Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (LA tiến sĩ)Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (LA tiến sĩ)Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (LA tiến sĩ)Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (LA tiến sĩ)Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (LA tiến sĩ)Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (LA tiến sĩ)Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (LA tiến sĩ)Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (LA tiến sĩ)Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (LA tiến sĩ)Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (LA tiến sĩ)Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (LA tiến sĩ)Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (LA tiến sĩ)
Trang 10nghĩa xuất hiện phổ biến hơn ở hai từ loại này so với danh từ nhờ ý nghĩa biểu niệm nổi trội của chúng như đã nêu
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng để xem xét phân tích ngữ nghĩa và ngữ dụng của mỗi từ đồng nghĩa trong mối quan hệ hệ thống với các đơn vị khác trong mỗi dãy từ đồng nghĩa nói riêng, trong hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ nói chung, và trong mối quan hệ với
thực tế khách quan của mỗi cộng đồng dân tộc bản ngữ Anh và Việt
4.2.Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu các dãy từ đồng nghĩa tương đương nhau về ý nghĩa giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa và ngữ dụng của chúng
- Phương pháp miêu tả
Đây là phương pháp quan trọng để miêu tả hoạt động của các từ đồng nghĩa trong ngữ cảnh sử dụng nhằm chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về ngữ nghĩa và ngữ dụng của chúng khi đối chiếu
- Phương pháp phân tích thành tố nghĩa
Phương pháp phân tích thành tố nghĩa được sử dụng để phân tích cấu trúc nghĩa của các từ đồng nghĩa nhằm xác định các nét nghĩa khu biệt của chúng, từ đó có thể chỉ ra các nét nghĩa giống và khác nhau giữa chúng
- Thủ pháp thống kê
Thủ pháp này được sử dụng để chỉ ra mức độ phổ biến qua số lượng, tần
số xuất hiện của các hiện tượng ngữ nghĩa và ngữ dụng của các từ đồng nghĩa được đối chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt
Ngoài ra chúng tôi còn áp dụng một số phương pháp nghiên cứu từ đồng nghĩa do Nguyễn Đức Tồn đề xuất Đó là:
Trang 11- Thủ pháp dùng kết cấu đồng nhất “A là B”, đảo lại “B là A” để xác
định các đơn vị đồng nghĩa Thủ pháp này được sử dụng để loại bỏ các từ không đồng nghĩa với từ trung tâm của dãy đồng nghĩa nhưng lại được các soạn giả đưa vào dãy đồng nghĩa, chẳng hạn, các từ chỉ cùng chủ đề với từ
trung tâm, như ao, hồ, đầm,
- Phương pháp xác lập ngữ cảnh trống để tìm sự khu biệt ngữ nghĩa của
các đơn vị đồng nghĩa;
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp được sử dụng để nghiên cứu trên
một số dãy đồng nghĩa đại diện trong tiếng Anh và tiếng Việt được chọn theo tiêu chí: có từ trung tâm của dãy đồng nghĩa với nhau ở nghĩa gốc và có số lượng các đơn vị trong dãy đủ lớn để có thể đối chiếu chỉ ra được sự tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa và ngữ dụng giữa hai ngôn ngữ theo yêu cầu của Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu đối chiếu các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt, do vậy đây cũng là công trình đầu tiên trong nghiên cứu ngôn ngữ học chỉ ra cụ thể những điểm giống nhau và khác nhau
về ngữ nghĩa và ngữ dụng của các từ đồng nghĩa, phục vụ hữu ích cho việc dạy
và học tiếng Anh và tiếng Việt như một ngoại ngữ, phục vụ cho việc biên soạn
từ điển giải thích, từ điển đối chiếu từ đồng nghĩa và công tác biên phiên dịch
giữa hai ngôn ngữ Anh –Việt Đồng thời các kết quả nghiên cứu góp phần bổ
sung, làm sâu sắc thêm và phát triển lí thuyết về từ đồng nghĩa vốn còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam Ngoài ra luận án còn có đóng góp nhất định trong việc
đề xuất cách thức đối chiếu các từ đồng nghĩa trong hai ngôn ngữ
6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lí luận
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu đối chiếu từ đồng nghĩa, nhờ vậy đã làm sáng tỏ được đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng của các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt Từ đó các kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung,
Trang 12làm sâu sắc thêm và phát triển lí thuyết về từ đồng nghĩa vốn còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam
Ngoài ra luận án còn có đóng góp nhất định trong việc đề xuất cách thức đối chiếu các từ đồng nghĩa trong hai ngôn ngữ
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận án giúp ích cho việc phân tích, lĩnh hội cái hay, cái đẹp về phương tiện biểu đạt của tiếng Anh và tiếng Việt; phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy và học tập tiếng Anh trong nhà trường nói chung, giúp người nước ngoài học tiếng Việt thuận lợi hơn nói riêng Kết quả nghiên cứu còn có thể được sử dụng để biên soạn từ điển giải thích, từ điển từ đồng nghĩa và từ điển đối chiếu từ đồng nghĩa giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt; biên soạn tài liệu giảng dạy biên dịch và phiên dịch giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt
7 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2 : Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài của luận án
Chương 3: Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa
Chương 4: Đối chiếu từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Dẫn nhập
Nghiên cứu từ đồng nghĩa là một lĩnh vực lí thú bởi nó không chỉ hàm chứa cách suy nghĩ, những tư tưởng, tình cảm rất tinh tế của mỗi cộng đồng dân tộc mà còn là nơi tàng trữ những kinh nghiệm sống được lưu truyền qua nhiều thế hệ và có giá trị trường tồn cho mai sau Các từ đồng nghĩa và kết cấu ngữ pháp đồng nghĩa có ý nghĩa rất to lớn Chúng giúp chúng ta biểu hiện được
tư tưởng, tình cảm của mình một cách chính xác hơn, có hình ảnh hơn, giàu sức biểu cảm hơn Các từ đồng nghĩa thuộc những phong cách ngôn ngữ khác nhau
là cực kì phong phú và đa dạng Nếu chúng ta chọn lựa được chính xác một từ nào đó trong một dãy đồng nghĩa hoặc chọn được đúng một kết cấu đồng nghĩa nào đó thì khi đó chúng ta sẽ giải quyết tốt được nhiệm vụ diễn đạt chính xác nội dung tư tưởng Có nhiều trường hợp các từ đồng nghĩa còn giúp giải quyết những nhiệm vụ thuần tuý có tính chất kĩ thuật trong diễn đạt ngôn ngữ Đó là khi nhờ có các từ đồng nghĩa mà chúng ta có thể tránh được sự diễn đạt trùng lặp do chỉ sử dụng một từ nào đó cứ lặp đi lặp lại trong cùng một câu Chính các kết cấu ngữ pháp đồng nghĩa cũng giúp chúng ta đa dạng hoá được cách diễn đạt, do đó tránh được sự diễn đạt trùng lặp, làm cho câu văn đa dạng về kiểu loại và uyển chuyển hơn Chính vì vậy, từ lâu các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến việc nghiên cứu hiện tượng đồng nghĩa Nhiều công trình nghiên cứu về từ đồng nghĩa trong các ngôn ngữ đã ra đời
1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về từ đồng nghĩa
1.2.1 Nghiên cứu từ đồng nghĩa ở các ngôn ngữ khác tiếng Anh
Theo Nguyễn Đức Tồn [66, tr.23-62], các nhà thông thái La Mã đã chỉ ra rằng các từ đồng nghĩa không chỉ có sự giống nhau mà còn có cả những sự khác biệt nhau về ý nghĩa
Thế kỉ XVIII, người Pháp đã xác định được bản chất của từ đồng nghĩa Năm 1718, Gira đã xuất bản tác phẩm đồ sộ "Tính chính xác của tiếng Pháp, hay là ý nghĩa khác nhau của các từ có thể là các từ đồng nghĩa" Boze đã thu
Trang 14thập các từ đồng nghĩa tiếng Pháp và xuất bản thành một cuốn sách Sau đó một số năm, linh mục Rubo đã xuất bản cuốn "Đại từ điển đồng nghĩa" Đến giữa thế kỉ XIX, B Lafaye (1857) đã xuất bản "Từ điển từ đồng nghĩa cỡ lớn" dày 1525 trang, tập hợp và giải thích được khá nhiều từ đồng nghĩa B Lafaye
có đóng góp rất quan trọng vào lí thuyết từ đồng nghĩa được trình bày ở phần
Mở đầu Sang thế kỉ XX ở Pháp còn có những cuốn từ điển từ đồng nghĩa khác,
chẳng hạn, từ điển của Bally (xuất bản năm 1947), "Từ điển từ đồng nghĩa" (Dictionaire des synonymes) của Henri Benac (được xuất bản ở Paris năm 1956) Những cuốn từ điển này đều được biên soạn theo phương pháp của B Lafaye nhưng có sự cải tiến Cụ thể là các soạn giả này đã tập hợp các từ đồng nghĩa hoàn toàn hoặc các từ gần nghĩa rồi giải thích nghĩa của từ trung tâm và các từ trong nhóm, đồng thời có nêu sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa của chúng
Thế kỉ XIX, ở Đức đã xuất bản những cuốn từ điển từ đồng nghĩa của J B Mayer (1841) và của D Saunde (1871) Đến thế kỉ XX cũng ở Đức đã có thêm một số cuốn từ điển khác, chẳng hạn như các cuốn từ điển từ đồng nghĩa của J Eberhand (1910) và của Hoffman (1936) Cuốn từ điển từ đồng nghĩa của Hoffman cỡ nhỏ, gồm 4.000 từ được xếp theo thứ tự chữ cái Tác giả đã đưa vào cuốn từ điển này các từ đồng nghĩa được quan niệm khá rộng, cụ thể là cả những từ có ý nghĩa gần nhau nhưng khác nhau về cách sử dụng; hoặc những
từ khác nhau về nghĩa và cách sử dụng, nhưng được thống nhất theo cùng một chủ đề
Năm 1974, Herbent Gurner und G'unter Kempske đã xuất bản cuốn "Từ điển từ đồng nghĩa" (Synonyms worte buch) dày 643 trang Cuốn từ điển này xác định từ đồng nghĩa theo nguyên tắc sau: chọn một từ làm từ chính của dãy đồng nghĩa rồi dựa trên cơ sở các nghĩa khác nhau của nó mà đưa ra các từ đồng nghĩa với từng ý nghĩa
Như vậy, thành tựu chủ yếu về từ đồng nghĩa ở phương Tây là biên soạn các từ điển từ đồng nghĩa Các công trình nghiên cứu riêng về lí thuyết từ đồng nghĩa chưa có nhiều
Trang 15Thành tựu nghiên cứu về lí thuyết từ đồng nghĩa và biên soạn các từ điển từ đồng nghĩa nhiều nhất là ở nước Nga, đặc biệt là ở thời kì Xô viết
Công trình đầu tiên ít nhiều đề cập đến vấn đề từ đồng nghĩa là cuốn "Từ điển Nga Slavơ và tường giải các tên gọi" do P Berưnđa biên soạn và được xuất bản ở Kiép năm 1627 "Từ điển" này chỉ mới là thử nghiệm đầu tiên nghiên cứu về các từ đồng nghĩa
Năm 1783, D I Fônvizin xuất bản cuốn "Thử nghiệm từ điển từ đồng nghĩa Nga" gồm có 32 dãy từ đồng nghĩa với gần 110 từ Cuốn từ điển này là công trình đầu tiên thuộc loại từ điển từ đồng nghĩa, trong đó D I Fônvizin đã trình bày quan điểm của mình về bản chất của từ đồng nghĩa mà cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị Chẳng hạn, theo D I Fônvizin : "Trên đời này không bao giờ có các từ có cùng một ý nghĩa như nhau" "Toàn bộ sự giống nhau giữa các từ đồng nghĩa chỉ nằm ở tư tưởng chính" (dẫn theo [66, tr.27]) Năm 1818 P Kalaiđôvích đã xuất bản cuốn "Thử nghiệm từ điển từ đồng nghĩa tiếng Nga" gồm 77 mục từ được sắp xếp không theo trật tự chữ cái a,
b, c Tác giả thường chỉ xác định sự khác biệt giữa các từ đồng nghĩa và minh họa bằng các ví dụ cụ thể Song rất đáng quan tâm là lời nói đầu cho cuốn sách của P Kalaiđôvích Tác giả có ý chứng minh rằng các từ đồng nghĩa không phải là các từ có cùng một ý nghĩa mà vẫn có ý nghĩa riêng khu biệt nhau Tiếp theo A S Siskốp, P Kalaiđôvích đã chỉ ra sự có mặt trong ngôn ngữ các từ có cùng một nghĩa - các từ đồng nghĩa phong cách
Năm 1840, "Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Nga hay các từ đẳng danh" (A Galích chủ biên) được xuất bản, gồm 226 dãy từ đồng nghĩa Các từ mở đầu một dãy đồng nghĩa được sắp xếp theo trật tự chữ cái a, b, c Mục từ đồng nghĩa được mở đầu bằng việc liệt kê các từ mà tác giả coi là các từ đồng nghĩa Tiếp theo tác giả đưa ra định nghĩa ý nghĩa của từ theo "Từ điển Viện Hàn lâm Nga", sau đó là lời giải thích ý nghĩa riêng của từng từ Trong từ điển này, ý nghĩa của từ không phải chỉ được giải thích, mà còn được minh họa bằng các ví
dụ được trích dẫn từ các tác phẩm của Lômônôsốp, Karamzin và được trích từ
"Tạp chí của Bộ Giáo dục quốc dân" Giá trị của công trình này chủ yếu là ở
Trang 16sự sắp xếp, điều chỉnh và hệ thống hóa việc đưa ra từ đồng nghĩa Cách định nghĩa các từ đồng nghĩa không có gì mới: "Đó là các từ tương tự nhau về tư tưởng nhất định, nhưng khác biệt về ý nghĩa đặc biệt của chúng" Do không
hiểu con đường phát triển của ngôn ngữ, Galích đã đưa ra trong Lời nói đầu
ý kiến sai lầm nghiêm trọng cho rằng các từ đồng nghĩa là dấu hiệu lạc hậu của ngôn ngữ Chính việc thiếu định nghĩa rõ ràng về khái niệm "Từ đồng nghĩa" nên đã dẫn đến một loạt sai lầm khi biên soạn các mục từ điển cũng như trong cách luận giải về lí thuyết Chẳng hạn, A Galích coi các từ ngữ chỉ các
chủng thuộc cùng một loại là những từ đồng nghĩa, ví dụ: kiếm - kiếm lưỡi cong- dao găm bởi vì chúng nằm trong "quan hệ thân thuộc gần gũi nhất" Trong Lời nói đầu, tác giả cố chứng minh một điều không đúng - đó là các từ
đồng nghĩa xuất hiện trong ngôn ngữ từ các thổ ngữ địa phương nguyên thuỷ được hợp nhất và lập thành một ngôn ngữ chung
Trong số các công trình của các nhà ngôn ngữ học thế kỉ XIX, đáng chú ý
có bài viết của I I Đavưđốp "Về từ điển từ đồng nghĩa tiếng Nga" Theo ý kiến của I I Đavưđốp, lĩnh vực các từ đồng nghĩa là lĩnh vực các từ thuộc thế giới nội tâm hay tinh thần Trong bài viết có đưa ra định nghĩa các từ đồng nghĩa là các từ không chỉ giống nhau "như hai giọt nước" mà còn khác biệt nhau bởi đặc điểm nào đó
Tóm lại, tới nửa sau thế kỉ XIX trong lĩnh vực đồng nghĩa học, các nhà nghiên cứu đã có được hàng loạt những quan sát đúng đắn Có thể tổng kết lại ở những điểm sau:
(i) Các từ đồng nghĩa được định nghĩa là các từ gần gũi nhưng không đồng nhất về ý nghĩa (trong số các từ đồng nghĩa người ta đã tách riêng ra các từ gọi tên cùng một sự vật);
(ii) Các từ đồng nghĩa là chỉ tố về tính chất đã phát triển, là chỉ tố về sự phong phú, uyển chuyển của một ngôn ngữ và các từ đồng nghĩa để phục vụ cho sự đa dạng hóa cách biểu hiện tư tưởng;
(iii) Các từ đồng nghĩa khu biệt nhau về mặt phong cách, về mức độ của đặc trưng, về khả năng kết hợp với phạm vi từ nào đó Lĩnh vực từ đồng nghĩa
Trang 17là lĩnh vực các từ có ý nghĩa trừu tượng
Trong thời kì Xô viết, sự quan tâm tới vấn đề từ đồng nghĩa đã tăng lên đặc biệt Năm 1953 ở Svéclốp đã xuất bản cuốn khảo luận của V K Favôrin "Các
từ đồng nghĩa trong tiếng Nga" Khảo luận gồm có các phần sau đây:
6 Những nhận xét bổ sung cho sự phân loại các từ đồng nghĩa
Cơ sở phân loại của V K Favôrin là phân chia các từ đồng nghĩa thành
những từ đồng nghĩa thuộc cùng một đối tượng (ví dụ: sân bay-phi trường) và những từ đồng nghĩa thuộc những đối tượng khác nhau (ví dụ: ao, hồ ; đánh, đấm, đạp ; buồn, chán )
Khi tách ra các từ đồng nghĩa thuộc những đối tượng khác nhau với tư cách
là những từ biểu thị các khái niệm khác nhau nhưng gần gũi, V K Favôrin không xác định rõ tiêu chí về mức độ gần gũi này là như thế nào
Trong bài viết của A B Sapir "Một số vấn đề lí thuyết từ đồng nghĩa" , tác giả đã định nghĩa hiện tượng đồng nghĩa như một hệ thống và đặt ra hàng loạt vấn đề: từ đồng nghĩa và thuật ngữ, hiện tượng đồng nghĩa và tính đa nghĩa, kiểu từ đồng nghĩa từ vựng - ngữ pháp, dãy đồng nghĩa Trong công trình này A B Sapir đã có nhiều quan sát có giá trị về các sự kiện của tiếng Nga hiện đại (dẫn theo [66, tr.40])
Năm 1956, ở Nga đã xuất bản cuốn "Từ điển giản yếu từ đồng nghĩa tiếng Nga" của V N Kliueva (năm 1961 in lại lần thứ 2 có sửa đổi và bổ sung) Đây
là cuốn từ điển từ đồng nghĩa tiếng Nga đầu tiên rất tiện lợi đối với việc sử dụng thực hành Các từ được tập hợp thành các dãy đồng nghĩa dựa trên cơ sở những nguyên tắc nhất định và có lập luận chặt chẽ
Các từ đồng nghĩa được định nghĩa là các từ - khái niệm phản ánh bản chất của cùng một hiện tượng của hiện thực khách quan, khu biệt bởi những
Trang 18sắc thái ý nghĩa bổ sung và phục vụ không chỉ cho việc thay thế nhau mà còn để chính xác hóa tư tưởng và thái độ của chúng ta đối với phát ngôn Trong việc chọn lựa các từ đồng nghĩa, V N Kliueva tuân thủ theo quan điểm coi các từ đồng nghĩa là những từ thuộc về cùng một từ loại Các từ biểu hiện các khái niệm lô gích gần gũi nhưng thuộc về từ loại khác nhau thì không được coi là những từ đồng nghĩa
Cách giải thích các từ do V N Kliueva đưa ra cũng khá khoa học: trước hết là xác định ý nghĩa chung cho phép thống nhất nhóm từ này dưới một yếu tố chủ đạo và sau đó mới đưa ra ý nghĩa khu biệt của mỗi từ đồng nghĩa, đồng thời cung cấp cho từng trường hợp ví dụ sử dụng của nó trong văn bản Tuy nhiên, công dụng cơ bản của "Từ điển giản yếu từ đồng nghĩa tiếng Nga" cũng mới chỉ giúp cho việc học tập từ đồng nghĩa ở các lớp cuối cấp trong trường phổ thông mà thôi
E M Bêrêgốpskaia, trong bài "Về định nghĩa và phân loại các từ đồng nghĩa", nêu lên rằng cơ sở của các định nghĩa khác nhau về từ đồng nghĩa về cơ bản gồm 3 tiêu chí: khái niệm, ý nghĩa và khả năng thay thế lẫn nhau Tác giả
đề nghị phải tính đến cả 3 tiêu chí, nhưng đặc biệt cần chú ý đến ý nghĩa theo nghĩa hẹp của từ Khi nghiên cứu các từ đồng nghĩa, E M Bêrêgốpskaia đề nghị chia các từ đồng nghĩa ra thành các từ đồng nghĩa tuyệt đối, các từ đồng nghĩa ý niệm, các từ đồng nghĩa phong cách và các từ đồng nghĩa ý niệm - phong cách, nhưng sự phân loại đơn giản nhất này cần phải được bổ sung bằng danh sách tất cả các thuộc tính quen thuộc của các từ đồng nghĩa Tác giả đã tính được 24 thuộc tính như thế của các từ đồng nghĩa Danh sách này rất rộng
và có thể thu hẹp bớt một số lần Song tác giả sai lầm khi cho rằng: sự phong phú của ngôn ngữ về các từ đồng nghĩa ý niệm vẫn chưa nói lên tính chất đã phát triển của ngôn ngữ, trong khi đó các từ đồng nghĩa phong cách là chỉ tố nhạy cảm nhất về tính chất đã phát triển của ngôn ngữ (dẫn theo [66, tr.48-49]) Công trình của V A Sirôtina "Đồng nghĩa từ vựng trong tiếng Nga" (1970) đã bao quát hầu như tất cả các vấn đề đồng nghĩa tiếng Nga Cuốn sách gồm có các phần: "Định nghĩa khái niệm từ đồng nghĩa"; "Vấn đề từ đồng
Trang 19nghĩa trong sách ngôn ngữ học hiện nay" "Giải thích như thế nào về sự có mặt các từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ"; "Ý nghĩa của hiện tượng đồng nghĩa";
"Phải chăng tất cả các từ của ngôn ngữ đều có các từ đồng nghĩa?" "Những nguồn gốc của hiện tượng đồng nghĩa"; "Dãy đồng nghĩa"; "Tính biến đổi lịch
sử của các dãy đồng nghĩa"; "Các từ điển đồng nghĩa"; "Sự sử dụng có tính phong cách các từ đồng nghĩa và các từ đồng nghĩa có tính chất cá nhân - tác
giả" V A Sirôtina định nghĩa từ đồng nghĩa là các từ biểu thị theo cách khác nhau cùng một hiện tượng của hiện thực khách quan Tác giả đã chú ý nhiều
hơn tới những sự khác biệt của các từ đồng nghĩa Trong một dãy từ đồng nghĩa, tác giả tách ra hạt nhân chung của ý nghĩa cùng những sắc thái và thuộc tính khác nhau không động chạm đến hạt nhân lô gích - sự vật tính của ý nghĩa các từ đồng nghĩa riêng biệt V A Sirôtina đã có nhận xét khá tinh tế rằng các
từ đồng nghĩa rất thường hay khác nhau đồng thời cả ở các phẩm chất cảm xúc
- biểu cảm, phong cách và cả ở các sắc thái ý nghĩa của chúng Điều rất có giá trị trong công trình của V A Sirôtina là bà không chỉ đưa ra định nghĩa dãy từ đồng nghĩa mà còn xem xét các quá trình diễn ra trong dãy từ đồng nghĩa ở bình diện phát triển lịch sử của ngôn ngữ (Dẫn theo [66, tr.4748])
Đặc biệt, năm 1974, Ju.D Apresjan đã xuất bản công trình “Ngữ nghĩa từ vựng (các phương tiện đồng nghĩa của ngôn ngữ)" (Nxb Khoa học, M.) Sau
đó công trình được tái bản có bổ sung vào năm 1995 Đây là một trong những tác phẩm ngôn ngữ học đáng kể nhất của những năm 1970 đã trở thành “sách giáo khoa ngữ nghĩa” đặc sắc trong suốt nhiều năm để mở đầu và làm cương lĩnh cho các công trình nghiên cứu trong tương lai cho hàng loạt tập thể các nhà ngôn ngữ học Trong chuyên luận này, Ju.D Apresjan đã đưa ra các yếu tố ngôn ngữ ngữ nghĩa để miêu tả ý (smysl’) của các từ ngôn ngữ tự nhiên.Trên
cơ sở này ông đã miêu tả được các phương tiện đồng nghĩa của ngôn ngữ, trong
đó có các từ đồng nghĩa (chương 4) và trình bày các quy tắc cải biến cú sâu Phần trung tâm của cuốn sách đề cập đến vấn đề phát hiện và mô tả những
pháp-sự khác biệt giữa các từ đồng nghĩa Từ cơ sở lí thuyết này, năm 1995 Apresjan chủ biên xuất bản một cuốn từ điển đồng nghĩa tiếng Nga có nhan đề là “ Tân
Trang 20từ điển giải thích các từ đồng nghĩa” mà trong thực tiễn từ điển học trước đó chưa từng có công trình nào tương tự Tác giả đã khởi thảo ra cho từ điển này một sơ đồ chi tiết miêu tả các dãy đồng nghĩa trong đó mỗi yếu tố của dãy được xác định đặc điểm từ góc độ ngữ nghĩa, cú pháp, khả năng kết hợp và các thuộc tính khác (sự miêu tả một dãy đồng nghĩa trong từ điển chiếm nhiều trang chứ không phải chỉ một vài dòng như chúng ta thường thấy trong các từ điển đồng nghĩa truyền thống kiểu “nhà trường” trước đây Trong cuốn từ điển này, mỗi mục từ điển được chia ra thành các khu vực, mỗi khu vực nêu một kiểu thông tin nhất định về các đơn vị đồng nghĩa Có tất cả 8 khu vực dành để miêu tả chi tiết các thuộc tính, đặc điểm khác nhau của các đơn vị đồng nghĩa: 1) Mở đầu mục từ là dãy đồng nghĩa 2) lời mở đầu; 3) ý nghĩa; 4) chú giải; 5) các hình thái; 6) các kết cấu; 7) khả năng kết hợp; 8) ví dụ minh hoạ Ngoài ra trong mục từ điển có thể chứa tới 9 khu vực tra cứu về các thông tin khác như: các đơn vị đồng nghĩa thành ngữ tính; các đơn vị tương tự; các từ trái nghĩa; các từ phái sinh, v.v , thư mục (Dẫn theo [66, tr.53])
Năm 1975, ở Nga đã xuất bản cuốn "Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Nga" của Z E Alếchsanđrôva Cuốn từ điển này dày 600 trang; được biên soạn dựa trên các phiếu Nó phục vụ chủ yếu cho những người sử dụng tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ khi viết và dịch từ các ngôn ngữ khác nhau sang tiếng Nga và biên tập các văn bản được viết bằng tiếng Nga Điều này đã chi phối phương pháp biên soạn từ điển - chỉ cung cấp các từ đồng nghĩa trong dãy kèm theo chú sắc thái phong cách, phạm vi sử dụng, đặc điểm kết hợp mà không có lời giải thích
ý nghĩa cho từng từ, cũng không chỉ ra những sắc thái nghĩa khác nhau trong ý nghĩa của các đơn vị đồng nghĩa của mỗi dãy Từ điển cũng không dẫn ví dụ minh hoạ Quan niệm của tác giả về từ đồng nghĩa như sau: "Là những từ có cùng một ý nghĩa từ vựng, chỉ khác nhau về các sắc thái ý nghĩa, màu sắc biểu cảm và tính chất sở thuộc một lớp phong cách nào đó của ngôn ngữ và chúng
có khả năng kết hợp trùng nhau dù chỉ là một phần, bởi vì chỉ trong trường hợp này chúng mới có thể thay thế nhau trong các ngữ cảnh thực tế" Tác giả cũng không coi các từ gắn bó với nhau theo quan hệ "loại - chủng" là những từ đồng
Trang 21nghĩa (Dẫn theo [66, tr.52-53])
Các nghiên cứu về đồng nghĩa từ vựng ở Liên Xô trước đây cho phép quy tất cả các định nghĩa về từ đồng nghĩa được đưa ra trong các công trình khoa học vào hai loại:
- Loại 1 Định nghĩa các từ đồng nghĩa là những từ có âm khác nhau, gần gũi nhưng không đồng nhất về ý nghĩa của chúng Loại định nghĩa từ đồng nghĩa này đã được đưa ra từ cuối thế kỉ XVIII và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay
-Loại 2 Định nghĩa từ đồng nghĩa là những từ biểu thị cùng một hiện tượng của hiện thực khách quan, nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, thuộc
tính phong cách, v.v
1.2.2 Nghiên cứu về từ đồng nghĩa trong tiếng Anh
Ở Anh -Mỹ cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu và biên soạn từ điển từ đồng nghĩa được xuất bản, trong đó có bàn về từ đồng nghĩa Chẳng hạn, “Từ điển từ đồng nghĩa” (Dictionary of Synonyms) của Webster được xuất bản ở
Mỹ năm 1984 quan niệm “từ đồng nghĩa là hai hoặc nhiều từ trong tiếng Anh
có nghĩa giống nhau hoặc nghĩa cơ bản rất gần giống nhau Thông thường các
từ đồng nghĩa phân biệt nhau bởi một ý nghĩa bổ sung, hoặc chúng có thể khác nhau trong sự sử dụng thành ngữ hoặc trong cách chúng được sử dụng " [113,
tr 24]
Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày công trình của một số nhà ngôn ngữ học về các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh, xác định mức độ chúng tương đồng với nhau trong sự sử dụng Như chúng ta biết, tiếng Anh có nhiều biến thể được sử dụng ở các nước khác nhau, chẳng hạn, tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ là hai biến thể của cùng một ngôn ngữ, nhưng có sự khác biệt đáng kể trong từ vựng của chúng Filippov (1971) [96, tr.113-117] đã phân tích sự cùng tồn tại và cạnh tranh giữa các từ đồng nghĩa Mỹ và Anh trong tiếng Anh Anh như là kết quả của sự vay mượn tiếng Anh Mỹ vào tiếng Anh Anh Theo
Filippov, khi một từ Mỹ du nhập vào tiếng Anh Anh mà gặp một từ có cùng một ý nghĩa đã tồn tại thì kết quả của cuộc gặp gỡ này có thể khác nhau
Trang 22Thứ nhất, các từ này có thể cùng tồn tại, nhưng với mức độ sử dụng khác nhau, các từ Anh Mỹ thường có tần số sử dụng thấp hơn các từ đồng
nghĩa Anh tương ứng: ví dụ BE (British English) luggage (hành lý) và AE (tiếng Anh Mỹ) baggage (hành lý), BE stones (sỏi) và AE rock (đá) , BE lorry (xe tải) và AEtruck ( xe tải), BE government (chính phủ) và AE administration (chính phủ), BE team (đội) và AE squad (đội), BE autumn (mùa thu) và AE fall (mùa thu)
Thứ hai, hai từ đồng nghĩa có thể khác nhau về mặt phong cách, từ Anh
Mỹ thường được sử dụng như một từ thông tục hoặc tiếng lóng, và từ Anh như
là một từ trung tính, ví dụ: intellectual - trí tuệ và AE: egghead - đầu vỏ trứng; excuse- bào chữa và AE: abili - chứng cứ ngoại phạm; averse- không thích và AE: allergic – dị ứng; to advertise - để quảng cáo và AE: to sell –
để bán
Thứ ba, chúng cũng có thể khác biệt về tính cộng sinh từ vựng, với một
số hạn chế áp dụng cho từ tiếng Anh Anh: ví dụ: the Americanism merchant (thương nhân Mỹ ) thay cho the traditional British shopkeeper (người chủ hiệu Anh truyền thống và dealer (đại lý ) ở kết hợp đặc biệt như coal merchant (hãng buôn than) hoặc wine merchant (hãng buôn rượu vang)
Cuối cùng, hai từ đồng nghĩa có thể khác nhau theo các giá trị xã hội học, nghĩa là sự đồng hóa của một từ Mỹ vào tiếng Anh Anh có thể thay đổi theo tuổi người sử dụng nó: ví dụ: thế hệ trẻ có nhiều khả năng sử dụng tiếng Anh kiểu Mỹ, trong khi thế hệ lớn tuổi thích các từ ngữ truyền thống Cũng trong cùng một loại tiếng Anh, tức là tiếng Anh Mỹ, từ (gần) đồng nghĩa rất nhiều Von Schneidemesser (1980) [132, tr.74-76] đã chú ý đến từ ví
(purse) và từ đồng nghĩa của nó, và bằng cách tham khảo từ điển của Mỹ trong khu vực Anh và bằng cách phân tích bình luận thông tin về việc sử dụng các từ đồng nghĩa như vậy, tác giả Von Schneidemesser thấy rằng purse - ví đồng nghĩa với pocketbook - ví tiền, handbag - túi xách , wallet - ví, change purse -
ví đựng tiền lẻ và coin purse – ví đựng tiền xu dao động theo sự phân bố địa lý
của việc sử dụng chúng Von Schneidemesser nhấn mạnh rằng các từ đồng
Trang 23nghĩa trên được coi là chuẩn mực và do đó chúng đã được dùng khắp
đất nước: đặc biệt là từ purse - ví được dùng thường xuyên hơn trên bờ biển phía Tây và từ pocketbook – ví tiền thì lại được dùng trên bờ biển phía Đông, trong khi từ handbag –túi xách được sử dụng thường xuyên hơn ở Maryland,
và việc sử dụng nó liên quan đến tuổi của người nói (phổ biến hơn ở người từ
sáu mươi tuổi trở lên) Wallet (ví) được sử dụng nhiều hơn ở California và khu
vực Đông Bắc của Liên bang, thông thường truyền tải ý nghĩa 'bưu phẩm bằng
da' (leather billfold); tuy nhiên, từ billfold - ví được một số người cung cấp
thông tin coi là thuật ngữ lâu đời nhất đề cập đến cái gì đó có thể được mang
bên trong pocketbook - ví tiền hoặc handbag –túi xách và chỉ trong một số trường hợp đã cung cấp thông tin nó có nghĩa chồng chéo với handbag - túi xách Cuối cùng, tần suất sử dụng của coin purse – ví đựng tiền xu và change purse – ví đựng tiền lẻ được coi là gần bằng sau từ handbag - túi xách
Gottschlank (1992) [102, tr.237-255] so sánh hai cấu trúc câu hỏi tiếng Anh thường xuyên được sử dụng hoặc để đề nghị một cái gì đó hoặc hỏi về một cái
gì đó, cụ thể là what about (cái gì) và how about (theo cách gì) Trong nghiên
cứu của mình, tác giả đã kiểm tra khả năng nói tiếng mẹ đẻ bằng tiếng Anh để chọn cụm từ tốt nhất điền vào khoảng trống trong một số câu phù hợp Theo những cách hiểu khác nhau của học sinh đối với các câu theo lực ngôn trung
mà họ suy đoán, các học sinh đã nói rằng họ phân biệt được giữa what about (cái gì) và how about (theo cách gì) và cũng không phải tất cả trong số họ đều
đã chọn cùng một cụm từ trong cùng một loại phát ngôn Những sự khác biệt
chính mà ông nhận thấy là how about (theo cách gì) chủ yếu được lựa chọn khi theo sau là mạo từ xác định, tên riêng, đại từ sở hữu, trong khi what about (cái gì) được chọn khi tiếp sau là mạo từ bất định, số từ và mệnh đề không xác định (ví dụ như nguyên mẫu hoặc gerund) Hơn nữa, how about (theo cách gì)
thường được sử dụng như một lời nhắc nhở về một cái gì đó gọi cho tất cả
người đối thoại, trong khi what about (cái gì) được sử dụng để cung cấp thông
tin mới hoặc để bày tỏ sự gợi ý, thuyết phục hoặc lời mời làm việc gì đó Hai
cấu trúc cũng thường được sử dụng để đặt câu hỏi; đặc biệt, vì what about (cái
Trang 24gì) được sử dụng trong câu hỏi thể hiện các gợi ý, đưa ra các lựa chọn cho
người nhận, câu trả lời phổ biến nhất cho nó là một sự đồng ý hay không trả
lời Mặt khác, how about (theo cách gì) được sử dụng để xin ý kiến, vì vậy
phản ứng phổ biến nhất là thông tin bắt buộc Hơn nữa, tác giả đã phân tích việc sử dụng các cấu trúc nêu trên trong các văn bản văn học và chỉ ra rằng
trong các tài liệu nghiên cứu, sự lựa chọn giữa how about (theo cách gì)
và what about (cái gì) chủ yếu được xác định bởi các đặc điểm phong cách và
liên quan đến cấu trúc của cốt truyện; ví dụ, trong cuốn tiểu thuyết của Scott
Turow “ Coi là vô tội”, how about (theo cách gì) được sử dụng trong100 trang
đầu tiên như là một thiết bị tạo kiểu để mô tả các phương pháp tiếp cận rập
khuôn xác định kẻ giết người thực sự, nhưng từ chương 23 trở đi, how about (theo cách gì) được sử dụng để thực hiện yêu cầu và phát ngôn nhắc nhở Vẫn
đối với những văn bản này, ông cũng nhấn mạnh những khó khăn gặp phải bởi các dịch giả khi xây dựng các cấu trúc này bằng tiếng Đức Vì vậy, Gottschlank cho thấy chỉ đôi khi mới có thể nhận thấy sự chồng chéo trong cuộc đối thoại
và đưa ra nghĩa của các cụm từ và người nói ưa lựa chọn sử dụng what about (cái gì) hơn là how about (theo cách gì) để truyền đạt sắc thái nghĩa khác nhau
Church và các cộng sự (1994) [87, tr.1-35] đã nghiên cứu các từ đồng
nghĩa ask for (yêu cầu) và request (yêu cầu), họ so sánh bằng cách sử dụng
thesauri và corpora Các tác giả tìm thấy một số sự khác biệt giữa các từ ngữ này bằng cách xem chúng có thể được thay thế bằng động từ nào, các đối tượng trực tiếp có thể lược bỏ và tần số xuất hiện của chúng Với sự tham khảo các
động từ có thể thay thế, họ lên danh sách inquire (hỏi), demand (yêu cầu), claim (khiếu nại), ask for (yêu cầu) và request (yêu cầu); hơn nữa, ask for (yêu cầu) và request (yêu cầu) không chỉ có sự chồng chéo lớn đối với các đối tượng
trực tiếp, mà còn có sự chồng chéo đối với các sự phân bố đối tượng tương tự
và ý nghĩa; Cả hai đều đi kèm với danh từ hành động hoặc các trạng thái công việc và một số ít các danh từ chỉ các đại lý hoặc cơ quan, con người; cuối
cùng, request (yêu cầu) được dùng thường xuyên hơn so với ask for (yêu cầu)
Trang 25Atkins và Levin (1995) đã tham khảo ý kiến các tập đoàn điện tử và từ điển
tiếng Anh để phân tích các động từ diễn tả khái niệm về shaking (rung lắc), cụ thể là quake (động đất ), quiver (rung), shake (lắc)), shiver (rùng mình), shudder (rùng mình), tremble (run rẩy) và vibrate (rung động) Họ kiểm tra sự
sử dụng cú pháp các từ, nhận thấy những động từ thường được coi là không liên quan, ví dụ: "Thang máy rung mạnh anh ta lên tới tầng thứ sáu"(An elevator shuddered him to the sixth floor) [81, tr.87].Họ cũng xem xét các loại cụm từ danh từ cùng xuất hiện với các động từ này và kiểm tra các định nghĩa
được từ điển cung cấp cho người học ngoại ngữ Họ phát hiện ra rằng quiver (rung động) có nhiều khả năng xảy ra với bộ phận cơ thể, trong khi shiver (rùng mình) được sử dụng cho người dân Hơn nữa shudder (rùng mình), tremble (run rẩy) và vibrate (rung) được sử dụng khi nói về máy móc; quiver (rung động), shudder (rùng mình), tremble (run rẩy) và vibrate (rung) liên quan đến các phòng ốc và các tòa nhà; vibrate (rung) và shudder (rùng mình) liên quan đến xe cộ Cuối cùng họ phát hiện ra shake (lắc) có ý nghĩa
tổng quát nhất và vì lý do này nên thường xuyên được dùng nhiều nhất
Clift (2003) [88, tr.167-187] đã thảo luận về các từ đồng
nghĩa actually (thực sự ) và in fact ( thực tế) với tài liệu tham khảo đặc biệt
liên quan đến sự xuất hiện của chúng trong cuộc trò chuyện Tác giả nhận thấy
sự khác biệt trong việc sử dụng từ actually (thực sự ) và in fact ( thực tế) Đặc biệt, từ actually (thực sự) được sử dụng ở phần bắt đầu hoặc ở cuối lượt lời để
chỉ ra sự thay đổi trong chủ đề, một điểm đánh dấu cảm hứng hoặc sự xuất hiện
của một sự tình mới, trong khi từ in fact ( thực tế) chỉ được đặt vào đầu của
một câu tiếp theo, tạo ra một liên kết với những gì đã được nói trước đó
Taylor (2003) [130, tr.263-284] đã sử dụng một khối ngữ liệu một triệu từ
để phân tích sự phân bố của tính từ tiếng Anh tall (cao) và high (cao) trong nghĩa từ vựng cụ thể Tác giả nhận xét rằng tính từ high (cao) chủ yếu được sử
dụng khi đề cập đến các cơ cấu vật lý, tòa nhà, công trình, quần áo, đặc điểm
địa hình và hiện tượng tự nhiên Còn từ tall ( cao) thì chủ yếu được sử dụng
liên quan đến con người Taylor đã chỉ ra rằng cả hai thuật ngữ đều liên quan
Trang 26đến thuộc tính của chiều dọc (có nghĩa là phần mở rộng lên của thực thể được
mô tả là chiếm ưu thế so với kích thước vật lý khác của nó), nhưng trong khi đó
high (cao) có thể được sử dụng cho vị trí thẳng đứng (ví dụ: trần cao ngụ ý rằng trần nằm tại một khoảng cách cụ thể từ sàn) Hơn nữa, Taylor mô tả high (cao) như chiếm ưu thế dài đối với chiều dọc, theo nghĩa nó được ánh xạ vào một phạm vi rộng trong một số trường hợp, trái lại từ tall ( cao) được coi là từ
bị hạn chế và không được sử dụng vào một loạt các trường hợp rộng như high (cao)
Saeed và Fareh (2006) [126, tr.323-336] công bố một phân tích về bối cảnh
trong đó các từ đồng nghĩa như rob (cướp), steal (ăn cắp) và burglarize (ăn trộm) có thể xuất hiện, và thái độ khác nhau của người nói đối với những tình
huống trong đó những động từ này thường được sử dụng, có thể là tích cực hoặc tiêu cực Saeed và Fareh đã xác định được ý nghĩa chung của những từ đồng nghĩa này, cụ thể là một hoạt động bất hợp pháp tước đoạt ai đó hoặc cái
gì đó của một đối tượng khác, nhưng cũng nhấn mạnh sự khác biệt của hành
vi ngữ nghĩa Họ nhận thấy các thuộc tính sau: (a) trong khi các động từ steal (ăn cắp) và rob (cướp) chỉ sự trộm cắp có thể diễn ra ở khắp mọi nơi, dù là bên trong hay bên ngoài một tòa nhà, thì động từ burglarize (ăn trộm) thu hẹp ý
nghĩa của nó để mô tả các hành động bất hợp pháp xảy ra chỉ trong nhà, tòa nhà
hoặc nơi an toàn, trong khi steal (ăn cắp) có thể được sử dụng với các bổ ngữ
trực tiếp là các thực thể không phải con người, hoặc các thực thể trừu tượng có
nghĩa bóng, từ rob (cướp) có thành phần theo sau là các bổ ngữ trực tiếp biểu
thị con người hay địa điểm (nhà ở hoặc cơ quan) hoặc các thực thể trừu tượng
mang một ý nghĩa ẩn dụ được chuyển tải, và từ burglarize (ăn trộm) không
bao giờ được sử dụng có liên quan đến con người, và nó chỉ ra hành vi trộm cắp liên quan đến việc vào tòa nhà, ví dụ: "Nhà của họ đã bị trộm đêm qua"(
Their house was burglarized last night [126, tr.330]) Nói về ngữ nghĩa, các tác giả nhận thấy rằng động từ rob (cướp) cũng xuất hiện để ngụ ý chỉ hành vi trộm cắp những cái nhỏ nhặt mà không dùng vũ lực hoặc bạo lực, trong khi từ steal (ăn cắp)và từ burglarize (ăn trộm) có xu hướng dùng với danh từ miêu tả đối
Trang 27tượng lớn hơn và có giá trị hơn và dùng với các biểu thức liên quan đến việc sử dụng bạo lực, sức lực hoặc mối đe dọa Các tác giả khi kiểm tra ý nghĩa của các
từ ngữ, đã phát hiện ra rằng cả hai từ rob (cướp) và burglarize (ăn trộm) được
sử dụng với ý nghĩa miệt thị, tiêu cực, trong khi chỉ có steal (ăn cắp) được sử
dụng theo ẩn dụ, có thể được xuất hiện trong câu "Cô đã lấy cắp trái tim anh"(She stole his heart) [126, tr.333]) Mặc dù động từ thường được đề cập đến khi nói về từ đồng nghĩa, nghiên cứu này cho thấy rằng đây không phải luôn luôn là các trường hợp đồng nghĩa, và các động từ đồng nghĩa không thể
tự do thay thế cho nhau trong cùng một ngữ cảnh vì mỗi động từ có ngữ cảnh
sử dụng điển hình nhất
Gesuato (2007) [99, tr.175-190] đã so sánh bốn cặp từ có nghĩa tương tự
nhau trong tiếng Anh, là từ island (hòn đảo ) và isle (cù lao), feeble (yếu ớt) và weak (yếu), gratefully (với lòng biết ơn) và thankfully (cảm ơn), to adore (tôn thờ) và to worship (thờ phượng) Tác giả đã tra cứu định nghĩa từ điển của từng từ ngữ trong các cặp từ đồng nghĩa trên từ quyển từ điển Collins Cobuild- Bank of English (Cobuild 1995), so sánh tần số xuất hiện và đồng văn cảnh sử
dụng Chúng có cả điểm tương đồng và khác biệt Với sự tham khảo các danh
từ được kiểm tra, tác giả nhận thấy rằng island (hòn đảo ) có thể được sử dụng
như là thuật ngữ cơ bản với một ngoại diên chung hơn, với một loạt các quy
chiếu và một phần tên địa điểm, trong khi isle (cù lao) được trình bày như một
biến thể của thuật ngữ cơ bản xuất hiện thường xuyên hơn trong tên địa
điểm Ngoài ra, từ island (hòn đảo ) được dùng thường xuyên hơn từ isle (cù lao) và trong bối cảnh không chính thức Đồng thời, cả hai nghĩa này thường
được tìm thấy dưới dạng số ít và trong văn phong viết Sự phân tích nghĩa các
tính từ feeble (yếu ớt) và weak (yếu) cho thấy feeble (yếu ớt) được thường xuyên sử dụng hơn trong các vị trí bổ ngữ, trong khi weak (yếu) thường xuyên
xuất hiện ở cả hai vị trí bổ ngữ và vị trí vị ngữ Cả hai tính từ thường xuất hiện
và truyền đạt ý nghĩa chung "thiếu sức mạnh" Đối với hai trạng từ đã được
kiểm tra như gratefully (với lòng biết ơn) và thankfully (cảm ơn), tác giả thấy rằng từ thankfully (cảm ơn) được dùng thường xuyên hơn và được sử dụng
Trang 28như một mệnh đề trạng ngữ, qua đó người nói đưa ra đánh giá tích cực hoặc
tiêu cực về một sự kiện hoặc tình huống toàn cục, trong khi từ biết ơn ( gratefully) ít được sử dụng thường xuyên hơn khi chuyển tải ý nghĩa "một
cách biết ơn" và được sử dụng để chuyển đổi cụm động từ trong một mệnh đề,
nghĩa là, để diễn tả cách thức tiến hành một quy trình Các động từ to adore
(tôn thờ) và to worship (thờ phụng) cũng cho thấy các mô hình phân bố khác
nhau, và tác giả thấy rằng chỉ có thể xảy ra trong quá khứ, trong khi ở sau này
thì thấy chúng được dùng nhiều hơn ở thời hiện tại đơn giản và không bao giờ
theo sau là một danh động từ Bên cạnh đó, to adore (tôn thờ) hóa ra là thường
được sử dụng với đối tượng biểu thị những người đơn độc chứ không phải là
đám đông, trong khi đó to worship (thờ phụng) có xu hướng được liên kết với
các nhóm chung dân chúng, do đó có dấu hiệu hành động tập thể
Cappuzzo (2010) [86, tr.19-40] đã phân tích các từ thuộc về y tế như
disease (bệnh tật) và illness (ốm đau) bằng cách xem xét thông tin trong từ
điển Các từ điển được tham khảo đã trình bày hai từ như là các từ đồng nghĩa
được sử dụng cả trong văn bản y tế và trong ngôn ngữ hàng ngày, disease
(bệnh tật) có ý nghĩa cụ thể và illness (ốm đau) thì mang nghĩa chung
hơn Trong các từ điển song ngữ Anh-Ý thì các thuật ngữ này được giải thích là
có ý nghĩa tương tự nhau, nhưng trong bối cảnh sử dụng hơi khác nhau: từ
disease (bệnh tật) đề cập đến các điều kiện bệnh lý cụ thể ảnh hưởng đến các
bộ phận cụ thể của cơ thể có thể được phân tích bởi các bác sĩ, còn từ illness
(ốm đau) thì được sử dụng như một từ ngữ chung và thường được sử dụng
trong ngôn ngữ thông thường hơn là thảo luận về y khoa, ví dụ: "Cô ấy đã chết
sau một thời gian dài ốm đau” (She died after a long paintful illness) [86,
tr.22]) Ở một số quyển từ điển, mặt khác, đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ về
disease (bệnh tật), còn illness (ốm đau) thì chỉ được xác định như một từ đồng
nghĩa của disease (bệnh tật), mà không giải thích làm thế nào để phân biệt hai
thuật ngữ này Các tập dữ liệu cung cấp hỗ trợ cho các thông tin trong các mục
từ điển: số lần xuất hiện của illness (ốm đau) là cao hơn khi chỉ ra tình trạng
“không được tốt” và không đề cập đến bất kỳ điều kiện bệnh lý cụ thể nào,
Trang 29trong khi đó disease (bệnh tật) thường xuyên được sử dụng khi mô tả một điều
kiện bệnh lý cụ thể có liên quan đến bộ phận trong cơ thể bị hư hoại Nghiên cứu này cho thấy các từ đồng nghĩa không chỉ truyền tải những sắc thái khác nhau của ý nghĩa, mà còn truyền tải sự khác biệt về cách nhìn, tần số, thái độ của người nói đối với các tình huống được mô tả, và các loại cụm từ chúng thường được kết hợp Vì vậy, nghiên cứu cho thấy rằng, các từ được gọi là từ đồng nghĩa hầu như không bao giờ, nếu có thể, tự do hoán đổi cho nhau
1.3 Tình hình nghiên cứu ở trong nước về từ đồng nghĩa
Ở Việt Nam, ngành ngôn ngữ học chỉ thực sự ra đời và phát triển từ sau ngày hòa bình được lập lại (1954) Do đó, việc nghiên cứu về ngôn ngữ học nói chung, trong đó có việc nghiên cứu về từ đồng nghĩa nói riêng, cũng chỉ bắt đầu từ đó
Cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam gián tiếp đề cập ít nhiều đến từ đồng nghĩa tiếng Việt là cuốn “Tinh nghĩa Việt ngữ từ điển” của Long Điền – Nguyễn Văn Minh được xuất bản tại Hà Nội, năm 1951 [24] Trong từ điển này, tác giả thực sự chưa đề cập đến lí luận về từ đồng nghĩa, mà chỉ mới dừng
ở mức giải thích một số từ gần nghĩa nhau, gồm 200 nhóm
Từ năm 1958 đến năm 1962, vấn đề lí luận từ đồng nghĩa lần đầu được
đề cập đến, tuy mới ở mức khái lược, trong cuốn giáo trình “Khái luận ngôn ngữ học” (1961) [39] Trong cuốn giáo trình này, các tác giả mới chỉ dừng ở việc đưa ra định nghĩa về từ đồng nghĩa, phân loại, nêu ra nguồn gốc của các từ đồng nghĩa Giá trị phong cách và khả năng diễn đạt tinh tế nội dung tư tưởng
của các từ đồng nghĩa cũng đã được các tác giả cuốn Khái luận chú ý Các tác
giả cũng đã cố gắng chứng minh rằng từ đồng nghĩa chính là chỉ tố về độ phong phú và phát triển cao của một ngôn ngữ: nếu một ngôn ngữ có nhiều từ đồng nghĩa thì chứng tỏ ngôn ngữ đó có vốn từ phong phú và một ngôn ngữ càng phát triển thì số lượng từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ ấy càng giàu có Trong Việt ngữ học, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã rất quan tâm đến từ đồng nghĩa Trong công trình đầu tiên của mình xuất bản năm 1968, Nguyễn Văn Tu đã đưa ra quan niệm về từ đồng nghĩa như sau: "Những từ đồng nghĩa
Trang 30là những từ có nghĩa giống nhau Đó là nhiều từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động nào đó Đó là những tên khác nhau của một hiện tượng Trong những từ đồng nghĩa có một chỗ chung là việc định danh." [67,
tr 95] Định nghĩa này của Nguyễn Văn Tu là hơi hẹp, bởi mới chỉ quan tâm tới
từ đồng nghĩa về biểu vật, chưa đề cập tới từ đồng nghĩa về biểu niệm
Trong cuốn “Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt” (1985), Nguyễn Văn Tu
đã đưa ra định nghĩa khác về từ đồng nghĩa: “Thực ra những từ đồng nghĩa là những từ của một thứ tiếng có nghĩa biểu đạt (chỉ sự vật, hiện tượng, tính chất,v.v…) giống nhau hoặc gần nhau, có thể thay thế cho nhau trong một số ngữ cảnh nhất định nhưng có khác nhau về sắc thái tình cảm, về giá trị gợi cảm,
và khái niệm “loại’, vì vậy, đã coi các từ biểu thị khái niệm loại và các từ biểu
thị khái niệm chủng là những từ đồng nghĩa Ví dụ: Dây thừng- dây chão – chạc
Nguyễn Thiện Giáp đưa ra quan niệm của mình về từ đồng nghĩa như sau: “Từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh,
biểu thị các sắc thái của một khái niệm.”[ 27, tr 191-192]
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến, Vũ Đức Nghiệu quan niệm:“Từ đồng nghĩa là những từ tương đối giống với nhau về nghĩa, khác nhau về
âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách nào đó, hoặc đồng thời cả hai” [18, tr.232]
Đỗ Hữu Châu định nghĩa:“Từ đồng nghĩa là những từ thay thế được cho nhau trong những ngữ cảnh giống nhau mà ý nghĩa chung của ngữ cảnh không
Trang 31thay đổi về cơ bản” [11, tr.191] Quan niệm về từ đồng nghĩa của Đỗ Hữu Châu
vẫn chưa giúp giải quyết được các vấn đề sau:
Thứ nhất, đúng là có những từ đồng nghĩa thay thế cho nhau được trong
những ngữ cảnh giống nhau mà ý nghĩa của ngữ cảnh không thay đổi Nhưng không phải tất cả các từ đồng nghĩa đều có thể thay thế cho nhau trong cùng
một ngữ cảnh (…);
Thứ hai, có những từ thay thế được cho nhau trong một ngữ cảnh mà ý
nghĩa của ngữ cảnh không thay đổi về cơ bản, song chúng không phải là những
từ đồng nghĩa [11, tr 191]
Trên cơ sở nhận thức lại về từ đồng nghĩa như vậy, Đỗ Hữu Châu đưa ra quan niệm mới về từ đồng nghĩa: “Hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng có nhiều mức độ tuỳ theo số lượng các nét nghĩa chung trong các từ Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi các từ ngữ có chung một nét nghĩa chung (nét nghĩa phạm trù) Số lượng các nét nghĩa đồng nhất tăng lên thì từ càng đồng nghĩa với nhau Mức độ đồng nghĩa cao nhất xảy ra khi các từ đã có tất cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng nhau, chỉ khác ở một hoặc vài nét nghĩa
cụ thể nào đó” [11, tr.184] Rõ ràng quan niệm về từ đồng nghĩa vừa trình bày
là quá rộng Hơn nữa, tác giả coi cả các từ chỉ có một nét nghĩa chung nhất giống nhau là những từ đồng nghĩa mà không nhận ra rằng, trong thực tế nghiên cứu, các từ cần phải có ý nghĩa gần nhau đến một "mức độ nhất định" thì mới được coi là những từ đồng nghĩa
Ở Việt Nam, nghiên cứu về từ đồng nghĩa cũng đang ngày một phát triển với các nghiên cứu ở nhiều cấp độ, từ các bài báo khoa học, luận văn thạc sĩ cho tới các luận án tiến sĩ và đề tài nghiên cứu cơ sở và cấp Bộ Đặc biệt, năm
2006, Nguyễn Đức Tồn đã xuất bản công trình “Từ đồng nghĩa tiếng Việt” (tái bản năm 2010) [66] Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc các vấn đề liên quan đến từ đồng nghĩa trong các ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Việt nói riêng Tác giả đã đưa ra định nghĩa về từ đồng nghĩa trong đó có chỉ rõ các mức độ đồng nghĩa và thao tác để
Trang 32nhận diện các tiểu loại từ đồng nghĩa tương ứng (sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể ở phần dưới đây)
Để lập dãy đồng nghĩa với một từ cho trước, tác giả đã đề xuất áp dụng phương pháp điều tra bằng bảng các câu hỏi về những con đường đã đưa đến
sự hình thành các loại từ đồng nghĩa tương ứng
Để tìm ra các nét khu biệt ý nghĩa của các từ đồng nghĩa - một vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi sự thụ cảm tinh tế nghĩa từ, Nguyễn Đức Tồn đã đề xuất
cách sử dụng phương pháp xác lập ngữ cảnh trống hay còn gọi là phương pháp xác lập ngữ cảnh có khả năng khu biệt Nội dung của phương pháp này là tìm
những ngữ cảnh / câu mà hai từ đồng nghĩa không thể thay thế cho nhau được Dấu hiệu của những ngữ cảnh trống như vậy là nếu thay từ này bằng từ kia vào
thì sẽ nhận ra ngay là vô lí, hoặc gây cảm giác khôi hài (kiểu như: Thưa đức cha!(+) và Thưa đức bố ! (-) ), v.v… Để dễ dàng tìm được sự khu biệt về ý
nghĩa của các ngữ cảnh này, dựa trên những cơ sở ngôn ngữ học, chuyên luận [66] đã lập, đưa ra một danh sách các đặc trưng khu biệt ý nghĩa phổ biến của các từ đồng nghĩa phục vụ cho việc tra cứu
1.4.Tình hình nghiên cứu đối chiếu từ đồng nghĩa Anh-Việt
Cho đến nay, nhìn lại toàn cảnh những nghiên cứu về từ đồng nghĩa đã được trình bày trên đây, chúng tôi thấy rằng ở Việt Nam cũng như ở Anh Quốc chủ yếu mới có các công trình nghiên cứu lí luận về từ đồng nghĩa và biên soạn
từ điển đồng nghĩa Gần đây chúng tôi mới thấy có cuốn Từ điển Từ đồng nghĩa, phản nghĩa Anh – Việt của Trần Văn Điền do Nhà xuất bản Thành phố
Hồ Chí Minh ấn hành năm 1998 và mới nhất có cuốn Từ điển từ đồng nghĩa Anh- Việt của Nguyễn Đăng Sửu (chủ biên), Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Văn
Quang, Hồ Ngọc Trung, Võ Thành Trung với sự cộng tác của Nguyễn Xuân Hòa in năm 2014 do Nhà xuất bản Thông Tin và Truyền Thông phát hành Hiện nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu đối chiếu toàn diện, có hệ thống từ đồng nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng Do vậy luận án của chúng tôi là công trình đầu tiên dành cho đề tài này
Trang 331.5 TIỂU KẾT
Các từ đồng nghĩa đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi ngôn ngữ Chính
vì vậy, hiện tượng ngôn ngữ này đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm từ rất lâu Nhìn chung, các công trình chủ yếu là các từ điển từ đồng nghĩa Các công trình nghiên cứu lí luận về từ đồng nghĩa không nhiều, trong đó chủ yếu bàn về khái niệm từ đồng nghĩa, sự phân loại và các thủ pháp nhận diện chúng Đáng chú ý là công trình “Từ đồng nghĩa tiếng Việt” của Nguyễn Đức Tồn (xuất bản 2006, tái bản năm 2010) Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc các vấn đề liên quan đến từ đồng nghĩa trong các ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Việt nói riêng Tác giả
đã đưa ra định nghĩa về từ đồng nghĩa, trong đó có chỉ rõ thao tác nhận diện các mức độ đồng nghĩa giữa các tiểu loại từ đồng nghĩa và đề xuất phương pháp tìm sự khu biệt ý nghĩa các từ đồng nghĩa bằng cách xác lập ngữ cảnh trống/khu biệt
Cho đến nay, ở Việt Nam cũng như ở Anh Quốc hầu như chưa có công trình lí luận nào nghiên cứu đối chiếu toàn diện từ đồng nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng Do vậy luận án chúng tôi là công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này
Trang 34Chương 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
2.1 Phân biệt các khái niệm: “Hiện tượng đồng nghĩa”, “đơn vị từ vựng đồng nghĩa” và “từ đồng nghĩa”
2.1.1 Khái niệm hiện tượng đồng nghĩa
Theo “Đại từ điển Bách khoa Xô Viết”, tập 23, thuật ngữ chỉ hiện tượng
đồng nghĩa có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp
Trong tiếng Hi Lạp, Synònymiacó nghĩa là “cùng tên”, chỉ quan hệ giữa
hai biểu thức đẳng nghĩa nhưng không đồng nhất Tính chất đẳng nghĩa ở đây được hiểu là tính tương ứng hoặc là với cùng một biểu vật (denotat) (sự kiện, khách thể, v.v…), hoặc là với cùng một biểu niệm (signifikat) (cái được biểu hiện thuộc ngôn ngữ) (dẫn theo [66, tr.68])
Trong tiếng Anh, thuật ngữ Synonymy có nghĩa là “hiện tượng đồng nghĩa”,
còn Synonym là “từ đồng nghĩa”
Nhiều nhà ngôn ngữ học phương Tây đã tập trung nghiên cứu về hiện
tượng đồng nghĩa từ vựng, cố gắng khám phá những khía cạnh phức tạp của các mối quan hệ ngữ nghĩa trong tổng thể các nghĩa của từ và đặc biệt là cố gắng xác định từ đồng nghĩa và phân tích cách mà từ đồng nghĩa hành chức khi được thay thế vào trong các câu
Cruse cho rằng: “Sẽ là không chính xác nếu định nghĩa hiện tượng đồng nghĩa là đồng nhất nhau về ý nghĩa vì không có hai đơn vị nào có ý nghĩa hoàn toàn đồng nhất với nhau”[92, tr.157] Nói chung, theo Cruse, từ đồng nghĩa biểu thị hiện tượng hai hoặc nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau có ý nghĩa như nhau (same) Hiện tượng đồng nghĩa rộng hơn từ đồng nghĩa Hiện tượng đồng nghĩa là quan hệ giữa các hình vị bị ràng buộc, các từ vị, các đơn vị từ vựng, các ngữ, các cú, các câu và các mệnh đề Như vậy, hiện tượng đồng nghĩa có thể được xếp loại hoặc vào hiện tượng đồng nghĩa từ vựng hoặc vào hiện tượng đồng nghĩa cú pháp
Trang 35Hiện tượng đồng nghĩa từ vựng có liên quan với các hình vị bị ràng buộc, các từ vị và các ngữ cố định Hiện tượng đồng nghĩa từ vựng là quan hệ về ý nghĩa giữa hai hay nhiều đơn vị từ vựng có nghĩa như nhau trong những ngữ cảnh đã cho trong đó chúng có thể thay thế lẫn cho nhau
Hiện tượng đồng nghĩa cú pháp có liên quan với các cú, các câu và các mệnh đề, nó có thể được giải thích là cách nói vòng khi nội dung của các câu là
đồng nhất với nhau: Mary fed the cat The cat was many fed by Mary It was the cat that Mary fed (Mary đã cho mèo ăn Con mèo đã được Mary cho ăn Nó
là con mèo mà Mary đã cho ăn) (cann et al., 2009, p9)”
Cruse [93, tr.265] cũng cho rằng có thể thiết lập được một thang độ tính đồng nghĩa (synonymity)- "một số từ đồng nghĩa với nhau hơn những từ khác." Thang độ mà Cruse đã thiết lập bao gồm hiện tượng đồng nghĩa tuyệt đối và hiện tượng gần đồng nghĩa Hiện tượng đồng nghĩa tuyệt đối là trường hợp hoàn toàn đồng nhất về ý nghĩa của hai hoặc nhiều từ vị khi chúng có một ý nghĩa như nhau một cách chính xác Có hai điều đáng lưu ý
Thứ nhất, chức năng hoặc cách sử dụng một trong số các từ đồng nghĩa sẽ dần dần trở nên không cần thiết, và kết quả là, nó sẽ sớm bị loại bỏ
Thứ hai, khó có thể chứng minh được khả năng thay thế lẫn nhau của các từ đồng nghĩa trong tất cả các ngữ cảnh, bởi vì không thể tránh khỏi các ngoại lệ, nghĩa là tuy hai từ có đồng nghĩa tuyệt đối với nhau, nhưng trong ngữ cảnh nhất định nào đó vẫn không thể thay thế được cho nhau Vì vậy, trong từ vựng của các ngôn ngữ tự nhiên không có hiện tượng đồng nghĩa tuyệt đối Người ta thường phải thừa nhận rằng hiện tượng đồng nghĩa tuyệt đối là không thể hoặc không tồn tại Nó chỉ được coi như là một điểm quy chiếu trên thang độ được viện ra của tính đồng nghĩa hoặc được coi như là tiêu chí đầu tiên để xác định hiện tượng đồng nghĩa
Murphy [114, tr.155] quan niệm rằng từ gần đồng nghĩa là những từ vị
có ý nghĩa tương đối gần nhau hoặc ít nhiều tương tự nhau (mist/fog (sương muối / sương mù), stream/ brook (dòng suối, khe suối), drive/ punge (lái xe)
Tuy nhiên, định nghĩa được đưa ra cho hiện tượng gần đồng nghĩa là mơ hồ,
Trang 36bởi vì không có một mối tương quan chính xác giữa hiện tượng đồng nghĩa và tính tương đồng ngữ nghĩa Hiện tượng gần đồng nghĩa gắn liền với sự chồng lấn về ý nghĩa và ý Các ý nghĩa của hiện tượng gần đồng nghĩa chồng lấn lên nhau với một mức độ rất cao, nhưng không hoàn toàn
William [134, tr.117] đưa ra ý kiến không tin có trường hợp nào mà trong đó sự như nhau về nghĩa lại không dựa vào sự như nhau trong cách sử dụng - với "cách sử dụng" được dùng theo ý nghĩa mà ông đã giải thích Rõ ràng ông muốn tuyên bố rằng hai biểu ngữ là đồng nghĩa trong chừng mực, và chỉ trong chừng mực chúng có cách sử dụng như nhau - « cách sử dụng » theo nghĩa mà ông đã giải thích
Theo William, hai biểu ngữ được coi là có cách sử dụng như nhau chỉ trong chừng mực (a) hai biểu ngữ đều là câu, và cả hai câu đều cùng biểu thị một sự tình ngôn ngữ, có nghĩa là thực hiện cùng một hay nhiều hành động ngôn ngữ; hoặc (b) hai biểu thức là những thành phần câu và chúng có thể thay thế cho nhau trong câu mà không làm thay đổi các tiềm năng hành động - ngôn ngữ của những câu đó Mặc dù công thức này cung cấp một điều kiện cần thiết cho sự giống nhau về cách sử dụng, William thấy rõ rằng nó cung cấp điều kiện đủ Ông lưu ý rằng chúng ta không nên nói rằng hai câu " I have just been
to dinner at the White House / Tôi vừa được ăn tối tại Nhà Trắng" và
"Heisenberg has just asked me to write a preface to his latest book / Heisenberg
đã vừa yêu cầu tôi viết lời tựa cho cuốn sách mới nhất của ông" là có ý nghĩa như nhau, mặc dù có khả năng mỗi câu này đều thực hiện một hành động ngôn ngữ như nhau, cụ thể là để gây ấn tượng với người nghe Chúng ta cũng
sẽ không nói rằng 'ăn tối' và 'gọi' là đồng nghĩa thậm chí mặc dù " I have just been to dinner at the White House / Tôi vừa được ăn tối tại Nhà Trắng" và " I have just been to call at the White House / Tôi vừa được gọi vào Nhà Trắng” đều có nghĩa như nhau đối với người nghe Do đó, ông cho rằng, nếu chúng ta muốn sự như nhau về ý nghĩa dựa vào sự như nhau trong cách sử dụng thì chúng ta không coi sự như nhau của các tiềm năng hành động ngôn ngữ là điều kiện đủ cho sự như nhau trong cách sử dụng William chỉ ra rằng điều kiện
Trang 37đủ cho sự như nhau trong cách sử dụng phải phát biểu đúng hơn như sau : Hai biểu ngữ có cách sử dụng như nhau trong chừng mực, và chỉ trong chừng mực,
là (a) hai biểu ngữ đều là câu, và cả hai câu đều thực hiện một hoặc một số hành động ngôn ngữ như nhau là d (khi 'd' miêu tả một số hành động ngôn ngữ ); hoặc (b) hai biểu ngữ là những thành phần câu, và chúng có thể thay thế cho nhau trong câu mà không làm thay đổi các tiềm năng của câu để thực hiện các hành động ngôn ngữ d Dĩ nhiên nhiệm vụ là phải tìm ra một cách giải thích hợp lý cho 'd', do đó mà sự như nhau về ý nghĩa gắn với sự như nhau trong cách sử dụng, mà ở đó sự như nhau trong cách sử dụng gắn với sự như nhau của tiềm năng để thực hiện các hành động ngôn ngữ
Theo O’grady [119, tr 212], từ đồng nghĩa là những từ ngữ có ý nghĩa như nhau trong một số ngữ cảnh Ví dụ như: big (to) – large (rộng); youth
(thiếu niên) – adolescent (vị thành niên) Mặc dù youth - thiếu niên hay adolescent - vị thành niên đều chỉ những người cùng độ tuổi, từ vị thành niên
có ý nghĩa là “non trẻ” trong cụm từ: He’s such an adolescent! ( Anh ấy như là một vị thành niên!)
Radford [123, tr.198] định nghĩa hiện tượng đồng nghĩa là "sự cùng một
ý nghĩa”.Tuy nhiên, định nghĩa đơn giản này không nói nhiều về bản chất thực
sự của hiện tượng đồng nghĩa.Từ đồng nghĩa không nhất thiết phải có cùng một
ý nghĩa.Ý nghĩa của hai hoặc nhiều từ đồng nghĩa có thể khác nhau ở một số khía cạnh và ở một mức độ nhất định
Palmer (1981) nhận thấy rằng những từ đồng nghĩa không thể là những từ đồng nghĩa hoàn hảo vì hai từ có chính xác cùng một nghĩa sẽ không thể tồn tại trong cùng một ngôn ngữ Ông liệt kê một số lý do dẫn đến không có đồng nghĩa tuyệt đối Chẳng hạn, từ đồng nghĩa có thể thuộc về các phương ngữ khác nhau của một ngôn ngữ, hay điều kiện canh tác khác nhau tùy thuộc vào
nơi sinh sống của những người sử dụng chúng, ví dụ: chuồng bò (cowshed)
và chuồng bò (cowhouse) [120, tr.89]; Hoặc các từ đồng nghĩa có thể thuộc về ngữ vực khác nhau, như trang trọng so với bình thường (ví dụ: tạ thế so với chết); Hoặc các từ đồng nghĩa cũng có thể chuyển tải ý nghĩa xúc cảm hoặc
Trang 38đánh giá khác nhau, mặc dù ý nghĩa biểu đạt là như nhau (ví dụ: khởi xướng và đầu têu tỏ rõ thái độ đồng tình và không đồng tình; Đặc biệt, từ thứ nhất của
cặp đồng nghĩa được cho là truyền đạt một ý nghĩa tích cực hơn hơn từ sau - các ví dụ do tác giả luận án đưa ra để minh họa rõ hơn điều Palmer trình bày) Palmer cũng quan sát thấy rằng việc thay thế được lẫn nhau giữa các từ đồng nghĩa tùy theo những từ cụ thể Để xác định được từ đồng nghĩa thực sự, Palmer đề xuất cách kiểm tra một từ thuộc hiện tượng đồng nghĩa có thể hoàn toàn thay thế được cho từ kia hay không trong cùng một ngữ cảnh quan trọng Church và cộng sự (1994) [87, tr.1-35] đề nghị phép thử thay thế để giúp các nhà từ điển học xác minh nếu các từ được cho là các từ đồng nghĩa gần gũi,
cụ thể là, nếu một từ có thể được thay thế bởi một từ khác trong cùng ngữ cảnh sao cho ý nghĩa tổng thể của thông điệp không thay đổi Mức độ thay thế của các từ như vậy là cao, và do đó chúng có khả năng cao là từ đồng
nghĩa Church cũng thảo luận về từ đồng nghĩa: đây là mối quan hệ ngữ nghĩa
giữa các từ tương tự ngữ nghĩa, hoặc các từ đồng nghĩa gần, nằm trên thang độ của hiện tượng đồng nghĩa sao cho mỗi từ đồng nghĩa gần có thể tìm thấy chính
nó trên một nấc của thang đo Khái niệm đồng nghĩa tương tự với khái niệm do Cruse đề xuất về mức độ đồng nghĩa nhưng với sự khác biệt, đó là Church làm
rõ hơn các đoạn văn để cho phép các từ di chuyển từ đồng nghĩa sang trái nghĩa
Theo Lyons (1995), cần phải có sự phân biệt khái niệm đồng nghĩa tuyệt đối và gần đồng nghĩa Tuyệt đối đồng nghĩa hiếm hơn so với gần-đồng nghĩa Nó xảy ra khi tất cả các ý nghĩa của các từ nhất định đều giống nhau; khi các từ đồng nghĩa có thể được sử dụng một cách như nhau trong mọi hoàn cảnh; Và khi ngữ nghĩa tương đương cả trong các từ mô tả và phi mô tả, nghĩa
là về mặt tình trạng của sự việc trong thế giới thực mà chúng mô tả, và về niềm tin của người nói, thái độ và cảm xúc mà họ thể hiện Nhưng đồng nghĩa tuyệt đối không phải là dễ dàng được tạo lập bởi vì, ngay cả những từ có thể được coi là có chính xác cùng một nghĩa chăng nữa, cũng có thể không đại diện cho
hiện tượng từ đồng nghĩa tuyệt đối: ví dụ, lớn có ít nhất một ý nghĩa (người
Trang 39lớn) không đồng nghĩa với to, “bởi tính chất đa nghĩa của lớn ” [110, tr.61-62]
và các từ to và lớn cũng không thể được sử dụng một cách giống nhau trong tất
cả các ngữ cảnh bởi vì chúng có các thành ngữ khác nhau sử dụng Saeed (1997) [127] cân nhắc lại những gì mà Palmer (1981) [120] chú ý, đó
là sự hiếm có của các từ đồng nghĩa tuyệt đối, và đặc biệt ông nhấn mạnh tầm
quan trọng của ngữ vực, phong cách và tổ hợp trong việc lựa chọn từ đồng
nghĩa mà, như ông đã chỉ ra, có thể truyền đạt thái độ khác nhau của người nói
liên quan đến các tình huống nhất định (ví dụ: trung tính, tiêu cực hoặc tích
cực) Để dẫn làm ví dụ, ông nêu những từ như lông tơ (fuzz), lợn (pigs) hoặc
chất nhờn (the slime) truyền đạt thái độ người nói tiêu cực, trong khi cảnh sát
(cop) dường như là một từ trung tính hơn
Các học giả ngữ nghĩa trên quan sát thấy sự đồng nghĩa tuyệt đối là hiếm
bởi vì khi có hai ngữ nghĩa giống hệt nhau, chúng không có khuynh hướng
sống sót trong cùng một ngôn ngữ Nếu hai ngữ nghĩa cùng tồn tại, có hai kết
quả: một trong hai biến mất hoặc người ta phát triển một ý nghĩa mới Cái gọi
là từ đồng nghĩa thường có xu hướng được "chỉ" gần như từ đồng nghĩa, nghĩa
là, thuật ngữ có ý nghĩa khác nhau một chút, đặc biệt sử dụng nghĩa biểu đạt,
hoặc các thuật ngữ được đặc trưng bởi các ngôn ngữ hoặc ngoại ngữ khác nhau
về bối cảnh sử dụng (như ngữ vực, khung cú pháp, phân bố)
2.1.2 Sự khác biệt giữa hiện tượng đồng nghĩa, đơn vị từ vựng đồng nghĩa
và từ đồng nghĩa
Trong giới Việt ngữ học, theo tác giả Nguyễn Đức Tồn, để hiểu rõ tính
chất của hiện tượng đồng nghĩa, trước hết, cần phân biệt ba khái niệm cơ bản:
hiện tượng đồng nghĩa, đơn vị từ vựng đồng nghĩa và từ đồng nghĩa
Theo Nguyễn Đức Tồn thì đồng nghĩa là một trong những khái niệm có
tính nền tảng của ngôn ngữ học, cũng như của lô gích học, ngữ nghĩa lô gích và
của kí hiệu học
Như trên đã trình bày, tính chất đẳng nghĩa được hiểu theo hai hướng,
tính tương ứng hoặc là với cùng một biểu vật:
Trang 40Ví dụ :
Sân bay và phi trường, nhãn và mắt
Hoặc là tương ứng với cùng một biểu niệm:
này được xây dựng bởi các công nhân,…
Về đơn vị từ vựng đồng nghĩa và từ đồng nghĩa: Các đơn vị từ vựng
không chỉ có từ mà còn có các cụm từ cố định có chức năng tương đương với
từ, chẳng hạn, các thành ngữ Do đó, hiện tượng đồng nghĩa có thể xảy ra giữa các từ:
Ví dụ: Trong tiếng Việt: bố và cha; nông và cạn, v.v…
Trong tiếng Anh: rich – wealthy ( giàu);
Hiện tượng đồng nghĩa còn có thể xảy ra giữa các cụm từ cố định:
Ví dụ: Nước đổ lá khoai và Nước đổ đầu Vịt; Oản ít bụt nhiều và Mật ít ruồi nhiều, v.v…
Ví dụ: hiện tượng đồng nghĩa của câu tiếng Anh:
Bad news travels fast - No news is good news (Tin dữ lan nhanh )
Từ những ví dụ đã được dẫn ở trên, chúng ta có thể khẳng định rằng: “Từ đồng nghĩa là trường hợp riêng quan trọng nhất nằm trong “đơn vị từ vựng đồng nghĩa” và “đơn vị từ vựng đồng nghĩa, từ đồng nghĩa“ đều thuộc “hiện
tượng đồng nghĩa” của ngôn ngữ [66, tr 71]
2.2 Các thủ pháp nhận diện từ đồng nghĩa
Như đã trình bày ở phần trước, từ đồng nghĩa là một khái niệm rất khó xác định Do vậy, để nhận diện chính xác các từ đồng nghĩa đòi hỏi phải có những thủ pháp tối ưu Trong thực tế nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ học đã đưa
ra rất nhiều thủ pháp khác nhau để nhận diện từ đồng nghĩa