1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho hs qua công tác chủ nhiệm ở trường thpt quảng xương 4

24 854 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 254,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên việc giáo dục kĩ năng sống tại các nhà trường mới chỉdừng lại chủ yếu trong các tiết học giáo dục công dân; các buổi sinh hoạt ngoạikhoá vừa thiếu, vừa chưa đáp ứng được nhu cầ

Trang 1

A PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Rèn kĩ năng sống cho học sinh là một mặt giáo dục cần đặc biệt coi trọngnhất là trong thập kỉ XXI khi sự nghiệp giáo dục đang được đẩy mạnh Việc rèn kĩnăng sống cho học sinh là đòi hỏi thường xuyên của công tác giáo dục đồng thờicũng là đòi hỏi cấp thiết của việc hình thành nhân cách cho học sinh trong công tácgiáo dục hiện nay Thực tế cho thấy nền giáo dục mỗi ngày một cao hơn, học sinh

có nhiều hiểu biết hơn nhưng lại ít đi những tri thức lành mạnh và kĩ năng phánđoán vấn đề, xử lí tình huống Bên cạnh những thành quả đạt được của toàn ngànhgiáo dục trong những năm gần đây chúng ta đều thấy thực trạng trẻ vị thành niên

có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về phạm tội, ứng phó không lànhmạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỉ, vô tâm, khép mình… Đồng thời kĩnăng thực hành, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, khả năng phục vụ bảnthân giảm… Hơn thế nữa, đứng trước thềm hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải

tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một kĩ năng sống khoẻ,sống lành mạnh…

Học sinh THPT, đặc biệt là học sinh lớp 10 - lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh

mẽ về thể chất, sức khoẻ và tâm sinh lý , các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi Mâuthuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, thầy cô, muốn tự khẳng địnhmình đã nảy sinh những xung đột mà các em chưa được trang bị những kĩ năng cầnthiết để ứng phó và giải quyết

Năm học 2012-2013 tôi rất vinh dự được BGH nhà trường tin tưởng giao chochủ nhiệm lớp 10D một trong những lớp đầu khá của trường Theo ý kiến chủ quancủa riêng tôi cũng như ý kiến khách quan của một số thầy cô giáo bộ môn nhìnchung các em đều ngoan, có ý thức học tập tốt nhưng tôi nhận thấy trong sâu thẳmtâm hồn dường như các em vẫn còn bao điều phải bận tâm suy nghĩ như các em rất

dễ nổi nóng, có những ứng phó không lành mạnh (em Lê Thị Linh một học sinh nữ

đã từng gây gỗ đánh nhau với bạn trong và ngoài nhà trường, em Nguyễn Văn Tưhay nói tục, chửi bậy, rất dễ nổi nóng…) Một số em ngoan hiền nhưng tự ti mặccảm về hoàn cảnh gia đình như em Thư, em Phương…

Từ thực tế đó cho thấy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ngày càng trởnên cấp thiết nhằm góp phần đào tạo con người mới với đầy đủ các mặt đức, trí,thể, mĩ Qua thực tế giảng dạy, tôi đã đúc rút ra những kinh nghiệm “Rèn kĩ năng

Trang 2

sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Quảng Xương IV”,nhằm phân tích rõ hơn những ưu điểm và hạn chế trong việc rèn kĩ năng sống Từ

đó đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh, góp phần đạt được mụctiêu giáo dục trong thời gian tới

B NỘI DUNG:

I Khái niệm “kĩ năng sống”

Kĩ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu

và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả

(*) Theo UNICEF, giáo dục dựa trên kĩ năng sống cơ bản là sự thay đổitrong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức,thái độ và hành vi Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làmgì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào)thành hành động (làm gì và làm như thế nào)

(*) Theo WHO kĩ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực chophép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộcsống Trong giáo dục, kĩ năng sống là một tồn tại những khả năng được rèn luyện

và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hoá

Rèn kĩ năng sống cho học sinh không ngoài mục đích đáp ứng mục tiêu giáodục toàn diện; phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO:

"học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" Giúp họcsinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường của xã hộihiện nay Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tíchcực, hạn chế các nhân tố tiêu cực, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh

Từ những quan niệm trên có thể thấy kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩnăng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người Bản chất của kĩ năngsống là khả năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lựctrong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả

II Kĩ năng sống của học sinh THPT hiện nay:

Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xa xưa cha ông

ta đã đúc kết “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về chương trình vềđiểm số hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ hoặc xao nhãng

Trang 3

Đứng trước thực tế xã hội của những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã nhậnthấy việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là việc làm cấp bách ở mọi bậc học nhưng đặc biệt là với học sinh THPT vì:

+ Ở lứa tuổi này các em thích tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ, không phân biệt

nó là tốt hay xấu

+ Đã xuất hiện tình yêu nam nữ dẫn đến có những quan niệm không đúng Chịunhững áp lực lớn trong thi cử khiến các em dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởngtới sức khoẻ, tinh thần

+ Các em cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình, cần đưa ranhững quyết định đúng đắn cho tương lai sau này

+ Thích bộc lộ cái tôi…

Thực hiện nghị quyết số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của

Bộ giáo dục và đào tạo về việc phát động phong trào thi đua: “ Xây dựng trườnghọc thân thiện học sinh tích cực” trong các trường phổ thông trong đó nội dung:Rèn luyện kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi cho học sinh được đặt lên hàng đầu Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2012-2013 của ngành, của trường về việc chútrọng: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh

Mỗi giáo viên chúng ta đều nhận thấy giáo dục đạo đức , giáo dục kĩ năng sốngcho học sinh là việc làm hết sức quan trọng đòi hỏi sự tham gia của cả gia đình, nhàtrường và xã hội Tuy nhiên việc giáo dục kĩ năng sống tại các nhà trường mới chỉdừng lại chủ yếu trong các tiết học giáo dục công dân; các buổi sinh hoạt ngoạikhoá vừa thiếu, vừa chưa đáp ứng được nhu cầu rèn kĩ năng sống cho học sinh.Cách truyền đạt còn mang tính giáo điều, sáo rỗng, lí thuyết suông mà không thực

tế bên cạnh đó nhiều phụ huynh học sinh với tâm lí chỉ chú trọng cho con em mìnhhọc các môn văn hoá mà lơ là việc rèn kĩ năng sống cho các em

Sự gia tăng của những biểu hiện thiếu kĩ năng sống như không thể hiện đượcbản thân; các thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bạn bè, thầy cô giáo; lúng túng khi

xử lí tình huống phát sinh trong cuộc sống; cách học,cách sống không hiệu quả,khoa học… là những biểu hiện của hầu hết học sinh THPT trong vài năm trở lạiđây Chính vì vậy mà việc giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh làviệc làm cấp bách trong giai đoạn hiện nay

Năm học 2010-2011 là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT đưa giáo dục kĩ năng sốngvào giảng dạy đại trà trong các trường học , bậc học qua nhiều hình thức khác nhau

Trang 4

Với học sinh THPT qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có những kĩ năng cần thiết

ở học sinh THPT là :

1 Kỹ năng tự nhận thức: xác định được giá trị bản thân, tự tin, tự trọng

2 Kĩ năng giao tiếp: phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ và ý tưởng,ứng xử-giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, chia sẻ

3 Kĩ năng suy nghĩ, sáng tạo: Nêu vấn đề, bàn luận vấn đề, tìm kiếm và xử líthông tin, phân tích-đối chiếu

4 Kĩ năng ra quyết định: xác định tìm kiếm các lựa chọn, giải quyết vấn đề, ứngphó, thương lượng

5 Kĩ năng làm chủ bản thân: xác định và đạt được mục tiêu của bản thân, quản líthời gian, đảm nhận trách nhiệm, kiểm soát cảm xúc

Cùng với các nội dung giáo dục kĩ năng sống là 12 giá trị của cuộc sống cầngiáo dục là: tôn trọng, hoà bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tìnhthương, trách nhiệm, giản dị , khoan dung, tự do và đoàn kết

III Thực trạng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh tại trường THPT Quảng Xương IV:

Trường THPT Quảng Xương IV nơi tôi đang công tác là ngôi trường luôn cótruyền thống đi đầu trong công tác triển khai thực hiện các mục tiêu giáo dục, do đóngay từ đầu năm học chúng tôi đã được ban giám hiệu chỉ đạo triển khai nhiệm vụrèn kĩ năng sống cho học sinh Ban lãnh đạo nhà trường luôn theo sát, quan tâm,

hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như trong giáo dục

Học sinh của trường thuộc nhiều xã khác nhau; ý thức học tập của các emtương đối tốt nên không cần đến ban quản sinh Được sự cho phép của Sở giáo dục

và đào tạo trường tổ chức cho học sinh học hai buổi một ngày Buổi sáng học thờikhoá biểu chính khoá, buổi chiều học theo thời khoá biểu học thêm các môn Toán,

Lí, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh nên học sinh có điều kiện học tập, vuichơi sinh hoạt tập thể, tránh tình trạng học sinh đến trường một buổi còn một buổirong chơi lêu lổng Mô hình tổ chức này được toàn thể phụ huynh hoan nghênh,ủng hộ

Hơn nữa nhận thấy tính cấp bách của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh,chúng tôi các giáo viên của trường đều rất trăn trở, làm thế nào để rèn kĩ năng sốngcho các em

Trang 5

Tuy nhiên thực tế vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề đáng phải suy nghĩ như tìnhtrạng học sinh nói tục, chửi bậy; thường xuyên gây gỗ đánh nhau trong và ngoàinhà trường Có những học sinh cư xử thiếu lễ độ trước thầy cô giáo như tỏ thái độthách thức, xem thường, xé bài kiểm tra ngay trước mặt thầy cô vì bị điểm kém.Nhiều em ý thức kỉ luật yếu, kĩ năng sống còn thiếu dẫn đến các em có những ứng

xử không lành mạnh trước thầy cô, bạn bè

Tập thể lớp 10D do tôi phụ trách có 45 học sinh, gia đình các em phần lớnthuộc vùng bãi ngang ven biển; có đủ các thành phần kinh tế.Các em dồi dào về thểlực, trí tuệ nhạy bén, thích tìm tòi, sáng tạo,thích tự khẳng định mình, có em ngoanhiền, ý thức học tập tốt

Ngoài ra cũng có một số học sinh trầm, ít bộc lộ cảm xúc; một số em chưangoan sống ích kỉ, có em từng lưu ban, thường xuyên bỏ học, đánh nhau trong vàngoài nhà trường những năm cấp II như em Linh, em Tư, em Nam, Em TrầnAnh…

Phụ huynh học sinh của lớp chưa thực sự quan tâm chăm lo tới việc học tập, rèn luyện của con em mà chủ yếu tạo điều kiện về kinh tế, quan tâm đến kết quảcuối kì Còn có trường hợp suy nghĩ khoán trắng cho giáo viên chủ nhiệm và nhàtrường

Nhiều em trong cuộc sống đời thường các em biết đi xe máy, biết sử dụngđiện thoại di động, biết sử dụng máy vi tính, lên mạng và sử dụng các tiện nghihiện đại nhưng lại ứng xử chưa có văn hoá trong giao tiếp nơi công cộng, tham giagiao thông trong khi thiếu hiểu biết về luật giao thông, chưa có ý thức bảo vệ môitrường Trong tư duy biết cách nhận xét đánh giá người khác qua hành động, ngônngữ, cử chỉ…nhưng lại thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ, người lớn tuổi Trong

ăn mặc các em biết cách chọn trang phục hợp thời trang , trong giao tiếp biết cáchlàm quen, kết bạn, trong quan hệ biết cách tặng quà, ga-lăng với bạn khác giớinhưng bên cạnh đó các em còn thiếu sự đồng cảm, chia sẻ, sống thờ ơ với bạn bè,người thân và những người xung quanh…

Phải chăng các em có kĩ năng sống nhưng lại thiếu nhận thức về việc rèn kĩnăng sống ?

Trước thực trạng trên, là một giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm - ngườiluôn được các bậc phụ huynh, học sinh nhìn nhận như người cha, người mẹ thứ haicủa các em bởi sự gần gũi , thấu hiểu với các em nên tôi nhận thấy tầm quan trọngrất lớn của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm để những học sinh

Trang 6

trong tay mình trở thành con người “vừa hồng vừa chuyên”, tôi tự nhủ phải rèn kĩnăng sống cho học sinh ở mọi lúc, mọi nơi, nhằm giúp các em có nhiều kiến thức

và cách ứng xử phù hợp Mục đích của tôi cũng chỉ là làm sao để các em hãy trongtrắng, hồn nhiên đúng với lứa tuổi của mình, chú tâm vào việc học, trau dồi kĩ nănghọc tập hiệu quả, sống tốt trong cuộc sống hiện đại ngày nay Mỗi học sinh phải làmột con người có nhân cách đàng hoàng, được tôn trọng, được thể hiện cá tínhsáng tạo của mình một cách hồn nhiên, vô tư nhất

IV Những khó khăn trong tập huấn rèn kĩ năng sống cho học sinh ở trường phổ thông :

Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địaphương , Sở GD&ĐT cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụthể để rèn kĩ năng sống cho học sinh đây chính là những định hướng giúp giáo viênthực hiện rèn các kĩ năng sống và giáo dục đạo đức cho học sinh Tuy nhiên thực tếcũng cho thấy việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn

a Đối với giáo viên :

Trong thực tế hiện nay ,việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết trong việcrèn kĩ năng sống cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế Phần lớn giáo viêntập trung dạy văn hoá mà ít chú trọng tới công tác giáo dục đạo đức, giáo dục kĩnăng sống cho học sinh Bên cạnh đó năng lực làm công tác chủ nhiệm ở các giáoviên chưa đồng bộ , gây nên tính khập khiểng trong công tác chủ nhiệm lớp

b Đối với xã hội :

Xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy như sự bùng nổ của công nghệ thôngtin, sự hội nhập của nhiều nền văn hoá các nước phương Tây, của lối sống thựcdụng …Nhận thức của xã hội chưa cao, chưa chú trọng hợp tác trong giáo dục; vănhoá xã hội thấp trong đó kĩ năng sống của các em yếu dẫn đến dễ vấp ngã, ảnhhưởng đến sự phát triển nhân cách, đạo đức của học sinh

c Đối với gia đình :

Gia đình, cha mẹ các em phải bươn trải trong cuộc mưu sinh, bỏ quên con cái,dẫn đến sự buông lỏng trong quản lí, nhiều phụ huynh có tư tưởng khoán trắng chonhà trường, “trăm sự nhờ thầy, nhờ cô”, họ chỉ chú trọng đến việc con mình học cógiỏi hay không, có được lên lớp không Họ tìm thầy dạy giỏi cho con học thêm vàomọi khoảng thời gian trống mà quên đi điều quan trọng rằng cái gốc của sự học là

Trang 7

học làm người Bởi vậy ngoài việc học văn hoá, thời gian còn lại một số em lao vàocác trò chơi vô bổ trên mạng, trên điện thoại di động, số còn lại thì sống thờ ơ, vôcảm, ích kỉ Không ít cha mẹ khi được thông báo về tình hình của con mới giậtmình bởi mọi chuyện đã đi quá tầm kiểm soát …

Đã có nhiều lời cảnh báo, lên án từ các phương tiện đài báo chỉ trích, phêphán lối sống của các em Các em sẵn sàng thanh toán nhau chỉ vì một ánh nhìnkhông thiện cảm, các em chế nhạo, xem thường bạn chỉ vì cách ăn mặc, đi đứngcủa bạn không hợp với mình, tệ hại hơn các em còn hành hung thầy cô giáo ngaytrên bục giảng… Tất cả những điều ấy đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối vớinhững người làm công tác giáo dục

V Giải pháp nâng cao kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Quảng Xương IV :

Như chúng ta đã biết, rèn kĩ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ rất quan trọngtrong quá trình giáo dục ở các trường phổ thông, đây là một công việc đầy khókhăn phức tạp đòi hỏi người giáo viên làm công tác chủ nhiệm cần phải kiên trì nhẫn nại, từng giờ, từng phút theo dõi mọi hoạt động của học sinh, phải luôn suynghĩ về trách nhiệm lớn lao của mình đó là “ Tất cả vì sự nghiệp giáo dục, tất cả vìhọc sinh thân yêu” Từ đó cần có những giải pháp cụ thể trong công tác chủ nhiệmlớp Theo tôi để rèn kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp, mỗigiáo viên cần thực hiện những giải pháp sau:

1 Giải pháp 1: Tăng cường năng lực của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục

Để đạt kết quả cao trong rèn kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệmlớp, trước hết mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần phải :

+ Có tình cảm thật sự đối với học sinh của mình, quan hệ với học trò như làngười bạn lớn, vừa gần gũi, yêu thương, quan tâm vừa đáng tin cậy Phải biết chia

sẻ mọi tâm tư tình cảm và đặc biệt phải nắm được suy nghĩ, hành động của các em

để có hướng giáo dục cụ thể

+ Ngoài tri thức và tài năng sư phạm, cần có lòng vị tha, biết yêu thương và quítrọng học sinh của mình, có lối sống lành mạnh để làm gương cho học sinh noi theobởi làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gươngsáng về đạo đức , mẫu mực từng lời ăn tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình

độ chuyên môn

Trang 8

+ Người giáo viên chủ nhiệm phải nhận thức được rằng rèn kĩ năng sống chohọc sinh là thực sự cần thiết, có tác dụng to lớn trong việc xây dựng một môitrường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện cho học sinh, đáp ứng được nhu cầu của xã hội và của thời đại hiện nay + Kiên trì trong giáo dục học sinh theo kiểu mưa dầm thấm lâu; giáo dục đạođức, giáo dục kỹ năng sống phải trở thành thói quen của mình.

Có người từng quan niệm rằng sau cha mẹ, thầy cô là người gần gũi với họcsinh hơn ai hết, nên hiểu các em và nắm rõ hoàn cảnh để có định hướng đúng trongdạy dỗ là then chốt của thành công trong giáo dục Người giáo viên chủ nhiệm phảicoi mình là người trồng cây, gieo hạt, phải xác định rõ quan điểm “Giáo dục là vạnnăng”, phải chống lại quan điểm sai lầm bế tắc trước việc giáo dục con cái của một

số phụ huynh học sinh theo quan niệm : “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”

Cần thấm thía lời dạy của Bác Hồ :

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Ở trường trung học phổ thông Quảng Xương IV nơi tôi công tác rất chú trọng đến việc bồi dưỡng, rèn luyện để tăng cường năng lực của giáo viên chủ nhiệmtrong công tác giáo dục

- Trước khi chọn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm Ban giảm hiệu nhà trường đã bỏphiếu thăm dò lựa chọn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thật sự có đủ tài năng và phẩmchất cần thiết trong công tác chủ nhiệm

- Hàng năm Ban giám hiêụ nhà trường còn có kế hoạch cụ thể chi tiết để bồidưỡng thêm năng lực làm công tác chủ nhiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệmnhư: việc học tập nội quy, quy định về việc đánh giá xếp loại học sinh, bồi dưỡnggiáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, bồi dưỡng nâng cao năng lựccông tác đoàn cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm…

- Bản thân tôi tuy là một giáo viên chủ nhiệm còn trẻ, kinh nghiệm còn ít nhưngtrong quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi đã không ngừng cố gắng phấn đấu, họchỏi trong sách vở, tài liệu, ở bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao năng lực của ngườigiáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục

+ Chú ý từng cử chỉ, lời ăn tiếng nói, tác phong sư phạm cho đến trình độchuyên môn để làm gương cho học sinh noi theo

Trang 9

+ Quan tâm gần gũi các em để động viên các em một cách kịp thời hoặc có biệnpháp uốn nắn mỗi khi các em có những hành vi sai phạm nhỏ nhất

+ Có niềm tin vào sự thay đổi ở các em, không nóng vội trong quá trình giáodục Luôn cởi mở, tâm sự, chia sẻ cùng các em mọi nơi mọi lúc

Vì thế học sinh lớp tôi có tình cảm gắn bó rất thân thiết với giáo viên chủnhiệm Các em xem tôi như người mẹ, người chị, người bạn có thể tâm sự, chia sẻmọi suy nghĩ, ý kiến, nguyện vọng kể cả tâm sự cho tôi nghe những tình cảm tươimới của tuổi học trò mong tìm thấy nơi tôi lời khuyên, lời động viên, an ủi, tìmkiếm chỗ dựa tinh thần hay cả những quyết định khó khăn trong cuộc sống

Cũng bởi vậy mà trong những năm làm chủ nhiệm tôi đều nhận được danhhiệu suy tôn giáo viên chủ nhiệm xuất sắc của trường Nhưng phần thưởng cao quínhất mà tôi nhận được đó là sự yêu thương , quý trọng và niềm tin nơi các em dànhcho tôi; là những lời chúc mừng nhân ngày sinh nhật, hay nhân dịp năm mới, nhâncác ngày lễ lớn hay những lời động viên mỗi khi cô giáo mệt mỏi,căng thẳng Quảthật các em đã trưởng thành hơn rất nhiều đó là điều mà tất cả các giáo viên chủnhiệm đều mong nhận được là phần thưởng cao quý dành cho tôi mà không có mộtdanh hiệu hay phần thưởng nào quí giá bằng

2.Giải pháp 2 : Tạo ý thức chấp hành kỉ luật cho học sinh trong nhà trường nói riêng và ngoài xã hội nói chung

Hiện nay rất nhiều vấn đề trong thực tế như ý thức chấp hành luật giao thông,

ý thức tiết kiệm, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, chấp hành nội quy, quy định …

và lớn hơn nữa là ý thức chấp hành pháp luật của người dân Việt Nam nói chung vàhọc sinh nói riêng còn yếu Nhiều công dân Việt Nam khi làm việc tại các công tynước ngoài thường xuyên bị phê bình, kỉ luật thậm chí bị đuổi việc chỉ bởi những lí

do tưởng như đơn giản: không đội mũ bảo hiểm, không đeo khẩu trang, không thắt đai an toàn khi tham gia lao động Còn học sinh của chúng ta thì thường xuyên vi phạm các nội quy, quy đinh của nhà trường từ đi đứng, nói năng, ứng xử… lớnhơn nữa là vi phạm an toàn giao thông, gây rối trật tự xã hội…Bởi vậy, việc đưa ranhững nội quy, quy định của lớp trên cơ sở những nội quy, quy định của nhàtrường và xã hội phù hợp với đối tượng học sinh là cần thiết giúp các em hìnhthành và rèn luyện tính kỉ luật trong học tập và sinh hoạt ngay từ khi còn ngồi trênghế nhà trường Tuy nhiên nội quy cần linh hoạt, mềm dẻo để phát huy tính chủđộng, tích cực của học sinh

Trên cơ sở đó, điều đầu tiên khi nhận lớp tôi tiến hành những giải pháp sau:

- Tìm hiểu đặc điểm tình tình lớp chủ nhiệm

Trang 10

+ Đến thăm gia đình học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh sống của các em

+ Phân loại học sinh theo các thành phần kinh tế để có biện pháp giáo dụcphù hợp

+ Tiếp đến tôi tiến hành xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh qua học

bạ cấp 2 và kết quả thi vào 10 của học sinh

+ Qua các tiết sinh hoạt 15 phút đầu năm tôi dành thời gian cho các em được giới thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với mình về sở thích,ước mơ…Đây là điều kiện quan trọng giúp phát triển khả năng giao tiếp của họcsinh Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong môi trường mà người giáo viên

gò bó, và áp đặt Từ đó tôi đánh giá về kĩ năng giao tiếp và khả năng nhận thức củatừng học sinh

- Dựa trên những nội quy, quy định của nhà trường tôi cùng các em xây dựngnội quy của lớp sau đó tổ chức bộ máy tự quản, phân công trách nhiệm của từngthành viên ban cán sự lớp

- Bước tiếp theo tôi phân loại học sinh, chia tổ, nhóm sao cho có sự đồng đều

về giới tính, học lực, hạnh kiểm và hoàn cảnh sống…Đội ngũ cán bộ lớp sẽ tíchcực duy trì nề nếp và nội quy đã đề ra Ban đầu tôi cho học sinh tự ứng cử vai tròban cán sự lớp, sau đó tôi đặc biệt chú trọng quan sát, nhận định theo kinh nghiệmkết hợp với việc cho các em bầu dân chủ để tìm ra đội ngũ cán bộ lớp mới, làm việchiệu quả và có uy tín với số học sinh trong lớp

- Tôi đặc biệt chú trọng trong việc yêu cầu ban cán sự lớp theo dõi sĩ số xe

của học sinh lớp mình một cách chặt chẽ

+ Trước hết tôi cho các em ghi lại những học sinh vắng xe

+ Đối chiếu với số học sinh vắng xe trong nhà trường ngày hôm đó để tìm hiểunguyên nhân xem học sinh lớp mình có liên quan gì đến số học sinh đó không Vìthông thường học sinh vắng xe không có lí do thường rất hay vào muộn , ra sớm,

bỏ giờ để đi chơi

+ Tôi tiến hành xử lí học sinh theo từng trường hợp cụ thể

- Với những học sinh vi phạm tôi xử lí lần lượt theo quy trình của trường QuảngXương IV nơi tôi công tác

+ Cho học sinh làm bản tường trình lại sự việc vi phạm, kiểm điểm lại hành

vi sai phạm của mình và cam kết không tái phạm Ở mức độ sai phạm này tôi chỉnhắc nhở các em là chính

Trang 11

+ Tiếp theo tôi nhờ đến sự can thiệp của nhà trường: mời phụ huynh học sinh

vi phạm đến làm việc với giáo viên chủ nhiệm trước sự chứng kiến của giáo viên

bộ môn, ban chấp hành đoàn trường, BGH để xử lí học sinh vi phạm

+ Trường hợp học sinh vi phạm có tính chất phức tạp tôi giáo dục học sinhbằng biện pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội Sau khi xử lí tại trườngnếu các em vẫn vi phạm có tính chất nghiêm trọng hoặc có sự lặp lại tôi nhờ sự canthiệp tại địa phương nơi các em sinh sống, ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ đến địaphương làm việc, có thể đưa thông tin những học sinh vi phạm lên đài phát thanhcủa xã với phương châm xã hội hoá giáo dục

Qua giải pháp này các em được rèn kĩ năng giao tiếp ứng xử, nhận thức và đánh giábản thân, rèn tính kỉ luật cho học sinh ngay từ những ngày đầu

3 Giải pháp 3 : Đưa giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm:

- Hiện nay việc thực hiện sinh hoạt chủ nhiệm, các GVCN thường tổng kếthoạt động tuần qua, xem xét các lỗi vi phạm của học sinh, chấn chỉnh những saiphạm, cảnh cáo và ghi nhận những trường hợp tái phạm của học sinh Tiếp theo làthông báo các hoạt động trong tuần sắp tới, nhắc nhở và phân công học sinh thựchiện theo kế hoạch

- Theo cách trên giờ sinh hoạt sẽ trở nên nhàm chán, nặng nề vì học sinhtrong lớp cho rằng phải đối phó với những sai phạm trong tuần qua và tâm lí chung

sẽ là mắc cỡ, e ngại,… riêng với những em thường xuyên vi phạm thì tình hình còn

có thể bi đát hơn đó là tâm lí bất cần sẽ nảy sinh

Giáo viên chủ nhiệm sẽ mất cảm hứng để tiếp tục khi lớp có nhiều học sinh

vi phạm, thầy cô sẽ dễ rơi vào trạng thái bực tức, nóng nảy, chắc chắn sẽ kéo dàithời gian rầy la cả lớp một cách không có chủ đích rõ ràng

- Thay đổi tiến trình giờ sinh hoạt chủ nhiệm sao cho tăng tính chủ động củahọc sinh nhiều hơn nữa, nâng cao vai trò của tập thể chứ không phải vai trò củagiáo viên chủ nhiệm hay vai trò của lớp trưởng là biện pháp hữu ích trong giờ sinhhoạt lớp nhằm rèn kĩ năng sống cho học sinh

+ Trước hết cần có giáo án soạn và chuẩn bị kĩ những nội dung cần triển khaitrong giờ sinh hoạt , cụ thể hoá những việc làm được và chưa làm được của họcsinh để có biện pháp uốn nắn kịp thời

Trang 12

+ Để tạo không khí giáo viên nên ổn định lớp, tạo sự chú ý ở học sinh bằng tròchơi khởi động rồi mới tiến hành các nội dung giờ sinh hoạt.

+ Khi đánh giá, nhận xét giáo viên chủ nhiệm nên cho các tổ nhận xét chéo ,cho học sinh nêu suy nghĩ của mình về những vi phạm của bản thân hoặc của ngườikhác để các em có tinh thần phê và tự phê, tạo sự công bằng , khách quan trong tậpthể lớp

+ Biến giờ sinh hoạt chủ nhiệm thành một buổi chơi với nhiều trò chơi khácnhau Các trò chơi này phải được lựa chọn có chủ đích nhằm giáo dục kĩ năngtương ứng cho học sinh ( có thể dựa vào kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp củanhà trường hoặc chủ đề dài hơi do giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp đưa ra)

- Việc đưa giáo dục kĩ năng sống vào giờ sinh hoạt chủ yếu với cách làm saocho tăng tính chủ đông của học sinh trong lớp, phát huy khả năng từng cá nhân vànhấn mạnh vai trò của tập thể, để học sinh thấy được và luôn phát huy khả năngphối hợp của nhóm trong khi giải quyết các vấn đề chung

- Không nên sa đà vào việc tổ chức các trò chơi mang tính đơn thuần, sẽ làmsai lệch mục đích của việc lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống trong giờ sinhhoạt

- Cách rèn kĩ năng cho học sinh được phát triển từ dễ đến khó

Với cách làm này học sinh sẽ được rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông,

kĩ năng đánh giá người khác, kĩ năng giao tiếp ứng xử, suy nghĩ sáng tạo cũng đượcphát triển

4.Giải pháp 4: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động do nhà trường, đoàn thanh niên tổ chức

Ngoài các hoạt động tập thể của lớp thì các hoạt động tập thể do nhà trường,đoàn thanh niên tổ chức như: phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, phong tràonhân đạo từ thiện, phong trào thi đua hoa điểm 10 trong các ngày lễ lớn…cũng gópphần không nhỏ vào việc rèn kĩ năng sống cho học sinh

Ngày đăng: 18/07/2014, 14:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w