lượng

Hình 4: Chiều đánh giá của rubric

1.3.2 Phân loại Rubric

Trong thực tiễn dạy học, cùng với các công cụ khác vẫn thường được dung để đánh giá kết quả học tập, Rubric được thiết kế theo nhiều mẫu, dạng khác nhau tùy theo mục đích đánh giá Tính ưu việt của Rubric nằm ở chỗ nó cho phép cùng một lúc có thể vừa cho điểm vừa xếp hạng kết quả thực hiện

nhiệm vụ học tập của người học

Căn cứ vào chức năng và mục đích đánh giá, có thể chia Rubric thành 2

loại như sau [14]:

- Tổng hợp (Holistic)

- Phân tích(Analytic)

Rubric tổng hợp thường được sử dụng để đánh giá một cách tổng thể

toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc sản phẩm cụ thể Rubric tổng hợp

không đòi hỏi sự mô tả chi tiết về các tiêu chí ( chỉ số) thực hiện của từng công đoạn hay kết quả trung gian

Trang 25

4 Hoàn thành đầy đủ các bài tập, chất lượng tốt, đúng hạn

3 Hoàn thành đầy đủ các bài tập, chất lượng tương đối tốt, đúng hạn

2 Hoàn thành hầu hết các bài tập, còn mắc lỗi, đúng hạn

1 Hoàn thành được một số bài tập, còn mắc nhiều lỗi

0 Không thực hiện nhiệm vụ

Rubric phân tích được sử dụng để đánh giá cho điểm từng công đoạn

hoặc kết quả trung gian trong quá trình người học thực hiện nhiệm vụ Các điểm đánh giá thành phần sẽ được cộng lại thành điểm tổng kết cuối cùng Rubric phân tích đòi hỏi phải có sự mô tả chi tiết (đặc tả) các chỉ số tương ứng với tiêu chí, mức/cấp độ và điểm số

*Ví dụ

Bảng 2: Rubric phân tích: Hát và múa bài “ Cái cây xanh xanh”

Tiêu chí Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Hát Đã thuộc lời bài hát,

hát tròn chữ, trôi chảy, có ngữ điệu hay

Đã thuộc lời bài hát, hát tròn chữ, trôi chảy, chưa có ngữ điệu

Chưa thuộc bài hát

Múa Múa đúng nhịp, hay,

đẹp

Múa đúng động tác vẫn còn ngập ngừng

Chưa thuộc động tác múa

Trang 26

- “Lý tưởng hóa”: Các mô tả tiêu chí cần phải được diễn đạt theo phổ

(dải) đi từ mức cao nhất đến mức thấp nhất (hoặc ngược lại)

- Phân hóa: Các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra được ranh giới (sự khác

biệt) giữa các mức/cấp độ hoàn thành đối với từng người học và giữa các người học với nhau

- Khách quan hóa: các mô tả tiêu chí cần phải thể hiện được hết các

đặc tính, khía cạnh của hoạt động hoặc kết quả sản phẩm thực hiện (theo mục tiêu), bởi lẽ tiêu chí đánh giá chính là sự “ diễn đạt lại mục tiêu” một cách cụ thể

- Kích thích, tạo động lực phát triển: các mô tả tiêu chí cần phải chỉ

ra được những định hướng mà người học người dạy cần hướng tới để thực hiện mục tiêu, giúp người học/người dạy tự đánh giá, đánh giá và cùng đánh giá

Quy trình thiết kế

Về mặt lý thuyết, bất kỳ một hoạt động đánh giá nào cũng đều dựa trên việc so sánh, đối chiếu và kiểm chứng đặc tính giá trị (tiêu chí cụ thể) của sự vật, hiện tượng với một chuẩn đã được thừa nhạn nào đó Các tiêu chí được đánh giá theo cấp độ tương ứng với các mức chất lượng, giá trị của sự vật hiện tượng và có thể được mã hóa (ví dụ bằng điểm số chất lượng)

Dựa theo Lê Thị Ngọc Nhẫn [14] để xây dựng đánh giá các tiêu chí môn học theo Rubric một cách hiệu quả, giáo viên cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị

- Giáo viên nghiên cứu nội dung, chương trình, mục tiêu, chuẩn kiến thức,

kĩ năng cần đạt của từng môn học

Trang 27

18

- Lựa chọn hình thức trình bày Rubric phù hợp

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ bộ môn xây dựng các tiêu chí

- Nghiên cứu cách viết các tiêu chí đánh giá nhận thức người học theo thang Bloom Theo Benjamin Blooom, nhận thức trong quá trình học tập có các cấp độ sau [16]:

(1) Biết: gồm ghi nhớ, nhận biết, tái hiện

(2) Hiểu: thông hiểu, diễn đạt theo ngôn ngữ của mình

(3) Ứng dụng: vận dụng vào các tình huống khác nhau và vào thực tiễn (4) Phân tích: tách các thành tố của một kiến thức

(5) Tổng hợp: khái quát từ nhiều thành tố thành một vấn đề lớn

(6) Đánh giá: xem xét toàn bộ quá trình, đưa ra nhận định tổng quát Bước 2 Viết các tiêu chí đánh giá theo từng cấp độ hoặc từng thang điểm Bảng 3: Sử dụng các động từ phù hợp để viết các tiêu chí đánh giá

theo thang Bloom:

Biết Hiểu Ứng dụng Phân tích Tổng hợp Đánh giá

- Vận dụng -Chứng minh

- Tính toán -Thực hành…

- Phân tích

- Liên hệ

- Suy luận -Đối chiếu

-Báo cáo -Tổng hợp -Cải tiến -Phát triển…

- Lựa chọn

- Nhận xét -Kết

luận…

Tuy nhiên, trên thực tế đánh giá trong giáo dục ở trường tiểu học ở trường tiểu học hiện nay chỉ dừng lại với các tiêu chí: biết, hiểu, vận dụng

Trang 28

19

Bước 3: Thảo luận, thống nhất các tiêu chí đánh giá môn học

Sau khi hoàn thành bản dự thảo, tổ trưởng tổ chức thảo luận, lấy ý kiến đóng góp của các giáo viên trong tổ Thống nhất ý kiến và điều chỉnh nếu cần thiết

Bước 4: Hoàn thành bản tiêu chí đánh giá môn học và trình cấp trên phê duyệt

Sau khi hoàn thành bản tiêu chí đánh giá môn học, tổ trưởng trình hiệu trưởng phê duyệt Bản tiêu chí đánh giá sau khi được phê duyệt cần được phổ biến rộng rãi đến tất cả giáo viên và học sinh trong trường

Có thể tóm tắt quy trình thiết kế Rubric bằng sơ đồ sau [13]:

Xây dựng (chọn) chuẩn môn học (bài học)

Xác định mục tiêu môn học (bài học)

Xác định nhiệm vụ đánh giá

Xây dựng các tiêu chí

Hình 5: Quy trình thiết kế Rubric

Viết mô tả chi tiết (lựa chọn chỉ số đặc thù)

Mã hóa bằng điểm số, chữ, kí hiệu…

Rà soát, chỉnh sửa, thử nghiệm Phân hạng tiêu chí tổng thể Phân hạng tiêu chí theo từng bộ phận

Trang 29

20

1.3.4 Áp dụng rubric trong dạy học

Cùng với các phương tiện dạy học khác Rubric có thể được nhiều dạy và người học sử dụng thường xuyên, liên tục trong quá trình dạy học với nhiều chức năng khác nhau

- Định hướng, lập kế hoạch, xậy dựng động cơ học tập :

Rubric có thể được sử dụng như một bản hướng dẫn, mô tả chi tiết, rõ ràng về các mục tiêu cần hướng tới, nhiệm vụ cần thực hiện để đạt kết quả tốt nhất Từ đó người học dễ dàng, chủ động lập kế hoạch học tập cho bản thân ngay từ khi bắt đầu môn học, chương học (bài học) Trong quá trình triển khai dạy học, người dạy và người học có thể cùng điều chỉnh các mô tả trong Rubric cho phù hợp với năng lực và tiến bộ học tập của người học (nâng/giảm độ khó, điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí…)

Mặt khác, người học sẽ hình thành được động cơ học tập đúng đắn, có trách nhiệm hơn thông qua việc nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của chính bản thân khi so sánh, đối chiếu kết quả đạt được tại các thời điểm hoàn thành khác nhau với các tiêu chí được mô tả trong Rubric…

- Hỗ trợ thúc đẩy quá trình dạy học tích cực

Từ các chuẩn cần đạt, mục tiêu, nhiệm vụ cần triển khai, người dạy và người học có thể thiết kế Rubric để sử dụng nhiều lần trong suốt quá trình dạy học: trước, trong và sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập như một bảng kiểm mục các hoạt động đặc thù của bài học Rubric có thể được sử dụng linh hoạt trong trong các hình thức tổ chức dạy học đa dạng như làm việc nhóm, giờ thực hành (thí nghiệm, tham quan thực tế), giờ semina, tự học, tự nghiên cứu… Việc thiết kế các bài tập, nhiệm vụ học tập kèm theo Rubric cho phép tăng cơ hội chia sẻ, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm học tập, giữa các cá nhân với nhau, giúp người học rèn luyện được tư duy bậc cao, tạo môi trường học tập thân thiện…

Ngày đăng: 07/09/2017, 09:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Vũ Thị Phương Anh, “Kiểm tra đánh giá để phục vụ học tập: xu hướng mới của thế giới và bài học cho Việt Nam”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học của viện nghiên cứu giáo dục, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra đánh giá để phục vụ học tập: xu hướng mới của thế giới và bài học cho Việt Nam"”, Kỉ yếu "Hội thảo khoa học của viện nghiên cứu giáo dục
[2]. Nguyễn Kim Dung, Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhận thức, Viện nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhận thức, Viện nghiên cứu Giáo dục
[3]. Nitko, A.J, & Brookhart, S.M, Educational assessment of students (5 th ed.), Upper Saddle River, NJ: Pearson/Prentice Hall, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Educational assessment of students
[4]. Nguyễn Công Khanh, Vũ Quốc Chung, Lê Phương Nga, Tài liệu tập huấn Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học
[5]. Trần Kiều, Nguyễn Thị Lan Phương, Chỉ đạo đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ đạo đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
[6]. Trần Thị Tuyết Oanh, Đánh giá và đo lường kết quả học tập, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá và đo lường kết quả học tập
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
[7]. Lâm Quang Thiệp, Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
[8]. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Giáo trình Kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kiểm tra đánh giá trong giáo dục
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
[9]. Bộ Giáo dục và đào tạo, Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thông mới), Hà Nội, 8/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thông mới)
[11]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), Sách giáo khoa Toán 3, Nxb Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Toán 3
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
[12]. Nguyễn Thị Lý, SKKN Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy các yếu tố hình học lớp 3, Trường tiểu học Sông Đốc, Cà Mau, 9/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: SKKN Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy các yếu tố hình học lớp 3
[13]. Tôn Quang Cường (9/2009), Áp dụng đánh giá theo Rubric,Tạp chí giáo dục số 221 Khoa sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 9/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng đánh giá theo Rubric
[14]. Lê Thị Ngọc Nhẫn, Vân dụng Rubric để xây dựng các tiêu chí đánh giá môn học, Tạp chí khoa học trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vân dụng Rubric để xây dựng các tiêu chí đánh giá môn học
[15]. Alen M.J, The Use of Rubrics for assessment, Grading, and Encourage Student Learing, Atlantic Assessment Conference, NC, USA, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Use of Rubrics for assessment, Grading, and Encourage Student Learing
[16]. Benjamin.S. Bloom, Thang đo Bloom, Đại học Chicago, USA, 1956 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thang đo Bloom
[17]. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Tâm lí học lứa tuổi Tiểu học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 2009 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w