1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục khoa học cho trẻ 5 6 tuổi theo hướng trải nghiệm (2017)

81 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Giáo dục mầm non sẽchuẩn bị cho trẻ những kĩ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng,đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵnsàng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ HÀO

GIÁO DỤC KHOA HỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI

THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp môi trường xung quanh

HÀ NỘI – 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ HÀO

GIÁO DỤC KHOA HỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI

THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp môi trường xung quanh

Người hướng dẫn khoa học

TS PHẠM QUANG TIỆP

HÀ NỘI – 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong khoaGiáo dục Mầm non, khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đãgiúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập tại nhà trường

và tạo điều kiện cho em tìm hiểu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Đặc biệt em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo,

Tiến sĩ Phạm Quang Tiệp - Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em

trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô giáo và các em học sinh trườngMầm non Đại Mạch- Đông Anh- Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em

Bài khóa luận của em đã hoàn thành nhưng không tránh khỏi những thiếu sót

và hạn chế Kính mong các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến

để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, tháng 5 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Hào

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Giáo dục khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi theo hướng trải nghiệm” là kết quả mà tôi đã nỗ lực nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu tôi

có sử dụng tài liệu của một số nhà nghiên cứu, một số tác giả khác Tuy nhiên đóchỉ là cơ sở để tôi rút ra những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình Đây là kếtquả nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, hoàn thành không trùng với kết quả của tácgiả khác

Tôi xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này

Hà Nội, tháng 5 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Hào

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài: 1

2 Mục đích nghiên cứu: 3

3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: 3

4 Khách thể nghiên cứu của đề tài: 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: 3

6 Phạm vi nghiên cứu đề tài: 4

7 Phương pháp nghiên cứu đề tài: 4

8 Giả thuyết khoa học 4

9 Cấu trúc đề tài 4

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC KHOA HỌC CHO TRẺ THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM 5

1.1 Cơ sở lí luận của việc giáo dục khoa học cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm 5

1.1.1 Lịch sử về “Giáo dục trải nghiệm” 5

1.1.2 Những nghiên cứu về giáo dục khoa học cho trẻ mầm non theo hướng trải nghiệm 6

1.1.3 Một số vấn đề về giáo dục khoa học cho trẻ mầm non 7

1.1.4 Đặc điểm học tập của trẻ 5- 6 tuổi 27

1.1.5 Trải nghiệm và học tập qua trải nghiệm 30

1.2 Cơ sở thực tiễn của giáo dục khoa học theo hướng trải nghiệm 38

1.2.1 Mục đích khảo sát thực trạng 38

1.2.2 Phạm vi, đối tượng khảo sát thực trạng 38

1.2.3 Nội dung khảo sát thực trạng 38

1.2.4 Phương pháp khảo sát thực trạng 39

1.2.5 Kết quả khảo sát thực trạng 39

Trang 6

CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KHOA HỌC CHO TRẺ THEO

HƯỚNG TRẢI NGHIỆM 45

2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục khoa học cho trẻ theo hướng trải nghiệm 46

2.1.1 Nguyên tắc phải phù hợp với đặc trưng nội dung khoa học 46

2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ 46

2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính tương tác 47

2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 47

2.2 Một số biện pháp giáo dục khoa học cho trẻ theo hướng trải nghiệm 47

2.2.1 Thiết kế bài học khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi theo hướng trải nghiệm 47

2.2.2 Áp dụng mô hình trải nghiệm của David Kold cho trẻ KPKH theo hướng trải nghiệm 51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Kết quả điều tra quan niệm của GV về học tập qua trải nghiệm trường

mầm non 39 Bảng 1.2: Đánh giá vai trò của việc dạy học cho trẻ theo hướng trải nghiệm ở

trường mầm non 40 Bảng 1.3: Đánh giá vai trò của hoạt động trải nghiệm trong việc KPKH ở trẻ 41 Bảng 1.4: Đánh giá mức độ áp dụng việc giáo dục khoa học cho trẻ theo hướng trải

nghiệm ở trường mầm non 42 Bảng 1.5: Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học để giáo dục khoa học cho trẻ

theo hướng trải nghiệm 43

Trang 9

Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạonền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ Giáo dục mầm non sẽchuẩn bị cho trẻ những kĩ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng,đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵnsàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông.

Chính vì thế, các quốc gia và các tổ chức trong xã hội đã xác định “ GDMN làmột mục tiêu quan trọng của giáo dục con người” và việc nâng cao chất lượngGDMN được các đơn vị, tổ chức đoàn thể giáo dục đặc biệt quan tâm

Việc phát triển nhận thức, đặc biệt là hình thành thái độ nhận thức và kĩ năngnhận thức cho trẻ là một nhiệm vụ của giáo dục mầm non nhằm hình thành nền tảngcho việc học tập của trẻ trong tương lai

Sự phát triển của trẻ về trí tuệ và sự gia tăng về khối lượng tri thức, sự phong phú

đa dạng của các nhu cầu, hứng thú nhận thức hiện nay đã đặt ra những yêu cầu mớicho người lớn trong việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ

Việc tổ chức giáo dục khoa khoa học trong trường mầm non nhằm phát triểnnhận thức của trẻ đã trở thành một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dụcmầm non của nhiều nước tiên tiến trên thế giới Thông qua giáo dục khoa học giáoviên sẽ tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm Giáo dục khoa họcphù hợp sẽ giúp trẻ tìm ra cái mới, tiếp cận với những tri thức tiền khoa học, tíchcực hoạt động nhận thức

Trang 10

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục sớm đối với trẻ em, công tác giáodục, đổi mới phương pháp dạy học ở trường mầm non ngày càng được chú trọng.Hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học mới và tốt hơn, và các phương phápdạy học truyền thống không phải là sự lựa chọn duy nhất và hiệu quả nhất đối vớitrẻ Vì thế đã có rất nhiều các phương pháp dạy học mới được áp dụng cho trẻ như:dạy học trải nghiệm, dạy học tích cực, dạy học tương tác, dạy học theo vấn đề… Vàdạy học thông qua trải nghiệm là một phương pháp được áp dụng nhiều nhất chotrẻ, đây là phương pháp có nhiều ưu điểm và kích thích được các tiềm năng sáng tạo

và tư duy của trẻ

Phương pháp dạy học trải nghiệm cho trẻ được sử dụng trong nhiều mô hình nổitiếng như: Jonh Dewey, mô hình Shichida Makoto (Nhật Bản), Glenn Doman (Mỹ),Montessori (Italy), … Đây là các phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, dựatrên nền tảng tự do, cho phép trẻ được tự tiếp xúc, ứng xử, khám phá một cách tựnhiên với môi trường xung quanh Và vai trò của giáo dục khoa học cho trẻ theohướng trải nghiệm trong quá trình học tập của trẻ cho thấy sự phù hợp giữa cácphương pháp và mô hình để mang lại một kết quả tốt nhất

Mặt khác, trẻ trong giai đoạn từ 5- 6 tuổi, ý thức bản ngã đã dược hình thành, khảnăng tập trung, chú ý của trẻ lâu hơn, bền vững hơn, ghi nhớ của trẻ có chủ địnhhơn nên khả năng khám phá sự vật, hiện tượng của trẻ ngày càng phong phú Khảnăng tổng hợp và khái quát những dấu hiệu bên ngoài của sự vật, hiện tượng đượctrẻ thực hiện tương đối tốt Đặc biệt nhu cầu nhận thức và phản ánh thế giới xungquanh của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi rất lớn Trẻ luôn muốn biết mọi thứ và thường đặt

ra câu hỏi để tìm hiểu các sự vật hiện tượng xung quanh

Trẻ có thể khám phá các mối liên hệ phức tạp bên trong sự vật, hiện tượng vàgiữa nó với môi trường xung quanh Ý thức của trẻ đã đạt được bước tiến mới nhờ

sự phát triển tình cảm và vốn hiểu biết ngày càng tăng

Trẻ học thông qua cảm giác và chúng muốn sờ, nếm, ngửi, nghe và thử nghiệmtất cả mọi thứ xung quanh Trẻ ham học hỏi và thích tìm tòi, khám phá, trải nghiệm.Môi trường tự nhiên lúc này trở thành một nguồn hứng thú vô cùng quý giá với trẻ

Trang 11

Đó là điều kiện để trẻ tiếp thu nguồn tri thức của nhân loại và phát triển trí tuệ của mình.

Để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, nội dung giáo dục khoa học cho trẻ

ở các trường Mầm non cũng có những thay đổi Sự thay đổi này nhằm nhấn mạnhvai trò của các hoạt động trải nghiệm trong quá trình học tập của trẻ ở trường Mầmnon Tuy vậy, giáo dục khoa học vẫn còn có nhiều hạn chế như ôm đồm quá nhiềukiến thức, cách tổ chức còn đơn điệu, nhàm chán, trẻ học một cách thụ động

Giáo dục khoa học cho trẻ theo hướng trải nghiệm là một lựa chọn cần thiết giúpgiáo viên giải quyết những hạn chế trên và giúp giáo viên có một cái nhìn đúng đắn

về trẻ em và các phương pháp dạy học mới Đó cũng là lí do tôi chọn cho mình đề

tài “Giáo dục khoa học cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm”.

2 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nhằm “Giáo dục khoa học cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm”.

Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm giáo dục khoa học cho trẻ thông qua hoạtđộng trải nghiệm ở trường Mầm non

3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Việc giáo dục khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm

4 Khách thể nghiên cứu của đề tài:

Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ởtrường Mầm non

5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

- Xây dựng cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của giáo dục khoa học cho trẻ 5- 6tuổi theo hướng trai nghiệm

- Nghiên cứu thực trạng giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi theo hướngtrải nhiệm ở trường Mầm non

- Đề xuất một số biện pháp giáo dục khoa học cho trẻ theo hướng trải nghiệm ởtrường Mầm non hiện nay

Trang 12

6 Phạm vi nghiên cứu đề tài:

Đề tài giới hạn nghiên cứu việc giáo dục khoa học theo hướng trải nghiệm cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường Mầm non (theo Chương trình giáo dục mầm non hiện hành):Trường mầm non Đại Mạch- Đông Anh- Hà Nội

7 Phương pháp nghiên cứu đề tài:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận

+ Phương pháp phân tích - tổng hợp lí thuyết

+ Phân loại và hệ thống hóa các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp quan sát

+ Phương pháp điều tra

8 Giả thuyết khoa học

Có thể hình thành và phát triển giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non Việc giáo dục khoa học cho trẻ5- 6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non còn nhiều hạn chế Nếu đề xuấtđược những biện pháp giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi theo hướng trảinghiệm một cách phù hợp sẽ giúp trẻ sáng tạo hơn, phát triển mọi giác quan, năngđộng và tự tin hơn

9 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu- Kết luận Nội dung của khóa luận gồm 2 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của giáo dục khoa học cho trẻ theo hướngtrải nghiệm

Chương 2: Biện pháp giáo dục khoa học cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC KHOA

HỌC CHO TRẺ THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM

1.1 Cơ sở lí luận của việc giáo dục khoa học cho 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm

1.1.1 Lịch sử về “Giáo dục trải nghiệm”

Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551-479 TCN) đã nói: “Những gì tôi nghe, tôi

sẽ quên; Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”, tư tưởng nàythể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm Cùng thời gian đó, ởphương Tây, nhà triết học Hy Lạp - Xôcrát (470-399 TCN) cũng nêu lên quan điểm:

“Người ta phải học bằng cách làm một việc gì đó; Với những điều bạn nghĩ là mình,bạn sẽ thấy không chắc chắn cho đến khi làm nó” Đây được coi là những nguồngốc tư tưởng đầu tiên của “Giáo dục trải nghiệm”

“Giáo dục trải nghiệm” được thực sự đưa vào giáo dục hiện đại từ những nămđầu của thế kỷ 20 Tại Mỹ, năm 1902, “Câu lạc bộ trồng ngô” đầu tiên dành cho trẻ

em được thành lập, CLB có mục đích dạy các học sinh thực hành trồng ngô, ứngdụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp thông qua các công việc nhà nông thực tế.Hơn 100 năm sau, hệ thống các CLB này trở thành hoạt động cốt lõi của tổ chức 4-

H, tổ chức phát triển thanh thiếu niên lớn nhất của Mỹ, tiên phong trong ứng dụnghọc tập qua lao động, trải nghiệm

Tại Anh, năm 1907, một Trung tướng trong quân đội Anh đã tổ chức một cuộc cắm trại hướng đạo đầu tiên Hoạt động này sau phát triển thành phong trào Hướng đạo sinh rộng khắp toàn cầu Hướng đạo là một loại hình “Giáo dục trải nghiệm”, chú ý đặc biệt vào các hoạt động thực hành ngoài trời, bao gồm: cắm trại, kỹ năng sống trong rừng, kỹ năng sinh tồn, lửa trại, các trò chơi tập thể và các môn thể thao Cho đến năm 1977, với sự thành lập của “Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm” (Association for Experiential Education – AEE), “Giáo dục trải nghiệm” đã chính thức được thừa nhận bằng văn bản và được tuyên bố rộng rãi

Trang 14

“Giáo dục trải nghiệm” bước thêm một bước tiến mạnh mẽ hơn khi vào năm

2002, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về Phát triển bền vững, chương trình

“Dạy và học vì một tương lai bền vững” đã được UNESCO thông qua, trong đó cóhọc phần quan trọng về “Giáo dục trải nghiệm” được giới thiệu, phổ biến và pháttriển sâu rộng

Ngày nay, “Giáo dục trải nghiệm” đang tiếp tục phát triển và hình thành mạnglưới rộng lớn những cá nhân, tổ chức giáo dục, trường học trên toàn thế giới ứngdụng UNESCO cũng nhìn nhận Giáo dục trải nghiệm như là một triển vọng tươi laitươi sáng cho giáo dục toàn cầu trong các thập kỷ tới [12]

1.1.2 Những nghiên cứu về giáo dục khoa học cho trẻ mầm non theo hướng trải nghiệm

Có rất nhiều những nghiên cứu về phương pháp giáo dục khoa học cho trẻ theohướng trải nghiệm như mô hình: Montessori, mô hình HighScope, Shichida, JonhDewey, David Kodl… Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tôi có thể lấy một sốnghiên cứu dưới đây:

* Giáo dục dựa vào trải nghiệm của Jonh Dewey

Jonh Dewey ( 1859- 1952) là nhà triết học, tâm lí học và nhà cải cách giáo dụcngười Mỹ Dewey là một trong những người đầu tiên phát triển triết học về chủnghĩa thực dụng và là một trong những người sáng lập tâm lí học chức năng, các ýtưởng của ông có ảnh hưởng sâu sắc và cải cách xã hội Ông là một đại diện tiêubiểu của trào lưu tân giáo dục và chủ nghĩa tự do Với việc ủng hộ cho dân chủ,Dewey coi thành tố nền tảng- nhà trường và xã hội dân chủ- là hai chủ đề cần đượcquan tâm và xây dựng lại nhằm khuyến khích trí thông minh trải nghiệm

Ông có nhiều tác phẩm về giáo dục nổi tiếng như: Dân chủ và giáo dục, Kinhnghiệm và giáo dục, cách ta nghĩ,…những tư tưởng về một nền giáo dục tiến bộ(giáo dục phải dựa trên nền tảng kinh nghiệm cá nhân của người học) đối lập vớinền giáo dục cổ truyền (quan niệm coi giáo dục là sự đào tạo từ bên ngoài, truyềndạy những nội dung gồm kiến thức, kĩ năng, chuẩn mực và nguyên tắc ứng xử đãđược phát triển trong quá khứ cho thế hệ mới) Trong nền giáo dục tiến bộ đó, giá

Trang 15

trị của tự do được đề cao, học thông qua tự trải nghiệm, học tập phải gắn liền với lợiích của cuộc sống , học là để thích ứng với môi trường cuộc sống luôn thay đổi.Người học sẽ học tập hiệu quả nhất trong một môi trường cho phép họ trải nghiệm

và tương tác với môi trường học tập và tất cả người học phải có cơ hội tham gia vàoviệc học của mình Những tư tưởng về giáo dục dựa trên kinh nghiệm của ông là cơ

sở rất quan trọng cho việc phát triển một lí thuyết học tập từ kinh nghiệm trong cáclĩnh vực cụ thể Đối với John Dewey, tất cả những gì quí giá, được chắt lọc, đượctrải nghiệm từ các tình huống cụ thể, từ các kinh nghiệm được tổ chức một cáchchuyên nghiệp, từ thực tế mới chính là cứu cánh của nền giáo dục đích thực

Năm 1984, trên cơ sở những nghiên cứu của Dewey và các nhà nghiên cứu khác

về kinh nghiệm và học tập dựa vào kinh nghiệm, David Kolb (1939), nhà lý luậngiáo dục Hoa Kì đã nghiên cứu và cho xuất bản một công trình về học tập dựa vào

trải nghiệm: Trải nghiệm học tập: Kinh nghiệm là nguồn học tập và phát triển Đối

với Kolb, “Học tập là quá trình mà trong đó kiến thức được tạo ra thông qua việcchuyển đổi kinh nghiệm” Các kinh nghiệm học tập liên quan đến việc áp dụng cácthông tin nhận được từ giáo dục đến kinh nghiệm của người học Người học khôngtiếp thu kiến thức của mình chỉ từ các GV, mà thay vào đó, người học thông quaquá trình trải nghiệm dựa trên các kinh nghiệm hiện có của bản thân để thu thậpthông tin mới trong môi trường học tập thực tiễn và kiểm tra nó lại bằng kinhnghiệm của mình

1.1.3 Một số vấn đề về giáo dục khoa học cho trẻ mầm non

1.1.3.1 Khái niệm về giáo dục

Theo Wikipedia, Giáo dục (Education) là hình thức học tập theo đó kiến thức, kĩnăng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu

Theo Hà Thế Ngữ “Giáo dục là một quá trình đào tạo con người một cách cómục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia laođộng sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệmlịch sử- xã hội của loài người”

Trang 16

Giáo dục (theo nghĩa rộng) là sự hình thành nhân cách được tổ chức một cách cómục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà Giáo dục vớingười được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh những kinhnghiệm xã hội của loài người.

Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là một bộ phận của quá trình sư phạm, là quá trìnhhình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, lí tưởng, động cơ, tìnhcảm, thái độ, những tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xãhội, kể cả việc phát triển và nâng cao thế lực

Nói chung, Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đíchkhơi gợi và biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của cả người dạy vàngười học theo hướng tích cực, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm

xã hội của loài người

1.1.3.2 Khoa học

Khoa học là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.Liên quan đến các thuật ngữ này còn rất nhiều những cụm từ xuất hiện khá phổ biếnnhư: “Kiến thức khoa học”, “Nghiên cứu khoa học”, “ Ngành khoa học”…

Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, “khoa học là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như của các hoạt động tinh thần ở con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực” Như vậy, kiến thức

khoa học là những kiến thức chính xác ở mức độ cao, còn nghiên cứu khoa họcđược hiểu là hoạt động tìm tòi, khám phá của loài người để phát minh ra các tri thức

có thể giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong chisng conngười và cải tạo thế giới Trong cuộc sống, khoa học được chia thành nhiều ngành,phổ biến nhất là cách chia thành 2 lĩnh vực: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

Ở lứa tuổi mầm non, khoa học là những hiểu biết về thế giới khách quan mà trẻphát hiện, tích lũy được trong các hoạt động tìm kiếm, khám phá các sự vật, hiệntượng xung quanh Bản thân khoa học không phải là một hoạt động, mà là cách thứctìm hiểu thế giới xung quanh thông qua khám phá, thử nghiệm, phát hiện, giải thích,

Trang 17

lập luận…Kết quả của các hoạt động khám phá MTXQ là trẻ thu được một lượngkiến thức khoa học đơn giản và quan trọng hơn là ở trẻ phát triển các năng lực cơbản như quan sát, tư duy logic, giải quyết vấn đề, hợp tác…

 Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu “Giáo dục khoa học” cho trẻ làviệc giáo viên tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi và biến đổi nhậnthức, năng lực, tình cảm, thái độ, tạo điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt độngcho trẻ qua những hiểu biết về thế giới khách quan để cho trẻ tích cực tìm tòi,phát hiện những điều thú vị về các sự vật và hiện tượng xung quanh trẻ Đây thựcchất là việc giáo viên tạo môi trường, tạo ra các tình huống và tổ chức các hoạtđộng cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật, hiện tượng của MTXQ, thôngqua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng, các mối quan

hệ qua lại, sự thay đổi và phát triển của chúng Thông qua giáo dục khoa học trẻhọc được kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại, đo lường, phán đoán, giải quyếtvấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận

1.1.3.3 Mục tiêu giáo dục khoa học cho trẻ

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trítuệ, thẩm mĩ, những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em bước vàolớp Một (Điều 22- Luật Giáo dục 2005)

Dựa trên những mục đích của giáo dục mầm non và đặc điểm phát triển của trẻ

có thể xác định được mục tiêu giáo dục khoa học cho trẻ mầm non, cụ thể:

Về kiến thức:

- Củng cố, chính xác hóa những biểu tượng cũ, cung cấp những biểu tượng mới

và GV cũng cần mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh một cách khoahọc, hệ thống

- GV cần trang bị cho trẻ vốn hiểu biết cơ bản, ban đầu về tự nhiên, xã hội và conngười trong thế giới, đây cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên nói chung vàngười lớn xung quanh trẻ

Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục khoa học cho trẻ, GV cần giúptrẻ gọi tên chính xác các sự vật, hiện tượng, nhận biết, phân biệt những dấu hiệu bên

Trang 18

ngoài cơ bản của đối tượng để xác định đúng đối tượng và mối quan hệ giữa đốitượng với đối tượng, mối liên quan giữa con người với con người, giữa con ngườivới môi trường xung quanh.

Về kĩ năng:

- Kĩ năng nhận thức: Giáo dục khoa học cho trẻ nhằm rèn luyện các kĩ năng quansát, so sánh, tổng hợp, khả năng tri giác, rèn luyện và phát triển tư duy, các quátrình nhận thức về các đối tượng, các nhóm đối tượng cho trẻ

- Kĩ năng ngôn ngữ: nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, góp phần mở rộng, hệthống hóa và tích cực hóa vốn từ cho trẻ, thêm chủ đề hoặc loại từ để trẻ biết sắpxếp các từ, vốn từ theo logic, trật tự nhất định Đồng thời, rèn các kĩ năng diễn đạt

rõ ràng, mạch lạc, đủ ý, đúng ngữ pháp với thái độ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếpvới mọi người; biết lắng nghe và bày tỏ thái độ tôn trọng khi người khác trình bày.Ngôn ngữ trẻ hiểu được phát triển khi trẻ lắng nghe GV đọc, kể về các khám phákhoa học Tham gia vào các cuộc thảo luận, lắng nghe và xem những cuốn truyệnhấp dẫn về khoa học là cơ sở cho các cuộc đối thoại của trẻ với người lớn, bạn bè,mọi người xung quanh Trẻ bộc lộ các ý kiến, quan điểm của bản thân trong cáchoạt động khám phá khao học về MTXQ và nói lên những kết quả thu được sẽ pháttriển ở trẻ ngôn ngữ biểu đạt và sự tự tin, cởi mở trong giao tiếp với những ngườixung quanh Hơn nữa, không chỉ thể hiện kết quả khám phá bằng ngôn ngữ nói, trẻmầm non còn thể hiện ý tưởng, kết quả “nghiên cứu” của mình bằng hình vẽ và chữviết Trẻ có thể tạo ra những biểu đồ, những cuốn sách, thậm chí đóng kịch biểu lộ ýkiến của cá nhân trẻ

- Kĩ năng sống: kĩ năng tự phục vụ bản thân (tự nhặt đồ chơi, rửa tay, tự đi dép,

tự mặc quần áo, lấy đồ dùng các nhân của mình khi đến lớp…); giữ gìn vệ sinh (Tựthay quần áo khi thấy bẩn, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,

…); kĩ năng hỗ trợ người khác (lấy, cất đồ chơi, chuẩn bị bàn ăn, đồ dùng cùng cô,

…) Ngoài ra, cần rèn cho trẻ kĩ năng làm việc nhóm, an toàn cho bản thân và điềuchỉnh hành vi của bản thân…

Trang 19

- Ngoài các kĩ năng trên, GV cần rèn luyện cho trẻ các kĩ năng quan trọng khácnhư: kĩ năng vận động, kĩ năng tạo hình, kĩ năng âm nhạc, các kĩ năng xã hội (kĩnăng ứng xử, giao tiếp, kĩ năng giải quyêt vấn đề…).

Về thái độ:

- Giáo dục khoa học cho trẻ về đạo đức, tình cảm: nhằm khơi gợi ở trẻ tình cảmnhân ái, quan tâm đến người khác, những người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhữngđối tượng cần giúp đỡ và bảo vệ, tạo điều kiện cho việc hình hình thành tính tự tinvào bản thân

+ Giúp trẻ có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, cởi mở, có lòng nhân ái, tình yêuđối với những người thân,bạn bè, có lòng kính trọng đối với người lao động, vớilãnh tụ và những người có công với đất nước, biết yêu lao động, sản phẩm màngười lao động làm ra, yêu quí và bảo vệ thiên nhiên: không ngắt hoa, bẻ cành,

- Giáo dục về thể chất và thẩm mĩ cho trẻ: Thông qua việc tìm hiểu về MTXQ trẻ

sẽ cảm nhận được màu sắc, hình dạng, mùi vị, âm thanh… của cỏ cây, hoa lá, sảnphẩm con người làm ra, trẻ biết rung động trước cái đẹp, trước sự phong phú đadạng của thiên nhiên và cuộc sống Từ đó, trẻ có tình yêu với cái đẹp, biết tôn trọng,giữ gìn và bảo vệ cái đẹp Giáo dục trẻ biết giữ gìn và chăm sóc cơ thể của mình,biết yêu quí và trân trọng cái đẹp xung quanh mình… Đồng thời, giúp trẻ rèn luyệnsức khỏe, tạo sức đề kháng cho cơ thể trẻ trước những thay đổi của thiên nhiên vàcuộc sống

- Khơi gợi ở trẻ sự hứng thú và tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm,khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ, kể cả các sự vật, hiện tượng khôngquen thuộc với trẻ

- Hình thành và rèn luyện cho trẻ có thái độ, thói quen có văn hóa, lịch sự vàhành vi ứng xử đúng đắn với môi trường xung quanh: Trẻ có lối sống của conngười, văn minh trong giao tiếp và sinh hoạt, chấp hành nghiêm chỉnh các qui địnhtrong xã hội, ví dụ như: trẻ biết chào hỏi, giao tiếp với người lớn lễ phép, văn minh,lịch sự, biết để rác vào đúng nơi qui định…

1.1.3.4 Nội dung giáo dục khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi

Trang 20

Có thể giáo dục khoa học cho trẻ theo hai nội dung

- Nội dung giáo dục khoa học tự nhiên: bao gồm toàn bộ các sự vật và hiện tượngcủa giới vô sinh (không khí, ánh sáng, nước, đất, sỏi, đá…) và giới hữu sinh (độngvật, thực vật, con người) Thiên nhiên với sự đa dạng về chủng loại, về cấu tạo, vềmôi trường sống…, với các mối quan hệ và liên hệ có tính quy luật; với những thayđổi và phát triển liên tục, không ngừng là nguồn cung cấp thông tin, kiến thứcphong phú, là nguyên liệu cho tư duy và là mục đích của những khám phá ở trẻ.Hơn nữa, đó là nguồn cảm hứng vô tận kích thích tính sáng tạo và phát triển ócthẩm mĩ của trẻ

- Nội dung giáo dục khoa học xã hội: Đối với trẻ mầm non, giáo dục khoa học xãhội cho trẻ bao gồm những đồ vật, những sự kiện xã hội cụ thể, các mối quan hệqua lại giữa người và người Nội dung GDKH xã hội cho trẻ rất đa dạng và phongphú, có thể chia làm 2 nhóm như sau: môi trường hẹp và môi trường rộng

+ Môi trường hẹp: Gồm có bản thân, gia đình, trường mầm non Trước khi chotrẻ làm quen, khám phá về các sự vật, hiện tượng ở xung quanh cần cho trẻ làmquen và khám phá chính bản thân mình

+ Môi trường rộng: Gồm làng xóm, khối phố, quê hương Ngoài ra môi trườngrộng còn có quốc gia, hành tinh, vũ trụ, đây là môi trường giáo dục tốt cho trẻ

Những nội dung GDKH cho trẻ mầm non cần đơn giản, dễ hiểu và mang tínhthực tiễn cao bởi nội dung, đối tượng mà trẻ học, trẻ khám phá là các sự vật, hiệntượng gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống của trẻ Do đó, những kiến thức này vừagiúp trẻ có nền tảng để khẳng định bản thân, tạo tiền đề để trẻ học những bậc họctiếp theo

1.1.3.5 Đặc điểm của chương trình giáo dục khoa học cho trẻ 5-6 tuổi

Chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp Bên cạnh chương trìnhgiáo dục phù hợp, cần lựa chọn cách tổ chức nội dung học phù hợp đến trẻ Cách tổchức nội dung học đảm bảo nội dung mối liên kết của các môn học, các lĩnh vựcnhận thức là phù hơp với trẻ mầm non và trẻ mầm non cần học theo cách tiếp cậntích hợp Tóm lại, Tích hợp trong GDMN là thiết kế các nội dung và tổ chức các

Trang 21

hoạt động thành một thể thống nhất, trong khung cảnh có ý nghĩa để trẻ phối hợp ápdụng và phát triển, các kinh nghiệm, kĩ năng từ các lĩnh vực khác nhau khi tìm hiểumột sự việc, thông qua việc trẻ tham gia tích cực và trực tiếp một cách tự nhiên.Khi triển khai chương trình GDMN phải chú ý đến các nguyên tắc cơ bản chỉ đạotrong giáo dục tích hợp lấy trẻ làm trung tâm của quá trình giáo dục và phát huy tínhtích cực, tính sáng tạo của trẻ trong các hoạt động của chúng ở trường mầm non.Tích hợp các hoạt động khác nhau của trẻ theo các chủ đề gần gũi thân thuộc xuấtphát từ hứng thú và nhu cầu của trẻ.

Tăng cường cho trẻ được trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanh bằng cácgiác quan, trên cơ sở để phát triển ngôn ngữ, tư duy và tưởng tượng cho trẻ

Tổ chức cho trẻ hoạt động một cách tự nhiên, hài hòa dưới nhiều hình thức khácnhau thiết thực và phù hợp với từng cá nhân nhằm hình thành cho trẻ những nănglực chung tạo điều kiện cho trẻ phát triển hài hòa về mọi mặt như thể chất, xã hội,tình cảm, trí tuệ

Chương trình thường xây dựng theo nội dung tích hợp theo chủ đề

Có các loại tích hợp như sau

 Tích hợp theo chủ đề

- Tích hợp theo chủ đề là việc tổ chức các hoạt động xoay quanh nội dung mộtchủ đề nào đó, giúp GV tìm ra các cách dạy mới sáng tạo hơn và đạt hiệu quả caohơn

Ví dụ: Thực hiện chủ đề “Tìm hiểu cây xanh” Trong giờ học có chủ đích: GVcho trẻ làm quen một số cây trong trường: cây lấy bóng mát, cây làm cảnh, cây ănquả; trong giờ hoạt động góc: cho trẻ vẽ, tô màu các cây; trong giờ hoạt động ngoàitrời: cho trẻ ra sân quan sát các cây trong trường, quan sát về đặc điểm, hình dáng,màu sắc hoa, lá của cây…hoặc cho trẻ vẽ cây tự do quanh sân trường

+ Việc kết hợp thông qua sử dụng các bài dạy dựa trên các chủ đề và các chủ đềkết hợp vui chơi với các hoạt động có sự hướng dẫn của GV, nhằm khám phá kĩmột vấn đề, một đối tượng nào đó sẽ đem lại cho trẻ sự hứng thú và ham thích thamgia hoạt động Cách thiết kế chương trình nàu đặc biệt phù hợp với trẻ mầm non

Trang 22

+ Chủ đề chính là tâm điểm, quanh nó các hoạt động phù hợp được đưa ra, chophép cô giáo tích hợp một số môn học, một số lĩnh vực khac nhau vào hoạt động có

ý nghĩa giáo dục trẻ Các chủ đề có thể lôi cuốn trẻ vào các hoạt động khám phá,tìm tòi và giải quyết vấn đề Sự hứng thú của trẻ hoặc sáng tạo của GV đều có được

từ các chủ đề Sự hứng thú của trẻ hoặc sáng tạo của giáo viên đề có thể có được từcác chủ đề Các bài học dựa vào các chủ đề có thể phù hợp với hoạt động cá nhântrong nhóm

+ Xây dựng một nội dung và triển khai các hoạt động lĩnh hội kinh nghiệm họctập xoay quanh một chủ đề được lựa chọn để trẻ có cơ hội khám phá sâu, tiếp thumột cách có hệ thống

+ Căn cứ vào chương trình giáo dục hiện hành, dựa trên khả năng của trẻ và điềukiện thực tế (trình độ GV, CSVC, kinh phí…) mà lựa chọn nội dung phù hợp vớichủ đề và tổ chức các hoạt động có hiệu quả để triển khai chủ đề Do đó, chủ đề mở

ra có thể rộng hoặc hẹp, tiến hành khai thác toàn bộ hay chỉ một phần nhánh củachủ đề và chủ đề thực hiện trong thời gian dài hoặc ngắn

 Tích hợp trong một hoạt động

+ Khai thác nhiều mặt phát triển khác nhau ở trẻ khi tiến hành triển khai thựchiện một hoạt động thúc đẩy một lĩnh vực nào đó Hoạt động này phải là chủ đạo,đồng thời kết hợp thật hợp lí các lĩnh vực khác nhau trong quá trình thực hiện hoạtđộng trọng tâm

+ Tích hợp các lĩnh vực nội dung trong một hoạt động tức là khai thác nội dungcủa các lĩnh vực hoạt động khác nhau vào quá trình tổ chức một hoạt động nào đó

Ví dụ: khi GV tổ chức hoạt động học có chủ đích thuộc lĩnh vực phát triển ngônngữ, GV có thể khai thác những nội dung có liên quan ở các lĩnh vực khác nhaunhư: toán, tạo hình, âm nhạc, văn học…và việc triển khai các nội dung đó cần thựchiện linh hoạt, nhẹ nhàng, không làm mất đi tính trọng tâm của nội dung chính củagiờ hoạt động

 Tích hợp mọi hoạt động trong ngày vào chủ đề

Trang 23

Các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ diễn ra trong một ngày ở trường MN bắtđầu từ lúc đón trẻ cho đến khi trả trẻ được tổ chức theo một chủ đề Giáo viên

có thể tích hợp các nội dung vào hoạt động trong ngày theo chủ đẻ đã chọn mộtcách hợp lí, tự nhiên

Ví dụ: Chủ đề thực vật- Quả

+ Trẻ trò chuyện, kể tên các loại quả mà trẻ đã biết, đã được ăn

+ Tham quan, chăm sóc các loại cây ăn quả cũng như các cây cho bóng mát, câycảnh…

+ Vẽ và tô màu các loại quả

+ Đọc thơ, câu đố, kể truyện về các loại quả

+ Làm nước uống từ các loại quả

+ Tổ chức trò chơi: Hái quả

Chương trình tích hợp trên chính là tổ chức các hoạt động trực tếp của bảnthân trẻ với thế giới xung quanh, thông qua sinh hoạt tự nhiên và kinh nghiệm củatrẻ Nhờ đó trẻ lĩnh hội các kiến thức cần thiết cho cuộc sống thực tễn sau này.Giúp giáo viên nhìn rõ các mối liên quan giữa các nội dung kiến thức và các hoạtđộng mang tính tích hợp trong phạm vi chủ đề và với các chủ đề khác

 Tích hợp nội dung GDBVMT và các hoạt động giáo dục

+ Nội dung GDBVMT có mối liên quan với nội dung giáo dục, nuôi dưỡng Nộidung đưa vào một cách hệ thống, không trùng lặp, không gây quá tải ảnh vớihưởng đến việc tổ chức các hoạt động chính

+ Những ví dụ biểu hiện về hiện trạng môi trường phải gần gũi, không xa lạ vớitrẻ

+ Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép vào chủ đề

Ví dụ: Giáo dục bảo vệ môi trường chủ đề thực vật, nước- hiện tượng tựnhiên…

+ Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo dục

Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trời: GV tổ chức cho trẻ nhặt lá bỏ vào thùngrác…

Trang 24

+ Tích hợp nội dung BVMT đưa vào các hoạt động một ngày của trẻ tại trường mầm non: đón, trả trẻ, các giờ học…

Ngoài ra, chương trình còn được xây dựng theo tính đồng tâm và phát triển

*Tính đồng tâm trong nội dung môn học (giữa các chủ đề ở từng lứa tuổi) Nội

dung chương trình khám phá MTXQ chủ yếu xoay quanh 2 chủ đề lớn là môitrường tự nhiên và xã hội Ở cả 3 lứa tuổi, trẻ đều được tìm hiểu về các yếu tố tựnhiên và xã hội theo từng chủ đề/ nhánh (trường mầm non, gia đình, bản thân…)

và được thực hiện qua các đề tài cụ thể, trong đó, yêu cầu nội dung trẻ tìm hiểumẫu giáo bé là cơ sở để trẻ tếp thu kiến thức ở các lứa tuổi tiếp theo Đồng tâmtrong một chủ đề/ nhánh của môn học: Với mỗi chủ đề/ đề tài cụ thể lại đòi hỏitrẻ phải có vốn hiểu biết nhất định về cùng đối tượng trẻ được làm quen trong chủđề/ đề tài đó

Ví dụ: GV cho trẻ tìm hiểu về đồ dùng, đồ chơi

+ Trẻ biết tên, đặc điểm, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi

+ Phân biệt, so sánh, phân loại đồ dùng, đồ chơi quen thuộc (hình dạng, kíchthước, màu sắc, chất liệu và công dụng)

*Tính phát triển: Nội dung môn học được cấu trúc nâng cao dần theo độ tuổi.

Nghĩa là cùng một chủ đề/ nhánh mà trẻ được làm quen thì yêu cầu về kiến thức,

kĩ năng đặt ra cho trẻ ở từng độ tuổi là khác nhau, trẻ càng lớn yêu cầu càng caohơn và nội dung làm quen rộng hơn

Ví dụ: GV vẫn cho trẻ tìm hiểu về đồ dùng đồ chơi

Tính phát triển

-Biết đặc điểm nổibật, công dụng vàcách sử dụng đồdùng, đồ chơi

- Đặc điểm, công dụng của đồ dùng, đồchơi và cách sử dụng chúng

- Mối liên hệ dơn giản giữa đặc điểm,cấu tạo với các sử dụng đồ dùng, đồ chơi

quen thuộc

-Phân biệt, so sánh2-3 đồ dùng, đồchơi, phân loại

- So sánh 2-4 đồdùng, đồ chơi

Phân loại, phân

- So sánh 1 số đồdùng, đồ chơi.Phân loại, phân

Trang 25

theo 1-3 dấu hiệu nhóm theo 2-4 dấu

hiệu

nhóm theo các dấu

hiệu

1.1.3.6 Phương pháp giáo dục khoa học cho trẻ:

Để giải quyết các mục đích của việc giáo dục khoa học cho trẻ làm quen MTXQ

ở trường mầm non có thể sử dụng tất cả các phương pháp và biện pháp dạy học

và giáo dục Các phương pháp cần hướng tới mục têu giáo dục khoa học chotrẻ: Giúp trẻ phát huy hết năng lực, khả năng sáng tạo, tư duy của mình một cáchtối ưu nhất để trẻ có thể thỏa sức tìm tòi, khám phá MTXQ

Có thể phân loại các phương pháp dạy học thành các nhóm theo các quanđiểm và têu chí khác nhau Mỗi cách phân loại đều có những ưu nhược điểm nhấtđịnh Một trong những cách phân loại hợp lí nhất đối với phương pháp giáo dụckhoa học cho trẻ đó là dựa vào nguồn kiến thức và đặc điểm tri giác thông tin.Theo cách phân loại này, phương pháp giáo dục khoa học cho trẻ có nhữngphương pháp sau:

* Phương pháp quan sát

Là cách thức GV tổ chức cho trẻ tri giác các sự vật, hiện tượng một cách có mụcđích, có hệ thống trong một thời gian nhất định mà không làm thay đổi quatrình diễn biến của sự vật, hiện tượng đó

Phương pháp quan sát giúp trẻ khám phá các đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng, rõnét của sự vật, hiện tượng xung quanh; phát triển năng lực quan sát, tính ham hiểubiết của trẻ đồng thời giáo dục sự gần gũi, gắn bó vơi thiên nhiên và cuộc sốngxung quanh

- Cách tến hành

+ Bước 1: Chuẩn bị nội dung cho trẻ quan sát

+ Bước 2: Sử dụng hệ thống câu hỏi để đàm thoại với trẻ

+ Bước 3: Tổ chức hướng dẫn trẻ qua sát và cho trẻ tự quan sát

+ Bước 4: Cho trẻ thảo luận, trình bày khái quát các đặc điểm, đặc trưng của đốitượng

+ Bước 5: Nhận xét, đánh giá

Trang 26

-Yêu cầu sư phạm

+ GV cần xác định rõ đối tượng cho trẻ quan sát Quan sát phải được tến hànhtrong điều kiện tư nhiên của hoạt động, phải đảm bảo tính tự nhiên của hiệntượng, quá trình nghiên cứu

+ GV xã định rõ ràng mục đích, nhiệm vụ quan sát

+ GV phải ghi lại kết quả quan sát

+ Sử dụng các phương tiện trực quan phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ

-Các bước tiến hành quan sát

+ Bước 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú

+ Bước 2: Nêu yêu cầu và đặt ra câu hỏi để kiểm tra vốn hiểu biết của trẻ

+ Bước 3: Đưa ra hệ thống câu hỏi đã xây dựng và tổ chức trò chuyện, thảo luận

để tìm hiểu đối tượng

+ Bước 4: Khái quát nội dung cần ghi nhớ

-Yêu cầu sư phạm

+ GV đưa ra các câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; phù hợp với mục đích, yêucầu, nội dung bài học

+ Phù hơp với đặc điểm và trình độ nhận thức của tỏi có trẻ Câu hỏi có tác dụngkích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện

+ Các câu hỏi sắp xếp phù hợp với logic nhận thức và logic nội dung đàm thoại:

từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng,…

+ GV đưa ra câu hỏi một cách nhẹ nhàng, mang tính chất động viên, kích thíchtrẻ suy nghĩ trả lời

Trang 27

+ Tổ chức đàm thoại dưới nhiều hình thức, ngữ điệu khác nhau

+ Trong quá trình đàm thoại GV khen ngợi khi trả lời đúng và động viên khi trẻsai; chú ý sửa sai, uốn nắn cho trẻ

*Phương pháp trò chơi: là cách thức GV tổ chức cho trẻ làm quen với MTXQ

thông qua việc chơi các trò chơi một cách có mục đích, có kế hoạch

Phương pháp trò chơi giúp củng cố, bổ sung, phát triển tri thức về các sựvật, hiện tượng xung quanh Rèn luyện các kĩ năng nhận thức và kĩ năng xã hội:quan sát, so sánh, phân loại, hợp tác, thỏa thuận và làm việc trong nhóm bạn bè.Đây là những kĩ năng khám phá khoa học cơ bản

- Cách tiến hành

+ Bước 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú và giới thiệu tên trò chơi

+ Bước 2: Phổ biến cách chơi và luật chơi

+ Bước 3: Cho trẻ chơi mẫu

+ Bước 4: Tổ chức cho trẻ chơi

+ Bước 5: Nhận xét, đánh giá và kết luận

- Yêu cầu sư phạm

+ Trò chơi cần phải đảm bảo tính giáo dục, phù hợp với mục tiêu và nội dung bàihọc

+ Trò chơi phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức của trẻ

+ Trò chơi được sử dụng đúng thời điểm, địa điểm và điều kiện thực tễn

+ Trong quá trình chơi cần đảm bảo sự tham gia của tất cả các trẻ, đảm bảo antoàn khi chơi

+ Kết thúc chơi cần nhận xét, đánh giá kết quả và ý thức của chơi của trẻ

*Phương pháp giảng giải, giải thích

Là cách thức GV dùng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở sử dụng mộtcách phù hợp với điệu bộ, cử chỉ nhằm động viên khuyến khích cho trẻ mạnh dạngiao tếp với đồ vật, với mọi người xung quanh Tạo tình huống thích hợp để trẻbộc lộ ý muốn chia sẻ những cảm xúc với người khác bằng lời nói và hành động cụthể

Thông qua đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc hơn, trôi chảy hơn

Trang 28

- Cách tiến hành

+ Bước 1: Nêu nội dung cần giảng giải, giải thích

+ Bước 2: Sử dụng lời nói để giảng giải, giải thích

+ Bước 3: GV khái quát lại và đưa ra kết luận

- Yêu cầu sư phạm

+ GV cần giảng giải, giải thích một cách cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu nhất có thể đểtrẻ có thể tếp thu được và phải phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ

+ Trẻ phải chú ý tập trung khi cô nói

*Phương pháp thí nghiệm

Là cách thức GV tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm hay hướng dẫn trẻ môphỏng, tái tạo các quá trình, sự vận động, phát triển của một số sự vật, hiện tượngtrong thực tế khách quan nhằm phát hiện, kiểm nghiệm các đặc tính, tính chất củađối tượng

Phương pháp này nhằm tạo điều kiện cho trẻ nhận biết một cách chính xác cácthuộc tính, đặc điểm, quá trình sinh trưởng của sự vật, hiện tượng và các mốiquan hệ giữa chúng Đây là những thuộc tính của sự vật, hiện tượng mà trẻkhông thể nhận biết được một cách nahnh chóng và hiệu quả bằng quan sát thôngthường

Hơn nữa, thí nghiệm giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, so sánh, đối chiếu.phán đoán và tính ham hiểu biết của trẻ Giáo dục ý thức tự giác, giữ gìn và bảo vệthiên nhiên, môi trường

-Cách tiến hành

+ Bước 1: GV nêu tên, mục đích thí nghiệm và giả thuyết khoa học

+ Bước 2: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm

+ Bước 3: Tổ chức cho trẻ thực hiện thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra

GV chú ý quan sát và hướng dẫn trẻ thực hiện

+ Bước 4: Trình bày kết quả thí nghiệm và cùng thảo luận nhận xét, đánh giá.+ Bước 5: Kết luận về giả thuyết khoa học và rút ra nội dung cần ghi nhớ

Trang 29

-Yêu cầu sư phạm

+ Thí nghiệm phải đảm bảo tính chính xác và khoa học; phù hợp với mục têu, kĩnăng và trình độ nhận thức của trẻ

+ Thí nghiệm phải phản ánh đúng bản chất đối tượng, bản chất các quá trình, sựvận động, sự biến đổi các sự vật, hiện

tượng

+ Thí nghiệm được sử dụng đúng thời điểm, địa điểm và phù hợp với điều kiệnthực tễn

+ Thí nghiệm phải tạo cơ hội cho trẻ dự đoán kết quả và kiểm chúng giả thuyết,

từ đó xây dựng niềm tin khoa học ở trẻ

+ Khi tến hành thí nghiệm, GV cần chú ý quan sát trẻ, quan tâm kích thích trí tò

mò, ham hiểu biết của trẻ, đảm bảo mọi trẻ đề được tham gia thí nghiệm, đảmbảo an toàn cho trẻ

*Phương pháp dạy học nêu vấn đề: Là phương pháp trong đó GV tạo ra những tình

huống có vấn đề, dẫn dắt để trẻ phát hiện ra vấn đề , hoạt động tự giác, tích cực,chủ động, sáng tạo để giải quết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rènluyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác

Phương pháp này đòi hỏi trẻ phải tích cực suy nghĩ, tìm tòi, tư duy để pháthiện ra tình huống có vấn đề mà cô giáo cho, từ đó, tìm ra cách giải quyết vấn đềtheo cách của riêng trẻ

-Cách tiến hành

+ Bước 1: Ổn định – gây hứng thú

+ Bước 2: Nêu tình huống có vấn đề

+ Bước 3: Tìm cách giải quyết vấn đề và trình bày cách giải quyết vấn đề

+ Bước 4: GV khái quát và kết luận

-Yêu cầu sư phạm

+ Cần nêu tình huống có vấn đề cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu để trẻ có thể phát hiện

ra vấn đề và tìm cách giải quyết

Trang 30

+ Các vấn đề phải phù hợp với nội dung, mục têu, và phải phù hợp với trình độnhận thức của trẻ, kích thích sự tư duy,suy nghĩ, sáng tạo của trẻ.

+ Các vấn đề đảm bảo tính khoa học và logic, đi từ cái dễ đến cái khó, từ đơngiản đến phức tạp

+ GV gợi ý khi trẻ chưa tìm ra cách giải quyết và vấn đề nêu ra phải phù hợp vớiđiều kiện thực tễn

+ Đảm bảo các trẻ phải được tham gia

*Phương pháp thảo luận nhóm

Đây là phương pháp mà trong đó GV sẽ tập hợp trẻ thành hai hay nhiềunhóm gộp lại, cùng đặt ra một mục têu nhất định để hoàn thành những công việcchung, các thành viên trong nhóm phải tự nhận thức bản thân của mình như mộtcác thể trong xã hội, đồng thời cũng phải nhận thức việc làm của mình sẽ có ý kiếnquan trọng trong một môi trường tập thể như thế nào?

Phương pháp này đang được sử dụng rất rộng rãi Nó không chỉ giúp trẻhòa đồng hơn với MTXQ mà còn giúp trẻ có được kết quả tốt nhất trong học tập vàlao động Làm việc nhóm sẽ giúp trẻ tự tn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng địnhbản thân mình trong môi trường tập thể, đồng thời giúp trẻ có thể phát huy cátính, tự sáng tạo, biết hợp tác với những đứa trẻ khác để hoàn thành những côngviệc chung

-Các bước tiến hành thảo luận nhóm

+ Bước 1: Lựa chọn nội dung cần thảo luận

+ Bước 2: Chia nhóm và giao nhiệm vụ

+ Bước 3: Tổ chức thảo luận GV chú ý quan sát, hướng dẫn trẻ thảo luận

+ Bước 4: Trình bày kết quả thảo luận

+ Bước 5: Tổng kết, đánh giá

-Yêu cầu sư phạm

+ Cần đưa ra nhiệm vụ thảo luận cụ thể, rõ ràng cho từng nhóm và phải cóhướng dẫn cụ thể và định hướng cách thức thảo luận, trình bày cho trẻ

+ Nhiệm vụ thảo luận phù hợp với kĩ năng và đặc điểm nhận thức của trẻ, tạocho trẻ hứng thú suy nghĩ, trao đổi

Trang 31

+ GV có thể gợi ý cho trẻ khi cần, chú ý quan sát khi các nhóm thảo luận để cóthể đưa ra những gợi ý phù hợp.

*Phương pháp trải nghiệm

Là cách thức GV cho trẻ tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kếtlại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, tiềm năng của bản thân trẻ Đây

là phương pháp học rất hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực Phương pháp này là việc học thông qua làm GV cung cấp các kiến thức cho trẻ thông qua đó cho trẻ được thực hành và trải nghiệm dựa trên các lí thuyết đó Phương pháp này có vai trò quan trọng trong việc giáo dục khoa học cho trẻ vì qua phương pháp này GV có thể tăng cường kĩ năng, hiểu biết cho trẻ, phát huy trí tưởng tượng, thông minh, kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ về thế giới xung quanh trẻ Để làm được điều đó GV cần phải thường xuyên cho trẻ thực hành- trải nghiệm để phát huy tối đa năng lực của trẻ

- Cách tiến hành trải nghiệm

+ Bước 1: Ổn định tổ chức- gây hứng thú: GV cho trẻ ra địa điểm để hoạt độngtrải nghiệm Nêu mục đích, yêu cầu trải nghiệm; tạo hứng thú trẻ vào nội dung trảinghiệm

+ Bước 2: Cho trẻ tự trải nghiệm Trẻ/ nhóm trẻ trải nghiệm, quan sát các đốitượng theo ý thích Khuyến khích trẻ trao đổi và nhận xét về đối tượng

+ Bước 3: Tổ chức hướng dẫn trẻ trải nghiệm GV nêu yêu cầu với trẻ Tổ chứchoạt động có chủ đích, cho trẻ quan sát, trải nghiệm và cùng đàm thoại, traođổi, thảo luận để cùng khám phá các đối tượng trong giờ trải nghiệm Cho trẻ trìnhbày thảo luận, nêu cảm nhận về đối tượng

+ Bước 4: Tổ chức cho trẻ hoạt động Ví dụ: Cho trẻ chơi trò chơi phù hợp vớichủ đề, làm một số công việc lao động đơn giản, vừa sức, sưu tầm các đối tượng( hoa, lá, quả, vv…) hay cho trẻ vẽ, cắt, dán, nặn…

+ Bước 5: GV nhận xét, đánh giá, kết luận GV nhận xét tnh thần, thái độ của trẻđồng thời khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động

- Yêu cầu sư phạm

Trang 32

+ Nội dung trải nghiệm phải phù hợp với đặc điểm và trình độ nhận thức của trẻđồng thời phải phát huy được sự hứng thú của trẻ, tích cực, chủ động tham giavào hoạt động.

+ Trải nghiệm phải được sử dụng đúng thời điểm, địa điểm và phù hợp với điềukiện thực tễn

+ Khi tổ chức cho trẻ trải nghiệm, GV phải chú ý quan sát trẻ, đảm bảo cho mọitrẻ đều được tham gia vào trải nghiệm

1.1.3.7 Hình thức giáo dục khoa học cho trẻ

a Tiết học/ trên lớp học ( Hoạt động học có chủ đích)

Tiết học là một hình thức dạy học do giáo viên tổ chức tại thời điểm nhất địnhtrong ngày và bắt buộc đối với tất cả trẻ trong lớp, nhằm thực hiện nhiệm vụ, nộidung giáo dục cụ thể theo kế hoạch đã xây dựng

Trong việc tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, tết học là mộttrong những hình thức cơ bản Tiết học giúp hình thành kiến thức, rèn luyện các kỹnăng một cách có hệ thống dựa trên khả năng của trẻ, đặc điểm, hoàn cảnh củamôi trường xung quanh và điều kiện của trường, lớp Trên tết học, dưới sự hướngdẫn của giáo viên, hệ thống kiến thức, kỹ năng đơn giản được hình thành ở tất cảtrẻ trong nhóm, lớp, đáp ứng được yêu cầu của chương trình tốt hơn so với cáchình thức ngoài tết học (hoạt động ngoài trời, tham quan, hoạt động trong cácgóc ) Tiết học có thể làm chính xác hoá, hệ thống hoá mở rộng, làm sâu sắc hơnkiến thức cho trẻ, có thể rèn luyện các kỹ năng nhận thức và kỹ năng xã hội mộtcách tích cực và đồng bộ, có chủ đích Trên tết học, giáo viên sử dụng các phươngpháp, biện pháp khác nhau phụ thuộc vào loại tết học, vào mục têu, nội dungchính của tết học Với mục têu hình thành những biểu tượng ban đầu cho trẻ vềthế giới xung quanh, giáo viên nên sử dụng phương pháp quan sát, xem tranh ảnh,băng hình, đọc tác phẩm văn học, kể chuyện Với mục têu nhằm chính xác hoá,củng cố, mởrộng kiến thức, ngoài những

Trang 33

Phương pháp trên, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ lao động hay sử dụng tròchơi Với mục tiêu nhằm hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức nên sử dụngphương pháp đàm thoại, trò chơi,

Ví dụ: Trong tết học khám phá MTXQ

-Mục đích- yêu cầu

Chủ đề: Thế giới thực vật

Đề tài: Các loại rau

+ Trẻ biết tên gọi, hình dáng, cấu tạo, lợi ích của các loại rau

+ Mở rộng vốn hiểu biết về các loại rau khác

+ Rèn kĩ năng quan sát, tư duy, sáng tạo của trẻ

+ Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời biết yêu quí và bảo vệ thiên nhiên.Qua đó thì GV dạy trẻ cách chăm sóc, bảo vệ các loại rau cũng như các loại câytrồng khác Trẻ biết được các kĩ năng chăm sóc cây: tưới nước cho cây, bón phâncho cây, nhổ cỏ, nhặt lá vàng, lá úa và bắt sâu cho cây,…

- Hướng dẫn trẻ tưới nước

Các con ạ, để cho cây được tươi tốt thì chúng mình phải tưới nước cho cây, nhưthế cây mới có thể phát triển được Khi tưới nước cho cây thì chúng mình phải tướivừa đủ ẩm, không tưới nhiều cũng không tưới ít sẽ làm cho cây không phát triểnđược

b Tham quan

Giáo viên có thể tổ chức cho các bé tham quan, tìm hiểu về các phòng ban, cáchoạt động trong nhà trường, qua đó tích hợp giáo dục cho trẻ về bảo vệ môitrường như sau: Con hãy kể xem trường chúng ta có những khu vực nào? Các conthấy khu nào bẩn, khu nào sạch, vì sao? Sân trường hôm nay sạch hay bẩn, vìsao? Cần làm gì để sân trường luôn sạch, mát và đẹp

Hay như với chủ đề về thế giới thực vật, cô và trò có thể cùng chơi trò chơi: hoa

nở Trò chuyện một số loại hoa và giáo dục các cháu biết bảo vệ, chăm sóc hoa,không bẻ cây, ngắt lá hoa

Trang 34

Sau khi dạy các cháu học, GV có thể giáo dục các cháu sẽ chăm sóc cây xanhbằng cách xới đất, tưới cây, bắt sâu cho cây v.v… hoặc có thể tổ chức cho lớp đọcthơ dưới các hình thức khác nhau.

c Hoạt động góc

Hoạt động vui chơi mà đặc biệt là trò chơi phân vai theo chủ đề, trẻ có dịp trảinghiệm các mối quan hệ của con người trong xã hội, giữa con người với con người,con người với MTXQ Từ đó trẻ có thể học được những thái độ, hành vi tích cực,góp phần vào việc bảo vệ môi trường

Ví dụ: Ở góc thư viện GV có thể để nhiều cuốn truyện có nhiều hình vẽ về bảo vệmôi trường cho các bé xem và gần gũi hỏi các bé những hình ảnh bảo vệ môitrường nào đúng hoặc những hình aenh nào cho thấy đang phá hoại môi trường.Hoặc góc thiên nhiên, cô cho các cháu tự chăm sóc những cây hoa, chậu câyxanh, bắt sâu hoặc nhổ cỏ, tưới cây

Từ đó các cháu biết bảo vệ thiên nhiên và có ý thức hơn trong việc giữ gìn bảo vệmôi trường và khi chơi xong đồ chơi các cháu cũng đã có thói quen sắp xếp đồ chơingăn nắp trên kệ

d Hoạt động ngoài trời

Tổ chức các trò chơi, hát, đọc thơ, kể chuyện, ca dao, đồng dao… về bảo vệ môitrường để khắc sâu những hành vi tốt và tránh những hành vi xấu ảnh hưởngđến môi trường

“ Ví dụ: Ở chủ đề thế giới thực vật, cô cho các bé quan sát các cây xanh trongsân trường và trò chuyện về những lợi ích của cây xanh đối với môi trường sống vànếu như chặt phá cây thì sẽ ảnh hưởng như thế nào hoặc tổ chức cho các bé nhặtnhững lá cây quanh trường để làm đồ chơi và những lá cây nào không thể chơiđược thì các bé cũng tự biết bỏ vào thùng rác để làm sạch sân trường, các bécũng biết bảo vệ vườn hoa của trường như không hái hoa, bẻ cành và trong khichơi thì không dẫm đạp lên cỏ”

Trang 35

Để giúp trẻ có một số hành vi và thái độ bảo vệ môi trường, giáo viên có thể tổchức cho trẻ các hoạt động như sau: Nhặt lá làm sạch sân trường, chăm sóccây-

Trang 36

hoa, theo dõi sự phát triển của cây, lau chùi đồ dùng, đồ chơi, không xả rác bừa bãi nơi công cộng.

Trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, nội dung giáo dục gắn vớibảo vệ môi trường cho trẻ tích hợp theo từng chủ đề, từng hoạt động cụ thể

Căn cứ vào nội dung từng chủ đề và các hoạt động trong ngày, GV có thể lựachọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và phương pháp tích hợp phù hợpthông qua các hoạt động một ngày của trẻ

e Sinh hoạt hằng ngày

Trong chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trường mầm non, ngoài hình thức hoạtđộng học có chủ đích (tiết học), hoạt động ngoài trời, chơi và hoạt động ở các góccòn có

các hình thức: đón trẻ, vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ, hoạt động chiều

Nội dung giáo dục khoa học cho trẻ trong sinh hoạt hằng ngày là những nội dungphù hợp với chủ đề đang thực hiện và tận dụng, khai thác triệt để các tìnhhuống xảy ra trong các thời điểm của sinh hoạt hằng ngày Ví dụ: có cơn giôngbất chợt xảy ra; có bác thợ điện vào sửa đèn (quạt) trong lớp; có đoàn kiểm trahoặc khách tham quan vào lớp; có một con cá trong bể bị chết nổi lên

f Tổ chức lễ, hội:

Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quanđến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (Tết Trung thu, Ngày hộiđến trường, Tết cổ truyền, sinh nhật của trẻ, Ngày hội của các bà, các mẹ, các cô,các bạn gái (8.3), Tết thiếu nhi (ngày 1/6), Ngày ra trường…)

Mỗi ngày lễ hội có ý nghĩa và nội dung riêng Giáo viên cần khai thác, tận dụng

để giáo dục trẻ, để cho ngày lễ hội thực sự là một hình thức tốt giúp trẻ hoà nhập,đắm mình vào cuộc sống phong phú của xã hội, vào các sự kiện có ý nghĩa của quêhương, đất nước Tuỳ thuộc vào nội dung, ý nghĩa của ngày lễ hội mà nhà trườnghay giáo viên trong lớp tổ chức sao cho ngày lễ hội thực sự có ý nghĩa đối với trẻ.Ngày lễ hội phải được tổ chức hấp dẫn, vui vẻ, tự nhiên và linh hoạt

1.1.4 Đặc điểm học tập của trẻ 5- 6 tuổi

Trang 37

1.1.4.1 Đặc điểm tâm lí

Trang 38

Học tập ở mẫu giáo lớn vẫn là “Học mà chơi chơi mà học” Học theo nghĩa làchơi theo một trình tự hành động gần giống như học.

Ở trẻ 5- 6 tuổi phát triển cả 3 loại tư duy nhưng tư duy hành động trực quanvẫn chiếm ưu thế Ở giai đoạn này, quá trình nhận thức của trẻ mang tính trựcquan cụ thể, trẻ nhận thức chủ yếu qua hoạt động tri giác (qua việc sử dụng cácgiác quan) Tri giác của trẻ gắn với hoạt động thực tễn, trí nhớ mang tính chất hìnhảnh, cụ thể, trực tếp Ớ 5-6 tuổi cảm giác của trẻ đang phát triển và dần hoànthiện Đối tượng gây xúc cảm cho trẻ chủ yếu là các sự vật, hiện tượng, hình ảnh

Hơn nữa trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của trẻ giai đoạn này rất phát triển.Ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi có sự phát triển vượt bậc

Trẻ sử dụng thành thạo tếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày Trẻ nắmvững ngữ âm, ngữ điệu và sử dụng chúng một cách phù hợp với nội dung giao tếp:Trẻ biết đọc diễn cảm, biết dùng điệu bộ bổ sung cho ngôn ngữ nói

Vốn từ và cơ cấu ngữ pháp phát triển Ngôn ngữ tình huống do giao tếp vớingười xung quanh bằng những thông tn mà trẻ trực tếp tri giác được trongkhung

Trang 39

Chính vì sự phát triển hoàn thiện về các mặt tâm lí trên nên trẻ có thể dễdàng thực hiện các hoạt động chơi, trải nghiệm do GV tổ chức.

1.1.4.2 Đặc điểm sinh lí

Giai đoạn 5-6 tuối là thời kì hệ thần kinh phát triển nhanh nhất trong cả cuộcđời trẻ Cường độ và tính linh hoạt của các quá trình thần kinh tăng lên Trẻ 6tuổi có thể tập trung chú ý vào một đối tượng nhất định trong thời gian 15- 20phút Đồng thời, ở lứa tuổi này, vai trò của hệ thống tín hiệu thứ 2 càng tăng lên

Tư duy băng từ càng tăng lên, ngôn ngữ bên trong xuất hiện Chức năng khái quáthóa của từ đã có bước nhảy vọt và gần như ở người lớn Ở giai đoạn này, trẻ cóvốn từ khá nhiều và chúng có thể dùng ngôn ngữ để đáp lại ngôn ngữ [2] Nhờcác đặc điểm phát triển tương đối hoàn thiện này mà trẻ có thể tham gia các hoạtđộng trải nghiệm tốt hơn

Trẻ 5- 6 tuổi đã có khả năng phân biệt được một số màu trung gian Trẻ càng lớnthì khả năng thu nhận và phân biệt những kích thích (hình dạng, màu sắc…) càngphong phú Cảm giác khướu giác được tăng lên và khả năng này nhạy hơn so vớingười lớn

Ở 5-6 tuổi chủ yếu các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể trẻ dần hoàn thiện,đặc biệt là chức năng vận động, phối hợp các động tác, cơ lực phát triển nhanh Trẻ

có thể cử động các ngón tay một cách chính xác, phối hợp chúng một các h khéoléo và rất đa dạng Chẳng hạn: trẻ có thể học vẽ, chơi đàn, cắt bằng kéo…Sự kếthợp khéo léo của cơ tay cơ chân có vai trò quan trọng giúp trẻ thực hiện dễdàng các hoạt động trải nghiệm Chính các đặc điểm phát triển sinh lí đã tạo điềukiện thuận lợi cho trẻ 5-6 tuổi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm

1.1.4.3 Đặc điểm thể chất

Ở giai đoạn 5-6 tuổi, trẻ trở nên cứng cáp hơn, biết tự lực, rất hiếu động vàkhông biết mệt mỏi, các vận động của trẻ dần dần đi đến hoàn thiện Trẻ đangtrong vận động liên tục và chúng có vẻ như không thể ngồi yên một chỗ Chúng cósức chịu đựng tốt hơn và hiếm khi thừa nhận mình mệt mỏi ngay cả khi chúngmệt thật sự Vì vậy, sự vận động của trẻ phải được người lớn theo dõi, kiểm tra

Trang 40

Trẻ có thể thực hiện những động tác Vận động quen thuộc bằng nhiều cáchtrong một thời gian dài, với lượng vận động lớn hơn các trẻ giai đoạn khác Các vậnđộng của trẻ đã đạt mức độ chính xác, nhịp nhàng, nhịp điệu ổn định, biết phốihợp vận động của mình với các bạn [9] Do đó mà trẻ dễ dàng thực hiện các hoạtđộng thực hành- trải nghiệm.

Mặt khác, ở giai đoạn này cơ thế trẻ trở nên dẻo dai, trẻ rất nhanh nhẹn và cóthế thực hiện thành thạo các động tác đòi hỏi có sự phối hợp của các bộ phậntrên cơ thế Các ngón tay của trẻ không những cố thể hoạt động tự do màđộng tác còn nhanh hẹn và hoàn chỉnh hơn, nên trẻ có thể cầm bút để vẽ, đồngthời thực hiện được nhiều động tác mới và tnh tế hơn trong các hoạt động trảinghiệm [9]

Ở lứa tuổi này cơ thể trẻ có khả năng thích nghi, chống chịu tốt hơn với nhữngbiến đổi của khí hậu và môi trường Điều này, tạo cho trẻ có điều kiện trải nghiệmtrong các môi trường khác nhau, điều kiện khác nhau giúp cho hoạt độngtrải nghiệm diễn ra thuận lợi

1.1.5 Trải nghiệm và học tập qua trải nghiệm

- Trải nghiệm là kiến thức mà ngay lập tức cho chủ thể ý thức được và có cảm giáctếp xúc trực tếp với thực tế, cho dù đó là một thực tế bên ngoài của các đốitượng và tình huống (nhận thức) hoặc các thực tại của trạng thái ý thức (quanniệm, những kỉ niệm, xúc động…)

* Trải nghiệm dưới góc nhìn sư phạm được hiểu theo một vài ý nghĩa nhưsau:

Ngày đăng: 06/01/2020, 12:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thanh Âm (2005), Giáo dục học mầm non, NXBĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non
Tác giả: Đào Thanh Âm
Nhà XB: NXBĐHSP
Năm: 2005
2. Lê Thanh Vân (2006), Giáo trình sinh lí học trẻ em, NXBĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo trình sinh lí học trẻ em
Tác giả: Lê Thanh Vân
Nhà XB: NXBĐHSP
Năm: 2006
3. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (chủ biên) (2005), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXBĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Tuyết (chủ biên)
Nhà XB: NXBĐHSP
Năm: 2005
4. Lê Thị Ninh (2006), Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, NXBĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
Tác giả: Lê Thị Ninh
Nhà XB: NXBĐHSP Hà Nội
Năm: 2006
5. TS. Hoàng Thị Oanh- TS. Nguyễn Thị xuân, Giáo trình phương pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp cho trẻmầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh
Nhà XB: NXBGD
6. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2005), Giáo dục mầm non những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXBĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo dục mầm non những vấn đề lí luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Nhà XB: NXBĐHSP
Năm: 2005
7. John Deway (2008), Dân chủ và giáo dục (Phạm Anh Tuấn dịch), NXB Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân chủ và giáo dục
Tác giả: John Deway
Nhà XB: NXB Tri thức
Năm: 2008
8. Phạm Anh Tuấn (biên dịch) (2008), Kinh nghiệm và giáo dục, NXB Tri Thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm và giáo dục
Tác giả: Phạm Anh Tuấn (biên dịch)
Nhà XB: NXB Tri Thức
Năm: 2008
9. TS. Lê Trường Sơn Trấn Hải, Giáo trình phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, NXB ĐHSPHN2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp giáo dục thể chất cho trẻmầm non
Nhà XB: NXB ĐHSPHN2
10. TS. Lê Thu Hương, Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề (trẻ 5-6 tuổi) Khác
11. Các nguồn Internet, một số trang web - http://w w w.go o gle.c o m . vn - http://w i kipedia. co m Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w