1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhóm từ “ trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” xét trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa (2017)

87 172 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Đây là vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm khánhiều, họ có thể bỏ rất nhiều thời gian, công sức để đi sâu tìm hiểu bản chấtbên trong cũng như bên ngoài của ngôn ngữ thế giới nói

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

 PHÓ THỊ LAN ANH

NHÓM TỪ “TRÊN, DƯỚI, TRONG, NGOÀI,

TRƯỚC, SAU” XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô, những người đãtận tình động viên, giảng dạy, giúp đỡ, nhận xét và đóng góp ý kiến cho tôitrong quá trình học tập cũng như khi tôi làm khóa luận

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hoàng Thị ThanhHuyền, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt khóa luậnnày

Xin cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ,động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này

Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhậnđược sự đóng góp, giúp đỡ của quý Thầy Cô và các bạn

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Phó Thị Lan Anh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sựhướng dẫn của Tiến sĩ Hoàng Thị Thanh Huyền Các luận cứ nêu trong khóaluận là xác thực Những kết luận khoa học của khóa luận chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịutrách nhiệm

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Phó Thị Lan Anh

Trang 4

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY TRONG KHÓA LUẬN

1 Quy ước ký hiệu

>< Kí hiệu đối lập

TTBB ( Tham thể bắt buộc)

TTMR ( Tham thể mở rộng)

2 Quy ước trình bày

- Chú thích cho tài liệu trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc vuông [ ] theo thứ tự: tên tài liệu trích dẫn, trang tài liệu; thông tin tài liệu được trích dẫn được ghi trong mục Tài liệu tham khảo.

- Khóa luận sử dụng 106 ví dụ; các ví dụ được đánh số thứ tự từ 1 đến

115, các số thứ tự đó được đặt trong ngoặc đơn ( ) Sau mỗi ví dụ là xuất xứ

của ví dụ ấy theo thứ tự: tên tác phẩm, số trang; thông tin đầy đủ về tác phẩm được ghi trong mục Nguồn ngữ liệu.

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 4

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của khóa luận 6

7 Bố cục của khóa luận 6

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN 8

1.1 Khái quát ba bình diện trong ngôn ngữ học 8

1.1.1 Bình diện kết học 8

1.1.2 Bình diện nghĩa học 10

1.1.3 Bình diện dụng học 11

1.2 Lí thuyết điểm nhìn 13

1.2.1 Khái niệm 13

1.2.2 Điểm nhìn không gian 19

1.2.3 Điểm nhìn thời gian 23

CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG CỦA CÁC TỪ “TRÊN, DƯỚI, TRONG, NGOÀI, TRƯỚC, SAU” XÉT TRÊN BÌNH DIỆN 26

NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA 26

2.1 Nhóm từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” xét trên bình diện ngữ pháp 26

2.1.1 Chức năng biểu hiện từ loại 27

2.1.2 Chức năng đánh dấu thành phần ngữ pháp trong câu 33

Trang 6

2.2 Nhóm từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” xét trên bình diện ngữ

nghĩa 38

2.2.1 Đánh dấu các vai nghĩa 38

2.2.2 Phân biệt các loại sự tình 42

KẾT LUẬN 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

NGUỒN NGỮ LIỆU 2 PHỤ LỤC

Trang 7

1.Lí do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

“Ngôn ngữ học có thể nói là một đấu trường nóng bỏng nhất của các giớitrí thức” [19] Đây là vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm khánhiều, họ có thể bỏ rất nhiều thời gian, công sức để đi sâu tìm hiểu bản chấtbên trong cũng như bên ngoài của ngôn ngữ thế giới nói chung và ngôn ngữViệt Nam nói riêng Nếu trước đây, trong ngôn ngữ học truyền thống các đơn

vị ngôn ngữ như từ, câu thường chỉ được xem xét trên bình diện ngữ pháp (trạng thái tĩnh) thì ngày nay với sự ra đời của hàng loạt các lí thuyết mới, cácđơn vị này đã được nhìn đầy đủ hơn ở cả ba phương diện: hình thức, nội dung

và cách sử dụng ( trạng thái động) Đặc biệt trong khóa luận này chúng tôi đi

vào nghiên cứu nhóm từ “ trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” xét trên bình

diện ngữ pháp và ngữ nghĩa Khi xét về mặt nghĩa thì nhóm từ này luôn đượchiểu là các giới từ chỉ vị trí, phương hướng, điểm nhìn của các sự vật, hiệntượng trong giao tiếp hằng ngày hay trong một tác phẩm văn học nào đó được

đề cập đến, nhưng khi xét về mặt cấu trúc thì nhóm từ này lại đảm nhiệm những chức năng cú pháp riêng về mặt hình thức cũng như nội dung trong

câu Vì vậy mà lí thuyết về điểm nhìn và ứng dụng của nhóm từ “ trên, dưới,

trong, ngoài, trước, sau” ngày càng phát triển nhưng cũng còn những khoảng

trống chưa được lấp đầy

Đối với văn học hay trong ngôn ngữ thì việc sử dụng nhóm từ “trên,

dưới, trong, ngoài, trước, sau” này đã rất quen thuộc Có nhiều ý kiến được

đưa ra về vấn đề này, từ cách hiểu đơn giản chỉ là các từ chỉ vị trí hay miêu tảkhông gian đối tượng cũng như việc nó thể hiện phương một hướng nhất định

nào đó đến cách hiểu chuyên sâu và phức tạp hơn nữa… thì nhóm từ “trên,

dưới, trong, ngoài, trước, sau” được hiểu theo nhiều cách Mỗi chuyên luận

đưa ra sẽ là một cách hiểu khác nhau do đó để tìm ra một cách hiểu sâu xa và

Trang 8

đúng đắn nhất thì lại là một vấn đề không hề đơn giản.Trong tình hình đó khinghiên cứu nhóm từ này chúng tôi mong muốn đóng góp hướng nghiên cứu

mới về việc hiểu cũng như dùng nhóm từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước,

sau” này trong ngôn ngữ cũng như trong giao tiếp.

Trong quá trình nghiên cứu nhóm từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau”

người ta thường chỉ nghiên cứu trên góc độ từ loại và ngữ pháp Nhưng ítcông trình nào nghiên cứu các từ đó trên cả hai bình diện ngữ pháp và ngữnghĩa, theo góc độ điểm nhìn nếu có thì cũng chỉ là mức độ nhỏ chưa đi sâu

vào từng khía cạnh cụ thể Chúng tôi nhận thấy khi nghiên cứu nhóm từ “trên,

dưới, trong, ngoài, trước, sau” trong tiếng Việt xét trên bình diện ngữ pháp và

ngữ nghĩa là một vấn đề khá mới mẻ và thú vị

Với những lí do đó, chúng tôi chọn vấn đề : Nhóm từ “ trên, dưới, trong,

ngoài, trước, sau” xét trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa làm đề tài cho

khóa luận này.

2 Lịch sử vấn đề

Nhóm từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” là một hiện tượng không

còn mới mẻ với các giới nghiên cứu nói chung và trong ngôn ngữ nói riêng,

đã có những ý kiến trái chiều nhau về vấn đề này

Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về nhóm từ “trên, dưới, trong,

ngoài, trước, sau” như bài nghiên cứu “trên, dưới, trong, ngoài, lên, xuống,

ra vào” của nhà ngôn ngữ học Phan Khôi ” [7] ông đã thử đặt trước “ trên, dưới, trong, ngoài” một động từ như: lên trên, xuống dưới, vào trong, ra ngoài Khi kết hợp các từ đó và nếu chỉ dừng lại ở đấy thì ông coi các

từ “trên, dưới, trong, ngoài” là danh từ bổ túc cho động từ Không dừng lại ở

đó, nhà nghiên cứu tiếp tục đặt trước trên trời, dưới đất, trong nhà, ngoài xã

hội một động từ: lên trên trời, xuống dưới đất, vào trong nhà, ra ngoài xã hội,

thì nó ra nghĩa khác không giống với nghĩa vừa nói ở trên Trong trường hợp

Trang 9

này, tác giả cho “trên, dưới, trong, ngoài” phải là giới từ làm dính động từ với

danh từ để chỉ cái sức đi đến của động từ, trong công trình của Nguyễn Lai

như: “Một vài đặc điểm của nhóm từ chỉ hướng được dùng ở dạng động từ

trong tiếng Việt” [8] đã đề cập đến các giới từ chỉ vị trí “trên, dưới, trong, ngoài” Ông đưa ra khái niệm hướng vận động (có liên quan đến từ chỉ hướng

vận động) được xác định trong thế đối lập với hướng tĩnh Mà hướng tĩnh

được hình thành trong tiếng Việt gắn với những từ như “trên, dưới, trong,

ngoài”, và hướng tĩnh này được hình thành gắn với nhận thức về tính đối ứng

các quy mô kích thước không gian, thông qua sự so sánh tương đối của mộtchủ thể không di động Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra cần phải phân

biệt “giới từ chỉ hướng “trên” với động từ chỉ hướng “lên”, giới từ chỉ hướng “dưới” với động từ “xuống”, giới từ chỉ hướng “ngoài” với động

từ “ra”, giới từ chỉ hướng “trong” với động từ “vào” Và theo ông có hai vấn

đề liên quan với nhau hết mức mật thiết được đặt ra là mối tương quan giữaphạm trù hướng và phạm trù chuyển động Hay bài viết của Lí Toàn

Thắng về: “Ngôn ngữ và sự tri nhận khônggian” [10] tác giả nhận xét các

giới từ này rất hay được dùng dựa theo vị trí có thực của sự vật trong một thếđối lập tồn tại khách quan

Ngoài ra còn có công trình nghiên cứu của Nguyễn Đức Dân với bài về

“Những giới từ không gian :sự chuyển nghĩa về ẩn dụ” [3] đã chỉ ra những

cặp nguyên thủy trong nhận thức không gian liên hệ tới sự tồn tại và vận động

của con người là cặp “trên, dưới, trong, ngoài” “Trong, ngoài” đó là quan hệ

không gian chứa B bao chứa không gian chứa A và được thể hiện bằng các

cách nói: A ở trong B hoặc B ở ngoài A; “trên, dưới” là quan hệ không gian

chứa B cao hơn (ở trên) không gian chứa A Đặc biệt trong bài viết này,Nguyễn Đức Dân cũng đề cập đến vấn đề điểm nhìn trong phát ngôn - mộtđặc điểm của cách dùng giới từ không gian trong tiếng Việt Tuy nhiên tác giả

Trang 10

cũng mới đưa ra một cách chung chung mà chưa đề cập đến điểm nhìn củangười nói sẽ được thể hiện như thế nào trong từng trường hợp cụ thể của từngcách dùng, và nó có ảnh hưởng như thế nào đến việc người nói sẽ miêu tả

không gian cho đối tượng Vì vậy việc nghiên cứu và lí giải các từ “trên,

dưới, trong, ngoài, trước, sau” trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa thì hầu

như không có nếu có thì cũng chưa đi sâu vào lí giải chúng một cách thấuđáo

Những kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước là những tư liệu

quý giá cho chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài : Nhóm từ “trên, dưới, trong,

ngoài, trước, sau” xét trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa Với đề tài

này chúng tôi mong muốn sẽ đem đến những kết quả nghiên cứu thật sâu sắc

và hữu ích

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

3.1 Phạm vi nghiên cứu

Trong khóa luận này để tìm ra các dẫn chứng nhằm chứng minh cho

những kết quả đạt được chúng tôi đi vào nghiên cứu, khảo sát nhóm từ “trên,

dưới, trong, ngoài, trước, sau” trong “truyện ngắn Vũ Trọng Phụng tập 1+tập 2 ”nhà xuất bản văn học “Tiểu thuyết Bước Đường Cùng của Nguyễn Công Hoan” nxb văn học Hà Nội 1971 “Tuyển tập Nam Cao” nxb văn học.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Trong việc thực hiện đề tài này chúng tôi đưa ra đối tượng cần nghiên

cứu là Nhóm từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau”xét trên bình diện ngữ

pháp và ngữ nghĩa.

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu các từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” xét trên bình

diện ngữ pháp, ngữ nghĩa để thấy rõ các chức năng của nhóm từ này trên các

Trang 11

bình diện đó Đây là một khoảng trống chưa được lấp đầy của các công trìnhnghiên cứu về nhóm từ này Qua đó sẽ làm hoàn thiện lí luận ba bình diện củacác từ đó và nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.

4.2 Nhiệm vụ

+ Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về điểm nhìn từ đó ta có thể hiểu

được điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời gian của nhóm từ “trên, dưới,

trong ngoài, trước, sau”.

+ Nghiên cứu lý thuyết ba bình diện ngôn ngữ học (kết học, nghĩa học

và dụng học) để làm cơ sở lí luận cho đề tài

+ Nghiên cứu chức năng của các từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước,

sau” trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, miêu tả: phương pháp này được sử dụng nhằmphân tích những ngữ liệu mà chúng tôi thống kê để có thể hiểu được nhiềukhía cạnh khác nhau của vấn đề đồng thời giải thích, tường minh hóa chứcnăng của bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa trong quá trình nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, diễn ngôn: khi nghiên cứu các từ “trên, dưới,

trong, ngoài, trước, sau” chúng tôi luôn đặt trong ngữ cảnh nhất định, trong

đơn vị của diễn ngôn (câu) Chính ngữ cảnh sẽ chi phối chức năng của các từđó.Vì vậy chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích diễn ngôn này để làm rõ

từng chức năng của các từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” trên bình

diện ngữ pháp và ngữ nghĩa

Ngoài ra chúng tôi còn dùng một số thủ pháp như sau:

- Thủ pháp thống kê, phân loại : được chúng tôi sử dụng trong quá trình thu

thập và xử lý các câu có chứa các từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau”.

- Thủ pháp so sánh, đối chiếu : được chúng tôi sử dụng để làm nổi bật những

nét tương đồng và khác biệt của các từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau”.

Trang 12

6 Đóng góp của khóa luận

- Về lí luận: Khóa luận làm rõ lý thuyết về ba bình diện kết học, nghĩa học,dụng học và lý thuyết về điểm nhìn đồng thời chỉ ra chức năng của nhóm từ

“trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” xét trên bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa.

- Về thực tiễn: Khóa luận giúp người đọc có cái nhìn cụ thể về chức năng

của nhóm từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” đồng thời có thể sử dụng

các từ đó trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong văn chương

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóaluận được trình bày trong hai chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Ở chương này chúng tôi trình bày lí thuyết về ba bình diện kết học, nghĩahọc, dụng học và lí thuyết về điểm nhìn trong đó có điểm nhìn không gian,điểm nhìn thời gian Đó là cơ sở tiền đề cho chúng tôi khảo sát , phân loại đưa

ra kết quả ở chương 2

Chương 2: Chức năng của nhóm từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau”

trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa

Trong phần này chúng tôi đưa ra những dẫn chứng cụ thể, sau đó sẽ đi

vào phân tích để nhằm chứng minh chức năng của nhóm từ “ trên, dưới,

trong, ngoài, trước, sau” khi xét trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa Để từ

đó có thể đưa đến những kết luận hoàn toàn thuyết phục cho người đọc cũngnhư người nghe về vấn đề này

Trang 14

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.Khái quát ba bình diện trong ngôn ngữ học

Bản chất của ngôn ngữ là tín hiệu F.de Saussure là người đầu tiên nhận

ra và phát biểu về ngôn ngữ con người như một hệ thống tín hiệu Ngôn ngữ

tự nhiên chỉ là một trong số các hệ thống tín hiệu với những mức độ phức tạpkhác nhau như: hệ thống tín hiệu giao thông, ngôn ngữ nhân tạo logic, ngônngữ toán học, tin học, lập trình, ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật, hệthống giao tiếp của động vật Khoa học nghiên cứu về các hệ thống tín hiệuthì được gọi là tín hiệu học Mục đích của tín hiệu học là hình thành lý thuyếtđại cương về tín hiệu trong các hình thức thể hiện của chúng Sau này CharlesSanders Peirce, người đầu tiên đưa ra thuật ngữ tín hiệu học và là người đầutiên xác định các nguyên tắc chính của tín hiệu học Nhưng việc hệ thống hóacác cơ sở lý thuyết và phương pháp của tín hiệu học lại thuộc về nhà khoa họcngười Mĩ, Charles William Morris vào đầu thế kỉ XX

Quá trình tín hiệu hóa ở các trường hợp cụ thể rất đa dạng, bỏ qua sự đa dạng

về chi tiết, quá trình tín hiệu hóa có chung một cấu trúc gồm ba phần:

+ Phương tiện tín hiệu ( cái biểu đạt): sự vật hoặc hiện tượng có tư cách tínhiệu

+ Cái được biểu đạt : cái được tín hiệu chỉ ra hoặc biểu thị

+ Người tạo lập hoặc người sử dụng : người dùng tín hiệu

Từ nhận định trên tín hiệu học được phân biệt ba bình diện của tín hiệu: kếthọc, nghĩa học, dụng học

1.1.1 Bình diện kết học

Kết học là phương diện liên kết tín hiệu với tín hiệu trong một thôngđiệp Chúng ta biết rằng trong một hệ thống tín hiệu ( từ tín hiệu đèn xanh đếntín hiệu đèn đỏ), không phải các tín hiệu liên kết với nhau theo bất kì quy tắc

Trang 15

nào cũng cho ta một thông điệp có thể lĩnh hội được Kết học là lĩnh vực củacác quy tắc hình thức kết hợp tín hiệu thành một thông điệp (có thể là các quytắc tuyến tính hay quy tắc đồng thời tùy theo thể chất của từng hệ thống tínhiệu) Như vậy, kết học là lĩnh vực nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với tínhiệu trong thông điệp Ngoài ra quan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu trong cấutạo của tín hiệu phức tạp (ví dụ, quan hệ giữa các hoạt động trong một buổi lễ:buổi lễ được thực hiện ra sao nhờ các hoạt động nào như lễ rước dâu, đámcưới, đám ma…)

Theo Morris, cấu trúc kết học tổ chức ba loại tín hiệu phân loại theo sựtương ứng của chúng với sự vật đó là :

+ Các chỉ hiệu quy chiếu ( sở chỉ) một sự vật duy nhất

+ Các định hiệu (caracterisants) Những định hiệu có thể chỉ một đa số các

sự vật và có thể kết hợp với các tín hiệu có tác dụng tường minh hóa hoặc hạnchế cách sử dụng chúng

+ Các tín hiệu phổ quát, đây là những tín hiệu chỉ tất cả mọi thứ và có thể đivào quan hệ với tất cả các tín hiệu khác.Trong ngôn ngữ tự nhiên, đây là các

từ chỉ các phạm trù, các quan hệ khái quát, thuộc logic, thường dùng để giảngnghĩa các từ, câu…Thí dụ: sự vật, tính chất, trạng thái, vận động, tập hợp,quan hệ…Những từ này tuy hình thức ngữ âm khác nhau trong ngôn ngữnhưng cái được biểu thị thì đồng nhất với mọi ngôn ngữ [1, tr 52]

Morris đã dành khá nhiều trang cho sự phân tích chiều kết học của ngônngữ xét theo quan điểm tín hiệu học Theo quan điểm này thì cả các câu đềugồm một tín hiệu chế ngự và những tín hiệu loại biệt hóa Mọi sự trình bày lạimột sự vật hay một sự kiện đều đòi hỏi thứ nhất sự định vị và thứ hai là việcdẫn ra các đặc tính quan yếu của chúng, hai việc này đều phải thực hiện songsong Ta có thể nhận thấy để tín hiệu đã chỉ ra rằng những kết hợp đi sau làmột lời tuyên bố hay một niềm tin ở những mức độ vững chắc khác nhau

Trang 16

Trong ngôn ngữ nói, ngữ điệu, chỗ ngừng, trọng âm đảm nhiệm chức năngnày và chỉ ra cách xác định quan hệ giữa các tín hiệu là quan hệ gì Morrisbước đầu đã nhận ra được các yếu tố có tính ngữ dụng ngay trong lĩnh vực kếthọc

1.1.2 Bình diện nghĩa học

Nghĩa học là lĩnh vực của chức năng miêu tả, của những thông tin miêu

tả, thông tin sự vật Cũng không nên đồng nhất nghĩa học của tín hiệu học vớingữ nghĩa học thông thường vì đối tượng của ngữ nghĩa học, ngữ nghĩa đượchiểu rộng rãi và khá mơ hồ thì nghĩa học của tín hiệu học chỉ quan tâm tớinhững nội dung miêu tả nào đánh giá được theo tiêu chuẩn đúng , sai (chân,ngụy) của logic học Cho ví dụ sau:

Trời mưa (i)

Trời cứ mưa (ii)

Thì nghĩa học chỉ quan tâm tới nội dung miêu tả của câu (ii) vì chúng ta

có thể kết luận được nó đúng hay sai Khi nói (ngoài trời đang mưa thì (ii)đúng , trời đang nắng hoặc đang mưa thì (ii) sai) mà không quan tâm tới tình

trạng “mưa cứ tiếp tục bất chấp sự cứ bực dọc, khó chịu vì nó của người nói”

do từ cứ diễn đạt Ngữ nghĩa học trái lại không chỉ nghiên cứu nghĩa miêu tả

của (ii) mà còn nghiên cứu nghĩa “tình thái”của từ nói ở trên [2, tr.10]

Nghĩa học là lĩnh vực của những quan hệ giữa tín hiệu với cái được biểuthị và cái được sở chỉ Morris phân biệt giữa nghĩa học thuần túy với nghĩahọc miêu tả Nghĩa học thuần túy quan tâm đến khái niệm và các lý thuyết cầnthiết để có thể xử lý chiều nghĩa học trong quá trình tín hiệu hóa Nghĩa họcmiêu tả nghiên cứu nghĩa học trong những ngôn ngữ cụ thể mà nghĩa họctrong một ngôn ngữ cụ thể có thể xem như là một trường hợp xuất hiện củanghĩa học khái quát Nghĩa học vừa phải làm thế nào để nói đến các ngôn

Trang 17

ngữ, đối tượng của một thứ nghĩa học siêu ngôn ngữ, vừa có thể xử lý mốiquan hệ giữa tín hiệu cụ thể với sự vật, đối tượng của chúng [5]

Những quy tắc nghĩa học liên kết tín hiệu với các tình huống được tín hiệu

đó biểu thị Quy tắc nghĩa học có dạng tổng quát như sau: “x” biểu thị nhữngđiều điều kiện a, b, c theo những điều kiện đó nó có thể được vận dụng Nêu

ra các điều kiện cho ta quy tắc nghĩa học của “x” tất cả các sự vật hay tìnhhuống thỏa mãn các điều kiện đó đều được sở chỉ bởi “x” Thí dụ : điều kiện

a, b, c, lần lượt là “vận động”, “tác động đến sự vật nặng”, “làm cho nó dờichỗ theo đường thẳng trên mặt nền”, “ bằng cách đặt tay vào vật và dùng sứccủa bản thân chủ thể vận động tác động vào vật theo phương nằm ngang songsong với mặt nền” [1, tr 54], Chúng ta biết rằng đây thuộc vào quy tắc ngữnghĩa của tín hiệu “đẩy” trong tiếng Việt

1.1.3 Bình diện dụng học

Theo Morris định nghĩa thì “dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệuvới người lí giải chúng”.A.G.Smith nói rõ hơn “kết học nghiên cứu quan hệgiữa các tín hiệu, nghĩa học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với sự vật vàdụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người dùng”

Morris đã chỉ ra rằng cần phải biết quan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu vàquan hệ giữa tín hiệu với sự vật như thế nào thì mới có thể xem xét quan hệgiữa tín hiệu với người lý giải được Quan niệm như vậy có nghĩa là kết học,nghĩa học, và dụng học là ba lĩnh vực tách rời nhau, dụng học chỉ có thể làmviệc sau khi đã có kết quả của kết học và nghĩa học Ông cũng phân biệt dụnghọc thuần túy và dụng học miêu tả trong đó dụng học thuần túy hướng đến sựxây dựng một “ngôn ngữ” có thể dùng để nói về chiều dụng học của tín hiệuhóa Những khái niệm cơ bản mà dụng học thuần túy phải bàn đến là các kháiniệm như : người lý giải, cái lý giải, quy ước, đảm nhiệm, kiểm chứng, hiểu

Trang 18

Người dùng là thuật ngữ không chỉ một con người trừu tượng, cô lập.Trong một hoạt động giao tiếp, “người dùng” là “ người phát”, còn là ngườinhận tín hiệu, và cả hai “ người” này có quan hệ với nhau, thường xuyên tácđộng qua lại với nhau Trong giao tiếp họ ở trong một ngữ cảnh giao tiếpnhất định Những điều này khiến cho khiến cho khái niệm “người dùng”trởnên phức tạp cho nên định nghĩa “dụng học nghiên cứu mối quan hệ giữa tínhiệu với người dùng” trở nên không đầy đủ Morris đã sửa đổi lại định nghĩa

là “ Dụng học là bộ phận của tín hiệu học nghiên cứu nguồn gốc, cách dùng

và tác dụng của tín hiệu trong khuôn khổ của hành vi, nghĩa học nghiên cứu ý nghĩa của tín hiệu xét theo mọi góc độ của nó, kết học nghiên cứu sự tổ hợp các tín hiệu mà không quan tâm tới ý nghĩa riêng biệt hay quan hệ của chúng với hành vi trong đó chúng xuất hiện” [2, tr.11]

F.Armengaud viết: “Dụng học”? Một bộ môn trẻ, là điểm quy tụ của nhiềukhoa học xã hội với đường ranh giới mơ hồ…

Trước hết đó là một cố gắng nhằm trả lời các câu hỏi đại loại như: Chúng ta

làmgì khi chúng ta nói? Chúng ta thực sự nói gì khi chúng ta nói? Tại sao

chúng ta lại hỏi người bạn cùng bàn ăn với chúng ta rằng anh ta có thể chuyển

cho chúng ta lọ muối hay không trong khi rõ rang và hiển nhiên anh ta hoàn

toàn có thể? Ai nói với ai?Ai nói và nói cho ai? Anh nghĩ tôi là ai để có thể

nói với tôi như vậy? Chúng ta cần biết những gì để cho câu nói này hay câu

nói kia không còn mơ hồ nữa? Thế nào là một lời hứa? Người ta có thể nói

một điều khác với điều người ta muốn nói như thế nào? Người ta có thể tinvào điều nói theo câu chữ được không? Nghĩa là có thể tin vào nghĩa câu chữcủa lời nói được không? Những công dụng của ngôn ngữ là gì?Trong chừngmực nào hiện thực của con người được xác định bởi năng lực ngôn ngữ củacon người? [2, tr 12]

Trang 19

Như vậy những câu hỏi của F.Armengaud mặc dù chưa nêu được đầy đủnhững vấn đề chủ yếu của ngữ dụng học hiện nay, cũng đã giúp chúng ta hìnhdung được một cách cụ thể thế nào là dụng học ngôn ngữ và cảm nhận đượcbước đầu những hứng thú mà nó mang đến.Trả lời các câu hỏi này,ngôn ngữhọc dần dần sẽ bước ra khỏi cái tháp ngà của cấu trúc luận nội tại do F.DeSausure khởi xướng.

1.2 Lí thuyết điểm nhìn

1.2.1.Khái niệm

Trong các chuyên luận bàn về kỹ thuật, thủ pháp kể chuyện, hầu hếtcác tác giả đểu sử dụng khái niệm điểm nhìn như một công cụ cơ bản nhằmxác lập các mô hình truyện kể hoặc ít nhất sẽ dành riêng một chương “điểmnhìn” trong kết cấu của công trình

Thuật ngữ “điểm nhìn” [16] đã trở nên quen thuộc trong nghiên cứuvăn học nói chung và nghiên cứu tự sự học nói riêng, tuy nhiên tầm quantrọng, vị trí và vai trò của nó trong việc tạo dựng, xác lập mô hình cấu trúc tácphẩm, sự chi phối của điểm nhìn trong nghệ thuật kể chuyện đến mức độ nàothì vẫn là một vấn đề còn gây nhiều tranh luận khá gay gắt Manh nha từ đầuthế kỷ XX, vấn đề điểm nhìn tuy không còn quá quan trọng trong các cuộcthảo luận ở phương Tây hiện nay nhưng nó lại trở thành một phần hiển nhiên,không thể thiếu của nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện

Trước hết cần phải xác định rõ rằng, điểm nhìn là điểm xuất phát củamột cấu trúc nghệ thuật chứ không phải là bản thân cấu trúc đó Cấu trúc nghệthuật vốn là hằng số không đổi của những quan hệ của các yếu tố nghệ thuậtđược lựa chọn để đưa vào tác phẩm Điểm nhìn nghệ thuật chiếu cái nhìn vàocác yếu tố được lựa chọn, thêm bớt hoặc nhấn mạnh và chỉ được suy ra từ cáinhìn tổng thể đối với tác phẩm nghệ thuật, theo yêu cầu của người tiếp nhận

Khi Henry James trong Nghệ thuật văn xuôi (1884) [17], xác lập điểm nhìn

Trang 20

chính là “mô tả cách thức tồn tại của tác phẩm như một hành vi mang tính bảnthể hoặc một cấu trúc hoàn chỉnh, tự trị đối với cá nhân nhà văn” và “điểmnhìn là sự lựa chọn cự li trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệp của tácgiả vào các sự kiện được miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên tự nhiên hơn,phù hợp với cuộc sống hơn” đánh dấu một bước phát triển đáng kể trongnghiên cứu nghệ thuật kể chuyện, kể từ đó điểm nhìn nghệ thuật được coi làmột nhân tố bộc lộ kỹ thuật tiểu thuyết của nhà văn, một mắt xích kháchquan, nội tại, duy nhất mà theo đó chúng ta có thể đánh giá được “tay nghề”của tác giả

Từ những nhận định mang tính khái quát, sơ lược về điểm nhìn trong các

từ điển, chẳng hạn như điểm nhìn là “vị trí của người kể trong mối quan hệvới câu chuyện của anh ta” và người ta phân biệt điểm nhìn với ba loại

chính: người kể chuyện toàn tri (người kể thông suốt mọi sự), người kể

chuyện ngôi thứ ba; và truyện kể ngôi thứ nhất, việc nghiên cứu điểm nhìn đã

đi những bước dài trên hành trình kiếm tìm chân lý, trở nên có hệ thống, phứctạp và tinh vi hơn nhiều Một điểm dễ nhận thấy là hầu hết những nghiêncứu về điểm nhìn đều chú trọng vào người kể chuyện và phân loại thànhnhiều kiểu người kể chuyện, chẳng hạn như đó là kiểu người kể chuyện “ngôithứ nhất” hoặc “ngôi thứ ba”, người kể chuyện toàn tri hoặc toàn tri một phần(Partially omniscient) hoặc có giới hạn (limited), người kể chuyện theo điểmnhìn bên trong hoặc bên ngoài, người kể chuyện kịch hoá (dramatized) hoặcphi kịch hoá (non-dramatized), người kể chuyện là các nhân vật trong truyệnhoặc là không [18]

Nhưng nói một cách dễ hiểu nhất điểm nhìn chính là cách thức kiểm soátthông tin tùy theo việc thông tin được nhìn theo ý thức của người kể hoặcnhân vật trong truyện kể hay nói cách khác điểm nhìn tức là thời điểm, địađiểm, quan điểm, trạng thái tâm lí tình cảm mà chính tác giả hay người kể

Trang 21

nhìn, quan sát nhân vật, sự kiện thâu tóm nhân vật …rồi kể lại trong tácphẩm của mình Tuy nhiên điểm nhìn là một vấn đề vô cùng phức tạp chonên việc đi vào nghiên cứu những đặc trưng riêng biệt, độc đáo của mỗi tácphẩm văn học, mỗi thời đại hay mỗi nền văn học là quá trình tìm tòi khôngmệt mỏi và dường như không có điểm kết thúc Việc ứng dụng những lýthuyết mới vào nghiên cứu văn học là hướng đi tất yếu và giải pháp tối ưucho sự phát triển của ngành nghiên cứu văn học nói riêng và sự phát triểncủa lịch sử văn học nói chung Mỗi lý thuyết mới sẽ giúp bạn đọc tiếp cậnvới tác phẩm nghệ thuật ở một khía cạnh mới, khám phá những tinh tuý

ẩn dấu đằng sau mã ngôn từ tác phẩm Điều này cũng lý giải vì sao conđường đến với tác phẩm văn chương nghệ thuật luôn hấp dẫn người đọc.Tuy nhiên từ lý thuyết đến việc ứng dụng vào thực tiễn nghiên cứu là mộtkhoảng cách khá xa, đòi hỏi nhiều năng lực khác từ phía người nghiên cứu

Lý thuyết điểm nhìn đã được áp dụng trong nghiên cứu văn học khá phổbiến từ Tây sang Đông, và quá trình ứng dụng nó, để thành công thực sựphải là một quá trình sáng tạo Ở Việt Nam việc giới thiệu và sử dụng lýthuyết tự sự học nói chung và điểm nhìn nói riêng vẫn chỉ dừng lại ở giaiđoạn đầu: ồn ào song mang tính hình thức và sơ lược

Tác giả Đỗ Hữu Châu cũng đề cập đến vấn đề này nhưng ông không đưa

ra khái niệm cụ thể nào về “điểm nhìn” mà chỉ đưa ra những gợi ý cho việcxác định điểm nhìn của người nói thông qua khía cạnh chỉ xuất không gian,thời gian Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của ngôn ngữ họctri nhận vấn đề điểm nhìn được nghiên cứu một cách hoàn chỉnh hơn

Lí Toàn Thắng với “ngôn ngữ học tri nhận không gian”(1994) [10], đã nêu lên

vai trò quan trọng của nguyên lí về hai cách nhìn trong tri nhận khônggian.Theo ông cấu tạo của cơ thể con người, trong đó dáng thẳng đứng

Trang 22

là điểm xuất phát của hệ tọa độ không gian mà con người để định vị vàđịnh

Trang 23

hướng không gian.Và việc con người lựa chọn những chỗ đứng khác nhau sẽ

có những kích thước khác nhau để mô tả vị trí đó

Trong công trình nghiên cứu luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Thu Thủy

với đề tài “Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975

(điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện) đã khẳng định “ cùng một sự kiện

nhưng ở những vị trí quan sát khác nhau thì có những phát ngôn khácnhau.Tính chất phụ thuộc của hành động phát ngôn vào điểm nhìn (vị tríkhông gian) là không thể bàn cãi” [11, tr.39] từ đó tác giả đưa ra quan

niệm : “ Điểm nhìn là vị trí xuất phát điểm mà từ đó hiện thực được quan sát

và được kể lại”.

Điểm nhìn là vị trí của chủ thể trong không gian, thời gian thể hiện ở phươnghướng nhìn, khoảng cách nhìn, hay ở đặc điểm của khách thể được nhìn.Như nhà thơ Tô Đông Pha có câu thơ rất hay :

Lao xao sóng vỗ ngọn tùng

Nếu như chỉ đọc thoáng qua thì câu thơ là một sự vô lí.Vì tùng là một loàicây sống ở trên dãy núi cao ở những vách đá cheo leo, mà lại có sóng vỗ nơingọn tùng? Tuy nhiên nếu xét ở điểm quan sát hay điểm nhìn thì ta lạithấy câu thơ thể hiện rất rõ sự quan sát tinh tế của tác giả Tác giả đứng ở vịtrí của một dãy núi cao hơn,từ phía rất xa Vì thế mà điểm nhìn có vai trò rấtquan trọng trong văn học cũng như trong đời sống hằng ngày

Ví dụ : Trong tiếng anh có câu (1)“ He is waitinh in the living room” có

thể tùy vào điểm nhìn mà có nhiều cách dịch khác

nhau:

Anh ấy đang đợi “trong”( ngoài, dưới, trên, sau, trước) phòng khách

Vị trí hiện đang tồn tại của người miêu tả là người Việt có tác động quyếtđịnh đến việc dùng các giới từ khác nhau trong những câu có cùng nội dungphản ánh Điều đó cũng cho thấy việc nhìn nhận về vấn đề điểm nhìn của

Trang 24

người Việt với người Anh hoàn toàn không giống nhau.Trong tiếng anh câu

có ý nghĩa như thế nào do người dịch muốn các từ đó ở vị trí nào, bởitiếng

Trang 25

anh không cần ta phải dịch một cách chuẩn xác nhất như trong tiếng Việt.Chỉ

cần câu mang nội dung gần hoặc sát với điều mà người nói, người viết muốntruyền đạt

Xét từ điểm nhìn các từ “ trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” là các nghĩa

đối lập nhau nhưng trong những câu nói khác nhau lại biểu thị cùng một nộidung phản ánh giống nhau :

Ví dụ: (2) Anh tôi sống trong Huế

(3) Anh tôi sống ngoài Huế

Hay (4) Tôi ngủ trên giường

(5) Tôi ngủ dưới giường

Muốn xác định phương vị cho sự vật mà mình quan sát hoặc phương vịcủa các sự vật quan hệ với nhau trong không gian con người phải cần điểm

nhìn của riêng mình Theo các cặp đối nhau như “trên, dưới” thì xét theo

cấu tạo cơ thể con người thì dáng đứng thẳng của con người trùng với lựchút của trái đất từ trên xuống dưới từ đó mà con người nhận thức ra

chiều trên, dưới Dáng đứng thẳng cùng với mặt đất nằm ngang tạo thành

hệ tọa độ không gian trong đó mặt đất là mặt phẳng gốc, cố định dáng đứngthẳng là điểm xuất phát của hệ tọa độ đó Khi giao tiếp thì con người đối diệnvới nhau, còn khi vận động thì con người di chuyển theo hướng nhìn của mắt

về phía trước hướng nhìn đó quy chiếu sự vật ở gần hay ở xa

Ví dụ : (6) Máy bay lượn dưới thành phố

(7) Giữa cánh đồng thấy tản mạn những cục lửa xanh, lửa đỏ trên

mặt đất lúc cháy lúc tắt như ma chơi [13,

tr.174]

Chiều trước, sau như phía trước, phía sau theo cấu tạo cơ thể con người thì

nó tương ứng như lưng và ngực theo mắt nhìn thì vật tồn tại ở phía lưng là

vật bị che khuất còn vật tồn tại ở phía ngực là vật hiện rõ, không bị che

Trang 26

khuất Chiều trong, ngoài nó được hiểu như có những điều không cần phải

nói ra chỉ cần

Trang 27

cách cảm nhận, suy nghĩ người ta hình dung được vấn đề đó là bên trong,còn bên ngoài là những điều ta bắt gặp ngay những điều trước mắt mình mà

ta nhìn, quan sát thấy

Điểm nhìn cũng được phân biệt thành hai dạng đó là điểm nhìn bên ngoài

điểm nhìn bên trong.Trong đó điểm nhìn bên ngoài là những vấn đề

được nhìn nhận được quan sát từ bề ngoài là những cái có thể cảm nhậnbằng các giác quan khi người kể quan sát sự việc, sự kiện từ bên ngoài rồiđưa vào tác phẩm

Ví dụ: Trong đoạn trích ( Kiều ở lầu Ngưng Bích):

Tác giả quan sát cảnh vật bằng con mắt tinh tế của mình một măt làmnổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây một mặt nhấn mạnh vào nhữngđau khổ, cuộc đời đầy sóng gió của Kiều Cảnh thiên nhiên ở đây thậtđẹp đẽ,

khoáng đạt ví dụ:

(8) Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ,bụi hồng dặm kia

Những đường nét,màu sắc thiên nhiên nơi đây đan xen thành một bức tranhthủy mặt, tĩnh lặng, đượm buồn Đây là cách nhà thơ tả cảnh ngụ tình, ngồitrên lầu cao nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trênnhư vầng trăng sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn củabãi cát vàng trải dài vô tận, lác đác như bụi hồng nhỏ bé như càng tô đậmthêm cuộc sống cô đơn, lẻ loi lúc này

Điểm nhìn bên trong là người kể xuất phát từ nội tâm của nhân vật

nào đó hoặc của chính mình thể hiện,trình bày lại những diễn biến trong nộitâm nhân vật hoặc trong chính người kể, người trình bày sự kiện, hiện thực

Trang 28

thông qua những suy ngẫm của chính mình, cũng chính là từ nội tâm củamình (độc thoại hay đối thoại nội tâm) chính là điểm nhìn bên trong Xét về

số lượng thì

Trang 29

điểm nhìn bên trong lời người kể xuất hiện ít mà chiếm tỉ lệ lớn là lời độcthoại hay đối thoại của nhân vật Kỹ thuật xây dựng điểm nhìn bên trongđược

sử dụng rất nhiều trong tiểu thuyết, bởi vì với kỹ thuật này, tiểu thuyết

sẽ phản ánh đầy đủ chính xác nội tâm nhân vật

Ví dụ : Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du :

Tác giả đã để cho nhân vật Thúy Kiều tự độc thoại sau mỗi lần xảy ranhững biến cố về tâm lí cũng như tình cảm của nàng Có thể thống kê được

số lần Thúy Kiều đã độc thoại đó là 13 lần như Viếng Mộ Đạm Tiên, gặp

gỡ Kim Trọng, bán mình, trao duyên…tất cả đều là những chặng quantrọng trong cuộc đời của Thúy Kiều

Hiện nay, các nhà viết tiểu thuyết (đặc biệt là tiểu thuyết phương Tây) đều có

xu hướng tăng thêm các điểm nhìn Xét một cách cụ thể thì một truyện cónhiều điểm nhìn, tính khách quan sẽ được đảm bảo hơn, khắc phục hạnchế của ngôn ngữ, xóa dấu vết của người nói trong lời nói của mình.Qua đó người đọc sẽ lựa chọn cách nhìn mà mình thấy hợp lý nhất trongnhững điểm nhìn của từng vấn đề

Điểm nhìn bên ngoài được chia thành : điểm nhìn không gian và điểm nhìn thời gian

1.2.2 Điểm nhìn không gian

Điểm nhìn không gian là nơi mà người kể quan sát, thuật lại câuchuyện Như trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan thì điểmnhìn không gian chính là đỉnh của Đèo Ngang bởi vì từ con đèo nàyngười lữ khách nhìn về chân núi, trông về dòng sông dưới chân đèo xaxa.Với điểm nhìn hướng về mấy chú tiều phu đang “lom khom” gánh củidưới núi, rồi trông về mấy bác nhà “lác đác” chợ bên sông.Trước cảnh vật ấyngười lữ khách cảm thấy lẻ loi, cô đơn Ở hai câu cuối càng cực tả nỗi

Trang 30

niềm ấy khi đứng trên đỉnh Đèo Ngang vào lúc hoàng hôn Chầm chậmbước, rồi dừng

Trang 31

chân đứng lại, nhìn cao, nhìn xa, nhìn về bốn phía chỉ thấy “trời non nước”bát ngát mênh mông Giữa vũ trụ bao la ấy, nữ sĩ cảm thấy nỗi sầu riêng củalòng mình tan ra thành “mảnh”chẳng có người thân thương, chỉ có “ta vớita”.

(9) Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta

Hay trong (Kiều ở lầu Ngưng Bích) điểm nhìn không gian là ở tại lầu NgưngBích khi mà tâm trạng buồn rầu nàng đã quan sát cảnh vật

:

(10) Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn gió mới xa

Hoa trôi man mác biết là về đâu.

Điểm nhìn không gian ở đây là khi Kiều đứng từ trên lầu cao phóng tầmmắt rất xa ra ngoài cửa biển để khi nhìn những cánh buồm thấp thoáng nàychạnh lòng nghĩ về cuộc đời và một hành trình lưu lạc mịt mờ xa xăm củamình Sau đó Kiều đã vội đảo tầm mắt của mình lên một hướng cao hơn đểmong có thể tìm được niềm vui dù là bé nhỏ của nàng mà lại càng khiến bảnthân buồn bã nhiều hơn Cánh hoa trôi man mác, vô định như thân phận bèobọt trên dòng đời chưa biết đi đâu về đâu Cánh hoa ấy tả tơi trước sóng gióbão bùng như ẩn dụ cuộc đời Thúy Kiều trôi nổi trước lưới trời đang vây bủarình rập Nàng nhìn ra xa hơn tận chân mây mặt đất nhưng nàng chỉ nhìnthấy những nội cỏ rầu rầu, nhạt nhòa sâu thẳm, vẫn không thể cắt nghĩađược nỗi buồn của mình

Điểm nhìn không gian cũng được thể hiện (tại một góc phố, trong một

ngôi nhà, giữa rừng…) hay bất kể địa điểm nào [6, tr 27]

Ví dụ: (11) Tàu hỏa đang chạy vào trong đường hầm

Trang 32

(12) Mọi người không nên đi ra ngoài khi trời mưa bão (13) Tôi vừa thấy họ đi lên trên tầng hai.

Trang 33

(14) Chị ấy đang chạy thể dục dưới đường

Không gian muốn nói tới ở đây có thể là ở trong đường hầm, ở trên tầng

hai, ở dưới đường bất cứ nơi nào Khi các câu có chứa các từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” thì người kể, người quan sát có thể xác định điểm

nhìn nhất định về vị trí của người hay sự vật được nói tới ví dụ :

Xét cụm từ sau :

(15) Bông hoa trước ngực

(16) Balo sau lưng

(17) Bông hoa trên ngực

(18) Balo trên lưng

Trên nguyên tắc các cụm từ ở (15), (16) và (17), (18) đều chỉ vị trí giống nhaucủa cái bông hoa (ở ngực) và của balo (ở lưng) Việc sử dụng các giới từ khácnhau là do người nói chọn những chỗ đứng khác nhau để mô tả vị trí

đó.Trong cách nói bông hoa trước ngực, balo sau lưng người nói xuất phát

từ logic sự vật, sự thật trong thực tế thì ngực ở phía trước còn lưng thì ở phíasau của cơ thể con người, cứ chiếu theo đó mà dùng giới từ trước hay sau

cho phù hợp Nhưng trong cách nói bông hoa trên ngực, balo trên lưng

người ta lại lựa chọn một cách nhìn khác, ngực và lưng vốn đều có thể đượcquan niệm theo hình học như một mặt phẳng và cũng tương tự nhưnhiều trường hợp khác có thể sử dụng các giới từ trên

Ví dụ : tóc ở trên đầu, nhưng râu lại ở dưới cằm, sẹo dưới gót chân, nhưng bông dưới cánh đồng và cá dưới nước, chim đậu trên cành cây nhưng ông cụ già ngồi dưới gốc cây.

Tiếng anh : the old man sits in the tree

Trong tiếng Việt, một ngôn ngữ có lẽ rất coi trọng logic sự vật chỉ cần đốichiếu trong tiếng Việt và trong tiếng anh ta sẽ nhận thấy ngay giới từhay dùng dựa theo vị trí có trong thực tế đối lập với thực tế khách quan

Trang 34

Về nguyên tắc thì người ta có thể sử dụng những cách khác nhau trong việcđịnh hướng, định vị trong một không gian nào đó và tùy vào ngôn ngữ mà cónhững cách này hay cách khác có được vai trò quan trọng hay thứ yếu

Ví dụ: (19) Aó để trong tủ

Người nói đã mô tả vị trí của áo (vật được định vị) chỉ trong mối quan hệ với

tủ (vật định vị) Nhưng trong câu áo để trên tủ, hiển nhiên vị trí cất áo khôngphải là ở trên nóc tủ mà vẫn ở trong tủ Từ trên được sử dụng trongtrường hợp này là người nói đang đứng ở một vị trí thấp hơn, chẳng hạnnhư người nói đang ở tầng dưới của nhà lầu mà áo thì để ở tầng trên Điềunày có nghĩa là người nói đã không căn cứ vào không gian trực tiếp giữa tủ

và áo mà đã dựa, trước hết là mối quan hệ không gian giữa người nói và vịtrí của cái tủ (rồi mới quy chiếu đến không gian giữa tủ và áo) để từ đó định

vị cho áo là ở trên tủ Điều đáng chú ý là chỗ đứng của người nói là mộttham tố hàm ngôn (không được biểu hiện bằng phương tiện ngôn ngữ)không phải là thành tố trực tiếp của sự tình định vị và cũng không chỉ cóngười nói ( đúng hơn là người quan sát) mới có tư cách là “ kẻ vắngmặt”quyết định như thế, mà còn có cả nhân vật thứ ba khác như mặt đấthay một sự vật nào đó

Như trong cách nói nằm trong-nằm ngoài (trên giường), ngồi trong- ngồi

ngoài (trên xe ô tô) thì cái vị trí được quan niệm là trong này không phảiđược xác định bằng cách chia bản thân sự vật ( giường, ghế ô tô) ra làm phầntrong, phần ngoài Chỗ trong ở đây là chỉ nằm sát tường hay sát thành xe

hơn vì thế mới có các kiểu nói : quay mặt vào tường, quay mặt ra đây nào,

ngồi xích vào trong hay cho ra nhờ với chị?

Điểm nhìn không gian khi người kể chuyện đứng ở vị trí nào để quan sáthành động nói của người nói(sp1), cũng tức là ở khoảng cách nào so vớikhông gian của Sp1

Trang 35

Ví dụ:

Trang 36

(20) Trước mắt hai người này là kẻ bắt chúng thì điềm nhiên khoanh tay

đứng nhìn [14, tr.129]

“Trước mắt hai người” ở lời dẫn trên là không gian so với người nói (Sp1).

Điều đó có nghĩa là người kể phải đứng ở một vị trí không gian nào đấy so

với Sp1 thì mới có thể biết được “trước mắt hai người” là ai rồi mới dẫn lại

lời nói trên

1.2.3 Điểm nhìn thời gian

Điểm nhìn thời gian, là thời gian mà ở đó, người kể kể lại diễn biến

của câu chuyện (vào mùa thu năm 1945, năm ngoái, một buổi chiều mùa

đông…) [6, tr.27] hay cũng có thể là người nói, nói về mốc thời gian vừa mới

xảy ra Sử dụng các từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” ở từng

trường hợp nhưng thường thì nói về điểm thời gian nào đó thì các từ này rất

ít khi được sử dụng, phạm vi dùng không đa dạng như điểm nhìn không

gian Nếu được dùng rộng rãi hơn có từ “trước, sau” vì hai từ này luôn theo khoảng thời gian có thể là trước 1 tháng, 2 tháng hay sau một năm …, thời

điểm đó vào lúc nào

Các từ “trước, sau” là những từ chỉ từ định hướng không gian sang định

hướng thời gian Đây là những quan hệ xảy ra trước, xảy ra sau tức lànhững sự tình xảy ra trong quá khứ và tương lai vì thời gian đến trước làthời gian của quá khứ và thời gian đến sau là thời gian của tương lai Trongthực tế sử dụng tiếng Việt nếu như người nói luôn sử dụng điểm nhìn để định

vị các từ ngữ trong không gian thì người nói cũng sẽ sử dụng điểm nhìnchuyển qua phân đoạn quy ước thời gian của điểm nhìn

Ví dụ:

Trước đây tôi cứ đơn giản nghĩ rằng sau này tình hình sẽ đơn giản hơn,

nhưng thực tế thì không phải vậy

Trang 37

Thời điểm nói câu trên là hiện tại Nhưng thời điểm nhìn khi nói câu ở ví

dụ trên được đặt vào thời đoạn của quá khứ “ trước đây” Lúc đó tôi

nghĩ trong tương lai “sau này” nghĩa là từ sau này được đặt trong phạm vi bịtác động của “ trước đây” nên nó trở thành quá khứ

Ví dụ :

(21) Vả lại , sau 10 năm đi đày ,thì rồi con cụ cũng đến về với cụ, chứ

sao! [13, tr.148]

(22) Sau vài năm ,ông quan ấy về rồi không sang.[13, tr.566]

(23) Vào lúc trước giờ ăn cơm, hai nhà cũng đã sơ ý, hai bên cửa sổ

cùng để mở toang [12, tr.210]

Và là khi người kể quan sát và nghe được lời nói của Sp1 vào lúc nào tức làthời điểm quan sát của người kể chuyện trùng khít với thời điểm xuất hiệnlời nói của Sp1 Người ta gọi đây là điểm nhìn thời gian

Ví dụ

(24) “Bốn mươi năm trước đây, người Việt Nam ngoài việc lo tưới nước,

luộc lợn vào xác người chết lại còn muốn người chết phải cảm động bởi những câu khóc lóc khéo léo ở sau quan tài”.[14, tr.571]

“Bốn mươi năm trước đây” ở ví dụ trên là thời điểm xảy ra trước khi

người kể kể lại chuyện này.Theo lý thuyết về điểm nhìn thì đây là trường hợpđiểm nhìn thời gian ở dạng kể chuyện đi sau nằm trên trục thời gian phátngôn Chính là câu chuyện trong đám tang người Việt Nam không chỉ lo việctưới nước luộc lợn vào xác người chết mà còn nói về những câu khóc khéoléo của họ chỉ vì muốn người đã chết phải cảm động mà người kể đã được

chứng kiến và bây giờ thuật lại câu chuyện của “Bốn mươi năm trước đây”

Điểm nhìn thời gian của truyện chủ yếu nằm trên trục thời gian

phátngôn.Trục thời gian phát ngôn có ba dạng :

Trang 38

+ Kể chuyện đồng thời là thời gian kể cùng di chuyển với diễn biến của sựkiện( thường gặp trong bình luận bóng đá trực

tiếp)

+ Kể chuyện đi trước là thời gian kể chuyện di chuyển trước khi sự kiện diễn

ra (thường gặp trong truyện khoa học viễn tưởng)

+ Kể chuyện đi sau: câu chuyện đã kết thúc rồi và người kể thuật lại (thườnggặp trong cuộc sống).Tuy nhiên từng mảng, từng đoạn trong những lối kểchuyện đi sau, tác giả lại dùng lối kể chuyện đồng thời làm cho người đọccùng tác giả chứng kiến sự việc

Như vậy trong chương 1 cơ sở lí luận chúng tôi đã khái quát ba bình diệntrong ngôn ngữ học hay thuộc tín hiệu của ngôn ngữ bên cạnh đó chúngtôi đưa ra khái niện về điểm nhìn trong đó có điểm nhìn không gian và điểmnhìn thời gian nhằm làm cơ sở cho chúng tôi đi vào phân tích và chứng minh

trong phần chương 2 chức năng của nhóm từ “trên, dưới, trong, ngoài,

trước, sau” xét trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa.

Trang 39

CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG CỦA NHÓM TỪ “TRÊN, DƯỚI,TRONG, NGOÀI,

TRƯỚC, SAU” XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA

2.1 Nhóm từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” xét trên bình diện ngữ

pháp

Ngữ pháp là toàn bộ các quy tắc, các luật lệ về sự cấu tạo của các từ, sựbiến đổi của các từ và sự kết hợp các từ thành câu, đồng thời còn là cácquy tắc cấu tạo của các câu các đoạn văn và văn bản

Nhóm từ “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau” là những giới từ tiêu biểu,

điển hình cho đặc điểm ngữ pháp tiếng Việt, chúng tham gia vào kết cấu giớingữ cho nên nhóm từ có thể biểu đạt được ý nghĩa không gian, thời gian

mà ở đó có sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng Bên cạnh đó có thể đảmnhận được những chức năng cú pháp trong câu cho nên chúng được đưavào sử dụng nhiều trong hoạt động giao tiếp Để hiểu về nhóm từ này ta

tìm hiểu theo từng cặp đối lập nhau, trước hết là cặp “ trên, dưới” là các

danh từ chỉ vị trí xét theo chiều thẳng đứng, chiều cấu tạo của cơ thể conngười, là ở phía của những vị trí vật chất – vận động cao hơn trong khônggian (phía trên) so với vị trí vật chất – vận động đã được xác định nào đóthấp hơn (phía dưới)

Ví dụ : (25) Máy bay lượn trên bầu trời

(26) Cá lặn dưới nước

Địa hình Việt Nam cũng chi phối một phần nào đó đến sự định vị trên, dưới.

Ở trên cao thì được gắn với vùng núi theo hướng tây, ở dưới thấp thì gắn vớivùng sông nước theo hướng đông chính vì vậy nó ảnh hưởng đến sự chi phốitrong sử dụng ngôn ngữ, thực tiễn giao tiếp và quy chiếu nên cặp từ

trên, dưới.

Trang 40

Ví dụ :

Ngày đăng: 06/01/2020, 17:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w