8. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Nội dung quản lý
1.5.2.1. Quản lý mục tiêu, nhiệm vụ bồi dưỡng
Việc xác định chính xác mục tiêu, nhiệm vụ bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT có ý nghĩa quan trọng vì mục tiêu bồi dƣỡng quy định các nhiệm vụ, chi phối việc lựa chọn nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, các con đƣờng và hình thức tổ chức hoạt động bồi dƣỡng.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT, Bí thƣ Tỉnh đoàn cần chỉ đạo việc xác định mục tiêu bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn thống nhất với mục tiêu phát triển nhân cách nghề nghiệp cho nhà giáo dục - giáo viên trƣờng THPT là xây dựng nhân cách nhà giáo dục - ngƣời cán bộ của tổ chức Đoàn trƣờng THPT trong giai đoạn cách mạng mới, với những yêu cầu cơ bản về phẩm chất, kiến thức về tổ chức các hoạt động đoàn thể và kỹ năng của ngƣời lãnh đạo, tổ chức, quản lý hoạt động Đoàn trong trƣờng học, gồm: Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động Đoàn, kỹ năng soạn thảo văn bản công tác Đoàn, kỹ năng làm việc theo nhóm hiệu quả trong tổ chức hoạt động Đoàn, kỹ năng trình bày, kỹ năng tƣ vấn trong hoạt động Đoàn.
Thực hiện tốt việc quản lý mục tiêu, nhiệm vụ bồi dƣỡng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho hoạt động bồi dƣỡng mang lại sự phát triển về hệ thống kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn, giúp ngƣời cán bộ Đoàn tổ chức hoạt động Đoàn ở trƣờng học đạt kết quả cao (quản lý chất lƣợng).
1.5.2.2. Quản lý nội dung bồi dưỡng
Bí thƣ tỉnh Đoàn chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện nội dung bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT cần tập trung vào hệ thống kỹ năng cần thiết để giúp ngƣời cán bộ Đoàn tổ chức tốt hoạt động Đoàn trong nhà trƣờng. Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xác định nội dung quản lý cần tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:
- Bồi dƣỡng kỹ năng lập kế hoạch hoạt động Đoàn. - Bồi dƣỡng kỹ năng soạn thảo văn bản công tác Đoàn. - Bồi dƣỡng kỹ năng trình bày.
- Bồi dƣỡng kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả trong tổ chức hoạt động Đoàn. - Bồi dƣỡng kỹ năng tƣ vấn trong hoạt động Đoàn.
Quản lý nội dung bồi dƣỡng các kỹ năng trên cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT đòi hỏi bí thƣ tỉnh Đoàn cần quan tâm chỉ đạo, giám sát việc xây dựng nội dung trong kế hoạch, chƣơng trình tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng ở các cấp độ tổng thể hoặc cụm; giao việc lập kế hoạch cho các Ban chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ của từng Ban, trong đó Ban thanh thiếu nhi - trƣờng học tỉnh đoàn phụ trách công tác tổ chức, lập kế hoạch hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT. Quản lý nội dung bồi dƣỡng kỹ năng cần đảm bảo thực hiện theo nhiệm kì công tác; theo năm học; chƣơng trình công tác Đoàn trƣờng học do Trung ƣơng Đoàn, tỉnh Đoàn phát động và kế hoạch thực hiện chƣơng trình giáo dục của các nhà trƣờng; bám sát nhu cầu bồi dƣỡng của cán bộ Đoàn và quan điểm chỉ đạo của Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
1.5.2.3. Quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng
Bí thƣ tỉnh Đoàn chỉ đạo giảng viên tham gia hoạt động bồi dƣỡng sử dụng hệ thống phƣơng pháp sau đây khi thực hiện hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn, gồm: Phƣơng pháp thuyết trình; Phƣơng pháp đàm thoại; Phƣơng pháp cùng tham gia; Phƣơng pháp luyện tập; Phƣơng pháp thực hành; Phƣơng pháp sắm vai và xử lý tình huống; Phƣơng pháp trực quan; phƣơng pháp thảo luận; phƣơng pháp hoạt động nhóm; phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá... Mỗi phƣơng pháp trên đều có ƣu điểm, hạn chế nhất định nên cần có sự lựa chọn, vận dụng phối hợp một cách hợp lý trong quá trình tổ chức hoạt động bồi dƣỡng để mang đến hiệu quả giáo dục cao nhất.
Bí thƣ tỉnh Đoàn quản lý hình thức tổ chức hoạt động bồi dƣỡng là thực hiện vai trò quản lý trong chỉ đạo áp dụng các hình thức bồi dƣỡng nhƣ: Tập huấn theo chuyên đề ngắn ngày (01- 05 ngày); Tổ chức hội thảo, hội nghị; Tổ chức hội thi (Hội thi cán bộ Đoàn giỏi; Hội thi tuyên truyền viên về an toàn giao thông); Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn dƣới hình thức câu lạc bộ, sinh hoạt theo cụm; Hƣớng dẫn tổ chức hoạt động tự bồi dƣỡng cho cán bộ Đoàn.
1.5.2.4. Quản lý giảng viên trong hoạt động bồi dưỡng
Lực lƣợng giảng viên thực hiện hoạt động bồi dƣỡng là các đồng chí lãnh đạo Trung ƣơng Đoàn, giảng viên của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Trung tâm bồi dƣỡng Công tác thanh niên của Trung ƣơng Đoàn; Lãnh đạo Tỉnh đoàn, lãnh đạo huyện, thành Đoàn. Đội ngũ giảng viên có vai trò quyết định chất lƣợng của hoạt động bồi dƣỡng. Để thực hiện hiệu quả hoạt động bồi dƣỡng, công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng của đội ngũ giảng viên, bí thƣ tỉnh Đoàn cần chỉ đạo việc lập kế hoạch mời chuyên gia, đặt hàng các nội dung bồi dƣỡng; xây dựng kế hoạch cụ thể về từng khóa bồi dƣỡng; những yêu cầu cần đạt để thống nhất với giảng viên. Trên cơ sở đó, quá trình thực hiện hoạt động bồi dƣỡng gắn với các hình thức tổ chức hoạt động bồi dƣỡng cần bám sát kế hoạch; đảm bảo những điều kiện về thời gian bồi dƣỡng, nội dung bồi dƣỡng, những yêu cầu về phƣơng pháp và hình thức thực hiện; vấn đề đánh giá kết quả bồi dƣỡng từ phía giảng viên.
1.5.2.5. Quản lý học viên trong hoạt động bồi dưỡng
Học viên vừa là đối tƣợng của hoạt động bồi dƣỡng vừa là chủ thể hoạt động tự bồi dƣỡng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dƣỡng, chủ thể quản lý cần nắm bắt đƣợc những đặc điểm của đối tƣợng bồi dƣỡng về phẩm chất và năng lực, đặc biệt là trình độ kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho học sinh của
họ; những nguyện vọng, nhu cầu; những khó khăn và thuận lợi trong tổ chức các hoạt động Đoàn của ngƣời cán bộ Đoàn ở trƣờng THPT hiện nay.
Phát huy tính tích cực tự bồi dƣỡng của ngƣời học là một trong những yêu cầu quan trọng, biểu hiện hiệu quả trong công tác bồi dƣỡng. Quản lý ngƣời học trong hoạt động bồi dƣỡng là quản lý hoạt động của cá nhân ngƣời học trong mối quan hệ với tập thể; quản lý việc thực hiện nội quy, kỉ luật và những yêu cầu chung của hoạt động bồi dƣỡng; quản lý nhu cầu, động cơ, hứng thú, tính tích cực tham gia và tổ chức hoạt động trong quá trình tham gia khóa bồi dƣỡng của ngƣời học; quản lý quá trình và kết quả vận dụng các nội dung bồi dƣỡng vào thực hiện các hoạt động tự bồi dƣỡng gắn với những yêu cầu của tổ chức hoạt động Đoàn cho học sinh.
1.5.2.6. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng
Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dƣỡng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lƣợng của hoạt động bồi dƣỡng. Việc đánh giá đúng kết quả bồi dƣỡng thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính khách quan là cơ sở để chủ thể quản lý rút kinh nghiệm và điều chỉnh tổ chức hoạt động nhằm đạt đƣợc chất lƣợng và hiệu quả cao hơn. Quản lý tốt việc kiểm tra, đánh giá sẽ đánh giá đúng đƣợc mức độ đạt đƣợc các nội dung theo mục tiêu và nhiệm vụ bồi dƣỡng, giúp ngƣời cán bộ Đoàn phát triển đƣợc kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho học sinh.
Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT là tập trung vào quản lý mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện ở các khâu lập kế hoạch kiểm tra đánh giá; tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá trong việc phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn; làm sao để hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trở thành nhu cầu thiết yếu, có ý nghĩa thiết thực, không hình thức, chiếu lệ.
1.5.2.7. Quản lý các điều kiện thực hiện hoạt động bồi dưỡng
Quản lý thời gian tổ chức hoạt động bồi dƣỡng: bao gồm quản lý thời gian diễn ra hoạt động bồi dƣỡng và thời gian phân bổ cho từng nội dung bồi dƣỡng, đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa các nội dung trong hoạt động bồi dƣỡng.
Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho hoạt động bồi dƣỡng.
Quản lý việc phối hợp các lực lƣợng trong tổ chức hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng cho cán bộ Đoàn, gồm: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và thực hiện hoạt động phối hợp giữa tỉnh Đoàn và Sở Giáo dục và Đào tạo; các trƣờng THPT trong tỉnh; các cơ quan chuyên trách tổ chức hoạt động bồi dƣỡng và cá nhân tham gia hoạt động bồi dƣỡng. Những nội dung phối hợp cụ thể nhƣ:
- Liên kết xây dựng chƣơng trình, kế hoạch hoạt động bồi dƣỡng;
- Phân công trách nhiệm rõ ràng trong tổ chức hoạt động bồi dƣỡng, tỉnh Đoàn sẽ chịu trách nhiệm thực hiện một số đầu việc, có thể là:
Phối hợp với Trung ƣơng Đoàn, giảng viên của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Trung tâm bồi dƣỡng Công tác thanh niên của Trung ƣơng Đoàn; Lãnh đạo Tỉnh đoàn, lãnh đạo huyện, thành Đoàn để xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các trƣờng THPT cử cán bộ Đoàn đi dự các lớp tập huấn về nghiệp vụ hoạt động Đoàn, tổ chức giao lƣu giữa các trƣờng về công tác Đoàn.
1.5.3. Phương pháp quản lý
* Phương pháp tổ chức hành chính
Là phƣơng pháp tác động trực tiếp bằng những quyết định, bằng mệnh lệnh có tính bắt buộc của ngƣời Bí thƣ Tỉnh đoàn đến các bộ phận và cá nhân tham gia hoạt động bồi dƣỡng nhằm đạt đƣợc mục tiêu bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT.
Đây là phƣơng pháp thƣờng sử dụng của nhà quản lý nói chung và của ngƣời bí thƣ tỉnh Đoàn nói riêng. Ƣu điểm nổi bật của phƣơng pháp này là đạt hiệu quả nhanh chóng nếu nhà quản lý hay bí thƣ tỉnh Đoàn làm cho khách thể quản lý hiểu rõ các cơ sở khoa học và thực tiễn của các quyết định của mình, tức là làm cho họ ý thức đƣợc quyền uy của các quy luật khách quan chứ không phải là quyền uy của ngƣời quản lý, ngƣời đứng đầu.
* Phương pháp kinh tế
Là phƣơng pháp tác động gián tiếp của bí thƣ tỉnh Đoàn đối với các bộ phận, cá nhân tham gia hoạt động bồi dƣỡng thông qua cơ chế tác động vào lợi ích kinh tế của từng thành viên, của tập thể... trong đó lợi ích chính đáng của từng thành viên là động lực phấn đấu giúp hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
* Phương pháp tâm lý - xã hội
Là phƣơng pháp tác động về tinh thần của bí thƣ tỉnh Đoàn đến các bộ phận, cá nhân tham gia hoạt động bồi dƣỡng thông qua công tác giáo dục tƣ tƣởng nhằm nâng cao ý thức tự giác, tích cực và năng lực chủ động, sáng tạo của mỗi thành viên.
1.5.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn trường THPT
* Nhóm yếu tố chủ quan
- Trình độ, năng lực của nhà quản lý (bí thư tỉnh Đoàn, lãnh đạo các huyện, thành Đoàn): để đạt đƣợc hiệu quả quản lý thì nhà quản lý phải có trình
độ lý luận chính trị, nắm vững các kiến thức về chuyên môn, về nghiệp vụ... từ đó định hƣớng, chỉ đạo, tham mƣu các nội dung, chƣơng trình, kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động cho đối tƣợng là cán bộ Đoàn trƣờng THPT.
- Trình độ, năng lực của giảng viên bồi dƣỡng: ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng hƣớng dẫn, giảng dạy. Giảng viên mà vừa có kiến thức, vừa có kỹ
năng thì hiệu quả truyền đạt sẽ cao, từ đó nâng cao kỹ năng cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT.
- Trình độ, năng lực, nhận thức của cán bộ Đoàn trƣờng THPT: đây là yếu tố then chốt, quyết định đến hiệu quả của việc bồi dƣỡng kỹ năng. Nếu cán bộ Đoàn trƣờng THPT có trình độ, có năng lực thì việc học hỏi, tiếp thu kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
- Chƣơng trình bồi dƣỡng là yếu tố quan trọng quyết định chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng. Nội dung chƣơng trình thiết thực, phù hợp và xuất phát từ nhu cầu của ngƣời học sẽ giúp cho đối tƣợng lĩnh hội đƣợc kiến thức và có khả năng áp dụng vào thực tế. Ngƣợc lại nội dung hoạt động bồi dƣỡng không phù hợp, thì hoạt động bồi dƣỡng chỉ mang tính hình thức, không đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
- Phƣơng pháp, hình thức bồi dƣỡng: việc lựa chọn phƣơng pháp, hình thức thực hiện có ý nghĩa lớn đối với hoạt động bồi dƣỡng. Có rất nhiều phƣơng pháp, hình thức, tuy nhiên việc lựa chọn phƣơng pháp, hình thức nào phù hợp với từng đối tƣợng tác động là cách thức của mỗi báo cáo viên, sao cho đạt đƣợc mục đích cuối cùng là giúp ngƣời học lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất và áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất.
- Tổ chức hoạt động bồi dƣỡng: là khâu cơ bản của hoạt động bồi dƣỡng. Việc lựa chọn thời gian, địa điểm phù hợp để tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng sẽ giúp cho đối tƣợng có khả năng tham gia hoạt động bồi dƣỡng đƣợc tốt hơn
- Cơ chế quản lý của cơ quan quản lý đối với hoạt động bồi dƣỡng (tỉnh Đoàn, huyện, thành Đoàn, nhà trường) có ảnh hƣởng không nhỏ tới việc tổ chức hoạt động bồi dƣỡng.
- Kinh phí, cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động bồi dƣỡng có tác động trực tiếp đến công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động
Đoàn cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang, quyết định đến hình thức và phƣơng pháp bồi dƣỡng.
* Nhóm yếu tố khách quan
- Sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, Ban Giám hiệu nhà trƣờng đối với việc tổ chức các hoạt động Đoàn và công tác cán bộ Đoàn trƣờng: trƣờng nào mà đƣợc cấp ủy, Ban Giám hiệu nhà trƣờng quan tâm, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ Đoàn trƣờng tổ chức các hoạt động Đoàn, đƣợc giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm, đƣợc đi bồi dƣỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn nói chung và tổ chức Hội thi nói riêng thì thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động, phong trào của Đoàn.
- Cơ chế tài chính của tỉnh, của huyện, thành phố, của nhà trƣờng đối với hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng thanh niên nói chung và kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn nói riêng cho cán bộ Đoàn trƣờng THPT.
- Xu thế, yêu cầu chung của xã hội, của phụ huynh học sinh và của đoàn viên, học sinh trong trƣờng THPT.
1.6. Kết luận chƣơng 1
Để tổ chức tốt hoạt động Đoàn, ngƣời cán bộ Đoàn nói chung và cán bộ Đoàn trƣờng THPT nói riêng cần nắm chắc nghiệp vụ công tác Đoàn, nắm vững các kiến thức về lý luận chính trị, về văn hóa, xã hội,... đồng thời phải có kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn.
Kỹ năng tổ chức hoạt động Đoàn là một lĩnh vực đặc trƣng cơ bản của nhân cách ngƣời cán bộ Đoàn; là một kỹ năng cơ bản trong hệ thống kỹ năng công tác thanh niên; đây là một kỹ năng tổng hợp của nhiều kỹ năng gồm kỹ