1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non thọ thế

26 219 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học lấy trẻ làm trung tâm đối với trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Thọ Thế.Vấn đề tạo hứng thú cho trẻ trong lý luận dạy và học có những

Trang 1

2.1 Cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu quả hoạt động

khám phá khoa học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đối với

trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Thọ Thế

4

2.2 Thực trạng của việc tổ chức hoạt động khám phá khoa

học cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm ở

trường mầm non Thọ Thế - H Triệu Sơn trước khi áp dụng

sáng kiến

5

2.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá

khoa học cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm ở

trường mầm non Thọ Thế

6

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động

giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 19

Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội

đồng đánh giá xếp loại

23

1 Mở đầu

Trang 2

1.1 Lí do chọn đề tài:

Năm học 2018-2019 ngành học mầm non bước sang năm thứ ba thực hiệnchương trình giáo dục mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Muốn nângcao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viêngiỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹnăng nghiệp vụ sư phạm, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ gần gũi trẻ Biết ứng dụngcông nghệ thông tin và khai thác những thông tin trên mạng nhằm áp dụng vàocác hoạt động thiết thực một cách hợp lý và mang tính giáo dục cao Biết phốihợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ để nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ Tăng cường

tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

Có thể nói thực hiện mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì các hoạtđộng trải nghiệm ngày càng đóng vai trò quan trọng mà trọng tâm là hoạt độngkhám phá khoa học; bởi trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá môitrường xung quanh; thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điềumới lạ hấp dẫn và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn đượckhám phá Khám phá khoa học mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú,

đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa

lá, chim ….) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mốiquan hệ của con người với nhau …) và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình, vìthế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về chúng Khám phá khoahọc đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ởtrẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp,… nhờ vậy khảnăng cảm nhận, tư duy của trẻ sẽ nhạy bén, chính xác, những biểu tượng, kếtquả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn Qua những thínghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm non sẽ hình thành ởtrẻ những biểu tượng và chính là cơ sở khoa học sau này của trẻ

Bản thân tôi trực tiếp được tham gia khóa học bồi dưỡng thường xuyênqua đợt tập huấn module trực tuyến của Bộ giáo dục trong đó có module dànhcho bậc mầm non đề cập đến phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thiết

kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập kế hoạch trên quanđiểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Nắm bắt và áp dụng ngay trong lớp học nơiđơn vị công tác tôi nhận thấy khám phá khoa học là bộ môn mang tính ứng dụngcao và đặc biệt cần chú ý đến đặc điểm cá nhân, nhu cầu, hứng thú của trẻ trong

đó có sự phù hợp về điều kiện đơn vị và địa phương trẻ sinh sống nhưng khôngđược tách rời mục tiêu chung của giáo dục, đặc biệt là việc chuẩn bị hành trangcho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vào lớp 1

Để tổ chức hoạt động khám phá khoa học đồng thời giúp trẻ hứng thú tiếpcận và học tốt hoạt động khám phá khoa học bản thân rất trăn trở, làm thế nào đểtạo được hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động khám phá khoa học? Và tôi đã

tìm ra “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Thọ Thế”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trang 3

Việc xây dựng hoạt động dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khảnăng của trẻ, bản thân mong muốn đưa ra một số giải pháp phù hợp nhất với trẻ5-6 tuổi lớp A2 để hình thành thói quen chủ động, thích tự trải nghiệm khám phá

về thế giới xung quanh nhằm tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, khôngchỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thểchất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ Đồng thời, thông qua nghiên cứu lầnnày thu hút được sự tham gia của phụ huynh, các tổ chức, đoàn thể khác có tráchnhiệm cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục trẻ Từ đó rút ra được một

số bài học cho bản thân, đồng nghiệp và nhà trường cũng như tự học tập nângcao kiến thức, tay nghề, kỹ năng sư phạm

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa họccho trẻ mẫu giáo 5-6 theo hướng lấy trẻ làm trung tâm áp dụng trực tiếp cho trẻ5-6 tuổi ở trường mầm non Thọ Thế, Huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hóa

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:

Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin

Phương pháp thống kê xử lý số liệu:

Phương pháp trực quan, thực hành, trải nghiệm

Phương pháp đánh giá trẻ mầm non

2 Nội dung

Trang 4

2.1 Cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học lấy trẻ làm trung tâm đối với trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Thọ Thế.

Vấn đề tạo hứng thú cho trẻ trong lý luận dạy và học có những quan niệmkhác nhau về vai trò của giáo viên và học sinh, nhưng quy tụ lại có hai hướng:Hoạt động lấy giáo viên làm trung tâm hoặc hoạt động lấy học sinh làm trungtâm Những năm gần đây các tài liệu giáo dục ở nước ngoài và trong nướcthường nói tới việc cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâmsang dạy học lấy trẻ làm trung tâm, đây là một xu hướng tất yếu của nền giáodục mà chúng ta đang áp dụng hiện nay.[1]

Trong công tác giảng dạy người giáo viên luôn quan tâm trước hết đếnviệc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền thụ tới trẻ cho hết nội dung quyđịnh trong chương trình, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những lời côdạy Cũng từ đó hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ

Để khắc phục tình trạng đó, cần phát huy tính tích cực chủ động học tậpcủa trẻ, quan tâm đến nhu cầu khả năng của mỗi cá nhân trẻ trong tập thể lớp.Các phương pháp “Dạy học tích cực”, “Lấy người học làm trung tâm” đã đưa lạihiệu quả cao

Theo tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu đời tại ViệtNam cho biết “Cách tiếp nhận tốt nhất để giáo dục các phương pháp dạy họctích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện

và giải quyết vấn đề cho trẻ là cách tiếp cận tốt, thường thể hiện tính tích hợpcao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ”[1] Hiện nay trên thế giới

có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục đầu đời được các nhà chuyêngia giáo dục đánh giá cao Mỗi mô hình, cách tiếp cận có thể có những ưu điểm

và nhược điểm khác nhau, nhưng hầu hết các nhà giáo dục hàng đầu trên thếgiới đều thừa nhận những mô hình kể trên đều tốt

Tại trường mầm non Thọ Thế, căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học2018-2019 của trường: Chương trình giáo dục Mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổsung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theoThông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/07/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo: Hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi”[3] thông quacác hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sốngxung quanh trẻ

Chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi đứatrẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứngtối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục.[2]

Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trungtâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy vàkhả năng giải quyết vấn đề “Giaó viên tạo cơ hội cho trẻ tích cực hoạt động,chú trọng hướng dẫn trẻ bằng phương pháp trải nghiệm, khám phá, quan sát, bắtchước, sáng tạo, tưởng tưởng, thử nghiệm, thực hành giao tiếp, giải quyết nhiệm

vụ, học có hướng dẫn,…tương tác theo cá nhân, nhóm và cả lớp, thông qua chơi

Trang 5

là chủ yếu.”[2] Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám pháthì trẻ có thể được phát triển tư duy sáng tạo, có nhiều cơ hội phát triển ngônngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức Nhữnglợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đó chính

là cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

2.2 Thực trạng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi theo

hướng lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Thọ Thế.

a Thuận lợi

Trường mầm non Thọ Thế có cơ sở khang trang với 10 phòng học, mộtdãy nhà hiệu bộ, 1 phòng chức năng, 1 phòng y tế; sân chơi rộng rãi an toàn, cócây xanh bóng mát và đồ chơi ngoài trời theo quy định;

Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáoviên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như mở các lớp bồi dưỡng côngnghệ thông tin cho giáo viên, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ…

Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em vàthường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình

Năm học 2018-2019 tôi được nhà trường phân công đứng lớp mẫu giáoA2 (5-6 tuổi) với tổng số trẻ là 26 trẻ trong đó có 11 nam, 15 nữ, không có trẻdân tộc; không có trẻ khuyết tật; đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt;lớp được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng thuận tiện như: đàn, ti vi, phù hợp với trẻ Bản thân có trình độ trên chuẩn; tâm huyết với ngành học, yêunghề mến trẻ có phẩm chất nghề nghiệp, nghiệp vụ sư phạm tốt có tinh thần cầutiến và là giáo viên cốt cán của trường

b Khó khăn

Đa số ở độ tuổi này trẻ còn mải chơi, chưa tập trung chú ý trong học tập;nhiều phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc tham giatrải nghiệm và tổ chức hoạt động khám phá khoa học đối với sự phát triển củatrẻ, thường phụ huynh chỉ quan tâm xem con mình đã đọc, viết được chữ cái haychưa mà không quan tâm đến các mặt khác

Trẻ còn thụ động, ít có sự tự tin mạnh dạn và cũng ít có nhu cầu hứng thúđược tham gia, vốn kiến thức rất hạn chế nên trẻ chưa phát huy được hết tínhtích cực của mình khi tham gia vào hoạt động khám phá khoa học cũng như cáchoạt động khác

Kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việchuy động sự tham gia của phụ huynh

Trong thực tế khi giáo viên tổ chức cho trẻ trải nghiệm thì còn lúng túng,chưa linh hoạt, sáng tạo trong quá trình giảng dạy Chưa có nhiều kỹ năng trongviệc sử dụng biện pháp gây hứng thú, thường là câu hỏi đóng, không lấy trẻ làmtrung tâm nên chưa phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ Cách xây dựng kếhoạch, lựa chọn mục tiêu, lối dẫn dắt lôi cuốn trẻ còn nhiều hạn chế; đa số giáoviên còn dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều,nói nhiều; trẻ ít được thực hành trao đổi

Trang 6

Qua khảo sát chất lượng của trẻ lớp A2 đầu tháng 9/2018 cho thấy hứngthú tham gia vào giờ học của trẻ còn thấp; tỉ lệ trẻ có ý thức tự thực hiện tốt yêucầu của tiết học, nắm vững kiến thức vận dụng linh hoạt sáng tạo vào thực tếchưa cao; đặc biệt khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của trẻ rấtthấp (Xem phụ lục 1)

2.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học

cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Thọ Thế”.

2.3.1 Giải pháp thứ nhất: Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho bản

thân

Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào bản thân mỗi giáo viên do

đó yếu tố con người đóng vai trò quyết định mà các văn kiện của Đảng và Nhànước đều nêu rõ trong chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư TWĐảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục Người thầy cần giỏi về chuyên môn, đồng thời lại phải tốt về nhâncách mới thực hiện được nhiệm vụ của mình, thực sự là những “Kỹ sư tâm hồn”

Bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn của bản thân mỗi giáo viên làmột việc làm vô cùng cần thiết giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn trang bịcho giáo viên những hiểu biết, các kiến thức về chuyên môn giúp giáo viên chủđộng, tự tin trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nóichung và hoạt động khám phá khoa học nói riêng

Từ nhận thức về ý nghĩa của việc tự học tự bồi dưỡng, bản thân tôi luôntham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Phòng Giáo dục và Đào tạo

tổ chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường, lắng nghe và ghi chépmột cách nghiêm túc, mạnh dạn trao đổi với giảng viên, cán bộ quản lí cáctrường những vấn đề còn chưa rõ, chưa hiểu, những vấn đề mà tôi quan tâm vềđổi mới phương pháp giảng dạy

Xác định tự học, tự nghiên cứu tài liệu cũng là một việc làm không thểthiếu được trong việc nâng cao nghiệp vụ của giáo viên nên tôi đã tìm kiếmnhững tài liệu, sách vở về đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy trẻ làm trungtâm, kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên và tự đọc, tự nghiên cứu để rút ra đượcnhững vấn đề cần thiết đối với bản thân trong việc đổi mới phương pháp giảngdạy đặc biệt là trọng việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học

Dự giờ thao giảng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng và tựbồi dưỡng của mỗi giáo viên, qua dự giờ thao giảng cả người dạy và người dựđều rút ra được những kinh nghiệm về chuyên môn cho mình Để giúp bản thânhiểu sâu sắc vấn đề đổi mới phương pháp và đối chiếu giữa kiến thức sách vởvới thực tiễn tôi đã mạnh dạn xây dựng một số hoạt động và đăng ký dạy thaogiảng để cán bộ quản lí nhà trường và đồng nghiệp dự giờ, thông qua đó tôiđược nghe đồng nghiệp thảo luận, góp ý rút kinh nghiệm, được nghe các đồngchí cán bộ quản lí phân tích cụ thể các tiết dạy đó là: Tiết dạy đã đổi mới chưa;đổi mới ở chỗ nào; đã lấy trẻ làm trung tâm chưa; có gì khác so với cách dạykhác và tiết dạy đó thực sự mang lại hiệu quả chưa? Từ đó rút ra được những

Trang 7

kinh nghiệm cho bản thân trong việc đổi mới tổ chức và việc vận dụng vào hoạtđộng khám phá khoa học lấy trẻ làm trung tâm vào quá trình giảng dạy

Tham gia các buổi chuyên đề cấp huyện, tìm hiểu và học BDTX đặc biệt

là việc vận dụng kiến thức đã học ở module mầm non trực tuyến

Tham gia thi giáo viên giỏi trường, huyện nhằm nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ và với kỳ thi giáo viên giỏi cấp huyện vừa qua bản thân cũng đãdạy một tiết về hoạt động khám phá khoa học được hội đồng thi đánh giá cao,góp phần vào thành tích chung khi được khen thưởng trong tốp 6 thí sinh xuấtsắc nhất ở kỳ thi giáo viên giỏi cấp huyện năm học: 2018-2019

2.3.2 Giải pháp thứ hai: Tăng cường thiết bị, đồ dùng dạy học và tạo môi trường cho trẻ hoạt động khám phá khoa học lấy trẻ làm trung tâm

Đây là giải pháp quan trọng mà người giáo viên tổ chức hoạt động khámphá khoa học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cần phải có đó là sự sáng tạotrong thiết kế xây dựng, lựa chọn đề tài cũng như tạo dụng cụ dạy học đồ dùng

đồ chơi, cách sưu tầm tranh ảnh, xây dựng mô hình, tạo và lựa chọn môi trườnghoạt động học trong và ngoài lớp cho trẻ giúp trẻ có điều kiện tiếp cận với cáchhọc mới gây được sự tò mò thích khám phá trong trẻ hơn Khi sử dụng biệnpháp này trẻ được tiếp xúc với cách học mới mà trẻ hằng mong đợi ở trường, đồdùng, thiết bị học càng phong phú thì trẻ sẽ có điều kiện tiếp cận nhiều hơn làmkhắc sâu hình tượng, ghi nhớ và nảy sinh nhiều sáng kiến với đồ dùng hơn

* Môi trường tinh thần:

Nhằm tạo môi trường tốt nhất cho trẻ hoạt động khi xây dựng tiết dạy bảnthân đã nghiên cứu kỹ nội dung đề tài, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng bàihọc và các hình thức tổ chức hoạt động diễn ra trong tiết dạy

Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, mục đích giải quyết, dự kiến các tình huống ởtrẻ và hướng khắc phục

Lựa chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chấtcủa lớp, phù hợp với đề tài và lĩnh vực mà mình đã chọn

Tạo sự gần gũi, sự tin cậy cho trẻ được bộc lộ khả năng và ý thích của bảnthân một cách rõ ràng nhất như bố trí trẻ ngồi học theo nhóm để tăng cường sựgiao lưu ở trẻ với trẻ khi bàn bạc trong nhóm hay giữa trẻ với cô khi phối kếthợp giữa hai giáo viên trong lớp chia nhau qua các nhóm để trò chuyện…

Ví dụ: Để chuẩn bị cho hoạt động phám phá sự kỳ diệu của nước tôi bố trínhư sau: Cho trẻ ngồi thành 4 nhóm: nhóm 1 là nhóm cây, hoa…; nhóm 2 cáccon vật dưới nước; nhóm 3 là các loài chim, nhóm 4 là các loài vật sống trêncạn; 1 trẻ cầm ô ra múa cùng cô đóng làm mưa Một cô sẽ đóng làm giọt nước,

cô còn lại là người dẫn dắt câu chuyện, đến các phần trải nghiệm cầm, nắm nướchay cảm giác sờ vào nước đá; có cầm được nước đá hay không, hay các con hòacát vào nước thì thấy hiện tượng gì?

Ví dụ: Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào; góc xây dựng và góc phânvai ở gần nhau và xa góc sách, góc xây dựng tránh lối đi lại Góc tạo hình gầnnguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài hiên Các góc có khoảng rộng, cách nhauhợp lý để bảo đảm an toàn và vận động của trẻ, thuận tiện cho trẻ khám phá

Trang 8

* Môi trường vật chất:

Bên cạnh đầu tư trang trí phù hợp chủ đề, bản thân chú trọng đến việc tựlàm đồ dùng đồ chơi ở góc và sắp xếp sao cho thu hút trẻ; vừa tạo cho trẻ khámphá, trải nghiệm thông qua hoạt động góc, tạo môi trường để trẻ tự trải nghiệm

Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề: “Thế giới thực vật”

Ở góc thiên nhiên là góc dành riêng cho trẻ để khám phá xung quanh; ởgóc này tôi trồng nhiều cây xanh, bố trí sẵn bình nước tưới, để trẻ vừa chăm sóccây và khám phá; Trong quá trình chăm sóc hình thành kỹ năng, kỹ xảo laođộng, phẩm chất yêu lao động, thiên nhiên, ý thức trách nhiệm trong công việc

Trong hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ quan sát những sự thay đổi lá trêntừng cây; sự giống nhau và khác nhau giữa các loại cây ra hoa, cây ăn quả, câycho bóng mát Từ đó trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và hình thànhthái độ đúng đắn với môi trường, rèn luyện kỹ năng chăm sóc cho cây

Ví dụ: Ở chủ đề nghề nghiệp góc phân vai tôi chuẩn bị các loại đồ dùngphục vụ cho nhiều ngành nghề khác nhau để trẻ lựa chọn và chơi theo theo ýthích hoặc đó cũng chính là nơi cô cho trẻ khám phá về cửa hàng tạp hóa của

“Cô chim công” trong hoạt động “giới thiệu về công việc của tôi”…

Cửa hàng tạp hóa của cô chim công trong hoạt động khám phá

- Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động

Ví dụ: Sử dụng giá dựng đồ chơi quay lại tạo thành ranh giới cho gócchơi Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quansát của giáo viên Thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ,kích thích hứng thú của trẻ Ngoài ra tôi cũng dùng vỏ hến, ốc trai, sò … vỏ

Trang 9

trứng vệ sinh sạch sẽ vừa làm đồ dùng, đồ chơi phong phú vừa rẻ tiền vừa dễkiếm Các tranh, lô tô đều được phân loại để ở giá vừa dễ lấy, dễ tìm

Ví dụ: Tôi phân loại lô tô: Lô tô con vật xếp vào một ô, lô tô các loại quảxếp vào một ô; Đối với tranh đều có chữ cái tương ứng ở dưới cũng được phânloại xếp gọn gàng và dễ kiếm

- Tạo phương tiện cho trẻ khám phá ngay trên các mảng tường:

Tôi chọn một góc sáng dễ quan sát, tôi làm một cây chuối từ nhiều chấtliệu, cây có lá, có buồng nổi hẳn lên trên bề mặt của tường Bất cứ ai bước vàolớp học cũng bị thu hút sự chú ý bởi loại cây này Tôi nghĩ đây chính là một loạiphương tiện đồ dùng để cho trẻ được trải nghiệm, được khám phá, nó sẽ hấp dẫnhơn nhiều các bức tranh vẽ mà trẻ vẫn thường được học…Hay ở mảng chủ đềtôi gắn thân cây nổi với các lá linh động gắn vào dạ có thể dễ dàng tháo gỡ vàthay thế tạo sự mới mẻ cho chủ đề Tất cả những điều đó như tạc vào tâm hồntrẻ cả một thế giới tự nhiên sống động, tươi mát, trong trẻo; để trẻ đắm mìnhtrong thế giới tự nhiên để trầm trồ, ngắm nghía, thậm chí là đưa tay để sờ, đểcảm nhận Sự vui tươi, hứng khởi đã lộ rõ trên khuôn mặt trẻ bởi chính cô giáochúng đã mang đến cho chúng cả một thế giới thiên nhiên, thế giới bạn bè đầythân thiện

Các tranh tường là những góc mở rất thuận lợi để trẻ hoạt động khám phácũng như sáng tạo và tích cực hơn Với chất liệu từ dạ nên trẻ thoải mái sáng tạogắn họa tiết vào mảng tranh tường và chỉnh sửa tùy ý tưởng của trẻ, không bịdập khuôn lại phát huy được dấu ấn cá nhân của trẻ trên mảng hoạt động mở

Hoạt động ở mảng chủ đề chính Hoạt động với góc xây dựng

2.3.3 Giải pháp thứ ba: Tạo tình huống có vấn đề cho trẻ giải quyết.

Có thể nói rằng: Việc tạo các tình huống trong quá trình giảng dạy là rấtcần thiết; nó giúp trẻ chú ý vào hoạt động hơn, trẻ cần suy nghĩ để giải quyết vấn

đề, qua đó khả năng chú ý, tư duy của trẻ phát triển.[4]

Trang 10

- Với chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên:

Bài khám phá đất, đá, sỏi: Cô áp dụng câu chuyện “Quạ uống nước”: Bâygiờ nước trong lọ còn rất ít cổ lọ lại nhỏ nên Quạ không thể nào thò đầu xuốngđáy lọ để uống nước mà xung quanh là bãi đất trống - các con hãy nghĩ cáchgiúp bạn Quạ kẻo bạn ấy khát khô cả cổ rồi?

Lúc này trẻ sẽ bàn với nhau cách giúp quạ uống nước trong lọ, sau đó trẻnói lên cách của mình; cô có thể để trẻ thử thực hiện với cách mà trẻ nêu ra đểcùng tìm cách giải quyết; dần dần cô hướng đến việc dùng sỏi bỏ vào lọ chonước dâng lên và uống để thấy được lợi ích của những viên đá, sỏi trong tìnhhuống này

Với đồ dùng này cô cũng có thể đưa ra tình huống khác như: Các connghĩ chai nước này có thể đầy lên được không? Bạn nào nghĩ được cách gì đểchúng ta có được chai nước đầy nào? Hay các con nghĩ bỏ sỏi vào chai thì cóhiện tượng gì xả ra?

Cùng một loại đồ dùng nhưng tôi có thể sử dụng trong nhiều tình huốngkhác nhau vừa là phương tiện giáo dục trẻ song cũng giúp trẻ có cái nhìn toàndiện hơn về tác dụng đa dạng của đồ dùng tùy theo mục đích giáo dục, chủ đềthực hiện

Tình huống “giúp Quạ uống nước” trong chủ đề đất, đá, sỏi

Trang 11

2.3.4 Giải pháp 4: Tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm dựa trên năng lực và đặc điểm cá nhân

Nếu có ai nói rằng “cho trẻ hành động theo ý thích và suy nghĩ của trẻ làsai lầm” thì tôi nghĩ chính người nói như thế mới sai lầm Bởi với vai trò là mộtngười lớn, một giáo viên thì nhiệm vụ chính của chúng ta là giúp trẻ gặp khókhăn, hướng dẫn trẻ một cách kịp thời để luôn đi đúng hướng Tuyệt đối không

để ý nghĩ là mình nói trẻ làm gì thì trẻ làm đó, mọi việc là có người lớn chuẩn bịsẵn chỉ cần làm theo y như vậy thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra Việc này vô

hình dung đã để lại sự chủ quan, ỷ lại vào người lớn nơi trẻ

Với vai trò là giáo viên hàng tuần trước khi nghỉ ngày thứ 7 và chủ nhậttôi gợi ý cho trẻ một nhiệm vụ như quan sát cây trong vườn, quan sát đồng lúatrước khi bước vào chủ đề quê hương…; hoặc sau khi đã khám phá ở hoạt độngtrên lớp để trẻ được vừa chơi với hai ngày nghỉ, đồng thời trẻ được chứng tỏ với

ba mẹ ở nhà những gì trẻ đã được hướng dẫn từ cô giáo và bây giờ khi nói với

bố mẹ trẻ lại một lần nữa được học cách nói chuyện, cách trình bày của chínhngười thân của trẻ; giúp cho trẻ khắc sâu kiến thức đã được học, bản thân trởnên mạnh dạn, tư tin hơn

Ví dụ: Tôi gợi ý với trẻ đề tài “ Hãy nói một nghề mà bé biết Đồng thờinói lên ước mơ của bản thân mình sau này thích làm nghề gì? Tại sao?”

Với đề tài này tôi cho trẻ được về nhà hỏi những người thân quen về mộtnghề hoặc yêu cầu bố, mẹ dẫn đi quan sát, thậm chí cả việc trò chuyện với ngườiđang làm các nghề để trẻ được trực tiếp nghe, quan sát rồi suy nghĩ và nêu được

lý do khi chọn một nghề sau này; trẻ có thể tham gia trải nghiệm thử qua đó sẽ

có vốn kiến thức rất nhiều và cứng từ đây chính là nền tảng để trẻ mạnh dạn tựtin, phát triển tư duy trí nhớ và kỹ năng xã hội…

Trẻ mầm non là lứa tuổi rất hiếu động, thích khám phá, tìm tòi, thích được

sờ, ngửi, nắn….Vì vậy một trong những phương pháp giáo dục mang lại hiệuquả cao nhất đối với trẻ khi tổ chức hoạt động khám phá là phương pháp thựchành và trải nghiệm Thông qua các thao tác nhìn, sờ, ném, ngửi…trẻ dễ dànglĩnh hội nắm bắt và khắc sâu kiến thức

Với trẻ nhận thức tốt và nhanh cô đặt câu gợi mở các vấn đề khó hơn, cònvới trẻ nhận thức chậm cô chú ý gợi ý từng bước một từ dễ đến khó nhưng độkhó vừa phải để trẻ có thể hiểu được, với trẻ nhút nhát cô nhẹ nhàng tình cảmthủ thỉ, còn với trẻ linh hoạt năng động thì tạo cho trẻ cảm giác phấn khích thamgia…

Ví dụ: Khi tìm hiểu về quả cam tôi dùng quả cam thật cho trẻ quan sát vàtrải nghiệm, cho trẻ sờ, nếm, ngửi Tôi nói: “Hãy quan sát và nói cho cô nhậnxét của con về loại quả này? Cho trẻ tự bổ cam nếm thử vị của cam sau đó hỏitrẻ về vị của cam (có trẻ nói chua, trẻ nói ngọt) từ đó tập cho trẻ suy nghĩ xem lí

do tại sao có bạn nếm thấy chua mà có bạn lại nếm thấy ngọt?

Khi được trải nghiệm thực tế trẻ đã nắm vững những kiến thức tôi muốntruyền đạt một cách tự nhiên chứ không phải sự áp đặt của cô như trước đây; tuynhiên với những trẻ khả năng tiếp thu chậm tôi thường khuyến khích và đặt câu

Trang 12

hỏi dễ hơn cho trẻ như: Con thấy quả này ở đâu rồi? Cô và con cùng bổ camnhé…

Ngoài việc tạo cơ hội cho trẻ trực tiếp trải nghiệm với đồ thật vật thật,thông qua hoạt động khám phá tôi còn thường xuyên cho trẻ tham gia trảinghiệm tìm hiểu các hiện tượng thông qua hoạt động thực hành thí nghiệm; thínghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động;phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển ócquan sát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ; Chia trẻ thành nhóm,

trong nhóm có nhóm trưởng để trẻ hoạt động nhằm tăng cường sự tương tácgiữa trẻ

Ví dụ: Tìm hiểu các trạng thái của nước:

Đặt 4 chậu nước về 4 nhóm cho trẻ cầm, nắm nước trong bàn tay, hỏi trẻ

có cầm, nắm nước được không? (Hỏi theo nhóm)

Vì sao ta không cầm, nắm được nước? (Hỏi theo nhóm)

Cô chốt lại: Nước là chất lỏng nên không cầm, nắm được

Chúng mình vừa biết được nước là một chất lỏng, vậy ngoài chất lỏngnước còn có ở dạng nào?

Cô đưa khay đá cho trẻ sờ, thấy cảm giác như thế nào? (Hỏi từng nhóm)

Vì sao nước lại đông cứng và có hình dạng khác nhau?

Cô tóm lại: Nước có thể chuyển từ chất lỏng sang chất rắn khi ở nhiệt độdưới 0 độ c và hình dạng của đá phụ thuộc vào từng khuôn đựng (dạng rắn)

Trời mưa suốt bao nhiêu năm mà vẫn không hết nước, các con có biết tạisao không?

Lúc này trẻ ở các nhóm sẽ bàn bạc và nêu ý kiến của đội mình; trẻ có thểnêu ra nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình đó tôi gợi ý thêm cho trẻ, khích lệtrẻ để trẻ tích cực tư duy tìm ra câu trả lời Bản thân cũng đặc biệt chú ý lắngnghe các ý kiến của trẻ trong đó chú ý để tất cả trẻ đều tham gia vào bàn bạc,suy nghĩ tìm hướng giải quyết…

Thí nghiệm nước đổi màu

Trang 13

2.3.5 Giải pháp năm: Một số trò chơi nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ hoạt động khám phá khoa học.

Đối với trẻ mầm non thì việc “Chơi mà học- học mà chơi” sẽ giúp trẻ tiếpthu những kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc nhất Ngoài ra “trò chơi còn cótác dụng cũng cố, bổ sung và phát triển thêm các tri thức mà trẻ vừa lĩnh hội, táitạo lại biểu tượng đã học thông qua những hoạt động thực tiễn”[5] Do đó tròchơi củng cố trong giờ hoạt động khám phá là rất quan trọng Trò chơi càngphong phú đa dạng bao nhiêu thì các tri thức trẻ lĩnh hội càng sâu sắc và trẻ càngnhớ lâu bấy nhiêu

Ví dụ 1: Khi cho trẻ làm quen với chủ đề động vật cô có thể tổ chức cho

trẻ chơi với các trò chơi sau đây:

* Trò chơi 1: “Bắt cá”

Chuẩn bị: Cá, bể nước nông, chậu

Cách chơi: Cho trẻ xuống bể bắt cá trong một thời gian là một bản nhạc,bạn nào bắt được nhiều cá hơn thì bạn ấy chiến thắng

Luật chơi: Thi xem ai bắt được nhiều cá hơn thì bạn ấy chiến thắng

Nhận xét sau khi chơi: Sau khi trẻ bắt được cá cô hỏi bạn bắt được nhiều

cá bí quyết để bắt được cá và cho trẻ quan sát nhận xét con cá vừa bắt được

* Trò chơi 2: “Làm bè trôi trên sông” sử dụng trong tiết: khám phá khoahọc “vật nổi, vật chìm trong nước”

Chuẩn bị: Dọc mùng, Que xiên, chậu hoặc bể nước

Cách chơi: Chia làm hai đội, số trẻ ở mỗi đội bằng nhau Chơi hai vòng + Vòng 1: “Ai khéo hơn ai”

Khi có hiệu lệnh chơi trẻ làm những chiếc bè trong một khoảng thời giannhất định đội nào làm được nhiều hơn thì đội đó chiến thắng vòng 1

+ Vòng 2: “Đội nào nhanh hơn”

Sau khi làm xong bè, hai đội về hai hàng và thi đua xem đội nào thả đượcnhiều bè hơn thì đội đó chiến thắng trong vòng 2

Ví dụ 2: Khi cho trẻ làm quen với chủ đề nghề nghiệp cô có thể tổ chức

cho trẻ chơi với các trò chơi sau đây:

* Trò chơi 1: Thử tài chiến sĩ

Luật chơi: Các chiến sĩ ở mỗi đội có một bức tranh thể hiện nơi làm việccủa chiến sĩ Các chiến sĩ tí hon bước đi trên phao qua sông nhanh tay, tinh mắtlựa chọn trong rổ của đội mình những hình ảnh công việc phù hợp với đội mìnhdán vào tranh, kết thúc 3 phút đội nào dán được nhiều hình ảnh phù hợp sẽ dànhchiến thắng ở phần chơi này (Khi chơi cô mở nhạc bài “Chúng tôi là chiến sĩ”

để vừa kích thích tinh thần của trẻ qua nhịp điệu bài hát vừa thắp lên niềm tựhào được đóng vai chiến sĩ để chơi tích cực hơn, quyết tâm hơn)

* Trò chơi 2: Chiến sĩ giúp dân

Phần chơi này các chiến sĩ giúp bà con vùng lũ chuyển lương thực quasuối Vì nước lũ chảy xiết nên các chiến sĩ phải lội dích dắc qua suối chuyểnnhững bao gạo sang bên kia suối mới có xe chở đi (3 đội chơi vận chuyển lươngthực qua suối, cô mở nhạc có tiếng nước lũ để kích thích trẻ)

Ngày đăng: 12/08/2019, 15:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w