1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID

11 828 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

BÀI 9 : KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID 1. Định tính trên giấy lọc: Trên 1 tờ giấy lọc 15x18 cm dùng bút chì kẻ thành 1 bảng gồm 6 hàng x 5 cột. Mỗi hàng gồm 1 ô ghi chú và 4 ô thử, mỗi cột gồm 1 ô ghi chú và 4 ô thử tương ứng với 4 loại dược liệu. Trong mỗi hàng dùng pipet Pasteur nhỏ gọn vào các ô 1 giọt dịch chiết của các loại dược liệu. Để khô tự nhiên. Lặp lại 3 lần nữa như vậy. Vẽ vòng đánh dấu các vết dịch chiết bằng bút chì 2. Định tính trong ống nghiệm : 2.1. Phản ứng của nhóm OH phenol và nhân thơm: Với mỗi dược liệu, lấy 6 ống nghiệm cho vào mỗi ống 1 ml (20 giọt) dịch chiết để làm các phản ứng sau: a. Phản ứng tăng màu với dung dịch NaOH 1%. b. Phản ứng tạo phức với dung dịch AlCl3 1% trong MeOH. c. Phản ứng tạo phức với dung dịch FeCl3 1%. d. Phản ứng tạo phức với dung dịch chì acetat trung tính. Cách thực hiện:

Trang 1

BÀI 9 : KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID

A – CƠ SỞ LÝ THUYẾT :

- Flavonoid là những hợp chất có khung C6-C3-C6 với C6 là vòng thơm (A và B)

- Vị trí 3,5,7,3',4' và 5' của nhân thơm thường có các nhóm –OH Mạch 3 carbon thường tạo một dị vòng oxy 6 hay 5 cạnh (C) Việc định tính flavonoid chủ yếu dựa vào các phản ứng của nhóm OH

- Flavon, flavanon và các dẫn chất 3-hydroxy:

Phản ứng của vòng γ-pyron:

Dưới tác dụng của các tác nhân khử (Mg/HCl; Zn/HCl; NaBH4 …) vòng γ-pyron của flavon(ol), flavanon(ol) sẽ bị khử thành nhân pyrilium ( tạo thành các dẫn chất anthocyanidin tương ứng) làm cho dung dịch chuyển thành màu đỏ cam tới đỏ (phản ứng cyanidin, phản ứng Shibata…) Các chalcon trong môi trường acid sẽ trở thành flavanon nên cũng sẽ dương tính với phản ứng này

Phản ứng của các OH phenol:

Các nhóm OH phenol trong phân tử flavonoid có thể tạo phenolat với các chất kiềm làm dung dịch tăng màu trong môi trường kiềm; tạo phức với các ion kim loại đa hóa trị như Fe+++, Cr++, Pb++, Zr++,… cho các phản ứng có màu và/hoặc kết tủa

Các tính chất này được ứng dụng trong định tính chung các polyphenol

Trong môi trường kiềm nhẹ, các flavonoid có vòng thơm mà vị trí ortho hay para (so với nhóm -OH phenol) không có nhóm thế và không có cản trở lập thể sẽ tạo với thuốc thử diazonium một sản phẩm cộng hợp azoic có màu từ đỏ cam đến đỏ

Anthocyanin (AC)

Do có nhân pyrilium, các anthocyanidin sẽ cho tuần tự các màu thay đổi tùy pH môi trường Trong môi trường acid, trung tính và kiềm, các anthocyanidin sẽ cho tuần

tự các màu đỏ, tím và xanh Khi thực hiện phản ứng cyanidin (Mg+HCl), AC cũng cho màu đỏ ( do môi trường có tính acid, chứ không phải do AC bị khử hóa tiếp tục)

Leucoanthocyanidin (LAC)

Trong môi trường acid đung nóng, các LAC không màu sẽ bị oxy hóa một phần thành dẫn chất AC tương ứng có màu đỏ cam tới đỏ

Khi kiềm hóa dung dịch sau đó, dung dịch sẽ chuyển thành màu xanh

B – NỘI DUNG THỰC HÀNH :

Chiết 4 mẫu bột dược liệu (H = hoa Hòe, B = vỏ Bưởi, T = rễ Tranh, Đ = hạt Đậu Đen)

Mẫu Đ: dùng cồn 25% Các mẫu còn lại dùng cồn 96%

Sau đó làm các phản ứng định tính theo sơ đồ sau:

Trang 2

1 Định tính trên giấy lọc:

Trên 1 tờ giấy lọc 15x18 cm dùng bút chì kẻ thành 1 bảng gồm 6 hàng x 5 cột Mỗi hàng gồm 1 ô ghi chú và 4 ô thử, mỗi cột gồm 1 ô ghi chú và 4 ô thử tương ứng với 4 loại dược liệu Trong mỗi hàng dùng pipet Pasteur nhỏ gọn vào các ô 1 giọt dịch chiết của các loại dược liệu Để khô tự nhiên Lặp lại 3 lần nữa như vậy Vẽ vòng đánh dấu các vết dịch chiết bằng bút chì

Để định tính, cột số 1 dùng để ghi tên mẫu, cột số 2 dùng để làm mẫu chứng (chỉ

có dịch chiết, không có thuốc thử)

Nhỏ riêng biệt lên 3 cột còn lại lần lượt 3 loại thuốc thử là dd NaOH 1%, dd AlCl3 1% trong MeOH và dd FeCl3 1% Chú ý nhỏ các dung dịch thuốc thử này thành vòng

bé, nằm gọn trong vết dịch chiết Để khô tự nhiên

Bột dược liệu (5 g)

Dịch chiết

• Cách thủy 5 phút với 200 ml cồn (96% hay 25%) *

• Lọc nóng qua bông, cho vào bình riêng có nhãn

DL/TT C NaOH 1% AlCl1% 3 FeCl1% 3

H

B

T

Đ

• Ph.ứng của OH phenol & nhân thơm + dd, NaOH 1%

+ dd, AlCl 3 1%

+ dd, FeCl 3 1%

+ dd, Chì acetat TT + th’ thử diazonium

• Ph.ứng của vòng γ-pyron (ph.ứng cyanidin)

• Ph.ứng của nhóm AC

Trang 3

Ánh sáng thường

Đèn UV 365 nm

* Nhận xét : Kết quả sau khi định tính nhìn dưới ánh sáng thường và ánh sáng

UV 365 nm ta thấy các dược liệu hoa Hòe, vỏ Bưởi, Đậu Đen có sự tăng màu, riêng dược liệu rễ Tranh không có sự tăng màu

Trang 4

2 Định tính trong ống nghiệm :

2.1 Phản ứng của nhóm OH phenol và nhân thơm:

Với mỗi dược liệu, lấy 6 ống nghiệm cho vào mỗi ống 1 ml (20 giọt) dịch chiết

để làm các phản ứng sau:

a Phản ứng tăng màu với dung dịch NaOH 1%

b Phản ứng tạo phức với dung dịch AlCl3 1% trong MeOH

c Phản ứng tạo phức với dung dịch FeCl3 1%

d Phản ứng tạo phức với dung dịch chì acetat trung tính

Cách thực hiện: 1 ml dịch chiết + 3 giọt thuốc thử, lắc đều, quan sát màu, tủa và

so sánh với mẫu chứng (riêng mẫu B, phản ứng với NaOH 1%: quan sát màu của ống nghiệm trước và sau khi nhúng vào nồi cách thủy 2-3 phút)

Trang 5

* Theo cột :

Mẫu chứng của hoa Hòe, vỏ Bưởi, rễ Tranh, Đậu Đen.

Phản ứng tăng màu với dung dịch NaOH 1%

Phản ứng tạo phức với dung dịch AlCl3 1% trong MeOH

Trang 6

Phản ứng tạo phức với dung dịch FeCl3 1%

Phản ứng tạo phức với dung dịch chì acetat trung tính

Trang 7

* Theo hàng :

Dịch chiết hoa Hòe lần lượt với các thuốc thử NaOH, AlCl 3, FeCl 3, Pb(CH 3 COO) 2

Dịch chiết vỏ Bưởi lần lượt với các thuốc thử NaOH, AlCl 3, FeCl 3, Pb(CH 3 COO) 2

Dịch chiết rễ Tranh lần lượt với các thuốc thử NaOH, AlCl 3, FeCl 3, Pb(CH 3 COO) 2

Trang 8

Dịch chiết Đậu Đen lần lượt với các thuốc thử NaOH, AlCl 3, FeCl 3, Pb(CH 3 COO) 2

Mẫu B, phản ứng với NaOH 1%, trước và sau khi đun

Trang 9

e Phản ứng với thuốc thử diazonium :

Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết, kiềm hóa bằng 3 giọt dd NaOH 10%, thêm

5 giọt thuốc thử diazonium lạnh Lắc đều và quan sát màu của dung dịch

Ghi chú: có thể thay thế NaOH 10% bằng NaCO3 10%

* Nhận xét :

Kết quả các thí nghiệm a,b,c,d,e cho thấy các ống nghiệm chứa các dịch chiết H(hoa Hòe), B(vỏ Bưởi), Đ(Đậu Đen) đều có hiện tượng tăng màu, riêng ống nghiệm chứa dịch chiết T(rễ Tranh) không có hiện tượng tăng màu

Trang 10

2.2 Phản ứng của vòng γ-pyron (Phản ứng Cyanidin):

Cho 1 ml dịch chiết của 3 mẫu H, B và T vào 3 ống nghiệm lớn riêng biệt đã có sẵn ít bột Mg kim loại Thêm từ từ theo thành ống nghiệm 0,5 – 1 ml HCl đậm đặc (làm trên giá ống nghiệm đặt trong tủ hút) Quan sát sự chuyển màu của dung dịch

Ghi chú: thao tác với acid đặc Chú ý tránh acid trào ra khỏi ống nghiệm

Ống H : màu hồng nhạt; Ống B : màu hồng đậm có vòng γ-pyron

Ống T : không tăng màu không có vòng γ-pyron

Trang 11

2.3 Phản ứng của nhóm anthocyanidin:

Cho vào 3 ống nghiệm riêng biệt mỗi ống 1ml dịch chiết Đậu Đen (Đ) Ống thứ nhất thêm 1 giọt HCl 1%, ống thứ 2 thêm 1 giọt NaOH 1%, ống thứ 3 để nguyên

Quan sát màu của 3 ống nghiệm

Cho màu đỏ trong môi trường acid và màu xanh trong môi trường kiềm

C – KẾT LUẬN :

3 dược liệu hoa Hòe, vỏ Bưởi, Đậu Đen đều có chứa Flavanoid Dược liệu rễ Tranh không có chứa Flavonoid

Ngày đăng: 14/03/2019, 11:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w