1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lim xẹt (peltophorum tonkinensis a chev) tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ

82 846 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 881,79 KB

Nội dung

giả cũng đã chỉ rõ những vấn đề cần nghiên cứu trong sinh thái thực vật như: Sựthích nghi với các điều kiện dinh dưỡng khoáng, ánh sáng, độ nhiệt, độ ẩm, nhịpđiệu khí hậu.Tái sinh là mộ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ĐẮC TẠO

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH

HỌC CỦA LIM XẸT (PELTOPHORUM TONKINENSIS A.CHEV) TẠI VƯỜN QUỐC

GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

Thái Nguyên - 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và không sao chép Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việcthực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đãđược chỉ rõ nguồn gốc

Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017

Tác giả

Nguyễn Đắc Tạo

Trang 3

Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS HồNgọc Sơn - người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ,truyền đạt những kiến thức quí báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giảtrong suốt thời gian thực hiện luận văn.

Tác giả xin cảm ơn Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Thọ, đặc biệt tôi xin chânthành cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ BQL Vườn quốc gia Xuân Sơn đã tạo điềukiện về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành đề tài

Mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng do điều kiện hạn chế về thời gian, kinh phí

và trình độ nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tác giảkính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, cácthầy giáo cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017

Tác giả

Nguyễn Đắc Tạo

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa của đề tài 2

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 3

1.1.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học loài cây 3

1.1.2 Nghiên cứu về tái sinh của cây 7

1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 9

1.2.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học loài cây 9

1.2.1 Nghiên cứu về tái sinh của thực vật 12

1.3 Tổng quan về loài cây nghiên cứu 13

1.3.1 Những nghiên cứu về các loài cây trong họ Đậu (Fabaceae) 13 1.3.2 Những nghiên cứu về loài cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) 15 1.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu 16

1.4.1 Vị trí địa lý 16 1.4.2 Địa hình và thổ nhưỡng 17

1.4.3.Đa dạng sinh học 20

1.4.4 Điều kiện kinh tế xã hội của các xã vùng đệm 22

1.4.5 Nhận xét, đánh giá thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tới bảo tồn loài Lim xẹt 23

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.2 Nội dung nghiên cứu 25

2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Lim xẹt 25

Trang 5

2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố Lim xẹt tại VQG Xuân Sơn 25

2.2.3 Đặc điểm tái sinh tự nhiên của Lim xẹt 25

2.2.4 Đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát triển loài Lim Xẹt tại VQG Xuân Sơn 25

2.3 Phạm vi nghiên cứu 26

2.3.1 Phạm vi về không gian 26

2.3.2.Phạm vi về thời gian 26

2.3.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu 26

2.4 Phương pháp nghiên cứu 26

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu chung 26

2.4.2 Phương pháp điều tra cụ thể 26

2.4.3 Phương pháp nội nghiệp 33

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

3.1 Đặc điểm hình thái loài Lim xẹt 36

3.1.1 Đặc điểm hình thái thân cành loài Lim Xẹt 36

3.1.2 Đặ c điểm hình thái lá loài Lim Xẹt 37

3.1.3 Đặ c điểm hình thái hoa, quả loài Lim Xẹt 37

3.1.4 Đặc điểm vật hậu loài Lim Xẹt 38

3.2 Đặc điểm sinh thái và phân bố loài Lim xẹt tại Vườn quốc gia Xuân Sơn 40

3.2.1 Đặc điểm phân bố loài Lim Xẹt theo đai cao 40

3.2.2.Đặc điểm cấu trúc quần xã nơi loài Lim Xẹt phân bố 41

3.2.3 Đặc điểm về hoàn cảnh rừng nơi loài Lim xẹt phân bố 52

3.3 Đặc điểm tái sinh tự nhiên của Lim xẹt tại khu vực nghiên cứu 54

3.3.1.Cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh 54

3.3.2 Chất lượng cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt 58

3.3.4 Phân bố của Lim xẹt tái sinh tự nhiên 59

3.3.5 Đặc điểm của Lim xẹt tái sinh xung quanh gốc cây mẹ 59

3.3.6 Nguồn gốc của cây tái sinh 60

3.4 Đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát triển loài Lim Xẹt 62

Trang 6

3.4.1 Giả

i pháp về cơ chế chính sách 623.4.2 Giải pháp về khoa học kỹ thuật 633.4.3 Giải pháp trong công tác bảo tồn 63

3.4.4 Định hướng một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm bảo tồn và phát triển

loài cây Lim Xẹt Error! Bookmark not

defined KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 65

1 Kết luận65

2 Tồn tại 66

3 Kiến nghị 66

Trang 7

D1.3tb : Đường kính ngang ngực trung bình

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Các pha vật hậu của loài Lim Xẹt ở VQG Xuân Sơn 39

Bảng 3.2 Phân bố loài Lim Xẹt theo đai cao ở VQG Xuân Sơn 41

Bảng 3.3 Hệ số tổ thành rừng của các loài cây nơi có loài Lim xẹt phân bố theo IV% (ở độ cao tuyệt đối 470m, trạng thái rừng IIA) 42

Bảng 3.4 Công thức tổ thành rừng nơi có loài Lim xẹt phân bố theo IV% 43

Bảng 3.5 Hệ số tổ thành rừng của các loài cây nơi có loài Lim xẹt phân bố theo IV% (ở độ cao tuyệt đối 560m, trạng thái rừng IIB) 43

Bảng 3.6 Công thức tổ thành rừng tầng cây cao nơi có loài Lim xẹt phân bố theo IV% (trạng thái rừng IIB, độ cao tuyệt đối 560 m) 44

Bảng 3.7 Hệ số tổ thành rừng của các loài cây nơi có loài Lim xẹt phân bố theo IV% (trạng thái rừng IIIA1, độ cao tuyệt đối 670 m) 45

Bảng 3.8 Công thức tổ thành rừng tầng cây cao nơi có loài Lim xẹt phân bố theo IV% (ở độ cao 670m, trạng thái rừng IIIA1) 46

Bảng 3.9 Chiều cao của Lâm phần và Lim xẹt 47

Bảng 3.10 Chiều cao cây tái sinh của Lâm phần và Lim xẹt 47

Bảng 3.11 Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi 48

Bảng 3.12 Cấu trúc mật độ loài Lim xẹt phân bố theo đai cao và theo trạng thái rừng ở khu vực nghiên cứu 49

Bảng 3.13 Tổ thành loài cây đi kèm Lim xẹt ở khu vực nghiên cứu 51

Bảng 3.14 Đặc trưng các đặc điểm khí hậu tại VQG Xuân Sơn 53

Bảng 3.15 Tổ thành loài cây tái sinh ở trạng thái IIA, độ cao tuyệt đối 470 m 55

Bảng 3.16 Tổ thành loài cây tái sinh tại trạng thái rừng IIB, 56

độ cao tuyệt đối 560 m 56

Bảng 3.17 Tổ thành loài cây tái sinh ở trạng thái rừng IIIA1, 57

độ cao tuyệt đối 670 m 57

Bảng 3.18 Chất lượng cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt 58

Bảng 3.19 Tần suất xuất hiện Lim xẹt tái sinh 59

Bảng 3.20 Tần suất xuất hiện Lim xẹt tái sinh xung quanh gốc cây mẹ 60

Bảng 3.21 Số lượng và tỷ lệ tái sinh theo nguồn gốc 61

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Hình thái thân cây Lim Xẹt ở VQG Xuân Sơn 36Hình 3.2 Hình thái lá cây Lim Xẹt tại VQG Xuân Sơn 37Hình 3.3 Hình thái Hoa và quả cây Lim Xẹt tại VQG Xuân Sơn 38

Trang 10

sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người.

Vườn Quốc gia Xuân Sơn được chuyển từ Khu bảo tồn thiên nhiên XuânSơn theo quyết định số 49/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướngchính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với diện tích vùng lõi 15.048

ha, vùng đệm 18.369 ha Theo kết quả điều tra tại Vườn Quốc Gia Xuân Sơn, hầuhết rừng ở đây phong phú về tổ thành, nghèo kiệt về trữ lượng và chất lượng,nhiều cây có giá trị kinh tế thấp, mật độ tầng cây cao thưa, phân bố không đều Tuynhiên mật độ cây tái sinh lại chiếm tỷ lệ cao và có một số loài có giá trị kinh tế caonhư: Lim xẹt, Re, Chò chỉ, … Đây là cơ sở để đề xuất các biện pháp tác động nhưtái sinh nhân tạo và xúc tiến tái sinh tự nhiên để làm giàu rừng Vấn đề đặt ra làphải lựa chọn, xác định loài cây phù hợp cũng như việc xây dựng các biện pháp

kỹ thuật lâm sinh để cải tạo và làm giàu rừng Việc gây trồng các loài cây ở vùngphân bố của chúng là dễ thành công, tuy nhiên nếu không biết cặn kẽ và đầy đủ

về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của mỗi loài thì sẽ không có đủ căn cứ đểxây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh gây trồng chúng

Phân họ Vang (Caesalpinioideae), hay họ Vang - Caesalpiniaceae: Hoa củachúng đối xứng hai bên, nhưng thay đổi nhiều tùy theo từng chi cụ thể, chẳng hạntrong chi Cercis thì hoa tương tự như hoa của các loài trong phân họ Faboideae,trong khi tại chi Bauhinia thì nó là đối xứng với 5 cánh hoa bằng nhau

Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) là loài cây thuộc phân họ Vang (Caesalpiniaceae R.Br) nằm trong họ lớn là họ Đậu (Fabaceae hay Leguminosae)

phân bố nhiều ở một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ …, là loài cây có khả năngtái sinh hạt tốt ở chỗ trống hoặc nơi có độ tàn che nhẹ, có thể chọn làm cây cải tạo

Trang 11

rừng nghèo hoặc khoanh nuôi trong rừng đang phục hồi Gỗ Lim xẹt có màu hồng,thớ tương đối mịn, ít bị mối mọt, cong vênh, được dùng để đóng đồ mộc và xâydựng nhà cửa Đặc biệt Lim xẹt có thể sử dụng làm cây xanh đô thị (Nguyễn TiếnBân, 2003) [3].

Xuất phát từ những vấn đề đặt ra và căn cứ vào một số đặc điểm cũng như

giá trị của cây Lim xẹt, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh

học của cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

+ Mục tiêu chung

Nhằm xác định đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của loài Lim xẹt tạiVườn quốc gia Xuân Sơn làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển loàicây này tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

+ Mục tiêu cụ thể

- Xác định được những đặc điểm cơ bản về hình thái và vật hậu của loài Lim xẹt

- Xác định được một số đặc điểm sinh thái và phân bố, đặc điểm tái sinh của loài Lim xẹt tại khu vực nghiên cứu

- Bước đầu đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển loài cây này ở Vườn quốc gia Xuân Sơn

3 Ý nghĩa của đề tài

- Về mặt khoa học: Bổ sung các thông tin khoa học và là cơ sở khoa học chocác nhà quản lý bảo tồn và phát triển rừng

- Về mặt thực tiễn: Cơ sở để thực hiện nghiên cứu loài Lim xẹt

(Peltophorum tonkinensis A.Chev) làm cơ sở đề xuất hướng bảo tồn loài và giám

sát đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

1.1.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học loài cây

Thuật ngữ sinh thái học (Ecology) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: Oikos vàlogos, oikos là nhà hay nơi ở và logos là khoa học hay học thuật Nếu hiểu một cáchđơn giản (nghĩa hẹp) thì sinh thái học là khoa học nghiên cứu về “nhà”, “nơi ở” củasinh vật Hiểu rộng hơn, sinh thái học là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa sinhvật hoặc một nhóm hay nhiều nhóm sinh vật với môi trường xung quanh Hoặc mộtđịnh nghĩa khác về sinh thái học: Sinh thái học là một trong những môn học cơ sởcủa Sinh học, nghiên cứu về mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với sinh vật vàsinh vật với môi trường ở mọi mức tổ chức khác nhau, từ cá thể, quần thể, đến quần

xã và hệ sinh thái Thuật ngữ sinh thái học xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX Một địnhnghĩa chung lần đầu tiên về sinh thái học được nhà khoa học người Đức là Haeckel

E nêu ra vào năm 1869 Theo ông: “Chúng ta đang hiểu về tổng giá trị kinh tế của

tự nhiên: nghiên cứu tổ hợp các mối tương tác của con vật với môi trường của nó vàtrước tiên là mối quan hệ “bạn bè” và thù địch với một nhóm động thực vật mà convật đó tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp”(Baur G.N, (1962)[1])

Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm về sinh thái học thực vật nhằmtìm hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa các loài thực vật với nhau và giữa chúngvới điều kiện nơi mọc, các phương pháp nghiên cứu đó đã được trình bày trong

“Thực nghiệm sinh thái học” của Stephen, D.Wrattenand, Gary L.A.ry (1986) [27]tác giả đã chỉ rõ sự thích nghi của các loài với các điều kiện dinh dưỡng khoáng,ánh sáng, chế độ nhiệt, chế độ ẩm, nhịp điệu khí hậu

E.P Odum (1971) [41] đã phân chia sinh thái học thực vật thành sinh tháihọc cá thể và sinh thái học quần thể Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá thểsinh vật hoặc từng loài Trong đó chu kỳ sống và tập tính cũng như khả năng thíchnghi với môi trường được đặc biệt chú ý Ngoài ra mối quan hệ giữa yếu tố sinhthái, sinh trưởng có thể định hướng bằng các phương pháp toán học thường được

mô phỏng, phản ánh các đặc điểm quy luật tương quan phức tạp trong tự nhiên, tác

Trang 13

giả cũng đã chỉ rõ những vấn đề cần nghiên cứu trong sinh thái thực vật như: Sựthích nghi với các điều kiện dinh dưỡng khoáng, ánh sáng, độ nhiệt, độ ẩm, nhịpđiệu khí hậu.

Tái sinh là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng, đó là

sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnhrừng Hiệu quả của tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài, cấu trúctuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố

Lowdermilk (1927) đã đề nghị sử dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống

để điều tra tái sinh, với diện tích ô đo đếm từ 1 đến 4 m2 (Dẫn theo Nguyễn ThịHương Giang, 2009 [12]) Richards P.W (1952) [42] đã tổng kết việc nghiên cứu táisinh trên các ô dạng bản và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới Để giảm sai

số, Barnard (1955) đã đề nghị phương pháp "Điều tra chẩn đoán" theo đó kích thước

ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh Vansteenis(1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng nhiệt đới đó là tái sinhphân tán liên tục và tái sinh vệt (Dẫn theo Hoàng Văn Chúc, 2009 [10]) Baur G.N(1962) [1] cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng đã làm ảnh hưởngđến phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm thì ảnh hưởng đó thường không

rõ ràng Đối với rừng nhiệt đới, số lượng loài cây trên một đơn vị diện tích và mật

độ tái sinh thường khá lớn Vì vậy, khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đánhgiá chính xác tình hình tái sinh rừng và có những biện pháp tác động phù hợp Cấutrúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ qua lại bên tronggiữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường sống Nghiên cứu cấutrúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên trong của quần xã, từ đó có

cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp Catinot (1965) [6] đãnghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thông qua việc biểu diễn các phẫu đồ rừng,nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo cáckhái niệm dạng sống, tầng phiến, Hiện tượng thành tầng là một trong những đặctrưng cơ bản về cấu trúc hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấutrúc tầng thứ Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do David và P.W Risa(1933- 1934) đề sướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan, đến nay phương pháp đó

Trang 14

vẫn được sử dụng nhưng nhược điểm là chỉ minh hoạ được cách sắp xếp theohướng thẳng đứng trong một diện tích có hạn Cusen (1951) đã khắc phục bằngcách vẽ một số dải kề nhau và đưa lại một hình tượng về không gian 3 chiều.Kraft (1884) đã dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng củacây rừng để phân chia cây rừng trong một lâm phần thành 5 cấp SampionGripfit (1948) khi nghiên cứu rừng tự nhiên ở Ấn Độ và rừng ẩm nhiệt đới ởTây Phi, đã kiến nghị phân cấp cây rừng thành 5 cấp (dẫn theo Hoàng Văn Chúc,2009) [10].

Richards P.W (1952) [42] phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng, tương ứngvới chiều cao là 6- 12 m, 12- 18 m, 18- 24 m, 24- 30 m, 30- 36 m, 36- 42 m,nhưng thực chất đây chỉ là các lớp chiều cao Odum E P (1971) [41] nghi ngờ

sự phân tầng rừng rậm nơi có độ cao dưới 600m ở Puecto Rico và cho rằngkhông có sự tập trung khối tán ở một tầng riêng biệt nào cả Richards P.W(1952) [43] đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt đới về mặt hình thái.Theo tác giả, đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là tuyệt đại bộ phận thựcvật đều thuộc thân gỗ và thường có nhiều tầng Ông nhận định: "Rừng mưathực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt cấu tạo và cũng phongphú nhất về mặt loài cây" Như vậy, nghiên cứu về tầng thứ theo chiều cao cònmang tính cơ giới, nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tựnhiên nhiệt đới Việc nghiên cứu về cấu trúc rừng đã và đang được chuyển từ mô

tả định tính sang định lượng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học OdumE.P (1971) [41] đã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng cáchàm hồi quy, phân bố đường kính ngang ngực, đường kính tán bằng các dạngphân bố xác suất Balley (1972) [37] sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấutrúc đường kính thân cây loài Thông, Tuy nhiên, việc sử dụng các hàm toánhọc không thể phản ánh hết được những mối quan hệ sinh thái giữa các câyrừng với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các phương phápnghiên cứu cấu trúc rừng theo hướng này không được vận dụng trong đề tài Từviệc vận dụng các lý luận về sinh thái, tái sinh, cấu trúc rừng trên, nhiều nhà

Trang 15

khoa học trên thế giới đã vận dụng vào nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái chotừng loài cây.

Trung tâm Nông lâm kết hợp thế giới (World Agroforestry Centre,2006), Anon (1996), Keble và Sidiyasa (1994) đã nghiên cứu đặc điểm hình tháicủa loài

Trang 16

Vối thuốc (Schima wallichii) và đã mô tả tương đối chi tiết về đặc điểm hình thái

thân, lá, hoa, quả, hạt của loài cây này, góp phần cung cấp cơ sở cho việc gây trồng

và nhân rộng loài Vối thuốc trong các dự án trồng rừng Tian - XiaoRui trong côngtrình nghiên cứu về khả năng chịu lửa của một số loài cây trồng rừng đã rút ra kết

luận, Vối thuốc (S wallichii) có sức chống lửa tốt nhất trong tổng số 12 loài cây

nghiên cứu Vối thuốc là loài cây tiên phong ưa sáng, biên độ sinh thái rộng, phân

bố rải rác ở các khu vực phía Đông Nam Châu Á Vối thuốc xuất hiện ở nhiều vùngrừng thấp (phía Nam Thái Lan) và cả ở các vùng cao hơn (Nepal) cũng như tại cácvùng có khí hậu lạnh Là cây bản địa của Brunei, Trung Quốc, ấn Độ, Lào,Myanmar, Nepal, Papua New Guinea, Phillipines, Thailand và Việt Nam (WorldAgroforestry Centre, 2006) Vối thuốc thường mọc thành quần thụ từ nơi đất thấpđến núi cao, phân bố ở rừng thứ sinh, nơi đồng cỏ, cây bụi và ngay cả nơi ngậpnước có độ mặn nhẹ Vối thuốc có thể mọc trên nhiều loại đất với thành phần cơgiới và độ phì khác nhau, từ đất cằn cỗi xương xẩu khô cằn đến đất phì nhiêu, tươitốt, có thể thấy Vối thuốc xuất hiện nơi đầm lầy Vối thuốc là loài cây tiên phongsau nương rẫy (dẫn theo Hoàng Văn Chúc, 2009) [10]

Ngoài ra, những nghiên cứu về các đặc tính sinh học và sinh thái học cá thểcòn được thực hiện bởi nhiều nhà khoa khác như: I.S.Mankina và I.L.Xeniken(1884, 1980), Uxurai (1891), V.N.Luibimenco (1905,1908), I.Vizner (1907),….Như vậy, với các công trình nghiên cứu về lý thuyết sinh thái, tái sinh, cấu trúc rừng

tự nhiên cũng như nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái đối với một số loài câynhư trên đã phần nào làm sáng tỏ những đặc điểm cấu trúc, tái sinh của rừng nhiệtđới nói chung Đó là cơ sở để chúng tôi lựa chọn hướng đi và các nội dung củanghiên cứu này

Việc nghiên cứu sinh học loài cây trong đó có các đặc điểm hình thái và vậthậu đã được thực hiện từ lâu trên thế giới Đây là bước đầu tiên, làm tiền đề cho cácmôn khoa học khác liên quan Có rất nhiêu công trình liên quan đến hình thái vàphân loại các loài cây Những nghiên cứu này đầu tiên tập trung vào mô tả và phânloại các loài, nhóm loài, Có thể kể đến một vài công trình rất quen thuộc liên quanđến các nước lân cận như: Thực vật chí Hong Kong (1861), Thực vật chí Australia

Trang 17

(1866), Thực vật chí rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn độ (1874), Thực vật chí Ấn độ

7 tập (1872 – 1897), Thực vật chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaysia (1892 –1925), Thực vật chí Hải Nam (1972 – 1977), Thực vật chí Vân Nam (1977), Thựcvật chí Quảng Đông, Trung Quốc (9 tập) Sự ra đời của các bộ thực vật chí đã gópphần làm tiền đề cho công tác nghiên cứu về hình thái, phân loại cũng như đánh giátính đa dạng của các vùng miền khác nhau ( dẫn theo Bùi Phi Hoàng, 2012) [14]

Ở Nga, từ 1928 đến 1932 được xem là thời kỳ mở đầu cho thời kỳ nghiên

cứu hệ thực vật cụ thể Tolmachop A.I cho rằng “Chỉ cần điều tra trên một diện

tích đủ lớn để có thể bao chùm được sự phong phú của nơi sống nhưng không có sự phân hoá mặt địa lý” Ông gọi đó là hệ thực vật cụ thể Tolmachop đã đưa ra một

nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm thường là 1500

- 2000 loài (Dẫn theo Nguyễn Toàn Thắng, 2008)[28]

Về vật hậu học: Hoạt động sinh học có tính chất chu kỳ của các cơ quan sinhdưỡng và cơ quan sinh sản Chu kỳ vật hậu của cùng 1 loài phân bố ở các vùng sinhthái khác nhau sẽ có sự sai khác rõ rệt Điều này có ý nghĩa cần thiết trong nghiêncứu sinh thái cá thể loài và công tác chọn tạo giống Các công trình như nêu trêncũng đã ít nhiều nêu ra các đặc điểm về chu kỳ hoa, quả và các đặc trưng vật hậucủa từng loài, nhóm loài Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [29] trong cuốn “Các phươngpháp nghiên cứu thực vật” cũng đã đưa ra phương pháp nghiên cứu về vật hậu củaloài cây

1.1.2 Nghiên cứu về tái sinh của cây

Theo kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của rừng mưa nhiệt đới ChâuPhi A.Ôbrêvin (1930) nhận thấy: cây con của các loài cây ưu thế trong rừng mưa

có thể cực hiếm hoặc vắng hẳn Ông gọi đây là hiện tượng “không bao giờ sinhcon đẻ cái” của cây mẹ trong thành phần rừng cây gỗ của rừng mưa Tổ thànhloài cây mẹ ở tầng trên và tổ thành loài cây tái sinh ở tầng dưới thường khác nhaurất nhiều, mặt khác tổ thành loài cây của rừng mưa lại biến đổi từ nơi này đến nơikhác Vì vậy tổ thành loài cây của rừng mưa đều không cố định trong không gian

và thời gian, không có một tổ hợp của loài cây nào có thể đạt thế “cân bằng sinhthái” với hoàn cảnh một cách vĩnh viễn và ổn định Ngay ở cùng một địa điểm và

Trang 18

cùng một thời gian nhất định tổ hợp các loài cây sẽ được thay thế, không phảibằng tổ hợp có thành phần như cũ mà bằng một tổ hợp có thành phần khác hẳn.

Từ những lý luận trên, đã dẫn A.Ôbrêvin đi đến lý luận bức khảm tái sinh (còngọi là lý luận tuần hoàn tái sinh) Theo lý luận này có thể coi một diện tích rừngmưa rộng lớn là một bức khảm mà mỗi đơn vị của bản ghép hình đó là một tổ hợphình thành bởi những loài cây ưu thế khác nhau Mặc dù, xét trên diện tích nhỏ, tổhợp loài cây tái sinh không mang tính kế thừa, nhưng nếu xét trên phạm vi rộnglớn hơn thì các tổ thành loài cây sẽ kế thừa nhau ít nhiều theo phương thức tuầnhoàn Ôbrêvin đã có công lao khái quát hóa các hiện tượng tái sinh ở rừng nhiệtđới Châu Phi để đúc kết nên lý luận bức khảm tái sinh, nhưng phần lý giải cáchiện tượng đó còn hạn chế Ông coi hiện tượng đó là “ thuần túy ngẫu nhiên”,không thể phán đoán trước được vì còn phụ thuộc vào quá nhiều nguyên nhânphức tạp Ông không giải thích được do tác nhân nào, do cơ chế nào đã dẫn đếnviệc hình thành các tổ hợp loài cây tái sinh khác nhau Vì vậy lý luận của ông còn

ít sức thuyết phục, chưa giúp ích được cho thực tiễn sản xuất, đề xuất các biệnpháp điều khiển tái sinh theo những mục tiêu kinh doanh đã đề ra

David và P.W Risa (1933), Bear (1946), Sun (1960), Rôlê (1969) ở rừngnhiệt đới Nam Mỹ lại khác hẳn so với nhận định của A Ôbrêvin Ở đây tất cảnhững loài cây có nhiều cấp thể tích lớn thì đồng thời cũng có nhiều trong cấp thểtích nhỏ, tuy độ nhiều tương đối của các loài cây trong cấp thể tích nhỏ có khác sovới các tầng cao hơn Như vậy ở đây xuất hiện hiện tượng tái sinh tại chỗ và liêntục của các loài cây và tổ thành loài cây có khả năng giữ nguyên không đổi trongmột thời gian dài Sự khác nhau này có thể giải thích được nếu coi rừng Nam Mỹ

đã đạt tới giai đoạn tương đối ổn định, cân bằng với hoàn cảnh Châu Phi, nơiA.Ôbrêvin đã từng quan sát, rừng chưa đạt tới giai đoạn cân bằng với hoàn cảnh,

tổ thành loài chưa ổn định, rừng đang trong một quá trình phát triển để hướng tới mộtquần lạc ổn định về thành phần loài cây (dẫn theo Nguyễn Thị Hương Giang,2009)[12]

Trang 19

1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.

1.2.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học loài cây

Ở nước ta, nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài cây bản địa

đã được thực hiện, và có thể tổng hợp và liệt kê ra đây một số nghiên cứu có liênquan như sau: Bảo Huy (1993) [17] trong nghiên cứu “Góp phần nghiên cứu đặc

điểm cấu trúc rừng nửa rụng lá - rụng lá ưu thế Bằng lăng (Lagerstroemia

calyculata) làm cơ sở đề xuất giải pháp lỹ thuật khai thác - nuôi dưỡng ở Đắk Lắk,

Tây Nguyên” đã đề cập đến nhiều nội dung về các đặc điểm sinh học và sinh tháihọc của loài, các tương quan trong nghiên cứu lâm học, tái sinh, cấu trúc tổ thành, nhưng tập trung theo điều tra rừng Các thành phần đi kèm chính với Bằng lăng là

Muồng đen (Cassia siamea), Bình linh (Vitex pubescens), Kháo (Machulus

odoratissima), Quế rừng (Cinnamomum iners), Căm xe, Thẩu tấu, Lòng máng, Gõ

đỏ

Thái Văn Trừng (1983) [31] trong nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng

ở Kon Hà Nừng đã tổng kết rằng loài cây có tổ thành cao nhất là Giẻ (7,05%) bêncạnh các loài cùng họ là Giẻ đỏ (1,06%) và Giẻ cau (0,42%), tiếp đến là loài Trâm(Syzygium sp.) chiếm 6,56% Các loài cây khác có tổ thành từ 1%-5% gồm có Chòđen, Hoóc quang, Hoàng đàn giả, Thông nàng, Trường, Giổi, Bời lời, Dung, Chòxót, Gội, Re, Vạng trứng, Cóc đá, Hoa khế, Dầu, Sến mủ, Bằng lăng Các ưu hợpthực vật gồm có: Giẻ-Trâm Hoóc quang, Giẻ-Bời lời-Trâm, Trâm-Vạng trứng-Giẻ,Chò đen-Trâm Trám; Bằng lăng-Chò đen-Thành ngạnh, Cà chít-Dầu, Trâm-Giẻ-Giổi Kết luận cũng đã cho thấy rừng tự nhiên Kon Hà Nừng hiếm thấy có loài cây

ưu thế rõ rệt, ngoại trừ một hai hào Cà chít, Cẩm liên, những loài mà mỗi khi dã cókiều kiện tồn tại và phát triển được, chúng chiếm ưu thế tuyệt đối hình thành nênnhững lâm phần có đặc điểm tiếp cận kiểu hỗn giao song ưu Các loài cây trongcùng nhóm loài ưu thế thường có phạm vi phân bố khá trùng hợp nhau về điều kiệnlập địa

Nguyễn Bá Chất (1996) [9] đã nghiên cứu đặc điểm lâm học và biện phápgây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa, ngoài những kết quả nghiên cứu về các đặc điểmphân bố, sinh thái, tái sinh, tác giả cũng đã đưa ra một số biện pháp kỹ thuật gieoươm cây con và trồng rừng đối với Lát hoa Trần Minh Tuấn (1997) [30] đã nghiên

Trang 20

cứu một số đặc tính sinh vật học loài Phỉ ba mũi làm cơ sở cho việc bảo tồn và gâytrồng tại Vườn Quốc gia Ba Vì - Hà Nội (Hà Tây cũ), ngoài những kết quả về cácđặc điểm hình thái, tái sinh tự nhiên, sinh trưởng và phân bố của loài, tác giả cònđưa ra một số định hướng về kỹ thuật lâm sinh để tạo cây con từ hạt và trồng rừngđối với loài cây này Vũ Văn Cần (1997) [8] đã tiến hành nghiên cứu một số đặcđiểm sinh vật học của cây Chò đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ởVườn Quốc gia Cúc Phương, ngoài những kết luận về các đặc điểm phân bố, hìnhthái, vật hậu, tái sinh tự nhiên, đặc điểm lâm phần có Chò đãi phân bố, tác giảcũng đã đưa ra những kỹ thuật tạo cây con từ hạt đối với loài cây Chò đãi PhanNguyên Xuất (1999) [33] khi nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học loài Thông

nàng (Podocarpus imbrricatus Blume) tại tỉnh Gia Lai đã làm rõ được các đặc điểm

hình thái, vật hậu của loài cũng như các đặc trưng sinh thái như tái sinh, cấu trúcrừng nơi có Thông nàng sinh sống Kết quả nêu rõ trong các lâm phần có Thôngnàng phân bố thì chúng luôn là loài cây chiếm ưu thế ở tầng cao nhất của lâm phần.Thành phần đi kèm với nó chủ yếu là Trâm, Bời lời, Mãi táp, Re, Công, Hồng tùng,Hoa khế, Chò xót, Giẻ Về tái sinh thì loài có thể tái sinh ở các cấp độ tàn che khácnhau nhưng cao nhất là 0.3-0.4; và tái sinh ở trong, mép và ngoài tán của cây mẹ,nhưng ở mép tán là cao nhất Nghiên cứu cũng chỉ ra một số định hướng biện pháp

kỹ thuật lâm sinh chủ yếu đối với loài Thông nàng ở Đắk Lắk Nguyễn Thanh Bình(2003) [4] đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ ăn quả phục hồi tựnhiên tại Bắc Giang Với những kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả đã đưa ranhiều kết luận, ngoài những đặc điểm về hình thái, vật hậu, phân bố, cấu trúc và táisinh tự nhiên của loài, tác giả còn cho rằng phân bố N-H và N-D đều có một đỉnh;tương quan giữa Hvn và D1,3 có dạng phương trình Logarit Lê Phương Triều(2003) [32] đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài Trai lý tại VườnQuốc gia Cúc Phương, tác giả đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu về đặc điểmhình thái, vật hậu và sinh thái của loài, ngoài ra tác giả còn kết luận là: có thể dùnghàm khoảng cách để biểu thị phân bố N-D1.3, N-Hvn, các mối quan hệ H-D1,3, Dt-D1,3 Vương Hữu Nhi (2003) [26] đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹthuật tạo cây con Căm xe góp phần phục vụ trồng rừng ở Đắc Lắc - Tây Nguyên, từ

Trang 21

kết quả nghiên cứu với những kết luận về đặc điểm hình thái, phân bố, cấu trúc, táisinh tự nhiên, tác giả còn đưa ra những kỹ thuật gây trồng đối với loài cây này.

Vũ Văn Khoát (2007) trong “Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của loài Dầuđồng và Cà chít Phân bố trong rừng khộp ở Tây Nguyên” đã kết luận được các đặcđiểm hình thái, sinh học và sinh thái học cơ bản của hai loài trên Dầu đồng có mốiquan hệ yếu với Cà chít và mối quan hệ với một số loài cây bạn như Chiêu liêunghệ, Cẩm liên, Chiêu liêu khế, Bồ kết rừng, Cẩm xe là ngẫu nhiên Nó với các loàicây bạn này có thể chung sống với nhau suốt đời mà không có sự đào thải nhau vềmặt sinh học Đối với Cà chít, nghiên cứu chỉ ra rằng loài này có quan với các loàibạn như Chiêu liêu khế, Thẩu tấu, Làng Mang, Cẩm liên, Muồng và quan hệ vớinhau bền vững

Nguyễn Toàn Thắng (2008) [28] đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của

loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis) tại Lâm Đồng Tác giả đã có những kết luận rõ

ràng về đặc điểm hình thái, vật hậu, phân bố, giá trị sử dụng, về tổ thành tầng cây

gỗ biến đổi theo đai cao từ 17 đến 41 loài, với các loài ưu thế là Dẻ anh, Vối thuốcrăng cưa, Du sam, Lê Văn Thuấn (2009) đã thực hiện công trình nghiên cứu về

đặc điểm sinh học của loài Vối thuốc răng cưa (Schima superba) tại khu vực Tây

Nguyên Kết quả nghiên cứu đã mô tả tương đối chi tiết về đặc điểm hình thái, vậthậu, sinh thái, cấu trúc tầng cây cao, cấu trúc tầng cây tái sinh, đặc điểm tái sinh, của loài cây này tại khu vực Tây Nguyên Hoàng Văn Chúc (2009) [10] trong công

trình: “Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Vối thuốc (Schima

wallichii) trong các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở tỉnh Bắc Giang” đã mô tả

một cách chi tiết về đặc điểm hình thái, vật hậu, tái sinh, phân bố,… của loài câynày ở khu vực tỉnh Bắc Giang Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nhân rộngloài cây bản địa có giá trị này

Tóm lại, với những kết quả của những công trình nghiên cứu như trên, là cơ

sở để đề tài lựa chọn những nội dung thích hợp để tham khảo vận dụng trong đề tàinghiên cứu đặc điểm sinh học của loài Lim Xẹt

Trang 22

1.2.2 Nghiên cứu về tái sinh của thực vật

Ở miền Bắc nước ta từ năm 1962-1969, Viện điều tra quy hoạch rừng đãđiều tra tình hình tái sinh tự nhiên theo các “Loại hình thực vật ưu thế” Rừng thứsinh Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969) và Lạng Sơn (1969).Đặc biệt nhất là công trình điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng Sông Hiếu (1962-1964) bằng phương pháp đo đếm điển hình Kết quả điều tra đã được Vũ Đình Huề(1975) [19] tổng kết trong báo cáo khoa học “Khái quát về tình hình tái sinh tựnhiên ở rừng miền Bắc Việt Nam” theo kết quả báo cáo này thì tái sinh tự nhiên

ở rừng miền Bắc Việt Nam cũng mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệtđới

Theo Thái Văn Trừng (1963,1970,1978) [31] khi nghiên cứu về thảm thựcvật rừng Việt Nam cũng đi đến một kết luận Theo ông, có một nhóm nhân tố sinhthái trong nhóm khí hậu đã khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiêntrong thảm thực vật rừng, đó là nhân tố ánh sáng Nếu các điều kiện khác của môitrường như đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa thay đổi thì tổ hợp cácloài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và cũng không diễn thế một cáchtuần hoàn trong không gian và thời gian như A.Ôbrêvin đã nhận định và diễn thếtheo phương thức tái sinh không có quy luật “nhân quả” giữa sinh vật và hoàncảnh Vì lẽ trên P.W Risa đã nói rất có lý: “Lý luận tuần hoàn tái sinh đã ứng dụngrộng rãi được đến mức độ nào, vấn đề này hiện nay phải tạm gác lại chưa giảiquyết được”

Vì vậy, muốn nghiên cứu đặc điểm và quy luật tái sinh cần phải gắn liềnvới từng loại hình rừng cụ thể Vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải có nhiềucông trình nghiên cứu hơn nữa để đúc kết thành lý luận và đóng góp thiết thựccho thực tiễn sản xuất

Baur G.N (1962) [1], khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lárộng thường xanh đã có nhận xét “rừng tự nhiên dưới tác động của con người khaithác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hìnhthành đất trống, đồi núi trọc Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã tự nó pháttriển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ chuyển dần lên những

Trang 23

dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng có thể phục hồi dưới dạng gần giống trạng thái rừng ban đầu”.

Hoàng Xuân Tý, Nguyễn Đức Minh (2005) [22] và Nguyễn Minh Đức(1998) [11] các tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu về đặc điểm tái sinh loài cây

và những ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh liên quan đến tái sinh của loài cây

Khi bàn về vấn đề đảm bảo tái sinh trong khai thác, Phùng Ngọc Lan(1964) đã nêu ra kết quả tra dặm hạt Lim xanh dưới tán rừng ở lâm trường HữuLũng- Lạng Sơn Ngay từ giai đoạn nảy mầm, Bọ xít là nhân tố sinh vật đầu tiêngây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ nảy mầm Tiếp theo các đề tài trên tác giả đãnghiên cứu và nêu lên sự cần thiết của việc bảo vệ và phát triển Lim xanh, đồngthời đề ra một số biện pháp kỹ thuật về xử lý hạt giống, gieo trồng loài cây này.Theo tác giả không nên trồng thuần loài Lim xanh (Dẫn theo Nguyễn Văn Huy,

2004 [18]) Đặc điểm lâm học của các loài cây bản địa ở nước ta chưa đượcnghiên cứu nhiều, một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm lâm học thường được

đề cập trong các báo cáo khoa học và một phần được công bố trong các tạp chí,đặc biệt là các công trình nghiên cứu riêng về cây Lim xẹt chưa nhiều, phầnlớn các tác giả mới chỉ nghiên cứu về lĩnh vực phân loại

Trong cuốn sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài câytrồng rừng, NXB Hà Nội, 1995 đã đưa ra một số kết luận về kỹ thuật thu hái hạtgiống, cách chế biến, bảo quản, xử lý và kỹ thuật gieo ươm hạt giống

1.3 Tổng quan về loài cây nghiên cứu

1.3.1 Những nghiên cứu về các loài cây trong họ Đậu (Fabaceae)

Họ Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae) là một họ thực vật Theo định nghĩacủa hệ thống APG thì nó là một họ lớn: Fabaceae sensu lato (nghĩa rộng) ICBN chophép sử dụng cả Fabaceae (nghĩa rộng) và Leguminosae như là các tên gọi thực vậthọc tương đương nhau ở mức độ họ Hệ thống APG sử dụng tên gọi Fabaceae [7]

Tuy nhiên, họ Fabaceae có thể định nghĩa khác đi như là Fabaceae sensustricto (nghĩa hẹp), ví dụ như trong hệ thống Cronquist Trong các phân loại như thếthì các phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) và Vang (Caesalpinioideae) được nâng lênthành cấp họ với tên gọi tương ứng là Mimosaceae và Caesalpiniaceae Nhóm còn

Trang 24

lại có các tên gọi thực vật học tương ứng là Fabaceae và Papilionaceae (nhưngkhông phải là Leguminosae) APG coi nhóm này ở mức độ phân họ, với tên gọiFaboideae (tên gọi tương đương của nó trong Leguminosae là Papilionoideae) [7].

Khi tra cứu hay tham khảo bất kỳ cuốn sách nào có sử dụng tên gọiFabaceae, cần phải lưu ý là tên gọi này dùng trong ngữ cảnh nào Các tên gọi nhưLeguminosae hay Papilionaceae là rõ ràng và các nhà phân loại học dùng các từ nàychủ yếu cùng với tên gọi Leguminosae Leguminosae (hay Fabaceae sensu lato) là

họ lớn thứ hai của thực vật có hoa với 650 chi và trên 18.000 loài [7] Các tên gọithông thường chủ yếu của các loài trong họ này là đỗ hay đậu và họ này chứa một

số loài cây quan trọng bậc nhất trong cung cấp thực phẩm cho con người, chẳng hạncác loại đậu, đỗ, lạc, đậu tương và đậu lăng v.v Các loài khác trong họ cũng là cácnguồn cung cấp thức ăn quan trọng cho gia súc, gia cầm hoặc để làm phân xanh,chẳng hạn đậu lupin, cỏ ba lá, muồng hay đậu tương Một số chi như Laburnum,Robinia, Gleditsia, Acacia, Mimosa và Delonix là các loại cây cảnh Một số loàicòn có các tính chất y học hoặc diệt trừ sâu bọ (chẳng hạn Derris) hay sản sinh racác chất quan trọng như gôm Ả Rập, tanin, thuốc nhuộm hoặc nhựa Một số loài,như sắn dây, một loài có nguồn gốc ở khu vực Đông Á, đầu tiên được trồng tạimiền đông nam Hoa Kỳ nhằm cải tạo đất và làm thức ăn cho gia súc, nhưng đãnhanh chóng trở thành một loài cỏ dại xâm hại nguy hiểm có xu hướng phát triển trênmọi thứ đất và chèn ép nhiều loài bản địa

Tất cả các thành viên trong họ này đều có hoa chứa 5 cánh hoa, trong đó bầunhụy lớn khi phát triển được sẽ tạo ra quả thuộc loại quả đậu, hai vỏ của nó có thểtách đôi, bên trong chứa nhiều hạt trong các khoang riêng rẽ Các loài trong họ nàytheo truyền thống được phân loại trong ba phân họ, đôi khi được nâng lên thành họtrong bộ Đậu (Fabales), trên cơ sở hình thái học của hoa (đặc biệt là hình dạng cánhhoa): Phân họ Vang (Caesalpinioideae), hay họ Vang - Caesalpiniaceae: Hoa củachúng đối xứng hai bên, nhưng thay đổi nhiều tùy theo từng chi cụ thể, chẳnghạn trong chi Cercis thì hoa tương tự như hoa của các loài trong phân họFaboideae, trong khi tại chi Bauhinia thì nó là đối xứng với 5 cánh hoa bằng nhau[2]

Trang 25

Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae), hay họ Trinh nữ - Mimosaceae: Các cánhhoa nhỏ và thông thường có dạng hình cầu hay là cụm hoa dạng bông và các nhịhoa là bộ phận sặc sỡ nhất của hoa [2].

Phân họ Đậu (Faboideae hay Papilionoideae) (họ Fabaceae nghĩa hẹp hay họPapilionaceae): Một cánh hoa lớn và có nếp gấp trên nó, hai cánh hoa cận kề mọcbên cạnh còn hai cánh hoa dưới chúng nối liền với nhau ở đáy, tạo thành một cấutrúc tương tự như cái thuyền con Một đặc trưng nổi bật của các loài cây thuộc họĐậu là chúng là các loại cây chủ cho nhiều loài vi khuẩn tại các nốt sần trên rễ củachúng Các loại vi khuẩn này được biết đến như là vi khuẩn nốt rễ (rhizobium), cókhả năng lấy khí nitơ (N2) trong không khí và chuyển hóa nó thành các dạng chất

mà cây có thể hấp thụ được (NO3- hay NH3) Hoạt động này được gọi là cố địnhđạm.Cây đậu, trong vai trò của cây chủ, còn vi khuẩn nốt rễ, trong vai trò của nhàcung cấp nitrat có ích, tạo ra một quan hệ cộng sinh

1.3.2 Những nghiên cứu về loài cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev)

Những nghiên cứu về cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) ở nước ta chưa có nhiều Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu về cây Lim xẹt như sau:

Theo Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2000) [7] cho biết Lim xẹt

(Peltophorum tonkinensis A.Chev) là loài cây thuộc phân họ Vang (Caesalpiniaceae R.Br) nằm trong họ lớn là họ Đậu (Fabaceae hay Leguminosae)

phân bố nhiều ở một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ…, là loài cây có khả năngtái sinh hạt tốt ở chỗ trống hoặc nơi có độ tàn che nhẹ, có thể chọn làm cây cải tạorừng nghèo hoặc khoanh nuôi trong rừng đang phục hồi Gỗ Lim xẹt có màuhồng, thớ tương đối mịn, ít bị mối mọt, cong vênh, được dùng để đóng đồ mộc

và xây dựng nhà cửa Đặc biệt Lim xẹt có thể sử dụng làm cây xanh đô thị và đượcđánh giá là một trong những loài cây có tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế cao Limxẹt có đặc điểm hình thái là cây gỗ nhỡ, chiều cao có thể đạt 18-20m, đường kính

D1.3 đạt 22-23cm.Thân tròn thẳng, tán thưa, đường kính tán đạt trung bình là 5,64

m, cành non phủ nhiều lông màu nâu rỉ sắt, những cây già đã có hiện tượng vỏ bongvảy Lá của Lim Xẹt là lá kép lông chim 2 lần chẵn, cuống chính dài 7-16cmkhông có

Trang 26

tuyến Cuống thứ cấp dài 12cm Lá chét mọc đối hình trái xoan thuôn đều gần tròn,đuôi nêm và hơi lệch, dài 1-2cm, rộng 0,5 – 1cm Hoa loài Lim Xẹt là hoa tự chùmviên chùy ở nách lá gần đầu cành, nụ hình cầu, đường kính dài 0,8-0,9cm, lá bắcsớm rụng Hoa lưỡng tính gần đều đài hợp gốc xẻ 5 thùy, xếp lợp Tràng 5 cánhmàu vàng, có cuống ngắn; nhị 10 rời, vươn ra ngoài hoa, gốc chỉ nhị phủ nhiều lôngdài màu nâu gỉ sắt; vòi nhụy dài, đầu nhị nguyên Quả đậu hình trái xoan dài, dẹt,mép mỏng thành cánh, dài 9-13cm, rộng 2,5-3cm Khi non quả màu tím, khi chínmàu nâu bóng Không tự nứt Hạt nằm chéo góc 450 trong quả, màu cánh gián,bóng và cứng.

Phạm Thị Nga (2000) [23] đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và phân bố

của loài Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev), tác giả đã nhận định loài Lim

xẹt là loài có khả năng phân bố rộng tại các tỉnh vùng núi phía Bắc, là loài cây

ưu sáng cực đoan thường gặp ở những trạng thái rừng bị tác động mạnh, cấu trúcrừng bị phá vỡ, khả năng tái sinh bằng hạt và bằng chồi của Lim xẹt rất tốt, đây làloài cây phù hợp cho mục đích làm loài cây tiên phong trong việc phục hồi rừng

Từ các nghiên cứu của các tác giả trên là cơ sở để đề tài nghiên cứu về đặcđiểm sinh thái học của loài Lim xẹt phân bố tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

1.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu

Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.Với kiểu địa hình núi đá vôi đặc trưng Được chuyển từ khu bảo tồn thiên nhiênXuân Sơn thành vườn quốc gia Vườn có phạm vi ranh giới được xác định:

- Từ 21 độ 03' đến 21 độ 12' vĩ độ bắc và từ 104 độ 51' đến 104 độ 01' kinh

độ đông

+ Phía đông giáp các xã Tân Phú, Minh Đài, Long Cốc, huyện Tân Sơn.+ Phía tây giáp huyện Phù Yên tỉnh Sơn La, huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình+ Phía nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình

+ Phía Bắc giáp xã Thu Cúc huyện Tân Sơn

Tổng diện tích là 15.048 ha, bao gồm 11.148 ha phân khu bảo vệ nghiêmngặt, 3.000 ha phân khu phục hồi sinh thái và 900 ha phân khu hành chính dịch vụ

Trang 27

Vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn có diện tích vùng đệm là 18.639 ha baogồm các xã: Kiệt Sơn, Kim Đài, và một phần các xã: Đồng Sơn, Tân Sơn, KimThượng, Xuân Đài [43].

1.4.2 Địa hình và thổ nhưỡng

1.4.2.1 Địa hình địa mạo

Vườn Quốc gia Xuân Sơn nằm trong một vùng đồi núi thấp và trung bìnhthuộc lưu vực sông Bứa, nơi kết thúc của dãy Hoàng Liên Sơn Vùng đồi núi thấpnày tỏa rộng từ hữu ngạn sông Hồng sang đến tả ngạn sông Đà, bao gồm cả huyệnTân Sơn, tỉnh Phú Thọ Sông Bứa và các chi lưu của nó tỏa nhiều nhánh ra gần nhưkhắp vùng Nhìn toàn cảnh các dãy đồi núi chỉ cao chừng 600 - 700 m, hình dángkhá mềm mại vì chúng được cấu tạo từ các loại đá phiến biến chất quen thuộc, caonhất là đỉnh Voi (1.386 m), tiếp đến là núi Ten (1.244 m), núi Cẩn (1.144 m) [43]

Các thung lũng trong vùng mở rộng và uốn lượn khá phức tạp Nhìn chungđịa hình trong khu vực có những kiểu chính như sau:

- Kiểu địa hình núi trung bình: Hình thành trên đá phiến biến chất, có độ cao

từ 700 - 1.386 m; chiếm tỷ lệ 10,4% diện tích tự nhiên Kiểu này phân bố chủ yếu ởphía Tây và Tây Nam Vườn Quốc gia, bao gồm phần lớn hệ đá vôi Xuân Sơn vàcác dãy núi đất xen kẽ Tác dụng xâm thực mạnh, độ dốc lớn (trung bình 30o), mức

độ chia cắt phức tạp, là đầu nguồn của hệ sông suối đổ ra sông Bứa

- Kiểu địa hình núi thấp: Được hình thành trên các đá trầm tích lục nguyênuốn nếp, tác dụng xâm thực, bóc mòn Thuộc địa hình này là các núi có độ cao từ

300 - 700m, phân bố chủ yếu từ Nam, Tây Nam đến phía Bắc khu vực Núi ở đây

có hình dạng mềm mại, đỉnh tròn, sườn thoải, độ dốc trung bình chỉ 20o, có nhữngthung lũng mở rộng hơn vùng núi ở phía Tây Bắc

- Kiểu đồi: Có độ cao dưới 300m, phân bố chủ yếu về phía Đông khu vực

Có hình dạng đồi lượn sóng mềm mại, được cấu tạo từ các loại đá trầm tích và biếnchất hạt mịn Hiện nay đã được trồng chè Xanh, chè Shan

- Thung lũng và bồn địa: Phân bố chủ yếu ở các xã Đồng Sơn, Xuân Đài vàKim Thượng Đây là các thung lũng sông suối mở rộng, địa hình bằng phẳng, độ

Trang 28

dốc rất thoải, trong đó có trầm tích phù sa rất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp Thung lũng lớn nhất là Mường Tằn (trên 400 ha ruộng nước).

1.4.2.2 Khí hậu - thủy văn

và tháng 7 (28oC) Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 40,7oC vào tháng 6 [43]

- Chế độ mưa: Lượng mưa đạt mức trung bình từ 1.660 mm ở Xuân Sơn đến1.826 mm ở Minh Đài Tập trung gần 90% vào mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10hàng năm), hai tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 và tháng 9 hàng năm Mùakhô hạn từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Lượng mưa chỉ chiếm trên 10% tổnglượng mưa hàng năm, nhưng hạn hán ít xảy ra vì có mưa phùn (mỗi năm có trên 20ngày), hạn chế sự khô hạn trong mùa khô Tháng 12 và tháng 1 là những tháng hanhkhô nhất và lượng nước bốc hơi cũng nhiều hơn lượng nước rơi Độ ẩm không khítrong vùng trung bình đạt 86%, những tháng có mưa phùn thường độ ẩm của khôngkhí đạt chỉ số cao nhất Lượng bốc hơi không cao (653 mm/năm), điều đó đánh giákhả năng che phủ đất của lớp thảm thực bì còn cao, hạn chế được lượng nước bốchơi, làm tăng lượng nước thấm, duy trì được nguồn nước ngầm trong khu vực [42]

* Thủy văn:

Hệ thống Sông Bứa với các chi lưu của nó toả rộng ra khắp các vùng Trongvùng này khá giàu nước, mô đun dòng chảy gần 40l/s/km2 Dòng chảy cực tiểukhoảng 6,7 l/s/cm2 Lưu vực Sông Bứa khá rộng Địa hình lưu vực lại thuận lợi choviệc xây dựng các hồ thuỷ lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp Sông Bứa có haichi lưu lớn , đó là sông Vèo bắt nguồn từ các vùng núi cao phía Đông huyện Phù

Trang 29

Yên tỉnh Sơn La và Sông Giày bắt nguồn từ các dãy núi cao trung bình ở ranh giớigiữa Phú Thọ và Hoà Bình Hai sông này hợp nhau tại làng Kệ Sơn, rồi đổ vào sôngHồng tại Phong vực Tổng chiều dài của sông 120km, chiều rộng trung bình 200m

có khả năng vận chuyển Lâm Thổ Sản từ thượng nguồn về Sông Hồng khá thuậnlợi Vườn Quốc Gia chỉ nằm trong lưu vực đầu nguồn sông Bứa với nhiều nhánhsuối bắt nguồn từ các đỉnh núi cao trong vườn

* Địa chất:

Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho biết: Khu vực VườnQuốc gia có các quá trình phát triển địa chất phức tạp Toàn vùng có cấu trúc dạngphức nếp lồi Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ thànhcác dải nhỏ hẹp

Phía Tây và Tây Nam có các dãy núi thấp và trung bình được cấu tạo bằngcác loại đá trầm tích và biến chất màu đỏ có kết cấu hạt mịn, tuổi Jura - creta

ít đá lẫn, khá màu mỡ, thích hợp cho các loại cây rừng phát triển

- Đất hình thành trong vùng núi đá vôi: Đá vôi là loại đá cứng, khó phonghoá, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hoá đến đâu lại bị rửa trôi đến đấy, nên đấtchỉ hình thành trong các hang hốc hoặc chân núi đá

Trang 30

- Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng (DL): Là loạiđất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là limon (L) Hàngnăm được bồi thêm một lớp phù sa mới khá màu mỡ.

1.4.3 Đa dạng sinh học

1.4.3.1 3.1.Đa dạng hệ sinh thái

Theo kết quả điều tra của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật năm 2008,Vườn quốc gia Xuân Sơn có hệ thực vật đa dạng cao với 9 kiểu hệ sinh thái và thảmthực vật (4 kiểu rừng nguyên sinh, 5 kiểu rừng thứ sinh) Đặc trưng, nổi bật chiếm27% toàn diện tích Vườn quốc gia là hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa mùa ánhiệt đới núi thấp và hệ sinh thái rừng kín thường xanh nhiệt đới trên đất đá vôi xennúi đất Với những họ thực vật chiếm ưu thế như Long não (Lauraceae), Mộc lan(Magnoliaceae), Dẻ (Fagaceae), Sến (Sapotaceae) và một số loài thực vật đặc hữuTáu muối (Vatica diospyroides), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Trường mật(Pometia pinnata), Rau sắng Sinh vật ngoại tầng như Bàm bàm (Entandafaseoloides), dây đòn gánh (Fetiastigma eberhardtii), dây trắc (Dalbergia sp), ngoài

ra có mật độ cây rau sắng (Melientha suavis) mọc tự nhiên cao nhất trong hệ thốngcác Vườn quốc gia của nước ta Sự đa dạng của các hệ sinh thái làm nền tảng cho sựhình thành các kiểu thảm thực vật khác nhau, không chỉ tạo ra sự phong phú vềthành phần loài của hệ thực vật mà cho cả hệ động vật vì các hệ sinh thái là nơi sinhtồn của các loài động vật [42]

1.4.3.2 3.2.Đa dạng loài

Về đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở Vườn quốc gia đã xác định được có

180 họ, 680 chi, 1.217 loài thực vật trong đó Ngành mộc lan (Magnoliophyta) chiếm

số lượng lớn nhất với 83,9% số họ; 93,6% số chi và 92,8% số loài Trong đó đã ghinhận 40 loài thực vật quý hiếm (chiếm 3,4% tổng số loài của hệ) bị đe dọa theo Sách

đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2000) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP củaChính phủ, cần được bảo vệ; phát hiện một số loài mới bổ sung cho hệ thực vật ViệtNam như: Loài Aristolochia fangchii C.Y.Wu thuộc họ mộc hương(Aristolochiaceae); loài sồi tây trù - Quercus sichourensis (Hu) C C Huang & Y T.Chang thuộc họ dẻ (Fagaceae); loài Pseudostachyum sp Nov thuộc họ cỏ (Poaceae),

Trang 31

phân bố ở độ cao 300 - 800m tại xóm Dù và chân núi Ten; loài đỗ quyên lá vệ nâu - Rhododendron euonymifolium Lévl, thuộc họ đỗ quyên (Ericaceae).

Trong tổng số 1.270 loài thực vật có tới 1.171 loài có ích, trong đó có 665loài cây làm thuốc; 202 loài cây lấy gỗ; 132 loài cây ăn được và 172 loài cây chocác giá trị sử dụng khác nhau như: cho tinh dầu, làm cây cảnh cây bóng mát,làm thức ăn gia súc…

Đa dạng động vật: Động vật hoang dã có xương sống trên cạn của Vườnquốc gia Xuân Sơn khá đa dạng, đã ghi nhận được 76 loài thú thuộc 24 họ, 8 bộ;

182 loài chim thuộc 47 họ, 15 bộ; bò sát 44 loài thuộc 14 họ, 2 bộ; ếch nhái 27 loàithuộc 6 họ,1 bộ [34]

Trong số 76 loài thú rừng có tới 29 loài thú quý hiếm (chiếm 37,7% tổng sốloài thú) Trong đó, 20 loài ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2004) gồm: 1 loài bậcnguy cấp (EN), 12 loài bậc sẽ nguy cấp (VU), 6 loài bậc gần bị đe dọa (LR/nt, NT);

25 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2000) gồm 5 loài nguy cấp (E), 14 loài sẽ nguycấp (V), 6 loài bậc hiếm (R); và 24 loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP

Vườn quốc gia còn là sinh cảnh của 182 loài chim, với thành phần khá phongphú cả về số bộ, họ và loài Bộ sẻ (Passeriformes) chiếm ưu thế nhất với 24 họchiếm 51,06% tổng số họ Trong đó có 21 loài chim quý hiếm có giá trị bảo tồn caođáng chú ý là loài gà so ngực gụ (Arborophila chartoni) là loài đặc hữu củaViệt Nam

Khu hệ bò sát và ếch nhái: Đã xác định có 44 loài bò sát, 27 loài ếch nháisinh sống Khu hệ bò sát và ếch nhái ở đây đa dạng về thành phần loài nhưng khôngphong phú về số lượng Trong đó có 23 loài quý hiếm; 10 loài ghi trong Nghị định32/2006/NĐ-CP; 16 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2000) và 8 loài ghi trongDanh lục đỏ IUCN

Côn trùng của Vườn quốc gia Xuân Sơn có 551 loài thuộc 327 giống 66 họtrong 7 bộ, một số loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2000) như: Byasacrassipes Oberthur, Troides helena (Lin), Jumnos ruckeri tonkinensis Nagai Kếtquả điều tra và định tên côn trùng ở Vườn quốc gia đã bổ sung cho khu hệ côn trùng

Trang 32

Việt Nam 64 loài, trong đó chủ yếu là các loài thuộc bộ cánh giống (Homoptera) có

51 loài, các loài cánh cứng là 13 loài [34]

Hệ động vật ở đây tương đối phong phú và đa dạng, hiện có nhiều loài đangđứng trước nguy cơ tuyệt chủng bao gồm: 25 loài thú, 21 loài chim, 21 loài bò sát, 2loài ếch nhái có tên trong sách đỏ Việt Nam (2000) Những loài thú cần chú trọng

bảo vệ và bảo tồn gồm: vượn đen (Nomascus concolor); voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi); voọc xám (Trachypithecus crepusculus); gấu chó (Ursus malayanus); gấu ngựa (Ursu thibetanus); tê tê vàng (Manis pentadactyla); sơn dương (Naemorhedus summatraensis); gà lôi trắng (Hophura nycthemera); gà

so ngực gụ (Arborophila charltoni); rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah); rùa hộp vàng (Cuora galbinnifrons); [34].

Vườn quốc gia Xuân Sơn là nơi có giá trị sinh học cao, có nhiều lợi íchkhông chỉ cho cộng đồng dân cư trong khu vực mà còn đem lại giá trị to lớn trongbảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, du lịch sinhthái và nghỉ dưỡng, cung cấp lâm sản, nguồn dược liệu quý Vườn quốc gia XuânSơn là nơi có giá trị đa dạng sinh học cao, là nơi lưu giữ và bảo tồn các loài độngthực vật đặc hữu, các nguồn gen quý, mẫu chuẩn hệ sinh thái có giá trị trong nướccũng như trên thế giới

1.4.4 Điều kiện kinh tế xã hội của các xã vùng đệm

Vùng đệm được xác định gồm 7 xã là: Xuân Đài, Kim Thượng, Minh Đài,Kiệt Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng và Đồng Sơn Đặc điểm dân cư, dân tộc: Vùng đệmcủa VQG Xuân Sơn có 6.383 hộ, với dân số 31.301 khẩu phân bố trong 7 xã Sốnhân khẩu trong một hộ khá cao, bình quân 5 người/hộ Sự phân bố dân cư ở các xã

là không đồng đều, tại khu vực đồng bằng, gần đường quốc lộ dân cư tập trung kháđông đúc, ngược lại ở vùng cao, vùng xa dân cư tập trung thưa thớt Nhìn chungmỗi xã thường có một vài dân tộc cùng làm ăn sinh sống [43]

Người Kinh chiếm 15,04% tổng dân số vùng đệm, sống tập trung chủ yếu ở

xã có điều kiện canh tác lúa nước và hoa màu như: Minh Đài, Xuân Đài, Kiệt Sơn.Người Mường chiếm phần đông ở tất cả các xã, chiếm 78,5% tổng dân số vùngđệm Người Dao và Thái chiếm tỷ lệ thấp chủ yếu sống ở các xã Kim Thượng,

Trang 33

Đồng Sơn và Xuân Đài, chiếm 6,46% tổng dân số vùng đệm b Tình hình kinh tế:Tình hình sử dụng đất đai: Phần lớn là tước đoạt độ màu mỡ của đất thể hiện quacác hoạt động sau: - Làm nương rẫy - Đất nông nghiệp một vụ ít dùng phân bón -Các loại cây ăn quả không được chọn lọc nên ít có giá trị trên thị trường - Khai tháctài nguyên rừng ít có sự đầu tư trở lại Trình độ canh tác lạc hậu thể hiện qua cácmặt: Công cụ thô sơ, chủ yếu sử dụng sức kéo trâu bò và sức người, ruộng nước vàđất sản xuất ít bền vững, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp thiếu Cơ cấungành nghề: Trong khu vực điều tra người dân sinh sống chủ yếu dựa vào hoạt độngsản xuất nông lâm nghiệp, ngoài ra một số tham gia các hoạt động chăn nuôi, tiểuthủ công nghiệp, vận tải và công nhân cho nhà máy chè Cả 7 xã trong khu vực hầunhư không có ngành nghề phụ cho thu nhập Nông nghiệp: Hầu hết các xã vùngđệm dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó đa phần là canh tác lúa nước và nươngrẫy, các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn, các loại rau quả,…Chăn nuôi: Phương thức chăn nuôi theo hộ gia đình Đa số các hộ gia đình đều chănnuôi gia súc, gia cầm Gia súc (trâu bò) một phần thả dông ở bãi và rừng, tối đưa vềngủ ở truồng trại gần nhà, phần khác thả dông liên miên không kiểm soát.

1.4.5 Nhận xét, đánh giá thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên kinh tế - xã

hội tới bảo tồn loài Lim xẹt

- Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất lâm nghiệp.Rừng là nguồn sống chủ yếu của cộng đồng nên việc bảo tồn và phát triển rừng lànhiệm vụ chung của cộng đồng

* Khó khăn

Trang 34

- Người dân sinh sống ở vùng đệm VQG Xuân Sơn tập trung chủ yếu là đồngbào dân tộc thiểu số Do đó, rừng là nguồn sống quan trọng đối với người dân nêntình trạng xâm lấn, khai thác trái phép rừng vẫn xảy ra.

- Phong tục tập quán thả rông gia súc của người dân vẫn còn là tình trạngphổ biến ở các thôn bản, xã thuộc vùng lõi và vùng đệm VQG Xuân Sơn

- Khu vực có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn; nằmtrong địa bàn dân cư kinh tế, văn hóa còn nhiều hạn chế

- Trong VQG Xuân Sơn còn nhiều nguồn tài nguyên có giá trị cao (gỗ quý,động vật quý hiếm, khoáng sản, ) là đối tượng của các hoạt động khai thác và sănbắt trái phép

- Chưa có quy hoạch cụ thể về ranh giới cho các hộ dân sống trong vùng lõikhu bảo tồn vì vậy đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ và phát triểnkinh tế xã hội

- Thiếu thông tin chi tiết về sự phân bố của các loài và sinh cảnh quan trọng

- Nguồn nhân lực hiện tại thiếu và hạn chế cả về mặt năng lực, trang thiết bị

và ngân sách để thực hiện hiệu quả công tác quản lý bảo tồn và đáp ứng các mụctiêu quản lý khu bảo tồn

Trang 35

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Loài Lim Xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) phát triển tự nhiên tại

Vườn Quốc Gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.2 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, tôi tiến hành thực hiện các nội dung sau:

2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Lim xẹt.

- Đặc điểm hình thái thân, cành

- Đặc điểm hình thái tán cây, lá

- Đặc điểm hình thái hoa, quả

- Các đặc điểm vật hậu của loài

2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố Lim xẹt tại VQG Xuân Sơn

- Phân bố loài cây Lim xẹt

- Đặc điểm cấu trúc quần xã nơi có loài Lim xẹt phân bố

• Cấu trúc tổ thành, tầng thứ và mật độ tầng cây cao QXTV rừng

• Mức độ thường gặp của loài Lim xẹt trong QXTV rừng

- Một số đặc điểm về hoàn cảnh rừng (khí hậu, đất đai) nơi có loài Lim xẹt phân bố

2.2.3 Đặc điểm tái sinh tự nhiên của Lim xẹt.

+ Cấu trúc tổ thành và mật độ tái sinh

+ Chất lượng cây tái sinh

+ Phân bố của Lim xẹt tái sinh tự nhiên

+ Đặc điểm tái sinh quanh gốc cây mẹ

+ Số lượng cây tái sinh theo nguồn gốc

+ Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tái sinh tự nhiên của Lim xẹt

2.2.4 Đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát triển loài Lim Xẹt tại VQG Xuân Sơn.

- Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển loài cây

- Đề xuất giải pháp kỹ thuật, xã hội, chính sách,… trong bảo vệ và phát triển loài cây này

Trang 36

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 9 năm 2016.

2.3.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong các nội dung sau:

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Lim xẹt.

- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố Lim xẹt tại VQG Xuân Sơn.

- Đặc điểm tái sinh tự nhiên của Lim xẹt.

- Đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát triển loài Lim Xẹt tai VQG Xuân Sơn.

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu chung

- Sử dụng phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có về

điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu, về lược sử phân loại của cây Lim Xẹt

(Peltophorum tonkinense A Chev) hay một số các nghiên cứu tương tự về đặc

điểm sinh học và sinh thái loài

- Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa: Khảo sát theo các

tuyến điều tra, lập các OTC điển hình tạm thời, thu thập các số liệu/tài liệu liênquan đến các nội dung của đề tài

- Ứng dụng các phần mềm xử lý thống kê chuyên dụng EXCEL để tổng hợp

và đánh giá kết quả điều tra

2.4.2 Phương pháp điều tra cụ thể

2.4.2.1 Điều tra sơ thám

Tiến hành xác định trên bản đồ khu vực cần điều tra, điều tra sơ thám nhằm:

- Xác định được khu vực nghiên cứu nơi có loài Lim xẹt phân bố.

- Xác định sơ bộ và mở rộng tuyến điều tra sao cho đảm bảo đi qua các loại rừng đại diện, nơi có loài cây nghiên cứu phân bố

Trang 37

2.4.2.2 Điều tra chi tiết

a) Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái:

Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diệnkết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có Đây là phươngpháp thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học Cụ thể như sau:

+ Mỗi tuyến điều tra chọn 03 cây Lim xẹt để tiến hành quan sát, mô tả hìnhthái và xác định kích thước của các bộ phận: thân cây, vỏ cây, sự phân cành, lá, hoa,quả, hạt và rễ của cây Lim xẹt (cây được quan sát phải đạt độ trưởng thành nhấtđịnh, hiện đang tồn tại trong rừng tự nhiên) Kết quả ghi vào phiếu mô tả cây tươngứng

PHIẾU MÔ TẢ CÂY

- Số hiệu:………Ngày thu hái:……….Người thu hái:……

+ Lấy mẫu tiêu bản, so sánh với các tiêu bản trước đây hoặc những loài cây

có hình thái tương tự nhằm xác định tính chính xác của loài (Thìn 1997, 2007)

Trang 38

+ Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước dây, thước kẹp (palme), GPS,kẹp tiêu bản,…

Do thời gian nghiên cứu có giới hạn, nên quan điểm kế thừa các nghiên cứu

đã có và chỉ tiến hành điều tra bổ sung các thông tin còn thiếu được quán triệt sửdụng Tiếp cận đa chiều theo nhiều hướng khác nhau để thu được kết quả là tốt nhất

và có độ tin cậy cao

b) Điều tra vật hậu

- Phương pháp quan sát, mô tả, theo dõi trực tiếp tại hiện trường: Bằng mắtthường quan sát trực tiếp vật hậu trong quá trình điều tra thực địa Chú ý sự biến đổicác bộ phận (cành, chồi, hoa, quả) của loài Phương pháp nghiên cứu vật hậu họcđược thực hiện theo giáo trình “Cây rừng Việt Nam” của Trường Đại học Lâmnghiệp (1966) và của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [27] Mỗi tháng tiến hành quan sát

và thu thập số liệu về vật hậu một lần, kết quả quan sát được mô tả trong mẫu biểu01

- Phương pháp kế thừa: Do thời gian tiến hành làm đề tài giới hạn nên khôngthể theo dõi hết được chu kỳ sinh sản của các loài, vì vậy cần phải kế thừa các kếtquả nghiên cứu về vật hậu trước đó cùng với kết quả quan sát ngoài thực tế để kếtquả điều tra vật hậu được chính xác nhất

Mẫu biểu 01: Điều tra đặc tính vật hậu học của cây

- Số hiệu: Người ghi chép:

- Tên cây: Họ:

- Địa điểm:

- Đặc tính bên ngoài (cao, đường kính):

- Điều kiện nơi sinh trưởng:

Trang 39

Các vấn đề quan sát vật hậu như trình bày phần nội dung.

Ngoài việc ghi các ký hiệu như trên vào cột, cần ghi các mô tả như mùi vị,màu sắc,

c) Phương pháp nghiên cứu phân bố của loài

* Điều tra theo tuyến

Tại mỗi khu vực, nắm bắt thông tin chung thông qua tài liệu của VQG vàthông qua phỏng vấn cán bộ và người dân địa phương Kế thừa tài liệu đã có kếthợp với điều tra bổ sung theo tuyến ngoài thực địa nhằm xác định vùng phân bố củaloài Lim xẹt Tại khu vực nghiên cứu tiến hành lập 03 tuyến điều tra đi qua khu vực

có loài Lim xẹt phân bố và đi qua những độ cao, loại rừng khác nhau cụ thể như sau:

Tuyến điều tra thứ nhất : Có chiều dài 1200 m (Bắt đầu từ chân núi Ten theohướng tây nam đến khe Bốc)

Tuyến điều tra thứ hai : Có chiều dài 1450 m (Bắt đầu từ khe Lung, thôn Cỏitheo hướng Đông tới suối Cạm, xã Xuân Đài)

Tuyến điều tra thứ 3: Có chiều dài 1100 (Từ Khau Ban đến khe Gió)

Trên các tuyến điều tra, tiến hành điều tra phát hiện loài bằng cách quan sát,nhận dạng qua đặc điểm hình thái Kết quả điều tra được trên tuyến ghi vào mẫubảng 02 sau:

Mẫu bảng 02: Điều tra phân bố của loài theo tuyến

Ngày điều tra……… Nơi điều tra………

Người điều tra ……… Loài cây:

Số hiệu

tuyến

Thứ tự cây

Độ cao (m)

Chiều cao cây (m)

D 1.3 Ghi chú

* Điều tra trên các OTC điển hình tạm thời

Điều tra các thông tin trong OTC theo phương pháp điều tra lâm học (HoàngKim Ngũ và Phùng Ngọc Lan, 2005 [24]) Số liệu thu thập được ở các ô tiêuchuẩn trên tuyến điều tra, trên các vị trí khác nhau được ghi chép theo cácmẫu biểu lập sẵn Các chỉ tiêu cần xác định là: tần số bắt gặp, đặc điểm cấutrúc trạng thái rừng hoặc lâm phần nơi có Lim xẹt phân bố; loài cây đi kèm,

Trang 40

loài cây chiếm ưu thế tầng cây cao, tầng cây bụi và tình hình tái sinh của loài…Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước kẹp, thước dây, thước đo cao, bảngbiểu lập sẵn.

Để thuận tiện cho việc đo đạc, tôi tiến hành lập OTC với chiều dài cùngchiều với đường đồng mức, chiều rộng vuông góc với đường đồng mức Diện tíchmỗi OTC là 1.000m2 (50m x 20 m) Tổng số OTC là 6 ô trong đó 2 OTC ở trạngthái rừng IIA, 2 OTC lập ở trạng thái rừng IIB, 2 OTC lập ở trạng thái rừng IIIA1

Tại các OTC tiến hành mô tả các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho các nội dungnghiên cứu của đề tài như độ dốc mặt đất, độ cao…, sau đó xác định tên loài và cácchỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao:

- Đường kính thân cây (D1,3 cm) được đo bằng thước kẹp kính hai chiều,hoặc dùng thước dây đo chu vi

- Chiều cao vút ngọn (HVN, m) và chiều cao dưới cành (HDC, m) được đobằng thước đo cao với độ chính xác đến dm HVN của cây rừng được xác định từ gốccây đến đỉnh sinh trưởng của cây, HDC được xác định từ gốc cây đến cành cây đầutiên tham gia vào tán của cây rừng

- Đường kính tán lá (DT, m) được đo bằng thước dây, đo hình chiếu tán lá trênmặt phằng ngang theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân

Kết quả đo được thống kê vào phiếu điều tra tầng cây cao (mẫu bảng 03)

Mẫu bảng 03: Điều tra tầng cây cao

Số OTC: Hướng dốc: Người điều tra:

Độ cao: Độ dốc : Ngày điều tra: Tọa độ: Độ tàn che: Trạng thái rừng:

D1.3(cm)

Hvn(m)

Hdc

Chất lượng

Ghichú1

2

d) Phương pháp điều tra cây tái sinh:

Trong mỗi ô thứ cấp có diện tích 25 m2 phân bố trên OTC theo sơ đồ sau:

Ngày đăng: 29/03/2018, 00:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Baur G.N, (1962), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa
Tác giả: Baur G.N
Nhà XB: Nxb Khoa học Kỹ thuật
Năm: 1962
3. Nguyễn Tiến Bân (2003), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vậthạt kín ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2003
4. Nguyễn Thanh Bình, (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ ăn quả phục hồi tự nhiên tại Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Trương Mỹ, Hà Tây (cũ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loàiDẻ ăn quả phục hồi tự nhiên tại Bắc Giang
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2003
5. Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (2007), Sách đỏ Việt Nam phần II - Thực vật. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách đỏ Việt Nam phần II -Thực vật
Tác giả: Bộ Khoa học công nghệ và môi trường
Nhà XB: Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ
Năm: 2007
6. Cationot R, (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi, Vương Tấn Nhị dịch, tài liệu khoa học Lâm nghiệp, Viện KH Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi
Tác giả: Cationot R
Năm: 1965
8. Vũ Văn Cần, (1997), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của cây Chò đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ở Vườn Quốc gia Cúc Phương. Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Tây (cũ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của cây Chòđãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ở Vườn Quốc gia CúcPhương
Tác giả: Vũ Văn Cần
Năm: 1997
9. Nguyễn Bá Chất, (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật gây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss), Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, VKHLN Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện phápkỹ thuật gây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss)
Tác giả: Nguyễn Bá Chất
Năm: 1996
10. Hoàng Văn Chúc, (2009), Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) trong các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên loàiVối thuốc (Schima wallichii Choisy) trong các trạng thái rừng tự nhiên phục hồiở tỉnh Bắc Giang
Tác giả: Hoàng Văn Chúc
Năm: 2009
11. Nguyễn Minh Đức (1998), Báo cáo khoa học “ Bước đầu nghiên cứu đặc điểm một số nhân tố sinh thái dưới tán rừng và ảnh hưởng của nó đến tái sinh loài Lim xanh tại VQG Bến En - Thanh Hóa”, Trường ĐHNL TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu đặcđiểm một số nhân tố sinh thái dưới tán rừng và ảnh hưởng của nó đến táisinh loài Lim xanh tại VQG Bến En - Thanh Hóa”
Tác giả: Nguyễn Minh Đức
Năm: 1998
12. Nguyễn Thị Hương Giang, (2009), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của loài Vối thuốc (Schima Wallichii Choisy) tự nhiên ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinhcủa loài Vối thuốc (Schima Wallichii Choisy) tự nhiên ở một số tỉnh miền núiphía Bắc
Tác giả: Nguyễn Thị Hương Giang
Năm: 2009
13. Trần Ngọc Hải và cs (2006), Sổ tay hướng dẫn nhận biết một số loài thực vật rừng quý hiếm ở Việt Nam, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên - WWF Chương trình hỗ trợ Đông Dương, Hà Nội, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay hướng dẫn nhận biết một số loài thựcvật rừng quý hiếm ở Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Hải và cs
Năm: 2006
14. Bùi Phi Hoàng (2012), Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài Vàng tâm(Maglietia fordiana Oliv) tại Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An. Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Nghiên cứuđặc điểm sinh học loài Vàng tâm(Maglietia fordiana Oliv) tại Vườn Quốcgia Pù Mát, tỉnh Nghệ An
Tác giả: Bùi Phi Hoàng
Năm: 2012
15. Phạm Hoàng Hộ, (1999-2000), Cây cỏ Việt Nam, tập I. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
16. Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên cây gỗ Việt Nam
Tác giả: Trần Hợp
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
17. Bảo Huy (1993), Góp phần nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nửa rụng lá - rụng lá ưu thế Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata) làm cơ sở đề xuất giải pháp lỹ thuật khai thác - nuôi dưỡng ở Đắk Lắk, Tây Nguyên, Luận án PTS khoa học lâm nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nửa rụnglá - rụng lá ưu thế Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata) làm cơ sở đề xuấtgiải pháp lỹ thuật khai thác - nuôi dưỡng ở Đắk Lắk, Tây Nguyên
Tác giả: Bảo Huy
Năm: 1993
18. Nguyễn Văn Huy (2004), Bài giảng bảo tồn thực vật rừng, Trường ĐHLN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng bảo tồn thực vật rừng
Tác giả: Nguyễn Văn Huy
Năm: 2004
19. Vũ Đình Huề (1975) Báo cáo khoa học “Khái quát về tình hình tái sinh tự nhiên ở rừng miền Bắc Việt Nam” , Viện Điều tra quy hoạch rừng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái quát về tình hình tái sinhtự nhiên ở rừng miền Bắc Việt Nam”
21. Ly Meng Seang, (2008), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của rừng Tếch trồng ở Kampong Cham, Campuchia. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của rừngTếch trồng ở Kampong Cham, Campuchia
Tác giả: Ly Meng Seang
Năm: 2008
22. Nguyễn Đức Minh (2005), Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Huỷnh và cây Giổi xanh làm cơ sở xây dựng các giải pháp kỹ thuật gây trồng, Báo cáo Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái củacây Huỷnh và cây Giổi xanh làm cơ sở xây dựng các giải pháp kỹ thuậtgây trồng
Tác giả: Nguyễn Đức Minh
Năm: 2005
23. Phạm Thị Nga (2009), Tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái, sinh trưởng phát triển của cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái, sinh trưởngphát triển của cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh tháiVườn quốc gia Tam Đảo
Tác giả: Phạm Thị Nga
Năm: 2009

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w