1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh nghiệm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh bằng phương pháp nêu vấn đề với các tình huống thực tế nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn hóa học tại trường THPT quảng xương 4

21 104 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 143 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG IVSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG IV

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TẾ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC

TẠI TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4

Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Trang Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực: Hóa học

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

I Cơ sở lý luận của đề tài 5

II Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 10 III Giải pháp giải quyết vấn đề 10

IV Tổ chức thực hiện và kết quả 16

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trang 3

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo nêu rõ: “ phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầuphát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc”, “ chuyển mạnh quá trình giáo dục

từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chấtngười học” “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướnghiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹnăng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máymóc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở đểngười học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển

từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạtđộng xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệthông tin và truyền thông trong dạy và học”

Quan điểm trên đã trình bày tính cấp thiết của việc phải đổi mới nền giáo dụcnước nhà nhằm phù hợp hơn với tình hình thực tiễn đất nước và xã hội quốc tế.Những thay đổi nhanh chóng về khoa học kỹ thuật, tri thức yêu cầu giáo dụcphải có bước chuyển mình mạnh mẽ Đó là sự thay đổi từ mục tiêu giáo dục, nộidung, phương pháp giáo dục, … mà trọng tâm là thay đổi phương pháp giáodục từ quan điểm giáo dục nội dung kiến thức sang giáo dục năng lực cho ngườihọc để có thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn Đối vớiquá trình giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng, phương pháp dạyhọc là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công củatoàn bộ quá trình giáo dục Chỉ có thể áp dụng một phương pháp dạy học phùhợp với nội dung, đối tượng ta mới có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra, đạtđược hiệu quả cao trong quá trình giáo dục Đổi mới phương pháp dạy học đangthực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cậnnăng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gìđến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo đượcđiều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ mộtchiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hìnhthành năng lực và phẩm chất Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới

Trang 4

quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằmphát triển năng lực xã hội.

Như vậy để tiếp cận với mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lựcphẩm chất người học, người dạy cần vận dụng khéo léo các phương pháp truyềnthống, khai thác triệt để các phương pháp dạy học tích cực như dạy học nêu vấn

đề, dạy học theo tình huống, … nhằm mục tiêu rèn luyện năng lực giải quyếtvấn đề, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề cụ thể của cuộc sống, nghềnghiệp, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn

Đối với bộ môn hóa học, đây là một bộ môn khoa học tự nhiên đòi hỏi tư duylogic cao nhưng đồng thời cũng rất gần gũi với thực tế cuộc sống Đó là nhữngđiều kiện thuận lợi để có thể triển khai đổi mới phương pháp dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực cho học sinh Thông qua môn hóa học, học sinh đượcrèn luyện một số năng lực như năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lựcnghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, sáng tạo, năng lực vậndụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, …

Trong thực tế quá trình giảng dạy của mình, để tiếp cận với định hướng dạyhọc phát triển năng lực cho học sinh, tôi đã áp dụng phương pháp nêu vấn đềbằng các tình huống thực tế trong một số giờ dạy Hóa học lớp 10 và 11 Vớinhững tình huống có vấn đề gắn liền với thực tế và cuộc sống, học sinh phải tìmtòi để giải quyết những vấn đề đó và từ đó lĩnh hội được tri thức mới, rèn luyện

kỹ năng và phát triển năng lực Có thể nói đây là một phương pháp dạy học kháhiệu quả trong việc giúp học sinh được hoạt động nhiều hơn trong các giờ học,

có cơ hội trải nghiệm để hình thành và phát triển tốt phẩm chất và năng lựcngười học

Vì những lý do trên mà tôi tiến hành nghiên cứu đề tài SKKN “Kinh nghiệm

dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh bằng phương pháp nêu vấn

đề với các tình huống thực tế nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Hóa học tại trường THPT Quảng Xương 4”

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Trang 5

Để thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, mộttrong những khâu quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợpvới mục tiêu, định hướng giáo dục đề ra Phương pháp dạy học nêu vấn đề (đặtvấn đề và giải quyết vấn đề) là một phương pháp dạy học tích cực có thể pháthuy tính chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với định hướng nêu trên.Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chú trọng nêu vấn đề bằng các tình huốnggắn liền với thực tế đời sống và sản xuất sẽ kích thích sự hứng thú và lòng say

mê của các em học sinh Học sinh được tìm tòi, đề xuất giải pháp giải quyết vấn

đề sẽ giúp rèn luyện và phát triển năng lực, từ đó hình thành phẩm chất và nănglực người học

III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề (đặt vấn đề và giải quyết vấn đề) nhằmđịnh hướng phát triển năng lực học sinh

- Học sinh các lớp 10 và 11 trường THPT Quảng Xương 4 với cách học nêuvấn đề (đặt vấn đề và giải quyết vấn đề)

IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm

PHẦN II: NỘI DUNG

Trang 6

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:

1 Khái niệm năng lực:

1.1 Năng lực là gì?

Có rất nhiều định nghĩa về năng lực và khái niệm này đang thu hút sự quan

tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu Theo cách hiểu thông thường, năng lực là sựkết hợp của tư duy, kỹ năng và thái độ sẵn có hoặc ở dạng tiềm năng có thể họchỏi của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ

Các nhà tâm lý học cho rằng năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tínhtâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất địnhnhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao

Vậy có thể phát biểu năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinhnghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệuquả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống

1.2 Đặc điểm của năng lực:

Năng lực có một số đặc điểm:

Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiến thức,quan hệ xã hội …) để có một sản phẩm nhất định, do đó có thể phân biệt ngườinày với người khác

Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể Năng lực chỉtồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể Vì vậynăng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động

Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể, domột con người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tựquản lý bản thân, …) vậy không tồn tại năng lực chung chung

1.3 Phân loại năng lực:

Năng lực chia thành năng lực chung và năng lực chuyên biệt (năng lực chuyên

môn)

Năng lực chung: Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc

cốt lõi… làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao

Trang 7

động nghề nghiệp Một số năng lực cốt lõi của học sinh : Năng lực tự học: nănglực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp,năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT và TT, năng lực sử dụng ngôn ngữ,năng lực tính toán.

Năng lực chuyên biệt: Là những năng lực được hình thành và phát triển trên

cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loạihình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết chonhững hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt độngnhư Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí, Hóa học …

2 Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực:

Giáo dục dựa trên năng lực ( competency – based education - CBE) nổi lên từ

những năm 1970 ở Mỹ Với hình thái này giáo dục hướng tới việc đo lườngchính xác kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học sau khi kết thúc mỗichương trình học Nếu giáo dục truyền thống được coi là giáo dục theo nội dung,kiến thức tập trung vào việc tích lũy kiến thức, nhấn mạnh tới các năng lực nhậnthức và việc vận dụng kiến thức tập trung vào việc thực hành kỹ năng chứ khônghướng tới việc chứng minh khả năng đạt được, và đánh giá của giáo dục truyềnthống cũng tập trung đo lường kiến thức thông qua các bài thi viết và nói thìgiáo dục theo năng lực tập trung vào phát triển các năng lực cần thiết để họcsinh có thể thành công trong cuộc sống cũng như trong công việc Các năng lựcthường được tập trung phát triển bao gồm năng lực xử lý thông tin, giải quyếtvấn đề, phản biện, năng lực học tập suốt đời Do đó đánh giá cũng hướng tớiviệc đánh giá kiến thức trong việc vận dụng một cách hệ thống và các năng lựcđạt được cần phải đánh giá thông qua nhiều công cụ và hình thức trong đó có cảquan sát và thực hành trong tình huống mô phỏng

Rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng giáo dục dựa trên năng lực là dành chogiáo dục dạy nghề Tuy nhiên thực tế cho thấy không phải như vậy Trongnhững thập kỷ gần đây với sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật cũng nhưtri thức, giáo dục nếu chỉ hướng tới việc nắm vững kiến thức là không đủ, bởikiến thức hôm qua còn mới hôm nay đã trở thành lạc hậu Do đó nhều hệ thống

Trang 8

giáo dục đã hướng tới việc giáo dục để người học có đủ khả năng làm chủ kiếnthức và sử dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong khoa học cũng nhưtrong thực tế khi mục tiêu và hình thái giáo dục chuyển đổi thì phương phápgiảng dạy và đánh giá cũng thay đổi theo Các hệ thống giáo dục tiên tiến đã ápdụng phương pháp giảng dạy theo năng lực thay vì giảng dạy theo nội dung kiếnthức

Giảng dạy theo năng lực là hướng tiếp cận tập trung vào đầu ra của quá trìnhdạy và học, trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực nhưthế nào sau khi kết thúc một chương trình giáo dục Nói cách khác chất lượngđầu ra đóng vai trò quan trọng nhất đối với giảng dạy theo năng lực Điều này cónghĩa là để chương trình giảng dạy theo năng lực có hiệu quả, cần phải bắt đầuvới bức tranh rõ ràng về năng lực quan trọng mà người học cần phải đạt được,tiếp đến là xây dựng và phát triển chương trình dạy và học, sau đó giảng dạy vàxây dựng các phương pháp đánh giá nhằm đảm bảo rằng mục đích của giáo dụctheo năng lực đạt được mục tiêu đề ra Có thể thấy, yếu tố quan trọng của giáodục năng lực là xây dựng được các tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng thể hiện rõ mụctiêu của giáo dục, thiết lập được các điều kiện và cơ hội để khuyến khích ngườihọc có thể đạt được các mục tiêu ấy Rất nhiều người nghiên cứu gần đây đã tậptrung nghiên cứu mối liên hệ giữa giáo dục năng lực và xây dựng chương trình

và đánh giá theo năng lực Điều này cũng có nghĩa là các năng lực mà người họccần đạt được phải rõ ràng, cụ thể Các chương trình giảng dạy sẽ được chiathành các module trong đó tập trung phát triển từng năng lực cụ thể của ngườihọc theo mục tiêu đề ra Ngoài ra chương trình giảng dạy theo năng lực cũngcho phép người học bỏ qua những module về năng lực mà người học đã nắmvững thông qua kết quả đánh giá trong quá trình học hoặc kết quả đánh giá banđầu Cụ thể là, người ta thường chia một năng lực cụ thể thành các thành cácthành tố khác nhau, trên cơ sở đó xây dựng tiêu chí thực hiện, phạm vi và bốicảnh, kiến thức cơ sở cũng như nguồn minh chứng cho từng thành tố

Rõ ràng là, chuyển từ giáo dục kiến thức sang giáo dục theo năng lực là hìnhthức chuyển đổi từ việc nhấn mạnh việc giáo viên tin là học sinh cần phải biết gì

Trang 9

sang việc học sinh phải nắm rõ mình cần biết gì và có thể làm gì trong các tìnhhuống và bối cảnh khác nhau Do đó giảng dạy theo năng lực là lấy học sinh làmtrung tâm và giáo viên giữ vai trò như người hướng dẫn Phương pháp này giúphọc sinh chủ động hơn trong việc đạt được năng lực cần phải có theo yêu cầu đặt

ra phù hợp với từng điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân Giảng dạy theo năng lực

là một hình thái giáo dục có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực và bối cảnh Chính

vì thế, giáo dục theo năng lực tập trung vào đầu ra gắn liền với nhu cầu của thịtrường lao động và xã hội, hoặc cấp học trên

3 Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực:

Trong giáo dục, quy trình đào tạo được xem như là hệ thống bao gồm các yếu

tố: mục tiêu, chương trình giáo dục, nội dung, hình thức tổ chức dạy học,phương pháp dạy học Phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng bởi lẽphương pháp dạy học có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phươngpháp có phù hợp thì mới có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo củangười học Bởi vậy, việc đổi mới giáo dục trước hết là việc đổi mới phươngpháp dạy học Đó là đổi mới cách dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo của học sinh, gọi là phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóahoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cựccủa người học chứ không phải của người dạy Trong phương pháp dạy học tíchcực, người học – đối tượng của hoạt động dạy đồng thời là chủ thể của hoạtđộng học, được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉdẫn, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụđộng tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt

Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ýtích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giảiquyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thờigắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Tăng cường việc họctập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ýnghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập những

Trang 10

tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ

đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp

Để đáp ứng các yêu cầu trên khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực,

ta có thể áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạyhọc nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm, dạy học theo dự án, … Đặc biệt phươngpháp dạy học nêu vấn đề ( đặt vấn đề và giải quyết vấn đề) học sinh vừa nắmđược tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tưduy tích cực sáng tạo, chuẩn bị được một năng lực thích ứng với đời sống xãhội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề phát sinh

Cấu trúc một bài học theo phương pháp nêu vấn đề gồm có các bước sau:

 Bước 1: Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức:

- Tạo tình huống có vấn đề

- Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh

- Phát hiện vấn đề cần giải quyết

 Bước 2: Giải quyết vấn đề đặt ra:

- Đề xuất cách giải quyết

- Lập kế hoạch giải quyết

- Thực hiện kế hoạch giải quyết

 Bước 3: Kết luận:

- Thảo luận kết quả và đánh giá

- Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu ra

Ngày đăng: 07/01/2020, 13:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w