+ Phản ứng của các OH phenol Các nhóm OH phenol trong phân tử flavonoid có thể tạo phenolat với các chất kiềm làm dung dịch tăng màu trong môi trường kiềm; tạo phức với các ion kim loại
Trang 1BỘ MÔN DƯỢC LIỆU- DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
--BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH DƯỢC LIỆU
DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS Đỗ Văn Mãi
TIỂU NHÓM 2 – LIÊN THÔNG CĐ-ĐH DƯỢC 13A
1 Nguyễn Lê Nhật Linh
2 Trần Ngọc Thiên Vy
3 Đặng Thị Thùy Dung
4 Hồ Linh Phương
5 Đỗ Công Hậu
6 Dương Thị Ngọc Em
Cần Thơ, 2019
Trang 2BÀI 9
DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID
A CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Flavonoid là những hợp chất có khung C 6 –C 3 -C 6 với C 6 là
vòng thơm (A và B)
Vị trí 3, 5, 7, 3’, 4’,5’ của nhân thơm thường có các nhóm
-OH Mạch 3 carbon thường tạo một dị vòng oxy 6 hay 5
cạnh (C )
Việc định tính flavonoid chủ yếu dựa vào các phản ứng của
nhóm OH
+ Phản ứng của vòng γ – pyron
Dưới tác dụng của các tác nhân khử (Mg/HCl; Zn/HCl; NaBH4 …) vòng γ-pyron của flavon(ol), flavanon(ol) sẽ bị khử thành nhân pyrilium (tạo thành các dẫn chất, anthocyanidin tương ứng) làm cho dung dịch chuyển thành màu hồng đến đỏ (phản ứng cyanidin, phản ứng Shibata…) Các chalcon trong môi trường acid sẽ trở thành flavanon nên cũng sẽ dương tính với phản ứng này
+ Phản ứng của các OH phenol
Các nhóm OH phenol trong phân tử flavonoid có thể tạo phenolat với các chất kiềm làm dung dịch tăng màu trong môi trường kiềm; tạo phức với các ion kim loại đa hoá trị như Fe+++, Cr++, Pb++,… cho các phức chất có màu và/hoặc kết tủa
Các tính chất này được ứng dụng trong định tính chung các polyphenol
Trong môi trường kiềm nhẹ, các flavonoid có vòng thơm mà vị trí ortho hay para (so
với nhóm -OH phenol) không có nhóm thế và không bị cản trở lập thể sẽ tạo với thuốc thử diazonium một sản phẩm cộng hợp azoic có màu từ đỏ cam đến đỏ
+ Anthocyanin (AC)
Do có nhân pyrilium, các anthocyanidin có màu thay đổi tuỳ pH môi trường Trong môi trường acid, trung tính và kiềm, các anthocyanidin sẽ cho tuần tự các màu đỏ, tím
và xanh Khi thực hiện phản ứng cyanidin (Mg + HCl), AC cũng cho màu đỏ (do môi trường có tính acid; chứ không phải do AC bị khử hoá tiếp tục
+ Leucoanthocyanidin (LAC)
Trong môi trường acid đun nóng, các LAC không màu sẽ bị oxy hoá một phần thành dẫn chấc AC tương ứng có màu đỏ cam tới đỏ
Khi kiềm hoá dung dịch sau đó, dung dịch sẽ chuyển thành màu xanh
B NỘI DUNG THỰC HÀNH
1 Nguyên vật liệu thí nghiệm
1.1 Dụng cụ, hóa chất và thuốc thử
- Cồn 25%, 96%
- Bột Mg kim lọại
- Dung dịch HCl
- Dung dịch FeCl3 1%
- Dung dịch AlCl3 1% trong MeOH
Trang 3Lấy 1g bột dươc liệu cho vào bình nón 100ml (có nhãn riêng biệt)
Dịch chiết
Thêm #5ml cồn 96o (cồn 25o cho Đậu đen) Đun cách thuỷ 5 phút rồi lọc
- Dung dịch chì acetat trung tính
1%
- Dung dịch Na2CO3 10%
- Dung dịch NaOH 1%
- Thuốc thử diazonium
- Hòe (Flos Styphnolobii immaturus japonici) là nụ hoa của cây Hòe
(Stryphnolonium japonicum (L.) Schott = Sophora japonica L., Fabaceae)
- Vỏ bưởi (Pericapium Citri grandi) là vỏ quả giữa của cây Bưởi (Citrus grandis
(L.) Osbeck, Rutaceae)
- Đậu đen (Semen Vignae urguiculatae) là hạt của cây Đậu đen (Vigna
unguiculata (L.) Walp, Fabaceae)
- Rễ tranh (Rhizhoma Imperatae), là thân ngầm của cây Cỏ tranh (Imperata
cylindrica (L.) P.Beauv., Poaceae)
H Bột hoa hoè Flavonol
B Bột vỏ bưởi Flavanon
Đ Hạt Đậu đen Anthocyanidin
T Bột rễ tranh Mẫu chứng không có flavonoid
2 Chiết xuất
BM đã chuẩn bị sẵn dịch chiết
3 Định tính trong ống nghiệm
Với mỗi dược liệu (hoa hoè, vỏ bưởi, đậu đen, rễ tranh) lấy 6 ống nghiệm cho vào mỗi ống 1ml (20 giọt) dịch chiết để làm các phản ứng sau:
- Phản ứng tăng màu với 2-3 giọt dung dịch NaOH 1%
- Phản ứng tạo phức với 2-3 giọt dung dịch AlCl3 1% trong MeOH
- Phản ứng tạo phức với 2-3 giọt dung dịch FeCl3 1%
- Phản ứng tạo phức với 2-3 giọt dung dịch chì acetat trung tính
Chuẩn bị 1 giá gồm 20 ống nghiệm
Ký hiệu : H- Hoa hòe B – Vỏ bưởi Đ – Đậu đen T – Rễ tranh
Trang 4C NaOH AlCl3 FeCl3 Pb 2+
1ml H
Dịch chiết H tăng màu trong môi trường NaOH Xảy ra phản ứng tạo phức với các dung dịch ( AlCl3 1% , FeCl3 1 %, Chì acetat trung tính)
Trang 51ml B
Dịch chiết B tăng màu trong môi trường NaOH Xảy ra phản ứng tạo phức với các dung dịch ( AlCl3 1% , FeCl3 1 %, Chì acetat trung tính)
Trang 61ml T
Dịch chiết T không tăng màu trong môi trường NaOH Không phản ứng với các dung dịch ( AlCl3 1% , FeCl3 1 %, Chì acetat trung tính)
1ml Đ
Dịch chiết Đ tăng màu trong môi trường NaOH Xảy ra phản ứng tạo phức với các dung dịch ( AlCl3 1% , FeCl3 1 %, Chì acetat trung tính)
Trang 7H B Đ T
2-3 giọt
dung dịch
NaOH 1%
- Dịch chiết H, B, Đ tăng màu trong môi trường NaOH
- Dịch chiết T không tăng màu trong môi trường NaOH
2-3 giọt
dung dịch
AlCl3 1%
trong
MeOH
- Dịch chiết H, B, Đ phản ứng với AlCl3 1% trong MeOH
- Dịch chiết T không phản ứng với AlCl3 1% trong MeOH
2-3 giọt
dung dịch
FeCl3 1%
- Dịch chiết H, B, Đ phản ứng với FeCl 1%
- Dịch chiết T không phản ứng với FeCl 1%
2-3 giọt
dung dịch
chì acetat
trung tính
- Dịch chiết H, B, Đ phản ứng với chì acetat trung tính
- Dịch chiết T không phản ứng với chì acetat trung tính
- Phản ứng với thuốc thử diazonium
Trang 8Cho vào mỗi ống
nghiệm 01 ml (20 giọt)
dịch chiết
Kiềm hoá bằng NaOH
10%
Trang 9Thêm 1-2 giọt thuốc thử
diazonium lạnh, lắc đều
Mô tả:
- Dịch chiết H, B, Đ có màu từ cam nhạt đến cam nâu
- Dịch chiết T không thay đổi màu
Nhận xét:
- Dịch chiết H, B, Đ dương tính với thuốc thử diazonium
- Dịch chiết T âm tính với thuốc thử diazonium
Kết luận:
- Dịch chiết H, B, Đ có chứa nhân thơm và polyphenol do có sự tăng màu trong
dung dịch kiềm, phản ứng tạo phức với muối kim loại và thuốc thử diazonium
=>có chứa flavonoid
- Dịch chiết T là không chứa nhân thơm và polyphenol => không chứa flavonoid
Cho 1ml dịch chiết của 3 mẫu H, B, T, Đ vào 3 ống nghiệm riêng biệt đã có sẵn một ít bột Mg kim loại Thêm từ từ theo thành ống nghiệm 0.5 – 1ml dung dịch HCl đậm đặc
Trang 10Mô tả: Ban đầu khi đưa Mg và dịch chiết chưa có hiện tượng xảy ra Khi cho HCl đặc
vào dung dịch ta thấy xuất hiện sủi bọt, tỏa nhiệt, và có sự chuyển màu :
- Dịch chiết H, B cho màu đỏ huyết và đỏ hồng
- Dịch chiết Đ có màu cam
- Dịch chiết T không chuyển màu
Nhận xét:
- Dịch chiết H, B, Đ dương tính với phản ứng Cyanidin do γ-pyron bị khử thành nhân pyrilium dưới tác dụng của tác nhân khử Mg/Cl
- Dịch chiết T âm tính với phản ứng Cyanidin
*Kết luận:
- Dịch chiết H, B, Đ chứa flavanoid
- Dịch chiết T không chứa Flavanoid
Với mỗi dược liệu, lấy 3 ống nghiệm cho vào mỗi ống 1ml dịch chiết Ống 1 thêm 1 giọt ống 2 thêm 1 giọt NaOH 1%, ống 3 để nguyên
1ml Hòe
Trang 11Mô tả:
- Ống H1 không thây đổi màu
- Ống H2 có màu vàng đậm
Nhận xét: Dịch chiết chuyển màu trong môi trường kiềm
1ml Đen
Mô tả:
- Ống Đ1 có màu đỏ
- Ống Đ2 có màu xanh rêu
Nhận xét: dịch chiết chuyển màu đỏ trong môi trường acid, xanh trong môi trường kiềm
1ml Tranh
Mô tả:
- Không hiện tượng
Trang 121ml Bưởi
Mô tả:
- Ống B1 không màu
- Ống B2 có màu vàng đậm
Nhận xét: dịch chiết có sự chuyển màu trong môi trường kiềm
Kết luận ( Đậu đen) : Sự thay đổi màu phụ thuộc vào pH môi trường, khi
tăng số lượng OH trong vòng benzene thì màu càng xanh đậm Mức độ
metyl hóa các nhóm OH ở vòng benzene càng cao thì màu càng đỏ
Do đó trong môi trường acid HCl 1 % dịch chiết có màu đỏ Còn trong môi
trường NaOH 1% dịch chiết có màu xanh
C CÂU HỎI THẢO LUẬN
1 Phản ứng được xem là đặc trưng của Flavonoid, Anthocyanin và Anthocyanidin là phản ứng cyanidin
2 Các phản ứng với ion kim loại đa hoá trị (Fe, Al, Pb…), phản ứng với thuốc thử diazonium, sự tăng màu trong môi trường kiềm không phải là phản ứng đặc trưng của flavonoid vì các phản ứng là chỉ nhầm định tính thành phần của flavonoid và nó cũng có thể xảy ra với các chất có thành phần đó
- Phản ứng với ion kim loại đa hoá trị do flavonoid có vòng γ-pyron
- Phản ứng tăng màu trong môi trường kiềm và thuốc thử diazonium do
flavonoid có các OH phenol
Trang 13BÀI 10: DƯỢC LIỆU CHỨA TANNIN
A CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tannin (tanin, taninoid) là những hợp chất polyphenol phức tạp có nguồn gốc thực vật, có vị chát và có tính thuộc da
Dựa vào cấu trúc hoá học người ta xếp tannin vào 2 nhóm chính:
- Tannin thuỷ phân được (tannin pyrogallic)
- Tannin không thuỷ phân được (tannin ngưng tụ, tannin pyrocatechic).
Tannin dễ tan trong kiềm loãng, trong hỗn hợp cồn nước
Tannin tan được trong cồn, glycerin, propylen glycol, acetone và ethyl acetate
Tannin không tan trong dung môi kém phân cực
Tannin tạo tủa với dung dịch nước của protein, đây là tính chất quan trọng để định tính tannin
Để phân biệt 2 loại tannin pyrogallic và pyrocatechic có thể dựa vào phản ứng thế và phản ứng ngưng tụ trên nhân thơm của tannin pyrocatechic cũng như sự tạo màu sắc khác nhau của cả 2 loại tannin với các thuốc thử FeCl3 , thuốc thử Stiasny, nước brom…
Có nhiều phương pháp định lượng tannin, như phương pháp chuẩn độ thể tích, phương pháp đo màu…DĐVN IV (2002, trang PL – 141) quy định dùng phương pháp bột da
để định lượng tannin trong dược liệu
B THỰC HÀNH
1 Nguyên vật liệu thí nghiệm
1.1 Dụng cụ, hoá chất và thuốc thử
Dung dịch gelatin muối 1%
Thuốc thử Stiasny
Dung dịch FeCl3 1%
1.2 Dược liệu
- Đinh lăng (lá)
- Măng cục ( vỏ quả)
- Ổi (lá)
2 Định tính tannin
2.1 Chiết các hợp chất tannin từ dược liệu
- Lấy 1g bột dược liệu cho vào bình nón 50ml Thêm 30ml nước sôi lắc đều đậy
nắp rồi tiếp tục đun trên bếp cách thuỷ sôi 10 phút
Trang 14
Lọc nóng lấy dịch lọc trong.
2.2. Phản ứng với dung dịch protein
Lấy 3 ống nghiệm mỗi ống lần lược là 1ml (20 giọt) dịch chiết đinh lăng, măng cục,
ổi Sau đó cho vào 3 ống mỗi ống 5 giọt thuốc thử gelatin muối 1% rồi lắc nhẹ
Mô tả:
Trang 15- Dịch chiết đinh lăng không cho tủa với thuốc thử gelatin
Nhận xét:
- Dịch chiết măng cục và ổi dương tính với thuốc thử gelatin
- Dịch chiết đinh lăng âm tính với thuốc thử gelatin
Kết luận:
- Dịch chiết măng cục và ổi có chứa tannin
- Dịch chiết đinh lăng không chứa tannin
2.3 Định tính phân biệt 2 loại tannin
Lấy 4 ống nghiệm mỗi ống lần lược là 2ml (40 giọt) dịch chiết măng cục, ổi Thêm lần lượt các thuốc thử
Mô tả:
+ Dịch chiết Ổi cho tuả xanh đen với FeCl3
+ Dịch chiết Măng cục cho tuả xanh rêu với FeCl3
Nhận xét:
+ Dịch chiết Ổi dương tính với FeCl3
+ Dịch chiết Măng cục dương tính với FeCl3
Formol và 7 giọt HClđđ)
Trang 16Mô tả:
+ Dịch chiết Ổi cho tủa đỏ gạch với thuốc thử Stiasny
+ Dịch chiết Măng cục cho tủa đỏ gạch với thuốc thử Stiasny
Nhận xét:
+ Dịch chiết Ổi dương tính với FeCl3
+ Dịch chiết Măng cục dương tính với FeCl3
Kết luận :
Dịch chiết Ổi Dịch chiết Măng cục
Stiasny + đun cách
Trang 17+ Dịch chiết Măng cục chứa 1 loại tannin pyrocatechic
3 CÂU HỎI THẢO LUẬN
Phản ứng quan trong nhất trong định tính để kết luận trong dược liệu có tanin hay không là phản ứng tạo tủa với dung dịch protein nhầm xác định xem dược liệu chứa tannin hay không