Bài viết trình bày đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ sử dụng một số chỉ số nhân trắc và điểm suy dinh dưỡng lọc máu.
Trang 1ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ BẰNG MỘT SỐ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC
VÀ ĐIỂM SUY DINH DƯỠNG LỌC MÁU
Nguyễn Duy Đông 1 ; Nguyễn Thanh Chò 1 ; Hà Hoàng Kiệm 1
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ sử dụng một
số chỉ số nhân trắc và điểm suy dinh dưỡng lọc máu Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu
cắt ngang 173 bệnh nhân suy thận mạn tính thận nhân tạo chu kỳ, điều trị tại Khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Quân y 103 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân được theo bảng điểm nhân trắc và điểm suy dinh dưỡng lọc máu, chỉ số nhân trắc như cân nặng sau lọc, chỉ số khối cơ thể, bề dày lớp mỡ dưới da cơ tam đầu, chu vi vòng cánh tay, chu vi phần cơ
vòng cánh tay và diện tích cơ cánh tay Kết quả: dựa trên tiêu chuẩn nhân trắc và điểm suy
dinh dưỡng lọc máu, 85,5% bệnh nhân có tình trạng suy dinh dưỡng và 14,5% có tính trạng dinh dưỡng bình thường (trung bình 15,2 ± 4,3) Có tương quan nghịch có ý nghĩa giữa cân nặng, chỉ số khối cơ thể, chu vi vòng cánh tay, chu vi phần cơ vòng cánh tay, diện tích cơ cánh tay với điểm nhân trắc và điểm suy dinh dưỡng lọc máu Có tương quan thuận có ý nghĩa giữa
tuổi, thời gian lọc máu với điểm nhân trắc và điểm suy dinh dưỡng lọc máu Kết luận: tình trạng
suy dinh dưỡng gặp phổ biến ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ Các chỉ số nhân trắc như chỉ
số khối cơ thể, bề dày lớp mỡ dưới da cơ tam đầu, chu vi vòng cánh tay, chu vi phần cơ vòng cánh tay, và diện tích cơ cánh tay có tương quan nghịch với điểm nhân trắc và điểm suy dinh dưỡng lọc máu
* Từ khóa: Thận nhân tạo; Nhân trắc; Chỉ số nhân trắc và điểm suy dinh dưỡng lọc máu
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng dinh dưỡng tốt là một dấu
hiệu tốt đối với sức khỏe của bệnh nhân
(BN) bệnh thận mạn tính Suy dinh dưỡng
protein năng lượng xuất hiện ở BN bệnh
thận mạn tính và có liên quan với tiên
lượng xấu [1] Mặc dù, phần lớn các triệu
chứng của hội chứng tăng ure máu giảm
hoặc hết sau khi BN lọc máu chu kỳ, bản
thân quá trình lọc máu có thể kích thích
tình trạng suy mòn bằng những cơ chế
khác nhau Cơ chế bệnh sinh của suy dinh dưỡng protein năng lượng ở BN thận nhân tạo (TNT) chu kỳ là đa yếu tố, trong đó yếu tố tăng dị hóa đóng vai trò quan trọng [2]
Một số phương pháp được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở BN TNT Trong đó chỉ số đánh giá toàn diện chủ quan và bảng điểm nhân trắc và điểm suy dinh dưỡng lọc máu (SGA-DMS) được sử dụng rộng rãi nhất [3, 4] Công cụ bảng điểm
1 Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (corresponding): Nguyễn Duy Đông (dnduydong157@gmail.com)
Ngày nhận bài: 30/05/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/07/2019
Ngày bài báo được đăng: 08/08/2019
Trang 2Công cụ bảng điểm nhân trắc (SGA)
được Detsky và CS phát triển năm 1984,
bao gồm khía cạnh chủ quan và khách
quan của tình trạng dinh dưỡng [5] Hội
Đồng lượng giá về Hiệu quả Điều trị bệnh
thận Mỹ (National Kidney Foundation
Kidney Disease/Dialysis Outcomes and
Quality Initiative (NKF/DOQI) khuyến cáo
đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh
nhân TNT bằng sử dụng SGA mỗi 6 tháng
[6] Kalantar-Zadeh và CS phát triển
phương pháp đánh giá đầy đủ tình trạng
dinh dưỡng ở BN TNT trong thực hành và
không tốn kém [3] Công cụ mới này dựa
trên đánh giá lâm sàng theo thang điểm
tính từ khía cạnh tiền sử và khám xét
Mục đích của nghiên cứu này: Đánh giá
tình trạng dinh dưỡng theo bảng điểm
SGA-DMS và một số chỉ số nhân trắc ở
BN TNT
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu gồm 173 BN (108 nam và
65 nữ) đạt tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu:
- TNT chu kỳ 3 lần/tuần, thời gian TNT
≥ 3 tháng
- Không có các bệnh đang hoạt động
như nhiễm khuẩn cấp tính, bệnh viêm
mạn tính không rõ nguyên nhân, bệnh ác
tính, bệnh tim mạch nặng, bệnh đường
tiêu hóa và gan nặng, đang điều trị thuốc
ức chế miễn dịch
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện
từ 3 - 2016 đến 10 - 2017 tại Khoa Thận
và Lọc máu, Bệnh viện Quân y 103
* Đánh giá lâm sàng: Tiền sử bệnh tật của BN, đặc điểm chung và thời gian lọc máu Ở ngày đánh giá, BN được phỏng vấn trong cuộc lọc
về thói quen ăn/uống, thay đổi cân nặng, các triệu chứng đường tiêu hóa, các thông tin liên quan tới công cụ SGA-DMS [3] Thực hiện đánh giá nhân trắc ngay sau cuộc lọc Tính chiều cao và cân nặng sau lọc với quần áo mỏng Tính BMI từ tỷ
số cân nặng chia cho bình phương chiều cao theo mét (kg/m2) Đo bề dày lớp mỡ dưới da ở vùng cơ tam đầu (TSF) bằng một caliper (Abbott Japan) để đánh giá
mỡ cơ thể Đo chu vi vòng cánh tay (MAC) bằng thước vòng - insert tape (Abbott Japan) ở tay không có cầu tay để đánh giá khối cơ xương Chu vi phần cơ vòng cánh tay (MAMC) và diện tích cơ cánh tay (AMA) phản ánh dự trữ protein
cơ thể, tính theo công thức [7]: MAMC = MAC-(3.1415 x TSF) và AMA = MAMC2
/4π-10 (nam), MAMC2/4π-6.5 (nữ)
* Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp SGA-DMS:
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng SGA-DMS dựa trên 7 thành phần: thay đổi cân nặng, chế độ ăn vào, các triệu chứng tiêu hóa, khả năng thực hiện chức năng, bệnh kèm theo và thời gian lọc máu, lớp mỡ dưới da và dấu hiệu hao mòn cơ Mỗi thành phần cho điểm từ 1 (bình thường) đến 5 (rất nặng) [3] Điểm SGA-DMS là tổng điểm của 7 thành phần,
từ 7 (bình thường) đến 35 (suy dinh dưỡng nặng) BN được phân thành 3 nhóm: dinh dưỡng bình thường (từ 7 - 10 điểm), suy dinh dưỡng nhẹ - trung bình (11 - 21 điểm),
và suy dinh dưỡng nặng (22 - 35 điểm)
Trang 3* Phân tích thống kê:
Theo các thuật toán thống kê y học
bằng sử dụng phần mềm SPSS 20.0
(SPSS Inc, Chicago, IL) Các biến thể
hiện dưới dạng phần trăm và so sánh
bằng test χ2 Các biến liên tục thể hiện
dưới dạng trung bình mean ± độ lệch chuẩn (SD), so sánh sự khác biệt có ý nghĩa thống kê bằng t-test hoặc Mann-Whitney test trong nghiên cứu Sử dụng tương quan Spearman để đánh giá tương quan giữa các biến Giá trị p < 0,05 được coi có ý nghĩa thống kê
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu gồm 173 BN, 108 nam và 65 nữ, tuổi trung bình 53,0 ± 14,6 (từ 24 - 89 tuổi) Trung vị và khoảng tứ vị của thời gian lọc máu 23 tháng (10 - 55) và viêm cầu thận mạn tính gặp phổ biến (57,2%)
Bảng 1: Đặc điểm chung và nhân trắc của đối tượng nghiên cứu (n = 173)
(c: t-student test; d: Mann Whitney U test; TGLM: thời gian lọc máu)
BMI trung bình 19,7 ± 2,6 kg/m2 Cân nặng, BMI, MAC, MAMC, AMA ở nam cao hơn
ở nữ có ý nghĩa thống kê, trong khi TSF không khác biệt giữa hai giới
Bảng 2: Tình trạng dinh dưỡng theo điểm (n = 173)
> 0,05 b
(b: χ 2 test; d: Mann Whitney U test)
Trang 4Điểm SGA-DMS trung bình của đối tượng nghiên cứu 15,2 ± 4,3 12% BN được cho
có tình trạng dinh dưỡng bình thường, 85,5% suy dinh dưỡng Trong đó, 76,9% BN
suy dinh dưỡng nhẹ - trung bình, 11,1% BN suy dinh dưỡng nặng Không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ về điểm và các nhóm SGA-DMS
Bảng 3: Tương quan giữa điểm SGA-DMS với các chỉ số khác
SGA-DMS Các biến
(b: Tương quan Spearman)
Tất cả các chỉ số nhân trắc tương quan nghịch có ý nghĩa với điểm SGA-DMS,
tương quan thuận có ý nghĩa với thời gian lọc máu và tuổi
Biểu đồ 1: Phương trình và đường hồi quy tuyến tính của SGA-DMS
theo thời gian lọc máu
Trang 5Biểu đồ 2: Phương trình và đường hồi quy tuyến tính của SGA-DMS theo BMI
Biểu đồ 3: Phương trình và đường hồi quy tuyến tính của điểm SGA-DMS theo AMA
Đường hồi quy tuyến tính Khoảng tin cây 95% trung bình
Khoảng tin cậy 95% quan sát
BÀN LUẬN
Suy dinh dưỡng thường phổ biến ở
BN TNT [3, 8], có liên quan trực tiếp với
chất lượng cuộc sống và làm tăng tỷ lệ
bệnh tật và tử vong ở nhóm BN này Tuy
nhiên, tình trạng dinh dưỡng của BN TNT
thường không được quan tâm
Một số tài liệu y văn chỉ ra tần suất suy dinh dưỡng ở BN TNT cao, từ 23 - 94% [8, 9, 10] Kalantar-Zadeh và CS [3] thấy mối tương quan có ý nghĩa giữa điểm SGA-DMS và bề dày lớp mỡ dưới da
cơ nhị đầu (r = -0,32), MAC (r = -0,55), MAMC (r = -0,66), BMI (r = 0,35) và nồng độ albumin (r = -0,36) SGA-DMS cũng thể hiện
Trang 6tương quan có ý nghĩa với tuổi (r = 0,34)
và thời gian lọc máu (r = 0,28) Asgarani
và CS [11] thấy SGA-DMS tương quan
với cân nặng, BMI, TSF, BSF, MAC,
MAMC (p < 0,01), transferrin huyết tương
(p < 0,05) Vanitha và CS [12] thấy tương
quan nghịch có ý nghĩa giữa chỉ số nhân
trắc như BMI, TSF, MAC, MAMC, AMA,
albumin huyết tương và điểm SGA-DMS
Trong nghiên cứu này, 85,5% BN suy
dinh dưỡng theo điểm SGA-DMS (bảng 2)
và có tương quan nghịch chặt giữa điểm
SGA-DMS với tất cả các chỉ số nhân trắc
(bảng 3 và biểu đồ 1, 2, 3) như cân nặng,
BMI, TSF, MAC, MAMC, AMA, tương tự
như những nghiên cứu trước đây Điều
này đồng nghĩa, giảm các chỉ số nhân
trắc có liên quan với tăng điểm SGA-DMS,
xu hướng suy dinh dưỡng tăng lên Do đó,
kết hợp các chỉ số nhân trắc này rất hiệu
quả trong đánh giá suy dinh dưỡng ở
BN TNT Chúng tôi thấy điểm SGA-DMS
phù hợp với kết quả phép đo nhân trắc,
có thể sử dụng như một công cụ tin cậy,
nhanh, có giá trị để đánh giá dinh dưỡng
ở văn phòng, bệnh viện và các trung tâm
lọc máu Điểm SGA-DMS tương quan thuận
với tuổi và thời gian lọc máu Do đó,
BN tuổi cao, thời gian lọc máu dài hơn,
điểm SGA-DMS cao hơn và nguy cơ suy
dinh dưỡng cao hơn
Giá trị trung bình các chỉ số nhân trắc
khác nhau ở nam và nữ, trừ chỉ số TSF,
điều này phù hợp với đặc điểm nhân trắc
theo giới tính [13], thể hiện thước đo
nhân trắc có thể sử dụng độc lập với giới
tính Đánh giá nhân trắc như BMI, MAC,
MAMC, TSF, AMA tương đối dễ dàng,
không tốn kém và có tính thực hành cao
đối với tình trạng dinh dưỡng
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng theo điểm SGA-DMS rất cao (85,5%), chủ yếu là suy dinh dưỡng mức
độ nhẹ tới trung bình (77,5%) Một số chỉ
số nhân trắc có tương quan nghịch có
ý nghĩa tới điểm SGA-DMS Do đó, điểm SGA-DMS có giá trị trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở BN suy thận mạn tính TNT chu kỳ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 National Kidney Foundation K/DOQI clinical practice guidelines for chronic kidney disease: Evaluation, classification, and stratification, Part 4: Definition and classification of stages
of chronic kidney disease Am J Kidney Dis
2002, 39 (Suppl 1), S43-S79
2 Toigo G, Aparicio M, Attman P.O et al.
Expert Working group report on nutrition in adult patients with renal insufficiency (Part 1 of 2) Clin Nutr 2000, 21, pp.197-207
3 Kalantar-Zadeh K, Kleiner M, Dunne E
et al. A modified quantitative subjective global assessment of nutrition for dialysis patients Nephrol Dial Transpl 1999, 14 (7), pp.1732-1738
4 SteiberA.L, Kalantar-Zadeh K, Secker D
et al Subjective Global Assessment in chronic kidney disease: A review J Ren Nutr 2004,
14 (4), pp.191-200
5 Detsky A.S, McLaughlin J.R, Baker J.P
et al What is subjective global assessment of nutritional status? J Parenter Enteral Nutr
1987, 11 (1), pp.8-13
6 National Kidney Foundation. K/DOQI clinical practice guidelines for nutrition in chronic renal failure I Adult guidelines A maintenance dialysis Am J Kidney Dis 2000,
35 (6, Supplement 2), S17-S55
7 Heymsfield S.B, McManus C, Smith J
et al. Anthropometric measurement of muscle
Trang 7mass: Revised equations for calculating
bone-free arm muscle area Am J Clin Nutr 1982,
36 (4), pp.680-690
8 Aparicio M, Cano N, Chauveau P et al
Nutritional status of haemodialysis patients: A
French national cooperative study French
Study Group for Nutrition in Dialysis Nephrol
Dial Transpl 1999, 14 (7), pp.1679-1686
9 Koor B, Nakhaie M, Babaie S. Nutritional
assessment and its correlation with anthropometric
measurements in hemodialysis patients
Saudi J Kidney Dis Transpl 2015, 26 (4),
pp.697-701
10 Morais A.A, Silva M.A, Faintuch J et al
Correlation of nutritional status and food intake
in hemodialysis patients Clinics (Sao Paulo)
2005, 60 (3), pp.185-192
11 Asgarani F, Mahdavi-Mazdeh M, Lessan-Pezeshki M et al. Correlation between modified subjective global assessment with anthropometric measurements and laboratory parameters Acta Medica Iranica 2004, 42 (5), pp.331-337
12 Vanitha R.N, Kavimani S, Soundararajan P
et al. Correlation between anthropometry, biochemical markers and subjective global assessment-dialysis malnutrition score as predictors of nutritional status of the maintenance hemodialysis patients J Med Res Health Sci
2015, 4 (4), pp.852-856
13 World Health Organization. WHO Expert Committee on Physical Status: the Use and Interpretation of Anthropometry, WHO Technical Report Series, Geneva 1995