Khoa Ngoại Tổng quát bệnh việnđa khoa Kiên Giang điều trị hơn 7600 người bệnh trong năm 2016, điều trị phẫuthuật theo chương trình chiếm 36,3% các trường hợp phẫu thuật, trong đó phẫuthu
Trang 1BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ LO ÂU CỦA
NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT TIÊU HÓA
Chủ nhiệm đề tài: Võ Thị Yến Nhi
Khoa Điều dưỡng
Kiên Giang, tháng 7 năm 2018
Trang 2BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ LO ÂU CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT TIÊU HÓA
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ
(KHOA ĐIỀU DƯỠNG)
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI (Võ Thị Yến Nhi)
Kiên Giang, tháng 7 năm 2018
MỤC LỤC
Trang 3APAIS: The Amsterdam Preoperative Anxiety and Information Scale ANOVA: Analysis of Variance
BIPQ: Brief Illness Perception Questionnaire
F: giá trị kiểm định phân tích phương sai ANOVA
HADS: Hospital Anxiety Depression Scale
HADS-A: Hospital Anxiety Depression Scale-Anxiety
HAM-A: Hamilton Anxiety Rating Scale
MDSS: Multi-Dimensional Support Scale
n: số người bệnh
p: mức ý nghĩa thống kê
STAI: The State-Trait Anxiety Inventory
STAI-S: The State Anxiety Inventory
STAI-T: The Trait Anxiety Inventory
SPSS: Statistical Package for the Social Sciences
t: giá trị kiểm định t test
r: hệ số tương quan
VAS-A: Visual analog scale for Anxiety
Trang 4Tiếng Việt Tiếng Anh
Biến số can thiệp Intervening variables
Đo lường sự thoải mái Comfort measures
Hành vi tìm kiếm sức khỏe Health-seaking behaviors
Lý thuyết về sự thoải mái của Kolcaba Kolcaba’s theory of comfortNhu cầu chăm sóc sức khỏe Health care needs
Tính toàn vẹn tổ chức Institutional integrity
Trang 6HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Cấu tạo hệ tiêu hóa của người
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
Lo âu là trạng thái tâm lý thường xảy ra ở những người bệnh nằm viện, đặc biệt
là những người bệnh được điều trị bằng phẫu thuật Tình trạng lo âu có thể xảy ra ở
cả trước, trong hay sau phẫu thuật Trong đó, lo âu trước phẫu thuật có tác động lớnđến hiệu quả điều trị của người bệnh và cũng là một trong những mối quan tâm củangười chăm sóc Lo âu trước phẫu thuật tác động trực tiếp đến sự thành công củacuộc phẫu thuật đặc biệt là quá trình gây mê hồi sức, đồng thời nó còn ảnh hưởngđến sự phục hồi sức khỏe của người bệnh sau phẫu thuật Theo Osborn và cộng sự(2004) [49], người bệnh lo âu quá mức trước phẫu thuật đòi hỏi tổng liều gây mêlớn hơn và dễ có những cử động không mong muốn khi đang trong gây mê TheoAli và cộng sự (2014) [15], lo âu trước phẫu thuật cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sựphục hồi gây mê và kiểm soát đau sau phẫu thuật Sự lo âu quá mức và liên tục củangười bệnh có thể ảnh hưởng đến thể chất, tâm lý, chất lượng cuộc sống, công việc
và có thể kéo dài tình trạng bệnh [53] Theo kết quả nghiên cứu của Tanaka và cộng
sự (2012) [55] trên người bệnh phẫu thuật vùng bụng cho thấy người bệnh có nguy
cơ hạ thân nhiệt ở giai đoạn sớm trong gây mê có thể được dự đoán bằng cách đolường mức độ lo âu của người bệnh trước phẫu thuật
Xác định tình trạng lo âu trước phẫu thuật của người bệnh đã được thực hiệntrong nhiều nghiên cứu trên thế giới Theo Jlala (2010) [31], lo âu trước phẫu thuậtđược tìm thấy với tỉ lệ lên đến 80% Tại United Kingdom, 82% người bệnh có lo âutrước phẫu thuật [44] Theo Rosiek và cộng sự (2016)[50], 55% người bệnh lo âutrước phẫu thuật mức độ trung bình tại Ba Lan Tại Việt Nam, một báo cáo ở TháiNguyên có đến 100% người bệnh có lo âu trước phẫu thuật vùng bụng và 75% lo âumức độ trung bình [57], tại Phú Thọ tỉ lệ này là 98,9% và 50% người bệnh mức độtrung bình [23] Phẫu thuật tiêu hóa là điều trị ngoại khoa thường gặp trong bệnhviện Tại bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, có 30% trường hợpphẫu thuật tiêu hóa trong năm 2010 [11], 21,94% trường hợp được ghi nhận tạiĐồng Nai [4] và 27,5% tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp từ 2003-2007 [6]
Trang 8Bệnh viện đa khoa Kiên Giang là bệnh viện hạng một trực thuộc tỉnh KiênGiang, với quy mô 1600 giường, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho hơn 1,8triệu dân của tỉnh Kiên Giang và các tỉnh lân cận Khoa Ngoại Tổng quát bệnh viện
đa khoa Kiên Giang điều trị hơn 7600 người bệnh trong năm 2016, điều trị phẫuthuật theo chương trình chiếm 36,3% các trường hợp phẫu thuật, trong đó phẫuthuật tiêu hóa cũng là phẫu thuật phổ biến tại khoa nhưng tính đến hiện nay chưa cónghiên cứu nào xác định tình trạng tâm lý cũng như mức độ lo âu của người bệnhtrước phẫu thuật
Mức độ lo âu ở mỗi người bệnh điều trị phẫu thuật là không giống nhau Tìmhiểu tâm lý cũng như tình trạng lo âu của người bệnh là một trong những vai trò củangười điều dưỡng ngoại khoa trong việc chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật Vớimong muốn xác định mức độ lo âu và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng lo âu củangười bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa để từ đó có hướng can thiệp phù hợp giúpngười bệnh giảm lo âu trước phẫu thuật cũng như sự phục hồi sớm sau phẫu thuật.Vậy mức độ lo âu của người bệnh phẫu thuật tiêu hóa tại bệnh viện đa khoa KiênGiang như thế nào? Có hay không mối liên quan giữa lo âu trước phẫu thuật với đặcđiểm nhân khẩu học, đặc điểm bệnh, nhận thức về bệnh của người bệnh và sự hỗ trợ
xã hội? Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời Đó là lí do chúng tôi thực hiện đề tài này
Trang 9CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lý thuyết điều dưỡng và sự ứng dụng trong nghiên cứu
1.1.1. Vài nét giới thiệu lý thuyết về sự thoải mái của Kolcaba (Katharine Kolcaba’s
theory of comfort)
• Tầm quan trọng của sự thoải mái
Theo McIlveen & Morse (1995) [42], thoải mái là một trong những tiêu chuẩnquan trọng để đánh giá vai trò cuả người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh vìnếu người bệnh được thoải mái, có nghĩa là bệnh đã được hồi phục Vai trò của sựthoải mái trong chăm sóc điều dưỡng từ năm 1900 đến 1980 có sự thay đổi theothời gian Từ năm 1900 đến 1929 sự thoải mái là tiêu chuẩn đạo đức của việc chămsóc Từ năm 1930 đến 1959 sự thoải mái được coi là một chiến lược để đạt được cáckhía cạnh cơ bản của chăm sóc điều dưỡng Từ năm 1960 đến 1980 sự thoải mái trởthành một mục tiêu trong chăm sóc điều dưỡng
Harmer (1926) [56] cho rằng bắt đầu việc chăm sóc điều dưỡng là quan tâm đếnviệc cung cấp một “không khí thoải mái” Theo Goodnow (1935) [56], trong cuốnsách về kỹ thuật của điều dưỡng, một điều dưỡng luôn được đánh giá qua khả nănglàm cho người bệnh được thoải mái Sự thoải mái về cả hai mặt thể chất và tinhthần, nhiệm vụ của người điều dưỡng không chỉ kết thúc với việc chăm sóc về mặtthể chất mà cả thoải mái về tinh thần Thoải mái về tinh thần đạt được chủ yếu bằngviệc cung cấp sự thoải mái về thể chất và thay đổi môi trường cho người bệnh
• Nội dung lý thuyết về sự thoải mái cuả Kolcaba
Sau khi lấy bằng thạc sĩ điều dưỡng, Kolcaba đã làm việc tại Trường đại họcAkron Trong thời gian này, Kolcaba đã xuất bản khái niệm phân tích về sự thoảimái cùng với chồng cô (Kolcaba & Kolcaba, 1991), tình trạng thoải mái như là kếtquả của chăm sóc (Kolcaba, 1992a), khái niệm thoải mái trong lý thuyết trung gian(Kolcaba, 1994) và thử nghiệm lý thuyết trong một nghiên cứu can thiệp (Kolcaba
& Fox, 1999) Khái niệm này tiếp tục được Kolcaba cập nhật liên tục cho đến nay[10][56]
- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe (health care needs)
Trong lý thuyết này, Kolcaba xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe là những nhucầu cho sự thoải mái, phát sinh từ những tình huống chăm sóc sức khỏe mà điều này
Trang 10không có ở hệ thống chăm sóc sức khỏe truyền thống Những nhu cầu này bao gồmnhu cầu về thể chất, tinh thần, môi trường và xã hội tạo nên sự theo dõi xuyên suốt
và có thể báo cáo bằng lời hoặc không bằng lời, những nhu cầu này liên quan đếnnhững chỉ số sinh lý bệnh, nhu cầu giáo dục, hỗ trợ; nhu cầu về tư vấn và can thiệptài chính (Kolcaba, 1994) [56]
- Đo lường sự thoải mái (comfort measures)
Đo lường sự thoải mái được xác định qua những can thiệp điều dưỡng được xâydựng theo những nhu cầu thoải mái cụ thể của người nhận, bao gồm sinh lý, xã hội,tài chính, tâm lý, tinh thần, môi trường và can thiệp về thể chất (Kolcaba, 1994)[56]
- Biến số can thiệp (intervening variables)
Những biến số can thiệp được xác định là những nguồn tương tác mà nó ảnhhưởng đến toàn bộ nhận thức của người nhận về sự thoải mái Những biến này baogồm những trải nghiệm, tuổi, thái độ, trạng thái cảm xúc, hệ thống hỗ trợ, tiênlượng, tài chính và toàn bộ những yếu tố trong trải nghiệm của người nhận(Kolcaba, 1994) [56]
- Sự thoải mái (comfort)
Thoải mái được định nghĩa là trạng thái mà nó được trải nghiệm thông qua việc
đo lường sự thoải mái của người nhận Đó là những trải nghiệm trực tiếp và toàndiện thông qua 3 dạng nhu cầu về thoải mái là giảm nhẹ, dễ dàng và siêu việt vàtrong 4 nội dung của sự trải nghiệm đó là thể chất, tinh thần, xã hội và môi trường(Kolcaba,1994) [56]
- Hành vi tìm kiếm sức khỏe (health-seaking behaviors)
Khái niệm hành vi tìm kiếm sức khỏe đã được tổng hợp do Dr RozellaSchlotfedt (1975), hành vi tìm kiếm sức khỏe là hành vi trong đó người bệnh hoặcgia đình có ý thức tham gia, hướng đến cái tốt đẹp, cũng với việc tham khảo ý kiếnvới điều dưỡng, Schlotfedt cho rằng hành vi tìm kiếm sức khỏe có thể là bên trong,bên ngoài, hoặc một cái chết yên bình [10][56]
- Tính toàn vẹn tổ chức (institutional integrity)
Kolcaba (2001) đưa ra định nghĩa kỹ thuật sau đây về tính toàn vẹn tổ chức: cáctập đoàn, các cộng đồng, trường học, bệnh viện, nhà thờ, trường giáo dưỡng mà cóphẩm chất hoặc trạng thái đang được hoàn tất, hoàn thiện, âm thanh, ngay thẳng,
Trang 11hấp dẫn, trung thực và chân thành Các tổ chức có thể có tính toàn vẹn nhưng khôngnhất thiết phải có.
1.1.2. Ứng dụng của lý thuyết về sự thoải mái vào nghiên cứu
Xác định tình trạng lo âu và giúp giảm lo âu trước phẫu thuật là nhiệm vụ củađiều dưỡng nhằm hướng đến sự thoải mái cho người bệnh Bên cạnh việc xác địnhtình trạng lo âu của người bệnh, người điều dưỡng cần tìm những yếu tố nào ảnhhưởng đến sự lo âu đó và có kế hoạch chăm sóc cụ thể cho người bệnh Ứng dụng
mô hình lý thuyết về sự thoải mái của Kocalba trong nghiên cứu, chúng tôi xác địnhnhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh trong trường hợp này là nhu cầu giảm lo
âu trước phẫu thuật; can thiệp điều dưỡng là sự hỗ trợ của điều dưỡng; biến số canthiệp là các yếu tố tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, số ngày nằm viện, số lầnphẫu thuật trước, phương pháp phẫu thuật và sự nhận thức về bệnh của người bệnh.1.2. Sơ lược về tâm lý người bệnh
Khi bị bệnh, tâm lý người bệnh thường bị thay đổi Sự thay đổi tâm lý ngườibệnh thường diễn ra trên hai mặt:
- Thứ nhất là mối quan hệ tương hỗ giữa hiện tượng tâm lý với bệnh tật (kể cả bệnhthực thể và bệnh chức năng, tinh thần)
- Thứ hai là mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh và môi trường xung quanh (kể cảmôi trường tự nhiên và môi trường xã hội) [9]
1.2.1. Tâm lý người bệnh và bệnh tật
Tâm lý của người bệnh biến đổi dưới tác động của bệnh tật và ngược lại, bệnhtật chịu ảnh hưởng nhất định của tâm lý người bệnh là hiện tượng thường gặp tronglâm sàng
Bệnh tật làm thay đổi tâm lý người bệnh, có khi chỉ làm thay đổi nhẹ về cảmxúc, song cũng có khi làm biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc toàn bộ nhân cách ngườibệnh Bệnh càng nặng, càng kéo dài thì sự biến đổi tâm lý càng trầm trọng Tâm lýngười bệnh ảnh hưởng trở lại bệnh tật đến mức nào là tùy thuộc vào đời sống tâm lývốn có của người bệnh [9]
1.2.2. Trạng thái tâm lý người bệnh
Trạng thái tâm lý người bệnh và trạng thái bệnh thực thể có mối quan hệ khăngkhít với nhau Cơ sở sinh lý của trạng thái tâm lý là các hệ thống chức năng cơ độngcủa phức hợp các tế bào thần kinh có hoạt động thống nhất theo nguyên tắc ưu thế.Những trạng thái này được giới hạn trong những chức năng nhất định và tồn tại
Trang 12trong một thời gian dài sau khi các tác động từ môi trường gây ra nó không còn tácđộng Khi có kích thích, não đáp ứng trở lại Song cũng có khi não không đáp ứngtrong một thời gian dài đối với kích thích (như trong phản xạ cụt) Ngược lại, cónhững xung động thần kinh tự nhiên xuất hiện, không do bất kỳ một kích thích nàotác động vào giác quan Những dạng hoạt động này của hệ thần kinh tạo nên cơ sởsinh lý của trạng thái tâm lý người bệnh [9].
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý người bệnh, như đặc điểm cácgiai đoạn phát triển và những dấu hiệu đặc trưng của bệnh, đặc điểm nhân cách, cácyếu tố nhiễm trùng, nhiễm độc, các yếu tố môi trường…
1.2.3. Đặc điểm tâm lý của những người bệnh phẫu thuật
Đối với phẫu thuật, thái độ của người bệnh hoặc là quá lo sợ (sợ biến chứng, sợchết), hoặc là không tin tưởng vào bác sĩ, vào chẩn đoán, vào kết quả phẫu thuật…Cũng có người phủ nhận tình trạng bệnh tật, che giấu triệu chứng, không thích mổ;cũng có người bệnh quá lạc quan, cho rằng sau mổ là mình khỏi bệnh hoàn toàn…Theo A.N.Baculev[9], phẫu thuật không phải là sự kết thúc điều trị, mà chỉ là tạonền tảng cho một điều trị mới tiếp theo
- Sự biến đổi tâm lý của người bệnh phụ thuộc rất nhiều vào các giai đoạn phẫu thuật.Khi chuẩn bị phẫu thuật, người bệnh hay lo âu về chỗ nằm trước và sau mổ; quantâm đến những lời bàn tán về trình độ của bác sĩ phẫu thuật chính, về cách mổ vànhững điều khác liên quan đến cuộc mổ
o Giai đoạn tiền phẫu thuật và trong phẫu thuật, nhất là ở những người bệnh gây tê,châm tê hoặc gây mê không hoàn toàn (ý thức còn tỉnh, chỉ làm mềm cơ và giảmđau), họ lo âu vì tiếng va chạm của dụng cụ, họ chú ý theo dõi “không khí tâm lý”trong cuộc mổ và những lời bàn tán của phẫu thuật viên…
o Trong giai đoạn hậu phẫu, người bệnh lo âu vì đau đớn, lo bị tai biến sau mổ, lo cho
sự lành sẹo và sự phục hồi sức khỏe sau này Lúc này thái độ khách quan, lời nóiđộng viên, sự giúp đỡ tận tình…của thầy thuốc, của người thân và của những ngườixung quanh là cần thiết, có tác dụng hỗ trợ cho người bệnh vượt qua những khókhăn của phẫu thuật và bệnh tật [9]
1.2.4. Quan hệ giữa người bệnh và nhân viên y tế
Mối quan hệ này được nhiều nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau
Trang 13Mục đích tác động tâm lý của nhân viên y tế lên người bệnh là loại trừ hoặc làmgiảm tối đa những tác hại của bệnh tật và tạo nên những yếu tố có lợi cho quá trìnhđiều trị Yêu cầu đặt ra cho nhân viên y tế là điều trị nhanh, an toàn và làm vừa lòngngười bệnh Người bệnh đòi hỏi ở nhân viên y tế chủ nghĩa nhân đạo và lương tâm.Cần tiến hành tâm lý liệu pháp, hướng dẫn vệ sinh tâm lý, dự phòng các bệnh tâmthần cho người bệnh và giúp họ khắc phục các yếu tố gây stress, tránh những gánhnặng tâm lý trong khám, chữa bệnh cũng như trong quá trình hồi phục sức khỏe [9].Mối quan hệ giữa nhân viên y tế với người bệnh là mối quan hệ giữa con ngườivới con người, giữa nhân cách với nhân cách Điều trị người bệnh một cách toàndiện, nghĩa là người thầy thuốc đồng thời với quá trình tích cực cứu chữa bệnh tật,phải hết lòng chăm lo, nâng đỡ tâm lý, tinh thần cho người bệnh [9].
1.2.5. Tình trạng lo âu
Lo âu được định nghĩa là cảm giác sợ sệt, không thoải mái, khó chịu, khôngchắc chắn hoặc kinh hãi do mối đe dọa thật sự hoặc trong nhận thức mà nguyênnhân thực tế thì không biết hoặc không được nhận ra Lo âu là những trải nghiệmthông thường của con người và cơ bản nhất của cảm xúc [46] Lo âu cũng đượcđịnh nghĩa là trải nghiệm bình thường của con người, cảm nhận ở nhiều mức độkhác nhau, đây cũng là trạng thái mà các cá nhân trải nghiệm cảm giác không dễdàng, lo sợ và kích hoạt hệ thần kinh tự chủ phản ứng lại mối đe dọa mơ hồ, không
- Lo âu ở mức độ trung bình dẫn đến nhận thức bị thu hẹp, khả năng suy nghĩ rõràng bị giới hạn Nhưng việc học hỏi và giải quyết vấn đề vẫn có thể xảy ra mặc dù
nó không ở mức tối ưu Thay đổi cơ thể có thể được nhận thấy như căng thẳng, nhịp
Trang 14tim nhanh, nhức đầu, kích thích dạ dày Lo âu ở mức độ trung bình thì vẫn cònmang tính suy diễn
- Ở mức độ nghiêm trọng của sự lo âu, người này chỉ tập trung vào một chi tiếtđặc biệt và có thể có khó khăn trong việc nhận thấy những gì đang xảy ra trong môitrường Người chịu đựng sự lo âu này có thể gặp giảm thông khí, choáng váng, bốirối hay không thể giải quyết vấn đề
- Lo âu hoảng sợ là hình thức khắc nghiệt nhất và có thể dẫn đến hành vi quấyrầy Những người đó không thể nhận ra những gì đang xảy ra trong môi trường Họ
có thể biểu hiện rối loạn, la hét hoặc sự co rút lại Hành vi của họ có thể thiếu sựphối hợp và bốc đồng Hành vi cá nhân để giảm lo âu có thể là không hiệu quả và lo
âu hoảng sợ cấp tính có thể dẫn đến kiệt sức
Lo âu trước phẫu thuật ảnh hưởng đến người bệnh ở cả hai mặt thể chất và mức
độ tâm lý Về mặt tâm lý, nó có thể thay đổi cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động
cá nhân Về thể chất, lo âu làm tăng giải phóng epinephrine vào tuần hoàn gây cothắt mạch máu, tăng nhịp tim và lực co bóp, dẫn đến tăng huyết áp và nhiệt độ,nóng bừng và đổ mồ hôi Nó cũng gây ra không có khả năng tập trung hoặc khókhăn trong việc thực hiện nhiệm vụ Lo âu trước phẫu thuật đã được tìm thấy là cácyếu tố nguy cơ của kết quả xấu sau phẫu thuật cũng như tỉ lệ bệnh tật và tử vong[46] Theo Kagan và Bar-Tal (2006) [33] khẳng định rằng sự lo âu trước phẫu thuậttương quan nghịch với nỗi đau, buồn nôn, mệt mỏi và khó chịu, nhu cầu nghỉ ngơitại giường, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, thiếu vận động, chất lượng cuộc sống giảm,thời gian lưu trú, tình cảm phục hồi và liều lượng thuốc trong quá trình gây mê [46]
1.2.6 Các thang đo đo lường sự lo âu
Có rất nhiều thang đo để đo lường mức độ lo âu của người bệnh, các thang đothường được sử dụng như: The State-Trait Anxiety Inventory (STAI), HospitalAnxiety and Depression Scale-Anxiety (HADS-A), Visual Analog Scale for Anxiety(VAS-A), The Amsterdam Preoperative Anxiety and Information Scale (APAIS),Hamilton Anxiety Rating Scale (HAM-A)…
Trang 15The State-Trait Anxiety Inventory (STAI) là công cụ tự báo cáo sự lo âu, đượcCharles Spielberger và cộng sự xuất bản năm 1983 [54], gồm 2 phần, mỗi phần 20mục, mỗi mục được đánh giá theo thang điểm Likert từ 1 đến 4 STAI-S dùng đểxác định tình trạng lo lắng tạm thời trong các tình huống nguy hiểm, và thang điểmLikert theo cường độ xuất hiện (1: không có, 2: có một phần, 3: trung bình, 4: rấtnhiều) STAI-T dùng để đánh giá tính ổn định của sự lo âu lâu dài, thang điểmLikert biểu hiện tần số, mức độ thường xuyên của cảm giác (1: hầu như không có,2: thỉnh thoảng, 3: thường xuyên, 4: luôn luôn) STAI thường được phân loại thành
ba mức: từ 20-37 điểm là không lo âu hoặc lo âu nhẹ; từ 38-44 điểm là lo âu trungbình; từ 45-80 điểm là lo âu cao
Hospital Anxiety and Depression Scale-Anxiety (HADS-A) được phát triển nhưmột thước đo ngắn gọn từ các triệu chứng của lo âu tổng quát Mục đích của HADS
là sàng lọc những triệu chứng lâm sàng của lo âu và trầm cảm trên người bệnh [32].HADS được xây dựng do A S Zigmond and R P Snaith và được đăng báo năm
1983 [62], bộ câu hỏi gồm 7 mục, mỗi mục được đo lường theo thang điểm Likert
từ 0 đến 3 tương ứng với mức độ xuất hiện tăng dần của các triệu chứng lo âu Tổngđiểm cho bộ câu hỏi từ 0-21 điểm, với 0-7 điểm là không có lo âu hoặc lo âu nhẹ, 8-
10 điểm là lo âu vừa, 11-21 điểm là lo âu cao (bất thường) HADS đã được chứngminh được tính giá trị và tính ổn định trong nhiều nghiên cứu [19], [38] HADS-Acũng đã được dịch sang tiếng Việt và cũng được kiểm tra tính giá trị, tính ổn địnhphù hợp để đo lường sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật trong các nghiên cứutrước [23],[46] Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng HADS-A để xác định sự
lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa
The Amsterdam Preoperative Anxiety and Information Scale (APAIS) được xâydựng vào năm 1996 của Nelly Moerman và cộng sự [45] APAIS là công cụ đáng tincậy cho các chuyên gia gây mê, gây tê dùng để đánh giá sự lo lắng trước mổ và cácthông tin cần cung cấp của người bệnh APAIS gồm 6 mục được đánh giá theothang điểm Likert từ 1-5, trong đó mục một, hai, bốn và năm dùng để đo lường mức
độ lo lắng của người bệnh trước phẫu thuật; mục ba và sáu dùng để biết thông tin
Trang 16cần được cung cấp cho người bệnh về phương pháp vô cảm hay về tiến trình phẫuthuật.
Hamilton Anxiety Rating Scale (HAM-A) được xây dựng do Max Hamiltonnăm 1959 [28], là một trong những thang điểm đầu tiên để đo lường mức độ nghiêmtrọng của các triệu chứng lo âu HAM-A gồm 14 mục, mỗi mục gồm các triệuchứng của lo âu được cho điểm từ 0 đến 4 (0 là không có, 4 là trầm trọng), tổngđiểm của HAM-A là 0-56 điểm được chia thành 3 nhóm: <17 điểm chỉ nhữngtrường hợp lo âu nhẹ, 17-24 điểm chỉ lo âu nhẹ đến trung bình, 25-30 điểm chỉ lo âutrung bình đến nặng HAM-A đã được dịch sang các tiếng Trung Quốc, Pháp, TâyBan Nha
Visual Analog Scale for Anxiety (VAS-A) là thang đo tự đánh giá sự lo âu củangười bệnh bằng cách chọn các con số thể hiện mức lo âu cuả họ trong khoảng từ 0đến 100 mm, với 0 là không lo âu và 100 là lo âu nghiêm trọng nhất Trong cácnghiên cứu đo lường sự lo âu của người bệnh, VAS-A thường được sử dụng phốihợp cùng với một thang đo lo âu khác và đã chứng minh được mối liên quan của 2thang đo [17], [29], [35], [52]
1.3. Giải phẫu hệ tiêu hóa
Trang 17Hình 1.1 Cấu tạo hệ tiêu hóa của người [7]
Hệ tiêu hóa bao gồm: một ống cơ gọi là ống tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóaphụ Ống tiêu hóa đi từ trên xuống dưới là: ổ miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruộtnon, ruột già Các cơ quan tiêu hóa phụ gồm có: răng, lưỡi và các tuyến bao gồmcác tuyến nước bọt, gan, tụy Thức ăn vào ống tiêu hóa và đi dọc theo chiều dài của
nó Trên đường đi này có các tuyến tiết ra các dịch tiết có chứa nước, các men, chấtđệm và các thành phần khác giúp cho sự hấp thu các chất dinh dưỡng qua biểu môcủa ống tiêu hóa Các lớp chính của ống tiêu hóa bao gồm: lớp niêm mạc, lớp dướiniêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc [2]
Phúc mạc hay màng bụng là một màng thanh mạc trơn láng và óng ánh che phủtất cả các thành ổ bụng, bao bọc các tạng thuộc hệ tiêu hóa (kể các bó mạch thầnkinh của tạng đó) và che phủ phía trước hay phía trên các tạng thuộc hệ niệu dục[2]
Trang 181.3.1. Miệng
Miệng là phần đầu tiên của ống tiêu hóa, tiếp nhận thức ăn và thực hiện các giaiđoạn đầu tiên của quá trình tiêu hóa bằng cách cắn, nhai, trộn thức ăn với nước bọt.Miệng gồm có môi, má, khẩu cái, lưỡi, răng
Trang 19cần thiết Cắt lọc mô giập nát, chỉ giữ lại nhu mô gan lành tốt Hạn chế cắt bỏ thùygan [5].
1.4.2. Vỡ lách
- Phẫu thuật cắt lách được chỉ định trong các trường hợp: vỡ lách gây xuất huyết nộivới lượng máu mất nhiều, lách vỡ độ năm, thương tổn phối hợp khác trong ổ bụngnặng nề hơn và có yếu tố nhiễm trùng, lách bệnh lý, lách to do xơ gan, người bệnh
có rối loạn đông máu, điều trị bảo tồn thất bại (gồm bảo tồn lách không mổ, khâulách và cắt bán phần lách) [5]
- Các phẫu thuật khâu bảo tồn lách: đốt điện cầm máu, tấn gạc cầm máu, keo sinhhọc, khâu lách trong vỡ lách độ một, hai, ba có đường vỡ đơn giản, cắt một phầnlách (hay bán phần lách) trong vỡ lách độ ba có đường vỡ phức tạp và độ bốn [5]
1.4.3. Vết thương đại tràng và trực tràng-hậu môn
- Hiện nay, vết thương đại tràng được điều trị theo ba phương pháp: khâu ngay thìđầu vết thương đại tràng, khâu và đưa vết thương ra ngoài không thực hiện hậu môntạm, hay thực hiện hậu môn tạm (khâu đưa vết thương đại tràng ra ngoài sau đó mởhậu môn tạm hay khâu và làm hậu môn tạm trên dòng) [5]
- Vết thương trực tràng trong phúc mạc được điều trị tương tự vết thương đại tràngtrái và đại tràng chậu hông, vết thương trực tràng ngoài phúc mạc được điều trịphẫu thuật bằng cách khâu vết thương [5]
- Vết thương ở rìa hậu môn nhỏ, gọn bờ sắc, thì có thể khâu kín Vết thương làm đứt
cơ thắt thì khâu lại cơ thắt, làm hậu môn nhân tạo tạm thời tại đại tràng chậu hông[5]
1.4.4. Chảy máu tiêu hóa trên
Tùy theo nguyên nhân gây chảy máu tiêu hóa trên mà sử dụng các phương phápđiều trị thích hợp cho từng loại bệnh và từng người bệnh cụ thể Các nguyên nhângây chảy máu tiêu hóa trên: loét dạ dày-tá tràng, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, vỡ cácbúi dãn tĩnh mạch thực quản, các tổn thương cấp tính của niêm mạc dạ dày, cácbướu thực quản dạ dày, các búi dãn tĩnh mạch dạ dày, rò động mạch chủ với ruột,chảy máu đường mật [5]
1.4.5. Chảy máu tiêu hóa dưới
Chỉ định mổ được áp dụng khi truyền hơn 6 đơn vị hồng cầu lắng, tình trạngngười bệnh cần truyền máu nữa, hoặc huyết động học không ổn định; các kỹ thuật
Trang 20điều trị nội soi hay làm thuyên tắc mạch thất bại; tổn thương gây chảy máu do ungthư [5].
1.4.8. Viêm túi mật
Viêm túi mật cấp là một cấp cứu ngoại khoa trì hoãn Thường là mở bụng, một
số ít có thể cắt túi mật qua nội soi ổ bụng Viêm túi mật mạn tính gặp nhiều hơnviêm túi mật cấp tính, điều trị phẫu thuật theo hai phương pháp mổ cắt túi mật quađường mở bụng và mổ cắt túi mật qua ngả nội soi ổ bụng Tại một số bệnh việnThành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ mổ cắt túi mật nội soi lên đến 80-90% [5]
1.4.9. Sỏi đường mật
Mổ sỏi đường mật nhằm mục đích lấy hết sỏi phát hiện được trong đường mật
và giải tỏa hoàn toàn lưu thông đường mật Việc lựa chọn các phương pháp phẫuthuật phụ thuộc vào tình trạng chung của người bệnh, tình trạng bệnh lý của sỏi vàthương tổn của hệ thống gan mật, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm của phẫu thuậtviên và gây mê hồi sức Phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi và dẫn lưu ống mật chủbằng ống Kehr là phẫu thuật kinh điển, phẫu thuật nối mật ruột được sử dụng khi cóhẹp ở đoạn dưới ống mật chủ, phẫu thuật cắt gan được dành cho những trường hợpsỏi trong gan không lấy được bằng đường ống mật chủ [5]
1.4.10. Viêm ruột thừa cấp
Khi có chẩn đoán xác định viêm ruột thừa thì phương pháp điều trị duy nhất làphẫu thuật, có thể mổ mở hay mổ qua ngả nội soi ổ bụng
1.4.11. Tắc ruột cơ học
Trang 21Vì tắc ruột là biến chứng chung của nhiều bệnh, do nhiều nguyên nhân gây racho nên phương pháp phẫu thuật khác nhau tùy theo nguyên nhân cuả tắc ruột, tắcruột do thắt cần được mổ ngay, tắc ruột do nghẽn sau nhiều giờ hồi sức không cókết quả phải điều trị bằng phẫu thuật [5].
1.4.12. Co thắt tâm vị
Điều trị phẫu thuật cắt cơ vòng dưới thực quản khi nong thực quản thất bại nhằmmục đích giảm tắc nghẽn vùng tâm vị [5]
1.4.13. Ung thư gan
Phẫu thuật cắt gan là phương pháp điều trị có khả năng đem lại 30% sống đến 5năm (u < 5cm)
1.4.14. Ung thư tụy
Phần lớn những người bệnh ung thư quanh bóng Vater được điều trị bằng phẫuthuật
1.4.15. Ung thư ống mật
Mục tiêu điều trị ung thư ống mật là cắt bỏ khối u và tái lập lưu thông mật-ruột
1.4.16. Ung thư thực quản
Phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chủ yếu nhưng gần đây vai trò của cácphương pháp điều trị không phẫu thuật ngày một được đề cao hơn, đã trở thànhphương pháp điều trị hỗ trợ hay chủ lực như hóa trị, xạ trị [5]
1.4.17. Ung thư dạ dày
Mục đích và nguyên tắc điều trị ngoại khoa là phẫu thuật rộng rãi cắt bỏ đượchết tổ chức ung thư với đoạn ruột và hạch mạc treo Sau đó lập lại lưu thông ruột[5]
1.4.18. Ung thư trực tràng
Nguyên tắc điều trị phẫu thuật là cắt bỏ rộng rãi khối u trực tràng, hạch vùng vàcác cơ quan xâm lấn (nếu được) bảo đảm lấy hết tế bào ung thư [5]
1.4.19. Lồng ruột
Trang 22Điều trị lồng ruột ở người lớn là phẫu thuật cắt bỏ khối lồng Đối với lồng ở ruộtgià, có nguyên nhân là khối u đại tràng nên cắt bỏ mà không cố gắng tháo lồng bằngtay Đối với lồng ruột non, có thể cố gắng tháo lồng bằng tay, nếu đã hoại tử ruộtphải cắt bỏ ngay [5].
1.4.23. Bệnh trĩ
Các phương pháp điều trị phẫu thuật bệnh trĩ gồm mổ cắt trĩ, thắt các mạch máuđến nuôi các búi trĩ, phương pháp Longo (phương pháp làm gián đoạn các mạchmáu trĩ trên và giữa) và khâu treo niêm mạc hậu môn-trực tràng [5]
1.4.24. Nhiễm trùng vùng hậu môn-trực tràng
Điều trị nhiễm trùng vùng hậu môn-trực tràng là điều trị áp xe, điều trị rò vàđiều trị nứt hậu môn [5]
1.5. Một số nghiên cứu về tình trạng lo âu trước phẫu thuật
1.5.1. Trên thế giới
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu trên thế giới, tình trạng lo âu trước phẫuthuật của người bệnh đa số ở mức độ trung bình và có sự khác nhau về các yếu tốliên quan đến lo âu trước phẫu thuật ở các nghiên cứu Theo tác giả Asiye Gul vàcộng sự (2015) [26], điểm trung bình tình trạng lo âu trước phẫu thuật của ngườibệnh là 44,74±11,91 (đánh giá theo thang điểm state-trait anxiety inventory (STAI))
Trang 23và có mối liên quan giữa lo âu trước phẫu thuật với tổng liều gây mê Theo kết quảmột nghiên cứu tại Bồ Đào Nha, điểm trung bình tình trạng lo âu trước phẫu thuật là3,47±3,71 (theo thang điểm Anxiety, Depression and Stress Scale-21 (DASS-21))
và có sự khác biệt giữa tâm lý trước phẫu thuật và chẩn đoán lâm sàng [53] TạiTrung Quốc, 47,4% người bệnh có triệu chứng lo âu vừa hoặc nặng khi đợi phẫuthuật [22] Theo kết quả nghiên cứu của Sadati và cộng sự (2013) [51] cho thấy sựghé thăm của điều dưỡng trước phẫu thuật làm giảm sự lo âu trước phẫu thuật vàbiến chứng sau phẫu thuật của người bệnh Theo kết quả nghiên cứu của Rosiek vàcộng sự (2016) [50] cho thấy không chỉ các yếu tố bên trong cá nhân (đau, bệnh tật
và sự chịu đựng) mà còn những yếu tố bên ngoài (gây mê, phẫu thuật và biến chứngsau phẫu thuật) là những nguyên nhân của lo âu trước phẫu thuật Phụ nữ thường lo
âu nhiều hơn nam giới Một nghiên cứu khác tại Pakistan cho thấy 62% người bệnh
có lo lắng trước phẫu thuật và có liên quan với nữ giới, tuổi trẻ, trình độ học vấn và
đã có phẫu thuật trước đó [30]
Có sự khác nhau về các vấn đề lo âu trước phẫu thuật của người bệnh ở cácnghiên cứu Theo Ebirim & Tobin (2010) [24], 90% người bệnh có lo âu trước phẫuthuật, vấn đề lo âu chiếm đa số là tiến trình phẫu thuật bị hoãn lại Theo Mitchell(2011) [43], 82,4% người bệnh lo âu trước phẫu thuật, với sự chờ đợi, gây mê vàgiảm đau là những lo âu phổ biến, đồng thời sự khác biệt về giới tính cũng liên quanđến sự lo âu trước phẫu thuật Một nghiên cứu tại Nhật Bản sử dụng bộ công cụState-Trait Anxiety Inventory (STAI) để tìm mối liên quan giữa mức độ lo âu trướcphẫu thuật và sự hạ thân nhiệt trong khi phẫu thuật ở 120 người bệnh phẫu thuậtvùng bụng dưới cho thấy 51% người bệnh lo âu trước phẫu thuật ở mức độ cao vàcũng là nguy cơ cao hạ thân nhiệt trong khi phẫu thuật [55] Một nghiên cứu kháctại Malaysia cho thấy 78,8% người bệnh lo âu trước phẫu thuật vùng bụng, 47,5% ởmức độ lo âu cao Nghiên cứu cũng đưa ra những thông tin quan trọng mà ngườibệnh cần có để giảm lo âu là chi tiết cuộc phẫu thuật, chi tiết về chăm sóc điềudưỡng và thông tin về gây mê [34] Theo Mavridou (2013) [41], 80% người bệnh lo
âu trước phẫu thuật, những vấn đề lo âu chính của người bệnh là đau sau phẫu thuật
Trang 24(84%), không tỉnh sau phẫu thuật (64,8%), nôn và buồn nôn (60,2%), ống dẫn lưu
và kim tiêm (59,5%) Một nghiên cứu tại Ethiopia (2014) cho thấy có 70,3% ngườibệnh lo âu trước phẫu thuật, các yếu tố liên quan đến sự lo âu là độc thân hoặc lihôn, thời gian phẫu thuật và thu nhập Yếu tố liên quan đến việc làm giảm lo âutrước phẫu thuật của người bệnh là sự cung cấp thông tin liên quan đến cuộc phẫuthuật của người chăm sóc sức khỏe [47] Một nghiên cứu với 500 người bệnh trướcphẫu thuật tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy 62% người bệnh lo âu trước phẫu thuật ở mức
độ vừa, có liên quan đến các đặc điểm nhân khẩu xã hội học của người bệnh và sự
hỗ trợ của xã hội [61]
1.5.2. Tại Việt Nam
Theo tác giả Thái Hoàng Để và cộng sự (2010) [3], lo âu trước phẫu thuật chiếm
tỉ lệ 83,43% tại An Giang Tác giả Nguyễn Hoàng Long (2010) [46] đã sử dụng bộcâu hỏi Hospital Anxiety Depression Scale-Anxiety (HADS-A) để đánh giá sự lo âutrước phẫu thuật và cho thấy điểm trung bình lo âu trước phẫu thuật là 6,9±3,4,trong đó có 55,8% người bệnh lo âu ở mức độ nhẹ, 41,5% người bệnh lo âu ở mức
độ trung bình và hơn Nghiên cứu cũng sử dụng bộ công cụ Multi-DimensionalSupport Scale (MDSS) để đánh giá sự hỗ trợ xã hội và cho kết quả giá trị trung bìnhchung của sự hỗ trợ xã hội là 13,8±3,2, trong đó sự hỗ trợ từ gia đình là 8,39±2,9, từnhân viên y tế là 5,4±2,2 Sử dụng bộ câu hỏi Hospital Anxiety Depression Scale-Anxiety (HADS-A) để đánh giá sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật vùngbụng tại Phú Thọ cho thấy người bệnh lo âu ở mức độ trung bình (8,22±3,82), cómối liên quan giữa nhận thức về bệnh của người bệnh, sự hỗ trợ của nhân viên y tếvới sự lo âu trước phẫu thuật của người bệnh [23] Một nghiên cứu khác tại TháiNguyên cho thấy giá trị trung bình lo âu trước phẫu thuật vùng bụng là 51,65±8,28
và có mối liên quan với thời gian chờ phẫu thuật [57]
Trang 25CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1 Dân số mục tiêu: Tất cả các người bệnh được điều trị phẫu thuật tiêu hóa tại
Khoa Ngoại Tổng quát-Bệnh viện đa khoa Kiên Giang
2.2.2 Dân số chọn mẫu: những người bệnh được điều trị phẫu thuật tiêu hóa tại
Khoa Ngoại Tổng quát-Bệnh viện đa khoa Kiên Giang trong thời gian từ 12/2016 –05/2017
2.2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu (tiêu chí đưa vào)
- Người bệnh từ 18 tuổi trở lên được chỉ định phẫu thuật tiêu hóa theo chương trìnhtại khoa Ngoại Tổng quát-Bệnh viện đa khoa Kiên Giang
- Người bệnh sẵn sàng tham gia vào nghiên cứu
2.2.4. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh có chỉ định phẫu thuật cấp cứu
- Người bệnh có bệnh tâm thần kèm theo
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
Trang 26Chọn dân số nghiên cứu
Người bệnh được điều trị phẫu thuật tiêu hóa tại Khoa Ngoại Tổng quát-Bệnh viện đa khoa Kiên Giang từ 12/2016-05/2017
Chọn mẫu nghiên cứu
145 người bệnh phẫu thuật tiêu hóa đủ tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu
Thu thập số liệu
Kết luậnPhân tích số liệu
Bộ câu hỏi
Trong đó:
n: cỡ mẫu ước lượngα: sai sót loại I Với α=0,05 thì =1,96β: sai sót loại II Với β=0,2 (lực mẫu=0,8) thì =1,04σ: độ lệch chuẩn, σ=3,82
δ: sai số mong muốn, δ=1Thay vào công thức, n = 131,33 Chọn cỡ mẫu 145 người
Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu:
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu:chọn mẫu liên tiếp
2.3.4. Các biến số cần thu thập và định nghĩa
2.3.4.1.Liệt kê các biến số nghiên cứu
- Biến số phụ thuộc: lo âu trước phẫu thuật
- Các biến số độc lập: người chăm sóc lúc nằm viện, chẩn đoán bệnh, số ngày nằmviện, cơ quan phẫu thuật, bệnh kèm theo, số lần phẫu thuật trước, phương pháp
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu
Trang 27phẫu thuật, vấn đề lo âu của người bệnh, sự hỗ trợ từ bạn bè/gia đình, sự hỗ trợ từnhân viên y tế, nhận thức về bệnh của người bệnh.
- Biến số nền: tuổi, giới tính, dân tộc, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tìnhtrạng hôn nhân, mức thu nhập hàng tháng
2.3.4.2.Định nghĩa biến số
- Thông tin của người bệnh
+ Tuổi: là số tuổi hiện có của người bệnh khi trả lời bộ câu hỏi được tính bằngcách lấy năm hiện tại trừ năm sinh Tuổi là biến thứ tự, được chia thành 5 nhóm:
≤30 tuổi, 31-≤40 tuổi, 41-≤50, 51-≤60 và ≥61 tuổi [23]
+ Giới tính: là biến nhị giá với 2 giá trị nam và nữ
+ Ngày nhập viện: ngày, tháng người bệnh nhập viện, được ghi nhận từ hồ sơbệnh án
+ Nơi cư trú: là nơi người bệnh sinh sống từ hai năm trở lên liên tục gần đâynhất hoặc hiện tại, là biến danh định gồm 2 giá trị: thành thị (sống ở thành phố hoặcthị xã), nông thôn (sống ở các huyện)
+ Dân tộc: là biến danh định với các giá trị: Kinh, Hoa, Khmer và khác do KiênGiang và các khu vực xung quanh chủ yếu có các dân tộc trên
+ Trình độ học vấn: là mức độ bằng cấp cao nhất mà người bệnh có được hiệntại, là biến thứ tự với các giá trị: mù chữ; giáo dục phổ thông (cấp I, cấp II, cấp III);trung cấp/cao đẳng; đại học/sau đại học
+ Tình trạng hôn nhân: tình trạng hôn nhân hiện tại của người bệnh, là biến danhđịnh với các giá trị: độc thân, kết hôn, ly dị/ly thân, mất vợ/mất chồng
+ Nghề nghiệp: là hình thức công việc hiện tại người bệnh đang làm trước khinhập viện, là biến danh định với các giá trị: nhân viên cơ quan nhà nước, giáo viên,công nhân, nông dân, kinh doanh, nhân viên y tế, nội trợ, nghỉ hưu/mất sức, ngưphủ
+ Mức thu nhập bình quân của người bệnh trong tháng: là biến thứ tự được chiathành các nhóm: < 2 triệu, từ 2-<3 triệu, 3-<4 triệu, ≥ 4 triệu
Trang 28+ Người chăm sóc lúc nằm viện: người thân trực tiếp chăm sóc người bệnh(không kể nhân viên y tế), biến danh định gồm các giá trị: không có, vợ/chồng,ba/mẹ, con/cháu, bạn, khác.
+ Bệnh kèm theo: bệnh kèm theo được ghi nhận từ hồ sơ bệnh án, ngoài bệnh tại
cơ quan phẫu thuật, là biến nhị giá có 2 giá trị có và không có
+ Số lần phẫu thuật trước: số lần đã phẫu thuật trước không kể lần phẫu thuậtnày Biến thứ tự gồm các giá trị: không có, một lần, hai lần, ≥ ba lần
+ Phương pháp phẫu thuật: được ghi nhận từ hồ sơ bệnh án, gồm 2 giá trị: mổ
mở, phẫu thuật nội soi [53]
- Lo âu trước phẫu thuật:
+ Định nghĩa: Lo âu là trải nghiệm bình thường của con người, cảm nhận ởnhiều mức độ khác nhau, đây cũng là trạng thái mà các cá nhân trải nghiệm cảmgiác không dễ dàng, lo sợ và kích hoạt hệ thần kinh tự chủ phản ứng lại mối đe dọa
mơ hồ, không cụ thể [8] Lo âu trước phẫu thuật là sự mô tả trạng thái khó chịu của
lo âu hay căng thẳng ở những người bệnh phẫu thuật [57]
+ Đo lường: Lo âu trước phẫu thuật được đo lường bằng bộ câu hỏi HospitalAnxiety Depression Scale – Anxiety (HADS-A) HADS-A được phát triển bởiZigmond và Snaith (1983) [62] Đo lường sự lo âu có tất cả 7 câu hỏi với giá trị mỗicâu từ 0-3 điểm Tổng giá trị cho cả bộ câu hỏi từ 0-21 điểm.Với 0-7 điểm là không
Trang 29lo âu hoặc lo âu nhẹ, từ 8-10 điểm trung bình, 11-21 điểm là lo âu cao Bộ câu hỏiHADS-A đã được dịch sang tiếng Việt và được sử dụng để đánh giá lo âu trướcphẫu thuật của người bệnh Chỉ số giá trị nội dung của HADS-A là 1, Cronbachalpha là 0,81[23] Nghiên cứu thử trên 30 người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa tạibệnh viện đa khoa Kiên Giang, HADS-A có độ tin cậy cao, với chỉ số Cronbachalpha là 0,89.
+ Các vấn đề lo âu của người bệnh: biến danh định gồm các giá trị:
• Không tỉnh sau phẫu thuật
• Ảnh hưởng xấu từ sai sót trong phẫu thuật
• Phẫu thuật không thành công
• Không có khả năng trả viện phí
• Không có thu nhập vì nằm viện
• Không nhận được đủ sự quan tâm của người chăm sóc
• Phẫu thuật có khả năng bị hoãn lại
• Trần truồng trên bàn phẫu thuật
• Mùi và tiếng ồn bệnh viện
• Truyền máu
• Môi trường không thân thiện
• Nôn và buồn nôn sau phẫu thuật
• Biến chứng từ thuốc gây mê, tê
• Gây mê, gây tê không đủ dài trong phẫu thuật
• Gây mê, gây tê trong phẫu thuật không hiệu quả
• Giảm đau không đủ sau phẫu thuật [24]
- Nhận thức bệnh của người bệnh: được đo lường bằng bộ câu hỏi Brief IllnessPerception Questionnaire (BIPQ), bộ câu hỏi này được phát triển bởi Broadbent vàcộng sự (2006) [21] Đây là công cụ dùng để đánh giá nhanh nhận thức và cảm xúccủa người bệnh về bệnh của họ Trong đó 5 mục dùng để thể hiện sự nhận thức về
Trang 30bệnh của người bệnh bao gồm: hậu quả, thời gian, kiểm soát cá nhân, kiểm soátđiều trị và nhận dạng bệnh; hai mục thể hiện sự quan tâm và cảm xúc; một mục thểhiện sự hiểu biết về bệnh Trong nghiên cứu này, kiểm soát điều trị là phẫu thuậttiêu hóa Bộ câu hỏi này gồm 9 mục, trong đó các mục 1 đến 8 người bệnh trả lờitheo thang điểm từ 0 đến 10, mục 9 là câu hỏi mở yêu cầu người bệnh liệt kê 3 yếu
tố quan trọng nhất mà người bệnh cho rằng là nguyên nhân gây bệnh của họ Bộ câuhỏi đã được dịch sang tiếng Việt và cho thấy được độ tin cậy tốt, sự tương quan 0,81với mức ý nghĩa 0,01 [23] Nghiên cứu thử trên 30 người bệnh trước phẫu thuật tiêuhóa tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang, bộ câu hỏi BIPQ có độ tin cậy cao với chỉ sốCronbach alpha của cả bộ câu hỏi là 0,75
Các câu hỏi cho từng mục được thể hiện trong bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1 Câu hỏi cho từng mục của bộ câu hỏi đánh giá nhận thức về bệnh
Các mục của bộ câu hỏi
Mục 1: Hậu quả Bệnh tật ảnh hưởng đến cuộc sống của ông/bà như
thế nào?
Mục 2: Thời gian Ông/bà nghĩ rằng bệnh tật của ông/bà sẽ kéo dài
bao lâu?
Mục 3: Kiểm soát cá nhân Ông/bà cảm thấy ông/bà kiểm soát được bao nhiêu
để vượt qua được bệnh tật của mình?
Mục 4: Kiểm soát phẫu thuật Ông/bà nghĩ rằng phẫu thuật có thể giúp cải thiện
tình trạng bệnh tật của ông/bà được bao nhiêu?Mục 5: Nhận dạng bệnh Ông/bà có bao nhiêu kinh nghiệm về các triệu
chứng từ bệnh tật của mình?
Mục 6: Mức quan tâm Mức độ quan tâm của ông/bà về bệnh tật?
Mục 7: Sự hiểu biết về bệnh Ông/bà có nghĩ rằng ông/bà hiểu hết về bệnh tật
của mình?
Mục 8: Đáp ứng cảm xúc Bệnh tật ảnh hưởng đến tâm trạng của ông/bà ra
sao? (ví dụ, nó làm ông/bà thấy bực bội, sợ hãihay bị áp lực)
Mục 9: Nguyên nhân Hãy liệt kê 3 yếu tố quan trọng nhất mà ông/bà tin
rằng chúng là nguyên nhân gây ra bệnh tật củaông/bà
- Sự hỗ trợ xã hội: được đánh giá bằng bộ câu hỏi Multi-Dimensional SupportScale (MDSS), được phát triển bởi Winefield.H và cộng sự [59] Công cụ này gồm
Trang 3111 câu hỏi trong đó 6 câu dùng để đánh giá sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè, 5 câudùng đánh giá sự hỗ trợ của nhân viên y tế Để trả lời cho mỗi câu hỏi, người thamgia sẽ chọn một trong 4 giá trị 0 (không có), 1 (thỉnh thoảng), 2 (thường xuyên), 3(luôn luôn) Bộ câu hỏi này đã được dịch sang tiếng Việt và dùng để đánh giá yếu tốliên quan đến lo âu trước phẫu thuật trong nghiên cứu của Đỗ Cao Cường và cộng
sự (2013) [23] và Nguyễn Hoàng Long (2010) [46] Tính giá trị về nội dung củacông cụ này đã được kiểm tra và đạt 0,81, chỉ số Cronbach alpha cả bộ câu hỏi (11câu) là 0,9, của 6 câu đánh giá sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình là 0,85, của 5 câuđánh giá sự hỗ trợ của nhân viên y tế là 0,81 Nghiên cứu thử trên 30 người bệnhtrước phẫu thuật tiêu hóa tại Bệnh viên đa khoa Kiên Giang, bộ câu hỏi MDSS có
độ tin cậy cao với chỉ số Cronbach alpha của cả bộ câu hỏi là 0,82, của 6 câu đánhgiá sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình là 0,83 và của 5 câu đánh giá sự hỗ trợ của nhânviên y tế là 0,79
2.3.5 Công cụ nghiên cứu
Công cụ nghiên cứu là bộ câu hỏi được thiết lập dựa trên những câu hỏi trongnội dung nghiên cứu và các công cụ đánh giá đã được kiểm tra tính giá trị trong cácnghiên cứu trước Thực hiện nghiên cứu thử (30 đối tượng) để hiệu chỉnh và kiểmtra tính phù hợp của bộ câu hỏi trước khi tiến hành thu thập dữ liệu Bộ câu hỏi gồm
5 phần:
- Phần A: Thông tin của người bệnh và thông tin về bệnh (15 câu: A1→A15)bao gồm: ngày nhập viện, tuổi, giới tính, dân tộc, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độhọc vấn, tình trạng hôn nhân, mức thu nhập hàng tháng, người chăm sóc lúc nằmviện, chẩn đoán bệnh, cơ quan phẫu thuật, bệnh kèm theo, số lần phẫu thuật trước,phương pháp phẫu thuật
- Phần B: xác định mức độ lo âu của người bệnh: 7 câu từ B1 →B7
- Phần C: xác định các vấn đề lo âu của người bệnh: 1 câu có 17 ý
- Phần D: xác định sự hỗ trợ xã hội: 11 câu từ D1→D11
- Phần E: xác định sự nhận thức về bệnh của người bệnh: 9 câu từ E1 →E9
2.3.6 Phương pháp tiến hành
Trang 322.3.6.1 Chọn mẫu
Trong thời gian tiến hành nghiên cứu, chọn những người bệnh trước phẫu thuậttiêu hóa một ngày tại khoa Ngoại Tổng quát-Bệnh viện đa khoa Kiên Giang thỏatiêu chí chọn mẫu tham gia vào nghiên cứu
2.3.6.2 Thu thập số liệu
- Sau khi được sự thông qua đề cương của Đại học Y Dược Thành phố Hồ ChíMinh và sự cho phép của Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, thu thập dữ liệu được tiếnhành
- Người nghiên cứu dựa vào hồ sơ bệnh án chọn những người bệnh đủ tiêuchuẩn
- Người nghiên cứu giải thích với người tham gia nghiên cứu mục đích củanghiên cứu và quá trình tiến hành khi tham gia nghiên cứu, các lợi ích và rủi ro đểcho đối tượng tham gia nghiên cứu được rõ và tạo niềm tin cho người tham gianghiên cứu
- Nếu đồng ý tham gia vào nghiên cứu này, người tham gia sẽ trả lời bộ câu hỏiđược thiết kế sẵn và những thông tin của người tham gia sẽ được giữ bí mật
- Người tham gia có quyền lựa chọn không tham gia vào nghiên cứu này vàkhông bị mất bất cứ quyền lợi nào mà họ có được
- Nếu đồng ý, người tham gia nghiên cứu sẽ ký vào văn bản đồng ý tham gianghiên cứu theo mẫu của Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
- Thời điểm phát bộ câu hỏi: người bệnh trước phẫu thuật 1 ngày (6 giờ - 8 giờtối) Sau khi người bệnh trả lời xong các phiếu trả lời sẽ được kiểm tra về tính phùhợp và tính hoàn tất
2.3.6.3 Xử lý số liệu
- Kiểm tra dữ liệu
Mỗi bộ câu hỏi được yêu cầu trả lời đầy đủ và sau khi hoàn tất được kiểm trangay về tính phù hợp của những câu trả lời để có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh
- Mã hóa những câu trả lời
Trang 33Tất cả những dữ liệu thu thập, sau khi kiểm tra tính phù hợp sẽ được mã hóa bởingười nghiên cứu.
- Mức độ lo âu của người bệnh, mức độ nhận thức về bệnh của người bệnh, sự
hỗ trợ của người nhà/bạn bè và sự hỗ trợ của nhân viên y tế được mô tả dưới dạngtrung bình, độ lệch chuẩn
- Sử dụng các phép kiểm mối tương quan Pearson, Spearman, t test và ANOVA
để kiểm định sự liên quan giữa mức độ lo âu trước phẫu thuật với các đặc điểmchung, đặc điểm về bệnh của người bệnh, mức độ nhận thức về bệnh, sự hỗ trợ củangười nhà/bạn bè, sự hỗ trợ của nhân viên y tế Mọi sự khác biệt được xem là có ýnghĩa thống kê khi p<0,05 với khoảng tin cậy 95%
Mức độ tương quan: Hệ số tương quan (r) từ -1 đến 1, với
r<0: tương quan nghịch
r>0: tương quan thuận
|r| ≥ 0,7: tương quan rất chặt chẽ
|r| = 0,5-0,7: tương quan khá chặt
|r| = 0,3-0,5: tương quan vừa
|r| < 0,3: tương quan yếu
2.3.8 Biện pháp khắc phục sai số trong nghiên cứu
- Bộ câu hỏi được thiết kế ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
- Bộ câu hỏi được kiểm soát sai lệch bằng nghiên cứu thử, được góp ý chỉnh sửacủa các giáo viên hướng dẫn
- Huấn luyện cho người thu thập số liệu
- Người bệnh được chọn vào nghiên cứu phải thỏa các tiêu chí đưa vào và khôngthuộc tiêu chí loại ra
Trang 342.4 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện sau khi được sự thông qua Hội đồng y đức của Đạihọc Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và sự cho phép của Bệnh viện Đa khoa KiênGiang
Sự tham gia của người bệnh là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc Trướckhi tham gia nghiên cứu, người bệnh được chúng tôi giải thích rõ mục đích, cáchtiến hành và ký tên vào giấy đồng thuận tham gia nghiên cứu
Mọi thông tin mà đối tượng cung cấp được chúng tôi giữ bí mật, chỉ sử dụng chomục đích nghiên cứu khoa học và không cung cấp cho bất kỳ ai ngoài nhóm nghiêncứu
Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi khảo sát nên không xâm hại về mặt thể xác củangười tham gia Từ ngữ trong bộ câu hỏi không xúc phạm và không làm tổn hại vềmặt tinh thần của người tham gia
Sự tham gia của đối tượng nghiên cứu cũng được thông báo và được sự chophép của Ban giám đốc, Hội đồng khoa học bệnh viện, Trưởng khoa và Điều dưỡngtrưởng bệnh viện
2.5 Lợi ích mong đợi của nghiên cứu
Lo âu quá mức trước phẫu thuật làm kéo dài thời gian hồi phục sau phẫu thuậtcũng như ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, cuộc sống của người bệnh Theo kếtquả của một số nghiên cứu trước cho thấy, người bệnh lo âu trước phẫu thuật cònchiếm tỉ lệ cao Xác định tâm lý của người bệnh trước phẫu thuật là một trongnhững vai trò của điều dưỡng Xác định các vấn đề lo âu cũng như các yếu tố liênquan đến lo âu của người bệnh trước phẫu thuật nhằm có kế hoạch can thiệp, trấn antâm lý người bệnh là vô cùng quan trọng và cần thiết
Từ kết quả của nghiên cứu sẽ cho thấy mức độ lo âu và các yếu tố liên quan đến
lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang.Người điều dưỡng cũng sẽ xác định được nhu cầu cần được chăm sóc của ngườibệnh trước phẫu thuật đồng thời tăng sự nhận thức của điều dưỡng và người cungcấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong việc chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật
Trang 35Liệu sự hỗ trợ của điều dưỡng và sự giúp đỡ người bệnh tăng nhận thức về bệnh của
họ có liên quan đến lo âu trước phẫu thuật hay không? Từ đó họ sẽ có kế hoạchchăm sóc phù hợp và phát triển các chiến lược can thiệp nhằm mang lại sự thoảimái cho người bệnh, giảm tỷ lệ lo âu trước phẫu thuật cũng như dự phòng các biếnchứng liên quan sau phẫu thuật Đồng thời đó cũng làm tăng niềm tin và sự hài lòngcủa người bệnh đến với điều dưỡng Kết quả nghiên cứu cũng có thể làm nguồn tàiliệu tham khảo cho thực hành chăm sóc, giảng dạy và nghiên cứu điều dưỡng
Trang 36CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
Nghiên cứu được thực hiện trên 145 người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa tạiKhoa Ngoại Tổng quát-Bệnh viện đa khoa Kiên Giang từ tháng 12 năm 2016 đếntháng 05 năm 2017 Kết quả nghiên cứu được ghi nhận như sau:
3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm chung của người bệnh
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của người bệnh phẫu thuật tiêu hóa
Đặc điểm Số người (n) n = 145 Tỷ lệ (%) Giới
- Nam
- Nữ
9550
65,534,5
6,97,616,624,144,8
81,416,62,1
Nơi cư trú
- Thành thị
- Nông thôn
21124
14,585,5
Nhận xét: Người bệnh nam có tỉ lệ cao hơn chiếm 65,5% (95/145) trường hợp.Tuổi trung bình của người bệnh là 57,1, nhóm tuổi lớn hơn 50 tuổi chiếm 68,9%
Trang 37(100/145) trường hợp Đa số là dân tộc Kinh chiếm 81,4% (118/145) người, và sống
ở các huyện trong tỉnh chiếm 85,5% (124/145) người
Bảng 3.2 Đặc điểm chung của người bệnh phẫu thuật tiêu hóa
(tiếp theo)
Tần số (n) Tỷ lệ (%) Trình độ học vấn
8,384,16,21,4
3,486,210,30
6,25,533,86,95,56,235,9
5124,114,510,3
Người chăm sóc lúc nằm viện
Trang 38Đặc điểm Tần số (n) n = 145 Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Đa số người bệnh trong nghiên cứu có giáo dục phổ thông chiếm84,1% (122/145) trường hợp Số người bệnh nghỉ hưu/mất sức chiếm tỉ lệ cao nhất35,9% (52/145) trường hợp, tiếp đến là nông dân chiếm 33,8% Trong 145 ngườibệnh tham gia nghiên cứu, tỉ lệ kết hôn là 86,2% (125/145) trường hợp Thu nhậpdưới 2 triệu đồng/tháng chiếm 51% (74/145) trường hợp Hầu hết người bệnh đều
có người chăm sóc khi nằm viện 98,6% (143/145) trường hợp
3.1.2 Đặc điểm về bệnh của người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa
Bảng 3.3 Đặc điểm về bệnh của người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa
013,851,731,02,10,70,7
Số lần phẫu thuật trước
- Không có
- 1 lần
- 2 lần
105307
72,420,74,8
Trang 39Nhận xét: Trong số người bệnh tham gia nghiên cứu, có đến 7,6% (11/145)người bệnh có chẩn đoán bệnh ung thư trong đó chủ yếu là ung thư dạ dày và ungthư đại trực tràng Phẫu thuật ở ruột là nhiều nhất chiếm 51,7% (75/145) trường hợpvới các chẩn đoán u đại-trực tràng, rò hậu môn là đa số, tiếp đến là phẫu thuật ởgan-túi mật-đường mật chiếm 31% (45/145) trường hợp với các chẩn đoán sỏi tạiđường mật và sỏi túi mật Người bệnh có bệnh khác kèm theo chiếm 23,4%(34/145) trường hợp Đa số là người bệnh không có phẫu thuật trước chiếm 72,4%(105/145) trường hợp, đã từng có phẫu thuật trước đó 1 lần chiếm 20,7% Phẫuthuật bằng phương pháp nội soi chiếm 42,8% (62/145) trường hợp Thời gian từ lúcngười bệnh nhập viện đến ngày phẫu thuật trung bình 11,54 ngày (độ lệch chuẩn10,26)
Trang 403.2 Tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa
Trong 145 người tham gia nghiên cứu, số điểm trung bình lo âu trước phẫu thuật tiêu hóa là 8,65 (độ lệch chuẩn 4,03), trong đó nhỏ nhất là 0 điểm và lớn nhất
là 18 điểm
Biểu đồ 3.1 Phân loại lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa
Nhận xét: Trong 145 người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa, nhóm người bệnhkhông có lo âu và lo âu nhẹ chiếm 40% (58/145) trường hợp, nhóm người bệnh có
lo âu trung bình (8-10 điểm) chiếm 21,38% (31/145 trường hợp) và nhóm ngườibệnh lo âu cao (11-21 điểm) chiếm 38,62% (56/145) trường hợp